Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.1 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và
đang có những bước phát triển chưa từng có. Đất nước đang đi lên và vững mạnh hơn
về mọi mặt.Trong xu thế hội nhập đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải hoàn thiện hệ
thống các công cụ quản lý kinh tế mà trong đó kế toán là một bộ phận cấu thành quan
trọng. Kế toán có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế, là công cụ tin cậy để
Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh
nghiệp, các khu vực kinh tế. Vì vậy đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán để phù hợp
và đáp ứng với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là
một vấn đề thực sự bức xúc và cần thiết.
Hiện nay, trong nền kinh tế Việt Nam ngành xây dựng là ngành sản xuất vật
chất lớn nhất liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành
nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành xây dựng cơ bản sử dụng một lượng vốn
Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư khác với tỉ lệ khá cao, tạo ra cở sở vật
chất cho xã hội góp phần tăng cường tiềm lực cho đất nước. Tuy nhiên do đặc thù
của ngành khác biệt so với các ngành khác nên việc hạch toán khá phức tạp, công
tác kế toán đòi hỏi phải phải chính xác, cụ thể. Chính vì vậy vai trò của kế toán thực
sự là quan trọng trong nền kinh tế phát triển như hiện nay.
Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 423
trực thuộc Tổng Công ty CTGT IV - Bộ GTVT luôn luôn cố gắng thực hiện tốt và
hoàn thiện hệ thống kế toán của mình để phù hợp với yêu cầu hiện nay. Chính vì
vậy Công ty đã đạt được nhiều kết quả tốt, khẳng định được uy tín của mình trong
lĩnh vực xây dựng. Tình hình tài chính của Công ty được công khai, trong đó vai trò
quan trọng của hệ thống kế toán là không thể không kể đến. Phòng kế toán luôn
được chú trọng, đóng góp phần lớn vào công tác quản trị của Công ty.
I.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 là Công ty thành viên trực thuộc
Tổng công ty xây dựng IV - Bộ Giao thông vận tải được thành lập từ năm 1969, tên
gọi đầu tiên của Công ty là Đoàn thi công cơ giới 253 được thành lập vào ngày
26/03/1969 với nhiệm vụ chính là thi công các công trình giao thông kết hợp cơ giới
và thủ công trên địa bàn khu IV.


Đến năm 1971 Công ty được đổi tên là Công ty quản lý máy 253 ngoài nhiệm
vụ thi công đảm bảo giao thông Công ty còn quản lý toàn bộ thiết bị thi công của
Cục công trình I và vận chuyển hàng hoá.
Đầu năm 1975 công ty được giao thêm nhiệm vụ quản lý và cấp phát vật tư
chuyên nghành giao thông thực hiện chuyên môn hoá trong công việc. Vì vậy Công
ty được đổi tên thành Công ty vật tư thiết bị 253 với công việc chính là tổ chức mua
sắm tiếp nhận cung ứng đến hiện trường thi công các vật tư thiết bị thi công các
công trình giao thông.
Vào năm 1983 do gặp khó khăn trong việc cung ứng vật tư nên Bộ quyết định
sát nhập hai công ty là: Công ty vật tư 471 thuộc Cục vật tư của Bộ GTVT và Công
ty vật tư thiết bị 253 thuộc Cục công trình I thành Xí nghiệp vật tư thiết bị IV trực
thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình giao thông khu vực IV. Đây là
thời kỳ Công ty thực hiện chủ trương đổi mới của Nhà nước các doanh nghiệp thực
hiện hạch toán tự trang trải, Nhà nước thực hiện dần việc cung ứng vật tư theo cơ
chế thị trường.
Đến năm 1993 theo quyết định số 1167/QĐ-TCCP - LĐ ngày 15/06/1993 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Công ty được đổi tên thành Công ty Công trình
giao thông thuộc Tổng công ty XDCTGT IV - thuộc Bộ Giao thông vận tải. Đây là
doanh nghiệp Nhà nước đăng ký kinh doanh số 111376 của Sở Kế hoạch và đầu tư
Nghệ An. Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước.
Đây là thời kỳ mà Công ty đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh
của mình từ trước đến nay, số lượng hợp đồng xây dựng tăng lên rất nhanh.
Sau 12 năm thực hiện theo cơ chế mới, đến năm 2005 thực hiện theo chủ trương
của Nhà nước về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động hiệu
quả trong nền kinh tế thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ Công ty đã tiến hành
cổ phần hoá.
Theo Quyết định số 3324/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ GTVT “v/v Phê duyệt phương án chuyển doanh nghiệp nhà nước Công
ty CTGT&TM trực thuộc Tổng công ty xây dựng CTGT 4 thành công ty cổ phần”
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 1999, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày

