BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRỊNH MINH HÙNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ
HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRỊNH MINH HÙNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ
HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ TÁM
HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trịnh Minh Hùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất
tận tình của cô giáo TS. Đỗ Thị Tám, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo
trong bộ môn Quy hoạch đất đai, các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Viện
Đào tạo sau đại học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo TS. Đỗ Thị Tám và
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện, phòng Kinh tế, phòng Tài
nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng phát triển hạ tầng chính quyền
các xã cùng nhân dân huyện Mỹ Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp động viên, giúp
đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trịnh Minh Hùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 2
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 2
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở lý luận phát triển hệ thống điểm dân cư 3
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại điểm dân cư 3
1.1.2. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư 4
1.2. Căn cứ pháp lý về quy hoạch phát triển khu dân cư 7
1.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước 7
1.2.2. Hệ thống các tiêu chuẩn ngành 9
1.3. Xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới 10
1.3.1. Xu thế phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Âu 10
1.3.2. Xu hướng phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Á 15
1.3.3. Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư các
nước trên thế giới 17
1.4. Xu thế phát triển mạng lưới dân cư ở Việt Nam 18
1.4.1. Khái quát chung 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
1.4.2. Quá trình hình thành các quần cư – điểm dân cư nông thôn 18
1.4.3. Phân bố không gian các điểm dân cư truyền thống 19
1.4.4. Một số hình thức bố cục của các điểm dân cư truyền thống 25
1.4.5. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn 25
1.4.6. Một số định hướng phát triển điểm dân cư 28
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Nội dung nghiên cứu 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức 33
2.1.2. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Mỹ Đức . 33
2.1.3. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức đến năm 2020
33
2.1.4. Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Hương Sơn 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 34
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 34
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.2.4. Phương pháp phân loại điểm dân cư 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức 40
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 40
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 45
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Mỹ Đức 48
3.1.4. Đánh giá chung 52
3.2. Thực trạng hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức năm 2013 53
3.2.1. Thực trạng phát triển điểm dân cư trên địa bàn huyện Mỹ Đức 53
3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan các khu dân cư huyện Mỹ
Đức 58
3.3. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức đến năm 2020
68
3.3.1. Các dự báo cho định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư 68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.3.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư 74
3.3.3. Một số giải pháp phát triển mạng lưới khu dân cư huyện Mỹ Đức 81
3.4. Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Hương Sơn 83
3.4.1. Tính cấp thiết và mục tiêu đồ án quy hoạch khu trung tâm xã 83
3.4.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm 84
3.4.3Quy hoạch chi tiết khu trung tâm 88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 94
1. Kết luận 94
2. Đề nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 98
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên các bảng Trang
Bảng 1.1. Định mức sử dụng đất trong khu dân cư 6
Bảng 2.1. Phân cấp một số tiêu chí phân loại điểm dân cư 35
Bảng 2.2. Tổng hợp chỉ tiêu phân loại điểm dân cư 38
Bảng 3.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức giai đoạn 2006 -
2013 46
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức năm 2013 50
Bảng 3.3: Thực trạng đất đô thị huyện Mỹ Đức năm 2013 50
Bảng 3.4: Thực trạng đất khu dân cư nông thôn huyện Mỹ Đức năm 2013 51
Bảng 3.5: Thực trạng hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm
2013 53
Bảng 3.6: Hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức năm 2013 54
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Mỹ
Đức năm 2013 56
Bảng 3.8: Dự báo dân số, số hộ đến năm 2020 huyện Mỹ Đức 70
Biểu 3.9: Chỉ tiêu sử dụng đất trong khu dân cư huyện Mỹ Đức đến năm 2020 74
Bảng 3.10. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị Huyện Mỹ Đức
đến năm 2020 75
Bảng 3.11. Quy hoạch đất ở đô thị trên địa bàn huyện Mỹ Đức đến năm 2020 . 76
Bảng 3.12. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn Huyện Mỹ
