ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------
NGUYỄN DUY LUẬT
Tªn ®Ị tµi:
“ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN XANH ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁ BỖNG (SPINIBARBUS
DENTICULATUS OSHIMA, 1926) THƢƠNG PHẨM TRONG AO NUÔI
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC”
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Khoa: C n nu T
Kho¸ häc: 2011 - 2015
Thái Nguyên, n m 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN DUY LUẬT
Tên đề tài:
“ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN XANH ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁ BỖNG (SPINIBARBUS
DENTICULATUS OSHIMA, 1926) THƢƠNG PHẨM TRONG AO NUÔI TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC”
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Nuôi trồng thủy sản
Lớp: K43 - NTTS
Khoa: C n nu T
Kho¸ häc: 2011 - 2015
Giảng v ên ƣớng dẫn: T S. La V n C ng
Thái Nguyên, n m 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trang đầu của khóa luận tốt nghiệp em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy giáo, cô giáo đã tận tụy giúp đỡ em trong học tập và tiếp
bước trên con đường nghiên cứu khoa học trong thời gian ngồi trên ghế Nhà
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo
Ths. La Văn Cơng đã tận tình hướng dẫn và thầy cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y, Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun để em hồn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể
các cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học
công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và Công ty TNHH đầu tư và phát triển nông nghiệp Đơng Bắc.
Đã tạo điều kiện cho em hồn thành tốt đợt thực tập này.
Một lần nữa em xin được gửi tới tất cả các thầy, cô giáo, các bạn sinh
viên lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Duy Luật
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tuổi cá và chiều dài xác định theo tuổi của cá Bỗng ...................... 8
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất................................................ 26
Bảng 4.2. Khối lượng của cá Bỗng thí nghiệm qua các kỳ cân ..................... 28
Bảng 4.3. Tăng trưởng của cá Bỗng thí nghiệm (g/ngày).............................. 29
Bảng 4.4. Kích thước cá tăng qua các lần kiểm tra ....................................... 30
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống của cá Bỗng thí nghiệm của lơ thí nghiệm ................... 31
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của cá Bỗng thí nghiệm ..... 32
Bảng 4.7. Những biến động các yếu tố mơi trường trong ao ni cá Bỗng
thí nghiệm ..................................................................................... 33
Bảng 4.8. Tỷ lệ nước thay trong ao ............................................................... 34
Bảng 4.9. Hạch tốn kinh tế của cá Bỗng thí nghiệm.................................... 35
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
Nxb
: Nhà xuất bản
DO
: oxy hòa tan trong nước
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................... 4
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái cá Bỗng ............................................................... 5
2.1.1.2. Phân bố tự nhiên ................................................................................ 6
2.1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................ 7
2.1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản ...................................................... 7
2.1.1.5. Phân biệt đực cái cá Bỗng .................................................................. 7
2.1.1.6. Quy trình ni cá Bỗng thương phẩm trong ao nuôi ........................ 10
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................... 12
2.1.3. Cơ sở lý thuyết của việc bổ sung thức ăn xanh vào khẩu phần ni cá
Bỗng thương phẩm ....................................................................................... 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................ 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 15
v
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................ 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 16
3.2.1. Địa điểm tiến hành.............................................................................. 16
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................. 16
3.2.3. Vật liệu và trang thiết bị thí nghiệm .................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ........................................ 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 17
3.4.2. Phương pháp theo dõi ......................................................................... 18
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 20
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 21
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ......................................................... 21
4.1.1. Tham gia chăm sóc ni dưỡng cá bố mẹ và cho cá đẻ ....................... 21
4.1.2. Tham gia cải tạo ao, vệ sinh ao ni ................................................... 22
4.1.3. Tham gia phịng và trị bệnh cho cá bố mẹ........................................... 24
4.1.4. Tham gia nuôi dưỡng và bán cá giống ................................................ 25
4.1.5. Tham gia thu và ấp trứng Ba Ba trơn .................................................. 25
4.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài ................................................................ 27
4.2.1. Đánh giá khả năng tăng trưởng của cá Bỗng thí nghiệm trong ao ni
nước chảy ..................................................................................................... 27
4.2.2. Đánh giá khả năng phát triển về kích thước khi cho ăn thức ăn công
nghiệp kết hợp với thức ăn xanh trong ao nuôi nước chảy ............................ 29
4.2.3. Đánh giá tỷ lệ sống của cá Bỗng thí nghiệm trong ao nuôi nước chảy ...... 31
4.2.4. Khả năng sử dụng thức ăn của cá Bỗng thí nghiệm trong ao ni
nước chảy ..................................................................................................... 32
vi
4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong ao ni .......................... 33
4.2.6. Hạch tốn chi phí thức ăn trong ni cá Bỗng thí nghiệm ................... 35
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 37
5.1. Kết luận ................................................................................................. 37
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng khác
III. Các tài liệu từ Internet
1
P ần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây cùng với việc phát triển các ngành kinh tế
quốc dân thì ngành Thủy sản cũng đang từng bước chuyển mình và thay đổi
phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế
quốc dân. Ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang có xu hướng chuyển
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế nơng nghiệp, góp phần nâng
cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy nề kinh tế phát triển.
