Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÀI cảm NHẬN SAU KHI đi THAM QUAN bảo TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.83 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN





BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

BÀI TIỂU LUẬN



GVHD: Ngô Thị Kim Liên
SVTH: Phùng Văn Công
MSSV: 06K1017.
LỚP : 06CK1



1
BÀI CẢM NHẬN SAU KHI ĐI THAM QUAN “BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH
CHIẾN TRANH” .
Đất nước Việt Nam ta, mênh mông, bát ngát trải trên từng nắm đất, ngọn núi, dòng
sông…tất cả - mặn mà giọt mồ hôi giữ nước, mặn đắng nước mắt khóc cho quê
hương,mặn chát bao xương máu cay đắng suốt những năm trường chiến đấu cùng cực
gian nan rải khắp.

Đó là Việt Nam đã đứng trên "1000 năm đô hộ giặc Tàu,100 năm nô lệ giặc Tây,30
năm nổi chiến từng ngày" để xây dựng nên đất nước hiện đại và giàu đẹp hôm nay.
Liệu chúng ta,sinh ra trong thời bình,hưởng tất cả mọi tiện nghi hiện đại có được,sẽ


biết,cảm nhận và hiểu được máu của lớp lớp ông cha đã rỏ xuống cho mảnh đất này
như thế nào ?

Khó có ngôn từ nào,hình ảnh nào có thể diễn tả hết những gì lịch sử xảy ra của hơn
33 năm trước,có chăng,chỉ là 1 mảng nhỏ,từ những hình ảnh,từ những thước fim của
wá khứ đang bóc trần lịch sử dân tộc này. Và nơi đây,chính là nơi lưu giữ những lát
cắt thời gian ấy.


Có đến đây,có tận mắt thấy được những tư liệu,hiện vật,những thước fim chân thực
ghi lại chứng tích tội ác và hậu wả chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã trút xuống
Viêt Nam, mới cảm nhận được thế nào là đau đớn,là xót xa đến tột cùng trước nỗi
đau mất nước của cả dân tộc.Tàn bạo và độc ác,giày xéo và đày đọa,bóc lột và giết
chóc,máu và vũ khí,xác người và mất nước đấy chính là những gì hàng vạn,hàng
triệu con người Việt Nam nhận được từ bậc "khai hoá" như Pháp và Mỹ.

2
Có lẽ không cần phải nói nhiều về bảo tàng “Chứng tích chiến tranh” này cả thì bất kì
ai, kể cả những người chưa bước chân vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng trưng
bày những gì. Vâng! Đúng như thế, không còn gì khác ngoài câu chuyện về cuộc đấu
tranh hào hùng chống lại đế quốc Mĩ và tay sai trong những trang sử vẻ vang của dân
tộc ta!

Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của tôi là những cỗ máy chiến tranh thật hiện
đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt
Nhóc đi tham quan qua các gian nhà trưng bày hình ảnh nào là: những sự thật lịch sử,
bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm
lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, những con người sau chiến
tranh(đa số là họ là những nạn dân của chất độc màu da cam) khi Nhóc đi đến đây và

Nhóc thấy trưng bày mô hình của hai đứa bé bị chất độc màu da cam mà chưa ra đời,
đến đây cảm giác cảm nhận về hậu quả chiến tranh đã để lại như thế nào, thật là cảm
động, thật là thương tâm!! Nhưng khi đi đến gian nhà mà người ta dựng lại nhà tù ở
Côn Đảo: “Chuồng cọp” thật rùng rợn, diển lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn đế
quốc thật dã man, không còn tính người gì cả, nguời xem mà còn cảm nhận được ghê
rợn đến buốt xương như thế nào mặc dù đó chỉ là những mô hình được dựng lại!

Và tôi cũng được các chị hướng dẫn viên xinh đẹp giới thiệu, thuyết minh về những
giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc kháng chiến này trong lịch sử. 22 năm chống
Mỹ cứu nước, 22 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã
phải chịu những đau thương mất mát to lớn như thế nào: mẹ già mất con, vợ mất
chồng, con mất cha, mổ côi mẹ, những con người không biết bám vào đâu mà sống
khi xung quanh luôn có người kiểm tra, theo dõi, tra tấn dã man thậm chí là có thể
giết người khi cần hay chỉ đơn giản là thích. Những năm tháng tưởng chừng như
không thể nào qua! 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ - Diệm, là
đối tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn thả xuống đầu dân ta, đã từng chịu
những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói riêng và
lực lượng bộ đội cụ Hồ nói chung không thể nào vượt qua được, những hình ảnh tàn
ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân
vào bảo tàng như chúng ta!

22 năm đã trôi qua, chiến tranh cũng đã qua đi, hi sinh của nhân dân Việt Nam, con
cháu Bác Hồ đã không là vô ích, ngày 30/4/1975, nước ta giành được độc lập trong
nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả mọi người. Những tưởng rằng từ đây, cuộc sống
hạnh phúc, ấm no của mọi người sẽ không còn là mơ nữa, nhưng không! Chiến tranh
đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại khiến cho bao nhiêu người dân phải lao
đao, những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số
phận như thế: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay là sinh ra lại bị
thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường! Thật tội nghiệp, chúng
chỉ là những nạn nhân của chiến tranh chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ chúng là kẻ

địch của chế độ Mỹ - Diệm hay chỉ đơn thuần là vì người dân nằm trong vùng nghi
ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc màu da cam. Rồi
những người lính cụ Hồ năm xưa bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả

3
của những viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Cùng
là con người với nhau, tại sao họ có thể làm được như thế: một bên thì cười vui, lấy
việc tra tấn, giết chóc nhân dân Việt Nam và chiến sĩ cách mạng làm niềm vui, một
bên thì kiên cường, bất khuất với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vẫn
mỉm cười ngạo nghễ dù cho thịt nát, xương tan vẫn không nói nửa lời! Nhìn những
hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin
được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua
được. Theo Nhóc, điều đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những
người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em
của mình, những người con Việt Nam lầm đường lạc lối theo địch tàn sát lại chính
đất nước của mình. Cùng là người Việt Nam, tại sao lại là kẻ thù của nhau trong
chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ,
kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại.
Càng đi sâu vào bảo tàng, điều ấy càng lộ ra ngày một rõ, tất cả vì lòng tham không
đáy của con người! Tại sao lại có những người không còn tính người vì sao họ lại có
thể cười khi chụp cạnh một tử thi(tử thi đó là một người dân Việt Nam,là một anh
chiến sĩ giải phóng)? Đơn giản vì đó chính là thành quả của họ, bởi vì chính tay họ đã
giết hại những người đó, phải chụp hình lưu lại những hình ảnh mà có lẽ chỉ có một
mình họ dám làm: Giết người mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau để
giết cho đủ số lượng. Thật là kinh khủng! Có đau thương nào to lớn như chiến tranh
Việt Nam? Có mất mát nào nhỏ bé hơn chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai vĩ đại
như nhân dân Việt Nam, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm đường lạc lối quay trở
về? Có người mẹ nào có lòng vị tha vĩ đại như người mẹ Việt Nam, có thể tha thứ
cho những kẻ đã giết con mình, đẩy con mình vào cảnh máu chảy đầu rơi, làm cho
mình rơi vào cảnh sớm hôm một mình neo đơn? Ai có thể hiểu được cho sự tha thứ

cao quí ấy? Tại sao khi họ đẩy người dân Việt Nam vào tình cảnh dở sống dở chết ấy,
họ không nghĩ một lần về gia đình họ, họ không thể tưởng tượng ra được cảnh không
phải là những chiến sĩ cộng sản đang chịu đòn roi, đang chịu bom đạn mà là chính họ
đang chịu? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im
lặng, không có câu trả lời. Tất cả đều được biện minh bằng một ly do duy nhất: Chiến
tranh! Phải,chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại nhiều đau thương quá, chiến
tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh gây ra đau đớn
quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong
thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt
những năm dài trường kì kháng chiến, chúng em có nghĩa vụ và bổn phận phải làm
cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và
xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết thương của
chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà
chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được
giá trị của hòa bình, trân trọng từng phút giây mình được sống trên đất nước hòa bình,
thống nhất và độc lập!

Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đã giúp Nhóc không thể nào quên được những tội
ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và
nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải
phóng,bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta

4
như được những ngày hôm nay! Hôm Nhóc đi tham quan, Nhóc rất vui một điều là có
rất nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng cùng với người dân Việt
Nam,Nhóc cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,
và họ cũng lên án tội án chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên cường như thế
này, đó là nước: Việt Nam
Có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên
giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực địch. Bên ngoài,

bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc Việt
Nam, phòng rối nước Việt Nam. Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu lượt người xem,
trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là các du khách người
Mỹ.

Một lần đến với bảo tàng, trong lòng chúng ta, những người sinh sau năm 1975 chỉ biết
chiến tranh qua sách vở, báo chí thì thật sự ngỡ ngàng trước sự khốc liệt của chiến tranh
mà các thế hệ ông cha ta đã từng trải qua. Những hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa
học qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến tranh. Ấn
tượng nhất đối với chúng tôi là chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém
này từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với
chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam”. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động
tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của
Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang. Đến
năm 1960 người cuối cùng bị chém bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy
viên tỉnh Tây Ninh.

Ngoài ra một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một “địa
ngục trần gian” được phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình ở nhà tù
Côn Đảo. Trong đó trưng bày những người lính với nét mặt bình thản trước hiểm nguy

5
luôn rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng rắc
vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ. Chuồng cọp được phục chế lại
mỗi ngăn dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người,
ngược lại mùa lạnh thì chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt, ăn
uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập
muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có
những thủ đoạn khác như dội nước vào mùa lạnh khiến người


tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng cọp quá đông
người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì
kiệt sức, bệnh tật. Tại đây trưng bày một số vũ khí giết người hàng loạt như bom địa chấn
nặng 7 tấn, đại bác 175mm, xe tăng phun lửa


6

Lượng khách nước ngoài đến với bảo tàng chiếm phần lớn, trong đó có những người là
công dân của những đế quốc đã từng xâm chiếm đất nước ta, họ đến đây để kính phục sự
kiên cường, bất khuất của người Việt Nam

Cách đây hơn nửa thế kỉ, vận mệnh dân tộc Việt nam đặt trước một trong những thử
thách cam go và nguy hiểm nhất- cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, một đế

7
quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ được mệnh danh là tên sen đầm quốc tế. Với ý chí
“không có gì quý hơn độc lập, tự do”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã kiên cường
kháng chiến suốt 21 năm trường kỳ để đi đến thắng lợi cuối cùng vào ngày
30/04/1975 lịch sử.Cuộc chiến tranh ấy đã dần lùi xa vào quá khứ nhưng những
chứng tích mà nó để lại sẽ không bao giờ trôi vào quên lãng.Những chứng tích của
cuộc chiến tranh cũng chính là những bằng chứng lịch sử hùng hồn tố cáo tội ác của
đế quốc xâm lược Mĩ.Bảo tàng chứng tích chiến tranh là nơi lưu giữ những bằng
chứng lịch sử ấy.Qua chuyến viếng thăm bảo tàng, tôi đã có thêm một số kiến thức về
cuộc kháng chiến chống Mĩ và có thêm sự thấu hiểu về những mất mát, đau thương
mà nhân dân ta đã gánh chịu, thông qua những tội ác mà Đế quốc Mĩ đã gây ra.Trong
bài viết này, tôi sẽ trình bày một số chứng tích tội ác trong rất nhiều tội ác đó của
quân xâm lược Mĩ.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Đế quốc Mĩ đã dày công xây dựng bốn chiến lược
chiến tranh được nối tiếp nhau điều hành bởi năm đời tổng thống kéo dài xuyên suốt

hơn hai mươi năm. Và trong suốt thời gian ấy, Mĩ đã huy động “một lực lượng khổng
lồ” vào chiến trường Việt Nam.Trong cuộc chiến tranh này, số lượt quân Mĩ tham
chiến lên đến 6 600 000, số quân Mĩ huy động cao nhất hơn nửa triệu người, lên đến
549 500 quân (tháng 4/1969). Chúng sử dụng nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến
tranh hiện đại để xâm lược Việt Nam.Đó cũng là những công cụ chủ yếu để chúng
gây tội ác. Chúng sử dụng nhiều loại súng ống khác nhau.Một số loại súng đáng chú
ý như: súng đại liên 12,7 mm có thể bắn 700 viên đạn/phút, súng chống tăng M72 có
thể bắn xuyên lớp thép dày 260mm của xe tăng, đại liên 6 nòng (trang bị cho máy
bay) có tốc độ bắn lên đến 4000-6000 viên/phút.Loại súng mà Mĩ cho là hiện đại nhất
và chuẩn là súng tiểu liên M16, được chế tạo bằng hợp kim nhẹ, tốc độ bắn từ 650-
850 viên/phút.Ngoài ra, Mĩ còn sử dụng loại súng phóng lựu M79 bắn loại đạn nổ hai
lần với tầm chính xác cao. Đây là sự bất chấp công ước quốc tế của đế quốc Mĩ, công
ước Quốc tế La Haye 1899 đã cấm quân đội các nước sử dụng loại đạn này nhưng Mĩ
đã cải tiến loại đạn đum-đum (nổ hai lần) này thành đạn M79 dạng ống.Đây là một
thứ vũ khí rất tàn nhẫn, khi đạn này đi vào cơ thể sẽ nổ tung, xé nát thân thể nạn nhân
ra làm nhiều mảnh!Chúng còn sử dụng nhiều loại bom, mìn: bom cam, bom cam
khía, bom bi (quả dứa, hình cầu…), bom xuyên, mìn vải, mìn nhện; một số loại bom
có sức công phá và tầm sát thương lớn như: bom địa chấn BLU-82 có thể huỷ diệt
mọi vật trong bán kính 100m, bom CBU có bán kính sát thương 500m; một số loại
bom độc hại như bom photpho, bom napal…Ngoài ra chúng còn sử dụng nhiều loại
pháo, xe tăng, xe bọc thép, các loại máy bay tối tân (F111, B52- Mỗi chiếc nặng 45
tấn, tầm bay cao 12 - 13km, chở được 25 – 30 tấn bom…).Tính từ 1954-1975, Mĩ đã
trang bị, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 2074 chiếc xe tăng, xe bọc thép, 1800
chiếc máy bay các loại, 56 000 xe cơ giới, 1 900 000 súng bộ binh, 120 000 chiếc
máy thông tin, xây dựng 22 000 xí nghiệp phục vụ chiến tranh.Mĩ đã đổ vào cuộc
chiến tranh tội ác này 720 tỉ đô la (trong khi đó Mĩ chỉ rót vào chiến tranh Triều Tiên
chỉ 20 tỉ đô la, so với chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí của cuộc chiến tranh này
gấp 2,1 lần (720 so với 341)).
Bằng những vũ khí, phương tiện đó, quân Mĩ đã gây ra biết bao tội ác đối với nhân
dân Việt Nam.Chúng đã nghĩ ra vô số kiểu tra tấn, giết người tàn bạo mà có lẽ chỉ có

quân đội Mĩ mới nghĩ ra và chỉ có người dân Việt Nam mới trải qua! Các đòn tra tấn,
giết người của chúng vô cùng thâm độc, không làm người ta chết ngay mà làm người

