Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.99 KB, 6 trang )

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại
Xí nghiệp xe điện Hà Nội



Trần Văn Đông


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Dũng
Năm bảo vệ: 2014


Abstract. Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực. Phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội. Xây
dựng các giải pháp có tính định hướng giúp Xí nghiệp Xe điện Hà Nội trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực.

Keywords. Quản lý kinh tế; Nguồn nhân lực; Xí nghiệp xe điện Hà Nội; Quản lý nhân
sự

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và là nhân tố quyết định
đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Với xu hướng phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới thì nền kinh tế non trẻ của
Việt Nam đã hình thành. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn trụ vững, cũng như tiếp tục phát triển thì
việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường là một xu thế tất yếu
khách quan. Song trước hết các doanh nghiệp phải hiểu rõ và nắm bắt kịp thời thực trạng, diễn biến


của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Việc xây dựng những kế hoạch hoạt động mang tính chiến lược
đối với từng doanh nghiệp đã trở lên quan trọng hơn trong việc giành thế chủ động với những thay
đổi của thị trường.
Tuy nhiên, xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta quá thấp, cơ sở vật chất thiết bị còn lạc
hậu, trong khi nguồn vốn dầu tư còn hạn chế. Để có thể tồn tại và phát triển thì yếu tố con người
trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.Vậy nguồn nhân lực luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết
định sự thành công của một tổ chức nói chung và của một doanh nghiệp nói riêng. Sử dụng
nguồn nhân lực như thế nào cho hiệu quả, để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình,
người lao động cảm thấy thoải mái hài lòng với công việc đang làm để từ đó phát huy được hết
khả năng của người lao động, luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy
nhiên, hạn chế của doanh nghiệp nhà nước đó là: quen với cơ chế bao cấp, trì trệ trong cơ chế
hoạt động, thiếu hụt nhân sự có năng lực, và sự yếu kém về năng lực quản lý, lãnh đạo doanh
nghiệp, sức cạnh tranh yếu… Trong chính sách quản lý nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nhà
nước thường mắc sai lầm nghiêm trọng khi lặp lại cơ chế sắp xếp, bố trí cán bộ của cơ quan hành
chính sự nghiệp nhà nước. Đồng thời, các doanh nghiệp hình thức tuyển dụng thông qua gửi
gắm, hoặc chuyển ngành trong khu vực nhà nước, hoặc tình trạng “có người rồi mới tạo việc
làm”.
Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng sử dụng không có hiệu quả nguồn
nhân lực của các doanh nghiệp nhà nước là cơ chế trả lương, trả thưởng. Mặc dù doanh nghiệp
nhà nước là tổ chức kinh doanh, thu lợi nhuận và tự trang trải chi phí, nhưng lại bắt buộc áp dụng
hệ thống thang – bảng lương gần giống như cơ quan hành chính sự nghiệp. Hệ thống trả lương
vẫn mang nặng tính cào bằng, không trả lương theo năng lực của người lao động và thiếu hệ
thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.
Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đẩy mạnh chủ chương đổi mới hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước để cải tổ về tổ chức bộ máy và tính chất sở hữu vốn, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp Xe điện Hà Nội là một Xí nghiệp có quy
mô lớn, số lượng nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh khá đông, lực lượng lao
động có sự khác biệt về trình độ và chất lượng.
Do đó, hoạt động sử dụng nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu được chú trọng tại Xí

nghiệp
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp sử dụng nguồn nhân lực có hiệu
quả để nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phục vụ khách hàng tốt nhất là
hết sức cần thiết đối với Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.
Do vậy tôi đã chọn đề tài “nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp
Xe điện Hà Nội” làm nội dung để phân tích và nghiên cứu cho luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực luôn được quan tâm và chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay,
đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động & Xã hội- Bộ LĐTB&XH, Viện
Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học quốc gia Hà Nội và nhiều nhà nghiên cứu khác.
Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan sau:
“Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”- Phạm Minh Hạc (chủ
biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
“Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” - Nguyễn Minh Đường
(chủ biên);
“Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” – Phạm
Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành
khác nhau.
Mặc dù vậy, như lời mở đầu của nhiều cuốn sách, các nhà khoa học đều cho rằng đây là
vấn đề lớn, cần được nghiên cứu lâu dài trên nhiều phương diện nhằm phát huy cao nhất vai trò
của yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
Ngoài ra có rất nhiều đề tài luận văn thạc sỹ cũng nghiên cứu về vấn đề sử dụng nguồn
nhân lực.
Nguyễn Thị Tuyết Hoa - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu đề tài về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thuộc Tổng Xí nghiệp Đầu tư Phát
triển Hạ tầng Đô thị. Cảnh Chí Dũng - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu đề
tài phát triển nguồn nhân lực ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đỗ Đình Ngọc – Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh nghiên cứu đề tài về một số
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong Xí nghiệp dược và trang thiết bị y tế

