Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN hóa học của lá mắm (AVICENNIA MARINA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.56 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ HƯƠNG NHI
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ MẮM
(AVICENNIA MARINA)
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã ngành: 60 44 27
CẦN THƠ − 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ HƯƠNG NHI
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ MẮM
(AVICENNIA MARINA)
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã ngành: 60 44 27
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH PHƯỚC
CẦN THƠ − 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ HƯƠNG NHI
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ MẮM
(AVICENNIA MARINA)


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã ngành: 60 44 27
Duyệt của GVHD Duyệt của Hội Đồng
TS. LÊ THANH PHƯỚC
MỤC LỤC
Đề cương luận văn Thạc sĩ
Chương 1:
MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mắm là một nhóm các loài cây thuộc rừng ngập mặn phân bố trong các vùng bờ
biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây Mắm giá trị kinh tế không đáng kể nhưng là loài
cây tiên phong và có công rất lớn trong việc hình thành và phát triển rừng ngập mặn.
Theo các nhà khoa học: Sự phát triển tự nhiên của rừng ngập mặn bắt đầu bằng
sự tiến nhập của loài Mắm. Chúng có sức sống rất mãnh liệt, từ những bãi bùn ngâm
mình trong nước biển đến những khu đất rẫy cao đều xuất hiện Mắm tái sinh. Vai trò
lớn nhất của loài Mắm là cố định đất, do bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống
đất, nó có sức chịu đựng được sóng và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm.
Cây Mắm tồn tại, phát triển và ngày càng lan rộng ra phía biển, cây Mắm vừa
phát triển, vừa giữ đất và thuần hóa đất. Cây Mắm ngoài tác dụng hình thành nên
những cánh rừng bảo vệ lở đất thì hiện nay người dân vùng biển còn dùng cây Mắm để
làm thức ăn cho tôm. Ở vùng ngập mặn, nước biển là nguồn nước mặn chủ yếu, cây
Mắm thải bớt lượng muối thừa bằng cách bài tiết muối ở mặt dưới của lá. Dân vùng
biển lấy lá cây Mắm đem về băm ra làm phân xanh (kali) để bón ruộng rất tốt.
Cây Mắm ở các nước trên thế giới như Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ấn Ðộ,
Trung Quốc, Hồng Kông,…đều được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chiết
xuất ra các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, được sử dụng trong điều trị bệnh. Mỗi
thành phần của cây Mắm như lá, vỏ thân và rễ đều có những hoạt tính sinh học đặc
trưng. Theo những tài liệu nghiên cứu trên thế giới, lá, vỏ thân và rễ Mắm ngày càng

được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt các hoạt chất chiết xuất từ lá Mắm được xác định
là có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxi hóa, kháng nấm, kháng ung thư.
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây Mắm, đặc biệt là lá Mắm
đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về cây Mắm
nói chung và lá Mắm nói riêng vẫn còn hạn chế. Vì vậy để góp phần tìm hiểu thêm về
thành phần hóa học có trong lá Mắm nên tôi chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa
học của lá Mắm (Avicennia marina)”.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 1
Đề cương luận văn Thạc sĩ
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 3 thành phần chính của cây Mắm là lá, vỏ thân
và rễ Mắm. Riêng luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về thành phần hóa học của lá
Mắm ổi (Avicennia marina). Luận văn sẽ hướng vào bốn mục tiêu chủ yếu sau:
- Mục tiêu 1: Định danh cây Mắm cần nghiên cứu. Tìm hiểu điều kiện sinh
trưởng, hình thái cây và những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong lá Mắm.
- Mục tiêu 2: Khảo sát các cao petroleum ether, cao ethyl acetate, cao butanol.
- Mục tiêu 3: Tách chiết các chất tinh khiết từ cao petroleum ether, cao ethyl
acetate và cao butanol.
- Mục tiêu 4: Thử hoạt tính sinh học của các chất tinh khiết đã tách ra từ các cao
petroleum ether, cao ethyl acetate và cao butanol. Xác định thành phần dinh dưỡng có
trong lá Mắm (nếu có thời gian).
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây Mắm đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ trước những năm
1960. Cây Mắm phân bố ở các vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nó đã trở thành
nguồn dược liệu quý cho cư dân ở các vùng này. Theo một số tài liệu dân gian trên thế
giới, lá của cây Mắm trị bệnh đau dạ dày, bệnh nấm ở phụ nữ, vỏ của cây Mắm dùng
để làm thuốc trị ghẻ và chữa bệnh phong, chữa vết thương hoại thư, diệt chấy rận, diệt
giun sán và các động vật ký sinh khác. Nó còn có khả năng chữa bệnh ung thư. Cho
nên, cây Mắm không phải là chỉ là loại cây giúp chống lở đất, cung cấp gỗ tạp mà còn