19/6/2002 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ
phần, Nghị định số 73/200/NĐ-CP ngày 06/12/2000 về Quy chế quản lý phần vốn
Nhà nước ở doanh nghiệp khác và các quy định liên quan của Pháp luật;
Sau khi cổ phần hoá tên chính thức của Công ty là: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 423, thuộc Tổng Công ty XDCTGT 4 - Bộ GTVT.
Tên viết tắt: Công ty 423
Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: “ Construction and Trading Joint – Stock
Company 423” ( Viết tắt là: “CONSTRAD 423”)
Trụ sở chính của công ty đặt tại: 61 Đường Nguyễn Trường Tộ - Thành Phố
Vinh - Nghệ An.
Điện thoại: 0383.853916, Fax: 0383.853395.
Công ty có Văn phòng đại diện đặt tại: 1B Cầu Tiêu - Phường Phương Liệt -
Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Có Chi nhánh đặt tại: Tiểu khu I - Phường Bắc Lý – Thành phố Đồng Hới -
Quảng Bình.
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 là doanh nghiệp được thành lập
dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách
giữ nguyên phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, thu
hút thêm vốn dể phát triển và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty còn trực
thuộc Tổng công ty XDCTGT 4 nên ngoài việc thực hiện quy định của công ty cổ
phần còn phải tuân thủ các quy định của điều 58 Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các
quy định quản lý theo điều lệ hoạt động và quy chế nội bộ Tổng công ty XDCTGT
IV. Theo phương thức cổ phần hoá :
- Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là: 12.500.000.000đ. Trong đó:
+ Vốn thuộc sở hữu của Nhà nước là: 8.312.500.000đ, chiếm 66,5%.
+Vốn thuộc sở hữu cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước là
4.187.500.000đ, chiếm 33,5% vốn điều lệ.
- Cổ phần của Nhà nước là cổ phần chi phối.
- Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 125.000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá
100.000 VNĐ.

Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật. Công ty tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh,
được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.
Từ lúc thành lập đến nay công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành nhiều công
trình trọng điểm trong khu vực và cả nước. Doanh thu của Công ty ngày càng tăng,
mỗi năm đạt hàng trăm tỷ đồng, đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới đất
nước và đây là một trong những Công ty có doanh thu lớn nhất Tổng IV. Các công
trình của Công ty kéo dài từ Bắc vào Nam nhưng chủ yếu tập trung vào khu vực
Bắc Trung Bộ. Một số công trình lớn gần đây đó là: Công trình thi công đường Hồ
Chí Minh, thi công đoạn đường tránh Vinh, thi công đoạn Quốc lộ 12A - Cảng
Vũng Áng Biên giới Việt Lào, dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 6 đoạn Sơn La -
Tuần Giáo, Cải tạo điểm đen Khe Ve – Cha Lo, thi công đoạn đường Quốc lộ 6
đoạn Sơn La – Hoà Bình, thi công cầu Quảng Hải, thi công Quốc lộ 12A Quảng
Bình, đoạn đường tránh Huế…
Tình hình hoạt động của Công ty 2 năm qua được thể hiện qua bảng tổng kết
sau:
(Đơn vị tính: VNĐ)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 141.590.266.753 137.096.474.004
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần 141.590.266.753 137.096.474.004
4. Giá vốn hàng bán 128.105.007.687 121.908.373.091
5. Lợi nhuận gộp 13.485.259.066 15.188.100.913
6. Doanh thu từ hoạt động TC 46.742.213 61.971.502
7.chi phí tài chính 5.303.806.047 4.536.188.146
8. Chi phí bán hàng 794.357.179 417.434.918
9. Chi phí QLDN 6.389.661.903 6.728.603.026
10. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 1.044.176.150 3.567.846.325
11.Thu nhập khác 264.827.141 121.199.654
12. Chi phí khác 186.286.981 244.171.120

13. Lợi nhuận khác 78.540.160 -122.971.466
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.122.716.310 3.444.874.859
15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 314.360.567
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn l ại
17. Lợi nhuận sau thuế 808.355.743 3.444.874.859
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong hai năm 2004 và 2005 mức doanh thu mà
doanh nghiệp đạt được là khá cao. Tuy doanh thu thuần của năm 2005 giảm đi so với
doanh thu năm 2004 chứng tỏ tình hình sản xuất của Công ty có giảm, song bên cạnh
đó Công ty đã biết giảm chi phí nên lợi nhuận vẫn tăng. Ngoài ra , các hoạt động khác
ngoài sản xuất kinh doanh như hoạt động tài chính được chú trọng, doanh thu tăng và
chi phí tài chính giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm được sự lệ thuộc vốn Ngân
hàng. Chi phí bán hàng giảm mạnh thể hiện hoạt động kinh doanh thương mại đã tiết
kiệm được một khoản chi phí khá lớn, do hàng hoá của Công ty chủ yếu là vật tư thiết
bị xây dựng như xi măng, sắt thép, đá, sơn đường và nhập khẩu một số máy móc công
trình rồi về bán lại cho các Công ty xây dựng khác theo đơn đặt hàng nên tốn ít chi phí
bán hàng.
Như vậy, qua gần 40 năm hoạt động cho đến nay Công ty cổ phần Xây dựng và
Thương mại 423 đã có bước phát triển vững vàng. Nhất là sau khi cổ phần hoá, bước
vào nền kinh tế hội nhập Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động của mình, ban đầu mới
cổ phần hoá nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có các biện pháp
hiệu quả để giảm chi phí. Tuy điều kiện cạnh tranh ngày càng khó nhưng Công ty vẫn
luôn có được uy tín trong công tác thi công cầu, đường bộ. Là doanh nghiệp đi đầu
trong Tổng Công ty CTGT IV, có tình hình tài chính rõ ràng, công khai, Công ty 423
đang đi lên một cách chắc chắn.
II.Đặc điểm quy trình công nghệ
2.1.Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 được thành lập để huy động và
sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và Xây
dựng công trình, Thương mại và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối

đa; tạo việc làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông; đóng góp
cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.
Sau khi cổ phần hoá ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm các lĩnh vực
sau:
 Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi, công trình
điện;
 Đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo hình thức BOT, BOO,
BT;
 Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu công
nghiệp;
 Nạo vét, san lấp mặt bằng; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;
 Xây lắp kết cấu công trình, gia công lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn;
 Khảo sát, thiết kế công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng và kiểm tra
chất lượng các công trình giao thông không do công ty thi công;
 Thiết kế bản vẽ thi công, thí nghiệm vật liệu xây dựng;
 Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng, giao
thông, phương tiện vận tải
 Dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng, sữa chữa xe máy, thiết bị;
2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ
Do đặc điểm của ngành xây lắp nói chung là khá phức tạp, quy trình làm
gồm nhiều giai đoạn, thời gian lại dài, đòi hỏi nhiều máy móc chuyên dụng. Vì vậy
quy trình công nghệ có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng
công trình.
Hiện nay công ty đang thực hiện qui trình sản xuất sau:
Trên cơ sở các khâu chủ yếu như trên thì tuỳ thuộc vào mỗi công trình thì từng
khâu đó lại được mở rộng ra thành những bước cụ thể. Đầu tiên Công ty phải thực
hiện tìm kiếm các dự án về đầu tư xây dụng cơ bản, xem xét đơn đặt hàng của
khách hàng, sau đó phòng kinh doanh kết hợp với phòng kỹ thuật tính toán chi phí
hợp lý thấp nhất có thể để đưa đi dự thầu, sau khi trúng thầu Công ty tiến hành khảo
sát, thiết kế chi tiết và lập dự toán công trình. Sau đó các tổ, đội thi công công trình

tổ chức thi công san nền, đúc cọc và thực hiện các quy trình đã đề ra theo đúng kỹ
thuật. Trong khi các đội thi công làm việc thì Ban quản lý công trình tiến hành kiểm
tra, giám sát chặt chẽ các công đoạn từ khâu kỹ thuật lẫn chất lượng của công trình
và thúc đẩy công trình theo đúng tiến độ hợp đồng, nếu có sai sót trong khâu nào
yêu cầu các đội thực hiện lại đảm bảo đúng yêu cầu đã quy định. Việc kiểm tra,
giám sát phải được thực hiện thường xuyên từ khâu bắt đầu đến khi hoàn thành
công trình. Khi công trình hoàn thành Công ty thực hiện nghiệm thu và bàn giao
công trình cho chủ đầu tư, thực hiện các yêu cầu theo như hợp đồng đã ký giữa hai
bên. Cuối cùng, kế toán tiến hành quyết toán công trình để trình cấp trên phê duyệt.
Do đặc điểm riêng có của sản phẩm và giá trị của sản phẩm là rất cao nên để
thực hiện được qui trình này một cách tốt nhất thì công ty phải có một đội ngũ cán
bộ có chuyên môn cao cả về lĩnh vực xây dựng lẫn chuyên môn trong lĩnh vực đánh
giá tình hình tài chính của dự án. Về phần trang thiết bị cũng như máy móc phục vụ
cho việc sản xuất ra các loại sản phẩm đó đòi hỏi phải mang tính cơ động rất cao và
có thể vận chuyển được một cách dễ dàng. Đây chính là điều kiện cần thiết để công
ty nâng cao được năng suất lao động của mình trong những năm qua.
Vì các công trình chủ yếu của Công ty là xây dựng đường bộ nên quy trình
làm chủ yếu qua các công đoạn như sau:
Đối với công tác chuẩn bị bao gồm: đầu tiên là công tác lập ban chỉ đạo công
trình; Tiếp đến là xây dựng lán trại cho công nhân viên; Xây dựng kho tàng bến bãi,
vật tư thiết bị và tiến hành di chuyển máy móc thi công tới công trường, thực hiện
san lấp mặt bằng, chuẩn bị đền bù.
Đối với công việc thi công nền đường, công trình thoát nước bao gồm:
+ Sử dụng lao động, máy thi công để đào xới móng, nền công trình, hạng mục
công trình.
+ Sau đó tiến hành vận chuyển đá tới công trình để đắp, san tạo độ phẳng và
độ cao theo đúng thiết kế kỹ thuật.
+ Dùng máy đầm, máy san, máy lu … để đầm nền đường nhằm đảm bảo độ
lún và độ cứng theo đúng tiêu chuẩn.
+ Tiến hành hoàn thiện nền đường cho phù hợp với mặt đường thi công.


