Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.75 KB, 8 trang )



Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước trong điều kiện hội nhập của Việt Nam

Phạm Văn Kim

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Ty
Năm bảo vệ: 2008



Abstract: Nêu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập. Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước qua 20 năm đổi mới. Đề xuất giải pháp quản lý từ phía nhà nước đối
với doanh nghiệp: tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, minh bạch hóa các chính sách liên
quan đến thương mại; tiếp tục đổi mới để tăng cường năng lực cho hệ thống các doanh
nghiệp nhà nước; thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước; đưa ra mô hình tổ chức cho
doanh nghiệp nhà nước lựa chọn phù hợp với quy mô, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các biện pháp trợ cấp cho phù hợp với nguyên tắc cũng
như cam kết Việt Nam đã ký kết vơi WTO; phân định chức năng quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp; làm rõ mối quan hệ Đảng lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước
Keywords: Doanh nghiệp nhà nước, Hội nhập, Quản lý kinh tế, Quản lý nhà nước

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) của Đảng đã khẳng định kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,


trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan
trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều
kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.Trong đó, doanh nghiệp nhà nước giữ vị
trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nêu gương về
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội và chấp hành pháp luật.
Trong hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết
sách và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp tổ chức, sắp xếp lại và đổi mới hệ thống
doanh nghiệp nhà nước. Công việc quan trọng này gắn liền với mục đích đổi mới cơ chế quản


lý để doanh nghiệp nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Dưới tác động của những chính sách, cơ chế
quản lý mới, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã có những chuyển biến tích cực và thu được
những kết quả nhất định, cùng với các thành phần kinh tế khác góp phần ổn định kinh tế,
chính trị- xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào đời sống quốc tế,
với vị thế và trách nhiệm mới – thành viên thứ 150 của WTO và là ủy viên không thường trực
của Liên hợp quốc, nhiều thời cơ, thuận lợi mới sẽ xuất hiện đồng thời với những khó khăn
thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nhà nước vẫn bộc lộ những nhược điểm,
tồn tại và thiếu sót. Điều đáng chú ý là cho đến nay nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa
thực sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, vẫn trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước,
hoặc còn độc quyền trong kinh doanh dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, không
những không giữ được vị trí then chốt trong nền kinh tế mà còn gây ra những “hiệu ứng” rất
bất lợi về phương diện chính trị – xã hội.
Như vậy, những vấn đề kinh tế nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về doanh nghiệp
nhà nước nói riêng hiện vẫn đang là vấn đề hệ trọng trong đường lối phát triển của Đảng và
Nhà nước ta. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa cấp bách về lý luận, thực tiễn của doanh nghiệp nhà
nước, chúng tôi chọn đề tài "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều
kiện hội nhập của Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.


2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chuyển sang phát triển kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần và đặc biệt, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan
tới doanh nghiệp nhà nước đã được nhiều tác giả nghiên cứu. ở đây, chỳng tụi điểm qua một
số công trình mang tính tiêu biểu:
-“Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam”, GS.TS Vũ Huy Từ,
NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1994;
-“Cải cách doanh nghiệp nhà nước- thực tiễn Việt nam và kinh nghiệm thế giới”, tập
thể tác giả, NXB chính trị Quốc gia, Hà nội,1996;
- “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong công ty
cổ phần”, Phí Văn Chỉ- chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
-“Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước- lý luận, chính sách và giải pháp”,
GS.TS Vũ Đình Bách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
-“Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước”, PGS.TS Ngô
Quang Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001;


-“Bán, khoán kinh doanh và cho thuê các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”.TS
Nguyễn Văn Phúc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
-“Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam đến năm 2010”,
PGS.TS Ngô Thắng Lợi, NXB Chính trị quốcgia, Hà Nội, 2004;v.v…
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước ở nhiều góc độ và
đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt sau khi
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) . Vì vậy, tác giả đã lựa
chọn đề tài này cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận chứng những cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện
nay, chỉ rõ những thành công, hạn chế và các nguyên nhân tương ứng.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đổi mới chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước đối
với các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước qua 20 năm đổi mới và trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
trong 20 năm đổi mới (1986 -2006) và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời sử dụng
một số tư liệu và kết quả nghiên cứu, điều tra có liên quan đã được công bố.


- Phương pháp nghiên cứu được vận dụng là phương pháp phân tích, diễn giải và quy
nạp, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp đối chiếu-so sánh, v.v…
6. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam trong 20 năm đổi mới và đưa ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận có tính thời sự về quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập: cơ sở lý
luận và kinh nghiệm quốc tế.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở ViệtNam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Bối cảnh mới và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới.