là cây thuốc quý cần được bảo vệ và nghiên cứu sâu hơn.
Ở Việt Nam, nguồn dược liệu từ cây Mắm ít được quan tâm, đặc biệt những
nghiên cứu về thành phần hóa học trong lá Mắm còn hạn chế. Do đó, các đề tài nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực hóa học về cây Mắm ở Việt Nam là thực sự rất cần thiết.
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Qua sự định danh của cô Nguyễn Thị Kim Huê, Bộ môn Sinh, Khoa Khoa Học,
trường Đại Học Cần Thơ và đối chiếu với Cây cỏ Việt Nam-quyển II-Phạm Hoàng Hộ
thì cây Mắm chúng tôi nghiên cứu là cây Mắm ổi (Avicennia marina Forsk.).Vierh).
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lá Mắm ổi được thu hái tại xã Định
Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 2
Đề cương luận văn Thạc sĩ
Chương 2:
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
[4]
Tên khoa học: Avicennia.
Tên Việt Nam: Mắm.
Giới: Thực vật (Plantae).
Ngành: Thực vật có hoa (Magnoliophyta).
Lớp: Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida).
Bộ: Hoa môi (Lamiales).
Họ: Ôrô (Acanthaceae) hay Mắm (Avicenniaceae).
Chi: Mắm (Avicennia L.)
Họ Avicenniaceae là một họ độc chi, chỉ có chi Mắm (Avicennia) tức là họ
Mắm, chi Mắm (Avicennia có nguồn gốc từ tên gọi bằng tiếng La tinh của tên nhà
khoa học người Ba Tư Avicena (Abū ‘Alī al-Husayn ibn ‘Abd Allāh ibn Sīnā al-
Balkhī).
2.2.1 Mô tả thực vật

Vòng đời của nó khoảng 30 năm. Sự phát triển tự nhiên của rừng ngập mặn bắt
đầu bằng sự bám rễ và sinh sôi của loài Mắm.
Đặc điểm của cây Mắm là có rễ đất và rễ phổi. Vai trò lớn nhất của loài Mắm là
cố định đất, do bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống đất, nó có sức chịu đựng
được sóng và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm. Mắm lại có trái trước khi
rụng đã nẩy mầm cây con. Vì thế, khi trái Mắm rụng chỉ trong một thời gian ngắn là
nó có thể bám đất và phát triển. Chính hai đặc điểm này của cây Mắm: rễ Mắm và trái
Mắm mà làm cho cây Mắm có thể nhanh chóng sinh sản, lớn lên và phát triển tốt ở
vùng giáp ranh giữa đất và nước mặn. Mắm mọc ngay khi trái rụng xuống nước và
bám trụ ở chỗ giữa đất và nước là điều kiện để giữ đất, giúp đất được bồi đắp và lấn
dần thêm ra biển để lâu ngày trở thành rừng Mắm.
Mắm tái sinh và phát triển đến giai đoạn già cỗi thì suy vong nhường chỗ cho
các cây khác như sú, dá, cóc, đước, tràm…Tùy loài, cây Mắm có thể đạt đường kính
gốc và chiều cao khác nhau, có loài đạt đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30 m.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 3
Đề cương luận văn Thạc sĩ
2.2.2 Nơi sống và thu hái
Cây Mắm mọc tự nhiên từ bãi biển, bùn lầy, rễ ăn sâu vào lòng đất, lá cây Mắm
tươi xanh quanh năm. Người dân vùng biển gọi là cây Mắm, vì nó mọc lên từ biển
mặn, cây Mắm thường có quả vào dịp tháng bảy, tháng tám âm lịch hằng năm.
2.2.3 Tính vị, tác dụng
[1], [4]
Ngoài việc cung cấp gỗ là chính, cây Mắm còn là cây dược liệu có thể chữa
được một số bệnh cho con người. Trong dân gian, bài thuốc từ cây Mắm mà chủ yếu là
các cao trích từ thân, rễ, lá, hoa và quả của nó với các công dụng tùy thuộc vào mỗi
loài Mắm như sau:
• Avicennia africana: chữa bệnh tưa miệng (ở trẻ em sơ sinh); bệnh nấm
candida (ở âm đạo của phụ nữ), chữa vết thương hoại thư, diệt chấy rận, chữa bệnh
ghẻ lở, diệt giun sán và các động vật ký sinh khác; riêng vỏ của nó có thể chữa bệnh

