Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân ở ninh bình trong giai đoạn suy giảm kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.56 KB, 6 trang )

Phát triển kinh tế tư nhân ở Ninh Bình trong
giai đoạn suy giảm kinh tế hiện nay

Lê Quang Minh

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Kinh tế chính trị; Kinh tế tư nhân; Phát triển kinh tế.


Content
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta kinh tế tư nhân đã có một lịch sử phát triển thăng trầm. Trước đổi mới, do
quan niệm sai lầm đánh đồng kinh tế quốc doanh với CNXH, nên chúng ta đã nôn nóng xoá
bỏ kinh tế tư nhân. Sai lầm cực đoan đó đã dẫn tới lãng phí các nguồn lực làm chậm tiến trình
phát triển kinh tế của đất nước.
Kể từ Đại hội VI của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 16 NQ/TW của Bộ Chính trị
BCH-TW khoá VI về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế
tư nhân ở nước ta mới được phục hồi phát triển.Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. Nền
kinh tế của một đất nước chỉ có thể phát triền và lớn mạnh khi các doanh nghiệp không ngừng
lớn mạnh. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình tiến triển khá tốt, các chỉ tiêu kinh tế- xã
hội đạt được trong thời gian qua khá cao, đời sống xã hội được cải thiện đáng kể.Trong đó,
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng
và tỷ lệ đóng góp của nó vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng nhiều. Do vậy, trong
định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý và


điều tiết của nhà nước, đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay còn gọi là kinh tế tư
nhân mà trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang tiếp tục được quan tâm và hỗ
trợ phát triển.
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong những năm đổi mới vừa qua kinh tế tư
nhân ở Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng kể. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần
quan trọng vào huy động các nguồn lực giải quyết việc làm tăng thu nhập và làm sống động
nền kinh tế của địa phương, tạo áp lực cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế trên địa bàn.
Bên cạnh những thành quả trên cũng như tình trạng chung của cả nước, hoạt động kinh
tế tư nhân ở Ninh Bình vẫn bộc lộ không ít hạn chế. Tuy số lượng cơ sở và doanh nghiệp tư
nhân tăng lên rất nhanh, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp năm 1999 đến nay là luật doanh
nghiệp 2005 ra đời, nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng đó. Hầu hết
cơ sở doanh nghiệp tư nhân quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực
kém, còn mang nặng tính tự phát, chủ sản xuất - kinh doanh chưa yên tâm phát triển lâu dài…
tình trạng này gây tác động hạn chế không nhỏ đến yêu cầu đẩy mạnh CNH - HĐH của tỉnh
và quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Ninh Bình đang thiếu các giải pháp và cơ chế
để phát huy những yếu tố tích cực của thành phần kinh tế này và hạn chế những tiêu cực của
nó trong quá trình phát triển.
Trước những vấn đề bức bách nêu trên tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở
Ninh Bình trong giai đoạn suy giảm kinh tế hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế
chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và ở các tỉnh nói riêng đã được quan tâm
nghiên cứu, phân tích và đã trở thành chủ trương của Đảng trong đường lối chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới.
Đến nay đã có các công trình được công bố trên sách tạp chí như: “ Phát triển KTTN
thực trạng và giải pháp” - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 12; “KTTN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam” Đề tài khoa học cấp bộ mã số 94-980076/ĐT Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; “ Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân” TS
Nguyễn Đình Tài Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW các công trình trên đã hướng vào