Đức đến năm 2020 78
Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất khu trung tâm xã Hương Sơn năm 2013 85
Bảng 3.14. Hiện trạng các công trình khu trung tâm xã Hương Sơn 85
Bảng 3.15. Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm xã Hương Sơn đến năm 2020
93
Bảng 3.16. So sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch 93
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên các hình Trang
Hình 3.1: Kiến trúc, cảnh quan của khu vực đô thị tại thị trấn Đại Nghĩa 59
Hình 3.2: Kiến trúc nhà ở khu vực bán thị kiểu chia lô kết hợp kinh doanh buôn
bán tại thị trấn Đại Nghĩa 60
Hình 3.3: Kiến trúc nhà ở khu vực nông thôn xã Thượng Lâm 61
Hình 3.4: Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức 62
Hình 3.5: Trạm y tế xã Mỹ Thành 62
Hình 3.6: Trường THCS Tế Tiêu 63
Hình 3.7: Trường Tiểu học Lê Thanh 63
Hình 3.8: Bưu điện văn hóa huyện Mỹ Đức 63
Hình 3.9: Bưu điện văn hóa xã Hùng Tiến 63
Hình 3.10: Hệ thống giao thông thị trấn Đại Nghĩa 65
Hình 3.11: Đường thôn, xóm xã Đại Hưng 65
Hình 3.12. Nhà văn hóa huyện Mỹ Đức 66
Hình 3.13: Nhà thi đấu đa năng huyện Mỹ Đức 67
Hình 3.14: Sân vận động huyện Mỹ Đức 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 CN Công nghiệp
3 CTCC Công trình công cộng
4 DCNT Dân cư nông thôn
5 GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng
6 GT Giao thông
7 KDC Khu dân cư
8 HĐND Hội đồng nhân dân
9 NN &PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10 THPT Trung học phổ thông
11 THCS Trung học cơ sở
12 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
13 TNMT Tài nguyên môi trường
14 UBND Ủy ban nhân dân
15 XDCTCC Xây dựng công trình công cộng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2003). Đất đai là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc
gia nhưng bị giới hạn về số lượng nên nếu con người sử dụng đất một cách hợp
lý thì đất đai lại là nguồn tài nguyên vô hạn về thời gian sử dụng.
Ngày nay cùng với sự tăng lên nhanh chóng của dân số, quá trình đô thị
hoá cũng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu sử dụng đất đối với tất cả
các ngành sản xuất và đời sống xã hội cũng tăng theo mà đất đai lại có hạn. Do vậy
vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu
quả nhất có thể. Đây chính là nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất.
Đất khu dân cư có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Đó là
nơi ăn ở, sinh sống, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục hồi sức lao động của con
người. Đất khu dân cư còn gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra
của cải vật chất cho xã hội. Tổ chức hợp lý mạng lưới khu dân cư sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu tổ chức
và phát triển sản xuất của các ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhân
dân về việc làm, nhà ở, giao tiếp cũng như các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh
thần và nghỉ ngơi, giải trí… tạo sự đa dạng cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ
ngày 1/8/2008, là huyện của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương
Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp
huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy.
Trong những năm tới cơ cấu nền kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhiều dự án quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
trọng của thành phố được đầu tư tại huyện Mỹ Đức nên công tác thu hồi đất thực
hiện giải phóng mặt bằng xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân là hết sức
quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, huyện Mỹ Đức cần
có những quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị, dân cư nông thôn
hợp lý với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức
– Thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
+ Đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ
thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện huyện Mỹ Đức – thành
phố Hà Nội.
+ Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng Công nghiệp
hóa – hiện đại hóa.
2.2. Yêu cầu
+ Nghiên cứu các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn và việc
thực hiện các chính sách đó của địa phương.
+ Định hướng quy hoạch phải dựa trên các cơ sở khoa học: Tiềm năng về
đất đai, nguồn vốn đầu tư, lao động… và dựa trên các chính sách, chỉ tiêu phát
triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đem lại tính khả thi cao nhất.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Đức –
thành phố Hà Nội.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện.
- Các nguồn lực và nhân tố tác động đến sự phát triển các điểm dân cư.
- Quỹ đất khu dân cư và quỹ đất để mở rộng các điểm dân cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận phát triển hệ thống điểm dân cư
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại điểm dân cư
Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn
kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm
vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, ấp, bản, buôn, phum, sóc (có tên
gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã
hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác (Bộ xây dựng, 2009)
a
.
