Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 173 trang )

Chuyờn thc tp TS. Nguyn Th i Liờn
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QuốC DÂN
Khoa ĐầU TƯ

Chuyên đề THựC TậP
Đề tài:
THựC TRạNG Và GIảI PHáP HOàN THIệN CÔNG TáC THẩM ĐịNH Dự áN
ĐầU TƯ TạI NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN NGOạI THƯƠNG VIệT NAM
CHI NHáNH Hà NộI
Sinh viên thực hiện
: TRầN THị LAN ANH
Mã sinh viên
: Cq514055
Lớp
: KINH Tế ĐầU TƯ 51E
Giáo viên hớng dẫn
: TS. NGUYễN THị áI LIÊN
Hà NộI - 2013
SV: Trn Th Lan Anh Lp: Kinh t u t 51E
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Ban chủ nhiệm Khoa Đầu tư
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Tên em là : TRẦN THỊ LAN ANH
Sinh viên lớp : Kinh tế đầu tư 51E
Mã sinh viên : CQ514055
Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập này, em đã tham khảo một số
tài liệu liên quan đến chuyên ngành đầu tư nói chung và hoạt động thẩm định dự án
đầu tư trong các ngân hàng thương mại nói riêng cũng như các tài liệu của đơn vị
thực tập.


Em xin cam đoan không sao chép y nguyên bất kì tài liệu, giáo trình, luận
văn cũng như các tài liệu tham khảo khác. Nếu có sai phạm em xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của nhà trường.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Lan Anh
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
Dự án sử dụng 50.000 m2 đất trên cơ sở tiến hành đầu tư các hạng mục
xây dựng như sau: 71
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBNV : Cán bộ nhân viên
CBKD : Cán bộ kinh doanh
CBTĐ : Cán bộ thẩm định
CBQLTD : Cán bộ quản lý tín dụng
CBĐG : Cán bộ định giá
CBPLCT : Cán bộ pháp lý chứng từ
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
QLTD : Quản lý tín dụng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TMCP : Thương mại cổ phần
VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của VCB Hà Nội 6
Dự án sử dụng 50.000 m2 đất trên cơ sở tiến hành đầu tư các hạng mục
xây dựng như sau: 71
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Không một nền kinh tế nào có thể phát triển nếu không có hoạt động kinh
doanh đầu tư. Hoạt động đầu tư được coi như nền tảng, tiền đề cho sự phát triển.
Và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của các ngân hàng
thương mại nói riêng là rất cần thiết và quan trọng đối với cả hoạt động đầu tư phát
triển và với cả toàn bộ nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các
ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị
hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt
động của mình qua đó thực hiện việc chuyển nguồn vốn từ nơi dư thừa sang nơi
thiếu, phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của toàn xã hội và tạo sức ép tăng
tính hiệu quả trong mỗi hoạt động đầu tư thông qua chi phí sử dụng vốn.
Từ những ý nghĩa quan trọng đó của hệ thống ngân hàng đối với hoạt động đầu
tư phát triển, em đã lựa chọn đơn vị thực hiện thực tập thực tập cuối khóa là ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội để lấy kinh nghiệm thực tế trước
khi ra trường. Trong quá trình thực tập tại đơn vị, em nhận thấy công tác thẩm định dự
án đầu tư vay vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng với chi nhánh và đã đạt được
những thành quả nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, gây ảnh
hưởng đến chất lượng thẩm định dự án nói riêng và hoạt động của chi nhánh nói
chung. Do đó, em xin lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là : “Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”.
Kết cấu chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định

dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Với những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm của bản thân em cũng như thời
gian tham gia thực tập, những thiếu sót trong chuyên đề này là không thể tránh khỏi.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để chuyên đề này được
hoàn thiện hơn.
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị của phòng Khách
hàng doanh nghiệp của Chi nhánh VCB Hà Nội và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
của cô giáo TS. Nguyễn Thị Ái Liên để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà
Nội
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mà trước đây là
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963,
với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên ở Việt Nam được lựa chọn để thực
hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt
động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008, sau khi thực hiện