Đối với việc thi công mặt đường quy trình thực hiện bao gồm:
+ Tiến hành vận chuyển vật tư đến tận chân công trình, hạng mục công trình
cụ thể như : Đất, đá các loại, nhựa đường, máy móc liên quan…
+ Thực hiện rải đá lên nền đường theo tiêu chuẩn độ dày, mỏng tuỳ theo mỗi
công trình, sau đó tiến hành lu lèn mặt đường đảm bảo độ chặt thiết kế.
+ Tiếp đến thực hiện phân loại mặt đường thi công theo yêu cầu để thực hiện
các bước tiếp sau.
Sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được
giao cho chủ đầu tư.
Sơ đồ quy trình thi công nền đường được tổng kết như sau:
Sơ đồ quy trình thi công mặt đường bao gồm:
III.Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty
Công ty trực tiếp điều hành các đơn vị trực thuộc theo “ Quy chế quản lý các
đơn vị trực thuộc và khoán nội bộ” với quan hệ trực thuộc.
Văn phòng Công ty trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Từ văn phòng Công ty, Giám đốc sẽ đưa ra chiến lược chỉ đạo chung cho các xí
nghiệp, các đội thi công, ban điều hành và các xưởng, các bộ phận kinh doanh.
Tuỳ theo quy mô và tính chất các công trình, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động sản
xuất kinh doanh, ban điều hành công trình sẽ trực tiếp quản lý điều hành hoặc giao
khoán cho các đội thi công và các xưởng.
Mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty như sau:
Đào xới
Vận
chuyển
Đắp san Đầm
Hoàn thiện nền
đường
Tưới
nhựa

Lu lèn
Vật tư Rải đá Lu lèn
Tưới
nhựa
Rải thảm
ASFAN
Hoàn
thành
mặt
đường
Tại mỗi đội thi công của Công ty lại được tổ chức quản lý với một mô hình
chặt chẽ nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng đảm bảo quá trình thi công đạt
hiệu quả cao.
Sơ đồ tổ chức kinh doanh tại mỗi đội như sau:

IV.Đặc điểm tổ chức quản lý
Do đặc trưng của của ngành Xây dựng cơ bản là quy trình sản xuất liên tục, kéo
dài và đặc điểm của sản phẩm xây lắp khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau nên việc tổ chức bộ máy quản lý có những đặc trưng riêng. Bên cạnh đó Công
ty vừa mới được cổ phần hoá nên mô hình quản lý cũng có những biến đổi phù hợp
Công ty cổ phần XD & TM 423
Đội công
trình XD,
SCGT
Đội
cầu
cống
Ban
điều
hành

Công
trường
IC2
Đội xe
máy,
thiết bị
Xưởng
sửa chữa
Đội 2 Đội 3 Đội 4 Đội 6 Đội 7Đội 5Đội 1
Đội trưởng
Nhân viên
kinh tế
Nhân viên
kỹ thuật
Bảo vệThủ kho Các công
nhân sản
xuất
với loại hình doanh nghiệp này. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức
theo cơ cấu trực tuyến chức năng, đây là mô hình tối ưu hạn chế những nhược điểm
trong quản lý và điều hành.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty như sau:

Theo mô hình tổ chức này, mỗi phòng ban có nhiệm vụ và quyền hạn phân biệt
được quy định trong điều lệ. Cụ thể là:
 Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến
lược phát triển dài hạn của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị
để quản trị công ty giữa 2 kỳ đại hội, bầu ra ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Đại
hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ

đông bất thường.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc điều hành
Phòng
Tài
chính kế
toán
Phòng
Nhân
chính
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Cơ giới
vật tư
Ban
quản lý
công
trình
Phòng
Thương
mại
Chi nhánh Quảng Bình Các xưởng sữa chữa Các đội thi công
PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh PGĐ hành chính
Đại hội đồng cổ đông

