Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tín dụng nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.65 KB, 25 trang )

LỚP ĐH23NH13
NHÓM 15
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
I. Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện
vật ) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn
hơn ban đầu.
II- Các loại hình tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín dụng được thể hiện rất đa dạng, phong phú, nhưng tiêu
biểu là các hình thức tín dụng sau:
1- Tín dụng Nhà nước:
- Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội, trong đó
Nhà nước tham gia với tư cách là bên đi vay bằng cách phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ
cho nhu cầu của ngân sách Nhà nước.
- Công cụ lưu thông:
Công cụ của tín dụng Nhà nước chính là trái phiếu Nhà nước. Tùy vào tính chất của sự thiếu hụt
vốn,mục đích của việc sử dụng vốn,nhà nước có thể phát hành trái phiếu với các loại khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi:
- Trái phiếu Quốc nội: là loại trái phiếu phát hành trong nước do Chính phủ trung ương hoặc do chính
quyền địa phương phát hành.
- Trái phiếu quốc tế: là loại trái phiếu do Chính phủ trung ương phát hành để huy động vốn trên thị
trường nước ngoài. Bản thân trái phiếu quốc tế lại chia thành hai loại: trái phiếu nước ngoài và trái
phiếu euro.
- Trái phiếu quốc tế không trực tiếp phụ thuộc vào thị trường vốn trong nước. Giá cả của nó được xác
định trên cơ sở điều kiện của thị trường vốn quốc tế và hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành. Trái
phiếu được mua bán trao đổi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, điều này đi đôi với một số rủi ro mà
trái phiếu nội địa không có như rủi ro về tỉ giá, rủi ro về quốc gia.
Căn cứ vào thời hạn:
- Trái phiếu ngắn hạn: là trái phiếu có thời hạn dưới 12 tháng.


- Trái phiếu dài hạn: là trái phiếu có thời hạn 12 tháng trở lên.
- Trái phiếu dài hạn có 3 loại:
+ 1-5 năm: kỳ hạn ngắn
+ 5-20 năm: trung hạn
+ 20-30: dài hạn
Căn cứ vào mục đích:
- Tín phiếu kho bạc:là loại tín phiếu ngắn hạn do chính phủ phát hành nhằm bù dắp thiếu hụt tạm thời
của ngân sách.
- Tín phiếu kho bạc là công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ,
chúng có tính thanh khoản cao được phát hành dưới hình thức tín chỉ hoặc bút toán ghi sổ nhưng hầu
hết là dưới hình thức ghi sổ.
- Tín phiếu kho bạc là loại hình ít rủi ro nhất trong các công cụ tiền tệ.
1
Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu dài hạn,do chính phủ phát hành nhằm bù đắp những thiếu hụt dài
hạn.
- Trái phiếu đầu tư:là loại trái phiếu dài hạn,do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương
phát hành nhằm đầu tư vào các cơ sở hạ tầng,công trình an sinh, phúc lợi…
Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
- Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu được phát hành theo phương pháp trả lãi ngay khi phát
hành.
- Trái phiếu coupon: là loại trái phiếu phát hành theo mệnh giá và trả lãi định kì theo từng kì hạn
nhất định,thường là theo 6 tháng hoặc 1 năm.
- Trái phiếu tích lũy: là loại trái phiếu được thanh toán vốn và lãi 1 lần khi đáo hạn.
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng:
Tương tự như thương phiếu, nếu căn cứ vào tính chất chuyển nhượng trái phiếu nhà nước cũng bao
gồm 3 loại:
- Trái phiếu đích danh: là loại trái phiếu có ghi tên người thụ hưởng và chỉ người có tên trong trái
phiếu mới nhận được sự thanh toán khi đáo hạn.
- Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên người thụ hưởng. Người năm giữ trái phiếu
hợp pháp là người được thụ hưởng khi đáo hạn.

- Trái phiếu ký danh: là loại trái phiếu có ghi tên người thụ hưởng, nhưng trong thời gian chưa đáo
hạn thanh toán người ta vẫn có thể chuyển nhượng bằng cách kí hậu
2- Tín dụng thương mại:
a. Khái niệm và bản chất tín dụng thương mại:
- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, được thể hiện
dưới hình thức mua-bán chịu.
- Sự hình thành và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động và phát triển của quá
trình tái sản xuất. Tín dụng thương mại hỗ trợ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất không bị gián
đoạn. Hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường luôn có sự tách biệt tương đối về chu kỳ sản xuất
và luân chuyển vốn giữa các doanh nghiệp, do vậy, tại một thời điểm nào đó có hiện tượng một doanh
nghiệp tạm thời thừa vốn dưới dạng hàng hóa ở khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong
khi đó lại có một doanh nghiệp khác thiếu vốn dưới dạng nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa đầu vào rất
cần số hàng hóa dư ấy. Trên cơ sở quen biết tín nhiệm lẫn nhau, hai bên sẽ thỏa thuận bán chịu hàng
hóa cho nhau, thiết lập nên quan hệ tín dụng thương mại. Như vậy, tín dụng thương mại góp phần giải
quyết nhanh hàng hóa cho người bán, giảm được những khoản chi phí không cần thiết, đồng thời, nó
cũng giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn phục vụ cho mục đích duy trì và mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, nó là lượng vốn ở khâu cuối cùn của chu kỳ sản
xuất kinh doanh, đang chuẩn vị chuyển hóa thành tiền.
- Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng thương mại điều là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất
kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Trong đó, bên cho vay là doanh nghiệp bán chịu và bên
đi vay là doanh nghiệp mua chịu hàng hóa.
- Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần trong tín dụng thương mại là giấy nợ, còn được gọi là kỳ
phiếu thương mại hay còn gọi là thương phiếu.
* CÔNG CỤ LƯU THÔNG
- Kỳ phiếu thương mại là một công cụ lưu thông của tín dụng thương mại, nó xác nhận quyền lợi của
người bán và trách nhiệm của người mua chịu là phải thanh toán khi tới hạn. Do đó, kỳ phiếu thương
mại là một công cụ lưu thông của tín dụng thương mại, nó xác nhận quyền lợi của người bán và
2
trách nhiệm của người mua chịu là phải thanh toán nợ khi tới hạn. Do đó, kỳ phiếu thương mại là

một công cụ chuyển tải giá trị và là dấu hiệu giá trị được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, nó lại bị
giới hạn bởi thời gian và phạm vị vận hành của tín dụng thương mại. Trong kinh tế thị trường, kỳ
phiếu thương mại là một phương tiện thanh toán phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn quốc tế hóa và
toàn cầu hóa trên các lĩnh vực kinh tế tài chính, thì kỳ phiếu thương mại trở thành một phương tiện
lưu thông thanh toán quốc tế thông dụng. Khi đi sâu nghiên cứu kỳ phiếu thương mại ta thấy nó có
ba đặc tính:
+ Tính trừu tượng: biểu hiện qua đặc điểm là trên kỳ phiếu không ghi rõ nguyên nhân, nội
dung kinh tế nào dẫn đến phát sinh quan hệ tín dụng và có sự ra đời của kỳ phiếu, mà chỉ thể
hiện các yếu tố sau: số tiền nợ, tên người nhận nợ, thời gian và địa điểm thanh toán nợ.
+ Tính bắt buộc: trên kỳ phiếu thương mại luôn có ghi dòng chữ “lệnh trả tiền vô điều
kiện”. Khi tới hạn thanh toán thì người nhận nợ trên phiếu phải thanh toán số nợ mà không
biện bất cứ lý do nào để trì hoãn nợ; điều này được luật pháp bảo hộ.
+ Tính lưu thông: trong thời gian kỳ phiếu thương mại còn thời hạn hiệu lực nó có thể được
sử dụng như một phương tiện thanh toán. Đặc tính này, được xem như là hệ quả của hai đặc
tính trên của kỳ phiếu, được thiết lập dựa trên sự tin rằng đây là một chứng từ luôn luôn đảm
bảo được chi trả, do đó họ sẵn sang nhận trong những thương vụ hoặc các khoản thanh toán
tiếp theo. Kỳ phiếu thương mại được sử ding làm phương tiện thanh toán thông qua việc
chuyển giao quyền sở hữu kỳ phiếu thương mại từ người này sang người khác bằng thủ tục ký
hậu chuyển nhượng vào tờ kỳ phiếu. Mỗi lần chuyển nhượng là một khoản nợ được thanh toán.
Thủ tục ký hậu chuyển nhượng nhằm xác lập trách nhiệm liên đới giữa các chủ thể trong toàn
bộ qui trình luân chuyển của kỳ phiếu, nó làm tăng mức tín nhiệm của kỳ phiếu và tạo ra cơ
chế bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng cuối cùng.
Quá trình tự do hóa kinh tế, hoạt động thương mại giữa các nước được mở rộng và đa dạng
hóa, cho nên ngày nay kỳ phiếu không chỉ biểu hiện các quan hệ mua-bán chịu trong pham vi
quốc gia mà còn trở thành một phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng. Ngân hàng thương
mại mở rộng cấp tín ding thông qua các hình thức chiết khấu hoặc cầm cố kỳ phiếu trở nên phổ
biến. Kỳ phiếu thương mại được phân loại dựa trên các căn cứ sau:
+ Căn cứ vào yếu tố người thụ hưởng và phương thức ký chuyển nhượng, kỳ phiếu thương
mại có ba loại:
• Kỳ phiếu vô danh: là kỳ phiếu không ghi tên người thụ hưởng, loại này khi chuyển