References
1. Quốc Cường – Thanh Thảo (2006), Luật doanh nghiệp, NXB Tổng hợp, Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Vũ Đình Bách (2001), Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước lý luận,
chính sách và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Trương Văn Bản (1996), Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước ở Trung
Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết Đại
hội X của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Báo cáo chuyên đề (2007), Kinh nghiệm thành công và không thành công của việc
gia nhập WTO, những vấn đề rút ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Uỷ ban Quốc
gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội.
6. Bộ Thương mại- Trường Cán bộ Thương mại TW (2005), Kiến thức cơ bản về hội
nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
7. Bộ Thương Mại (2006), Toàn bộ các văn kiện cam kết của Việt Nam gia nhập WTO,
NXB Lao Động- Xã hội.


8. BRIAN VAN ARKADIE (2004), Việt Nam con hổ đang chuyển mình?, NXB Thống
kê, Hà Nội.
9. Phí Văn Chỉ (2000), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức
Đảng trong công ty cổ phần”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quang Việt, Trần Vân, Lê Hoàng (2002), Kinh tế Việt Nam

đổi mới, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Cúc - Chủ biên (2003), Thể chế nhà nước đối với một số loại hình doanh
nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính - Chủ biên (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
13. DANIEL YERGIN và JOSEPH STANISLAW (2006), Những đỉnh cao chỉ huy cuộc chiến
vì nền kinh tế thế giới, NXB Tri thức, Hà Nội.
14. Phan Huy Đường - Chủ biên (2004), Quản lý nhà nước về kinh tế – tập bài giảng,
Hà Nội.
15. Giáo trình Kinh tế chính trị (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước (1999), Học viện Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
17. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế (2005), NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thanh Hà (1997), Vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước trong nền
kinh tế nhiều thành phần, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
19. Trần Ngọc Hiên - Chủ biên (2003), Về thành phần kinh tế tư bản nhà nước, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Dương Phú Hiệp - Chủ biên (2002), Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật bản,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc, câu chuyện một con rồng, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
22. Võ Đại Lược- Chủ biên (2006), Trung Quốc sau khi gia nhập WTO thành công và
thử thách, NXB Thế giới, Hà Nội.
23. Ngô Thắng Lợi (2004), Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội ở
Việt nam đến năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Luật Công ty (1990), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003 ), NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
26. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà
nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.



27. Nguyễn Văn Nam (2006), Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá, NXB Chính trị
quốc Gia, Hà Nội.
28. Nghị định 28/CP, 44/CP về thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
29. Nghị định 338/HĐBT, Nghị định 50/CP, 56/CP.
30. Nghị định 90/CP, 91/CP (7-3-1994); Chỉ thị 500/TTg.
31. Nghị quyết TW 3 khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
32. Hoàng Thị Thanh Nhàn- Chủ biên (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quôc,
Malayxia và Thái Lan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Dương Thị Hồng Nhung (2001), Doanh nghiệp Nhà nước Việt nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, mã số 50201, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
34. Tào Hữu Phùng (2003), An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Phúc - Chủ biên (2003), Một số vấn đề về bán, khoán kinh doanh và
cho thuê các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Lương Xuân Quỳ - Chủ biên (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
37. Quy định mới về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (2006), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Quy định mới về đổi mới doanh nghiệp nhà nước (2006), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
39. RICHARD BERGERON (1995), Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự do,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Lê Văn Tâm (2004), Cổ phần hóa và quản lý nhà nước sau cổ phần hóa, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Tạp chí Cộng sản số 20, 22, 24 năm (2006).

42. Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (tháng 12/2006).
43. Tạp chí Lý luận Chính trị (tháng 1/2006).
44. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
45. Phan Văn Tiệm (1996), Cải cách doanh nghiệp nhà nước thực tiễn Việt nam và
kinh nghiệm thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


46. Vũ Huy Từ - Chủ biên (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong CNH, HĐH, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Vũ Huy Từ (1994), Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Đỗ Hoàng Toàn (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động-
Xã hội, Hà Nội.
49. Nguyễn Quỳnh Trang (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh
doanh ở Việt Nam, NXB Thông tấn.
50. Trang Thị Tuyết - Chủ biên (2006), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Trần Đình Ty (2005), Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước, NXB Lao động, Hà Nội.
52. Nguyễn Văn Thanh (2007), Thành viên WTO thứ 150 bài học từ các nước đi trước,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
54. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
55. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
56. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

57. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
58. Viện Khoa học xã hội Việt Nam- Viện Kinh tế Việt Nam “Tổng kết 30 năm kinh tế
Việt Nam 1975 – 2005” (2007), NXB Khoa học Xã hội.
59.
60.
61.
62. (Tổng cục Thống kê)
63.
64.
65.
66.
67. ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


68. (Diễn đàn Doanh nghiệp)
69.
70.


×