Trong ngành Thủy sản thì Ni trồng thủy sản nước ngọt là một
ngành có truyền thống và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân
đặc biệt là các nơng hộ khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Chính vì vậy
trong những năm qua, được sự quan tâm và tạo điều kiện cũng như những
chính sách hỗ trợ của Nhà nước ngành nuôi cá nước ngọt đã đạt được nhiều
thành tựu và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân, cải thiện đời sống
kinh tế của nông dân. Nhưng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao,
thị hiếu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nước ngọt đang chuyển dần sang tiêu
thụ các sản phẩm thủy đặc sản nước ngọt chính vì thế trong những năm qua
ngành Thủy sản đặc sản nước ngọt đã được phát huy và đạt được nhiều
thành tựu cũng như đang có xu hướng chun mơn hóa sản xuất, chăn nuôi
tập trung theo quy mô trang trại ngày càng phát triển và phổ biến. Hiện nay
các trang trại đang tập trung nuôi các loại cá đặc sản như: cá Bỗng, cá Tầm,
cá Hồi, cá Lăng chấm, Ba Ba, cá Chạch sơng..... thì cá Bỗng là lồi cá được
người dân các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta ni nhiều nhất. Do đặc điểm
của lồi cá này thích hợp với điều kiện môi trường, cách thức chăn nuôi
quảng canh và giá trị kinh tế khá cao của nó đã và đang mang lại hiệu quả
cao cho người dân, giúp người dân có thể thốt nghèo.
2
Tuy nhiên để nuôi cá Bỗng đạt hiệu quả kinh tế cao ngồi cơng tác
giống, phịng và trị bệnh thì dinh dưỡng là yếu tố khơng thể thiếu cho q
trình sinh trưởng và phát triển của cá. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất giúp chúng ta nâng cao hiệu quả chăn nuôi nhiều hơn so
với việc nuôi dưỡng rông dài của các nông hộ bằng cách tác động vào thành
phần dinh dưỡng thức ăn của cá. Ngoài ra, đời sống người dân ngày càng
được phát triển thì nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch là vấn đề mà xã hội
đang quan tâm. Do đó, ngành thủy sản ngồi tăng số lượng đàn vật ni thì
chất lượng sản phẩm cũng cần được cải thiện và nâng cao, qua đó địi hỏi
ngành Thủy sản cần có biện pháp hợp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội.
Bên cạnh thức ăn tự sản xuất là tận dụng các phế phụ phẩm của ngành
nông nghiệp, hiện nay để nâng cao năng suất trong nuôi trồng thủy sản đáp
ứng nhu cầu thị trường thì việc bổ sung thức ăn công nghiệp cho cá là điều
rất cần thiết để đạt hiệu quả cao trong ao nuôi. Để giảm thiểu thời gian và
nâng cao năng suất ao ni thì việc cần thiết là bổ sung thức ăn công nghiệp
vào ao ni trong q trình chăn ni.
Để đánh giá hiệu quả của việc nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp có bổ
sung thức ăn xanh chúng tơi tiến hành triển khai đề tài với nội dung “Ảnh
hưởng của thức ăn xanh đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cá Bỗng
(Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) thương phẩm trong ao nuôi tại
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy
sản vùng Đông Bắc”.
1.2. Mục t êu và êu cầu của đề tà
Mục tiêu của đề tài
Xác định được sự khác nhau về khả năng tăng trưởng về khối lượng
thân, chiều dài thân cũng như chiều rộng thân của cá nuôi thức ăn công
3
nghiệp kết hợp thức ăn xanh và cá nuôi thức ăn cơng nghiệp đơn thuần trong
ao từ đó đưa ra khuyến cáo cho nông hộ chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế
cao và đạt chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Yêu cầu của đề tài
Trong thời gian thí nghiệm các yếu tố ngoại cảnh giống nhau. Đề
tài cần xác định được các chỉ số khác nhau của các lơ thí nghiệm so với
lơ đối chứng. Trong thời gian thực hiện đề tài cần đảm bảo tính trung
thực và độc lập.
1.3. Ý ng ĩa của đề tà
Ý nghĩa trong khoa học
Đưa ra lời khuyên, khuyến cáo cho các nông hộ, các hộ dân nuôi cá
Bỗng trong ao.
Góp phần nâng cao hiệu quả ni cá Bỗng thương phẩm trong ao, tạo
ra sản phẩm có chất lượng tốt về an tồn vệ sinh thực phẩm.
Góp phần cung cấp số liệu, các yếu tố cần thiết nuôi cá Bỗng thương
phẩm trong ao ni.
Ý nghĩa trong thực tiễn
Góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, nông trại nuôi cá Bỗng đặc
sản trong ao nuôi.
So sánh được hiệu quả kinh tế của cá nuôi thức ăn công nghiệp kết
hợp thức ăn xanh và cá nuôi thức ăn công nghiệp đơn thuần.
Tìm hiểu được khả năng tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau của cá
Bỗng thương phẩm trong ao nuôi.
Khuyến cáo cho người dân hiểu biết được cách sử dụng thức ăn hợp
lý cho cá Bỗng thương phẩm trong ao nuôi nước chảy.
