Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.57 KB, 18 trang )

Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
của Việt Nam


Phạm Thu Phương


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Kinh tế: 62 31 07 01
Người hướng dẫn : PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, TS. Vũ Anh Dũng
Năm bảo vệ: 2013
220 tr .

Abstract. Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), công nghiệp hỗ trợ và mối quan hệ giữa FDI và công nghiệp hỗ trợ
(CNHT) cũng như những nhân tố tác động đến thu hút FDI cho phát triển công nghiệp
hỗ trợ. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc thu hút FDI cho phát triển CNHT ở
một số nước trên thế giới (Đài Loan, Thái Lan, Malaysia) và rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Phân tích và làm rõ thực trạng thu hút FDI cho phát triển
CNHT ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Định hướng và
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho phát triển CNHT của Việt Nam
Keywords. Quan hệ kinh tế quốc tế; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Công nghiệp hỗ trợ;
Việt Nam; FDI
Content.
1. Tính cấp thiết của luận án
Quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua đã có những biến đổi
hết sức sâu sắc và rõ rệt với trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình
sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp hầu hết không còn được
sản xuất trọn bộ tại một địa điểm mà được được phân chia thành nhiều công đoạn ở
các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ra
đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc


chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất. Phát triển công nghiệp
hỗ trợ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủ
động lựa chọn nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực
cạnh tranh. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến
lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia,
khu vực và quốc tế. Ngoài ra, phát triển công nghiệp hỗ trợ còn tạo cơ hội và thúc đẩy
khối doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh
đa dạng và rộng khắp. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền công nghiệp tự chủ
và hiện đại. Với những lý do đó phát triển công nghiệp hỗ trợ trở thành một nhiệm vụ
cấp bách để tái cấu trúc nền công nghiệp phù hợp với điều kiện mới
1
.
Ở Việt Nam, trong 25 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp
đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển dịch từ một
nền kinh tế đóng theo cơ chế tập trung sang một nền kinh tế mở với định hướng thị
trường; bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; bù đắp thâm hụt thương
mại, cải thiện cán cân thanh toán; là động lực phát triển công nghiệp, tăng trưởng xuất
khẩu và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh
quốc gia và thúc đẩy cạnh tranh nội bộ nền kinh tế
2
. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu,
tuy nhiên một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ xây
dựng nhà máy, cơ sở sản xuất để hoàn thành giai đoạn cuối tại nước ta. Do CNHT nô
̣
i
đi
̣
a kém phát tri ển nên doanh nghiệp lắp ráp có vốn FDI, với yêu cầu chất lượng sản
phẩm cao, tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất nhưng ít tìm
được nguồn cung cấp công nghiệp hỗ trợ đáng tin cậy. Theo điều tra của JETRO, có

tới 72% các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói rằng họ có kế hoạch
tăng tỷ lệ nội địa hoá nguyên phụ liệu, linh kiện nhưng “lực bất tòng tâm”. Họ phải
nhập từ các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật
Bản… Chỉ có khoảng 23,6% (thấp thứ hai sau Philippines) nhà đầu tư Nhật Bản có thể
dựa vào nguồn cung trong nước về các sản phẩm linh phụ kiện, trong khi đó mức trung
bình của khu vực là 40%. Ngoài ra, vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ trong

1
Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt nam đến năm 2020
2 Thuyết trình của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển,
(UNCTAD) chủ trì.
nước với doanh nghiệp lắp ráp cũng như doanh nghiệp hỗ trợ nội địa với doanh nghiệp
hỗ trợ có vốn FDI còn rất lỏng lẻo và yếu kém.
Có thể thấy rằng,Việt Nam chưa có hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi
để thúc đẩy thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.Vẫn còn có những quan
điểm trái ngược nhau về vai trò của FDI đối với sự phát triển CNHT, có quan điểm
đánh giá cao vai trò thúc đẩy CNHT của FDI nhưng cũng có những cách nhìn trái
chiều khi chỉ nhìn những mặt trái của FDI đối với CNHT. Trên thực tế, các chính sách
phát triển CNHT còn chung chung, chưa có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thu hút
dòng vốn FDI vào CNHT. Chính điều này đã hạn chế sự phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam cũng như những tác động lan tỏa tới những ngành khác trong nền
kinh tế.Tuy nhiên, những điều đó cũng cho thấy tiềm năng thu hút FDI cho phát triển
CNHT còn rất lớn và nếu được đầu tư phát triển sẽ trở thành động lực cho sự phát triển
kinh tế bền vững ở Việt Nam.
Tất cả những điều trên đòi hỏi có một công trình nghiên cứu nhằm chỉ rõ và
phân tích thấu đáo vềthu hút nguồn vốn FDI cho CNHT, từ đó đưa ra những giải pháp
thúc đẩy thu hút FDI cho phát triển CNHT tại Việt Nam.Đó là những vấn đề được giải
quyết trong luận án“Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam“.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI và công nghiệp hỗ trợ là chủ đề