ung thư.
• Avicennia alba: chữa các bệnh về da, khối u, lở loét, ung thư, chống sự sinh
sản quá nhanh của động vật.
• Avicennia ebracteatus: chữa những chỗ sưng lên dưới da do nhiễm trùng và
sinh ra mủ, nhọt, riêng quả của nó có thể giải trừ chất độc khi bị rắn cắn.
• Avicennia germinans: chữa bệnh ung thư, thấp khớp, đau họng, riêng lá và vỏ
của nó có thể chữa bệnh viêm loét trong miệng.
• Avicennia marina: chữa bệnh thấp khớp, đậu mùa, lở loét, thân của nó có thể
chữa bệnh ung thư.
• Avicennia officinalis: chữa bệnh tưa miệng (ở trẻ em sơ sinh); làm thuốc kích
thích tình dục, lợi tiểu, viêm gan (dùng lá và quả), dùng vỏ chữa bệnh phong.
• Avicennia nitida: (vỏ và lá) chữa bệnh tưa miệng (ở trẻ em sơ sinh); bệnh
nấm Candida (ở âm đạo của phụ nữ), chữa các bệnh về da, khối u, lở loét.
• Avicennia tomentosa: (dùng thân và vỏ) chữa bệnh thấp khớp.
2.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC
[1], [4]
Mỗi loài Mắm có thành phần hóa học khác nhau, kết quả phân tích Mắm
Avicennia tomentosa cho thấy có các thành phần sau: tro 7.96%, tinh dầu 0.6%,
nhựa 2%, tanin 17%, chất đường 11%, không thấy có alkaloid, rất ít glucoside. Ngoài
ra cây Mắm còn chứa các hợp chất như: steroid, triterpenoid, flavonoid, saponin, và
các nguyên tố kim loại như Zn, Cu, Fe,

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 4
Đề cương luận văn Thạc sĩ
Một số hợp chất tiêu biểu được phân lập từ cây Mắm:
(1) Lupeol
- Công thức phân tử: C
30
H
50

O
- Lupeol kết tinh trong MeOH, tinh thể không màu dạng sợi.
- Tan tốt trong các dung môi petroleum ether, ethyl acetate, cồn,…
- Nhiệt độ nóng chảy: 210-212°C.
- [α]
D
= +30.4°
2
3
4
5
10
1
6
7
8
9 14
13
12
11
15
16
17
18
22
21
19
25
HO
24

26
23
20
30
CH
2
29
27
28
(2) Taraxerol
- Công thức phân tử: C
30
H
50
O
- Tinh thể hình kim màu trắng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 281-282°C, R
f
= 0.53 (n-Hexan:CH
2
Cl
2
= 1:4).
- [α]
D
= +1.4°
HO
(3) Kaemferol
- Công thức phân tử:
C

15
H
10
O
6
- Chất bột màu vàng.
- Kết tinh trong
CHCl
3
.
- Điểm tan chảy:
276-278°C.
- Sắc ký lớp mỏng với dung môi giải ly (CHCl
3
:EtOAc = 1:1) cho một vết
tròn màu vàng đậm có R
f
= 0,42.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 5
Đề cương luận văn Thạc sĩ
OOH
HO O
OH
2
4
5
7
8
9

2'
3'
4'
5'
6'
10
6
1'
OH
3
(4) Betulinic acid
- Công thức phân tử: C
30
H
48
O
3
- Là chất tinh thể màu trắng hình kim, kết tinh trong methanol.
- Thu được từ cao ethyl acetate, nóng chảy ở 316-318°C.
- Tan tốt trong các dung môi ít phân cực, khó tan trong nước.
HO
O
OH
(5) Betulinaldehyde:
- Betulinaldehyde chiết xuất từ phần vỏ thân cây Avicennia officinalis.
- Tinh thể hình kim có màu trắng, kết tinh trong MeOH.
- Công thức phân tử: C
30
H
48