4
P ần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở k oa ọc
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cá Bỗng thuộc:
Lớp cá xƣơng: Osteichthyes
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá Bỗng: Spinibabus Oshima 1919
Loài cá Bỗng: Spinibabus denticulatus (Oshima, 1926)
Trong nhiệm vụ khai thác và bảo vệ nguồn gen cá Bỗng tự nhiên tại
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học cơng nghệ NTTS vùng Đơng
Bắc thì việc phát triển và xây dựng mơ hình ni cá Bỗng thương phẩm là
điều thiết yếu góp phần nghiên cứu tạo ra được quy trình ni cá Bỗng đạt
hiệu quả cao. Từ đó xây dựng được quy trình chuẩn ni cá Bỗng thương
phẩm trong ao nuôi dùng để khuyến cáo cho các nông hộ và nông trại.
Đặc điểm sinh lý sinh trưởng của cá Bỗng trong ao nuôi. Nghiên cứu
được đặc điểm sinh trưởng của cá Bỗng trong ao nuôi với chế độ nước và
oxy hịa tan trong nước thích hợp. Trên cơ sở đó rút ra được kết luận khả
năng sinh trưởng của cá Bỗng thương phẩm và đưa ra được đặc điểm sinh
trưởng trong từng giai đoạn nuôi, khuyến cáo người dân chăm sóc cá Bỗng
để đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như sản phẩm an toàn.
Đặc điểm tiêu hóa của cá Bỗng thương phẩm trong ao ni. Ở các giai
đoạn khác nhau của cá Bỗng có sự khác nhau rõ rệt về sự tiêu hóa thức ăn từ
đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cá. Biết được đặc điểm của cá
Bỗng có thể ăn được các loại thức ăn xanh và thức ăn công nghiệp chúng
5
cho chúng ta chăm sóc và cho ăn hợp lý, tiết kiệm thức ăn đảm bảo sự sinh
trưởng tốt nhất cho cá Bỗng khuyến cáo nông hộ và trang trại để đạt hiệu
quả cao.
Khả năng tiêu hóa thức ăn cơng nghiệp của cá Bỗng thương phẩm
trong ao nuôi. Để nuôi cá Bỗng đạt hiệu quả cao thì cần phải cho cá ăn thức
ăn công nghiệp, để cá lớn nhanh tăng trưởng mạnh là điều cần thiết. Biết
được khả năng tiêu hóa thức ăn cơng nghiệp giúp người ni cá Bỗng
thương phẩm bổ sung hợp lý thức ăn công nghiệp vào từng giai đoạn nuôi
phù hợp cho cá. Đảm bảo cho cá tăng trưởng nhanh, giảm chi phí và rút thời
gian ni một cách hiệu quả nhất.
Khả năng tiêu hóa thức ăn xanh của cá Bỗng thương phẩm trong ao
nuôi. Nhằm tận dụng nguồn thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp trong
nơng hộ có hiệu quả. Chúng ta cần biết được các lại thức ăn xanh phù hợp
với cá Bỗng để cho cá ăn với mức độ cần thiết nhằm đảm bảo tối ưu hóa khả
năng sinh trưởng phát triển của cá. Nâng cao khả năng sản xuất thực phẩm
của cá. Giảm thiểu chi phí thức ăn, đảm bảo khả năng sinh trưởng của cá.
Khuyến cáo cho người dân về khả năng tiêu hóa thức ăn xanh của cá trong
ao ni.
Khả năng tiêu hóa thức ăn cơng nghiệp và thức ăn xanh của cá Bỗng
thương phẩm trong ao nuôi. Cá Bỗng là loài cá ăn thức ăn thực vật thức ăn
xanh chủ yếu là các loại rau, cỏ mềm thích hợp. Bên cạnh đó loại thức ăn cá
ưa thích và ăn tốt nhất là loại thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng đạm 22%.
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái cá Bỗng
Cá Bỗng thân dài, hơi trịn hoặc hình thoi, dẹp bên nhất là cán đi.
Viền lưng và viền bụng cong trịn. Đầu vừa phải, sống đầu hình cung. Mõm
trịn tù, hơi nhơ ra phía trước. Da mõm khơng che lấp mơi trên. Miệng ở
dưới hoặc kề dưới hình móng ngựa. Mơi trên phía trong có viền liên tục, ít
6
hoặc khơng có, gờ ngồi tù hoặc trơn nhẵn. Mơi trên và mơi dưới liền nhau
ở góc miệng. Có 2 đôi râu. Mắt vừa phải, gần mút mõm hơi viền sau nắp
mang. Vây lưng có khởi điểm ở trước hoặc sau khởi điểm ở vây bụng, có 3 4 tia đơn và 8 - 9 tia phân nhánh. Tia đơn ở cuối vây lưng là tia phân mảnh,
cứng khơng hồn tồn hoặc gai cứng hồn tồn, phía sau trơn làng hoặc có
gai răng cưa. Viền sau vây lưng lõm. Trước vây lưng có một gai mọc ngược
hướng về phía đầu và ẩn dưới da. Vây hậu mơn có 3 tia đơn và 5 tia phân
nhánh. Vây ngực không chạm vây bụng. Vây bụng chưa chạm đến vây hậu
môn. Vây đuôi phân thùy sâu. Màng mang liền với eo mang. Lược mang
cứng, nhọn. Răng hầu 3 hàng 2.3.5 - 5.3.2 hình dẹp bên và đỉnh hơi cong.