quân đội. Mặc dù mỗi đề tài nghiên cứu những mảng khác nhau về lao động và nguồn nhân lực
nhưng đều nhằm thể hiện được vai trò cần thiết của con người trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Nguyễn Bắc Son đã phân tích đánh giá đội ngũ
cán bộ, công chức Việt Nam .Tháng 11-2003, Bộ Nội vụ đã có báo cáo về “Chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và các văn bản triển khai”, trong đó đã
trình bày những phương hướng và biện pháp cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
và chương trình, kế hoạch đào tạo, phát triển công chức hành chính Việt Nam trong giai đoạn
2001-2010. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách “Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” (3-
2001). Trong năm 2004, được sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển
(Sida), Bộ Nội vụ đã tiến hành cuộc hội thảo về “quản lý nguồn nhân lực công” nhằm tìm ra
được những vấn đề và xác lập mục tiêu để xây dựng dự án hỗ trợ của tổ chức Sida cho Bộ Nội
vụ giai đoạn mới trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ cải cách hành chính của tổ chức Sida
Thuỵ Điển cho Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án ASIAN- LINK (mã số ASI/B7-301/98/679-
042), trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã phối hợp với trường Đại học Tổng hợp
Mardrid (Tây Ban Nha) tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng công chức quản lý cấp tỉnh ở Việt
Nam để xác lập chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý công chức cho đội ngũ công chức cấp
tỉnh. Kết quả điều tra, đánh giá được công bố tháng 7-2004 đã nêu rõ những yếu kém, thiếu hụt
về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý công
và quản lý kinh tế. Cũng có nhiều bài viết trao đổi về Pháp lệnh công chức, bàn luận về những điều
chưa hợp lý trong Pháp lệnh cán bộ công chức (1998 và sửa đổi bổ sung năm 2000, năm 2003) và kiến
nghị xây dựng Luật về công chức ở Việt Nam.
- Đào Thanh Hải, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Minh Giang, Thang Văn Phúc,” chế độ công chức và
luật công chức của các nước trên thế giới”, NXB.CTQG, Nghiên cứu của Học viện chính trị

Nguyễn ái Quốc, Đề tài khoa học cấp Bộ: Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp cơ sở. Hà Nội 1992.Về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở và các chế độ chính sách liên quan nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
cơ sở có nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Tiến: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây
dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở từ 1975-1983. (Luận án
chuyên ngành lịch sử Đảng công sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, 1994.Tỉnh uỷ Hà Tĩnh - trường Chính trị: Báo cáo kết quả đề tài khoa học “đổi mới công tác
đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chủ chốt xã phường ở Hà Tĩnh”. (Đề tài khoa học cấp tỉnh.
Hà Tĩnh 1999.Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ bí thư Đảng uỷ xã ở một số tỉnh có nghiên cứu của
Nguyễn Văn Phích: “Xây dựng đội ngũ bí thư Đảng uỷ xã ở Kiên Giang trong giai đoạn hiện
nay”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2000.
Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu đánh giá, đề xuất những giải pháp nhằm góp
phần Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội, phù hợp với tình
hình thực tiễn của Việt Nam. Luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả trên cơ sở vận dụng
những kiến thức khoa học được học trong Nhà trường kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn công
tác của tác giả trong những năm vừa qua.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội có điểm mạnh, yếu như thế nào? Và tại
sao cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội?
(2)Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà
Nội?
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội. Luận văn Tập trung tìm hiểu phân tích về hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội, đưa ra phương hướng giải quyết nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- Phân tích đánh giá thực trạng thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe
điện Hà Nội.
- Xây dựng các giải pháp có tính định hướng giúp Xí nghiệp Xe điện Hà Nội trong việc
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe
điện Hà Nội.
5.2. Phạm vi
- Phạm vi không gian: Đơn vị nghiên cứu là toàn bộ nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp đang làm việc tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: 3 năm gần đây (2011 – 2013).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đề tài dự kiến sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp luận
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Các vấn đề của đề tài phải được
phân tích trong mối quan hệ biện chứng logíc để làm rõ các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Bản thân vấn đề về nhân lực và nguồn nhân lực đều
mang tính hệ thống vì nó liên quan đến các yếu tố đầu vào, đầu ra. Phương pháp hệ thống còn
cho phép luận chứng giải pháp mang tính toàn diện, cụ thể, khả thi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thông qua các hệ thống văn bản pháp luật, các
nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân
lực. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo các nghiên cứu được chắt lọc từ sách, báo, tạp
chí liên quan đến nguồn nhân lực và thực trạng của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội qua các năm.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thực hiện qua 3 hình thức nghiên cứu cụ thể
sau
+ Điều tra khảo sát: Thực hiện điều tra khảo sát bằng các phiếu điều tra, tác giả tiến hành
phát ra 160 phiếu hỏi ở Xí nghiệp Xe điện Hà Nội, thu về 150 phiếu, số phiếu hợp lệ là 143