nhượng không cần phải làm thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Ai cầm hối phiếu một cách
hợp pháp là người thụ hưởng.
• Kỳ phiếu ký danh: Khác với kỳ phiếu vô danh, loại kỳ phiếu này có ghi tên người thụ
hưởng. Là người sở hữu kỳ phiếu, người thụ hưởng có the chuyển nhượng nó cho
người khác, nhưng khi chuyển giao kỳ phiếu phải làm thủ tục ký hậu nhằm thiết lập
quyền sở hữu hợp pháp cho người cầm tờ thương phiếu.
• Kỳ phiếu đích danh: là loại kỳ phiếu có ghi tên người thụ hưởng. Đối với loại này
người thụ hưởng không được phép chuyển nhượng vì người mắc nợ chỉ đồng ý thanh
toán cho chính người có tên trên kỳ phiếu.
+ Căn cứ vào yếu tố người lập, kỳ phiếu bao gồm hai loại:
• Lệnh phiếu hay kỳ phiếu thông thường: do người mua chịu ký phát hành cam kết thanh
toán một món nợ bằng tiền nhất định khi tới hạn cho người bán.
• Hối phiếu: là loại kỳ phiếu do người bán ký phát hành ra lệnh cho người mua khi tới
hạn phải thanh toán một số tiền nào đó cho người bán chịu hay bât kì một người nào
xuất trình hối phiếu.
3
b. Đặc điểm của tín dụng thương mại:
Qua phân tích nội dung và bản chất của tín dụng thương mại, có thể nhận định loại hình tín dụng
này có ba đặc điểm sau:
- Về hình thức biểu hiện của tín dụng: cho vay dưới hình thức hàng hóa với giá trị của món tín dụng
là giá trị của khối lượng hàng hóa bán chịu. Người đi vay khi nhận được khoản tín dụng sẽ đưa
trực tiếp toàn lượng hàng hóa, nguyên liệu này vào chu trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Khi tới hạn, nợ được trả dưới hình thức tiền tệ.
- Chủ thể tham gia quan hệ tín dụng thương mại là các nhà doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản
xuất kinh doanh trên các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan với nhau.
- Sự vận động phát triển của tín dụng thương mại phù hợp tương đối với quá trình phát triển của sản
xuất và lưu thông hàng hóa. Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện dẫn đến dư
thừa và thiếu hụt hàng hóa, nguyên liệu tại các doanh nghiệp và đây là là tiền đề phát sinh tín dụng
thương mại. Song song đó, nhu cầu đầu tư và nhu cầu vốn được thỏa mãn qua quan hệ tín dụng tạo
điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn thường xuyên xảy ra, tín dụng thương mại,
một mặt đáp ứng nhu cầu đầu tư của những doanh nghiệp có vốn thừa tạm thời, giảm thiểu một số
khoản chi phí ở khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất và đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm, mặt
khác, nó cũng cung ứng kịp thời cho những doanh nghiệp thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh, phát triển kinh tế. Tín dụng thương mại cũng góp phần vào việc điều tiết lưu thông tiền tệ
và là hình thức tín dụng cơ sở để mở rộng các hình thức tín dụng khác, mở rộng cung ứng tiền tệ
có kiểm soát. Sự xuất hiện của kỳ phiếu thương mại trong một mức độ cũng làm giảm áp lực nhu
cầu tiền mặt trong lưu thông, giảm thiểu chi phí lưu thông xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tích cực, tín dụng thương mại cũng có những hạn chế nhất
định.
- Hạn chế về quy mô tín dụng.
- Hạn chế về thời gian tín dụng.
- Hạn chế về phương hướng.
- Hạn chế về phạm vi.
3- Tín dụng ngân hàng:
a. Khái niệm và bản chất tín dụng ngân hàng:
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức tín dụng với bên
kia là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, quan hệ tín
dụng ngân hàng được thể hiện qua hai khâu:
- Khâu huy động vốn: Ngân hàng là một chủ thể đi vay, huy động khai thác các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi chưa sử dụng để hình thành nên nguồn vốn cho vay. Hoạt động này, được thực hiện dưới
các hình thức ngân hàng huy động tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp, vay mượn qua các hợp
đồng hoặc dưới các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng trên thị trường.
- Khâu cho vay: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ thực hiện phân phối cho vay
cấp tín dụng lại cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Đối tượng cho vay chủ yếu là
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh té với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Công cụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động tín dụng ngân hàng là kỳ phiếu ngân hàng, các loại
chứng chỉ huy động vốn

4
b. Đặc điểm tín dụng ngân hàng:
- Về hình thức biếu hiện: Hoạt động của tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thái
tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để tập trung được
lượng vốn lớn từ nhiều chủ thể, cũng như phân phối đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp
thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình.
- Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng
đóng vai trò là chủ thể trung tâm. Ngân hàng vừa thực hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy
động, vừa thực hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối cho vay.
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy
mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa: Xuất phát từ đặc điểm tín dụng ngân hàng được
cấp dưới hình thái tiền tệ có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu khác nhau ngoài
nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá trị của món tín dụng có thể không đồng nhất với giá
trị mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng trở thành loại hình tín dụng phổ biến, đáp ứng
mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu ngắn hạn
để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất, thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp
vốn đầu tư trung, dài hạn, đáp ứng các nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới
kỹ thuật, mua sắm tài sản cố định…Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần nhu cầu
tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho
nhau. Hoạt động của tín dụng thương mại sẽ tạo cơ sở cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng thông
qua nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố hoặc tái chiết khấu. Đồng thời hoạt động của tín dụng ngân hàng
góp phần khắc phục những hạn chế của tín dụng thương mại, mở rộng cung ứng vốn cho các chủ
thể kinh tế, tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển.
III- Công cụ lưu thông
1- Trái phiếu chính phủ hay công trái :
- Trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành
bằng đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ (trường hợp sau gọi là sovereign bond).

- Trái phiếu chính phủ thường được coi là không có rủi ro bởi chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm
tiền mặt để chi trả trái phiếu đáo hạn. Một số ví dụ rất hiếm thấy khi chính phủ không thể thanh toán
được nợ đó là cuộc khủng hoảng đồng rúp năm 1998 của chính phủ Nga.
Ở Hoa Kỳ, trái phiếu chính phủ mệnh giá bằng đôla là hình thức đầu tư tiền an toàn nhất. An toàn hay
không có rủi ro là theo nghĩa rủi ro có thể không được thanh toán. Các rủi ro khác vẫn tồn tại như tỷ
giá – là khi đồng nội tệ mất giá so với các ngoại tệ; rủi ro thứ hai là lạm phát – tiền gốc nhận lại khi
đáo hạn giảm giá trị vì lạm phát vượt quá dự kiến. Nhiều Chính phủ phát hành công trái điều chỉnh
theo lạm phát để bảo vệ các nhà đầu tư trước rủi ro lạm phát.
Có rất nhiều tổ chức cung cấp chỉ số rủi ro tài chính và xếp hạng năng lực tài chính, trong đó chỉ số
của Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings được tín nhiệm hơn cả.
2- Tín phiếu kho bạc
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
5
1- Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới một năm do Bộ Tài chính phát
hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước và là một công cụ quan trọng để Ngân
hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ.
2- Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch và tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước hàng năm , dự
kiến khối lượng tín phiếu phát hành, thời điểm phát hành, kỳ hạn của tín phiếu, mức lãi xuất chỉ
đạo (lãi xuất tối đa) của tín phiếu, trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước trước khi tổ chức
phát hành tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước.
3- Tín phiếu kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới hình thức đấu thầu
theo những nguyên tắc và quy định cụ thể tại Thông tư này.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại lý cho Bộ Tài chính trong việc phát hành, thanh toán tín
phiếu khi đến hạn, tổ chức và quản lý đấu thầu tín phiếu Kho bạc.
4- Việc tổ chức và giám sát thị trường thứ cấp (mua bán lại tín phiếu sau khi đấu thầu) do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện.
II . CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
5- Tín phiếu Kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước thông qua đấu thầu có hình thức và đặc
điểm như sau:
5.1 - Thu và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