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có
nhiệm vụ thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông, quyết định chiến lược
phát triển, phương án đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công
nghệ, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty, đứng
đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt hội đồng quản trị điều
hành công ty là tổng giám đốc.
 Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
của công ty, là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và báo cáo lại ở
cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát gồm có 3 người do đại hội cổ đông
bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.Nhiệm vụ
chủ yếu của ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều
hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính.
 Giám đốc công ty: do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là
người đại diện pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội
đồng quản trị của công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám
đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, phụ trách các vấn đề liên
quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: thị
trường, tổ chức nhân sự, tài chính kế toán, kinh tế kế hoạch, hợp đồng kinh tế, đầu
tư phát triển, giao khoán nội bộ, an ninh quân sự, ban hành các cơ chế quản lý, công
tác đối ngoại.
 Phó giám đốc kỹ thuật_ Đại diện lãnh đạo về quản lý chất lượng của
Công ty: là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công việc được
giao. Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên về các mặt:
Thiết kế, Kỹ thuật, quy trình công nghệ, sản phẩm theo hợp đồng kinh tế mà Công
ty đã ký. Là người đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây
dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Thực
hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
 Các phó giám đốc khác bao gồm phó giám đốc điều hành, phó giám đốc

hành chính: là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực
được phân công và ủy quyền cụ thể như: hướng dẫn, kiểm tra tình hình sử dụng
vốn, sổ sách chứng từ kế toán, nghiên cứu thị trường giá cả trong và ngoài nước đề
ra chính sách tiếp thị, chỉ đạo các phòng kinh doanh, thương mại, kế toán. Mỗi phó
giám đốc được giám đốc phân công phụ trách trực tiếp một hoặc một số nhóm công
việc nhất định và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được giao.
 Kế toán trưởng: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác tài chính
kế toán. Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và trước
pháp luật về công tác tài chính kế toán của công ty.
Các phòng chức năng bao gồm
 Phòng Kinh doanh: Là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc về kế
hoạch và hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán và tổng hợp báo cáo kết quả kinh
doanh. Có trách nhiệm trong lĩnh vực tổ chức quản lý kinh tế, quản lý thi công các
công trình. Thực hiện các hoạt động tổ chức liên quan đến các hợp đồng kinh tế,
quản lý khối lượng, chất lượng, kinh tế, tiến độ công trình, quản lý công tác an toàn,
vệ sinh công nghiệp. Tham mưu cho giám đốc trong công tác tiền lương, thực hiện
các công tác nghiệp vụ thoanh toán tiền lương cho các bộ phận.
 Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ tài chính, kế toán, thống kê theo đúng pháp luật, đáp ứng nhu cầu tài
chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp
vụ kinh tế pháp sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của
Nhà nước để cung cấp thông tin kịp thời cho Giám đốc công ty trong quá trình chỉ
đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý các nguồn vốn, cân đối sử dụng các
nguồn vốn hợp lý, hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tạo nguồn tài chính kịp
thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức khai thác thông tin kinh tế tài
chính, phân tích đánh giá, tham mưu cho giám đốc trong quá trình ký kết hợp đồng
liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính hàng
năm của Công ty. Tổ chức kiện toàn công tác kế toán trong Công ty, lập và thu thập
kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán, thực hiện mở sổ ghi sổ và cung cấp số

liệu kế toán cho các phòng ban khác phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh
của Công ty. Lập báo cáo quyết toán hàng năm và báo cáo thuế theo đúng quy định
đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty.
 Phòng Nhân chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ
chức nhân sự, xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân viên theo yêu cầu nhiệm vụ,
xây dựng quy chế quản lý nội bộ. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tổ
chức nhân sự, hành chính quản trị theo yêu cầu sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của lãnh đạo công ty. Có nhiệm vụ xác định nhu cầu nhân lực, tiến hành
tuyển chọn, tuyển dụng, sắp xếp trình giám đốc quyết định. Xây dựng kế hoạch
nhân sự hàng năm, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ nhà nước quy định về
lao động, bảo hiểm, phúc lợi. Thực hiện các nhiệm vụ về văn thư lưu trữ, chế độ
bảo mật, quản lý và bổ sung theo dõi hồ sơ cán bộ, công nhân viên. Theo dõi sức
khỏe và tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên.
 Phòng kỹ thuật: Là phòng có chức năng quản lý kỹ thuật thi công cầu, đường
bộ theo chức danh ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng
tham gia chỉ đạo quản lý kỹ thuật, chất lượng ở các Ban chỉ đạo, ban điều hành các
công trình trọng điểm của Công ty. Phòng phải thường xuyên lập báo cáo, phương
án về tình hình và tiến độ sản xuất, về thiên tai và lũ lụt ở các công trình, tại các địa
phương có công trình đang thi công.
 Phòng cơ giới vật tư: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về công
tác quản lý kỹ thuật đối với toàn bộ thiết bị xe máy và vật tư. Trong đó, bộ phận cơ
giới có nhiệm vụ quản lý và thực hiện quản lý toàn bộ xe máy, thiết bị hiện có của
công ty về hồ sơ, tình hình kỹ thuật, tình hình sử dụng, khai thác đúng yêu cầu kỹ
thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện các dự toán đầu tư mua sắm máy móc
thiết bị mới theo quy định của giám đốc. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo
dưỡng định kỳ, đại tu máy móc thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật. Nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết kế thực hiện các sáng kiến, đề tài khoa học
kỹ thuật phục vụ sản xuất. Tổ chức công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công
nhân. Bộ phận vật tư có nhiệm vụ khai thác theo kế hoạch và nhiệm vụ của giám
đốc giao. Đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo đúng số lượng,