thành công kế hoạch cổ phần hóa, thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank ( với mã chứng khoán VCB)
chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 50 năm nỗ lực phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ
kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt
động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu
trong lĩnh vực thương mại quốc tế trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh
vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như các mảng dịch vụ ngân hàng
hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện
tử…
Sau 50 năm hoạt động trên thị trường tài chính ngân hàng, Vietcombank hiện
có trên 12.500 cán bộ nhân viên, gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng
đại diện/Đơn vị thành viên cả trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1
Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty
con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore,
5 công ty liên doanh, liên kết. Không những thế, Vietcombank còn phát triển một hệ
thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS)
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
3
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
trên toàn quốc. Hoạt động tín dụng ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn
1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương tại Hà Nội ( mà tiền thân là
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định
số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ, là
một thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước
công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà
Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng
Huân chương Lao động Hạng Ba.
Vietcombank Hà Nội vốn được thành lập phục vụ hoạt động kinh doanh đối

ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà
Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu / 78 Nguyễn Du, Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội hiện có 10 Phòng giao dịch và 01 quầy giao dịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài
với hơn 300 cán bộ có trình độ chuyên môn.
VCB Hà Nội là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ
tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy
rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng
lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo
phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam – Hanoi Branch
Tên gọi tắt : Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Hà Nội
Trụ sở chính: 344 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: (84-4) 3974 6666 ;
Fax: (84-4) 3974 7065
Telex : 411309
Swift Code : BFTVVNVX002
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
4
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội có 12 phòng
ban chức năng, 10 Phòng giao dịch và 01 quầy hoàn thuế giá trị gia tăng cho người
nước ngoài có địa điểm giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Sau đây là mô hình tổ chức
của VCB Hà Nội.
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

5
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của VCB Hà Nội
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
6
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Mạng lưới chi nhánh của Vietcombank Hà Nội : 10 phòng giao dịch và 1
quầy giao dịch
Phòng giao dịch số 1 : 2 Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
Phòng giao dịch số 2 : 14 Trần Bình Trọng, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
Phòng giao dịch số 3 : 1 Hàng Đồng , Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
Phòng giao dịch số 4 : 36 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa Hà Nội
Phòng giao dịch số 5 : Khu CC2 Bắc Linh Đàm, Q. Thanh Xuân Hà Nội
Phòng giao dịch số 7 : 434 Trần Khát Chân, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội
Phòng giao dịch Yết Kiêu : 14 Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
Phòng giao dịch Bát Đàn : 48 Bát Đàn , Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
Phòng giao dịch Hoàng Mai : 89B Hồ Đền Lừ, Q. Hoàng Mai Hà Nội
Phòng giao dịch Lạc Trung : 51 Lạc Trung, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội
Quầy giao dịch Nội Bài :Tầng 1 Sân bay quốc tế Nội Bài
1.1.2.2 Chức năng , nhiệm vụ của các vị trí và phòng ban tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
- Phòng khách hàng: Gồm bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng
thể nhân :
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ thực hiện và quản lý
các giao dịch đối với các khách hàng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế.
+ Huy động, khai thác nguồn vốn bằng VNĐ, ngoại tệ từ các khách hàng
doanh nghiệp.
+ Thực hiện việc tiếp thu, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách
hàng về các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch

vụ cho khách hàng doanh nghiệp.
+ Thẩm định, xác định và quản lý các giới hạn tín dụng cho những khách
hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo đúng quy định.
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
7
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin khách hàng… cho Phòng Quản lý nợ để
thẩm định độc lập /tái thẩm định theo quy định của chi nhánh.
Phòng khách hàng thể nhân : Phòng này có chức năng và nhiệm vụ cũng
tương tự phòng Khách hàng doanh nghiệp, nhưng khách hàng là các cá nhân và nội
dung tín dụng chủ yếu là cho vay tiêu dùng như mua nhà, mua xe,
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Là phòng có trách nhiệm xử lý các loại nghiệp vụ như :
+ Thanh toán bằng L/C (Thư tín dụng)
+ Nhờ thu D/A (Nhờ thu chấp nhận giao chứng từ)
+ Nhờ thu D/P (Nhờ thu thanh toán giao chứng từ)
+ Chuyển tiền (T/T)
+ Bank Draft
- Phòng tổng hợp
Là phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm về việc lưu giữ toàn bộ thông tin của
Chi nhánh, các quy định giấy tờ, các kết quả tổng kết hoạt động qua các năm đều
được chuyển về phòng này để lưu giữ và tổng hợp.
- Phòng quản lý nợ
+ Là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác
quản lý rủi ro tín dụng, quản lý giám sát danh mục cho vay và đầu tư, đảm bảo tuân
thủ giới hạn tín dụng.
+ Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro, xử lý nợ có vấn đề
trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chi tín dụng cho từng khách hàng.
+ Thẩm định - tái thẩm định khách hàng theo chỉ đạo của Chi nhánh.