5.2 - Có mệnh giá tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng ); các mệnh giá cụ thể cao hơn do
Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính quy định và công bố trong thông báo phát hành.
5.3 - Có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng; Kỳ hạn cụ thể cho từng đợt phát
hành do Liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính công bố trong thông báo phát hành.
5.4 - Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu: Tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và
thanh toán theo mệnh giá khi đến hạn.
5.5 - Tín phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ và chứng chỉ tín phiếu.
- Đối với hình thức ghi sổ: Do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và quản lý sổ sách.
- Đối với hình thức chứng chỉ tín phiếu: Ngân hàng Nhà nước in theo mẫu do Bộ Tài chính quy
định.
5.6 - Việc đấu thầu tín phiếu là đấu thầu lãi suất.
6- Tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc
sau:
6
6.1 - Bí mật mọi thông tin đấu thầu trước khi công bố kết quả đấu thầu.
6.2 - Tổ chức đấu thầu công khai , bình đẳng về mọi quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đơn vị đấu
thầu.
6.3 - Đơn vị trúng đấu thầu có quyền hạn và trách nhiệm mua tín phiếu theo khối lượng và lãi
suất trúng thầu được thông báo.
7- Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc bao gồm:
7.1 - Các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam: Các Ngân hàng thương mại quốc doanh,
Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng đầu tư và phát triển; Ngân hàng liên doanh; chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài và các Công ty tài chính;
7.2 - Các Công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư:
Các đối tượng muốn tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc phải đáp ứng những tiêu chuẩn và
điều kiện sau:
+ Có tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt Nam.
+ Có tài khoản tiền đồng Việt nam mở tại Ngân hàng.
+ Có mức vốn pháp định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu tín phiếu Kho bạc.

+ Có đơn xin tham gia thị trường gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt nam xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn của các đối tượng tham gia
đấu thầu để cấp giấy công nhận thành viên cũng như việc thu hồi giấy công nhận thành viên
tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc.
8- Việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc được tổ chức định kỳ 1 tuần , 2 tuần, hoặc 1 tháng một lần tuỳ
thuộc vào nhu cầu của Ngân sách Nhà nước và tình hình thị trường tiền tệ.
9- Trước ngày tổ chức đấu thầu hai ngày , căn cứ vào đề nghị phát hành tín phiếu kho bạc của Bộ
Tài chính, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo phát hành tín phiếu Kho bạc cho các thành viên
tham gia đấu thầu và công bố trên các phương diện thông tin đại chúng. Cách thức gửi thông báo
do Ngân hàng Nhà nước quy định.
10- Đăng ký đấu thầu:
10.1 - Trước 12 giờ trưa của ngày mở thầu, các thành viên tham gia đấu thầu phải gửi phiếu đặt
thầu cho Ngân hàng Nhà nước. Mẫu, cách ghi và phương thức gửi phiếu đặt thầu do Ngân hàng
Nhà nước quy định.
7
10.2 - Các thành viên tham gia đấu thầu phải đảm báo khối lượng đăng ký đặt thầu tối thiểu và
hoàn thành việc ký quỹ 5% trên khối lượng tín phiếu đặt thầu theo quy định của ngân hàng Nhà
nước.
11- Trình tự thủ tục mở phiếu đặt thầu, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của phiếu đặt thầu cũng như
trình tự và thủ tục đấu thầu do Ngân hàng Nhà nước quy định và tổ chức thực hiện.
12- Xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu Kho bạc trúng thầu:
12.1 - Việc xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu Kho bạc trúng thầu căn cứ vào:
- Khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên.
- Khối lượng tín phiếu Kho bạc dự kiến huy động và lãi suất chỉ đạo.
12.2 - Khối lượng tín phiếu Kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu
trong phạm vi lãi suất chỉ đạo.
Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất trong phạm vi lãi suất chỉ đạo có khối lượng tín phiếu đặt thầu
vượt quá khối lượng tín phiếu dự kiến huy động thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân
chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại
mức lãi xuất đó.

12.3 - Lãi xuất phát hành tín phiếu là lãi xuất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả
các đối tượng trúng thầu.
13- Giá bán tín phiếu Kho bạc áp dụng chung cho các đơn vị trúng thầu được tính theo công thức
sau:
MG
G =
Ls x T
1 +
365 x 100
Trong đó: G: Giá bán tín phiếu kho bạc
MG: Mệnh giá tín phiếu kho bạc
Ls: Lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (tính theo tỷ lệ % năm).
T: Số ngày trong kỳ hạn tín phiếu
8
365: Số ngày trong năm.
Ngân hàng Nhà nước có quy định cụ thể về cách tính tròn giá tín phiếu Kho bạc.
14- Sau khi kết thúc việc mở thầu, xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu, Ngân hàng Nhà nước
gửi kết quả đấu thầu cho Bộ Tài chính. Đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính ( Cục Kho bạc
Nhà nước ) xem xét và ký xác nhận vào bản tổng hợp kết quả đấu thầu tại nơi tổ chức xét thầu. Căn
cứ vào bản tổng hợp kết quả đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo cho các đơn vi trúng
thầu, công bố kết quả đấu thầu trên các phương diện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở
Ngân hàng Nhà nước.
15- Thanh toán tín phiếu Kho bạc:
15.1- Trong phạm vi 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày đấu thầu, các đơn vị đấu thầu phải thanh
toán toàn bộ tiền mua tín phiếu Kho bạc theo giá bán tín phiếu được xác định ở Mục 13 nói trên,
đồng thời được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ tín phiếu hoặc ghi có tài khoản tín phiếu Kho
bạc. Trường hợp đơn vị trúng thầu không thanh toán đủ hoặc chậm thanh toán, Ngân hàng Nhà
nước trích tiền ký quỹ và tiền gửi của đơn vi trúng thầu để thanh toán với Kho bạc Nhà nước.
15.2 - Ngân hàng Nhà nước ghi có cho tài khoản của Cục Kho bạc Nhà nước mở tại Sở giao dịch
Ngân hàng Nhà nước toàn bộ khối lượng tín phiếu Kho bạc trúng thầu theo giá bán của các đơn

vị trúng thầu vào ngày thứ 3 sau ngày tổ chức đấu thầu.
15.3 - Trước ngày đến hạn thanh toán tín phiếu Kho bạc 1 ngày, Bộ Tài chính (Cục Kho bạc Nhà
nước) chuyển vốn thanh toán tín phiếu Kho bạc (bằng tổng giá trị khối lượng tín phiếu đã phát
hành) cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Vào ngày đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước
chưa nhận được chứng từ của Cục Kho bạc Nhà nước thì sẽ tự động trích tài khoản gửi của Cục
kho bạc Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho chủ sở hữu tín phiếu.
Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm thanh toán của mình theo
đúng quy định trên đây. Các trường hợp vi phạm thời hạn thanh toán, khối lượng vốn thanh toán
đều bị xử lý phạt chậm thanh toán theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
16- Toàn bộ chi phí tổ chức đấu thầu, chi phí thanh toán tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà
nước tối đa bằng 0,25% tổng doanh số phát hành theo kết quả đấu thầu. Chi phí in chứng chỉ tín
phiếu Kho bạc do Bộ Tài chính thanh toán theo hợp đồng với cơ quan in ấn.
17- Việc phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc đấu thầu tín phiếu Kho
bạc thực hiện qua Ban đấu thầu tín phiếu Kho bạc. Ban đấu thầu gồm 5 thành viên do một Vụ
trưởng của Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban, hai thành viên có thẩm quyền của Cục Kho bạc
Nhà nước, hai thành viên có thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Ban đấu thầu có nhiệm vụ chủ
yếu sau:
17.1 - Chuẩn bị nội dung có liên quan đến đợt đấu thầu trình lãnh đạo hai Bộ quyết định:
+ Khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến phát hành của từng đợt đấu thầu.
9
+ Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc.
+ Lãi suất chỉ đạo của từng đợt phát hành tín phiếu Kho bạc.
+ Thời điểm phát hành tín phiếu kho bạc.
17.2 - Kiểm tra các điều kiện của đơn vị tham gia đấu thầu.
17.3 - Giám sát việc mở thầu, xác định khối lượng trúng thầu và giá phát hành tín phiếu Kho bạc.
17.4 - Duyệt kết quả đấu thầu và xác nhận bản thông báo kết quả đấu thầu.
17.5 - Kiểm tra sau tính hợp lệ của các đơn vị đăng ký đấu thầu và phiếu đặt thầu.
18- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề về tranh chấp,
khiếu nại phát sinh trong việc tổ chức đấu thầu và thanh toán tín phiếu Kho bạc.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