chất lượng chủng loại, giá cả hợp lý và thủ tục pháp lý. Tổ chức kho tàng hợp lý,
tiếp nhận, dự trữ, bảo quản bảo dưỡng vật tư theo yêu cầu kỹ thuật, cấp phát vật tư
kịp thời, chính xác cho các nhu cầu sử dụng. Theo dõi, thống kê tình hình sử dụng
vật tư, nguyên vật liệu. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư và quyết toán vật tư của
từng công trình.
 Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng: có nhiệm vụ tổ chức các dự án
đầu tư từ khâu tìm kiếm cơ hội đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc
đầu tư, nghiệm thu thanh toán đưa công trình vào khai thác sử dụng và kinh doanh.
Trình lãnh đạo Công ty để duyệt hoặc Công ty tiếp trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được giao của Công ty.
Bên dưới các phòng ban là các Ban điều hành công trình.
Dưới văn phòng Công ty là các chi nhánh, các xưởng sữa chữa và các tổ đội.
 Phòng Thương mại: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động
giao dịch, tiếp thị, tính toán, nghiên cứu thị trường, đồng thời đề ra các chính sách
về giá cả mua bán các loại hàng hoá. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ đưa ra các
phương châm tổ chức tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm
đối với việc xuất nhập khẩu hàng hoá, nhiệm vụ chính của phòng Thương mại là tổ
chức nhập khẩu máy móc thiết bị công trình, mua vật tư xây dựng và bán cho các
Công ty khác, chủ yếu là các Công ty xây dựng thuộc Tổng Công ty XDCTGT IV.
V. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm của loại hình kinh doanh xây, lắp khá phức tạp nên việc hạch toán
kế toán là rất quan trọng. Nhiệm vụ của phòng kế toán là hướng dẫn kiểm tra việc
thực hiện và thu thập xử lý thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán
và quản lý tài chính theo chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó phòng kế toán còn
cung cấp nguồn thông tin quan trọng kịp thời cho ban quản lý về tình hình tài chính,
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó giúp cho nhà lãnh đạo đưa ra những quyết
định chính xác phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp mình.
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 được tổ chức
theo hình thức tập trung, có nghĩa là tất cả công việc kế toán của Công ty đều được

hạch toán tại phòng Kế toán tài chính. Tại các đội không tổ chức hạch toán riêng mà
chỉ có nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập số liệu, chứng từ kế toán rồi tập hợp
và hạch toán tại phòng kế toán. Cán bộ phòng kế toán gồm có 6 người được phân
công chuyên môn hoá với nhiệm vụ, quyền hạn riêng, bao gồm:
- Kế toán trưởng:
+ Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực
hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thông tin kinh tế trong Công ty
theo cơ chế quản lý mới và theo đúng chuẩn mực Kế toán hiện hành.
+ Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra giám sát việc thu chi tài chính,
các nghĩa vụ thanh toán nợ, kiểm tra quản lý việc sử dụng tài sản, nguồn
hình thành tài sản. Là người tổng hợp thông tin, phân tích số liệu và ngăn
ngừa những sai phạm về tài chính kế toán.
+ Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty về
tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp, có nhiệm vụ quan trọng
trong việc tham mưu cùng ban lãnh đạo về việc xây dựng chính sách, kế
hoạch tài chính và phương án quản lý sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu
quả cao nhất.
- Kế toán tổng hợp:
+ Kế toán tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu và tổng hợp các
thông tin kế toán do các kế toán viên phần hành cung cấp, đồng thời sửa
chữa những sai sót trong quá trình hạch toán chi tiết. Có trách nhiệm lập
các lệnh thu_chi để trình giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt.
+ Hàng ngày kế toán tổng hợp cập nhật chứng từ đã được cấp trên phê
duyệt và số liệu của các kế toán phần hành khác chuyển sang vào máy, là
người chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm và cuối kỳ lập các báo cáo tài chính trình cấp trên.
- Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ:
+ Có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ liên quan đến tiền lương và các
khoản trích theo lương từ các phòng ban khác, từ đó phản ánh kịp thời, đúng
đắn thời gian lao động và kết quả làm việc của nhân viên toàn công ty.