O
2.
- Khối lượng phân tử: 440,7 g/mol.
- Điểm tan chảy: 188-190°C.
2
3
4
5
10
1
6
7
8
9 14
13
12
11
15
16
17
18
22
21
19
25
HO
24
26
23
20

30
CH
2
29
27
CHO
28
Betulinaldehyde là chất có khả năng kháng khuẩn và ức chế kí sinh trùng sốt rét
Plasmodium falciparum.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 6
Đề cương luận văn Thạc sĩ
(6) ent-(13S)-2,3-Seco-14-labden-2,8-olide-3-oic là một diterpenoid mới, nó
được chiết xuất từ cây Avicennia officinalis.
HOOC
O
O
OH
1
2
13
3
4
10
14
17
9
8
11
16

12
15
7
18
19
5
6
20
- Kết tinh trong MeOH.
- Công thức phân tử: C
20
H
32
O
5.
- Khối lượng phân tử: 352 g/mol.
- Điểm tan chảy: 154°C.
- [α]
D
=

– 30,4°

(C: 0,52; CHCl
3
).
ent-(13S)-2,3-Seco-14-labden-2,8-olide-3-oic có khả năng kháng nấm
Rhizopus ochyzae và Aspergillus niger gây bệnh viêm loét trong miệng ở trẻ em và
bệnh viêm âm đạo của phụ nữ.
(7) 2′-O-(5-Phenyl-2E, 4E-pentadienoyl)-mussaenosidic acid

- Iridoid này được chiết xuất từ cây Avicennia marina.
O
O
O
O
HO
HO
OH
OH
O
COOH
- Chất dạng bột, không màu.
- Công thức phân tử: C
27
H
33
O
11

- Khối lượng phân tử: 533,1 g/mol
- Điểm tan chảy: 149-150°C.
2′-O-(5-Phenyl-2E,4E-pentadienoyl)-mussaenosidic acid có tính kháng oxy
hóa, được sử dụng để chữa các bệnh về da.
2.4 NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
[7], [10], [12-14]
2.4.1 Nghiên cứu trong nước

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 7
Đề cương luận văn Thạc sĩ
Năm 2010, Phạm Thị Thùy Trang, học viên cao học Hóa hữu cơ khóa 15 trường

ĐH Cần Thơ, từ rễ Mắm đã tách được 4 chất: lupeol, kaemferol, esculetin và
stigmasterol. Đồng thời đã thử hoạt tính kháng ung thư sơ bộ trên cao ethyl acetate 2
chất kaemferol và esculetin
theo phương pháp
thử nghiệm độc tính trên Brine Shrimp
đều cho kết quả dương tính. Thử hoạt tính chống oxy hóa
theo phương pháp
DPPH
trên 3 chất lupeol, kaemferol và esculetin
thì
kaemferol và esculetin
đều có
hoạt tính
chống oxy hóa.
2.4.2 Những nghiên cứu trên thế giới
Từ năm 1960 đã có những nghiên cứu về flavonoid, steroid, terpenoid, iridoid,
… trong các loại cây Mắm.
Năm 2004, Yu Sun và các cộng sự (Trung Quốc), từ lá của cây Mắm ổi đã tìm
ra 5 iridoid, marinoids A-E (1-5) mới, ngoài ra còn có: 2′-cinnamoyl mussaenosidic
acid, 2′-O-(4′′-methoxycinnamoyl)-mussaenosidic acid, 2′-O-(4′′-hydroxycinnamoyl)
mussaenosidic acid, 3(R)-hydroxy-5-phenyl-4(E)-pentenoic acid.
Năm 2006, Feng, Y. và các cộng sự (Trung Quốc)
[7]
, từ lá của cây Mắm ổi đã
tìm ra hai iridoid và marinoids: 2′-O-[(2E,4E)-5-phenylpenta-2,4-dienoyl]-
mussaenosidic acid, 2′-O-(4-methoxycinnamoyl)-mussaenosidic acid. Bên cạnh đó,
một iridoid glucoside đã biết cũng được tìm thấy là: 2′-O-coumaroyl mussaenosidic
acid và bốn flavones bao gồm: 4′,5-dihydroxy-3′,7-dimethoxyflavone,
4′,5-dihydroxy-3′,5′,7-trimethoxyflavone, 3′,4′,5-trihydroxy-7-methoxyflavone và
4′,5,7-trihydroxyflavone cũng được xác định.