Khi phân loại điểm dân cư cần căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau
đây: điều kiện sống và lao động của dân cư; chức năng của điểm dân cư; quy
mô dân số, quy mô đất đai trong điểm dân cư; vị trí điểm dân cư trong cơ cấu
cư dân; cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
Trên cơ sở các tiêu chí phân loại trên, hệ thống mạng lưới dân cư nước ta
được phân ra thành các loại sau: (chính phủ, 2009)
a
1/ Đô thị rất lớn: là thủ đô, thủ phủ của một miền lãnh thổ. Các đô thị này
là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch,
giao thông, giao dịch quốc tế của quốc gia, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của
cả nước.
2/ Đô thị lớn: là loại trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất
công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế của nhiều tỉnh hay
một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ.
3/ Đô thị trung bình: là các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của một tỉnh hay nhiều huyện, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển của tỉnh hay một vùng lãnh thổ của tỉnh.
4/ Đô thị nhỏ: là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản
xuất của một huyện hay liên xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện
hay một vùng trong huyện.
5/ Làng lớn: là trung tâm hành chính - chính trị, văn hoá, xã hội, dịch vụ
kinh tế của một xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một xã hay nhiều điểm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
dân cư.
6/ Làng nhỏ: là nơi ở, nơi sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông lâm
nghiệp của nhân dân trong một xã.
7/ Các xóm, ấp, trại: là các điểm dân cư nhỏ nhất, với các điều kiện sống
rất thấp kém. Trong tương lai các điểm dân cư này cần xoá bỏ, sát nhập thành các
điểm dân cư lớn hơn (Chính phủ, 2007).
Hiện nay, vấn đề quy hoạch đô thị, quy định những tiêu chuẩn đối với việc
phát triển mở rộng, không gian kiến trúc… đã được sự quan tâm của nhà nước.
Tại Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ quy định cụ thể
về vấn đề quản lý kiến trúc đô thị, cụ thể. Nghị định quy định cụ thể các quy định
đối với từng hạng mục công trình trong kiến trúc tổng quan đô thị.
Trong Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính
phủ quy định cụ thể về việc phân loại đô thị. Đô thị được phân thành 6 loại: (chính
phủ, 2009)
b
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là
thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành,
nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại
thị.
- Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và
có thể có các điểm dân cư nông thôn (Chính phủ, 2009)
b
.
1.1.2. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư
Trong quá trình phát triển, các điểm dân cư (đô thị và nông thôn) ở nước
ta phần lớn được hình thành và phát triển một cách tự phát. Vì vậy mà tình trạng
xây dựng lộn xộn, manh mún, không thống nhất, không đồng bộ, sử dụng đất
không hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với đất khu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
dân cư đồng thời cũng gây khó khăn cho việc tu sửa cải tạo và xây dựng mới.
Chính vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quy định và
quản lý trong quy hoạch và phát triển khu dân cư.
1.1.2.1. Những quy định về định mức sử dụng đất
Định mức sử dụng đất là cơ sở quan trọng để Nhà nước lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khu dân cư nói
riêng.
Theo điều 6 Nghị định 04/CP ngày 11/02/2000 thì hạn mức giao đất cho
hộ gia đình cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định theo
quy định sau: (Chính phủ, 2000)
+ Các xã đồng bằng không quá 300 m
2
.
+ Các xã trung du miền núi, hải đảo không quá 400 m
2
.