+ Hàng tháng thanh toán tiền lương khối cơ quan Công ty và các tổ, đội
sản xuất.
+ Có trách nhiệm đảm bảo việc ghi chép kịp thời vào sổ sách của công ty
về vấn đề thu chi của doanh nghiệp dựa trên các chứng từ thu chi tiền. Thủ
quỹ quản lý việc nhập xuất tiền mặt và ghi chép vào sổ quỹ.
- Kế toán Thương mại và công nợ, Ngân hàng:
+ Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi Ngân hàng.
+ Theo dõi các chứng từ sổ sách, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến bán hàng, các nghệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu, công nợ
phải thu phải trả với khách hàng.
- Kế toán thuế, BHXH:
+ Có nhiệm vụ hàng ngày tiến hành tập hợp thuế đầu vào, thuế đầu ra
phát sinh trong toàn Công ty, hàng tháng phải lập bảng kê thuế (kèm theo
các chứng từ hợp lệ).
+ Thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà
nước để đưa vào chi phí, cuối năm tổ chức mua BHYT, BHXH cho cán bộ
công nhân viên của công ty.
- Kế toán vật tư - tài sản cố định:
+ Theo dõi việc nhập kho, xuất kho vật tư và tài sản cố định theo báo cáo
của thủ kho .
+ Tiến hành trích khấu hao hàng tháng của các tài sản cố định, thực hiện
kết chuyển chi phí để tính giá thành.
- Kế toán XDCB:
+ Theo dõi tình hình chung về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, quy
trình sản xuất thi công xây lắp.
+ Tập hợp chứng từ liên quan đến phần hành XDCB phát sinh, thực hiện
hạch toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình.
Tại các tổ, đội sản xuất, kế toán đội tiến hành thu thập các chứng từ kế
toán ban đầu. Các nhân viên ở phòng kế toán Công ty tiến hành xử lý số
liệu do kế toán đội chuyển lên và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh có liên

quan đến phạm vi toàn Công ty. Mỗi kế toán viên đều kiêm nhiệm một số
phần hành cụ thể và không tách rời nhau. Như vậy bộ máy kế toán của
Công ty là một thể thống nhất, hệ thông kế toán muốn hoạt động hiệu quả
đều cần đến sự nỗ lực của mỗi thành viên.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
vật tư –
tài sản
Kế toán
Thuế,
BHXH
Kế toán tiền
lương, thủ
quỹ
Kế toán
Thương
mại, NH
Kế toán
XDCB
Kế toán các đội
5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
 Hệ thống văn bản được áp dụng tại Công ty 423
Trước đây Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 423 là một doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xây dựng CTGT 4 - Thuộc Bộ GTVT.
Vì vậy chế độ kế toán gồm hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo
kế toán được áp dụng theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm
1995 của Bộ tài chính, Quyết định 1864/QĐ–BTC ngày 16/12/1998, Quyết định
167/2000/QĐ_BTC và bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT _ BTC. Sau khi thực

hiện cổ phần hoá, Công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán này và mới đây Công ty đã
tiến hành thực hiện chế độ kế toán mới theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006. Chứng tỏ Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh và kịp thời các quy định
hiện hành của Nhà nước.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: mỗi kỳ kế toán tương đương với một quý
Đơn vị hạch toán tiền tệ : VNĐ - Việt Nam đồng.
Phương pháp xác định giá nhập NVL, CCDC, TSCĐ theo giá thực tế.
Phương pháp hạch toán chi tiết Nguyên, vật liệu theo phương pháp Sổ số dư.
Phương pháp xác định giá trị NVL xuất kho theo phương pháp thực tế đích
danh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Sử dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng, dựa trên cơ sở tỉ lệ khấu hao theo khung quy định của Bộ tài chính tại
Quyết định 206.
 Hệ thống chứng từ sử dụng
Về hệ thống chứng từ sử dụng trong Công ty hiện nay thì Công ty đã đăng
ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính phát hành.
Chứng từ các phần hành chủ yếu
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo
có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng…
Tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương…
Tài sản cố định: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận
tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, nhật trình chạy máy…
Vật tư, công cụ dụng cụ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu sử
dụng vật tư, phiếu xuất điều chuyển kho, hoá đơn bán hàng…
Bán hàng hoá: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT,…

Thành phẩm, tiêu thụ: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, hoá đơn giá
trị gia tăng, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành…
Chi phí, giá thành: Các bảng phân bổ, chứng từ dịch vụ mua ngoài…
Nhìn chung Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành về
chứng từ. Các chứng kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng với tình hình
thực tế phát sinh. Trước khi sử dụng các chứng từ được kiểm tra cẩn thận và sau khi
sử dụng được lưu trữ đúng nơi quy định. Đối với những chứng từ theo hướng dẫn
của Bộ tài chính thì về biểu mẫu không có gì khác so với quy định.
 Hệ thống tài khoản kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây
lắp và phụ thuộc vào trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty, hệ
thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định
1141/TC/QĐ/CĐKT và quyết định 1864/QĐ - BTC cùng các tài khoản sửa đổi, bổ
sung theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC. Công ty sử dụng các tài khoản 621, 622,
623, 627 để hạch toán chi phí sản phẩm xây lắp hoàn thành và khác với các doanh
nghệp xây lắp khác Công ty sử dụng tài khoản 141 để hạch toán chi tiết mua nguyên
vật liệu.
Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng hầu hết giống như Quyết định
mới nhất mà Bộ tài chính ban hành. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu quản lý cụ thể và
thực hiện công tác hạch toán chi tiết hơn, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2
và cấp 3 để theo dõi chi tiết theo từng đối tượng. Như vậy, Công ty đã có sự vận
dụng hết sức linh hoạt, phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.
Danh mục tài khoản Công ty đang dùng:
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN
TÊN TÀI KHOẢN
cấp 1 cấp 2 cấp 3
111
112
113
121