được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu nhìn
công nghiệp hỗ trợ ở góc độ phê phán những điều kiện khó khăn, yếu kém. Trong các
nghiên cứu này thường có một phần hoặc ít nhiều đề cập đến việc thu hút nguồn vốn
FDI để phát triển ngành công nghiệp nhưng nội dung về cách thức thu hút FDI để phát
triển công nghiệp hỗ trợ không phải là trọng tâm của các nghiên cứu.
 Các nghiên cứu ngoài nước:
Khái niệm đáng chú ý nhất hiện nay ở ngoài nước về FDI được phát triển bởi sự
phối hợp giữa tổ chức OECD (1996, 2009) và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993). Theo
đó, FDI là đầu tư vượt ra ngoài biên giới quốc gia của một nhà đầu tư với mục tiêu
thiết lập mối quan hệ dài hạn về mặt vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp nước
ngoài. Hội nghị UNCTAD (2005) đại diện cho quan điểm rằng, sự góp vốn dài hạn
này hàm chứa mối quan hệ dài hạn (lasting interest) giữa nhà đầu tư và dự án đầu tư,
cũng như một sự chi phối rõ rệt tới ban điều hành của doanh nghiệp có vốn tham gia.
Ngoài ra, một doanh nghiệp hoạt động theo khái niệm này được gọi là FDI, nếu như có
tỷ lệ góp vốn trên 10% tại doanh nghiệp nước ngoài.
Khi sự chi phối của các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự phát triển thịnh
vượng nền kinh tế của các nước đang phát triển ngày càng trở nên rõ ràng, các nhà
nghiên cứu tìm cách giải thích xem tại sao các tập đoàn xuyên quốc gia lại đẩy mạnh
hoạt động của họ ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp. Hai tác giả Buckley và
Casson đã lập luận rằng, các công ty xuyên quốc gia (TNCs) sẽ đầu tư ở nước ngoài
trong trường hợp các chi phí giao dịch đối với việc xuất khẩu hay như chi phí phát sinh
từ rào cản thương mại cao hơn chi phí điều phối nội bộ giữa công ty mẹ - con. Tác giả
Stephek Herbert Hymer (1976) thì khẳng định, các TNCs, MNCsdo thiếu kiến thức về
thị trường, chi phí phối hợp cao, rủi ro từ biến động tỷ giá và bị đối xử không công
bằng trong các hợp đồng công nên chịu những bất lợi về cạnh tranh so với doanh
nghiệp ở nước sở tại. Vì thế, các công ty này phải dựa vào những thế mạnh khác như
công nghệ hiện đại hơn, để cân bằng ưu thế. Với mô hình chiết trung, còn gọi là mô
hình mẫu “OLI-Paradigma“ tương ứng với lợi thế sở hữu về mặt tổ chức
(organizational advantage – “O”), lợi thế địa điểm (locational advantage – “L”) và lợi
thế nội vi hóa (internalization advantage – “I”), tác giả Dunning John H. (1981) đã

