Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

GÓP PHẦN NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học của cây DIẾP cá (houttuynia cordata thunb )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.22 KB, 16 trang )

Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2. 1 Mục tiêu tổng quát 2
2. 2 Mục tiêu cụ thể 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3
TỔNG QUAN 4
1. Đại cương về thực vật 4
2. Thành phần hóa học…………… 4
3. Tác dụng dược lý và ứng dụng 7
3.1 Tác dụng dược lí 7
3.2 Một số bài thuốc trị bệnh bằng rau Diếp Cá 8
3.3 Một số sản phẩm có thành phần rau Diếp Cá 8
4. Một số nghiên cứu về cây Diếp Cá 9
4.1 Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất Sesamin, β-sitosterol và Quercitrin
trong cao ete dầu hỏa và cao etyl acetat thu được từ cây Diếp Cá 9
4.2 Phân lập từ các chiết xuất EtOAc tan trong toàn bộ cây Diếp Cá được 4,5-
dioxoaporphine loại alkaloid, cepharadione B (1), một axit phenolic, protocatechuic
acid (2) và flavonol, quercetin (3), afzelin (4), và quercitrin (5)…… 9
4.3 Tách chiết flavanoid bằng phương pháp CO
2
siêu tới hạn kết hợp với sóng siêu
âm; Và tinh chế bằng nhựa macroreticular hấp phụ 10
4.4 Các nghiên cứu về hoạt tính chống viêm, chống vi khuẩn và hoạt tính chống
oxy hóa của Diếp Cá…………………………………………………………….… 10
QUY TRÌNH PHÂN LẬP HOẠT CHẤT 11
DỰ KIẾN KẾT QUẢ 13


THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 1
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ông bà thường bảo với con cháu: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Thật vậy, ở
nước ta có rất nhiều loại rau được dùng một cách quen thuộc trong đời sống hàng
ngày. Chúng không chỉ là những món ăn đơn sơ mộc mạc, rất thơm ngon và bổ dưỡng
mà thêm vào đó chúng còn là những vị thuốc hay, những loại dược liệu quý đáng được
nghiên cứu. Một trong những loại rau và cũng là nguồn dược liệu quý đó là cây Diếp
Cá.
Rau Diếp Cá đã được biết đến từ rất lâu đời, được dùng như loại rau ăn sống
rất phổ biến, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Nó được xem như là một liệu
pháp dược liệu thiên nhiên chống lại rất nhiều bệnh. Dịch chiết của lá Diếp Cá có khả
năng chống béo phì nhờ những hợp chất acid béo và glycerol
[1]
. Mặt khác, nó có khả
năng chống viêm nhiễm
[2]
và có hoạt tính chống bệnh SAR. Đồng thời nó là một trong
12 loại thảo dược có thành phần làm hạn chế sự peroxy hóa chất béo
[3]
. Với những tác
dụng dược lí nêu trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát thành phần
hóa học của cây Diếp Cá” nhằm xác định được các hợp chất hóa học và từ đó phát
huy hơn nữa tác dụng dược lí của rau Diếp Cá.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2. 1 Mục tiêu tổng quát
Định danh cây Diếp Cá cần nghiên cứu. Tìm hiểu điều kiện sinh trưởng để

tìm nguồn Diếp Cá sạch, đảm bảo được những thành phần dinh dưỡng quan trọng
trong cây Diếp Cá.
Tìm hiểu chung về cây Diếp Cá, thành phần hóa học của cây Diếp Cá và tìm
các phương pháp chiết, cô lập các hợp chất hóa học đó.
2. 2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về thành phần hóa học chính của cây Diếp Cá.
Khảo sát các cao Ethyl acetate, cao n-Hexan, cao Methanol.
Thử hoạt tính sinh học của cao Ethyl acetate, sàng lọc, tìm kiếm các hợp
chất hóa học mới có trong cây Diếp Cá.
Chọn mẫu có hoạt tính hoặc có chất mới, phân lập theo các quy trình riêng
để tách chiết và thu chất tinh khiết.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 2
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phần trên mặt đất của cây Diếp Cá được thu hái tại Đồng Bằng Sông Cửu Long,
do công ty Dược Hậu Giang cung cấp mẫu.
Diếp cá tươi được phơi khô, bảo quản trong túi ny lông và được cắt nhỏ trước
khi sử dụng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đưa ra quy trình tách chiết các hợp chất trong rau Diếp Cá một cách tối ưu.
Chiết thân và lá Diếp Cá bằng kỹ thuật ngâm dầm kết hợp với siêu âm.
Phân nhóm các hợp chất theo độ phân cực của dung môi bằng các phương pháp
chiết lỏng - lỏng với máy siêu âm, đun hoàn lưu, cô quay,
Phân lập các chất tinh khiết bằng các phương pháp sắc ký: sắc ký bản mỏng,
sắc ký cột trung áp, sắc ký cột flash,
Xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ nghiệm: IR, MS,
1
H-NMR,
13

