1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặc điểm nổi bật của vấn đề nông thôn và nông dân trong hơn mười
năm qua là sự đối diện với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa song hành
với toàn cầu hóa và thị trường hóa. Theo dự tính đến năm 2020 Việt Nam cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Những gì các nước Âu Mỹ vượt qua
trong hàng trăm năm, các nền kinh tế Đông Á đi qua hàng chục năm, thì nay
Việt Nam đang nếm trải gần như cùng một lúc.
Đô thị hóa là một đòi hỏi của phát triển. Đô thị hóa không chỉ là sự
thay đổi của cảnh quan bên ngoài, mà là sự thay đổi lối sống, tác động mạnh
đến tâm trạng con người. Vì vậy, vấn đề đô thị hóa xảy ra tự phát theo một
quy luật tất yếu không cưỡng lại được hay là tự giác và chủ động để thuận
theo quy luật ấy một cách thông minh, có tính toán, có “quy hoạch” là điều
đang rất được quan tâm.
Những năm qua ở nước ta, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển
sang công nghiệp và đô thị đã diễn ra rất nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp, và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh. Theo phương án quy hoạch sử
dụng đất cả nước đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người
của cả nước sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) và
trong vòng 10 năm, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đã giảm 50m².
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài
người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên
cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó
làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang
trở thành vấn đề toàn cầu. Mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây
dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã hội, môi trường một cách
bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi Huy Đáp đã viết "phải bảo vệ
một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông
nghiệp bền vững".
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang
2
đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công
nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết
cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài
nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Xã Chiềng Sại là một xã nông nghiệp nằm ở phía Nam của huyện Bắc
Yên, cách trung tâm Huyện Bắc Yên 50 km, với tổng diện tích tự nhiên là
7.729,20 ha và tổng số nhân khẩu là 3.671 người. Tổng diện tích đất nông
nghiệp của xã chiếm 42% tổng diện tích tự nhiên của xã, thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp vẫn chưa được
khai thác và sử dụng hiệu quả.
Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng
mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu
quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử
dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Chiềng Sại là
vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết.
Trước tình hình đó xã Chiềng Sại cần đánh giá quỹ đất nông nghiệp
hiện có và định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp
nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
đô thị hóa. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Bộ môn Quản
lý đất đai - Khoa Nông Lâm - Trường Cao Đẳng Sơn La cùng với sự hướng
dẫn của cô giáo ThS. Trần Thị Oanh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Chiềng Sại huyện Bắc Yên
tỉnh Sơn”.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại. Đồng thời là cơ sở định hướng phát triển
sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự
phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao mức thu nhập của người dân trong
xã.
- Góp phần nâng cao hoạt động của công tác quản lý đất đai của xã.
3
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp góp phần giúp người dân
lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện cụ thể của xã.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn xã.
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp nhằm khai thác tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân
của xã.
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
2.1.1. Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các
nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Sự phân chia cụ thể
này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử dụng của
từng loại đất.
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học
và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với
cuộc sống của con người.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tình
hình hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành
một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
2.1.2. Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới.
Nông nghiệp nhiệt đới được tiến hành ở các vùng trong vành đai nhiệt
đới. Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệt với hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo
cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các hệ thống
cây trồng, vật nuôi. Khí hậu là yếu tố hạn chế quyết định đến sự phát triển
của hệ thống cây trồng. Vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, tập trung gây dòng
chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai phần lớn là màu mỡ nhưng so với
vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn, các xác vi sinh vật mau bị
khoáng hoá. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây
lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các lọai cây ăn quả nhiệt đới. Đối với những
vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho việc
gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực.
2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong
khi quỹ đất chỉ có hạn. Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người
khai thác với nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy một phần lớn diện
tích đất nông nghiệp đang được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.
5
Do đó, cũng như các nước trên thế giới thì mục tiêu sử dụng đất nông
nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm
bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công
nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ
này nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước không khí bởi hệ thống nông
nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của các loài động thực vật, suy
giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh. Vấn đề nông nghiệp bền
vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan
tâm. Đi cùng với vấn đề phát triển nông nghiệp là sử dụng đất bền vững.
Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên năm quan điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất;
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước;
- Có hiệu quả lâu bền và được xã hội chấp nhận.
Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững. Nếu
sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất được bảo vệ cho phát
triển nông nghiệp bền vững.
2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp
2.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng
suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian. [12]
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử
dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong
hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng
tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong
quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất.
6
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền
kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ
cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu
hết các nước trên thế giới.
2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Theo Các - Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng
thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì
“Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho
xã hội.[13]
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau.
Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo
quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
các lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao
động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội"
7
2.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt
xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Hiệu quả xã hội
được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân Hiệu
quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực
của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp
với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.
2.2.1.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo
vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh
thái. Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc
tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của
các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây
trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:
hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô
nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu
việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
8
2.2.2. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1. Đặc điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem
xét ở các mặt.
- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu
vào kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên
phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể
(thường là 1 ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động.
- Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân
canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức
luân canh.
- Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác
động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần
phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên
cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.
- Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết
làm cho môi trường cùng phát triển. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp
đến môi trường xung quanh.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy,
khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác
động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn…
2.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh có thang bậc.
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ
bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản
làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
9
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối
ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và
phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
2.2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan
hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát
của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H = K - C
H = K/C
H = (K - C)/C
H = (K
1
- K
0
)/(C
1
- C
0
)
Trong đó:
+ H: Hiệu quả
+ K: Kết quả
+ C: Chi phí
+ 1, 0 là chỉ số thời gian (năm)
* Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).
- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất
thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu
vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có
(GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống
10
cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí
cơ hội của người lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau :
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền
vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất
và bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Cây trồng là tài nguyên sinh vật, là tài nguyên sống nên sự sống của nó
gắn liền với điều kiện môi trường, bởi vì môi trường cung cấp cho cây trồng
các yếu tố sinh trưởng cấn thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển, mỗi loại
cây trồng chỉ có thể sống và cho năng suất trong điều kiện khí hậu và đất
trồng nhất định, các vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau sẽ cho năng
suất và sản lượng cây trồng khác nhau.
- Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa, ): Việc đầu tư lựa chọn cơ
cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải am hiểu sâu sắc về tình hình đất
đai, khí hậu, thời tiết của vùng mình, địa phương mình để bố trí cây trồng hợp
lý nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi của tự nhiên đồng thời tránh được
những thiệt hại mà thiên tai gây ra.
Cây trồng sống trong điều kiện nhiệt độ khác nhau đã thích nghi với
11
nhiệt độ khác nhau.
Nước là yếu tố sinh trưởng quan trọng của cây trồng, nước vừa tham
gia cấu trúc nên cơ thể thực vật vừa quyết định các biến đổi sinh hoá và các
hoạt động sinh lý trong cây cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
cho nên nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định năng
suất cây trồng.
- Đất (loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì, chua -
mặn, ): Có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, các yếu tố của
đất đai là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối, do vậy cần đánh giá đúng
điều kiện đất đai để trên cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phù hợp, tuỳ theo
vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng của từng vụ thích hợp
trên từng loại đất mới cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao, bố trí sản xuất
hợp lý, thực hiện đa dạng hoá sản xuất và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
2.3.2. Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức
- Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố có vị trí quan trọng ảnh hưởng lớn
đến cây trồng, bởi muốn phát triển hệ thống cây trồng phải có những điều
kiện chủ yếu như các công trình thuỷ lợi, các công trình phúc lợi,
- Vốn cũng là một nhân tố quyết định đến cây trồng, hộ nông dân muốn
có các loại giống mới có giá trị kinh tế cao đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn.
Vì vậy vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất.
2.3.3.Nhóm yếu tố xã hội
- Lao động và thị trường đều có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng,
việc phát triển sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động vừa phải đảm bảo được nhu cầu thị trường.