nêu ra ba điều kiện cần đối với doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại nước ngoài,
bao gồm: Tính hữu hiệu của lợi thế sở hữu, lợi thế nội vi hóa và lợi thế địa điểm. Lợi
thế sở hữu trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mở ra khả năng kết nối các thị
trường mới và giảm chi phí thông qua hiện diện tại chỗ. Lợi thế nội vi hóa chỉ tồn tại,
nếu như do có những rủi ro quá lớn tại nước nhận đầu tư mà làm cho việc chuyển giao
tri thức cho bên thứ ba sẽ trở nên bất lợi và do đó phải tận dụng lợi thế sở hữu. Lợi thế
địa điểm bắt nguồn từ ưu thế chi phí và những điều kiện khung đầu tư và thị trường ở
quốc gia nhận đầu tư hấp dẫn hơn ở quốc gia đầu tư. Dựa trên sơ đồ kim cương lợi thế
cạnh tranh của M. E. Porter (1990), học giả Barclay (2002) đã giải thích những điều
kiện tác động tới hành vi ra quyết định của nhà đầu tư khi đứng trước một cơ hội kinh
doanh, có thể tóm tắt là: cấu trúc thị trường cạnh tranh hiện tại, nguồn lực của nước
nhận đầu tư, nhu cầu trên thị trường của nước nhận đầu tư và khả năng cung ứng của
các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Khái niệm công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nhìn
công nghiệp hỗ trợ theo ngành, có 3 cách thể hiện chính thức trong các văn bản cấp
quốc gia. Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản đưa ra khái niệm về công
nghiệp hỗ trợ vào năm 1993 là “các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tốt đầu vào
cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn…. cho các ngành công nghiệp lắp
ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử). Phòng Năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm
2004 với tên gọi “Các ngành công nghiệp hỗ trợ: công nghiệp của tương lai”, đã định
nghĩa công nghiệp hỗ trợ là những ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần
thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi chúng được lưu thông đến ngành
công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use indutries). Nghiên cứu đưa ra khái niệm về
ngành công nghiệp hỗ trợ một cách tổng quát nhưng trong phạm vi chức năng của
mình tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng do đó công nghiệp hỗ trợ
theo quan điểm của cơ quan này là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than,
luyện kim, thiết bị nhiệt… Văn phòng phát triển công nghiệp hỗ trợ Thái Lan
(Bureau of Supporting Industries Development -BSID) cho rằng công nghiệp hỗ trợ là
ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch
vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản.

Quan điểm từ các lý thuyết kinh tế phát triển về công nghiệp thượng nguồn và
hạ nguồn cho rằng, công nghiệp hỗ trợ có đặc tính thâm dụng vốn, có độ phủ rộng
phục vụ và chia sẻ với nhiều ngành sản xuất. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ trong quan
điểm khác gắn với khái niệm SMEs.
Nghiên cứu của Junichi Mori trong “Development of Supporting Industries
for Vietnam’s Industrialization” (2005) cho rằng có hai cách tiếp cận đối với khái
niệm công nghiệp hỗ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Theo lý thuyết kinh tế, công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất
đầu vào (manufactured inputs). Hàng hóa, sản phẩm sau cùng được tạo ra từ những
quá trình sản xuất và lắp ráp các đầu vào. Công nghiệp hỗ trợ chính là những ngành
sản xuất các sản phẩm đầu vào, gồm các sản phẩm, hàng hóa trung gian
(intermediate goods) và các sản phẩm, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất (capital
goods).
Các nghiên cứu này sử dụng những thuật ngữ tiếng Anh khác nhau (supporting
industries, sub-contracting, related industries…) với các nội hàm khác nhau nhưng đều
khẳng định vai trò của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội.
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ và tác động của nó
đến phát triển công nghiệp, đến năng lực cạnh tranh các ngành công nghiệp như các
nghiên cứu của M. Porter (1990) về lợi thế cạnh tranh quốc gia, chuỗi giá trị và cụm
công nghiệp. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ xuất hiện trong lý thuyết về mô hình kim
cương của Michael Porter nhấn mạnh mức độ quan trọng của công nghiệp hỗ trợ trong
việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Theo đó, một ngành công nghiệp thành
công toàn cầu có thể mang đến lợi thế cho ngành công nghiệp hỗ trợ của nó và ngược
lại, một ngành công nghiệp hỗ trợ cạnh tranh có thể mang lại những lợi ích lớn cho
quốc gia mà trước hết đó là nguồn đầu vào hiệu quả, nhanh với chi phí hợp lý từ những
nhà cung cấp nội địa. Dựa vào lý thuyết mô hình kim cương, M. Porter mở rộng ý
tưởng thành mô hình cụm công nghiệp, như gia tăng chất lượng sản phẩm, đổi mới và
tạo ra doanh nghiệp mới. Lý thuyết cụm công nghiệp trong mô hình kim cương của
Porter cho rằng 4 yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh cho sự định hình công nghiệp

được kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh cho sự định hình công
nghiệp, bao gồm: các điều kiện về nguồn lực; những điều kiện và nhu cầu trong nước;
các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; chiến lược công nghiệp, cơ
cấu và khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng dựa
trên khả năng của nền công nghiệp. Cụm công nghiệp được tạo thành khi các lợi thế
cạnh tranh kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành công nghiệp
tương tự vào trong một vùng. Đến lượt mình, các cụm công nghiệp sẽ tăng khả năng
cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ty mới cải tiến, thậm chí
giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho các hoạt động kinh doanh.
Trong nghiên cứu của mình (Fujimoto, 2004; Takahiro Fujimoto và Junjiro
Shintaku, 2005; Ohno và Fujimoto, 2006), giáo sư Takahiro Fujimoto và nhóm nghiên
cứu đại học Tokyo đã đưa ra lý thuyết cấu trúc kinh doanh để giải thích những khác
biệt cơ bản giữa các ngành công nghiệp chế tạo của một số nền kinh tế chủ yếu như
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo giáo sư Takahiro Fujimoto, các nước
ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam, cần phải làm chủ được quá trình sản xuất
tích hợp (integral manufacturing) chứ không phải bắt chước quá trình sản xuất theo
mô-đun (modular manufacturing) kiểu Trung Quốc. Trong quá trình sản xuất tích hợp,
các linh kiện cần được thiết kế một cách riêng rẽ cho từng sản phẩm và chúng cần
được điều chỉnh đồng thời cho đến khi đạt được độ chuẩn mực cao hơn. Ngược lại,
trong quá trình sản xuất theo mô-đun, tất cả linh kiện được lắp ghép với nhau theo
nhiều cách nhằm sản xuất ra những sản phẩm trong thời gian ngắn. Đối với các nước
đang phát triển, sản xuất theo mô-đun sẽ dễ dàng hơn, nhưng đi liền với nó là những
hạn chế như cung ứng quá mức, giá sản phẩm bị hạ xuống, lợi nhuận thấp, và thiếu
động lực để cải thiện công nghệ.
Nghiên cứu của Jones Ronald W trong “Globalization and the theory of Input
Trade” (Boston, MA: MIT Press, 2000) giải thích rằng cơ sở của việc sản xuất sẽ được
đặt ở quốc gia có lợi thế tuyệt đối về đầu vào sản xuất cho dù có bất lợi tương đối về
chi phí nhân công, vì việc sản xuất đầu vào yêu cầu cầu công nghệ cao, trong khi việc
đưa sản xuất sang các nước có lao động rẻ là bất lợi do những nước này không thể có
sẵn công nghệ để sản xuất ra các bộ phận cũng như máy móc phục vụ sản xuất với giá

cả cạnh tranh một cách nhanh chóng. Như vậy, các quốc gia có công nghiệp hỗ trợ
phát triển về lâu dài vẫn duy trì sự phát triển kinh tế và lợi ích của quốc gia.
Tổ chức năng suất châu Á (Asian Productivity Organization - APO) cũng nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của châu Á trong cuốn “Đẩy mạnh công
nghiệp hỗ trợ: các kinh nghiệm của châu Á (Strengthening of supporting
industries:Asian experiences) (2002), cụ thể nghiên cứu về chính sách phát triển
CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các chính sách này tập trung
vào một số điểm chính: thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT, quy định về tỷ
lệ nội địa hoá và các hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết
doanh nghiệp, như là điều kiện tiên quyết để phát triển CNHT.
Trên cơ sở của Hiệp định khung về đầu tư ASEAN, Ủy ban đầu tư Thái Lan
cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp hỗ trợ ASEAN nhằm thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực này. Các nghiên cứu của Nhật Bản (JICA,
JETRO) và diễn đàn phát triển Việt nam được công bố trong “Xây dựng công nghiệp
hỗ trợ tại Việt nam” (Kenichi, 2007), báo cáo điều tra “Building and Strengthening
Supporting Industries in Vietnam”của Kyoshiro Ichikawa, nghiên cứu “Công nghiệp
phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản” (VDF, 2006) đã
nghiên cứu sâu về công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu này
thường tập trung vào một vài ngành công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư Nhật Bản như
ô tô, điện tử… nhằm tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
Nhật Bản mà không nghiên cứu công nghiệp hỗ trợ một cách toàn diện.
 Các nghiên cứu trong nước:
Tác giả Từ Thúy Anh (2010) cho rằng các nhà sản xuất, lắp ráp và cung ứng tại
các khu công nghiệp (KCN) trên thế giới lại thường quan hệ chặt chẽ với các tổ chức
phân phối, các cơ quan tài chính, các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các nhà cung ứng dịch
vụ, cũng như được hỗ trợ bởi Chính phủ, bởi các hiệp hội, cơ sở giáo dục và hỗ trợ kỹ
thuật. Việt Nam cũng nên xem xét gắn việc phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ với
các dịch vụ đi kèm, từ tài chính đến đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, vv. Những suy nghĩ ban
đầu về định vị doanh nghiệp hỗ trợ này cần được nghiên cứu sâu hơn thông qua khảo
sát các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài để khẳng định liệu cụm công