19- Trong thời gian đầu, ngoài khối lượng tín phiếu Kho bạc được phát hành qua Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Tài chính còn được tiếp tục phát hành một khối lượng nhất định tín phiếu Kho bạc để bán
lẻ trực tiếp cho dân chúng.
Các loại tín phiếu Kho bạc do hệ thống Kho bạc trực tiếp phát hành phải có mẫu chứng chỉ khác
với mẫu chứng chỉ tín phiếu Kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước thông qua đấu thầu.
Mức lãi suất tín phiếu Kho bạc bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính quy định
sau khi có sự thống nhất của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn
cụ thể về việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước và ban hành quy chế làm việc
của ban đấu thầu tín phiếu Kho bạc sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.

Bản quyền thuộc Bộ Tư Pháp
Ðịa chỉ: 60 Trần Phú- Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Tel: 04-37336091 - Fax: 04-37336090
Email: - Website: www.moj.gov.vn
3-Trái phiếu kho bạc:
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Phát hành trái phiếu Kho bạc loại kỳ hạn 2 năm, lãi suất 14%/năm từ ngày 15/02/1997 tại 42 tỉnh,
thành phố theo danh sách đính kèm.
10
Điều 2 Trái phiếu Kho bạc được bán cho các đối tượng sau đây: Người Việt Nam ở trong nước; Các cơ
quan, đoàn thể, hội quần chúng của Việt Nam; Người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt
Nam.
Các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam không được mua loại trái phiếu này.
Điều 3 Trái phiếu Kho bạc được ghi thu và thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND), mức tối thiểu của
một tờ trái phiếu là 100.000 đồng (một trăm ngàn đồng), không hạn chế mức tối đa. Tiền gốc và lãi trái
phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn (đủ 24 tháng).
Trường hợp người sở hữu trái phiếu có nhu cầu thanh toán trước hạn, nếu thời gian mua trái phiếu không
đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi; nếu thời gian mua trái phiếu đủ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì

được hưởng lãi của một năm với lãi suất 13%/năm.
Điều 4 Trái phiếu Kho bạc có ghi tên và địa chỉ người mua, được tự do mua bán, chuyển nhượng, thừa
kế giữa các đối tượng được mua trái phiếu quy định tại Điều 2 Quyết định này; Được sử dụng làm tài sản
thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng; Không được dùng trái phiếu để thay thế tiền trong lưu thông
và nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.
Điều 5 Tiền bán trái phiếu được ghi thu vào Ngân sách Trung ương; Nguồn vốn thanh toán trái phiếu và
các chi phí phục vụ cho việc phát hành và thanh toán trái phiếu do Ngân sách Trung ương đảm bảo.
Điều 6 Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài chính,
Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
IV- Thị trường giao dịch trái phiếu ở Việt Nam:
Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên
biệt. Theo đó, toàn bộ hoạt động giao dịch TPCP, bao gồm cả các trái phiếu đang niêm yết tại Sở
GDCK TP.HCM sẽ được tập trung giao dịch tại Trung tâm GDCK Hà Nội bắt đầu từ quý II/2008.
Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, TPCP bảo lãnh. Tất
cả các loại trái phiếu đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. TPCP sẽ được
gán mã giao dịch và mã định danh riêng biệt để tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch và quản lý.
Phương thức giao dịch được áp dụng vẫn là giao dịch thỏa thuận.Có 2 hình thức giao dịch thỏa thuận
là giao dịch thỏa thuận điện tử và giao dịch thỏa thuận thông thường. Thỏa thuận điện tử là hình thức
giao dịch trong đó xuất phát từ các yêu cầu chào giá trên hệ thống, các lệnh chào mua, chào bán với
cam kết chắc chắn sẽ được chào tương ứng và thực hiện ngay khi được lựa chọn mà không cần có sự
xác nhận lại.
Giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử được thực hiện theo nguyên tắc đại diện giao dịch của
thành viên, dựa trên các yêu cầu chào giá trên hệ thống, gửi các lệnh chào mua, chào bán với cam kết
chắc chắn đến đích danh đối tác gửi yêu cầu chào giá tương ứng và đối tác này sẽ lựa chọn lệnh chào
phù hợp để thực hiện giao dịch. Yêu cầu chào giá có thể được gửi đến cho một, một số đối tác hoặc
toàn bộ thị trường theo yêu cầu của khách hàng.
. Các thành viên có thể thực hiện giao dịch thỏa thuận từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính nội bộ
mở rộng.
11

Sàn Hà Nội đảm nhận vận hành thị trường chuyên biệt
dành cho TPCP. (Ảnh: HASTC)
Việc tổ chức giao dịch TPCP tại Việt Nam sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là tổ chức thị
trường TPCP tại TTGDCK Hà Nội, sử dụng mô hình đa định chế (multi-dealer system). Theo đó, nhà
đầu tư kết nối với nhiều nhà kinh doanh trái phiếu (CTCK môi giới), cho phép xem tất cả các chào giá
có trên hệ thống tại một thời điểm để so sánh và tìm chào giá tốt nhất. Nhà đầu tư liên hệ với nhà kinh
doanh có chào giá tốt nhất để thương lượng mua/bán.
Theo mô hình này, thành viên tham gia thị trường sẽ có thành viên chính (các công ty chứng khoán
thành viên làm nghiệp vụ môi giới và tự doanh) và thành viên phụ (các ngân hàng thương mại thực
hiện nghiệp vụ tự doanh).
Giao dịch sẽ thực hiện theo cơ chế báo giá và thoả thuận từ xa (không có đại diện tại sàn). Hệ thống
mạng riêng biệt kết nối giữa các thành viên tham gia thị trường và nhà quản lý. Các thành viên chính
truy cập hệ thống, xem thông tin trước và sau giao dịch, đưa ra các báo giá 2 chiều cho từng loại TPCP
muốn giao dịch cho chính mình hoặc cho khách hàng.
Hệ thống cho phép thành viên phụ tham gia niêm yết giá và giao dịch cho chính mình bằng cách thoả
thuận trực tiếp với các thành viên chính hoặc thành viên phụ khác để tìm giá tốt nhất. Các nhà đầu tư
có thể truy cập hệ thống để tìm báo giá tốt nhất của một loại TPCP bất kỳ do các thành viên chính nêm
yết và mức giá thực hiện tốt nhất tại một thời điểm.
Giai đoạn 2 (sau 2011) sẽ được phát triển dựa trên những nghiên cứu của dự án xây dựng một hệ thống
các nhà kinh doanh TPCP sơ cấp (PD) do Viện Nghiên cứu Nomura làm tư vấn.
Theo quyết định của Bộ Tài chính, sau khi được phê duyệt, sẽ đầu tư xây dựng thiết kế hệ thống cho
giao dịch TPCP tại TTGDCK Hà Nội; hệ thống thanh toán, bù trừ và lưu ký trái phiếu cho TTLKCK
trong quý I/2008. Cũng ngay trong quý I sẽ chuyển giao dịch TPCP từ Sở GDCK TP.HCM ra
TTGDCK Hà Nội để thống nhất đầu mối về giao dịch TPCP. Việc triển khai giao dịch TPCP theo hệ
thống mới sẽ bắt đầu từ quý II/2008.
12
Theo quy chế giao dịch trái phiếu chuyên biệt tại HaSTC, trái phiếu niêm yết và giao dịch trên hệ
thống trái phiếu chính phủ chuyên biệt là trái phiếu có phương thức thanh toán lãi định kỳ và thanh
toán vốn gốc một lần bằng mệnh giá khi đến hạn. Việc đồng thời vừa mua, vừa bán một mã trái phiếu
trong một phiên giao dịch của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và