C-
NMR, COSY, HSQC, HMBC, …
Dùng máy GC/MS xác định cấu trúc của các hợp chất dễ bay hơi.
Dùng máy NMR để xác định chính xác cấu trúc của hợp chất.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 3
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
TỔNG QUAN
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT:
1.1. Đặc điểm cây Diếp cá
[1]

Tên thường gọi: Diếp Cá.
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.
Họ Giấp cá (Saururaceae).
Tên Việt Nam: Lá giấp, Rau giấp cá, Tập thái, Ngư tinh thảo, Cỏ vảy mèo
(Thái), Rau vẹn, Phjắc hoảy (Tày), Cù mua mía (Dao).
Mô tả: Cây thảo, cao 20 - 40cm. Thân ngầm mọc bò ngang trong lòng đất, màu
trắng, hơi có lông, bén rễ ở các mấu. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so
le, hình tim, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, cuống lá dài, có bẹ.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài 2 - 2,5 cm, mang nhiều hoa nhỏ
màu vàng nhạt; bao bởi 4 lá bắc màu trắng.
Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn.
Toàn thân vò ra có mùi tanh như mùi cá.
Mùa hoa, quả: tháng 5-7.
Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ, dùng tươi hoặc sấy khô.
1.2. Phân bố sinh thái
[1]
Phân bố, sinh thái: Chi Houttuynia Thunb chỉ có một loài Diếp Cá, phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Dương. Ở nước ta, Diếp Cá mọc

hoang ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Diếp Cá được trồng phổ biến để
làm rau ăn và làm thuốc, Diếp Cá được thu hái quanh năm, thường dùng tươi, có thể
phơi hay sấy khô để dùng dần.
1.3 Tính vị, tác dụng
[1]
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 4
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
Diếp Cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc,
lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng; còn có tác dụng ức chế thần kinh và chống viêm loét.
Theo Đông y, Diếp Cá dùng để chữa các bệnh về Trĩ, phát ban, tắc sữa, giải
độc, kháng viêm,
Theo Tây y, Diếp Cá kích thích gây phồng do tác dụng của cordalin; Diếp
Cá giúp lợi tiểu mạnh do tác dụng của chất quercitrin; Làm chắc thành mao mạch,
chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho
thấy tác dụng chống oxi hóa của hợp chất quercetin.
2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong 100g rau Diếp Cá có: Nước: 91,5%; protid: 2,9%, glucid: 2,7%, lipid:
0,5%, cellulose:1,8%, Calci: 0,3mg, Kali: 0,1mg, tiền vitamin A: 1,26mg, vitamin C:
68mg. Toàn cây Diếp Cá có chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu là aldehyd và dẫn xuất
nhóm ceton như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal, l-dodecanal là những chất không có
tác dụng kháng khuẩn; 3-oxododecanal là chất có tác dụng kháng khuẩn. Nhóm
terpen: bao gồm camphen, myrcen, α-pinen, limonen, linalol. Ngoài ra còn chứa acid
caprinic, laurinaldehyd, benzamid, acidhexadecanoid, acid decanoic, acid palmetic,
lipid và vitamin K. Lá Diếp Cá có chứa β-sitosterol, alcaloid: cordalin và các
flavonoid: afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và quercitrin.
(1) Sesamin
Công thức phân tử: C
20
H
18