- Phòng kế toán và tài chính
Là phòng có nhiệm vụ thực hiện và quản lý các giao dịch liên quan đến
thanh toán, huy động, kho quỹ, chi phí
+ Kế toán nội bộ: Thực hiện các công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ .
Báo cáo tổng hợp thu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban giám đốc
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
8
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
+ Kế toán giao dịch: Quản lý những giao dịch như nhận tiền gửi của các
doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và
thanh toán; thực hiện các thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức ghi chép phản
ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ, lập bảng cân đối và báo
cáo lãnh đạo cấp trên.
- Phòng hành chính- nhân sự
Là phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, tuyển dụng cán bộ và đào
tạo theo chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam, thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh
doanh tại chi nhánh và thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại chi nhánh.
1.1.3 Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
1.1.3.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Hà Nội
Các nghiệp vụ và nội dung các nghiệp vụ mà Vietcombank Hà Nội hiện đang
thực hiện:
a) Dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ tài khoản (tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, trả lương tự
động…)
Tiết kiệm và đầu tư
Chuyển và nhận tiền
Dịch vụ cho vay cá nhân, hộ gia đình

Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Nhờ thu séc nội địa và quốc tế
b)Mua bán ngoại tệ
Mua bán ngoại tệ giao ngay
Mua bán ngoại tệ kỳ hạn
Hoán đổi tiền tệ, lãi suất
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
9
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Hợp đồng quyền chọn
Các sản phẩm phái sinh khác
c) Huy động vốn
Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ
Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân
Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
Các loại kỳ phiếu và trái phiếu
Tiền gửi thanh toán
d)Tín dụng
Cho vay vốn lưu động
Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu tào sản cố định
hoặc bất động sản của khách hàng
Cho vay chiết khấu bộ chứng từ
e) Tài trợ thương mại
Dịch vụ thông báo và thông báo sửa đổi LC
Dịch vụ xác nhận LC
Dịch vụ nhận bộ chứng từ thanh toán theo LC, nhờ thu
Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Dịch vụ chiết khấu truy đòi
Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi

Dịch vụ chuyển nhượng LC
Dịch vụ phát hành LC
Dịch vụ thanh toán LC
Ký hậu vận đơn/ Uỷ quyền nhận hàng theo LC, nhờ thu
Bảo lãnh nhận hàng
Thông báo và thanh toán nhờ thu
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
10
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
f)Bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng
Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước
Bảo lãnh khoản tiền gửi giữ lại
Bảo lãnh đối ứng
Xác nhận bảo lãnh
g)Các nghiệp vụ khác
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế
Dịch vụ ngân quỹ
Liên kết sản phẩm
1.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Hà Nội
a) Kết quả hoạt động chung của chi nhánh trong giai đoạn 2008-2012
Sau gần 27 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi
nhánh Hà Nội đang ngày càng tạo lập được uy tín vững vàng cũng như mối quan hệ

thân thiết với các khách hàng nói chung và các doanh nghiệp trong địa bàn nói
riêng. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang được ngân hàng chú trọng hơn và
đã đạt được những kết quả nhất định được thể hiện qua bảng sau đây:
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
11
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam CN Hà Nội giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Số tiền
Tăng
trưởng
%
Số tiền
Tăng
trưởng
%
Số tiền
Tăng
trưởng
%
Số tiền
Tăng
trưởng
%
Số tiền
Tăng
trưởng %
1. Tổng thu

558.649 734.037 625.193 960.235
1201.21
9
Trong đó :