Vẩy tròn lớn, đường bên hồn tồn, hơi cong về phía dưới và chạy giữa cán
đuôi. Hậu môn sát gốc vây hậu môn (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân
(2001) [5]).
2.1.1.2. Phân bố tự nhiên
Cá Bỗng phân bố ở vùng trung và thượng lưu các sơng lớn của các tỉnh
phía Bắc. Cá thích sống ở các vùng có nước chảy, trên sơng Hồng tập trung từ
Yên Bái trở lên, trên sông Lô tập trung từ Tuyên Quang trở lên và trên sông
Lam tập trung ở Con Cuông, Cửa Rào Nghệ An (Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn
Văn Hảo (1997) [2]).
Cá Bỗng sống ở tần giữa và tầng đáy. Đây là lồi cá nước ngọt có giá
trị kinh tế cao, thịt thơm ngon chiếm sản lượng lớn trong sản lượng cá khai
thác được trên hệ thống sông Hồng trong thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ trước
(Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1971) [3]). Cá Bỗng cũng đã được một số
đồng bào dân tộc vùng ven các con sông lớn như sông Lô, sông Gâm, sơng
Thao, sơng Chảy nơi có nhiều cá Bỗng con vớt đưa vào ao nuôi, lồng nuôi.
7
Cá Bỗng được cho là lồi cá ni q vừa cho thực phẩm thơm ngon vừa
làm cá cảnh.
2.1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Bỗng là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại thực vật bậc cao
điển hình. Lúc còn nhỏ cá ăn động vật phù du, mùn bã hữu cơ, khi đạt kích cỡ
trên 6cm cá mới có thể ăn thực vật thủy sinh. Cá càng lớn thể hiện càng rõ
tính ăn thực vật; cá ăn thực vật, lá cây, quả. Theo nghiên cứu của Đoàn Văn
Đẩu và Lê Thị Lệ (1971) [3], cá Bỗng ăn khoảng 25 loài cây khác nhau như:
rau muống, lá sắn, bèo hoa dâu, bắp cải... Ngồi ra cá cịn thích ăn các loại
thức ăn công nghiệp như thức ăn viên, cám hỗn hợp trong điều kiện nuôi.
2.1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Phạm Thị Minh Giang (1973) [4], đã mô tả được phương pháp xác
định tuổi cá dựa trên số vòng thể hiện trên vảy cá. Đối với cá Bỗng vịng
tuổi trên vảy thể hiện vừa có tính chất tiếp giáp giữa vịng vân xếp dày, thưa
và vừa có tính cắt nhau giữa các vòng vân. Vòng tuổi thể hiện hoàn toàn rõ ở
hai bên sườn vảy và vai vảy. Cá Bỗng hình thành vịng tuổi ở cuối mùa đơng
và đầu mùa xn hằng năm.
Cá Bỗng là lồi cá có kích thước lớn. Chiều dài của cá có thể đạt gần 1m
và nặng khoảng 15kg, con lớn nhất có thể đạt 30kg. Cấu trúc tuổi của quần thể
khá phức tạp, tuổi thọ cao đến 15 năm (Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1971) [3]).
Theo thông báo của Phạm Báu (1999) [1], trong quá trình điều tra tuổi
của cá Bỗng đã bắt gặp cá có độ tuổi 20 năm.
2.1.1.5. Phân biệt đực cái cá Bỗng
Cá Bỗng khá dễ phân biệt được con đực và con cái. Cá đực trên mõm
có gai, sờ tay vào thấy nhám, bụng cá đực thon gọn cứng, nhiều mỡ hơn
bụng cá cái. Đầu cá đực dài hơn, khi đến mùa sinh sản cá đực có màu sắc
sặc sỡ hơn con cái. Cá cái trên mõm trơn nhẵn khơng có nốt sần, bụng to,
8
mền hơn cá đực. mùa sinh sản cũng như bình thường cá khơng thay đổi màu
sắc. Ngồi ra cá đực có gai sinh dục cịn cá cái khơng có gai sinh dục.
Bảng 2.1. Tuổ cá và c ều dà xác địn t eo tuổ của cá Bỗng
Tuổi
(N m)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11 12 13 14
Chiều 15 - 22,30 24,20 33,60 39,40 45,60 51,50 53,00 58,60 65,00 70,20 76 90,40>93
dài
(cm)
17,50
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
24,70 28,00 40,40 48,70 52,20 61,70 68,20 75,00 72,00 83,20 87
(Nguyễn Tấn Trịnh (1996) [8])
Tốc độ tăng trưởng của cá Bỗng thuộc loại trung bình. Cá tăng chiều
dài nhanh ở năm thứ nhất và năm thứ 2. Sự tăng trưởng về khối lượng bắt
đầu từ năm thứ 3 sau đó chậm dần và thay đổi ít. Sau 1 năm tuổi cá đạt kích
cỡ 672g, năm thứ 2 đạt 1500g và năm thứ 3 đạt 2135g. Tuổi thọ của cá là 15
năm. Sự tăng trưởng của cá đực chậm hơn cá cái khoảng 10,00 - 11,50cm. ở
độ tuổi từ 10 - 15 tăng trưởng chiều dài trung bình 4,3 - 5,4cm/năm. Theo
Phạm Báu (1999) [1], cá Bỗng sống trong điều kiện tự nhiên (sông Gâm) và
nuôi trong lồng bè, ao trên cơ sở cùng độ tuổi có sự tăng trưởng về chiều dài
khác nhau rõ rệt. Sự sai khác trên chủ yếu do điều kiện thức ăn chi phối.