8
ta chết dần chết mòn trong đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.Đây chính là những
chứng tích tội ác đầu tiên của quân xâm lược Mĩ. Chúng bắt được ai là chúng hành hạ
cho đến chết. Chúng có kiểu tra tấn bằng nước: trùm một miếng giẻ lên mặt người bị
bắt rồi đổ nước lên để người đó không thở được mà chết.Cách thẩm vấn của
chúng:chúng bắt được một tù binh, chúng kéo lê đến trung tâm thẩm vấn-một khu
rừng mà sư đoàn của bọn chúng đang đóng quân,cởi hết quần áo của người tù, quẳng
xuống đát và câu hỏi bắt đầu: những gót giày đinh nện vào đầu, báng súng ở tư thế
sẵn sàng quật xuống! (Đây là một cảnh thẩm vấn ở Bình Khê cách Sài Gòn 420km về
phía Đông Bắc). Hễ chúng nghi ai là Việt Cộng thì bắt lên trực thăng tra hỏi, nếu
không trả lời, khai báo thì chúng ném họ từ trực thăng xuống…Chúng bắt giết cả cụ
già, em nhỏ, phụ nữ mang thai…xác người chết chất thành đống, thành dãy như lấp
kín cả đường đi! Khi chiến sĩ giải phóng của ta đã hy sinh, chúng còn xách mảnh xác
ấy lên dường như là để “ngắm”, để phơi bày “chiến công “ mà chúng mới lập được
(ảnh của nhà nhiếp ảnh Bunyo Ishikawa chụp một lính Mĩ thuộc sư đoàn bộ binh 25
xách mảnh xác một chiến sĩ giải phóng Tây Ninh 1967, trưng bày tại bảo tàng).Thậm
chí sau khi chặt đầu các chiến sĩ Việt Nam chúng còn cùng nhau chụp ảnh lưu
niệm!Thật chưa có một hình ảnh nào tàn nhẫn và vô nhân đạo đến như thế!Đó chính
là chứng tích tội ác của Mĩ, những tội ác khiến người ta càng đau thương bao nhiêu
thì lòng căm phẫn càng dâng lên bấy nhiêu!
Trong suốt cuộc chiến tranh, chúng còn gây ra biết bao cuộc thảm sát tàn khốc, tang
thương.Chứng tích tội ác này của Mĩ, được trưng bày tại viện bảo tàng, là hai cuộc
thảm sát ở hai xã thuộc hai tỉnh Quảng Ngãi và Bến Tre.Ngày 16/03/1968,quân Mĩ đã
gây ra cuộc thảm sát ở xã Tịnh Khê (còn gọi là Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi. Cuộc hành quân này mang mật danh “Muscatimen Pinkville” được
chuẩn bị khá chu đáo.Ba đại đội thuộc tiểu đoàn 1, lữ đoàn 11 bộ binh nhẹ, sư đoàn
American do Thiếu tướng Simmel Kostr cầm đầu đã tham gia hành quân, trong đó có

đại đội C (Charli Company) do đại uý Emes Medina phụ trách, là đơn vị trực tiếp phụ
trách tán công “tiêu diệt VC”, nhiệm vụ bắn giết trực tiếp giao cho trung uý William
Calley. Chỉ trong vòng một buổi sáng, chúng đã giết 504 người, trong đó có 182 phụ
nữ (17 người mang thai), 173 trẻ em (có 56 em từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi), 60 cụ già
trên 60 tuổi.
Một cuộc thảm sát khác không kém phần tàn nhẫn và độc ác là cuộc thảm sát ở ấp 5,
xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.Vào khoảng 8-9h tối, ngày
25/02/1969, một toán biệt kích hải quân SEAL (đơn vị thuộc lực lượng biệt kích tinh
nhuệ nhất của quân đội Mĩ) do trung uý Bob Kerry chỉ huy đã tiến vào địa điểm nói
trên.Chúng đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát 66 tuổi và bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi, rồi kéo ba
em bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp trong một ống cống và đâm chết hai cháu,
mổ bụng một cháu!Thật đáng kinh hoàng và đáng căm phẫn!Sau đó toán lính còn di
chuyển đến hầm trú ẩn của gia đình bà Lê Thị Trò, bắn chết 14 người (có 3 phụ nữ
mang thai), mổ bụng một bé gái.Nạn nhân duy nhất còn sống sót là Bùi Thị Lượm, 12
tuổi, bị thương ở chân.Cựu thượng nghị sĩ Mĩ Bob Kerry đã thú nhận tội ác này trước
dư luận quốc tế vào tháng 4/2001.”Quân viễn chinh Mĩ đã đi đến chỗ coi người Việt
Nam là một sinh vật hạ đẳng, coi việc giết họ không phải là một tội ác vì nó cũng
giống như việc rải chất DDT đẻ diệt trừ sâu bọ. Họ không có một chút quyền nào,
thậm chí không có quyền sở hữu và quyền được sống. Tất cả cái mà họ có: Thân thể,
tính mạng của họ đều thuộc quyền sở hữu của người Mĩ, người Mĩ muốn làm gì thì

9
làm…người Mĩ không quan niệm rằng đối tượng hành động của họ có cảm nghĩ và
quyền lợi…” (Nhà báo Richard Hammer).
Một chứng tích tội ác nữa của quân Mĩ trong cuộc chiến tranh này là những cuộc tập
kích bằng không quân.Chúng đánh vào những khu đông dân cư, những cơ sở nông
nghiệp, giao thông vận tải, thậm chí cả các công trình giáo dục, văn hoá…Bằng
chứng rõ nhất về tội ác của không quân Mĩ là hai cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc.Curtis Lemay, chỉ huy lực lượng không quân chiến lược của Mĩ, nói: “Bằng
không quân chúng ta có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào trên thế giới này. BắcViệt

Nam hãy sờ lên gáy nếu không chúng ta sẽ ném bom tàn phá tan hoang, đẩy lùi Bắc
Việt Nam về thời đại đồ đá”!Không quân Mĩ đã dánh vào hơn 4000 trong tổng số
5778 xã, có 150 xã bị tiêu diệt; 150 trong số 223 huyện lị (53 huyện lị bị huỷ diệt); 6
thành phố (Vinh, Thái Nguyên, Việt Trì bị huỷ diệt); chúng đánh vào 2923 trường
học từ phổ thông đến đại học, 808 công trình văn hóa, 350 bệnh viện và 1500 nhà hộ
sinh, trạm xá; 484 nhà thờ, 465 chùa miếu….Đó là một sự tàn phá khủng khiếp!Tính
từ 1965-1972, Mĩ đã trút xuống đầu nhân dân hai miền Nam, Bắc 5 382 000 tấn bom
qua 203 733 lần đánh phá.Nếu tính toàn bộ cả cuộc chiến tranh thì khối lượng bom
mà Mĩ đã sử dụng lên đến 14 300 000 tấn (trong khi chiến tranh Triều Tiên chỉ 2 600
000 tấn, thế chiến thứ hai cũng chỉ có 5 000 000 tấn).Đó là một sự huỷ diệt! Đó là
chứng tích tội ác của quân xâm lược Mĩ! Tội ác khiến người ta phải rợn người kinh
hãi! Những tội ác mà khi người ta lật lại từng trang lịch sử đầy máu và nước mắt
không thể nào nén nỗi lòng căm thù, phẫn nộ! Dường như quân xâm lược Mĩ được
huấn luyện là để tàn sát chuyên nghiệp! “Bằng các vũ khí, phương tiện hiện đại, quân
đội Mĩ ở Đông Dương đã tiến hành một cuộc chiến tranh diệt chủng tàn bạo và liều
lĩnh, bất chấp mọi tiêu chuẩn quy định của quốc tế” (Hans Goran Frank, Tổng thư kí
Uỷ ban điều tra tội ác của Mĩ ở Đông Dương 1974).
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ còn sử dụng đến các loại chất dộc
hoá học khủng khiếp,thậm chí sử dụng đến “chất độc hại nhất mà loài người tìm ra
cho đến ngày nay”- chất Dioxin!Chúng sử dụng máy bay để phun các chất độc hại,
chúng rải các chất khai quang.Đã có 22 vùng bị rải chất khai quang, với diện tích là
30 101 km2 (chiếm 16,5% diện tích), tổng dân số vùng rải là 1 959 000 (chiếm
7,5%).Vùng bị rải nhiều nhất là Đồng Nai với diện tích bị rải là 3 773 km2, tổng dân
số vùng rải là 300 000 người!Đã có 236 000 ha diện tích đất nông nghiệp bị rải, 2 000
000 ha rừng bị rải…chưa kể đến các loại động vật và nguồn lợi khác.Đó là tội ác của
Mĩ muốn huỷ diệt hệ sinh thái và môi trường sống! “ Chưa bao giờ trong lịch sử
người ta thấy một nước tuyên chiến với môi trường sống của một nước khác, thế mà
Mĩ đã lao vào cuộc thí nghiệm sinh thái trước sau không ai dám làm đó…” (Nelson-
Thượng nghị sĩ Mĩ, tuyên bố tại thượng viện Mĩ tháng 8/1970).Các loại hoá chất mà
Mĩ đã sử dụng đa số đều chứa hàm lượng Dioxin rất cao. Như chất hồng,hàm lượng