Điều 86 luật đất đai năm 2003 “Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và
khu dân cư nông thôn” đã quy định:
+ Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết,
quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được
xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
Theo công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong
công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hướng dẫn áp dụng
định mức cho 10 loại đất: Đất y tế, đất văn hoá, đất giáo dục, đất thể thao, đất
thương nghiệp dịch vụ, đất giao thông vận tải, đất thuỷ lợi, đất công nghiệp, đất
đô thị, đất khu dân cư nông thôn. Đối với định mức sử dụng đất trong khu dân cư
được quy định như sau: (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Bảng 1.1. Định mức sử dụng đất trong khu dân cư
Loại đất
Khu vực đồng bằng
ven biển
Khu vực miền núi
trung du
Diện tích
(m
2
/người)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(m
2
/người)
Tỷ lệ
(%)
- Tổng số 74 - 97 100,00 91 - 117 100,00
- Đất ở 55 - 70 64 - 82 70 - 90 67 - 87
- Đất xây dựng các công trình công cộng 2 - 3 2 - 4 2 - 3 2 - 3
- Đất làm đường giao thông 6 - 9 7 - 11 9 - 10 9 - 10
- Đất cây xanh 3 - 4 4 - 6 2 - 3 2 - 3
- Đất tiểu thủ công nghiệp 8 -11 9 - 13 8- 11 8 - 11
(Nguồn: công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
1.1.2.2. Những quy định về quản lý đất đai và quản lý quy hoạch xây dựng
* Quản lý đất đai
Quản lý đất đai theo quy hoạch đã được ghi cụ thể trong Luật Đất đai hiện
hành. Trong phạm vi điểm dân cư nông thôn bao gồm các loại đất phân theo các
mục đích sử dụng như: đất ở; đất nông nghiệp (đất vườn, ao thả cá trong khuôn
viên của hộ gia đình và có thể có một số đất nông nghiệp khác nằm xen kẽ trong
dân cư, do UBND xã quản lý sử dụng); đất lâm nghiệp (nếu có); đất chuyên
dùng; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng (nếu có).
Theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý các loại đất
và giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng theo đúng mục đích và
có hiệu quả.
- Đất ở của mỗi hộ gia đình được quy định hạn mức cụ thể tuỳ theo từng
địa phương dựa trên căn cứ điều 83, 84 của Luật Đất đai năm 2003.
- Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các công trình hạ
tầng cơ sở và phục vụ lợi ích công cộng phải được sử dụng theo đúng mục đích
trên cơ sở phương án quy hoạch thiết kế đã được phê duyệt.
* Quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn là công việc được triển khai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
thực hiện đối với từng điểm dân cư nông thôn kể cả điểm dân cư nông thôn là
trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm liên xã. Công tác quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn bao gồm quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn mới
và quy hoạch cải tạo xây dựng phát triển các điểm dân cư nông thôn hiện có.
Phương án quy hoạch xây dựng và phát triển một điểm dân cư nông
thôn mới, hoặc quy hoạch cải tạo xây dựng một điểm dân cư nông thôn hiện
có, sau khi đã được phê duyệt sẽ trở thành căn cứ để triển khai công tác xây
dựng. Đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý cùng với hệ thống pháp luật và
chính sách của Nhà nước làm căn cứ để quản lý công tác cải tạo, xây dựng và
kiểm soát quá trình thay đổi làm cho điểm dân cư được phát triển theo đúng ý
đồ đã được xác định.
Việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho thiết
kế đường xá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật
và môi trường nông thôn. Cần phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây
dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được
mục tiêu phát triển lâu dài các điểm dân cư.
Đối với đất ở của từng hộ gia đình trong điểm dân cư hiện có, khi tiến
hành quy hoạch cải tạo nếu có những kiến nghị về điều chỉnh đất đai cần có
phương án đền bù thoả đáng khi trưng dụng đất phục vụ lợi ích công cộng hoặc
dồn đổi giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Để thực thi các giải pháp này cần có
sự phân tích vận động đối với chủ sử dụng đất thông qua hoạt động của cơ quan
chính quyền và các tổ chức xã hội khác.
1.2. Căn cứ pháp lý về quy hoạch phát triển khu dân cư
1.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quản
lý quy hoạch xây dựng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về
quản lý quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành, quy định Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 do Chính phủ ban hành về
phân loại đô thị.
- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 do Thủ tướng Chính phủ ban
hành phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 do Thủ tướng Chính phủ ban
hành Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020.
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới.
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành
tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 do Bộ Xây dựng ban hành quy
định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành phố Hà
Nội về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội
Về việc Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, định hướng
2030.