Trong điều kiện nuôi trong ao tại Viên nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản 1, cá
1 tuổi đạt 16,90cm và khối lượng đạt 69,10g. Khi cá nuôi được 18 tháng
tuổi, chiều dài đạt 26,00cm và khối lượng đạt 261g. Kết về sự tăng trưởng
của cá nuôi tại Viện nuôi trồng Thủy Sản 1 gần bằng số liệu cá 3 năm tuổi
thu ngoài tự nhiên. Như vậy chế độ chăm sóc và nguồn thức ăn bổ sung đối
với cá Bỗng là hết sức quan trọng.
Các bãi đẻ trọng vụ nước cạn ở sông Hồng nằm ở trung lưu từ Yên
Bái tới Lào Cai như các bãi: Hợp Thành, Tân An, Phan Thanh, An Dương,
Đông Thái.... Ở sông Nậm Thi cá Bỗng đẻ ở Bản Quần, ở sơng Lơ thì chúng
9
đẻ rải rác từ phía trên Vĩnh Tuy đến biên giới Việt - Trung (Đoàn Văn Đẩu
và Lê Thị Lê, 1971 [3]). Vụ đẻ thứ 2 cá thường vào các ngịi lớn như: ngịi
Bo (sơng Hồng), ngịi Mã (sơng Lơ) để đẻ. Bãi đẻ của cá Bỗng có địa hình
đặc biệt đáy là cát sỏi lớn, nước chảy mạnh (lưu tốc nước khoảng 0.22 0.54m/s), nước có độ trong cao, chảy xiết - giàu oxy hòa tan, pH hơi kiềm.
Sau bãi đẻ là vực sâu cho cá trú ẩn và tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên hiện nay
do nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng nên hầu hết các sông suối của hệ
thống sơng Hồng khơng cịn gặp cá Bỗng nữa, các bãi đẻ trước đây cơng bố
cũng khơng cịn nữa. Hiện nay, nơi còn cá Bỗng đẻ nhiều hơn cả là đoạn
sông Gâm từ Na Hang tới Bắc Mê, nhưng do bị đánh bắt nên cá đẻ khơng
cịn tập trung như trước đây.
Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1971) [3], khi nghiên cứu cá Bỗng đánh
bắt tự nhiên đã phát hiện cá Bỗng có tuổi thành thục khá muộn. Cỡ cá thành
thục từ 5 - 6 tuổi trở lên. Mùa vụ sinh sản của cá chia làm 2 đợt từ tháng 2
đến tháng 6 và tháng 7 đến tháng 8. Cá Bỗng thường có trọng lượng nỗn
sào từ 18 - 520g. Chỉ số thành thục cá đực từ 0.8 - 6.1. Trọng lượng dịch
hoàn từ 38 - 200g. Chỉ số thành thục cá cái từ 0.19 - 0.9. Trứng cá có vỏ
dày, trịn căng, tách rời nhau, giàu nỗn hồng, khi già có màu vàng đậm.
Ngâm trong dung dịch làm trong trứng thì thấy nhân trứng đã bắt đầu lệch
và di chuyển ra ngồi biên. Kích thước trứng từ 0.3 - 2.5mm, có thể chia làm
4 cỡ: 2.0 - 2.05mm, 1.7 - 2.0mm, 1.0 - 1.5mm và 0.3 - 0.8mm.
Khi nghiên cứu sức sinh sản của cá Bỗng Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ
(1971) [3], đã xác định được sức sinh sản tương đối của cá Bỗng trung bình
đạt 6700 trứng/kg. Sức sinh sản tuyệt đối đạt 20700 trứng/1kg cá cái. Cũng
theo nhận định của tác giả trên sức sinh sản tương đối và tuyệt đối tỷ lệ
thuận với khối lượng cơ thể cá.
10
Cá Bỗng thành thục ở năm thứ 3 (2+ tuổi) khi trọng lượng tương ứng
khoảng 2kg. Trong ao nuôi cá có tỷ lệ thành thục thấp 1.54 - 4.67%. cá đẻ
trứng dính vào các giá thể. Cá có thể đẻ 13.000 - 142.000 trứng/kg cá cái.
Chưa có cơng trình nghiên cứu nào đầy đủ về cá Bỗng, nhất là vấn đề
bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen, mới dừng lại ở nghiên cứu sơ bộ
về đặc điểm sinh học của cá.
2.1.1.6. Quy trình ni cá Bỗng thương phẩm trong ao nuôi
Kỹ thuật nuôi cá Bỗng thương phẩm gồm 5 bước liên tục.
- Chuẩn bị ao nuôi cá thương phẩm
- Chọn giống cá nuôi
- Chọn thức ăn nuôi cá
- Chăm sóc, quản lý cá ni
- Thu hoạch cá ni
Tóm tắt sơ đồ kỹ thuật nuôi
Chuẩn bị ao
nuôi cá
Chọn giống
cá ni
Thu hoạch
cá ni
Chọn thức ăn
ni cá
Chăm sóc, quản
lý cá ni
* Chuẩn bị ao ni cá Bỗng thương phẩm
Diện tích ao ni thích hợp: diện tích ao ni thích hợp với cá Bỗng
thương phẩm trong ao nuôi từ 300 - 100m2.