O
6
Tên IUPAC: 5,5'-(1S,3aR,4S,6aR)-tetrahydro-1H,3H- furo[3,4-c]furan-1,4-
diylbis(1,3-benzodioxole)
Công thức cấu tạo:
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 5
O
O
O
O
H
H
O
O
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
(2) β-Sitosterol
Công thức phân tử: C
29
H
50
O
Nhiệt độ nóng chảy: 136 - 140
o
C
Tên IUPAC: 17-(5-Ethyl-6-methylheptan-2-yl)-10,13-dimethyl 2,3,4,7,8,9,
11,12,14,15,16,17-dodecahydro-1H-cyclopenta [a] phenanthren-3-ol.
Tên khác: 22,23-Dihydrostigmasterol, Stigmast-5-en-3-ol, β-Sitosterin.
β-Sitosterol là một trong số phytosterols (sterol thực vật) với cấu trúc hóa học
tương tự như cholesterol. Sitosterol có màu trắng, bột sáp với một mùi đặc trưng. Nó
kỵ nước và hòa tan trong rượu.
Công thức cấu tạo:
(3) Afzelin
Công thức phân tử: C
21

H
20
O
10
Tên IUPAC: 4H-1-Benzopyran-4-one, 3-((6deoxy-alpha-L-
mannopyranosyl)oxy)-5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl).
Tên khác: Kaempferol 3-rhamnoside
Công thức cấu tạo:
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 6
OH
HO O
O
OH
O
OHOH
OH
CH
3
O
HO
H
HH
H
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
(4) Hyperin
Công thức phân tử: C
21
H
20
O

12

Hyperin còn gọi là Hyperoside Quercetin 3-D-galactoside; Hyperin; 2 -
(3,4-Dihydroxyphenyl) -3 - (beta-D-galactopyranosyloxy) -5,7-dihydroxy-4H-1-
benzopyran-4-on.
Công thức cấu tạo:

(5) Rutin
Công thức phân tử: C
27
H
30
O
16
.
Tên IUPAC: 2 - (3,4-dihydroxyphenyl) -5,7-dihydroxy-3-{[(2 S, 3 R, 4 S, 5
S, 6 R) -3,4,5-trihydroxy-6-({[ (2 R, 3 R, 4 R, 5 R, 6 S) -3,4,5-trihydroxy-6-
methyloxan-2-yl] oxy} methyl) oxan-2-yl] oxy} -4H-chromen -4-on
Tên khác: Rutoside, Phytomelin, …
Rutin được tìm thấy trong các trái cây chua, cây có múi (cam, bưởi, chanh)
và quả mọng như dâu nam việt quất.
Công thức cấu tạo:
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 7
OH
HO O
O
OH
O
OH
O

OH
OH
OH
CH
2
OH
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
(6) Isoquercitrin
Công thức phân tử: C
21
H
20
O
12

Tên IUPAC: 2 - (3,4-dihydroxyphenyl) -5,7-dihydroxy-3-[(2S, 3R, 4S, 5R,
6R) -3,4,5-trihydroxy-6-(hydroxymethyl)oxan-2-yl]oxy-chromen-4-on.
Isoquercitrin (Bioquercetin) là dạng tự nhiên của quercetin. Nó có thể được
tìm thấy thường trong táo, hành củ, trái cây và rau quả khác.
Công thức cấu tạo:
(7) Quercitrin
Công thức phân tử: C
21
H
20
O
11

Tên IUPAC: 2 - (3,4-Dihydroxyphenyl) -5,7 -3-[[dihydroxy (2 S, 3 R, 4 R,
5 R, 6 S) - 3,4,5-trihydroxy-6-methyl-2 - tetrahydropyranyl] oxy]-4-chromenone

Quercitrin là một glycoside hình thành từ các flavonoid quercetin và các
đường deoxy rhamnose.
Công thức cấu tạo:

Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 8
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
(8) Quercetin
Công thức phân tử: C
15
H
10
O
7

Tên IUPAC: 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-chromen-4-one
Nhiệt độ sôi : 316
o
C
Công thức cấu tạo :
3. TÁC DỤNG DƯỢC LÍ VÀ ỨNG DỤNG
3.1 Tác dụng dược lí
[1]
Diếp Cá từ lâu đã được Đông y dùng
chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa Gần
đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý
của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng,
chống ung thư.
Diếp Cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng
chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện,
giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.

Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây Diếp Cá có chất decanoyl-
acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế
tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn
leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động
vào vỏ bọc protein của virus.
Cũng theo Tây y, Diếp Cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làm
chắc thành mao mạch, chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn
có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác
dụng chống oxi hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp
Cá là một trong 4 chất có tác dụng chống oxi hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của
Diếp Cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu" nhất.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 9
O
OH
OH
HO
OH O
OH
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, Diếp Cá có
tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là
dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện Diếp Cá có tác dụng
ngăn chặn 5 dòng tế bào ung thư máu.
Một số nghiên cứu khác cho thấy Diếp Cá có tác dụng chống viêm xoang
kinh niên. Ngoài ra, chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị
viêm tuyến vú.
3.2 Một số bài thuốc trị bệnh bằng rau Diếp Cá
[1]
Ho gà: Lá Diếp Cá tươi 50g nấu đặc uống thay chè trong 5-10 ngày liền.

Viêm phế quản: Lá Diếp Cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g, sắc đặc uống dần.
Đau mắt đỏ: Lá Diếp Cá rửa thật sạch, giã nhỏ bọc vào giữa 2 lớp giấy bản
hoặc gạc sạch, đắp lên mắt khi đi ngủ.
Viêm tuyến vú: Lá Diếp Cá, lá cải trời mỗi thứ một nắm nhỏ khoảng 30g.
Cả hai vị đem giã nát hoặc xay sinh tố, chế thêm nước, gạn lấy nước uống. Bã còn lại
chưng với dấm đắp lên vú.
Kinh nguyệt không đều: Lá Diếp Cá tươi 30g hoặc 12g khô sắc uống hàng
ngày.
Chữa trĩ: Hàng ngày ăn sống Diếp Cá; ngoài ra có thể dùng lá Diếp Cá nấu
nước để xông, ngâm, rửa lúc thuốc còn nóng. Bã còn lại bịt vào hậu môn.
Sốt rét: Lá Diếp Cá (thường dùng loại tía) 2 nắm, giã nhỏ, dùng lụa bọc lại,
xát khắp người vào lúc sắp lên cơn sốt rét sẽ ngủ được và ra mồ hôi thì đỡ.
Viêm phổi, viêm ruột, lỵ, viêm thận, phù thũng: Lá Diếp Cá 50g sắc uống
hàng ngày.
Viêm tai giữa: Lá Diếp Cá khô 20g, táo đỏ 10 quả. Nước 600ml sắc còn
200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Sởi mới phát: Lá Diếp Cá vò nát, thêm nước vắt lấy nước cốt để uống. Nên
kết hợp cho thêm một nhúm hạt mùi giã dập, ngâm trong rượu, bọc trong miếng giẻ
xoa khắp người cho trẻ.
3.3 Một số sản phẩm có thành phần rau Diếp Cá
3.3.1 Sữa rửa mặt TRESOR D’ORIENT
Thành phần: Chiết xuất rau Diếp Cá, Chiết xuất trà xanh
(Camellia sinensis), Men vi sinh.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 10
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
Công dụng: Tăng tuần hoàn vùng da mặt, diệt khuẩn , se khích lổ chân lông,
kích thích trồi nhân mụn ẩn đặc biệt là đối với mụn đầu đen.
3.3.2 Thuốc AN TRĨ VƯƠNG
Thành phần và hàm lượng mỗi viên:
Cao Diếp Cá 450 mg, cao đương quy 150 mg, magie