- Quyết định số 3817/2010/QĐ-UBND ngày 4/8/2010 của UBND thành phố Hà
Nội Ban hành quy chế huy động vốn cho xã thực hiện đề án nông thôn mới thời kỳ
CNH-HĐH.
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
đến năm 2050.
- Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020
định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 19/2012/QĐ-UBND ngày 08/08/2012 do UBND Thành Phố
Hà Nội ban hành quy định về hạn mức đất ở mới; hạn mức công nhận đối với các
trường hợp thửa đất trong khu dân cư có đất ở và đất vườn, ao liền kề; kích thước,
diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
1.2.2. Hệ thống các tiêu chuẩn ngành
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2009/BXD năm 2009 do Bộ Xây dựng
ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn.
- TCVN:7956 do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008 hướng dẫn về thiết kế
nghĩa trang đô thị.
- TCVN:262 do Bộ Xây dựng ban hành năm 2002 hướng dẫn về thiết kế
Nhà trẻ, trường mẫu giáo.
- TCVN:4529 do Bộ Xây dựng ban hành năm 1988 hướng dẫn về thiết kế
công trình thể thao.
- TCVN:4601 do Bộ Xây dựng ban hành năm 1988 hướng dẫn về thiết kế
trụ sở cơ quan.
- TCVN:4418 do Bộ Xây dựng ban hành năm 1987 hướng dẫn lập đồ án
quy hoạch xây dựng huyện.
- TCVN:4454 do Bộ Xây dựng ban hành năm 1987 hướng dẫn quy hoạch
xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã.
- QCVN:14/2009/BXD do Bộ Xây dựng ban hành năm 2009 quy định quy
chuẩn Quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn.
- TCVN:4037 do Bộ Xây dựng ban hành năm 1985 hướng dẫn về thuật
ngữ cấp nước.
- TCVN:4038 do Bộ Xây dựng ban hành năm 1985 hướng dẫn về thuật
ngữ thoát nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
1.3. Xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới
Thực tế cho thấy, từ trước đến nay trên thế giới có rất nhiều lý luận khoa
học, nhiều tài liệu nghiên cứu về phát triển mạng lưới dân cư (đô thị và nông
thôn) của các tổ chức như: Tổ chức Nông - Lương Thế giới (FAO), Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế Giới (WB), các Chính phủ các nước,
các tổ chức khoa học… tuy nhiên, mỗi nước có những hướng đi, cách phát triển
dân cư riêng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội của nước mình.
1.3.1. Xu thế phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Âu
1.3.1.1. Hà Lan
Vương quốc Hà Lan không được thiên nhiên ưu đãi, sau thiên tai nặng nề
trong thế kỷ XIV, nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bước việc khoanh vùng rút
nước để làm khô một diện tích rất lớn đất trũng nhằm mở mang diện tích đất đai
sinh sống. Các vùng đất trũng đó được chia thành từng khu để lập các điểm dân
cư nông nghiệp. Ở trung tâm của vùng xây dựng một thành phố cho 12.000 dân
với các công trình công cộng đạt trình độ cao, xung quanh thành phố là các làng
cách nhau 5 - 7 km với quy mô mỗi làng (village) khoảng 1.500 - 2.500 dân.
Trong mỗi làng xây dựng đầy đủ các công trình văn hoá, xã hội và nhà ở cho
nông dân, công nhân nông nghiệp; mỗi làng có các xóm (hamlet) với quy mô
khoảng 500 người. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo kiểu các điền chủ
thuê đất của Nhà nước, tập hợp nhân công canh tác. Số người này trở thành công
nhân nông nghiệp và sống trong các làng nói trên.
Mạng lưới giao thông được tổ chức rất tốt, đường ô tô nối liền các điểm
dân cư đảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ở đến các cánh đồng và
khu vực tiêu thụ chế biến (Viện QHTKNN, 2007).