Vị trí ao ni thích hợp:
Ao ni cá Bỗng thương phẩm phải đặt nơi thống mát, có nguồn
nước sạch, khơng bị cớm rợp và cây to trên bờ ao tránh hiện tượng rụng lá
làm ô nhiễm nguồn nước ao. Hàm lượng oxy hịa tan trong ao từ 4mg/lít trở
lên, độ pH từ 7 - 8, ao nuôi tập trung thuận tiện việc đi lại để thuận lợi cho
việc chăm sóc và quản lý ao nuôi.
11
Độ sâu mực nước:
Độ sâu mực nước thích hợp cho ao ni là nước ao có độ sâu từ 1.5 - 2m.
Chất đáy
Đáy ao phải tương đối bằng phẳng, có độ nghiêng về phía cống thốt
nước. Đáy ao bằng bùn cát, có độ sâu của bùn thích hợp từ 15 - 20cm.
Chuẩn bị ao trước khi nuôi
Ao được tháo cạn nước trong ao, vệ sinh ao, lấp hang hốc, rò rỉ, vét
bớt bùn đáy nếu quá nhiều bùn dưới a.
Tẩy trùng, diệt tạp trong ao bằng vôi với liều lượng 10 - 12kg/100m2
ao. Sau đó phơi đáy ao trong vịng 1 - 2 ngày.
Sau khi tẩy dọn ao, diệt cá tạp tiến hành cho nước vào ao ni. ở bốn
góc ao cho phân chuồng để hoai hoặc phân xanh xuống. Cho nước vào ao
nuôi với điều kiện nước sạch, được lọc thô hoặc lấy từ ao chứa xuống ao
nuôi lấy nước chia thành 2 đợt. Đợt 1 lấy vào ao khoảng 40 - 50cm ngâm
trong vòng 2 - 3 ngày nếu trời nắng, 3 - 5 ngày nếu trời âm u không nắng để
tạo màu cho nước ao. Khi đã thấy ao có màu xanh nõn chuối ta tiếp tục thêm
nước vào đảm bảo mực nước trong ao nuôi từ 1,5 - 2m.
* Chọn giống cá nuôi
Tiêu chuẩn chọn giống cá Bỗng ni thương phẩm cá giống thả có vai
trị rất quan trọng, giống càng lớn thì càng đảm bảo tỷ lệ ni sống, rút ngắn
được chu kỳ ni; Kích cỡ giống thả giống trong thí nghiệm là cá có chiều
dài thân đạt từ 6 - 8cm, chiều ngang thân đạt 3cm trở lên, khối lượng cá từ
300g/con. Cá khỏe mạnh, không bị sây sát, nhiễm dịch bệnh, đồng đều về
kích cỡ. Trước khi thả tiến hành tắm cho cá bằng nước muôi 2%. Thời điểm
thả cá là chiều tối khi trời mát để đảm bảo cho cá khỏe mạnh.
12
* Chọn thức ăn nuôi cá
Thức ăn cho cá được chia làm 2 loại chính phù hợp với nghiên cứu
của đề tài. Lô 1 chỉ cho cá ăn thức ăn công nghiệp không bổ sung các loại
thức ăn nào khác bên ngồi. Lơ 2 cho cá ăn thức ăn cơng nghiệp kết hợp
thức ăn xanh. Thức ăn tinh cho cả 2 lô bằng 5% trọng lượng thân cá trong ao
nuôi. Lơ thứ 2 có bổ sung thức ăn xanh bằng 15% khối lượng thân cá. Các
loại thức ăn xanh là các loại rau xanh, cỏ xanh như: lá sắn, lá ngô, cỏ... Thức
ăn xanh cho xuống ao nuôi cần đảm bảo không chứa thuốc bao vệ thực vật,
non và mềm để cá dễ ăn. Nếu thấy cá khơng có phản xạ ăn thì khơng cho cá
ăn. Cả 2 lơ thí nghiệm đều đảm bảo cá có mơi trường giống nhau hoặc gần
giống nhau bằng cách ngăn đôi ao nuôi bằng hệ thống lưới ở giữa ao.
* Chăm sóc, quản lý cá nuôi
Cá sau khi được thả xuống ao cần cho ăn đầy đủ, đảm bảo vệ sinh và
cấp nước vào ao hợp lý. Hằng ngày thăm ao để kiểm tra cá nếu có hiện
tượng cá nổi đầu cần thay nước và sục khí oxy bằng máy sục khí. Định kỳ
kéo kiểm tra cá để đảm bảo cá không bị bệnh và phát triển tốt.