carbonat 108 mg, rutin 25 mg, curcumin 10 mg
Công dụng: hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải
thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, ) và các biến chứng xuất
huyết của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn ). Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa
táo bón.
3.3.3 Thuốc HELAF
Hàm lượng trong 1 viên: Cao khô Diếp Cá 210g, cao
khô Rau má 45mg. Có tác dụng thông tiểu, mát gan, giải độc,
trị trĩ và táo bón.
4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY DIẾP CÁ
Dược tính của các hợp chất có trong cây Diếp Cá đã phát hiện ra từ xa xưa.
Và người xưa cũng đã sử dụng các phương pháp tách chiết cổ điển để sử dụng các hợp
chất có lợi như: chiết bằng phương pháp ngấm kiệt, phương pháp ngâm dầm, ngấm
kiệt ngược dòng, phương pháp Soxhlet, đun hoàn lưu,…
Ngày nay, việc tách chiết các hoạt chất của rau Diếp Cá ngày càng được tối
ưu hóa bằng các phương pháp hiện đại. có hiệu quả cao đồng thời hướng đến mục tiêu
“Hóa học xanh”.
4.1. Các nghiên cứu trong nước
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất Sesamin,
β
-sitosterol và Quercitrin
trong cao ete dầu hỏa và cao etyl acetat thu được từ cây Diếp Cá của các tác giả Trần
Thị Việt Hoa, Lê Thị Kim Oanh - Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-
HCM
[4]
4.2. Các nghiên cứu nước ngoài
- Phân lập từ các chiết xuất EtOAc tan trong toàn bộ cây Diếp Cá thấy có ba
flavonol là: quercetin, afzelin và quercitrin có hoạt động ức chế đáng kể về hình thành
AGEs với IC50 tương ứng với các giá trị 66,9; 58,9 và 32,3 mM. Trong khi hai
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 11

Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
rhamnosides flavonol là afzelin và quercitrin cho thấy một hoạt động đáng chú ý ức
chế chống lại RLAR với IC50 tương ứng với các giá trị là 0,81 và 0,16 mM. Theo
nhóm nghiên cứu của Sở phát triển ngành Dược thảo, Hàn Quốc, Viện Đông y,
Daejeon 305-811, Hàn Quốc; Sở Khoa học đời sống, Đại học Daejeon, Daejeon 300-
716, Hàn Quốc.
[5]
- Tách chiết flavanoid bằng phương pháp CO
2
siêu tới hạn kết hợp với sóng
siêu âm, tinh chế bằng nhựa hấp phụ macroreticular. Phân tích HPLC của các
flavonoids sản phẩm cuối cùng cho thấy nó có chứa quercitrin, hyperin, rutin và
quercetin. Theo nhóm nghiên cứu của phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa chất xanh của
Trường Kỹ sư Hóa chất và Công nghệ, Đại học Thiên Tân, Trung Quốc.
[6]
- Các nghiên cứu của Khoa Da liễu, Đại học Quốc gia Chonnam Medical
School, Chonnam Bệnh viện Đại học Quốc gia Viện Nghiên cứu Y học lâm sàng,
Gwangju, Hàn Quốc cho thấy Diếp Cá có hoạt tính chống viêm và chống vi khuẩn.
- Các nghiên cứu của Cục Công nghệ sinh học, Đại học Tajen, Pingtung,
Đài Loan và Viện Khoa học dược phẩm, Học viện của các sản phẩm tự nhiên, Khoa
Dược Trường Đại học Dược, Đại học Y khoa Kaohsiung, Kaohsiung, Đài Loan cho
thấy hoạt tính chống oxy hóa của Diếp Cá.
[8]
Từ những đặc điểm về thành phần hoá học, công dụng và một số nghiên cứu
trong nước và ngoài nước về cây Diếp Cá, nên việc góp phần nghiên cứu thành
phần hoá học của cây Diếp Cá là hết sức cần thiết nhằm góp phần làm rõ hơn thành
phần hóa học của cây Diếp Cá được trồng ở nước ta, đồng thời giúp cho việc bào chế
và sử dụng được tiện lợi hơn, góp nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 12
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh

QUY TRÌNH PHÂN LẬP HOẠT CHẤT
- Từ 5 kg Diếp Cá khô, đem xử lý, kiểm tra các chỉ tiêu: Độ ẩm độ, độ tro,
- Định tính các nhóm hoạt chất.
- Chiết xuất lần lượt với các dung môi: n-Hexan, EtOAc, MeOH.
- Cô quay loại dung môi ta thu được 3 loại cao: Cao n-Hexan; Cao EtOAc; Cao MeOH
- Sàng lọc các chất có hoạt tính, tìm chất mới.
- Từ các chất tinh khiết ta xác định cấu trúc hóa học bằng các loại phổ MS, UV, IR,
NMR, …
- Từ các chất tinh khiết ta thử hoạt tính và đưa ra kết luận.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 13
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được từ cao n-Hexan, cao
EtOAc và cao MeOH của cây Diếp Cá.
- Xác định hoạt tính chống oxi hóa của những chất tinh khiết cô lập được từ cao
ethyl acetate của cây Diếp Cá.
- 01 bài báo.
- 01 luận văn thạc sĩ.
THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN
STT Nội dung công việc
Thời gian
thực hiện (ngày)
Địa điểm tiến hành
1 Thu thập tài liệu 10 Viện công nghệ hoá học
2 Thu và xử lý nguyên liệu 20
Thành phố Cần Thơ và Viện
công nghệ hoá học
3
Xử lý mẫu, tiến hành thí
nghiệm

120 Viện công nghệ hoá học
4
Phân tích, tổng hợp và nhận
xét kết quả thí nghiệm
10 Viện công nghệ hoá học
5 Viết báo cáo 20 Viện công nghệ hoá học
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 14
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, tập 1.
[2] Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, nhà xuất bản khoa học-kỹ thuật Hà Nội,
1999.
[3] Nguyễn Đức Huệ, Trần Mạnh Trí, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Quốc Thuyết,
Nguyễn Trần Hải Vân, Phương pháp vi chiết pha rắn trong hóa phân tích hợp chất
hữu cơ, tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học phân tích Hóa, Lý và sinh
học Việt Nam lần thứ hai 14-15/12/2009.
[4] Trần Thị Việt Hoa, Lê Thị Kim Oanh, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học
quốc gia HCM, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ cây Diếp Cá
(houttuynia cordata thunb) của Việt Nam , Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 11, Số 07-
2008, trang 73.
Tài liệu tiếng Anh
[5] Dae Sik Jang1, Jong Min Kim1, Yun Mi Lee1, Jeong Lim Yoo1, Young Sook
Kim1, Joo-Hwan Kim2, and Jin Sook Kim1 Flavonols from Houttuynia cordata with
Protein Glycation and Aldose Reductase Inhibitory Activity, Department of Herbal
Pharmaceutical Development, Korea Institute of Oriental Medicine, Daejeon 305-811,
Korea.
[6] ZHANG Ying, LI Shufen, WU Xiwen and ZHAO Xing, Macroporous Resin
Adsorption for Purification of Flavonoids in Houttuynia cordata Thunb, Laboratory
for Green Chemical Technology of State Education Ministry, School of Chemical

Engineering and Technology, Tianjin University, Tianjin 300072, China.
[7] Theo Myata M, Koyama T, Yazama K ( 2010 ) Water extract of Houttuynia
cordata Thumb leaves exerts anti-obeysity effects by inhibiting fatty and glycerol
absorption, J.Nutr.Sci Vitaminol Tokyo.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 15
Đề cương luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh
[8] Lean-Teik Ng, Feng-Lin Yen, Chia-Wen Liao and Chun-Ching Lin Protective
Effect of Houttuynia cordata Extract on Bleomycin-Induced Pulmonary Fibrosis in
Rats, Department of Biotechnology, Tajen University, Pingtung, Taiwan.
[9] Shunhee Shin, Seong Soo Joo, Jeong Hee Jeon, Dong Sun Park, 17/8/2009, ant-
inflammatory effects of Houttuynia cordata Thumb supercritical extract, Verterinary
science.
[10] Eun Ju Cho, Takako Yokoma, Dong Rhyu, the inhibitory effect of 12
medicinal plants and their component compounds on lipid peroxidation, Institute of
natural Medicine, Japan.
[11] Zhanan Yang, Shiqiong Lou, GC – MS of volatile compositions of Houttuynia
cordata Thumb obtained by headspace solid-phase microextraction ( HS – SPMS ),
10/2009, Taney Academy of Sciences.
[12] Zhang Ying, Li Shufen, WU Xiwen and Zhao Xing, Tạp chí Công Nghiệp
Hóa chất, nxb Elsevier BV, Trung Quốc.
Đề tài: Khảo Sát Thành Phần Hóa Học Của Cây Diếp Cá Trang 16

×