- Thu lãi cho vay 204.997 36.7 324.324 44.18 238.755 38.19 391.433 40.76 467.639 38.93
- Thu lãi tiền gửi 321.751 57.59 351.117 47.84 331.38 53 530.037 55.2 650.46 54.15
- Thu lãi dịch vụ 31.901 5.71 58.596 7.98 55.058 8.81 38.765 4.04 83.12 6.92
2.Tổng chi
543.079 632.545 582.539 826.433 995.34
Trong đó:

- Chi phí tiền gửi 347.98 64.08 472.611 74.72 407.662 69.98 655.514 79.32 750.68 75.42
- Chi phí quản lý 59.992 11.05 77.233 12.21 90.966 15.62 125.247 15.16 167.52 16.83
- Chi dự phòng 135.107 24.87 82.701 13.07 83.911 14.4 45.672 5.52 77.14 7.75
3. Lợi nhuận trước thuế 15.57 101.492 42.654 133.802 205.879
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội)
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
12
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
b)Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2008-2012
Đối với tất cả các ngân hàng thương mại, tạo nguồn vốn chính là hoạt động
quan trọng nhất và là cơ sở để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh khác của
Ngân hàng có thể phát triển. Do đó, trong nhiều năm qua, VCB Hà Nội đã khai thác
triệt để những lợi thế của mình như: uy tín thương hiệu, chất lượng phục vụ, trình
độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, thế mạnh về công nghệ thông tin, chính sách
lãi suất linh hoạt hấp dẫn, nên VCB Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc công tác
huy động vốn theo kế hoạch và duy trì được nguồn vốn huy động ổn định.
Bảng 2: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2008 - 2012
(đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng nguồn vốn
Tăng giảm so với năm trước
Số tiền Tỷ lệ (%)
2008 6820 - -
2009 8355 +1535 +22.5
2010 10861.5 +2506.5 +30.0
2011 12164.9 +1303.38 +12.0
2012 15814.4 +3649.5 +13.0
Nguồn: Phòng tổng hợp VCB Hà Nội
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng vai trò quyết định sự tồn tại
cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của một NHTM chính là nguồn vốn. Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội nhận thức rõ điều này và
chi nhánh luôn hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác hoạt động huy động vốn.
Công tác huy động vốn được ngân hàng chú trọng qua các nhân tố nhằm phát triển
quy mô, chất lượng và cơ cấu của nguồn vốn. Nhờ vào sự chỉ đạo tích cực, kịp thời
của ban giám đốc chi nhánh với các biện pháp hỗ trợ máy móc thiết bị, củng cố các
phòng ban và tích cực đưa vào áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như quảng bá,
tuyên truyền, áp dụng các chính sách lãi suất hợp lý, các chính sách khách hàng,
đầu tư mở rộng phát triển các kênh huy động vốn, đã giúp tăng một lượng lớn
nguồn vốn huy động được trong các năm. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần vào
kết quả của nguồn vốn huy động được trong những năm qua tại chi nhánh.
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
13
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 3: Cơ cấu nguồn huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2008 -2012
(Đơn vị : Tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn huy động (VNĐ) 6820 8355 10861.5 12164.9 15814.4
I. Nguồn nội tệ huy động 3955.6 4886

6353.978 6933.993 9330.496
1 Tiền gửi doanh nghiệp
1179.955 1457.494 1895.391 2068.41 2783.287
2 Tiền gửi tiết kiệm
1344.904 1661.24 2160.352 2357.558 3172.369
3 Phát hành các công cụ nợ
72.38748 89.4138 116.2778 126.8921 170.7481
4 Tiền gửi các định chế tài chính
926.4015 1144.301 1488.102 1623.941 2185.202
5 Tiền vay các tổ chức khác
431.9515 533.5512 693.8543 757.192 1018.89
II. Nguồn ngoại tệ huy động 2864.4 3469
4507.523 5230.907 6483.904
1 Tiền gửi doanh nghiệp
831.8218 1007.398 1308.985 1519.055 1882.926
2 Tiền gửi tiết kiệm
678.8628 822.153 1068.283 1239.725 1536.685
3 Phát hành các công cụ nợ
406.7448 492.598 640.0682 742.7888 920.7144
4 Tiền gửi các định chế tài chính
944.9656 1144.423 1487.032 1725.676 2139.04
5 Tiền vay các tổ chức khác
368.0754 445.7665 579.2166 672.1715 833.1817
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh VCB Hà Nội)
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
14
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động được tại chi nhánh, nguồn vốn nội tệ huy
động vẫn chiếm đa số so với nguồn ngoại tệ đã huy động. Trong các nguồn nội tệ và
ngoại tệ huy động được, chiếm tỷ trọng đa số là vẫn tiền gửi từ các doanh nghiệp