nghiên cứu kinh tế tư nhân ở khía cạnh quản lý. Tuy đã có công trình nghiên cứu từ góc độ
kinh tế chính trị, nhưng hiện nay kinh tế tư nhân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, đặc biệt
trong giai đoạn suy thoái hiện nay đang đứng trước đòi hỏi mới của sự phát triển. Tác giả lựa
chọn nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế chính trị là mới mẻ và thiết thực, không trùng lập
với các công trình và đề tài đã được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân;
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn suy giảm
kinh tế hiện nay 2009 - 2013;
- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Ninh Bình trong thời gian
đến.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài này là: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Ninh
Bình như thế nào?”
Để trả lời câu hỏi này luận văn cần làm rõ 3 vấn đề sau:
- Một là: Kinh tế tư nhân là gì?
- Hai là: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Ninh Bình trong giai doạn suy
giảm kinh tế hiện nay như thế nào?
- Ba là : Cần làm gì để phát triển kinh tế tư nhân Ninh Bình trong thời gian tới?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung phát triển kinh tế tư nhân tỉnh
Ninh Bình thông qua các loại hình doanh nghiệp tư nhân, cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân, Công
ty TNHH, Công ty Cổ phần.
+ Về mặt không gian: Nội dung trên được nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình.
+ Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng kinh tế tư nhân ở Ninh
Bình trong giai đoạn suy thoái kinh tế 2009-2013. Các giải pháp đề xuất để phát triển kinh tế

tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa trong khoảng thời gian 2014 - 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên thì đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Phương pháp điều tra thực tế: thông qua mẫu theo phiếu điều tra để lấy dữ liệu sơ cấp,
thống kê định tính, sử dụng thống kê mô tả là chủ yếu (Xem chi tiết Bảng hỏi trong Phụ lục )
+ Thu thập ý kiến chuyên gia và các lãnh đạo Sở, ban, ngành kết hợp với dữ liệu thứ
cấp là các số liệu thống kê về tình hình Kinh tế-Xã hội của Ninh Bình qua 5 năm 2009-2013
và điều tra thực tế bằng bảng hỏi cho các doanh nghiệp công ty trên địa bàn, từ đó làm cơ sở
để phân tích, tính toán, tổng hợp và đánh giá khả năng cạnh tranh cho KTTN tỉnh Ninh Bình
so với các tỉnh lân cận và khu vực.
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Dựa vào số lượng và cơ cấu thực tế năm 2013 của các loại hình KTTN mà quyết định
chọn cơ cấu lấy mẫu. Cỡ mẫu là n=258. Trong đó : 129 doanh nghiệp tư nhân, 97 Công ty
TNHH, 32 công ty cổ phần. Như vậy việc lựa chọn mẫu tạo điều kiện đánh giá khách quan
hơn cho việc nghiên cứu đề tài.
- Các phương pháp thống kê : Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục
vụ cho quá trình phân tích thực trạng kinh tế tư nhân ở Ninh Bình và nghiên cứu, rút ra các
bài học kinh nghiệm, các giải pháp nhằm phá triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Ninh Bình
- Phương pháp phân tích thực chứng
- Phương pháp chuẩn tắc
- Phương pháp toán học…
7. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và các quan điểm của Đảng ta về KTTN trong
công cuộc đổi mới đất nước.
- Đánh giá tổng quát quá trình khôi phục và phát triển KTTN ở tỉnh Ninh Bình trong
giai đoạn suy thoái từ năm 2009 đến năm 2013.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những
tiêu cực của thành phần kinh tế này trên địa bàn. Qua đó đóng góp vào thực hiện chủ trương
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân và Phát triển kinh tế tư nhân.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn suy
giảm kinh tế hiện nay 2009 – 2013.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Ban cán sự Đảng Chính phủ (2013), Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2013
và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014.
[2] Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Ninh Bình
(2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Ninh Bình năm 2009.
[3] Báo cáo tại đại hội đại biểu làng nghề giai đoạn 2011-2013.
[4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự
21 Quốc gia Việt Nam” VIE/01/021, Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam,
thực trạng và khuyến nghị (2006), NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
[5] Cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2013
[6] Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao
động - Xã hội.
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10] Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh,
bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.
[11] Học viện hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà
nước.
[12] Hà Huy Thành (chủ biên), Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - lý
luận và chính sách, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
[13] Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013.
[14] Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
[15] Tỉnh uỷ Ninh Bình, Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
[16] Tổng cục thống kê (2004), Một số thuật ngữ thống kê thông dụng.
[17] Võ Xuân Tiến (2005), “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội
nhập nền kinh tế thế giới”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số: 3 (11)
[18] UBND tỉnh Ninh Bình (2010), kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng giai đoạn 2011-2015.
Website

[19]
[20 ]
[21]
[22] .
[23]
[24]
[25]
[26]
[27]
[28]

×