65,6 ppm; chất xanh lá, hàm lượng 65,6 ppm; chất tía, hàm lượng 32,8-45 ppm, chất
da cam và chất siêu da cam, hàm lượng từ 1,77-40 ppm.Trong đó chất Dioxin trong
chất độc màu da cam là nguy hiểm nhất! Trong vòng 10 năm từ 1961-1971, những
cơn mưa chất độc không ngừng trút xuống miền Trung và miền Nam nhằm phát
quang trên một diện rộng rừng núi, đồng ruộng, tàn phá mùa màng, triệt nguồn nứơc
sinh hoạt, huỷ hoại môi sinh.Trong thời gian này, theo tư liệu của bộ Quốc phòng Mĩ,
quân Mĩ đã đổ xuống 72 000 000 lít chất độc, trong đó có 44 000 000 lít chất da cam
(chứa 170 kg chất dioxin).Trong khi đó, 85g dioxin đã đủ giết chết 8 000 000

10
người!Một con số thật khiến người ta sửng sốt!Nhưng những con số đó chưa dừng
lại, thậm chí có thể cao hơn nữa! Theo nghiên cứu của trường Đại Học Tổng Hợp
Colombia, New York, đăng tải trên tạp chí Nature số 6933, ra ngày 17/04/2003 thì số
lượng chất độc hoá học là 100 000 000 lít và lượng Dioxin gấp hai lần so với ước tính
trước đây.Đã có 3851 xã bị rải trực tiếp và có thể đến 4 800 000 người Việt Nam bị
ảnh hưởng bởi chất độc này! “Trong tay một bọn quân phiệt và chính trị gia tàn bạo,
bất chấp luân thường, đạo lí, vũ khí, kĩ thuật hiện đại đã dẫn đến sự huỷ diệt. Không
chỉ những con người mà cả môi trường sinh sống, cả một xã hội…Những thế hệ
tương lai cũng chịu chung những mối đe doạ như những người đang tồn tại hiện
nay”! (Gurnar Myrdal, chủ tịch Uỷ Ban điều tra Quốc tế tội ác của Mĩ ở Đông
Dương, tại Hội Nghị Stockhom, tháng 6/1972). Đó là một tội ác khủng khiếp mà Đế
quốc Mĩ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam! Tội ác đó đã để lại hậu quả kéo dài,
dai dẳng cho người dân Việt Nam.Tội ác đó không chỉ gây hậu quả cho những chiến
sĩ Việt Nam tham gia chiến đấu lúc đó mà còn gây hậu quả cho những thế hệ mai
sau,cho con cháu của họ, những con người vô tội sinh ra phải gánh chịu tật nguyền,
dị dạng… Thậm chí có những bé đã tượng hình trong bụng mẹ nhưng không được
sinh ra để nhìn thế giới hoà bình ngày hôm nay bởi ảnh hưởng của chất độc quái ác
mà quân xâm lược Mĩ đã đổ xuống chiến trường Việt Nam mấy mươi năm trước!Có
thể nói, chứng tích tội ác của Mĩ về chất độc hoá học là tội ác lớn nhất của Mĩ, đó là
tội ác vượt thời gian, là tội ác xuyên thế kỷ!

Một chứng tích tội ác nữa của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là chế
độ lao tù như là “địa ngục trần gian” với những đòn tra tấn tù nhân vô cùng tàn
bạo.Theo tư liệu của nha cảnh sát đô thành 1973-1974, hệ thống nhà tù Mĩ- ngụy Sài
Gòn gồm 8 trại thẩm vấn cấp Trung ương, 11 trại giam cấp quận, 144 trại giam cấp
phường, 140 trạm kiểm soát.Tính từ 1954-1960, chính quyền Ngô Đình Diệm dưới
sự viện trợ của Mĩ đã giết hại hơn 90 000 người yêu nước ở Nam Việt Nam, bắt bớ,
giam cầm, tra tấn 800 000 người khác trong hơn 1000 nhà tù lớn nhỏ.Có 5 hệ thống
nhà tù lớn của Mĩ-Ngụy: nhà lao Tân Hiệp, nhà tù Thủ Đức, khám Chí Hoà, nhà tù
Phú Quốc, Côn Đảo.Sau đây sẽ trình bày về hệ thống nhà tù Phú Quốc và Côn Đảo.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất ở Việt Nam, diện tích 600 km2.Từ 1953-7/1954, Thực
dân Pháp đã xây dựng trại Cây Dừa giam giữ 14 000 tù binh.Từ 1955-1957, Mĩ-ngụy
đổi thành” trại huấn chỉnh Cây Dừa”, để giam giữ 1000 tù chính trị.Từ ngày
6/7/1967, tại thung lũng An Thới ( phía Nam đảo Phú Quốc, diện tích: 400ha),”trại
giam tù binh Phú Quốc” chính thức hoạt động.Trại giam được chia làm 12 khu, với
các kiểu nhà tù “chuồng chó”, “rọ heo”… thường xuyên giam giữ từ 30 000 đến 40
000 tù binh là những chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang cách mạng.Trại giam có 50 cố
vấn Mĩ, trong đó có 20 người trực tiếp tham gia Ban chỉ huy điều hành trại và từng
khu giam, từng tiểu đoàn quân cảnh bên cạnh 2000 nhân viên, sĩ quan của chính
quyền Sài Gòn cũ.Bọn cai ngục thường xuyên khủng bố, đàn áp: tra điện, tra nước,
đốt bằng lửa, đánh đập bằng chày vồ, roi cá đuối, đóng đinh vào người, chôn sống,
biệt giam…Đã có 4000 người chiến sĩ của ta nằm xuống ở đây!
Hệ thống nhà tù Côn Đảo cũng không kém phần tàn nhẫn với những đòn tra tấn dã
man, khủng khiếp.Dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ, ngoài 4 trại giam sẵn có, đã cho
xây dựng thêm 6 trại, trong đó có nhà giam theo kiểu “chuồng bò” là hầm ngâm
người tù trong phân và nước tiểu bò suốt ngày đêm.Khi bị dư luận lên án, đã chuyển
sang xây dựng “chuồng cọp” kiểu Mĩ.”Chuồng cọp” là một kiểu xà lim đặc biệt để

11
giam cầm những người yêu nước bị liệt vào loại “ngoan cố”.Có 120 ngăn ở Côn
Đảo.Chung quanh xây kín, bên trên là những chấn song sắt.”Chuồng cọp” dùng để

huỷ diệt lần mòn tù nhân về cả thể xác lẫn tinh thần.Mùa nóng, chúng nhốt từ 5- 14
người, mùa lạn thì nhốt 1-2 người.Họ chỉ cần gây một tiếng động nhỏ như:ho, đập
muỗi…đều bị cai ngục đánh đập.Cai ngục đứng bên trên có thể dung dùi cui, roi để
đánh đập hoặc dung vôi bột đổ xuống làm cho người tù ngộp thở, ói máu, phỏng lở
da; chúng dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run; chúng chọc cây nhọn xuống
vào những lúc chật ních người để gây thương tích…Chúng cho người tù ăn chỉ với
một nắm cơm đầy cát với sạn, một con khô mực đắng ngấy, vài muỗng mắm đầy dòi
và nửa lon sữa bò nước uống.Không có nước tắm giặt, kể cả phụ nữ hành kinh…Mọi
công việc, sinh hoạt, tiểu tiện đều thực hiện tại chỗ, trong không gian nhỏ hẹp đó.Bọn
cai ngục có những đòn tra tấn hết sữ dã man:Như “đòn châm cứu”chúng dung thước
sắt đóng kim gút có cắm lông gà vào các đầu ngón tay của người tù dưới quạt
máy.Mỗi nhịp thước, mỗi vòng xoáy của lông gà là một luồng đau đớn xoáy vào tận
tim người tù.Đòn “đi tàu bay”: nạn nhân bị treo lơ lửng trên không, sức nặng cơ thể
khiến các khớp xương giãn răng rắc, rất đau đớn.Đôi khi tù nhân vừa bị treo vừa bị
đánh cho đến lúc kiệt sức mới thả dây cho ngực đạp xuống sàn, hộc máu.Bọn chúng
gọi đó là “tàu bay hạ cánh”.Đòn “đi tàu ngầm”: người tù bị trói chặt trên băng gỗ, đầu
thấp hơn chân, miệng bị bịt chặt bằng giẻ, đầu bị giữ chặt rồi nối ống cao su dẫn nước
vào mũi (đôi khi nước có pha xà phòng hoặc vôi), khi nước đầy bụng, bọn cai ngục
dùng giày đinh đạp mạnh cho người tù nôn ra nước lẫn máu.Đòn “nước nhỏ giọt”:
người tù bị trói chặt ngay dưới vòi nước vặn nhỏ giọt lên một chỗ cố định đã bị cạo
sẵn một mảng tóc trên đầu .Độ 2 giờ sau thì mỗi giọt nước là một thanh sắt giáng
xuống đầu người tù, làm nhức nhối khủng khiếp,hậu quả gây loạn thần kinh.Đòn “đi
tàu điện”: dung dây điện thoại quân đội làm máy phát điện hay dung điện nhà. Hai
đầu dây đẫn điện nói vào cơ thể người tù (vành tai, ngón tay, đầu vú, bộ phận sinh
dục…), người tù bị trói hai tay sau lưng, đặt ngồi dưới đất, điện giật làm thần kinh
hoảng loạn.Đòn này không để lại vết tích nhưng gây đau tim, đau thần kinh, nếu ở bộ
phận sinh dục thì tiệt đường con cái…


12


Du khách Mỹ nói về Bảo tàng chứng tích chiến tranh thế nào?
Chiến tranh đã lùi xa. Du khách Mỹ đến Việt Nam được đón tiếp bằng nụ cười và
sự thân thiện. Song quá khứ bi hùng của một thời vẫn còn được lưu lại thông qua
hiện vật, tranh ảnh tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh – TP HCM. Kể từ khi
thành lập (tháng 9/1975) tới nay, bảo tàng đã đón gần 8 triệu khách tham quan,
trong đó có hơn 1,5 triệu khách quốc tế. TS đã có cuộc tiếp xúc với một du khách
người Mỹ tại bảo tàng, nghe chị kể về ấn tượng của mình khi đến đây.
“Tôi thực sự xúc động khi được tận mắt ngắm các bức tranh tại bảo tàng’’, Christina
Verderosa nói.
Verderosa cho biết, cô cảm thấy bị “sốc” khi nhìn thấy cảnh người dân vô tội bị giết hại,
cảnh máy bay rải chất độc màu da cam, cảnh người Mỹ tra tấn tù nhân… qua những tranh
ảnh trưng bày. Khu vườn Bảo tàng chứng tích chiến tranh còn lưu giữ nhiều máy bay, xe
tăng, xe bọc thép, các loại vũ khí khác của Mỹ. Tại đây, còn có cửa hàng bán đồ Lưu
niệm chiến tranh như bật lửa zippo, vỏ đạn, hay những chiếc trực thăng làm từ vỏ hộp
coca cola.
Verderosa kể lại: “Thoạt nhìn, bảo tàng này cũng tương tự như những bảo tàng khác ở
Việt Nam song chúng tôi cảm thấy nhức nhối khi bước chân vào căn phòng có dòng chữ
Sự thật lịch sử. người hướng dẫn chỉ lên một bảng thống kê, tôi nhớ rõ là, Mỹ đã thả
7.850.000 tấn bom xuống Việt Nam, 75.000.000 lít chất độc màu da cam rải xuống làng
mạc, đồng ruộng…Trong căn phòng còn lưu một bản copy cuốn hồi ký của Robert
McNamara, ông này cho rằng, việc Mỹ tiến hành đánh Việt Nam là một sai lầm lớn…”
“Chúng tôi bước sang căn phòng thứ hai. Người hướng dẫn như trầm lặng và xúc động
hơn. Đó là những bức ảnh ghi lại cảnh lính Mỹ chém giết dân thường Việt Nam. Cảnh
thảm sát tại Mỹ Lai cũng được trưng bày trong bảo tàng. Căn phòng còn khá nhiều tranh
ảnh về phong trào chống chiến tranh, biểu tình phản đối Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Tới
đây, tôi mới hiểu thế nào là Chuồng cọp – cụm từ ngữ mà Jean Hershey, một y tá Mỹ đã
từng ở Việt Nam từ năm 1971-1975 từng nói với tôi”…

13

“Hàng trăm du khách Mỹ đã tới Việt Nam trong năm 2002, phần lớn là cựu binh Mỹ từng
tham chiến hoặc những người Việt Nam di cư, nay trở về thăm lại mảnh đất họ từng sinh
ra và lớn lên. Tôi hy vọng sẽ trở lại đây cùng với nhiều bạn bè khác” - Christina
Verderosa đã nói lúc tạm biệt như vậy.

Bất cứ ở nước nào, khi chiến tranh qua đi thì những hậu quả tàn khốc mà nó
gây ra vẫn mãi còn ở lại. Những thế hệ đi sau như chúng ta, đôi khi lại vô tình
quên đi những mất mát hy sinh mà cha ông ta đã trải qua.
Thế hệ trẻ chúng ta mỗi khi vấp ngã trong cuộc sống hay những lúc bi quan
thường cho rằng cuộc đời thật tồi tệ. Bạn hãy quay về quá khứ, hãy xem cha ông
ta giành lại đất nước trong hoàn cảnh sống như thế nào thì có lẽ sẽ cho rằng
mình là người vô cùng may mắn.
Là cảm giác khi tôi xem bức ảnh có tựa đề: “Lính Mỹ chặt đầu các chiến sĩ
Cách Mạng Việt Nam và chụp ảnh lưu niệm”. Tôi như không tin vào mắt mình
bởi trong bức ảnh đó: lính Mỹ thì kẻ đứng, người ngồi bá vai bá cổ, có người còn
đặt