sau đó là tiền gửi từ tiết kiệm.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động được giữa các năm vẫn tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên, giữa các nhân tố huy động lại có sự biến đổi chênh lệch khá rõ ràng
.Biến động trong cơ cấu nguồn vốn cũng như tổng nguồn vốn huy động được của
Chi nhánh VCB Hà Nội có thể do các nguyên nhân sau đây:
-Trong giai đoạn khó khăn (từ năm 2009 đến năm 2011), với tỷ lệ lạm
phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tăng đột biến, cùng với đó sự nóng lên của thị
trường bất động sản, giá vàng thì không ổn định tất cả những yếu tố đó khiến
cho khách hàng có tâm lý rất hoang mang. Tuy nhiên, VCB Hà Nội luôn luôn bám
sát những thay đổi của thị trường, điều chỉnh lãi suất phù hợp, với các hình thức
huy động vốn hợp lý… đã giúp cho khách hàng thu được lợi nhuận từ nguồn vốn
nhàn rỗi. Vì vậy, chi nhánh vẫn nhận được niềm tin của khách hàng khi gửi tiền
vào chi nhánh, giúp cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trong
giai đoạn khó khăn này.
- Bên cạnh đó, chi nhánh Vietcombank Hà Nội luôn coi trọng các hoạt động
nhằm nâng cao hình ảnh và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình một cách rộng
rãi trên khắp các địa bàn giúp cho khách hàng có nhiều cách thức chọn lựa phù hợp
nhất.
- Ngoài những lý do trên, Vietcombank Hà Nội là chi nhánh luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo của Hội sở chính. Ngân hàng đã được đầu tư vốn mở rộng
mạng lưới lên thành 10 phòng giao dịch và 1 quầy giao giao dịch. Chi nhánh còn
luôn luôn cập nhập những công nghệ mới tiên tiến hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
cũng như trong hoạt động quản lý của mình.
c) Kết quả hoạt động tín dụng
Các nội dung của hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội gồm có :
- Cho vay vốn lưu động: Khách hàng có thể lựa chọn hình thức vay theo
từng lần hoặc vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay dự án đầu tư: đáp ứng nhu cầu gia tăng, đổi mới tài sản cố định
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

15
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
hoặc bất động sản của khách hàng,…
- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ
Tình hình hoạt động tín dụng ở chi nhánh :
Bảng 4: Tình hình dư nợ của chi nhánh theo kỳ hạn giai đoạn 2008 -2012
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số

tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dư
nợ
2455 100 3125 100 3906.25 100 4101 100 4511.72 100
Cho vay
ngắn hạn
1122.4 45,72 1526.9 48,86 1955.1 50,05 2054.6 50,10 2267.1 50.25
Cho vay
trung hạn
911.3 37,12 1252.8 40,09 1516.4 38,82 1604.3 39.12 1780.3 39.46
Cho vay
dài hạn
421.3 17,16 345.3 11,05 434.8 11,13 442.1 10.78 464.3 10.29
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh VCB Hà Nội)
Bảng 5: Tình hình dư nợ của chi nhánh theo loại tiền giai đoạn 2008 -2012
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
VNĐ
1816.9
74.01
2281.3
73.00
2871.9
73.52
2992.5
72.97
3311.6
73.40
Ngoại
tệ
638.1
25.99