1.3.1.2. Anh
Khác với phần lớn các nước ở lục địa châu Âu, nông thôn nước Anh hầu
như không bị chiến tranh tàn phá, các điểm dân cư nông thôn truyền thống có sức
hấp dẫn mạnh mẽ với những người dân sống trong các thành phố lớn và các khu
công nghiệp tập trung. Mức độ “ôtô hoá” và mạng lưới giao thông rất phát triển,
rút ngắn khoảng cách về thời gian từ chỗ ở đến nơi làm việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Quy mô làng xóm của nước Anh khoảng 300 - 400 người với 100 - 150 hộ
sinh sống. Tuy dân số ít nhưng đầy đủ các công trình văn hoá, xã hội. Trong các
khu dân cư có đường giao thông dẫn đến từng nhà, không khí trong lành, phong
cảnh đẹp và yên tĩnh. Chính vì vậy mà nhiều người dân muốn bỏ chỗ ở không
thoải mái trong các căn hộ khép kín nơi đô thị đi tìm chỗ ở lý tưởng nơi miền quê.
Do sự di chuyển một bộ phận dân cư ở các thành phố về sống ở nông thôn mà cơ
sở dịch vụ văn hoá, xã hội của làng quê truyền thống được cải thiện, nó trở thành
các khu ngoại ô của đô thị lớn hay khu công nghiệp. Đây là xu hướng khác hẳn so
với các nước khác trên thế giới.
Quy hoạch xây dựng phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn của nước
Anh được công nhận là thành công nhất thế giới, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ
19 đã có nhiều nhà kiến trúc sư người Anh nghiên cứu về lĩnh vực này:
William Morris là một kiến trúc sư, nhà nghệ sỹ đã có quan điểm xây
dựng đô thị, đó là: xây dựng phân tán trên toàn bộ đất nước các điểm dân cư nhỏ.
Ông xác minh cho phương án của mình rằng điện là nguồn động lực cơ bản cho
mọi hoạt động, sẽ đi đến tất cả các điểm dân cư trong toàn quốc và đến tận mọi
nhà cho nên ở đó sẽ là chỗ ở vô cùng lý tưởng và là nơi làm việc của mọi người.
Ngoài ra lý luận về xây dựng các điểm dân cư mang tính chất đô thị -
nông thôn được đề cao như thành phố vườn, thành phố vệ tinh của kiến trúc sư
Eberezen Howard là một cống hiến lớn cho lý luận phát triển đô thị thế giới.
Thành phố vườn được ông đề xướng năm 1896, trong đó đề cập tới vấn đề thay
đổi cơ cấu tổ chức và phương hướng giải quyết về không gian của thành phố.
Lý luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Eberezen Howard đã có
ảnh hưởng lớn trên thế giới, đặt nền tảng cho phát triển lý luận quy hoạch đô thị
hiện đại (Viện QHTKNN, 2007).
1.3.1.3. Đức
Tại Cộng hoà Liên bang Đức do yêu cầu lao động nông nghiệp ngày càng
giảm, nhu cầu lao động công nghiệp và xây dựng tại các thành phố lớn lại tăng nên
đã có việc di chuyển một số lượng khá lớn dân cư từ các vùng nông thôn vào thành
thị. Để tránh sự tập trung dân quá lớn vào các cụm công nghiệp và các thành phố,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
gây khó khăn mọi mặt cho đời sống dân cư đô thị, người ta lập ra một mạng lưới
các “điểm dân cư trung tâm”, đó là hệ thống làng xóm hay các khu nhà ở được sắp
xếp theo dải hay hình nan quạt ở ngoại vi các thành phố. Để các điểm dân cư này
có sức hút mạnh mẽ, nhà ở được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn và đẹp hơn ở
thành phố, cây xanh cũng nhiều hơn và nhiều chủng loại phong phú, các khu này
được nối với các thành phố mẹ bằng các tuyến đường ngắn nhất, chất lượng cao.
Đây là mô hình hấp dẫn đối với số dân cư mới của đô thị, giảm nhẹ áp lực dân số
cho thành phố. Đó là giải pháp độc đáo của các nhà quy hoạch Đức. Người Đức đã
rất thành công trong việc khống chế sự phát triển quá mức của các thành phố lớn để
phát triển các đô thị vừa và nhỏ trên khắp lãnh thổ. Hệ thống điểm dân cư này đã
góp phần tích cực vào việc điều hoà sự phát triển giữa hai khu vực thành thị và nông
thôn. Những điểm dân cư nông thôn gắn bó với sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được
hình thức làng quê truyền thống nhưng được nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, với
hệ thống đường ô tô bằng bê tông hoặc trải nhựa đến từng nhà (Viện QHTKNN,
2007).