phiếu, đối tượng khảo sát bao gồm lao động quản lý, nhân viên và công nhân sản xuất.
+ Phương pháp phân tích: Sử dụng trong phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng, số liệu
thu thập được.
+ Phương pháp tổng hợp: Sử dụng để khái quát các quan điểm lý luận khác nhau, các hiện
tượng rời rạc để đưa ra các kết luận đảm bảo độ chân thực, khách quan.
5.3 . Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê, so sánh được sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phương
pháp này được thực hiện để đưa ra một bảng thống kê các sơ liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh
kết quả từ đó đưa ra các số liệu để từ đó phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản
thúc đẩy phát triển sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội đạt kết
quả nhất.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
 Lý luận: Làm rõ thêm một số vấn đề phương pháp luận, đánh giá hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực và thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Xí nghiệp xe điện Hà Nội.
Luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong Xí nghiệp xe
điện Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế như hiện nay.
 Thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể áp dụng vào thực tiễn nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực trong Xí nghiệp xe điện Hà Nội và các đơn vị vận tải khác trong
Tổng công ty vận tải Hà Nội và các công ty vận tải hành khách bằng xe BUS của các tỉnh, thành
phố trong cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Tên đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà
Nội”.
Ngoài phần mở đầu:
- Sơ đồ bảng biểu
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo và phụ lục
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện
Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho Xí nghiệp
Xe điện Hà Nội.


References
Tiếng Việt
1. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
2. Trần Kim Dung (2005), Giáo trình Kinh tế lao động, ĐH Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.
3. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Thống kê, Hà Nội
4. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2008), Giáo trình Quản trị nhân lực, ĐH Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Đường (2002), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện
mới, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Phan Huy Đường (2012), “Quản lý nhà nước về lao động chất lượng cao người nước ngoài ở
Việt Nam” , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc (2010), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. . Phạm Minh Hạc (2011), Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh
tế xã hội. Đề tài khoa học cấp Nhà Nước.
9. Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng Văn hóa kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Lê Thị Mỹ Linh (2009), “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
11. Vũ Xuân Luận (2006), “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện Kinh tế kỹ
thuật thuốc lá nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập”, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
12. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam: một số vấn đề

lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Thân (2002), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
15. Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng (2011), Nghiên cứu con người Việt Nam trong kinh tế
thị trường: Các quan điểm và phương pháp tiếp cận, Đề tài KX – 07 – 10 thuộc Chương
trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà Nước.
16. Lương Văn Úc (2008), Giáo trình Tâm lý học lao động, Trường đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.

Tiếng Anh
17. W.D.St. John (1980), “The complete Employee Orientation Program”, Personnel Journal,
tr.366-367, trích từ Lloyd L.Byars and Leslie W.Rue, Human Resource and Personnel
Management, tr.152-153).
18. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.





×