- Sự ổn định về chính trị - xã hội, sự phù hợp của chủ trương chính sách
sẽ khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho các chủ thể sử
dụng ruộng đất phát huy năng lực, lựa chọn các hướng đầu tư có hiệu quả,
đồng thời hạn chế được rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Ngoài ra, những kinh nghiệm tập quán sản xuất nông nghiệp và trình
độ dân trí của nhân dân cũng có tác động đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp.
- Nhà nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nông nghiệp phát
triển như: Luật đất đai, chính sách trợ giá nông nghiệp để giúp nông dân khi
12
nông phẩm biến động, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo
hướng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa
canh kết hợp với việc phát triển dịch vụ và công nghiệp nông thôn nhằm tạo
việc làm cho người dân.
2.4.Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tƣơng
lai
phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự
túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.
Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới, dựa
trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương
hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:
+ Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành, nhóm sản
phẩm, dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế
giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng. [7]
+ Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế,
xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định
cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản
hàng hoá.[1]
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành
chăn nuôi, nhóm cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ
trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50%, tăng quỹ đất nông nghiệp bình
quân trên một lao động nông nghiệp.[7]
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn
của công nghiệp hoá.
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng
dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá,
nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp
thị nông sản hàng hoá. [14]
Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và
tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra
trên toàn cầu.
13
2.4.1 Xây dựng nông nghiệp bền vững
2.4.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan
hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và
hợp lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có
liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì Vậy Mục tiêu đặt ra là sử dụng
tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển
nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội.
Ngoài những tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên như: khí hậu,
thuỷ văn, thảm thực vật và quy luật sinh thái tự nhiên, đất đai còn chịu ảnh
hưởng của yếu tố con người, các quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ
thuật. Đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là
yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, còn phương hướng sử
dụng đất đai được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong
từng thời kỳ nhất định.
Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất
của người dân còn hạn chế đã dẫn tới nhiều diện tích đất đai đang bị thoái
hoá, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, do đó con người
phải mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp và
hậu quả đã gây ra quá trình thoái hoá, rửa trôi và phá hoại đất một cách
nghiêm trọng.
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho
sự tồn tại và tương lai phát triển của loài người. Chính vì vậy việc nghiên cứu
và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà
khoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền
vững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
Thực chất của nông nghiệp bền vững là phải thực hiện được khâu cơ
bản là duy trì độ phì nhiêu của đất được lâu bền. Độ phì nhiêu đất là tổng hoà
của nhiều yếu tố vật lý, hoá học và sinh vật học để tạo ra môi trường sống
thuận lợi nhất cho cây trồng tồn tại và phát triển.
14
2.4.1.2 Định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững
Với phương châm tạo sự phát triển hài hoà cả trên ba khía cạnh kinh tế,
xã hội và môi trường, các chuyên gia đã đề xuất những biện pháp đồng bộ
trong Bản dự thảo Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
trong những năm tới như sau:
Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: Tăng
trưởng kinh tế nhanh; thay đổi mô hình tiêu dùng; "công nghiệp hoá sạch" và
phát triển nông nghiệp bền vững. Đối với tăng trưởng kinh tế nhanh, theo
phân tích của các chuyên gia, hiện có không ít thách thức là suất đầu tư cao
đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn; mức độ chế biến thấp dẫn đến tiêu tốn tài
nguyên; sự biến động giá cả trên thị trường thế giới; nguồn nợ nước ngoài
ngày càng lớn [6]
Với phương châm thúc đẩy công nghiệp hoá "sạch", các chuyên gia đề
xuất những giải pháp gắn việc thúc đẩy phát triển công nghiệp với việc xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển của các ngành, có sự lồng ghép yếu tố sử
dụng tài nguyên môi trường, cơ cấu lại công nghiệp, hạn chế các ngành tiêu
tốn nguyên, vật liệu và gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần không ngừng giảm
thiểu và phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp bằng các công cụ luật pháp, kinh tế
và công nghệ.