khi việc mua - bán này có phát sinh chuyển giao quyền sở hữu đối với trái phiếu giao dịch.
V- Quy tắc phát hành trái phiếu:
- Về phương thức phát hành, trái phiếu chính phủ vẫn phải thông qua phương thức đấu thầu và bảo
lãnh phát hành, tuy nhiên sẽ có sự phân chia khối lượng phát hành cho mỗi phương thức theo kỳ hạn
trái phiếu, tránh tình trạng các đợt phát hành diễn ra quá gần nhau, gây chồng chéo và làm giảm hiệu
quả của đợt phát hành, đồng thời sẽ tập trung phát hành trái phiếu chuyên biệt theo lô lớn để giảm số
loại trái phiếu chuyên biệt lưu hành trên thị trường.
- Đối với công ty chứng khoán, cần đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật như hệ thống nhận
lệnh, chuyển lệnh và trạm đầu cuối để đảm bảo khả năng kết nối với hệ thống giao dịch trái phiếu
chính phủ của HaSTC; có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch TPCP, giao dịch trực tuyến của HaSTC
để phục vụ nhà đầu tư tại mỗi địa điểm giao dịch; đồng thời, phải có phần mềm phục vụ hoạt động
giao dịch và thanh toán, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ theo quy định của Trung tâm.
- Phía Trung tâm Lưu ký chứng khoán cho biết, hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch trái
phiếu sẽ được tổ chức độc lập với các hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch của các loại
chứng khoán khác. Phương thức giao dịch theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh liên tục chỉ áp
dụng với thời gian thanh toán là T+1. Việc thanh toán sẽ thông qua một đầu mối duy nhất tại trụ sở
chính của trung tâm lưu ký, thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch trái phiếu thông qua các tài khoản
lưu ký trái phiếu.
BỘ TÀI CHÍNH

Số: 46/2006/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
Hà Nội , Ngày 06 tháng 09 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Ban hành Quy chế
Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu
13
Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà
nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC
ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn
cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu
Chính phủ trên thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp) và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho
các công cụ nợ.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn do Kho bạc Nhà nước phát hành
theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003. Các tổ chức tài chính Nhà nước,
các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành trái phiếu nhằm huy động
vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ có thể vận dụng Quy chế này để phát hành trái phiếu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn (sau đây gọi tắt là trái phiếu lô lớn) là việc phát hành một
khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ có cùng lãi suất danh nghĩa và có cùng ngày đáo hạn trong một

hoặc nhiều đợt phát hành khác nhau.
2. Phát hành trái phiếu đợt một là việc phát hành đợt đầu tiên của một lô lớn trái phiếu.
14
3. Phát hành trái phiếu các đợt bổ sung là việc phát hành các đợt trái phiếu tiếp theo có cùng lãi suất
danh nghĩa và cùng ngày đáo hạn với trái phiếu được phát hành đợt một.
4. Thời hạn phát hành trái phiếu là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đầu tiên đến ngày phát
hành đợt cuối cùng của một lô lớn trái phiếu.
5. Kỳ hạn trái phiếu là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đợt một đến ngày đến hạn thanh toán
trái phiếu.
6. Kỳ hạn còn lại của trái phiếu là khoảng thời gian tính từ thời điểm phát hành đợt bổ sung đến ngày
trái phiếu đến hạn thanh toán.
7. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà tổ
chức phát hành phải thanh toán cho người sở hữu trái phiếu trong suốt thời hạn của trái phiếu.
Điều 4. Phát hành trái phiếu lô lớn phải tuân thủ quy định của Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày
20/11/2003, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 141/2003/NĐ-CP và quy định tại Quy chế
này.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Thời hạn phát hành
Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày.
Điều 6. Khối lượng phát hành
Khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (Một nghìn tỷ đồng).
Điều 7. Phương thức phát hành
Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức sau:
1. Đấu thầu trái phiếu.
2. Bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Điều 8. Kỳ hạn trái phiếu
Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên.
Điều 9. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
1. Trái phiếu lô lớn có lãi suất danh nghĩa cố định, trả lãi hàng năm hoặc sáu tháng một lần.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết

15
định lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn.
Điều 10. Lãi suất đặt thầu, lãi suất đăng ký bảo lãnh
Lãi suất đặt thầu hoặc lãi suất đăng ký bảo lãnh phát hành (sau đây gọi chung là lãi suất đặt thầu) được
tính theo tỷ lệ phần trăm (%) và có phần thập phân tối đa là 3 chữ số.
Điều 11. Lãi suất trần
1. Lãi suất trần trái phiếu lô lớn phát hành đợt một là lãi suất trần trái phiếu Chính phủ theo quy định
tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định
141/2003/NĐ-CP.
2. Lãi suất trần trái phiếu lô lớn phát hành các đợt bổ sung lấy theo lãi suất trần trái phiếu Chính phủ có
kỳ hạn gần nhất với kỳ hạn còn lại của trái phiếu lô lớn phát hành đợt bổ sung.
3. Trường hợp phát hành trái phiếu lô lớn không có lãi suất trần, phương án phát hành phải được Bộ
trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện. Phương án phát hành trái phiếu lô lớn không có lãi
suất trần phải có các nội dung sau:
- Số lượng thành viên tham gia tối thiểu trong một phiên đấu thầu, bảo lãnh phát hành.
- Khối lượng đăng ký tối thiểu của một thành viên so với khối lượng dự kiến phát hành.
- Tổng khối lượng đăng ký tối thiểu của tất cả các thành viên so với khối lượng dự kiến phát hành.
- Phương án giải quyết trường hợp lãi suất phát hành có chênh lệch quá lớn so với lãi suất trái phiếu
Chính phủ cùng kỳ hạn tại thời điểm phát hành.
Điều 12. Xác định kết quả đấu thầu, bảo lãnh phát hành, giá bán và thanh toán lãi trái phiếu
1. Căn cứ xác định:
a) Khối lượng trái phiếu đặt thầu hoặc đăng ký bảo lãnh (sau đây gọi chung là khối lượng đặt thầu) của
các thành viên tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành.
b) Lãi suất đặt thầu của các thành viên tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành.
c) Khối lượng trái phiếu lô lớn dự kiến của đợt phát hành.
d) Lãi suất trần trái phiếu lô lớn (nếu có).
2. Phương pháp xác định lãi suất trái phiếu trúng thầu:
Tổ chức phát hành lựa chọn một trong các phương pháp xác định lãi suất trái phiếu trúng thầu sau:
16
a) Lãi suất trái phiếu trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu.

b) Lãi suất trái phiếu trúng thầu ở mức nào thì áp dụng ở mức đó.
3. Nguyên tắc xác định:
a) Thành viên trúng thầu, thành viên được bảo lãnh phát hành (sau đây gọi chung là thành viên trúng
thầu) được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất đặt thầu, thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện
sau:
- Trong phạm vi lãi suất trần (nếu có).
- Trong phạm vi khối lượng trái phiếu lô lớn dự kiến phát hành.
b) Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối lượng trái phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng
trái phiếu thông báo phát hành thì sau khi đã trừ đi khối lượng trái phiếu đặt thầu ở các mức lãi suất
thấp hơn, phần còn lại của khối lượng trái phiếu thông báo phát hành được phân chia cho các thành
viên đặt thầu bằng với lãi suất phát hành theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu đặt thầu.
4. Xác định giá bán trái phiếu lô lớn:
Giá bán trái phiếu lô lớn được xác định theo công thức sau:
G=MG x
Rc
+
Rc
+ +
Rc
+
1

1+Rt (1+Rt)
2
(1+Rt)
t
(1+Rt)
t
Trong đó:
Rc =

Lc
k
Rt =
Lt
k
G: Giá bán trái phiếu.
MG: Mệnh giá trái phiếu.
Lt: Lãi suất trúng thầu trái phiếu lô lớn (%/năm).
Lc: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn (%/năm).
t: Số kỳ còn phải trả lãi.
k: Số lần thanh toán lãi trong năm (k = 1 trường hợp thanh toán hàng năm, k = 2 trường hợp thanh toán
17
6 tháng một lần)
(Ví dụ về cách xác định giá bán trái phiếu lô lớn phát hành đợt một tại phụ lục số 1 kèm theo)
5. Số lãi thanh toán khi đến ngày thanh toán lãi được xác định theo công thức:
L = MG
x
Lc
k
Trong đó:
L: Số tiền lãi thanh toán.
MG: Mệnh giá trái phiếu.
Lc: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn (%/năm).
k: Số lần thanh toán lãi trong năm (k = 1 trong trường hợp thanh toán hàng năm, k = 2 trong trường
hợp thanh toán 6 tháng một lần)
6. Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, người sở hữu trái phiếu được thanh toán số tiền gốc bằng mệnh
giá trái phiếu và số tiền lãi của kỳ lĩnh lãi cuối cùng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Các tổ chức tài chính Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ
chỉ định phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày

20/11/2003 có nhu cầu phát hành trái phiếu theo lô lớn cần lập đề án theo các nội dung theo quy định
tại Quy chế này, báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi triển khai thực hiện.
Điều 14. Đối với trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước đã phát hành không đủ tiêu chuẩn của trái
phiếu lô lớn, Kho bạc Nhà nước có thể phát hành bổ sung để cơ cấu lại danh mục trái phiếu trên thị
trường theo quy định tại Quy chế này. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án và báo cáo Bộ Tài
chính phê duyệt trước khi thực hiện.
Điều 15. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có liên quan
báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.
Tài liệu đính kèm:
• Phụ lục
Bản quyền thuộc Bộ Tư Pháp
Ðịa chỉ: 60 Trần Phú- Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Tel: 04-37336091 - Fax: 04-37336090
Email: - Website: www.moj.gov.vn
VI-Tỉ lệ nợ của Chính phủ:
18
Nợ Chính phủ gần tới mức cảnh báo
- Theo báo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội lần này, tổng nợ của Chính phủ hiện nay và trong năm
tới vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng đã rất gần tới mức cảnh báo. Một câu hỏi được nhiều đại
biểu Quốc hội đặt ra là tổng nợ của Chính phủ hiện nay là bao nhiêu và có an toàn không?
Những con số chính thức cũng đã được công bố và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu.
Một số đại biểu đã đưa ra cảnh báo về khả năng nợ của Chính phủ tiến gần và vượt quá mức an toàn.

- Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ngưỡng ổn định, ngưỡng an toàn đối với các nước đang phát triển là
tổng nợ Chính phủ phải dưới 40% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này của Việt Nam trong năm 2006 ước là
36,6% và dự kiến trong năm 2007 là 37,2%.

- Về những tỷ lệ trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân cho rằng “chúng ta đang
tiếp cận dần tới ngưỡng an toàn”, và đó là một vấn đề cần đánh giá lại bên cạnh mức tăng trưởng khá
cao trong những năm gần đây.


- Căn cứ số liệu trong “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006 và nhiệm vụ năm 2007” của Chính
phủ, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội, với những tỷ lệ trên thì tổng nợ của
Chính phủ năm 2006 vào khoảng 23,7 tỷ USD (GDP đạt gần 65 tỷ USD); trong năm 2007 là khoảng
26 tỷ USD (với GDP ước đạt 70 tỷ USD).

- Về những tỷ lệ trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng vẫn nằm trong giới hạn an toàn
tài chính cho phép. Cho đến thời điểm này, hầu hết các khoản nợ đến hạn kể cả trong nước và ngoài
nước đều được trả kịp thời, không có khoản nợ xấu.

Một số đại biểu cũng đồng tình với mục tiêu khống chế nợ của Chính phủ trong giới hạn cho phép. Đi
cùng với sự đồng tình này là yêu cầu phải sử dụng các khoản vay đúng mục đích và hiệu quả.

Dẫn chứng cho những ý kiến trên là đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế trong tháng 10/2005
với lượng ngoại tệ huy động được là 750 triệu USD.

Số vốn vay này được đánh giá cao trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước (Tổng công ty Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) triển khai các dự án có giá trị và hiệu quả cao. Vinashin cũng
khẳng định là hoàn toàn có đủ khả năng trả được khoản nợ này cả vốn lẫn lãi.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đưa ra dẫn chứng về việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Theo đại
biểu Hồ Xuân Phương (Nghệ An), một điển hình cụ thể là việc sử dụng vốn ODA tại một số dự án ở
PMU18. “Và nếu quản lý sử dụng vốn vay không hiệu quả như vậy thì có nguy cơ vượt ngưỡng 40%
GDP, tức là vượt mức giới hạn cho phép không còn xa đối với nước ta”.

Còn theo ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng, đại
biểu tỉnh Hà Tây, thì bên cạnh việc sử dụng các nguồn vốn nay hiệu quả, Chính phủ cần phải hình
thành quỹ trả nợ hàng năm, đến hạn là phải trả, nếu để đến sát mức “báo động đỏ” là rất nguy hiểm.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng bày tỏ lo ngại cho

tương lai của “vấn đề nợ nần trong nước, ngoài nước. Và không biết rồi đây con cháu chúng ta sẽ trả
nợ thế nào?”.

19
Ngoài vấn đề trên, nhiều đại biểu cũng rất quan tâm đến thực trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản
hiện nay. Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ công khai những con
số liên quan của các ngành và địa phương để có phương án xử lý cụ thể. Vì theo Ủy ban, “nợ tồn đọng
xây dựng cơ bản phải xử lý xong trong 2 năm (2005 và 2006) theo Nghị quyết của Quốc hội hiện vẫn
chưa được xử lý dứt điểm”.

Theo T.M.Đức
VnEconomy
VI-Tín dụng nhà nước trong vai trò là người cho vay:
Nhà nước còn có vai trò cấp tín dụng: để hỗ trợ các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mang tính xã hội ,và
các đối tượng khó khăn. Những dự án có lợi ích cộng đồng cao như phát triển nông thôn và vùng khó
khăn ,chia sẻ gánh nặng cho các ngành gặp khó khăn trong tình hình kinh tế khủng hoảng, giúp thúc đẩy
an sinh xã hội, hỗ trợ các dự án của các thành phần kinh tế thuộc ngành, lĩnh vực, chương trình khuyến
khích lớn của Nhà nước, cũng như các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư
1. Những ưu đãi về tín dụng Nhà nước:
* Mức vốn cho vay:
- Dự án nhóm A thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án nhóm B, C mức vốn cho vay tối đa là 90% số vốn đầu tư của dự án.
- Trường hợp vay góp vốn liên doanh mức tối đa bằng 90% số vốn góp ghi trong giấy phép đầu tư.
* Lãi suất cho vay:
Theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể
như sau:
- Lãi suất tín dụng ưu đãi: 5,4%/năm
- Lãi suất tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho sản phẩm cơ khí trọng điểm :3%/năm.
- Lãi suất cho vay với ngành dệt may:
+ 50% số vốn vay với lãi suất 5,4%/ năm

+ 50% số vốn vay với lãi suất 3%/năm.
* Thời hạn cho vay:
- Tối đa không quá 10 năm.
- Trường hợp đặc biệt cho vay trên 10 năm do Bộ trưởng Bộ tài chính xem xét, quyết định.
* Bảo đảm tiền vay:
- Các đơn vị vay vốn được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay.
- Ðối với doanh nghiệp Việt Nam vay góp vốn đầu
2. Thực trạng Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn không dễ tiếp cận, nay càng khó khăn cho DN,
khi Chính phủ đã có chủ trương thu hẹp đối tượng được vay ưu đãi.
* Nông thôn và vùng khó khăn: không còn là trọng điểm ưu tiên
Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là nguồn quỹ ngân sách được sử dụng để hỗ trợ phát triển
kinh tế và xã hội quốc gia. Những dự án được tài trợ của nguồn tín dụng này có đặc điểm là hưởng
lãi suất cho vay ưu đãi, tức thấp hơn ngân hàng rất nhiều, và được sử dụng nguồn vốn vay trong
một thời gian dài. Những dự án có lợi ích cộng đồng cao như phát triển nông thôn và vùng khó
20
khăn là đối tượng ưu tiên vay vốn từ quỹ này. Tuy nhiên, các DN có dự án đầu tư ở những địa bàn
đặc biệt này không còn được hưởng đặc lợi vốn vay, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định
106/CP.
Nghị định 106/2004/CP được ban hành hồi đầu tháng 4, nhằm thay thế Nghị định 43 trước đó vốn
mang lại nhiều cơ hội vay vốn ưu đãi từ nhà nước. Nghị định 43 ban hành năm 1999, với mục đích
hỗ trợ các dự án của các thành phần kinh tế thuộc ngành, lĩnh vực, chương trình khuyến khích lớn
của nhà nước, cũng như các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Khác với nghị định này,
Nghị định 106 nhắm vào ngành, lĩnh vực, chương trình lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này có nghĩa, hầu hết các DN trong
lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản mà trước đây hội đủ điều kiện vay, hoặc những dự án tại
những vùng khó khăn, những lĩnh vực thuộc chương trình khuyến khích đầu tư của nhà nước có
thể không còn được hưởng vốn vay ưu đãi.
Tuy vậy, theo nghị định mới, một số dự án được đầu tư ở những vùng khó khăn có thể tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ưu đãi, như trồng rừng để cung ứng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo
gắn liền với các DN chế biến. Ngoài ra, một số dự án xây dựng nhà máy thủy điện lớn phục vụ cho