nghiệp hỗ trợ chuyên sâu về một ngành có thật sự ưu việt hơn cụm công nghiệp đa
ngành hay không.
Những kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút FDI vào phát triển công
nghiệp hỗ trợ cũng được nhiều tác giả đề cập. Thái Lan đã thành lập Phòng Phát triển
CNHT (BSID) trong Ủy ban xúc tiến công nghiệp (DIP) thuộc Bộ công nghiệp với sự
hỗ trợ của Nhật Bản (Nguyễn Thị Tường Anh, 2010); trong từng ngành cụ thể Thái
Lan thành lập các Viện, ví dụ trong ngành điện tử Thái Lan thành lập Viện Điện và
Điện tử (EEI- Electrical & Electronics Institute) biến cơ quan này thành cầu nối giữa
khu vực nhà nước với tư nhân, giữa các nhà lắp ráp với các nhà cung ứng nội địa (Đỗ
Hương Lan, 2010). Malaysia thành lập Trung tâm phát triển kỹ năng Penang (PSDC)
về phát triển nguồn nhân lực không chỉ giúp thu hút FDI mà còn cho các DNVVN
nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào Malaysia (Đỗ Hương Lan, 2010). Tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã tiến
hành “Nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển
CNHT ở một số địa phương điển hình” ở Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
trên cơ sở đánh giá tình hình thu hút FDI vào CNHT của các địa phương này từ đó đề
xuất chính sách cho các địa phương trong việc thu hút FDI vào CNHT.
Một số nghiên cứu khác có đề cập đến đến sự cần thiết của việc thu hút FDI để
phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam tuy nhiên mới chỉ là những đề xuất được nêu
lên ở trong phần giải pháp như một định hướng chính sách cho nhà nước chứ chưa có
nghiên cứu nào phân tích trực tiếp và đề xuất cách thức hiệu quả thu hút nguồn vốn
FDI để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá
một quốc gia có công nghiệp hỗ trợ phát triển tốt thì sẽ là điểm hấp dẫn trong thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Do yêu cầu và mục đích khác nhau nên mặc dù đề cập đến nhiều khía cạnh của
FDI ở Việt Nam, nhưng các công trình nghiên cứu trong nước mới chỉ nêu ra vấn đề
tổng quan, vẫn còn thiếu những luận cứ cho việc xác định phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ từ nguồn vốn FDI như thế nào. Công trình nghiên cứu này sẽ cố gắng
lấp những chỗ trống trong các nghiên cứu kể trên.
Như vậy, có khá nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước về công nghiệp hỗ trợ

và nguồn vốn FDI như đã nêu, các nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều cách để phát triển
công nghiệp hỗ trợ, nhiều mô hình để phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng nhiều nước
như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia thành công là nhờ vào việc thu hút nguồn vốn FDI
để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ .
Do đó, luận án tiếp tục bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu đã có nhưng
đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của
Việt Nam nhằm lấp khoảng trống giữa lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam.
3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn về việc thu hút FDI cho
phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu đó, luận án đặt ra bốn câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1. Tại sao Việt Nam cần thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ?
2. Thực trạng thu hút FDI cho phát triển CNHT tại Việt Nam như thế nào?
3. Việt Nam đã có những chính sách gì để thu hút FDI cho phát triển CNHT?
4. Trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào nhằm thu hút
nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ?
Để trả lời bốn câu hỏi trên,luận án đã tiến hành i)Nghiên cứu một số cơ sở lý
thuyết và thực tiễn về FDI và công nghiệp hỗ trợ; xu hướng thu hút FDI cho phát triển
CNHTcủa các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu CNH; vai trò của FDI đối với phát
triển công nghiệp hỗ trợ; Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu thu hút FDI cho phát
triển CNHT; Nghiên cứunhững thành công, hạn chế trong việc thu hút FDI cho phát
triển công hỗ trợ ở một số nước châu Á; ii) Đánh giá thực trạng thu hút FDI cho phát
triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam và iii) Đề xuất một số quan điểm và kiến nghị
vềgiải pháp thu hút FDI hiệu quả cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dòng vốn FDI và công nghiệp hỗ trợ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Dòng vốn FDIvào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từ năm
2000- nay.
+ Nội dung: Dòng vốn FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Nghiên