Năm 2009, Miguel López-Lázaro và các cộng sự
[12]
đã nghiên cứu về hoạt tính
sinh học của các flavonoid luteolin và cây Avicennia marina có chứa các hợp chất:
luteolin 7-O-methylether, luteolin 7-O-methylether 3′-O-β-D-glucoside, luteolin
7-O-methylether 3′-O-β-D-galactoside, các hợp chất này được phân lập từ dịch chiết
methanol của những phần trên của cây Avicennia marina.
Năm 2010, S.Ganesh và J.Jannet Vennila (Ấn Độ)
[14]
, từ dịch chiết methanol lá
của cây Mắm đen (Avicennia officinalis) đã định danh được các hợp chất:
3a,6-methano-3ah-inden-5-ol, 26,27-di(nor)-cholest-5,7,23-trien-22-ol,3-methoxy và
octahydro bằng phương pháp phân tích GC-MS.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 8
Đề cương luận văn Thạc sĩ
Năm 2011, S.A. Mahera
[13]
đã tách được hai hợp chất sterols từ rễ phổi (rễ phía
trên) của cây Avicennia marina là stigmasterol-3-O-β-D-galactopyranoside và
stigmasterol. Trong đó stigmasterol-3-O-β-D-galactopyranoside là hợp chất lần đầu
tiên được tìm thấy từ loài cây này.
Chương 3:
THỰC NGHIỆM

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 9
Đề cương luận văn Thạc sĩ
3.1 THIẾT BỊ - HÓA CHẤT - PHƯƠNG PHÁP
3.1.1 Thiết bị
• Cột sắc ký, máy cô quay chân không, cân điện tử, tủ sấy, bình lóng.

• Máy soi UV ở 2 bước sóng 254 nm và 365 nm.
• Cột sắc ký đường kính 1-4 cm.
• Becher, erlen, pipet, giấy lọc, phễu…
3.1.2 Các hoá chất
• Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silica gel KG 60
F
254
.
• Silica gel KG 60 F
254
dùng cho sắc ký cột pha thường cỡ hạt 0.040-0.063 mm.
• Thuốc hiện vết chất hữu cơ trên bản mỏng: dung dịch H
2
SO
4
10% trong
methanol.
• Dung môi dùng trong thí nghiệm bao gồm: acetone (Trung Quốc),
dichloromethane (Việt Nam), chloroform (Việt nam), cồn 96
o
(công nghiệp),
ethyl acetate (Việt Nam), petroleum ether (Việt Nam), n-butanol (Việt Nam),
methanol (Việt Nam) và nước cất.
3.1.3 Phương pháp tiến hành
3.1.3.1 Phương pháp cô lập các hợp chất
Sử dụng kỹ thuật sắc ký cột silica gel pha thường kết hợp sắc ký lớp mỏng.
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng
thuốc thử là dung dịch H
2
SO

4
/EtOH hay FeCl
3
/EtOH.
3.2.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Phổ khối lượng (ESI-MS), phổ hồng ngoại (IR).
Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR):
1
H-NMR (500 MHz) và
13
C-NMR (125
MHz).
Phổ 2 chiều.
3.2 NGUYÊN LIỆU
3.2.1 Thu hái nguyên liệu

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 10
Đề cương luận văn Thạc sĩ
Mẫu nguyên liệu dùng trong nghiên cứu là lá của cây Mắm ổi được thu hái ở xã
Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
3.2.2 Xử lý nguyên liệu
Lá cây Mắm ổi được rửa sạch, loại bỏ tạp, phơi khô và xay nhỏ ngâm trong
ethanol.
3.2.3 Quy trình chiết cao
3.3 THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 11
Loại dung môi dưới áp suất kém
Chiết với EA (× 10 lần)
Loại dung môi dưới áp suất kém