Đối với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, cần đặc biệt trú
trọng những giải pháp liên quan đến hoàn thiện luật pháp và chính sách phát
triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông thôn
theo hướng đẩy mạnh các ngành phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ
mới, công nghệ sinh học, thúc đẩy công nghệ chế biến nông sản
Theo phân tích của các chuyên gia, để có được sự phát triển xã hội bền
vững, vẫn tiếp tục phải ưu tiên giải quyết 5 vấn đề là xoá đói giảm nghèo; hạn
chế tăng dân số; định hướng đô thị hoá và di dân; nâng cao chất lượng giáo
dục; cải thiện y tế và vệ sinh môi trường.
Để tăng cường độ bền vững của "chân kiềng" thứ ba là môi trường,
nhiều chuyên gia đề cập đến vấn đề chống thoái hoá đất, sử dụng và quản lý
tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên biển, ven biển; bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng; giảm thiểu ô nhiễm không khí ở đô thị và khu công nghiệp;
quản lý chất thải rắn; bảo tồn đa dạng sinh học
15
Bên cạnh những giải pháp trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường,
các chuyên gia còn khẳng định rằng để có sự phát triển bền vững, không thể
chỉ cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ba
lĩnh vực này, mà còn cần có sự tham gia của toàn dân và đặc biệt là việc nâng
cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong thực hiện phát triển bền vững thông
qua hoạt động xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát, các công cụ
tài chính
Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền
vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về
phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi
trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và
tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi
thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững.
2.4.1.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất gắn với các mục đích kinh tế, xã hội và môi trường là vấn
đề hiện đang được nhiều nước và người sử dụng đất quan tâm. Trong thời kỳ
cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, việc sử dụng đất luân hướng tới mục
tiêu kinh tế, nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên mọi đơn vị diện tích đất nhất
định (xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, chuồng trại chăn nuôi quy
mô lớn ). Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ được sử dụng để
phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của
con người (xây dựng nhà cửa, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể
thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn ).
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu
trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng
căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất
(sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường nói chung và
môi trường đất nói riêng (các thảm hoạ sinh thái như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,
trượt lở đất liên tục xẩy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng
nghiêm trọng), làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi.
Những xung đột giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường rất đa dạng:
- Đất sản xuất nông nghiệp đối lập với quá trình đô thị hoá.
- Phát triển thủy lợi đối lập với việc phân chia các nguồn tài nguyên
16
nước cho đô thị và phát triển công nghiệp.
- Phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đối lập với việc bảo vệ hệ
sinh thái ven biển.
- Sản xuất thuốc phiện đối lập với sản xuất lương thực thực phẩm ở một
số địa phương.
- Quyền lợi của người bản địa và những người di cư.
- Bảo vệ các giá trị sinh thái đối lập với nhu cầu về thực phẩm hoặc
nông sản khác.
- Các chủ sử dụng đất nhỏ mâu thuẫn với việc canh tác quy mô lớn.
17
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và
thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại - huyện Bắc
Yên - Tỉnh Sơn La.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là xã Chiềng Sại - huyện
Bắc Yên - Tỉnh Sơn La.
+ Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2009 -
2013 Số liệu giá cả vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra vào thời điểm
năm 2013.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan
đến đất đai
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết,
thuỷ văn, …
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: dân số và lao động, trình độ dân trí,
cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện, thị
trường tiêu thụ nông sản phẩm, Từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế
trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá chung.
3.2.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Chiềng Sại
- Nghiên cứu hiện trạng các kiểu sử dụng đất.
- Diện tích và sự phân bố diện tích đất nông nghiệp.
- Mức độ biến động diện tíchcác kiểu sử dụng đất trong xã.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua một số chỉ tiêu: GTSX, CPTG, GTGT,
hiệu quả đồng vốn (HQĐV) của các kiểu sử dụng đất.
- Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ
tiêu như: số lao động được sử dụng trong các loại hình sử dụng đất; giá trị
ngày công lao động trong các loại hình sử dụng đất.