cứu trường hợp CNHT ngành ô tô và CNHT ngành điện tử.
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về CNHT hay công nghiệp
phụ trợ (supporting industries).Theo cách sử dụng thuật ngữ trong luận án này, các
thuật ngữ: cácngành CNHT, nhóm ngành CNHT, lĩnh vực CNHT, các ngành công
nghiệp phụ trợ, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nhóm ngành công nghiệp phụ trợ được
hiểu theo nghĩa tương đương nhau. Trong các ngành CNHT, nhóm ngành CNHT hay
lĩnh vực CNHT có các phân ngành CNHT, luận ánsử dụng thuật ngữ “ngành CNHT”
hay “lĩnh vực CNHT” đi kèm với tên của một ngành cụ thể để chỉ các phân ngành. Thí
dụ, ngành CNHT ô tô hay CNHT ngành ô tô, được hiểu như là phân ngành CNHT.
5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích hệ thống: Nghiên cứu này coi công nghiệp hỗ trợ như
một hệ thống các phân ngành công nghiệp hỗ trợ có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Việc
phân tích một số phân ngành công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu, cho thấy đặc trưng riêng của
từng phân ngành và việc tổng hợp lại sẽ cho thấy đặc trưng chung của các ngành công
nghiệp hỗ trợ, tạo cơ sở cho những khuyến nghị chính sách phù hợp .
- Phân tích tổng hợp và so sánh:Nghiên cứu so sánh việc thu hút FDI cho phát
triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với sự phát triển chung của công nghiệp hỗ trợ
trong khu vực; xu hướng thu hút FDI cho phát triển CNHT tại Việt Nam với xu hướng
của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu CNH. Trên cơ sở đó xác định vị trí,
tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Namdựa vào nguồn vốn FDI. Nghiên
cứu cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh và nghiên cứu trường hợp đối với
một số nước để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu này phân tích và đánh
giá kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ở
một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiêu biểu là: Đài Loan, Thái Lan, Malaysia. Đài Loan
đã làm chủ được về công nghệ và quản lý, có khả năng sản xuất hàng hóa chất lượng
cao; còn Thái Lan và Malaysia có ngành công nghiệp hỗ trợ hình thành nhưng vẫn cần
sự hỗ trợ của nước ngoài. Thái Lan và Malaysia lựa chọn con đường thu hút FDI cho
phát triển CNHT trong giai đoạn đầu CNH khác biệt nhau, còn Đài Loan thì là sự kết
hợp của 2 cách thức trên. Mỗi nền kinh tế có những đặc điểm và cách thức thu hút FDI
cho phát triển công nghiệp hỗ trợ khác nhau để Việt Nam có thể học tập khi lựa chọn

mô hình thu hút FDI cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp.
- Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa
học khác nhau với những người làm công tác quản lý, kinh doanh, nghiên cứu về công
nghiệp hỗ trợ để đưa ra kết luận
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật điều tra thống kê thông qua bảng hỏi đối với các
cụm công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp để đánh giá nhận thức đối với việc
thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Luận ánsử dụng phần mềm thống kê
chuyên dụng SPSS để xử lý các số liệu điều tra. Số phiếu điều tra là 120 phiếu tại Hà
Nội trong đó 36 doanh nghiệp nằm trong KCN, KCX; số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là 50 doanh nghiệp.
- Nghiên cứu case study: Nghiên cứu việc thu hút FDI cho phát triển công
nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận án xem xét
trường hợp thu hút FDI cho phát triển CNHT ngành ô tô và CNHT ngành điện tử. Đây
là 2 ngành CNHT nếu phát triển se
̃
có thê
̉
kéo theo nhiều ngành công nghiệp khác phát
triê
̉
n tuy nhiên CNHT ngành ô tô đang g ặp nhiều khó khăn còn CNHT ngành điện tử
đã đạt được một mức cạnh tranh quốc tế nhất định (đòi hòi lao động có tay nghề cao,
trình độ công nghệ cao, mục tiêu hướng tới xuất khẩu).
- Các nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu: Nghiên cứu này sử dụng cả
nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các nguồn tư liệu
trong nước và quốc tế như tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý, tư
liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, của các viện nghiên cứu, các trường đại học
và các cá nhân trong và ngoài nước. Các dữ liệu thứ cấp cũng bao gồm các cơ sở dữ
liệu và số liệu sẵn có từ các cuộc điều tra của những nghiên cứu đã được thực hiện từ

