Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.79 KB, 7 trang )

Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và
nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đô thị hóa

Phạm Thị Thanh Hiền

Trường Đai học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích Đào
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chuyển đổi ngành nghề ở nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và Đô thị hóa. Tổng quan về nông
nghiệp - nông thôn. Đánh giá thực trạng chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp nông
thôn trong thời gian vừa qua tại Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả việc thực hiện chuyển đổi ngành nghề cho lao động mất việc làm ở nông
thôn.
Keywords. Quản trị kinh doanh; Nông nghiệp; Nông thôn
Content.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động việc làm là vấn đề đang được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp, gần 80% dân số
cả nước là nông dân, có hơn 70% lực lượng lao động cả nước làm nông nghiệp, giá trị
sản phẩm nông nghiệp chiếm gần 40% tổng giá trị của các ngành sản xuất vật chất. Giải
quyết sự dư thừa lao động và thiếu việc làm là một trong những yếu tố góp phần cho
công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Chính vì vậy, trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng
và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm sâu sắc tới vấn đề này, thể hiện trong việc đề ra
các chủ trương lớn như giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, kết hợp chặt chẽ các
mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong


từng chính sách phát triển, xây dựng hệ thống an ninh xã hội… đến việc xây dựng và tổ
chức thực hiện các chương trình lao động việc làm cụ thể. Lực lượng lao động nước ta
trong những năm qua ngày càng lớn mạnh, đang trong quá trình phát triển lên trình độ
ngày càng cao hơn, cơ cấu lao động chuyển dịch khá tích cực từ khu vực nông nghiệp
sang các ngành công nghiệp, dịch vụ…
Tuy nhiên, cùng với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và Đô thị hóa
(CNH- HĐH và ĐTH) trong những năm qua trên các vùng miền của cả nước, nhiều khu
công nghiệp, khu chế xuất với quy mô khác nhau được hình thành và đi vào hoạt động có
hiệu quả. Đi liền với nó là việc thu hồi đất, bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp và đất ở
của một bộ phận dân cư đã và đang đẩy người nông dân vào tình trạng mất đất thiếu việc
làm. Do vậy cần phải quan tâm đến việc chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và
nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người nông dân có hướng chuyển đổi ngành nghề cho
phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Chính vì lý do trên, tôi chọn chủ đề “Chyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp
và nông thôn thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa” là đề tài luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua vấn đề lao động và việc làm đã thu hút được nhiều sự quan
tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này đã đi vào khai thác nhiều khía cạnh và
góc độ khác nhau của vấn đề lao động và việc làm. Có thể khái quát lại như sau :
Vũ Thị Mão (2008) đã sử dụng cách tiếp cận khá tổng hợp về lý thuyết phát triển
lao động, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế trên cơ sở
khai thác nhiều nguồn tư liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp. Đã phác họa bức tranh khá đầy
đủ về thực trạng lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay và các
nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, từ đó đã đề
xuất kiến nghị tiếp tục tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn thời gian tới.
Tăng Minh Lộc (2008) đã đi vào nghiên cứu nội dung về chất lượng nguồn nhân
lực ở nông thôn cho thấy do ảnh hưởng của sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ và phân tán, năng
lực ứng dụng khoa học – công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn còn hạn chế,
nên đa số lao động nông thôn thụ động, tư duy cạnh tranh và tính kỷ luật lao động kém,

từ đó thu nhập của họ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham
gia vào khu vực lao động công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷ luật lao động cao
là không dễ dàng.
TS. Chu Tiến Quang (2008) cho rằng để giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp, nông thôn cần tập trung vào khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia
tạo việc làm cho xã hội, chú trọng việc người lao động được chủ động và sáng tạo tự tìm
kiếm việc làm mới trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có, đa dạng hóa các hoạt động
kinh tế tại chỗ, mở rộng các hình thức hợp tác giữa người lao động với các tổ chức sản
xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất để tạo việc làm mới. Kết hợp đa dạng hóa trong sản
xuất nông nghiệp với đẩy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn để giải
quyết việc làm cho người lao động.
Phạm Lan Hương (2005) đã tổng kết tình hình lao động, việc làm trong khoảng
15 năm gần đây, nêu ra các xu hướng thiếu việc làm theo các tiêu chí khác nhau trên
phạm vi cả nước từ đó suy ra xu hướng của lao động nông thôn với ¾ lực lượng lao
động của cả nước.
Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (2006) triển khai nghiên cứu xây
dựng Chiến lược việc làm ở Việt Nam thời kỳ 2005-2015 theo các kịch bản được dự
đoán trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Các nội dung
nghiên cứu nhằm vào: xây dựng mô hình dự báo lao động, việc làm dựa trên các biến số
về dân số, kinh tế, xã hội và các nguồn lực khác; dự báo lao động việc làm Việt Nam
thời kỳ 2005-2015 trên cơ sở dữ liệu cần thiết thu thập được và xây dựng một dự báo
tổng hợp chiến lược việc làm đến năm 2015 với các giải pháp thực hiện.
Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu kể trên còn ít quan tâm đến hiệu quả
trong công tác chuyển đổi ngành nghề cho người dân trong khu vực nông nghiệp và
nông thôn. Hy vọng nội dung của đề tài luận văn sẽ khắc phục được những mặt còn hạn
chế của những đề tài đã nêu trên.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
- Nhận thức về chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ

CNH, HĐH và ĐTH ở Việt Nam.
- Thực trạng chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn Việt
Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tổng quan về cơ sở lý thuyết về chuyển đổi.
- Phân tích thực trạng chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn.
- Đưa ra giải pháp có hiệu quả thực hiện chuyển đổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
- Nghiên cứu về chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu về những vấn đề quản lý sự thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề
trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi không gian : Đề tài tập trung nghiên cứu tại một số tỉnh.
- Phạm vi thời gian : Thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới và tiến trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nền kinh tế Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 2006 đến năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài : Phân tích định lượng số liệu thống kê, phân
tích định tính số liệu điều tra, phỏng vấn và khảo sát thực tế.
- Các phương pháp sử dụng nghiên cứu : Phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp duy vật lịch sử và các phương pháp khác như : thống kê, so sánh, phân tích
v.v…
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chuyển đổi ngành nghề ở nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ CNH, HĐH và ĐTH.
- Đánh giá khách quan về thực trạng chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp
nông thôn hiện nay.
- Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi ngành nghề cho lao động

mất việc làm ở nông thôn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Nhận thức về chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn
thời kỳ CNH, HĐH và ĐTH ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn hiện
nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi ngành nghề ở nông
thôn Việt Nam.
References.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá (2009), Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động NN, NT và các
giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH ở nước ta, Đề
tài cấp nhà nước, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong
giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt nam, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
3. Chính phủ (1993), Nghị Quyết về Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
4. Chính phủ (2004), Nghị Định số 134/NĐ-CP ngày 09/6/2004.
5. Chính phủ (2006), Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26 - NQ/T.W.
7. Nguyễn Thị Bích Đào ( 2007), Quản trị sự thay đổi trong tổ chức, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
8. Nguyễn Thị Bích Đào ( 2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát triển kinh tế
nông thôn ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
9. Vũ Thị Mão (2007), Lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn , Đề tài cấp
bộ, Viện Chính sách và chiến lược Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội.
10.Vũ Thị Mão (2008), Thực trạng và giải pháp về lao động và việc làm nông nghiệp,
nông thôn, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội .

11.Nguyễn Quốc Ngữ (2006), Hoàn thiện giải pháp, chính sách đối với nông dân bị thu
hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, Ban Kinh tế Trung Ương, Vụ
Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội.
12.Hội Nghị TW VII, Nghị Quyết số 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
13.Hữu Tầng và Lưu Hàm Nhạc (2002), Nghiên cứu só sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam
và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia.
14.Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
15.Tạp chí văn phòng cấp ủy – vụ xã hội (2009), Một số giải pháp về lao động, việc làm
trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, Hà Nội.
16.Tổng cục Thống kê (2006,2007,2008,2009), Niên giám thống kê NXB
2006,2007,2008,2009, Nxb Thống kê .
17.Tổng cục Thống kê ( 2007,2008), Cơ sở dữ liệu về Điều tra mức sống dân cư các
năm 2007, 2008, Nxb Thống kê.
18.Nguyễn Đức Thịnh (2009), Nông dân và ruộng đất đồng bằng sông Hồng, Viện
Kinh tế VN, Viện KHXHVN, Hà Nội.
19.Nguyễn Đức Thịnh (2009), Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề lao
động, việc làm khu vực nông nghiệp ,Viện Kinh tế VN, Viện KHXHVN, Hà Nội
20.Sở Văn hóa thông tin Bắc Ninh (2003), “ Làng Tam Sơn - truyền thống và hiện đại”,
Bắc Ninh.
21.Từ điển Tiếng Việt (1995), Nxb Đà Nẵng.
22.Từ điển Bách khoa Việt Nam.
23.Thời báo Kinh tế Việt Nam (2009), “ Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và thế giới”
24.Văn kiện Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt nan (2001), Nxb Chính trị Quốc gia. Hà
nội.
25.Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), Báo cáo
thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 , Hà Nội.

×