14

tay lên những cái đầu vừa chặt, xung quanh, ngổn ngang những xác người - xác
của những chiến sĩ Giải phóng.
Kinh hoàng hơn nữa là cuộc thảm sát buổi sáng ngày 16/3/1968 ở xã Tịnh Khê
(còn gọi là Sơn Mỹ) huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, một trong những cuộc thảm
sát man rợ nhất: khoảng 504 thường dân bị sát hại mà phần đông trong đó là
phụ nữ và trẻ em. Thống kê số người chết: 182 phụ nữ, trong đó có 17 người
mang thai; 173 trẻ em trong đó có 56 bé độ tuổi từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi; 60
cụ già trên 60 tuổi. Thử hỏi nhìn bức ảnh dân ta thời chiến chết la liệt trên
đường làng, bên cạnh những cánh đồng lúa đang trổ bông sao mà không xót,
không đau cho được? Họ là những người dân vô tội, nhỏ bé; những phụ nữ chân
yếu tay mềm quanh năm chỉ biết đến cày cấy, chăm lo chồng con; những đứa bé

còn đang phải ẵm bồng, ăn phải mớm, thơ dại vô cùng,… tất cả đã chết trong
cuộc thảm sát của quân xâm lược!
Chúng tôi kết thúc chuyến thăm Việt Nam sau khi đến thăm một viện bảo tàng ở TP Hồ
Chí Minh, nơi có rất nhiều người tới - Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Ở đây, chúng tôi
không được nhìn thấy chứng tích của cuộc chiến tranh chống lại quân đội viễn chinh
Pháp, cuộc chiến tranh đã đánh bại đội quân này tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Đúng hơn là, chúng tôi được tận mắt nhìn thấy những tấm hình đau đớn, phơi bày tội ác,
những chứng tích cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chống lại Việt Nam. Chỉ ít phút
ngay trước khi rời TP Sài Gòn, rời Việt Nam, từ trên ban công của khách sạn, chúng tôi
nhìn lại nơi mà năm 1975, tàn quân của Mỹ đã tháo chạy bằng máy bay trực thăng bởi
quân đội cách mạng Việt Nam yêu nước đã giành quyền kiểm soát Sài Gòn, đánh bại đội

15
quân ngụy quyền được Mỹ đào tạo, trang bị vũ khí và được chúng sử dụng như một lá
bài. Những bức hình chớp được khoảnh khắc chiếc máy bay trực thăng vội vã tháo chạy,
nằm nổi bật trên bức tường của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Và còn những tấm hình khác đã đưa chúng tôi quay trở lại thời kỳ cao trào của cuộc
chiến tranh ở Việt Nam và phong trào quốc tế đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong
những năm 1960 và 1970. Trong số những bức ảnh ở đó, chúng tôi thấy cảnh tượng một
phụ nữ Việt Nam bị gí súng trường vào thái dương, một bé gái Việt Nam trần truồng, đau
đớn gào thét chạy trên đường vì bỏng bom Napal, xác chết những người dân thường Việt
Nam chất thành gò đống mà cái chết vô tội của họ được mô tả như "một tổn thất không
đáng kể", khung cảnh khắp nơi bị tàn phá, đổ nát bởi chất độc hóa học da cam, và đây
nữa là bức ảnh những tên lính Mỹ đang cười khả ố, dưới chân chúng là một dãy đầu
người không xác, những chứng nhân câm lặng của cuộc hành quyết những người Việt
Nam yêu nước.
Đầu năm 1973, Chủ tịch Hội đồng tham mưu Liên quân Mỹ, tướng Creighton Abrams
nhận được một báo cáo đặc biệt từ bộ phận điều tra về các tội ác của lính Mỹ trong
chiến tranh Việt Nam. Báo cáo cho biết, một cuộc điều tra trong nội bộ lực lượng viễn
chinh Mỹ đã tìm được nhiều bằng chứng xác thực khẳng định cáo buộc của một sỹ

quan chỉ huy về những vụ tra tấn dã man do lực lượng của Lữ đoàn không vận 173
tiến hành đối với những người bị họ bắt giữ tại miền Nam Việt Nam.
Quả là một sự khó xử đối với giới lãnh đạo quân đội Mỹ, bởi vì nếu xử lý những kẻ tội
phạm, lực lượng viễn chinh Mỹ sẽ bị mất uy tín không chỉ đối với người Việt Nam mà
còn làm dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh trong nước, nhưng nếu làm ngơ, tình hình
thậm chí còn có thể diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn.
Trong sự bối rối như vậy, các tướng lĩnh Mỹ đã bất ngờ tìm thấy tia hy vọng. Họ phát
hiện ra trong hồ sơ dày 53 trang tài liệu tố cáo tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam do trung tá
về hưu Anthony B. Herbert công bố trước dư luận có nhiều điểm mập mờ, thiếu nhất
quán. "Hồ sơ … chứa nhiều chi tiết quan trọng [mà chúng ta có thể] dựa vào đó để hạ
thấp uy tín của con người này [Anthony B. Herbert]; nếu điều đó là cần thiết, tôi xin tình
nguyện nhận nhiệm vụ đó", chỉ huy trưởng Cơ quan điều tra tội phạm của Lục quân Mỹ,
đại tá Henry H. Tufts viết trong báo cáo gửi cấp trên.
Tới nay, các hồ sơ mới được giải mật cho thấy trong khi Lục quân Mỹ đã tìm mọi biện
pháp để bôi nhọ trung tá Herbert, người đứng ra tố cáo các tội ác của lính Mỹ tại Việt
Nam, thì các nhà điều tra quân sự đã phát hiện ra rằng hành động tra tấn, ngược đãi của
các đơn vị lính Mỹ đã quá phổ biến và có mức độ hơn cả những gì ông đã mô tả. Hầu hết
các tội ác đó đều không được đưa ra công luận và trong số các thủ phạm gây ra chúng,
chỉ có rất ít kẻ bị trừng phạt.
Nhân viên dưới quyền đại tá Tuft đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy những binh lính
làm nhiệm vụ hỏi cung thường xuyên đánh đập, tra tấn tù binh bằng sốc điện và bơm
nước vào cổ họng để mô phỏng cảm giác chết đuối giả trong khi lấy lời khai. Trong một
số trường hợp, những người bị bắt đã bị chấn động mạnh về thần kinh, mất ý thức và sau

16
đó chết trong phòng giam. Nhóm điều tra cũng xác định được 29 thành viên của Lữ đoàn
179 đã có các hành vi tra tấn tù nhân, trong đó 15 tên đã nhận tội, nhưng chỉ 3 tên bị xử
lý bằng hình thức bồi thường tiền mặt hoặc giáng cấp. Không có đối tượng nào bị kết án
tù.
Tài liệu về các hành động bôi nhọ người đứng ra tố cáo tội ác của lính Mỹ được xếp