* Thu hoạch cá nuôi
Cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm có khối lượng từ 1.5kg - 2kg là có
thể thu hoạch. Có thể tiến hành thu hoạch dần. Thu cá đảm bảo khối lượng
các con bé thả lại ao nuôi tiếp tục nuôi để đạt khối lượng xuất bán.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Những năm gần đây do ảnh hưởng của sự suy thoái môi trường, việc
đắp đập làm hồ thủy điện hoặc hồ thủy lợi, cá không di cư sinh sản được và
sự khai thác triệt để bằng các phương tiện hủy diệt như dùng xung điện,
thuốc nổ... làm cho số lượng cá bỗng giảm sút nghiêm trọng. Hầu hết các
sông suối thuộc hệ thống sông Hồng không thể bắt được cá Bỗng giống để
ni. Cá Bỗng hiện nay đã có trong sách đỏ thuộc diện cần bảo vệ khẩn cấp,
13
cấp độ 5. Cá Bỗng cũng được IUCN liệt trong danh sách các loài cá quý
hiếm cần được bảo vệ (Cấp độ LC) (Huckstor, 2012), do đó việc bảo tồn loài
cá bản địa quý hiếm này là rất cấp thiết.
Cá Bỗng là lồi cá có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon. Thức ăn cho
cá bỗng chủ yếu sử dụng những thức ăn sẵn có ở địa phương, khơng sử dụng
đạm động vật, do đó mức độ đầu tư thấp. Đặc biệt khả năng kháng bệnh
đốm đỏ tốt hơn cá trắm cỏ. Nên phát triển nghề nuôi cá Bỗng là rất bền vững
và là đối tượng giúp người dân miền núi xóa đói giảm nghèo. Trong những
năm qua tại các hộ ni cá ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã tiến hành nuôi cá
bỗng, tuy nhiên do nguồn giống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, kỹ thuật
nuôi dựa vào kinh nghiệm nên qui mô nuôi nhỏ lẻ. Theo Phạm Anh Tuấn
(2007) [9], cá Bỗng đang phát triển thành 1 trong 12 lồi cá ni phổ biến
trong nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam.
Hiện nay do nhu cầu thị trường về thịt cá Bỗng rất lớn nhưng khả
năng đáp ứng nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch đạt yêu cầu vệ sinh an toàn
thực phẩm là rất cần thiết. Cần xây dựng được quy trình ni cá Bỗng đạt
hiệu quả cao. Khả năng kháng bệnh cũng như tận dụng nguồn thức ăn từ phế
phụ phẩm của ngành nông nghiệp cho thức ăn cá Bỗng rất tốt, bên cạnh đó
cần biết được nhu cầu sử dụng các loại thức ăn khác nhau của cá Bỗng để
cho ăn hợp lý tiết kiệm chi phí đầu tư, tạo lợi nhuận kinh tế cho người dân.
Đề tài sẽ nghiên cứu được sự ảnh hưởng của thức ăn tới khả năng sinh
trưởng của cá. Đặc biệt là ảnh hưởng của thức ăn xanh bổ sung trong khẩu
phần ăn của cá.
2.1.3. Cơ sở lý thuyết của việc bổ sung thức ăn xanh vào khẩu phần nuôi
cá Bỗng thương phẩm
Claude Augé (1905) [9], dinh dưỡng “là tập hợp những chức năng cơ
14
thể biến đổi và sử dụng thức ăn nhằm giúp sinh vật tăng trưởng và hoạt động
bình thường”. Như vậy dinh dưỡng bao gồm nhiều giai đoạn từ lấy thức ăn
cho đến tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất (giai đoạn tiêu hóa của q trình
dinh dưỡng), kế đến là hàng loạt phản ứng biến dưỡng chất hấp thụ và sau
cùng là sự bài tiết, thải bỏ các sản phẩm biến dưỡng (giai đoạn biến dưỡng
của dinh dưỡng).
Nguyên liệu để phối hợp thức ăn cho cá có thể được chia ra các nhóm
thức ăn như sau: thức ăn cung cấp năng lượng, thức ăn cung cấp protein, thức
ăn cung cấp khống vi lượng và cung cấp vitamin, nhóm chất kết dính và chất
phụ gia cho vào thức ăn để tăng mùi vị, để dẫn dụ cá hay chất phụ gia để bảo
quản... Mỗi nhóm thức ăn có những tính chất dinh dưỡng khác nhau.
Thành phần hóa học của thức ăn ni cá gồm ba nhóm chất cơ bản:
protid, lipid, glucid. Ngồi ra cịn có vitamin và các chất hữu cơ khác.
Để biết được hiệu quả của việc bổ sung thức ăn xanh cho cá Bỗng
thương phẩm trong ao nuôi cần cho cá ăn thức ăn xanh giàu glucid để tận
dụng thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí khuyến cáo các
nơng hộ một cách chính xác về việc nên hay không nên bổ sung thức ăn
xanh vào ao ni.
2.2. Tìn
ìn ng ên cứu trong và ngồ nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về cá Bỗng đã bắt đầu từ những năm 1960 - 1970 tuy
nhiên cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu đầy đủ về cá Bỗng, nhất
là vấn đề bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen. Các nghiên cứu chỉ
mới tập trung điều tra nguồn lợi tự nhiên, một số đặc điểm sinh học và
thăm dò sinh sản.
15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nguồn gốc phân bố
Trên thế giới: cá Bỗng phân bố tự nhiên ở châu Á chủ yếu ở các nước
như Việt Nam, Lào, Trung Quốc.
Mặc dù cá Bỗng được nuôi nhiều ở Việt Nam, Lào và Trung Quốc
nhưng những cơng trình nghiên cứu về lồi này được cơng bố rất hạn chế.