trước, đặc biệt là cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống Kê, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ
công thương. Nguồn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu được từ điều tra xã hội và phỏng vấn
sâu được thực hiện trong khuôn khổ củaluận án.
Một trong những khó khăn và cũng là hạn chế lớn nhất của luận án là việc tiếp
cận nguồn số liệu thống kê hoàn chỉnh, thống nhất và tin cậy của các ngành công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là các ngành công nghiệp hỗ trợ không
được xem xét trong hệ thống phân loại ngành kinh tế theo quan điểm truyền thống
(phân biệt theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xét như một ngành công nghiệp
với sự tái định nghĩa các ngành công nghiệp theo cấu trúc dọc (phân biệt theo hoạt
động sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và tái cấu trúc doanh nghiệp
công nghiệp
6. Những đóng góp của luận án
- Luận ánhệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về nguồn vốn FDI, công nghiệp hỗ
trợ và mối quan hệ giữa FDI và CNHT cũng như những nhân tố tác động đến thu
hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc thu hút FDI cho phát triển
CNHT ở một số nước trên thế giới (Đài Loan, Thái Lan, Malaysia)và rút ra những
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án phân tích và làm rõ thực trạng thu hút FDI cho phát triển CNHT ở Việt
Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của chúng.
- Luận án đưa ra định hướng và một sốgiải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho
phát triển CNHT của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình, các
bảng số liệu, các hộp, phần nội dung của luận án chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềFDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
Chương 3:Giải pháp thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước
ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các tác giả (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu trong khuôn khổ
Dự án CIEM-SIDA về Nâng cao năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách
đến năm 2010.
3. Vũ Thành Tự Anh (2011), Đề phòng những dự án FDI “ bánh vẽ”,Báo cáo của
Diễn đàn kinh tế Việt nam, 20/3/2011.
4. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội
nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB lý luận chính trị, Hà Nội .
5. Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt nam
đến năm 2020, Đề tài cấp nhà nước.
6. Mai Thế Cường (2005), Cách tiếp cận marketing trong thu hút FDI, Ấn phẩm
của VDF.
7. Nguyễn Tiến Cơi-Nguyễn Minh Phong (2008), Hàn Quốc và Thái Lan thu hút
FDI như thế nào?Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
8. Lê Thế Giới (2009), Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh
doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở
Việt Nam,Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
9. An Như Hải và Trần Quang Lâm (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Lưu Tiến Hải (2008), Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 nhảy vọt và thách
thức,Tạp chí con số và sự kiện, 2008.
11. Phạm Huyền (2011), Việt Nam hướng tới nguồn FDI “ đẳng cấp”,Diễn đàn
kinh tế Việt Nam.
12. Phan Hữu Thắng, Phạm Hùng Tiến, Nguyễn Đức Hùng (2010), Đánh giá thực
trạng, hiệu quả và xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2010.
Chuyên đề nghiên cứu trong khuôn khổ Báo cáo thường niên doanh nghiệp
Việt Nam 2010, VCCI.

13. Kenichi Ohno (2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan,
Malaysia và Nhật Bản, NXB Lao động xã hội.
14. Kenichi Ohno (2007), Sản xuất tích hợp và công nghiệp hỗ trợ Con đường phía
trước đối với Việt Nam, Tài liệu hội thảo về công nghệp hỗ trợ.
15. Kenichi Ohno (2004), Đổi mới chính sách công nghiệp, Hội tha
̉
o Nâng cao
Năng lư
̣
c Ca
̣
nh tranh cu
̉
a Các ngành công nghiệp Việt Nam .
16. Kyoshiro Ichikawa (2006), Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ
trợ tại Việt Nam, Báo cáo điều tra.
17. Phùng Xuân Nhạ chủ biên (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Minh Phong (2008), Các TNCs chi phối mạnh luồng FDI thế giới, Tạp
chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
19. Lê Văn Sang (2008), Công ty xuyên quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa kinh
tế,Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, tháng 1/2008.
20. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê nhiều năm (đến 2011)
21. Trần Thủy (2006), Công nghiệp phụ trợ ô tô còn rất sơ khai, Vietbao.vn, ngày
22/8/2006.
22. Trần Đình Thiên, Lê Văn Hùng (2011), Công nghiệp hỗ trợ: Khái niệm, kinh
nghiệm phát triển và gợi ý, NXB lao động.
23. Trương Đình Tuyển (2011), Phát triển công nghiệp hỗ trợ kiến nghị cách tiếp
cận và chính sách cho Việt Nam, Hội thảo công nghiệp hỗ trợ.