trong hồ sơ tuyệt mật của Lầu Năm Góc, dày hơn 9.000 trang, do một bộ phận chuyên
trách điều tra về các tội ác chiến tranh của Lục quân thu thập từ đầu những năm 1970.
Chúng cũng chứa đựng nhiều báo cáo chi tiết về 140 trường hợp tra tấn, ngược đãi tù
nhân tại Việt Nam, trong đó 127 vụ liên quan đến Lữ đoàn không vận 173.
Bộ phận chuyên trách này được thành lập sau khi nhà báo Mỹ Seymour Hersh vạch trần
tội ác của lính Mỹ trong vụ thảm sát dân thường tại Mỹ Lai. Phóng sự điều tra của
Seymour Hersh được coi như tiếng chuông cảnh tỉnh Nhà Trắng về những tiết lộ có thể
làm cho họ "khó chịu" về sau.
Nhưng trên thực tế, hồ sơ của cơ quan điều tra không thống kê được hết các vụ tra tấn
của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mà chỉ liên quan tới những trường hợp đã được
báo cáo lên chỉ huy cấp cao hoặc thu hút được sự chú ý đặc biệt của văn phòng Bộ tham
mưu Lục quân, hoặc do Tuft đưa về nhà riêng nghiên cứu. Tuy vậy cho tới nay đó cũng
là những tư liệu lớn nhất về khía cạnh này của cuộc chiến được công bố.
Thiếu tướng về hưu John H. Johns, một cựu chiến binh Việt Nam từng làm việc trong bộ
phận điều tra, cho biết các hồ sơ này cung cấp nhiều bài học quan trọng trong việc xử lý
các hành động ngược đãi tù nhân tại Iraq. "Nếu chúng ta chỉ coi đó là những hành động
cá biệt, như chúng ta từng làm trong chiến tranh Việt Nam, như chúng ta đang làm với
Abu Ghraib và các hành động tội ác khác, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được tình
hình", tướng John, năm nay đã 79 tuổi, phát biểu.
Người đứng ra tố cáo các tội ác của lính thuộc Lữ đoàn không vận 173, trung tá Anthony
Herbert, là một trong những sỹ quan được tặng thưởng nhiều huân chương nhất của Mỹ
trong chiến tranh Triều Tiên. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, ông gia nhập lực lượng đặc
nhiệm Mỹ và trở thành giáo viên huấn luyện. Đầu năm 1969, ông được giao chỉ huy một
tiểu đoàn trong Lữ đoàn không vận số 173. Lữ đoàn này đóng căn cứ tại Bình Định.
Trong vòng 2 tháng đầu tiên chỉ huy, tiểu đoàn của ông đã chạm trán với quân giải phóng
nhiều hơn tất cả các đơn vị khác.
Thế nhưng ngày 4/4/1969, Herbert đột nhiên bị cách chức với lý do không hoàn thành
nhiệm vụ. Sau này ông báo cáo với các nhân viên của Cơ quan điều tra tội phạm rằng
trước đó ông đã thông báo lên cấp trên về những tội ác mà mình từng chứng kiến.
Theo lời khai của Herbert, tháng 2/1969, quân đội miền Nam đã xử tử nhiều người bị

chúng bắt giữ trước sự thờ ơ của cố vấn Mỹ. Một trong những nạn nhân đó đã bị cắt cổ,
trong khi con trai của chị vẫn bắm chặt lấy ống quần của mẹ. Các nhân viên điều tra sau
này đã xác định được rằng trong vụ thảm sát đó có ít nhất 8 người bị giết hại.

17
Mấy tháng sau, Herbert chứng kiến lính Mỹ và miền Nam tra tấn một thiếu nữ bằng sốc
điện và một người đàn ông bằng cách bơm nước vào cổ họng. Herbert cũng kể lại ông
từng có mặt khi các nhân viên hỏi cung đánh đập dã man hai phụ nữ Việt Nam bị chúng
giam giữ trong các container bằng kim loại. Hầu hết các vụ việc trên đều đã được ông
báo cáo lên đại tá Ross Franklin, Lữ đoàn phó. Khi được báo cáo về các hành động này,
tướng William C. Westmoreland, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã
ra lệnh cho Tuft thành lập gấp một lực lượng chuyên trách để điều tra, nhưng không dẫn
đến kết quả nào hết. Không có ai bị đưa ra toà xét xử.
Nghĩ về cuộc sống của chúng ta
Nhớ ngày nào tôi còn dõng dạc và hùng hồn đọc diễn cảm những đề tài thuyết
trình, thảo luận về chiến tranh và hòa bình để nói lên tình yêu thương, lòng bao
dung của những trái tim thánh thiện mà đại diện là chúng tôi - những học sinh
Phổ thông Trung học, hay nói rộng ra là tất cả những người dân Việt Nam quê
hương tôi. Chúng tôi luôn mong muốn hòa bình, luôn sẵn sàng nở nụ cười tươi
đón chào những người lính đã từng xâm chiếm đất nước chúng ta.
Nhưng hình như, cho tới mãi hôm nay, khi chứng kiến những bức ảnh xung
quanh mình, tôi mới phần nào đó thấu hiểu thực sự được những đớn đau, những
mất mát lớn lao mà cha ông chúng ta đã từng phải gánh chịu trong cuộc chiến
tranh tàn khốc ấy.
Tôi tự hỏi: làm sao họ - những người đã tham gia vào cuộc chiến và gây nên tội
ác này, lại có đủ can đảm để quay lại đây và hồi tưởng về những chuỗi ngày kinh
hoàng đó? Đứng trước cảnh tượng mà tôi đang thấy đây, họ sẽ suy nghĩ gì: ăn
năn, hối hận, day dứt, ám ảnh, ? Có lẽ, cả cuộc đời còn lại, họ sẽ chẳng thể nào
được yên bình, thanh thản. Càng sống, càng trải nghiệm, họ sẽ lại càng đau
chăng? Chiến tranh – sao mà thảm khốc quá!

Hôm nay, trời đất đã thanh bình, đất nước đã yên vui, cuộc sống đã có nhiều
thay đổi, song quá khứ vẫn còn đó, bạn không thể không biết, không thể không
đọc, không thể không ngắm nhìn và lắng nghe. Những đau thương, mất mát,
máu và ý chí của cha anh hôm qua đã đổi cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta,
những người trẻ tuổi 8x, 9x, sẽ sống như thế nào? Sống xứng đáng với quá khứ,
sống cho hiện tại và sống để vươn tới tương lai - những câu hỏi đó, những ý nghĩ
đó, hình như, đến hôm nay, mới thực sự là câu hỏi của tôi, trăn trở trong trí óc
nhỏ bé của tôi.
Lần đầu mình đến đây khi phải làm một bài thuyết trình Lịch sử Đảng.
Nơi đây quả là đang lưu giữ vô vàn những tư liệu quý giá về một thời gian khổ, đau
thương mà hào hùng của dân tộc ta. Xem những bức ảnh, tôi không khỏi đau. Tôi cứ
mãi canh cánh một câu hỏi:"Cùng là con người với nhau, sao người ta có thể đối với
đồng loại mình như thế?", và tôi đau, đau nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ
nhục dưới bàn tay tàn bạo của bọn giặc xâm lược.
Thật sự, khi xem những tấm ảnh, xem máy chém, không ai thoát khỏi cảm giác rờn

18
rợn, lành lạnh người.Nhưng, vượt lên trên tất những cảm giác ấy vẫn là sự căm giận.
Ở đây thường có người nước ngoài đến xem lắm. Nhiều người xuýt xoa, chết lặng,
làm dấu thánh, cúi đầu Quả thật, không ai có thể bàng quang trước những tấm ảnh
như thế.
Tôi ấn tượng nhất tấm ảnh một người cha già cõng đứa con bị ảnh hưởng chất độc
màu da cam. Trong chiến tranh, người ta đã phải hy sinh nhiều cho Tổ quốc, ấy vậy
mà sao khi đất nước đã hoà bình, họ không được hưởng cuộc sống hạnh phúc ?
Ra về, cứ trách mình, người Sài Gòn, sao đến giờ mới biết nơi này.

Tôi thấy tôi nhỏ bé hơn và cần cố gắng nhiều hơn vì tôi MAY MẮN. Vì tôi may mắn
nên tôi tự nhắc nhở mình rằng khó khăn trong cuộc sống của tôi chỉ là những vụn vặt
nếu so sánh với những nỗi đau mà cả 1 thế hệ đã phải nếm trải. Họ đã vượt qua và
sống đẹp, còn tôi thì sao?


