Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.16 KB, 4 trang )

Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền
tảng ảo hóa

Nguyễn Mạnh Tuấn

Viện Công nghệ Thông tin
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin; Mã số Chuyên ngành
đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Đoàn
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. An toàn dữ liệu; Công nghệ thông tin; Tin học.


Content
Mở Đầu:
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các máy tính ra đời với
hiệu năng vô cùng lớn nhưng một các tổ chức trên thế giới chỉ sử dụng từ 10% đến 30%
hiệu năng của các máy chủ mà họ sở hữu. Điều này đặt ra cho các nhà khoa học một bài
toán là làm thế nào để sử dụng máy chủ hết công suất của chúng, giảm thiểu chi phí về
giá thành thiết bị, chi phí vận hành, chi phí bảo trì hệ thống. Chính vì vậy công nghệ ảo
hóa ra đời. Ảo hóa cho phép chúng ta chạy nhiều máy chủ trên một nền tảng phần cứng
duy nhất, điều này làm cho chi phí về phần cứng, chi phí về điện, chi phí bảo trì hệ thống,
không gian lắp đặt máy chủ tại các datacenter, … đồng thời cũng giúp chúng ta sử dụng
hết năng lực của máy chủ vật lý.
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm máy chủ và phần mềm đầu tư vào việc
nghiên cứu và phát triển công nghệ ảo hóa và đã có rất nhiều sản phẩm cho phép chúng ta
ảo hóa hệ thống mày chủ của mình như Red Hat, Oracle, IBM, Microsoft, VMware với
rất nhiều sản phẩm đang được ngày một hoàn thiện và chiếm lĩnh thị trường trên toàn thế
giới. Trong đó, với hơn 80% thị phần ảo hóa trên toàn thế giới, VMware đang là hãng đi


đầu về triển khai công nghệ ảo hóa.
Một trong những nỗi lo lắng của người dùng khi sử dụng công nghệ ảo hóa là vấn đề an
toàn dữ liệu. Hầu hết người sử dụng lo lắng về việc dữ liệu của mình khi dùng chung có
thể bị đánh cắp dễ dàng hơn, khả năng khôi phục khi có sự cố hay thảm họa thiên nhiên,
khả năng đáp ứng của hệ thống, và đặc biệt là vì không thể nhìn thấy nơi mà dữ liệu của
chúng ta được lưu trữ và cũng không được trực tiếp sao lưu và phục hồi nên người sử
dụng vẫn lo ngại không muốn chuyển sang dùng ảo hóa.
Trên thế giới đã có nhiều hãng sản xuất phần cứng cũng như phần mềm đầu tư nghiên
cứu để cải thiện khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu của hệ thống ảo hóa như Veeam,
Vmware, Microsoft, Trendmicro, Norton, … nhưng hầu hết mới chỉ đảm bảo được một
trong những khả năng phục hồi khi có thảm họa xảy ra, khả năng sao lưu và phục hồi khi
cần thiết, khả năng đáp ứng của hệ thống ảo hóa chứ chưa có một giải pháp tổng thể cho
vấn đề an ninh dữ liệu trên nền tảng ảo hóa. Điều này khiến người dùng trên thế giới e
ngại khi ảo hóa máy chủ của doanh nghiệp, máy tính cá nhân và lưu trữ những thông tin
nhạy cảm trên mạng.
Nhận thức được sự cần thiết và khả năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ ảo hóa và
yêu cầu cấp thiết của việc phát triển công nghệ nhằm đảm bảo sự an toàn của dữ liệu,
Luận văn “Giải Pháp Đảm Bảo An Toàn Dữ Liệu Trên Nền Tảng Ảo Hóa” của tôi đã
phần nào giới thiệu được cái nhìn tổng quan về công nghệ ảo hóa, tổng quan về an toàn
dữ liệu trên môi trường ảo hóa, đi sâu nghiên cứu về cách thức an toàn dữ liệu trong môi
trường ảo hóa của VMware, đồng thời đưa ra giải pháp cơ bản cho việc an toàn dữ liệu
trong môi trường ảo hóa. Bố cục của luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về ảo hóa và an toàn dữ liệu: trong chương này tôi sẽ trình bày
định nghĩa về dữ liệu và an toàn dữ liệu, sơ lược về công nghệ ảo hóa cũng như các
phương thức an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa trên nền tảng VMware. Đồng thời,
trong chương này tôi cũng sẽ đưa ra những yêu cầu đối với an toàn dữ liệu trên nền tảng
ảo hóa.
Chương 2: Giải pháp an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa: Trong chơng này tôi sẽ đi sâu
nghiên cứu về các phương pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu trên nền tảng ảo hóa, các
phương pháp để phục hồi sau thảm họa. Đồng thời cũng đi sâu tùm hiểu về Vmare