1.3.1.4. Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
Khác với các nước Tây Âu, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu xây dựng
nông thôn theo mô hình phát triển nông thôn XHCN.
a. Cộng hoà Séc
Nét đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn của Cộng hoà Séc là có sẵn một
mạng lưới rất dày các điểm dân cư nhỏ bé, manh mún. Theo thống kê có 14.234 đơn
vị hành chính xã. Diện tích trung bình mỗi xã là 8,9 km
2
. Mỗi xã trung bình có 4 làng
thì tổng số điểm dân cư có tới 55.000 - 60.000 điểm. Trong số đó có khoảng 35% là
các điểm dân cư có quy mô dân số dưới 500 người.
Các điểm dân cư ban đầu đơn thuần chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay số người làm nông nghiệp chỉ chiếm 18% tổng số dân và nông nghiệp
đã được cơ giới hoá do vậy sản xuất nông nghiệp tăng lên. Dân cư sống ở các
vùng nông thôn, làm việc trong các xí nghiệp ở thành phố phần lớn không di
chuyển chỗ ở. Nguyên nhân là họ đã có nhà ở nông thôn, họ vẫn tận dụng được
hoa màu trên mảnh đất vườn và chi phí cho cuộc sống gia đình đỡ tốn kém hơn ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
thành phố. Mặt khác, nhờ có mạng lưới giao thông phát triển nên việc đi lại thuận
tiện.
Theo thống kê, số người làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ trong
thành phố sống trong các khu dân cư cách xa nơi làm việc lên tới 52,2%; số người ở
chỗ gần nơi làm việc chỉ chiếm 47,8% (với bán kính khoảng cách dưới 10 km). Cự
ly giữa khu làm việc với nơi nhà ở trong phạm vi 60 km người lao động vẫn đi về
hàng ngày. Vấn đề xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn hợp lí với chất lượng
cao và đều khắp rất được chú ý (Đỗ Đức Viên, 2005)
b. Liên Xô cũ
Mục tiêu của Nhà nước Xô Viết là xây dựng nông thôn tiến lên sản xuất
nông nghiệp theo quy mô lớn, hiện đại, xoá bỏ sự khác biệt giữa nông thôn và
thành thị. Đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn ở toàn Liên bang là hợp nhất
từng bước các nông trang tập thể thành một đơn vị sản xuất lớn hơn, các điểm
dân cư rải rác cũng được tập trung lại, tạo điều kiện xây dựng các nông trang tập
thể, năng suất lao động được nâng lên, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm
xuống (Đỗ Đức Viên, 2005).
Từ sau năm 1960 các điểm dân cư nông thôn được quy hoạch khu ở theo
dạng bàn cờ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Giải pháp mặt bằng được
chú ý để bảo vệ địa hình và phong cảnh. Nhà ở được tập trung trong các nhà cao
3 - 4 tầng, các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tập trung. Các khu vực
nông thôn truyền thống được giữ lại và nâng cấp dần theo sự phát triển sản xuất
của mỗi khu vực.
c. Ba Lan
Trước năm 1960 việc xây dựng nông thôn ở Ba Lan chịu ảnh hưởng cách
làm của Liên Xô (cũ) rõ rệt như: Đất xây dựng, diện tích xây dựng quá rộng, nhà
ở một, hai tầng thường bố trí dọc theo đường ô tô.
Giai đoạn sau 1960, Ba Lan đã tiến hành phân loại điểm dân cư gắn với
việc phân bố sản xuất lớn của nông nghiệp, được chia thành 3 nhóm dân cư:
+ Trang ấp (khu ở).
+ Hợp tác xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
+ Các điểm dân cư thị trấn (huyện).
Đến năm 1963 lại phân nhỏ ra thành nhiều ấp hơn, bao gồm:
+ Điền trại và khu ở tại chỗ.
+ Trang ấp và khu ở.
+ Hợp tác xã với khu ở tập trung.
+ Hợp tác xã với điểm dân cư tập trung hoặc thị trấn huyện.