Nếu chúng ta sinh ra trong thời đất nước thanh bình thì chúng ta cần phải đến nơi
đây : Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh . Một bảo tàng mang nhiều dấu ấn của 1
thời kỳ kịch sử dẵ qua của dân tộc ta . Đến đây để thấy dc tội ác khi xưa trong chiến
tranh mà nhân dân ta phải gánh chịu như thế nào . Đến đây để thấy dc cuộc sống hiện
tại của chúng ta thật yên bình và sung sướng như thế nào . Đến đây đế thấy dc chúng
ta cần phải làm gì cho cuộc sống

Tôi ấn tượng với những bức ảnh như những hồi ký sống về chiến tranh , những hình
ảnh mà không ai có thể tưởng tượng dc có thể xảy ra trong cuộc sống này , như hình
ảnh 1 ng lính Mỹ cầm trên tay xác 1 ng dân vô tội
Bảo tàng còn tái hiện 1 góc nhỏ của Côn Đảo , ở tù nhưng ý chí cách mạng không vì
thế mà bị dập tắt , những bài thơ m những lời tố cáo trên tường , những người tù bé
nhỏ nhưng ý chí kiên cường


19
Cùng với sự tăng trưởng vũ bão của du lịch Việt Nam trong thập niên 1990, hàng
triệu người trên thế giới bắt đầu đến thăm một đất nước mà suốt nhiều thập niên ở
ngoài lề bản đồ du lịch toàn cầu.
Có vẻ như bỗng dưng xuất hiện một đất nước của vẻ đẹp tuyệt vời và gia sản văn hóa to
lớn.
Mà cũng lại có một cuộc chiến. Dĩ nhiên không phải là một cuộc chiến đang diễn ra, mà
đúng hơn là ký ức về một cuộc chiến mà từ lâu, trong mặt nhiều du khách, đã làm Việt
Nam trở thành một cuộc chiến thay vì một đất nước.
Gợi nên cảm xúc
Không có nhiều thứ gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng du khách hơn là tính đạo đức hay
phi đạo đức của cuộc xung đột đó.
Và không nơi nào mà cảm xúc của họ trở nên rõ rệt hơn là tại Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh.

Là điểm “phải đến” trong kế hoạch của nhiều du khách nước ngoài, địa chỉ ở TP. HCM
nhanh chóng trở thành bảo tàng đông khách nhất ở miền nam. Đến đầu thế kỷ 21, nó thu
hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm.
Không khó để hiểu vì sao. Những vật trưng bày tại đây đem lại chân dung đau lòng về
một đất nước trong xung đột. Khách có thể học về Hiệp định Geneva 1954 tạm thời phân
đôi một nhà nước Việt Nam độc lập. Khách có thể xem hình ảnh về cuộc thảm sát ở Sơn
Mỹ. Khách có thể xem máy chém hay mô hình “chuồng cọp” ở Đảo Côn Sơn. Hay khách
có thể xem video chiếu cảnh Mỹ sử dụng chất Da Cam và các hóa chất khác.
Tuy nhiên, những nhà tổ chức thể hiện cuộc chiến bằng những vật không chỉ đại diện cho
nỗi đau khổ của người cách mạng Việt Nam. Cũng có những vật phẩm nói về phong trào
phản chiến toàn cầu, về sự hòa giải thời hậu chiến, và về những phóng viên ảnh – cả
người Việt và nước ngoài – bị giết trong cuộc xung đột. Cũng có cả một phòng dành cho
các tác phẩm nghệ thuật của trẻ em về chủ đề chiến tranh và hòa bình.
Giống như mọi định chế, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một không gian mang tính
chính trị, và hình thức kể chuyện của nó rất rõ. Cuộc chiến, mặc dù bi thảm, thể hiện sự
kháng cự anh dũng của dân tộc Việt Nam thống nhất và yêu nước. Nhưng có những
người không đồng ý, vì họ tin rằng cuộc tranh đấu của chính thể Sài Gòn và nhà bảo trợ
Washington đại diện cho “chính nghĩa”, mượn lời của Ronald Reagan. Và không ngạc
nhiên khi một số khách thăm phản ứng bằng sự khinh thị.
Tranh cãi
Sổ ý kiến của bảo tàng trở thành những không gian để tranh cãi không chỉ về ý nghĩa
cuộc chiến mà còn cả về cách thức trình bày nó.

20
Lật trang bìa, ta thấy hàng trang cho thấy những chia cắt từ cuộc xung đột thập niên 1960
và 1970 vẫn chưa giảm sút.
Một du khách viết: “Nếu anh tin một nửa những gì anh đọc tại đây, anh là thằng ngốc.”
Người khác bình phẩm: “Cuộc chiến là bi kịch cho tất cả nhưng cái ta thấy ở đây là sự
thiên vị. Hồ Chí Minh lẽ ra không nên xâm lược miền nam. Nếu chính phủ cộng sản tuyệt
vời thế, sao hàng triệu người lại bỏ Việt Nam ra đi?

Nhưng mặc dù một số khách tận dụng cơ hội để phê phán ban tổ chức, những người khác
lại dùng sổ ý kiến để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ hoặc bày tỏ ăn năn.

Một du khách từ San Francisco bình phẩm: “Tôi tự hào, biết ơn và hạnh phúc vì là người
Mỹ có cuộc sống đàng hoàng như tôi có. Nhưng hôm nay tôi cảm giác xấu hổ trước
những gì đất nước tôi đã làm thật dại dột.”
Một người khác chia sẻ: “Tôi muốn bày tỏ nỗi buồn vì những bi thảm ghi lại ở bảo tàng.”
Quả thực, bảo tàng nêu bật sự thừa nhận tội lỗi hay ăn năn của người Mỹ. Một trong
những vật đập vào mắt du khách trong căn phòng về “Sự thật lịch sử” là bản copy hồi ký
cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara năm 1995, với lời nhận tội gây tranh cãi:
“[Chúng ta] đã sai, sai thậm tệ. Chúng ta mắc nợ thế hệ tương lai trong việc giải thích tại
sao.”

21
Bảo tàng cũng trưng bày bộ huy chương được William Brown, cựu binh Mỹ, hiến tặng.
“Gửi nhân dân Việt Nam thống nhất,” ông viết, “Tôi đã sai. Tôi xin lỗi.”
Mặc dù đây chỉ là quan điểm thiểu số, nhưng vẫn có than phiền rằng Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh là tuyên truyền cho chính phủ Việt Nam. Dĩ nhiên có một phần sự thật trong
đó. Tính chính danh của đảng, về nhiều mặt, có gốc rễ từ vai trò thời chiến khi đảng cổ
vũ cho độc lập đất nước. Và cái nhìn này hiển hiện tại bảo tàng.
Nhưng đồng thời, sự phê phán đó cho thấy nhiều người biện hộ cho cuộc chiến, đa số là
người Mỹ, vẫn không thoải mái trước cách kể về cuộc xung đột mà đặt người Việt, chứ
không phải Mỹ, ở trong trung tâm.
Đối với họ, cuộc chiến là một bi kịch của người Mỹ, và nếu bảo tàng không thừa nhận
nỗi đau Mỹ, thì nó cho thấy có sự thiên vị ý thức hệ.
Điều đáng nói là thường ta không nghe thấy những chỉ trích tương tự về các tổ chức Mỹ,
ví dụ Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Mỹ tại Washington, D.C., với sự tập trung duy nhất về
Mỹ và không có lời nào cho nỗi đau của người Việt.
Nếu ta chấp nhận mục đích của bảo tàng chỉ là tuyên truyền, thì lẽ ra nhà chức trách hẳn
phải hăm hở quảng cáo về nó cho hàng trăm ngàn du khách đến thăm Việt Nam mỗi năm.

Nhưng có phải vậy đâu. Sổ tay du lịch chính thức của Việt Nam, bản tiếng Anh năm
2001, không hề nhắc tới Bảo tàng. Các bản đồ trong sách cũng bỏ qua địa điểm.
Nhưng không có nghĩa là nhà chức trách không nhận ra tiềm năng du lịch của bảo tàng.
Bản tiếng Việt của sách thì lại nhắc tới nơi này.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cho thấy những ký ức chiến tranh vẫn còn được tranh
cãi quyết liệt.
Ngay cả giữa những du khách tìm vui ở một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Đông
Nam Á, bảo tàng vẫn có thể khơi dậy những xúc cảm tập thể trong người nước ngoài.

×