vPhere Data Protection để an toàn cho hệ thống ảo hóa VMware.
Chương 3: Xây Dựng hệ thống ảo hóa an toàn với VMware vSphere Data Protection:
Trong chương này, tôi sẽ đi xây dựng một hệ thống máy chủ chạy trên nền ảo hóa
VMware vSphere và triển khai một số phương thức an toàn dữ liệu VMware vSphere
Data Protection.
Chương 4: Đề xuất giải pháp tăng cường an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa: trong
chương này tôi sẽ đưa ra những lý thuyết về mã hóa dữ liệu quan trọng, sau đó là giải
pháp của tôi để an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa.
Chương 5: Kết luận: trong chương này tôi sẽ đi tổng kết lại những gì đã làm được và
hướng nghiên cứu tiếp theo của tôi trong tương lai.

Reference
Tài Liệu Tham Khảo:

1. Eric Siebert (2011), “Top 10 best practices for VMware Data Protection”. Sponsored by
Veeam.
2. Eric Siebert (2011), “The Expert Guide to VMware Data Protection and Disaster
Recovery”. Sponsored by Veeam.
3. VMware Technical White paper (2014), “Introduction to data protection”.
4. Scott Lowe (2012), “Defining a data protection policy for VMware backup”
5. Vmware (2014), “vSphere Data Protection Administration guide-vSphere Data Protection
5. 8”
6. Microsoft Official Learning Product (2010), “Implementing and Managing Micorosoft
Desktop Virtualization”.
7. Microsoft Official Learning Product (2013), “Monitoring and Operating a Private Cloud
with System Center 2012”.
8. Microsoft Official Learning Product (2013), “Configuring and Deploying a Private Cloud
with System Center 2012”.
9. Microsoft Official Learning Product (2014), “Automating Administration with Windows
PowerShell”

10. Microsoft Official Learning Product (2014), “Advanced Automated Administration
with Windows PowerShell”
11. Microsoft Official Learning Product (2014), “Storage and High Availability with
windows server”.
12. Microsoft Official Learning Product (2014), “Server Virtualization with Windows
Server Hyper-V and System Center”.
13. Microsoft Official Learning Product (2011), “Microsoft Server Virtualization and
Management for the Experienced VMware IT Pro”.
14. EC-Council Press (2013), “CEHv8 Courseware”
15. Scott Lower, Nick Marshall, Forbes Guthrie (2012), “Mastering VMware vSphere 5.
5”, Sybex.
16. Brian Atkinson (2014), “VDP5-DCV VMware Certification Professional-Data Center
Virtualization on vSPhere 5. 5 Study Guide: VDP-550”, Sybex.
17. David G. Hill (2009), “Data Protection: Governance, Risk Management, and
Compliance”, CRC Press.
18. Steve Buchanan, Robert Hedblom, Islam Gomaa, Flemming Riis (2014), “Microsoft
System Center Data Protection Manager 2012 SP1”, CreateSpace Independent Publishing
Platform.
19. Michael S Collins (2014), “Network Security Through Data Analysis: Building
Situational Awareness”, O'Reilly Media.
20. Carlisle Adams (2002), “Understanding PKI: Concepts, Standards, and Deployment
Consideration”, Addison-Wesley Professional

×