Các điểm dân cư trung tâm có ít nhất 2.000 người tham gia sản xuất nông
nghiệp. Theo kinh nghiệm của Ba Lan, những điểm dân cư dưới 1.400 người
muốn thoả mãn yêu cầu nâng cao mức sống của nông dân thì đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng sẽ tốn kém không đạt hiệu quả kinh tế.
Trong phương án quy hoạch không gian toàn quốc của Ba Lan, người ta
cũng đã xác định hướng phát triển tương lai của đô thị theo hệ thống dải và cụm dựa
trên các đô thị hiện có và dọc các trục giao thông chính trong toàn quốc (Đỗ Đức
Viên, 2005).
d. Bungari
Bungari coi quy hoạch phát triển nông thôn là một bộ phận của quy hoạch
lãnh thổ. Mục đích của việc cải tạo nông thôn là nhằm xoá bỏ dần sự khác nhau
sẵn có giữa thành thị và nông thôn, tạo ra môi trường sống phù hợp. Các yếu tố
cơ bản để đạt mục đích trên là:
- Cải tạo cấu trúc không gian của các điểm dân cư trên cơ sở kinh tế - xã
hội hiện tại, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
- Cải tạo tổ chức và nâng cao mức độ phục vụ văn hoá và đời sống.
- Nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn nhà ở.
- Cải thiện kỹ thuật hạ tầng (giao thông, điện, nhiệt và nước).
- Giữ gìn ưu thế cơ bản của các điểm dân cư nông thôn là mối quan hệ
trực tiếp của chúng với thiên nhiên.
Giữ nguyên hiện trạng, cải tạo từng phần là hình thức đặc trưng của quá
trình xây dựng nông thôn mới ở Bungari. Khi dự kiến cải tạo một làng người ta
cân nhắc sử dụng một cách hợp lý nhất các công trình hiện có và các nhà ở có giá
trị, tìm ra và phát triển mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc hình thái của làng với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
môi trường tự nhiên xung quanh nó.
Thành phần cơ bản của một làng cải tạo là trung tâm công cộng, đảm bảo
mối liên hệ trực tiếp với các khu nhà ở, khu sản xuất với khu nghỉ ngơi giải trí.
Giao thông trong làng được đặc biệt lưu ý, đường vận chuyển hàng hoá thường
được đặt bên ngoài làng. Đường trục chính của làng dẫn tới các đầu mối giao
thông khu vực, nối các khu chức năng với nhau và với các khu trung tâm công
cộng. Chiều rộng tuyến đường này khoảng 16 - 24 m, xây dựng với tiêu chuẩn
cao, có cây xanh hai bên. Đường nối các khu nhà ở riêng biệt với nhau hay dẫn
từ khu nhà ở tới khu đất canh tác rộng 12 - 14 m. Còn lại là đường trong khu vực
nhà ở chỉ dùng cho xe du lịch và người đi bộ, rộng 6 - 8 m phù hợp với không
gian kiến trúc nông thôn (Đỗ Đức Viên, 2005).
1.3.2. Xu hướng phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Á
1.3.2.1. Khu vực Đông Nam Á
Theo Colins Free Stone, trong công trình nghiên cứu các yếu tố về kinh tế
chính trị làng xóm vùng Đông Nam Á đã tổng kết những vấn đề chung nhất trong việc
quy hoạch xây dựng làng của một số nước thuộc vùng này theo xu hướng:
- Dân cư bố trí dọc theo kênh rạch hoặc theo đường giao thông và đó cũng
là đường giao thông chính liên hệ giữa các điểm dân cư.
- Nhà ở bố trí phân tán, không có định hướng từ ban đầu khi mới hình
thành điểm dân cư.
- Khu ở của điểm dân cư thường rất gần với khu sản xuất.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng ít
được quan tâm trong từng điểm dân cư mà chỉ được bố trí cho từng cụm gồm
nhiều điểm dân cư, làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các
công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngưỡng chung như đình chùa,
chợ…
- Quy mô làng xóm thường nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống đồng ruộng
canh tác.
Trong thời gian gần đây các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan đã
có nhiều cố gắng đưa ra các chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh