Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghiên cứu giải pháp xử lý tín hiệu để cải thiện chất lượng truyền số liệu trong mạng tính toán di động thế hệ thứ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.53 KB, 3 trang )

Nghiên cứu giải pháp xử lý tín hiệu để cải thiện
chất lượng truyền số liệu trong mạng tính toán
di động thế hệ thứ 3

Nguyễn Thượng Đức

Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Mã số: 60 48 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Hồng Quân
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Tổng quan về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G). Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng truyền dẫn. Tìm hiểu về các giải pháp phân tập sử dụng trong phân tập
thu. Mô phỏng để làm rõ hiệu năng của hệ thống được cải thiện khi sử dụng các giải pháp phân
tập kết hợp. Đưa ra đánh giá các giải pháp phân tập đó
Keywords: Kỹ thuật truyền thông; Mạng tính toán di động; Xử lý tín hiệu
Content:
MỞ ĐẦU

Trao đổi thông tin luôn là nhu cầu cấp thiết trong xã hội hiện đại. Các hệ thống thông tin
di động với lợi thế giúp con người trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi đang ngày càng chiếm ưu
thế và khẳng định ưu điểm nổi trội.
Lộ trình GSM-GPRS-EDGE-3G tỏ ra đặc biệt phù hợp với các mạng thông tin di động
của nhiều nước trên thế giới. Đối với các nhà khai thác mạng di động GSM thì cái đích đến 3G là
hệ thống CDMA băng rộng (W-CDMA) theo chuẩn IMT-2000. Tại Việt Nam, các hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ 3 cũng đã và đang được các nhà khai thác ráo riết triển khai và đưa
vào sử dụng.
Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 với nhiều ưu điểm vượt trội về công nghệ và dịch vụ.
Tuy vậy môi trường fading hạn chế nhiều đến dung lượng và chất lượng truyền tin trên đó.
Việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp giảm can nhiễu để tăng dung lượng, giảm xác suất lỗi
truyền số liệu trên đó là một bài toán hết sức cần thiết.


Để thực hiện giảm can nhiễu trong hệ thống 3G, các nhà nghiên cứu tập trung vào các
hướng chính:
 Tìm các giải pháp mã hóa có độ chống nhiễu cao.
 Dùng các loại mã sửa sai phù hợp với đặc tính kênh truyền dẫn.
 Cân bằng chống fading.
 Phân tập cho máy thu – phát.
Trong luận văn này, học viên nghiên cứu giải pháp thu phân tập, tiến hành tính toán, mô
phỏng để từ đó tìm ra số anten phù hợp cho hệ thống phân tập thu để có hiệu quả tốt nhất.
Luận văn được chia làm ba chương.
Chương một giới thiệu những nét đặc trưng về hệ thống thông tin di động 3G.
Chương hai tập trung nghiên cứu các yếu tố làm suy giảm chất lượng thu tín hiệu. Tính
toán xác suất lỗi thu trong một số hoàn cảnh truyền dẫn của kênh. Đây là chương làm nền tảng
cho tính toán xác suất lỗi và so sánh chúng trong hoàn cảnh không sử dụng giải pháp phân tập và
sử dụng giải pháp phân tập ở chương ba.
Chương ba tìm hiểu về các giải pháp phân tập sử dụng trong phân tập thu. Mô phỏng để
làm rõ hiệu năng của hệ thống được cải thiện khi sử dụng các giải pháp phân tập kết hợp. Đưa ra
đánh giá các giải pháp phân tập đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Andrea Goldsmith (2005), Wireless Communication, Cambridge University
2. A. Abu-Dayya and N. Beaulieu, “Switched diversity on microcellular ricean channels,” IEEE
Trans. Vehic.Technol, Nov. 1994.
3. G. L. Stuber, Principles of Mobile Communications, 2nd Ed. Kluwer Academic Publishers,
2001.
4. Juha Korhonen, Introduction to 3G Mobile Communications, Artech House, Inc, 2003.
5. M. Blanco and K. Zdunek, “Performance and optimization of switched diversity systems for
the detection of signals with rayleigh fading,” IEEE Trans. Commun, Dec. 1979.
6. M. Simon and M S. Alouini, Digital Communication over Fading Channels A Unified
Approach to Performance Analysis. Wiley, 2000.

7. Samuel C. Yang, 3G CDMA2000 Wireless System Engineering, Artech House, Inc.
8. Vijay K. Garg, Wireless Communications and Networking, M.I.T
9. W. Lee, Mobile Communications Engineering. New York: McGraw-Hill, 1982.


×