18
- Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu về mức đầu tư
phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và ảnh hưởng của nó
đến môi trường.
- Đánh giá tổng hợp dựa trên các đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội, hiệu quả môi trường từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề phát
triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại
- Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.
- Định hướng nâng cao sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả.
- Dự kiến một số giải pháp sau định hướng.
- Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp thực hiện.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho
các vùng kinh tế nông nghiệp của xã. Những bản được chọn là những bản có
đặc điểm về đấtt đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế
về sản xuất nông nghiệp hàng hoá khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái
của bản. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất, để đảm bảo tính khách
quan của đề tài tôi tiến hành chia các bản thành 02 tiểu vùng:
Tiểu vùng 1: gồm các có Bản Nà Dòn, Bản Cò Muồng, Bản Suối
Ngang, Bản Mõm Bò, Bản Lái Ngài, Bản Tăng là vùng tương đối bằng
phẳng, nằm dọc theo chân đồi núi, có độ cao trung bình từ 9 – 12m. Cây nông
nghiệp tương đối phát triển, năng suất cao, như cây ngô, rau màu, lúa
Tiểu vùng 2: là vùng nằm ở các sườn đồi núi, gồm Bản Suối Pứng, Bản
Nặm Lin, có độ cao trung bình 12 - 15m, là vùng đất khó khai thác, do độ dốc
tương đối lớn nên hàng năm vào mùa mưa đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu
nhanh, sản xuất nông nghiệp mất nhiều công, năng suất thấp. Nhưng nhờ có
những chính sách về khuyến nông xã như cải tạo đất bằng cách cày quốc, bón
phân nên tiểu vùng này cũng đạt được nhiều hiệu quả, như cây ngô, lúa nước,
cây khoai lang
19
3.3.2. Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu
* Số liệu thứ cấp
Thu thập từ cơ quan: Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Sại - Huyện Bắc Yên.
* Số liệu sơ cấp
Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ: ở mỗi bản, tiến hành điều
tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu
nhiên, tổng số hộ điều tra là 60 hộ.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Do điều kiện cơ sở vật chất của xã chưa đầy đủ nên phương pháp này
chưa dược áp dụng.
3.3.4. Các phương pháp khác
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các
nông dân sản xuất giỏi để đề suất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp
thực hiện.
Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu
của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật nông nghiệp.
20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Chiềng Sại
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Chiềng Sại có tổng diện tích tự nhiên là 7.729,20ha, nằm ở phía Nam của
huyện Bắc Yên với vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Song Pe - huyện Bắc Yên
- Phía Nam giáp xã Tân Hợp - huyện Mộc Châu.
- Phía Đông giáp xã Đã Đỏ - huyện Phù Yên.
- Phía Tây giáp xã Mường Lựm - huyện Yên Châu.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là núi đất xen lấn ít núi đá, bị chia cắt bởi
nhiều khe suối và dâng núi phụ.
Độ cao trung bình là 500 m.
Độ dốc bình quân là 25 - 30º, núi đá có độ dốc > 30º.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống khe núi lớn, nhỏ xen lẫn các
chỏm núi cao độc lập tạo thành các hủm thụt, các dòng khối cụt, độ cao trung
bình so với mực nước sông là 30 m.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Chiềng Sại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm một
năm có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhìn chung khí hậu xã Chiềng Sại tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, tuy nhiên hàng năm do mưa bão tập trung với lưu lượng lớn nên gây xói
mòn đất đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông, hồ, trên địa bàn xã khá phong phú bao gồm hệ thống
sông Đà, nhờ có thuỷ điện Hoà Bình tạo thành một lòng hồ Chúng có tác
động rất lớn về mặt thủy lợi, nguồn nước tưới tiêu cho vùng, chế độ thuỷ văn
cả xã phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Đà.
21
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Năm 2013 tổng diện tích đất tự nhiên của xã Chiềng Sại là 7.729,20ha, căn
cứ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La cho thấy địa bàn xã gồm các loại đất chính sau:
Đất Feralit màu nâu dortreen đá Mác ma trung tính và Ba zíc 1082,3 ha.
Đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất 753,4 ha.
Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá cát phân bố ở khu vực giáp sông
Đà 5536,8 ha.
Đất Feralit màu vàng trên đá cát, đất mùn vàng nhạt trên đá cát 356,7 ha.
Ngoài ra ven sông suối còn có đất phù sa, dưới chân núi và các thung
lũng có đất dốc tụ.
* Tài nguyên nƣớc
Nước mặt chủ yếu là từ nguồn nước của các nguồn nước tự nhiên,
sông, hồ trên địa bàn xã. Đặc biệt sông Đà là nguồn nước cung cấp nước
chính cho nhân dân trong xã. Ngoài ra còn các khe suối nhỏ, các suối này có
lưu lượng rất nhỏ, về mùa khô hầu như bị cạn kiệt.
- nguồn nước ngầm
Xã Chiềng Sại có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, nhưng vì
địa hình dốc nên nguồn nước ngầm ít được đưa vào sử dụng trong người dân.
* Tài nguyên khoáng sản
Trữ lượng khoáng sản trên địa bàn xã Chiềng Sại ít và phân tán,
không đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ
lượng lớn là:
Trên địa bàn xã có mỏ Nieken - đồng ở Bản Tăng và bản Nà Dòn.
* Tài nguyên rừng
Tổng diện tích lâm nghiệp của xã là 4.295,79 ha và chủ yếu là rừng
phòng hộ.
Hiện nay, xã Chiềng Saị là một trong những xã có diện tích đất lâm
nghiệp chiếm 55,58% diện tích tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loại cây
trồng có khả năng để phát triển hệ thống rừng phòng hộ, tạo ra vùng rừng có
giá trị kinh tế hàng hóa cao.
22
4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê cuối năm 2012, tổng diện tích nông nghiệp xã
Chiềng Sại có 5.560,26 ha, chiếm 71,9% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất
chưa sử dụng chiếm 18,6% cần được đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
Bảng 4.1. Bảng số liệu thể hiện cơ cấu đất nông nghiệp xã Chiềng
Sại năm 2012.
Mục đí ch sử dụng đất
Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1
Đất nông nghiệp
NNP
5.560,26
100,00
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
1.262,42
22,7
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
4.295,79
76,9
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
2,05
0,4
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu đất nông nghiệp xã Chiềng
Sại năm 2012.
1.1 Đất sản xuất nông
nghiệp SXN
1.2 Đất lâm nghiệp LNP
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ
sản NTS
Hình 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp xã Chiềng Sại năm 2012
Theo số liệu thống đầu năm 2012, tổng diện tích đất nông nghiệp của
xã có 5.560,26 ha chiếm 71,9% % diện tích đất đưa vào sử dụng của xã
(7.729,20ha ). Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp toàn xã Chiềng Sại được
thống kê và tổng hợp theo Bảng 4.2
Diện tích đất nông nghiệp của toàn xã được thống kê và tổng hợp theo Bảng
4.2
23
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012
Mục đí ch sử dụng đất
Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1
Đất nông nghiệp
NNP
5.560,26
100,00
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
1.262,42
22,7
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
892,38
77,8
1.1.2
Đất trồng lúa
LUA
82,41
6,5
1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
89,97
7,1
1.1.4
Đất trồng cây lâu năm
CLN
107,66
8,5
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
4.295,79
76,9
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
2.594,50
60,4
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
2,05
0,4
Qua số lệu thống kê tổng diện tích đất tự nhiên của xã Chiềng Sại tính
tới ngày 10/02/2013 mới nhất cho thấy:
- Diện tích đất nông nghệp là 5.560,26 ha chiếm 71,9% tổng diện tích
tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 4.295,79 ha,
so với đầu năm 2012 là 4.296,194ha thì diện tích đất nông nghiệp này đến
giữa năm 2012 xã phân bổ thên diện tích đất nông nghiệp là 1.254,066ha.