Các cơng trình được cơng bố chủ yếu của các tác giả Trung Quốc. Các
nghiên cứu tập trung điều tra đặc điểm sinh học cá Bỗng ngồi tự nhiên và
các hình thức nuôi.
Các tác giả là Li J, Wang X và cs (2004) [12] cho biết, cá Bỗng là lồi cá
có giá trị kinh tế ở sơng Ngọc và nó đã trở thành lồi ni chính ở sơng, hồ ao.
Cá lớn nhanh, kích thước lớn, thịt rắn và thơm ngon. Chúng phân bố ở trung và
thượng lưu sông Ngọc theo Xiao W và cs (2001) [15]. Ngư dân thường đánh
bắt được cỡ cá có khối lượng trung bình từ 1 - 1,5kg và cỡ cá lớn nhất có khối
lượng từ 5 - 8kg (Pearl River Fisheries Research Institute (1991) [14).
Những nghiên cứu của Jiang L Y và cs (2003) [10]. về mối quan hệ
giữa tuổi và tốc độ sinh trưởng của cá trong điều kiện nuôi. Luo W K và cs
(2004) [13], nghiên cứu về sự phát triển phôi thai cá Bỗng. Xiao W và cs
(2001) [15], nghiên cứu mối quan hệ của sự phát triển của phôi đến nhiệt độ
và độ mặn. Tuy nhiên về phía Trung Quốc khơng có cơng bố chi tiết nào về
các nghiên cứu này.
Li J và cs (2008) [12], đã điều tra tuổi cá Bỗng thành thục trên sông
Ngọc thấy cá cái thành thục ở 5 tuổi và cá đực thành thục ở 3 tuổi. Mùa sinh
sản của cá từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm. Cỡ cá thành thục trung bình từ
11,5 - 29,5cm, cỡ cá cái và cá đực thành thục lớn nhất lần lượt là 69cm và
59,5cm. Tác giả đã mô tả được sự phát triển của tuyến sinh dục cái và đực của
cá Bỗng.
16
P ần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đố tƣợng và p ạm v ng ên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus) thương phẩm.
Địa điểm nghiên cứu: Ao nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển
giao khoa học công nghệ NTTS vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Cá Bỗng nuôi trong ao nuôi nước chảy.
3.2. Địa đ ểm và t ờ g an t ến àn
3.2.1. Địa điểm tiến hành
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Công
ty TNHH đầu tư và phát triển nông nghiệp Đông Bắc.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành: từ ngày 05/01/2014 đến 24/05/2015.
3.2.3. Vật liệu và trang thiết bị thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm bao gồm:
- Ao ni cá có hệ thống tháo và cấp nước đầy đủ.
- Thau nhựa, lưới kéo, vợt, thước đo dùng để đo chiều dài và trọng
lượng mỗi đợt kéo kiểm tra cá.
- Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ.
- DO test, pH test.
- Thức ăn dùng cho cá thí nghiệm gồm:
Thức ăn viên cám cơng nghiệp, thức ăn xanh như: rau muống, bèo
tây, cỏ sữa…
17
3.3. Nộ dung ng ên cứu
- Đánh giá khả năng tăng trưởng của cá Bỗng khi cho ăn thức ăn công
nghiệp kết hợp với thức ăn xanh trong ao nuôi nước chảy.
- Theo dõi các biến động và yếu tố môi trường trong điều kiện ao nuôi
như: pH, DO, NH3, NO2, BOD, COD.
- Đánh giá khả năng phát triển về kích thước khi cho ăn thức ăn cơng
nghiệp kết hợp với thức ăn xanh trong ao nuôi nước chảy.
- Đánh giá tỷ lệ sống của cá Bỗng thí nghiệm trong ao nuôi nước chảy
- Đánh giá khả năng sử dụng thức ăn của cá Bỗng thí nghiệm trong ao
ni nước chảy
- Hạch tốn kinh tế trong ni cá Bỗng thương phẩm thí nghiệm.
3.4. P ƣơng p áp ng ên cứu và c ỉ t êu t eo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm
- Ao ni có diện tích 1.000m2 có hệ thống nước chảy. Lượng nước
trong ao sẽ được thay 20 - 30%/ngày.
- Cá giống thả 300g/con. Cá đưa vào nuôi được kiểm dịch. Mật độ cá
thả 0,7con/m2.
- Bố trí 2 thí nghiệm dùng 2 loại thức ăn cho cá:
+ Công thức 1: cho cá ăn thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng đạm 18%
- 30%, lipid 5 - 7%, cho ăn với tỷ lệ 3 - 5% trọng lượng thân.
+ Công thức 2: Thức ăn công nghiệp như công thức 1 và bổ sung
thêm thức ăn xanh. Thức ăn xanh cho cá là cây ngô non, hoặc lá sắn được
trong tại địa phương không sử dụng hóa chất trong q trình trồng.
- Ao ni cá được lắp hệ thống phun nước và lượng nước trong ao, độ
sâu mực nước 1,5m. Ao được tẩy dọn sạch sẽ được Lượng nước trong ao sẽ
được thay 20 - 30%/ngày để đảm bảo môi trường và hàm lượng oxy cho cá.