Ngâm dầm với cồn 96°,
chiết, lọc
Chiết với PE (× 10 lần)
Loại dung môi dưới áp suất kém
Chiết với n-BuOH (× 10 lần)
Loại dung môi dưới áp suất kém
LÁ CÂY MẮM
DỊCH CỒN BÃ
CAO EtOH
CAO PE PHA NƯỚC
CAO EA
PHA NƯỚC
CAO n-BuOH
CAO NƯỚC
PHA NƯỚC
Đề cương luận văn Thạc sĩ
• Từ ngày 01/06/2011 đến 30/9/2011: thu thập tài liệu, khảo sát sơ bộ trên cao.
• Từ ngày 01/10/2011 đến 29/2/2012: sắc ký để phân lập và tinh chế chất.
• Từ ngày 01/03/2012 đến 15/5/2012: nhận danh cấu trúc, xác định các thông số
lý, hóa của chất, viết và sửa bài để hoàn thành luận văn.
3.4 KẾT QUẢ DỰ KIẾN
• Phân lập được các chất tinh khiết từ các cao petroleum ether, cao ethyl ecetate
và cao butanol.
• Một bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
• Một luận văn thạc sĩ.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 12
Đề cương luận văn Thạc sĩ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, tr. 172-174.
[2]. Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên, Giáo trình cao
học, Viện Công nghệ Hóa Học, Tp Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), “Cô lập chiết xuất hợp chất thiên nhiên”, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Phạm Thị Thùy Trang (2010), Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây Mắm
(Avicennia Marina), luận văn thạc sĩ.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[5]. Akshayya Shete, Gunale, V. R., Pandit, G. G., “Bioaccumulation of Zn and Pb
in Avicennia marina (Forsk.) Vierh. and Sonnerat apetala Buch. Ham. from
Urban Areas of Mumbai (Bombay)” , J. Appl. Sci.,11(3), pp. 109-112.
[6]. Dar A, Khatoon S. (2000), Behavioral and chemical studies of
dichloromethane fraction from the Areca catechunut. Pharmacol Biochem
Belav, 65, pp. 1-6.
[7]. Feng, Y., Li, X M., Duan, X J. and Wang, B G. (2006), Iridoid Glucosides
and Flavones from the Aerial Parts of Avicennia marina. Chemistry &
Biodiversity, 3, pp. 799-806.
[8]. Kamel H. Shaker, M. Hani A. Elgamal and Karlheinz Seifert (2001), “Iridoids
from Avicennia marina”, Z. Naturforsch. 56c, pp. 965-968.
[9]. Keivan Zandi, Marzieh Taherzadeh, Kohzad Sartavi, Saeed Tajbakhsh, Zahra
Rastian, Moradali Fouladvand, Ramin Yaghoubi (2009), “Antiviral activity of
Avicennia marina against herpes simplex virus type 1 and vaccine strain of
poliovirus”, Journal of Medicinal Plants Research, 3(10), pp. 771-775.
[10]. Marium Tariq, Shahnaz Dawar, Fatima S. Mehdi (2006), “Isolation of fungi
from Avicennia Marina”, Pak. J. Bot., 38(3), pp. 805-810.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 13
Đề cương luận văn Thạc sĩ
[11]. Md. Enamul Haque, Hussain Uddin Shekhar, Akim Uddin Mohamad, Hafizur

Rahman, AKM Mydul Islam and M. Sabir Hossain (2006), “Triterpenoids
from the Stem Bark of Avicennia officinalis”, Dhaka Univ. J. Pharm. Sci.
5(1-2), pp. 53-57.
[12]. Miguel López-Lázaro (2009), Distribution and Biological Activities of the
Flavonoid Luteolin, Mini-Reviews in Medicinal Chemistry, 2009, 9, pp.
31-35.
[13]. S.A. Mahera, V.U. Ahmad, S.M. Saifullah, F.V. Mohammad và K. Ambreen
(2011), “Steroids and Triterpenoids from grey mangrove Avicennia marina”,
Pak. J. Bot., 43(2), pp. 1417-1422.
[14]. S.Ganesh và J.Jannet Vennila (2010), “Phytochemical Analysis of Acanthus
ilicifolius and Avicennia officinalis By GC-MS”, Res. J. Phytochem., 2011,
pp. 1-6.
[15]. Yu Sun, Jie Ouyang, Zhiwei Deng, Qingshan Li and Wenhan Lin (2004),
“Structure elucidation of five new iridoid glucosides from the leaves of
avicennia marina”, Magn. Reson. Chem. 2008, 46, pp. 638-642.

HVTH: Lê Hương Nhi – MSHV: 091009 Trang 14

×