di dân và chế tạo thiết bị trong nước đầu tư ở vùng khó khăn cũng thuộc ưu tiên theo nghị định
mới.
* Giảm đối tượng vay
Nghị định 106 cũng xác định rõ, những dự án đầu tư không phân biệt địa bàn, và tập trung vào
những ngành công nghiệp nặng, chủ lực. 14 nhóm ngành được ưu đãi không phân biệt địa bàn,
gồm sản xuất phôi thép từ quặng, thép chuyên dùng, khai thác và sản xuất nhôm, sản xuất ôtô chở
khách 25 chỗ ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%, đóng tàu biển, động cơ diesel loại từ
300CV trở lên, sản phẩm cơ khí nặng và mới, dự án đúc với quy mô lớn, sản xuất và lắp ráp đầu
máy xe lửa, dệt, in nhuộm hoàn tất, kháng sinh, chế biến muối công nghiệp, nước sinh hoạt, sản
xuất phân đạm
Lãi suất ưu đãi chính là phần đáng chú ý nhất đối với tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng. Lãi
suất cho vay của ngân hàng khoảng 8,5%/năm, trong khi lãi suất của tín dụng ưu đãi 5,3% (trước
đây là 4,3%). Tuy nhiên, với nghị định mới, lãi suất vay ưu đãi sẽ được xác định tương đương
70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước, và lãi
suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Thời hạn vay được mở rộng từ 10 năm theo qui định
cũ lên 10-15 năm theo nghi định mới. Đối với bảo lãnh thế chấp, nghị định mới không yêu cầu
DN (kể cả DN ngoài quốc doanh) phải có tài sản thế chấp, mà có thể sử dụng tài sản hình thành từ
vốn vay để bảo đảm tiền vay.
Theo một quan chức của Quỹ hỗ trợ Phát triển (DAF) - cơ quan giám định dự án đầu tư ưu đãi,
việc điều chỉnh đối tượng được vay ưu đãi là giảm bớt những hỗ trợ tràn lan của nhà nước, để tập
trung vào những dự án trọng tâm và phát triển, nhất là những dự án thuộc ngành công nghiệp đang
được xem là đòn bẩy của nền kinh tế. Ngoài ra, việc giảm bớt đối tượng cũng là để giảm bớt gánh
nặng ngân sách cho nguồn quỹ vốn còn rất eo hẹp.
Một nguyên nhân khác có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều chỉnh đối tượng cho vay theo
hướng thu hẹp là để tránh những hệ lụy cho DN xuất khẩu Việt Nam khi đương đầu với những vụ
kiện phá giá. Vụ kiện bán phá giá tôm và ba sa, với những cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam hỗ
21
trợ cho việc nuôi cá ba sa và tôm, để từ đó những sản phẩm này cạnh tranh phá giá với sản phẩm
cùng loại của Hoa Kỳ là những ví dụ điển hình.
* Ít dự án nhưng giá trị cho vay không giảm

Vay vốn với lãi suất ưu đãi là lựa chọn số 1 của các nhà đầu tư khi triển khai dự án. Tuy nhiên,
việc tiếp cận được nguồn quỹ này không dễ. Những vấn đề liên quan đến đối tượng được vay và
thủ tục xin vay là những thách thức đối với DN, chưa nói đến việc giải ngân kéo dài, làm ảnh
hưởng đến tính thời cơ của dự án. Bà Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Công ty sản xuất quạt Cofaco,
trong một cuộc họp với Chủ tịch UBND TP.HCM đã phải lên tiếng kêu gọi lãnh đạo thành phố
giúp đỡ để được vay vốn ưu đãi. Sản xuất quạt điện, theo bà, là một ngành cơ khí cần rất nhiều vốn
đầu tư, vì vậy có nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giúp giảm bớt chi phí đầu tư của công ty, nâng được tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, bà nói rằng việc tiếp cận
được nguồn quỹ này còn quá nhiều vướng mắc về mặt thủ tục.
Ông Đào Văn Chiến, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phát triển chi nhánh TP.HCM, cho biết nghị định mới
đã thu hẹp đối tượng, vì vậy số dự án sẽ giảm, nhưng trị giá của dự án sẽ không giảm vì có rất
nhiều chương trình cho vay ưu đãi đối với ngành công nghiệp được bổ sung vào nghị định mới.
Những ngành công nghiệp thường có giá trị đầu tư lớn, nên việc vay ưu đãi cũng cần nhiều hỗ trợ
hơn. TP.HCM, nơi chiếm đến 1/4 tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng của cả nước, sẽ giảm đáng kể dự
án tín dụng ưu đãi. Theo ông Chiến, do những lĩnh vực thuộc diện vay ưu đãi không tập trung
nhiều ở TP.HCM, mà rơi vào các vùng và tỉnh thành khác. Những dự án muối, thép, nhôm, đóng
tàu, xe lửa và cả ôtô cũng là những ngành không thể phát triển ở TP.HCM. Những ngành cơ khí,
phân bón, công nghiệp mới, kể cả công nghệ cao là những đối tượng ở khu vực TP.HCM có thể
vay tín dụng ưu đãi của nhà nước.
Chỉ Số Tín Nhiệm (Credit rating)
Credit rating – tức là định mức tín dụng hay hệ số tín nhiệm - là hệ số đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của
một tổ chức đối với các khoản tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của các các công cụ nợ mà nó phát hành. Công cụ nợ bao gồm cả
công cụ ngắn hạn như như hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Tổ chức phát
hành có thể là chính phủ cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, hay các công ty.
Định mức tín dụng xuất hiện từ trước thế kỷ trước tại Mỹ do nhu cầu đánh giá tín nhiệm của các doanh nghiệp ngành đường
sắt. Đến năm 1914 thì công ty Moody’s - tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đầu tiên trên thế giới được thành lập bởi ông John
Moody dựa vào một công ty được ông thành lập trước đó vào năm 1909. Năm 1941 tổ chức Standard and Poors được thành
lập trên sự sát nhập của Poor’s Publishing va Standard Statistics. Hiện tại trên thế giới có một số tổ chức đánh giá hệ số tín
nhiệm được quốc tế công nhận, cũng như một số dành tổ chức được quốc gia của họ công nhận. Tuy vậy 3 tổ chức Moody’s,
Standard and Poor’s và Pitch Ratings là 3 tổ chức được công nhận, có uy tín và thị phần cao nhất trên thế giới.