Diện tích đất này tăng là do nhu cầu sử dụng đát của nhân dân tăng như kết
hôn chuyển hộ khẩu tới thêm từ năm 2009 tới nay và quá trình sinh đẻ , nên
xã phải phân bổ thêm diện tích đất này.
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 733,58ha chiếm 9,5% tổng diện tích
đất tự nhiên.
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã Chiềng Sại đang có xu hướng
tăng do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế đang có xu hướng
chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và dịch vụ.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 1435,36ha chiếm 18,6% tổng diện tích
tự nhiên.
Diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần do quá trình khai
hoang và đốt rừng bừa bái của người dân và do sức ép về gia tăng dân số, nhu
cầu sử dụng đất nông nghiệp của người dân rất lớn.
24
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.3.1. Dân số và lao động
- Xã Chiềng sại có 08 bản: 567 hộ gia đình với 3.671 nhân khẩu, 1.393
lao động. Mật độ dân số bình quân 35 người/km vuông.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,6%.
- Đời sống nhân dân trong vùng còn thấp, thu nhập bình quân đầu
người đạt 2.2000 đồng/người/năm. Lương thực có hạt bình quân có hạt 570
kg/người/ năm.
- Số hộ có mức sống khá, trung bình 205 hộ , chiếm 36,16%.
- Số hộ nghèo theo tiêu chí mới 362 hộ, chiếm 63,84%.
4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ của xã phân bố tương đối hợp lý, liên
hoàn giữa các bản trong xã, giữa xã với những xã giáp ranh. Có các tuyến
đường liên bản có chiều dài 1 km, đường Nà Dòn – Cò Muồng có chiều dài
10 km, chất lượng tương đối đảm bảo việc đi lại của người dân. Các tuyến
đường nội đồng có chất lượng công trình bình thường tuy vẫn chưa được
cứng hoá, toàn bộ là đường đất.
Hệ thống giao thông cần phải đầu tư, nâng cấp để tăng khả năng lưu
thông cho các phương tiện phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng nông sản
lưu thông thuận tiện.
Trên địa bàn xã có một loại hình giao thông chính là hệ thống giao
thông đường bộ. UBND xã cũng nhận thức rất rõ tầm quan trọng của giao
thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nên trong những năm qua xã đã
đôn đốc chỉ đạo các bản sửa chữa nâng cấp kịp thời các tuyến giao thông liên
bản.
* Thủy lợi.
Hiện tại xã có 2 km mương xây, 8 km mương đất phục vụ cho việc tưới
tiêu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu còn
hạn chế nhất là về mùa khô chưa đảm bảo đủ nước để sản xuất thâm canh
25
tăng vụ. Nếu kiện toàn được hệ thống thuỷ lợi việc tưới tiêu phục vụ cho sản
xuất sẽ chủ động hơn, năng xuất cây trồng cũng được nâng cao.
Hinh 4.2. Cảnh quan ruộng lúa xã Chiềng Sại
* Hệ thống chợ
Trên địa bàn xã chỉ có 1 chợ phiên, tính từ ngày ngày đầu tiên của
tháng sau đó cứ 10 ngày thì có 1 chợ, chính vì vậy rất khó khăn cho việc trao
đổi mua bán hàng hoá.
* Hệ thống cơ quan phục vụ nông nghiệp
Xã có 01 cán bộ khuyến nông, thú y. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn rất
thiêu thốn, nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, song xã có 1 lực lượng cán
bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm về chuyên môn và nhiệt tình nên cũng đáp ứng
được phần nào yêu cầu của các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
Với điều kiện kinh tế - xã hội như vậy sẽ là động lực quan trọng tạo ra
những thuận lợi để đẩy mạnh nông nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế nông
thôn phát triển.
4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
+ Thuận lợi: Xã có vị trí thuận lợi về mặt giao thông đường bộ lẫn
đường thủy, thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các
vùng.
Diện tích mặt hồ sông Đà lớn thể hiện rõ tiềm năng trong việc khai
thác nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, đất đai, khí hậu phù hợp với