24. VCCI (2009),Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2009.
25. Nguyễn Trọng Xuân (2008), Một số khoảng cách trong thực trạng họat động
của đầu tư trực tiếp nước ngòai và của các khu công nghiệp ở Việt nam, Tạp
chí nghiên cứu kinh tế, số 357, tháng 2 năm 2008.
Tài liệu tiếng Anh
26. Abonyi, G. (2005), Integrating SMEs into Global and Regional Value Chains:
Implications for Subregional Cooperation in the Greater Mekong Subregion, A
Report prepared for UNSCAP
27. Barry, F./Görg, H./McDowell, A. (2003), Outward FDI an the investment
Development Path of a Late-industrializing Economy: Evidence from Ireland,
in: Regional Studies, Vol. 37, No. 4, S. 341-349.
28. Buckley, Peter, J.; Casson, Mark (2002): The Future of the Multinational
Enterprise, New-York.
29. Galina Hale và Cheryl Long (2007): “Are There Productivity Spillovers from
Foreign Direct Investment in China?”, Federal reserve bank of San Francisco
working paper series.
30. Jianhong Qi , Yingmei Zheng , James Laurenceson, Hong Li
(2009),Productivity Spillovers from FDI in China: Regional Differences and
Threshold Effects,China & World Economy, Vol. 17, Issue 4, 2009.
31. Junichi Mori (2005), Development of Supporting Industries for Vietnam’s
Industrialization: Increasing Positive Vertical Externalities Through
Collaboratve Training, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis, The
Fletcher School .
32. Kenichi Ohno (2007), “Building Supporting Industries in Vietnam”, Vietnam
Development Forum, National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS),
p.99.
33. Kenichi Ohnoand Fujimoto T (2006), Industrialization of Developing
countries: Analyses by Japanese Economies, GRIPS, Tokyo.
34. MichealMortimore (2003),ODIMeetingonFDI,IncomeInequatyand
PovertyReduction,LondonMarch28,2003.

35. Navaretti, G. B. & Venables, A. J. (2004): Multinational Firms in the World
Economy, Princeton.
36. Norman Brown (2004), The long road to reform: an analysis of foreign
investment reform in vietnam.
37. Porter, Michael E (1988), “Clusters and competition: New agendas for
companies, governments, and institutions”, Boston: Harvard Business School
Press.
38. Philip Chang, Akhmad Bayhaqi, and Bernadine Zhang Yuhua (2012),Concepts
and Trends in Global Supply, Global Value and Global Production Chains,
APEC Policy Support Unit
39. Porter, Michael E (2002), “Competitiveness and the Role of Regions”, Institute
for Strategy and Competitiveness, Harvard Business School, The Center For
Houston’s Future, Houston, Texas .
40. Silvio Contessi & Ariel Weinberger (2009): "Foreign direct investment,
productivity, and country growth: an overview," Review, Federal Reserve
Bank of St. Louis, issue Mar.
41. Tomiura, Eiichi (2007) "Foreign outsourcing, exporting, and FDI: A
productivity comparison at the firm level" Journal of International Economics,
Elsevier, vol. 72(1).
42. Tran Van Tho (2004), Research on strategy on promote supporting industries in
ASEAN countries and the role of Japan – from experiences of Thailand to
practice of Vietnam, Foreign Direct Investment and development of supporting
industries in Vietnam, Proccedings International Symposium, Danang, Vietnam.
43. UNIDO (2005) Supporting industrial development: Overcoming market
failures and providing public goods, .
44. U.S. Department of Energy, Supporting Industries: Industry of the Future,
Fiscal Year 2004 Annual Report, – Energy Efficiency and Renewable Energy,
2005.
45. Wiemann, J., Effner, H., Grammling, S., Henke, K., Kommer, C., and
Muehlich, L. (May 2004), Vietnam`s WTO Accession and Integration into the

Global Economy: Challenges for Industrial Policy and Export Promotion,
German Development Institute, Bonn.
46. Werne Olle, New forms of foreign investment in developing countries, Springer
Berlin / Heidelberg.
47. Yu Chen&Sylvie Demurger (2002) “Foreign Direct Investment and Manufacturing
Productivity in China”,
Các trang web:
-
-
-
-
-
-
-

×