Tùy theo từng tổ chức, mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm có khác nhau đôi chút. Tuy vậy về cơ bản chúng khá giống
nhau. Theo đó, công ty đối tương sẽ được đánh giá từ quốc gia, môi trường, đến ngành kinh doanh mà nó đang hoạt động. Sau
đó, các thông số có tính cách định tính chẳng hạn chất lượng, kỹ năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách quản
lý…cũng sẽ được xem xét. Kế đó, và cũng rất quan trọng là tất cả các chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính sẽ được đưa ra
phân tích, đánh giá. Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng các trái phiếu theo các mức khác
nhau đã định sẵn và ký hiệu bằng các chữ cái đầu tiên; theo bảng sau:
Các hạng Mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn
Chỉ số
Tín
Nhiệm
theo
S&P
Chỉ số Tín
Nhiệm
theo Moody’s
Diễn giải Phân loại
AAA Aaa
Chất luợng cao nhất, ổn
định, độ rủi ro thấp nhất
Trái phiếu có thể
đầu tư
AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp,
Độ rủi ro chỉ cao hơn hạng
22
AAA một bậc.
A A
Chất lượng khá, tuy vậy có
thể bị ảnh huỡng bởi tình
hình kinh tế.
BBB Baa

Chất lượng trung bình, an
toàn trong thời gian hiện
tại, tuy vậy có ẩn chứa một
số yếu tố rủi ro.
BB Ba
Chất lượng trung bình thấp,
có thế gặp khó khăn trong
việc trả nợ, bị ảnh hưởng
đối với sự thay đổi của tình
hình kinh tế.
Trái phiếu có độ
rủi ro cao
B B
Chất lượng thấp, rủi ro cao,
có nguy cơ không thanh
toán đúng hạn
Trái phiếu không
nên đầu tư
CCC Caa
Rủi ro cao, chỉ có khả năng
trả nợ nếu tình hình kinh tế
khả quan.
CC Ca
Rủi ro rất cao, rất gần phá
sản,
C C
Rủi ro rất cao, khó có khả
năng thực hiện thanh toán
các nghĩa vụ nợ
D

Xếp hạng thấp nhất, đã phá
sản hay hầu như sẽ phá sản
NR NR Không đánh giá
Đối với chỉ số Moody’s, ngoài những xếp hạng cơ bản trên, hệ số 1, 2, 3 còn dùng để chia nhỏ một xếp hạng cơ bản ra làm 3
loại, trong đó 1 là cao nhất trong hạng đó, 2 là trung bình, 3 là thấp nhất, ví dụ: Aa1, Aa2, Aa3.
Còn đối với chỉ số S&P, + hay – được dùng để chia nhỏ xếp hạng. trong đó + là cao nhất trong hạng đó, không dấu là trung
bình, - là thấp nhất; ví dụ: AA+, AA, AA-
Tầm quan trọng của Hệ số Tín Nhiệm trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam
Đối với các công ty, tổ chức: kết quả xếp hạng hệ số tín nhiệm có ảnh huởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái
phiếu, nhất là khi phát hành trái phiếu ra nuớc ngoài, cũng như việc xác định lãi suất trái phiếu (hệ số tín nhiệm càng cao thì lãi
trái phiếu càng thấp và ngược lại). Thiếu sự xác định hệ số tín nhiệm, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty chưa thể
phát triển được. Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, ngoài việc căn cứ vào hệ số tín nhiệm để
quyết định mua trái phiếu, họ còn dùng hệ số tín nhiệm của trái phiếu của công ty đó để làm căn cứ để quyết định có đưa cổ
phiếu của công ty đó vào danh mục đầu tư của mình hay không. Theo đó, cổ phiếu của những công ty có trái phiếu được xếp
hạng hệ số tín nhiệm thấp (từ BB hay Ba trở xuống) thường không được lựa chọn.
Ở Việt Nam, hiện tại có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận và vẫn chưa
thực hiện đúng chức năng của một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Việc mời các tổ chức đánh giá của thế giới xếp hạng hệ
số tín nhiệm của trái phiếu cũng chưa phổ biến. Cho đến hiện tại, chỉ mới có chính phủ và hai công ty BIDV và Techcombank
thực hiện. Trong khi chưa có hệ số tín nhiệm chính thức, việc có thể tự ước tính hệ số tín nhiệm là khá cần thiết và lý thú đối
với các công ty và nhà đầu tư Việt Nam.
Dùng chỉ số Z để ước tính hệ số Tín Nhiệm
Bài trước đã giới thiệu chỉ số Z’’ được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp:
Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
Trong đó
X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets).
X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets)
X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets)
X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values
of total Liabilities),
Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.1 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
23
Nếu Z’’ <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Giáo Sư Esward I. Altman, tác giả của chỉ số này đã phát mình tiếp hệ số Z’’ điều
chỉnh. Chỉ số này bằng với chỉ số Z’’+3.25 (các vùng cảnh báo phá sản vì thế cũng được tăng lên 3.25). Ông đã nghiên cứu trên
700 công ty và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm S&P. Công thức Z’’ điều chỉnh được xác
định như sau:
Z’’ = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Sự tương đồng giữ chỉ số Z’’ điều chỉnh và xếp hạng S&P của công ty, được giáo sư Altman viết rõ trong bài “The use of Credit
scoring Models and The Important of a Credit Culture” và đựơc trình bày trong bảng sau. Trong đó cột 3, định mức tín nhiệm
Moody’s là do người viết đưa vào theo sự tương đồng với định mức tín nhiệm S&P.
Z’’ điều
chỉnh
Định Mức
Tín Nhiệm
S&P
Định Mức
Tín Nhiệm
Moody’s
Doanh nghiệp
nằm trong
vùng an toàn,
chưa có nguy
cơ phá sản
> 8,15 AAA Aaa Trái phiếu có thể
đầu tư
7,60 – 8,15 AA
+
Aa1
7,30 – 7,60 AA Aa2

7,00 – 7,30 AA
-
Aa3
6,85 – 7,00 A
+
A1
6,65 – 6,85 A A2
6,40 – 6,65 A
-
A3
6,25 – 6,40 BBB
+
Baa1
5,85 – 6,25 BBB Baa2
Doanh nghiệp
nằm trong
vùng cảnh báo,
có thể có nguy
cơ phá sản
5,65 – 5,85 BBB
-
Baa3
5,25 – 5,65 BB
+
Ba1 Trái phiếu có độ
rủi ro cao
4,95 – 5,25 BB Ba2
4,75 – 4,95 BB
-
Ba3

4,50 – 4,75 B
+
B1 Trái phiếu
không nên đầu

4,15 – 4,50 B B2
Doanh nghiệp
nằm trong
vùng nguy
hiểm, nguy cơ
phá sản cao.
3,75 – 4,15 B
-
B3
3,20 – 3,75 CCC
+
Caa1
2,50 – 3,20 CCC Caa2
1,75 – 2,50 CCC
-
Caa3
0 – 1,75 D
Sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh và hệ số tín nhiệm S&P là khá cao, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối. Trong bài viết
của mình, giáo sư Altman cũng trình bày một sự lệch chuẩn nằm trong khoản cho phép của hai chỉ số trên. Một điều nữa chúng
ta cần phải chú ý là chỉ số Z’’ điều chỉnh mặc dù được dùng khá tốt ở các thị trường khác, cũng nên được nghiên cứu để điều
chỉnh theo môi trường Việt Nam. Mặc dù ghi chú hai điểm trên, theo người viết, việc tạm ước tính hệ số tín nhiệm bằng chỉ số Z’’
là đáng tin cậy và có thể dùng được. Nó có thể giúp giúp công ty và người đầu tư nhận định cơ bản về tình hình tài chính và khả
năng thanh toán nợ của công ty.
Năm 1997, khủng hoảng hối đoái bùng nổ tại Thái Lan rồi lây ra toàn cõi Đông Á và dội ngược
về nước Nga của Tổng thống Boris Yeltsin, khi đó đang cải cách qua kinh tế thị trường theo định

hướng tham nhũng. Qua năm 1998, Nga bị khủng hoảng lây và tư bản tẩu tán theo ánh sáng
mặt trời, lãi suất được nâng tới 150% mà không ngăn nổi đà tháo chạy. Thời ấy, Nga cũng giàng
giá đồng Rúp vào tiền Mỹ, với hối suất được ấn định trong một biên độ nhất định, từ khoảng
năm tới bảy đồng ăn một Mỹ kim.
Khi tiền Nga mất giá, chính quyền Yeltsin tung tiền can thiệp và trong chưa đầy một năm, từ
tháng 10 năm 1997 tới tháng Tám năm 1998 đã mất 17 tỷ Mỹ kim, chưa kể năm tỷ được Ngân
hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa vào cấp cứu. Ngày 13 tháng Tám năm 1998, hệ
thống tài chánh Nga sụp đổ, cổ phiếu mất giá 75% và đồng Rúp từ hơn sáu đồng ăn một Mỹ
kim rớt giá như cục gạch: một đô la ăn hơn hai chục Rúp.
24
Bao nhiêu tài sản và tiết kiệm của dân chúng bỗng tan thành mây khói, và đời sống của họ còn
khốn đốn hơn vì thực phẩm tăng giá gấp đôi (100%) trong đà lạm phát 84%. Nhiều doanh
nghiệp thiếu lương công nhân viên mấy tháng liền, đành trả nợ bằng sản vật mất giá của hãng
xưởng. Nước Nga phá sản, vỡ nợ bên trong và khất nợ bên ngoài. Đấy là lúc Boris Yeltsin chọn
Vladimir Putin làm người kế nhiệm.
25

×