843.8
27.00
1034.4
26.48
1108.5
27.03
1200.1
26.60
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh VCB Hà Nội)
Thông qua các bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tình hình dư nợ theo các
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
16
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
loại tiền của chi nhánh VCB Hà Nội vẫn liên tục tăng qua các năm. Đặc biệ,t dư nợ
của đồng nội tệ VNĐ vẫn chiếm đa số so với đồng ngọai tệ. Đồng nội tệ luôn chiếm
hơn 70% trong tổng dư nợ, trong khi đó, đồng ngoại tệ chỉ tăng dần từ 25.99% năm
2008 đến 27% năm 2009 và đạt đỉnh là 27.03% năm 2011 và lại giảm xuống còn
26.6% năm 2012.
d)Kết quả các hoạt động kinh doanh khác
• Dịch vụ Ngân hàng : Tổng doanh số của Vietcombank Hà Nội năm 2012
đạt 632.5 triệu USD.
• Trong hoạt động mua bán ngoại tệ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội có mức lãi đạt 14.6 tỷ đồng trong năm 2012
• Hoạt động tài trợ thương mại : Tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 433 triệu
USD với các mặt hàng chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, nông sản.
• Đối với dịch vụ thẻ và hệ thống hỗ trợ thanh toán : Đưa vào hoạt động các
dịch vụ ngân hàng điện tử VCBMoney, VCB-iB@nking giúp khách hàng thực hiện
các giao dịch ngân hàng ngay tại trụ sở làm việc hoặc nhà của mình; dịch vụ ngân
hàng qua điện thoại di động SMS Banking.
• Đối với dịch vụ ngân quỹ : Lượng giao dịch tiền mặt VNĐ và ngoại tệ năm

2012 : Tổng thu chi VNĐ đạt 40.1 tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch năm 2011. Thu
chi ngoại tệ quy USD đạt 463 triệu USD ; tăng 4% so với kế hoạch năm 2012.
1.2 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội
1.2.1 Mục đích và căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
1.2.1.1 Mục đích thẩm định dự án đầu tư
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất, trong cơ chế thị trường, hoạt động của
NHTM phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy
luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả là chỉ
những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh mới có
thể tồn tại, và cạnh tranh là một quá trình diễn ra liên tục. NHTM trong nền kinh tế
thị trường luôn phải đương đầu với áp lực của cạnh tranh lẫn nhau và khả năng xảy
ra rủi ro - rủi ro có thể xảy ra bất cứ loại hình hoạt động này của ngân hàng như rủi
ro tín dụng, thanh toán, chuyển hoán vốn, lãi suất, hối đoái…Trong đó, rủi ro về tín
dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tác
động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của
ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng xảy ra khi xuất hiện các biến
cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
17
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
đối với ngân hàng vào thời điểm báo hạn. Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng
không có khả năng trả nợ thuộc về một trong hai trường hợp: khách hàng sẽ trả nợ
ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm báo hạn, như vậy, ngân hàng sẽ
gặp phải rủi ro đọng vốn; hoặc khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ cho ngân
hàng được, trường hợp này, ngân hàng gặp rủi ro mất vốn.
Như vậy, rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, thẩm định dự án là vô cùng
quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực tiễn hoạt động của các
NHTM Việt Nam cho thấy, bên cạnh một số dự án đầu tư có hiệu quả đem lại lợi

ích to lớn cho chủ đầu tư và nền kinh tế, còn rất nhiều dự án do chưa được quan tâm
đúng mức đến công tác thẩm định trước khi tài trợ đã gây ra tình trạng không thu
hồi được vốn, nợ quá hạn kéo dài, thậm chí có những dự án bị phá sản hoàn toàn.
Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời làm cho uy tín
của một số NHTM bị giảm sút nghiêm trọng. Như vậy, khi đi vào nền kinh tế thị
trường - với đặc điểm cố hữu của nó là đầy biến động và rủi ro, thì yêu cầu nhất
thiết đối với các NHTM là phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư một cách đầy
đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn. Qua phân tích trên, đối với các NHTM nói
chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, công tác thẩm định
dự án có ý nghĩa sau đây:
- Ra quyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở, đảm bảo hiệu quả của vốn
đầu tư.
- Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc
triển khai thực hiện dự án, hạn chế, giảm bớt yếu tố rủi ro.
- Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và
tiết kiệm vốn trong quá trình thực hiện.
- Tạo một cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư của
dự án cũng như khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư.
- Rút kinh nghiệm, đưa ra bài học để thực hiện các dự án được tốt hơn.
- Tư vấn cho chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của dự án đầu tư.
1.2.1.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư
Để thẩm định dự án đầu tư vay vốn ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội, các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên những căn cứ sau
đây:
a) Hồ sơ vay vốn của khách hàng
Hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng bao gồm:
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
18
Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
+ Giấy đề nghị tín dụng: Đề nghị vay vốn/bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo

món .
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy
đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hành nghề (nếu có); Điều lệ
doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm các chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng
giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng…; Quy chế tài chính; Quyết định giao vốn, biên
bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập; Hợp đồng liên doanh (nếu có); Các hồ
sơ cần thiết khác.
+ Hồ sơ tình hình tài chính khách hàng: Kế hoạch sản xuất kinh doanh được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; Báo cáo kinh doanh của it nhất 2 năm liền kề; Báo
cáo tài chính được kiểm toán; Bản kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ
chức tín dụng và tổ chức tài chính
+ Hồ sơ dự án đầu tư: Dự án – Báo cáo nghiên cứu khả thi, Kế hoạch sản
xuất kinh doanh, Các loại hợp đồng về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và giấy
tờ có liên quan.
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
CBTĐ tiến hành xem xét từng nội dung cụ thể trong hồ sơ xin cấp tín dụng
của khách hàng. Với mỗi loại dự án và đối tượng khách hàng khác nhau, cán bộ
thẩm định yêu cầu những loại hồ sơ giấy tờ khác nhau.
b) Các căn cứ pháp lý và các tiêu chuẩn, định mức
+ Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH 10 do Quốc hội thông qua ngày
12/12/1997;
+ Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11 do
Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
+ Luật dân sự do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 16/06/2005;
+ Luật xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26/11/2003, Luật đấu thầu số
61/2005/QH 11 ngày 29/11/200;
+Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

19
Khách hàng
nộp hồ sơ
vay vốn
CBTĐ tiếp nhận
nhu cầu, hướng
dẫn khách hàng
lập hồ sơ vay
vốn
Kiểm tra tính
đầy đủ hợp
pháp, hợp lệ
của hổ sơ
Đầy
đủ đạt
yêu
cầu
Yêu cầu khách
hàng bổ sung
Bước
3
CBTĐ tiếp
nhận lại
hồ sơ, bản
đánh giá
sơ bộ
Thẩm định
dự án đầu

Định giá

tài sản
đảm bảo
Trưởng
phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Lập báo cáo
thẩm định
Bước
4
Ban lãnh đạo
quyết định cho
vay hoặc từ
chối
Ký hợp
đồng tín
dụng
Ký hợp
đồng đảm
bảo tiền
vay
Đăng ký
giao
dịch
đảm bảo
Bước
5
Giải ngân

Đồng ý
Lập kế
hoạch và
tiếp thị và
tiếp đón
khách
hàng
Quyết
định đồng
ý đưa vào
thẩm định
sâu hơn
Trưởng
phòng
khách
hàng xem
xét lại
(nếu cần)
Bước
1
Bước
2
CBTĐ Thẩm
định hồ sơ và
thông tin cơ
bản về khách
hàng
Hồ sơ
Đánh giá sơ
bộ

Chuyên đề thực tập TS. Nguyễn Thị Ái Liên
+ Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư do các cơ quan chức
năng Nhà nước ban hành: Luật đầu tư 2006 số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
+ Quy định số 225 QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 07/08/2006 về việc chỉnh sửa
bổ sung một số điều của quy định về bảo đảm tiền vay và quy định về cho vay đối
với các tổ chức kinh tế;
+ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Quy chế cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban
hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống
đốc NHNN; Quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03/2/2005 về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng;
+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000;
+ Các văn bản, quy định, tiêu chuẩn, định mức trong các ngành lĩnh vực liên
quan như Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên – Môi trường ;
+ Các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh
- Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh :
Sơ đồ 2 : Sơ đồ quy trình thẩm định
Chưa đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp
SV: Trần Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
20

×