128
129
131
133
138
1111
1112
1113
1121
1122
1123
1211
1212
1218
1311
1312
1313
1314
1315
1316
1317
1331
1332
11211
11212
11213
Tiền mặt
tiền việt nam
Ngoại tệ
Vàng bạc, đá quý

Tiền gửi ngân hàng
Tiền việt nam gửi ngân hàng
Ngân hàng đầu tư phát triển nghệ An
Ngân hàng công thương Nghệ An
Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tĩnh
Tiền gửi ngoại tệ
Tiền gửi ngân hàng bằng vàng bạc, đá quý
Tiền đang chuyển
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Cổ phiếu
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác
Đầu tư ngắn hạn khác
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Phải thu của khách hàng
Phải thu xây dựng cơ bản
Phải thu bán vật tư
Phải thu bán đá
Phải thu hàng xuất nhập khẩu
Phải thu bán xi măng
Phải thu thí nghiệm, và sơn công trình bên ngoài
Phải thu tiền sắt thép
Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Phải thu khác
139
141
142
144

151
152
153
154
155
156
1381
1385
1388
1411
1412
1413
1418
1441
1442
1521
1522
1524
1525
1526
1527
1528
1529
1561
1562
1563
1564
14411
14412
14413

Tài sản thiếu chờ xử lý
Phải thu về cổ phần hoá
Phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi
Tạm ứng
Tạm ứng lương và phụ cấp lương
Tạm ứng mua vật tư hàng hoá
Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp vật tư nội bộ
Tạm ứng khác
Chi phí trả trước ngắn hạn
Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn NH ĐT&PT
Ký quỹ bảo lãnh ngắn hạn NH ĐT&PT
Ký quỹ thanh toán ngắn hạn NH ĐT&PT
Ký quỹ thanh toán ngắn hạn NH NT vinh
Thế chấp, ký cược ngắn hạn bằng USD
Hàng mua đang đi đường
Nguyên liệu, vật liệu
Nguyên liệu, vật liệu chính
Nhiên liệu
Phụ tùng thay thế
Thiết bị công trình
Thiết bị tổng Công ty
Vật liệu sơn đường
Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu xuất nhập khẩu
Công cụ, dụng cụ
Chi phí SX-KD dở dang
Thành phẩm
Hàng hoá

Kinh doanh nhựa đường
Kinh doanh sơn đường
Hàng hoá xuất nhập khẩu
Kinh doanh xi măng
157
159
211
212
213
214
241
242
244
311
315
1565
1566
1571
1572
1591
1592
1593
2111
2112
2113
2114
2141
2142
2143
2147

2411
2412
2413
3111
3112
3113
31111
31112
Kho xuất nhập khẩu
Kinh doanh thép
Hàng gửi bán
Hàng gửi bán chi nhánh Quảng Bình
Đại lý xi măng 61-Nguyễn Trường Tộ
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu
Dự phòng giảm giá CCDC
Dự phòng giảm giá thành phẩm hàng hoá
Tài sản cố định hữu hình
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phuơng tiện vận tải truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ quản lý
Tài sản cố định thuê tài chính
TSCĐ vô hình
Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ hữu hình
Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Hao mòn TSCĐ vô hình
Hao mòn bất động sản đầu tư
Xây dựng cơ bản dở dang

Mua sắm TSCĐ
Xây dựng cơ bản
Sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí trả trước dài hạn
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Vay ngắn hạn
Vay ngắn hạn ngân hàng
Vay ngắn hạn ngân hàng bằng USD
Vay ngắn hạn ngân hàng VNĐ
Vay ngắn hạn đối tượng khác
Vay ngắn hạn bảo lưu ôtô
Nợ dài hạn đến hạn trả
331
333
334
335
337
338
341
342
343
344
347
351
352
411
412
413
421
3331

3332
3333
3334
3335
3336
3337
3338
3339
3341
3348
4111
4112
4118
4211
33311
33312
Phải trả người bán
Thuế và các khoản phải trả nhà nước
Thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài nguyên
Thuế nhà đất
Các loại thuế khác
Phí, lệ phí các khoản phải nộp khác
Phải trả người lao động

Phải trả công nhân viên
Phải trả người lao động khác
Chi phí phải trả
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD
Phải trả phải nộp khác
Vay dài hạn
Nợ dài hạn
Trái phiếu phát hành
Nhận ký qũy, ký cược dài hạn
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Dự phòng phải trả
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
431
441
511
512
515
521
531
532
621
622

623
627
632
635
4212
5111
5112
5113
5115
5116
5117
5118
6231
6232
6233
6234
6237
6238
6271
6272
6273
6274
6277
6278
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nguồn vốn đầu tư XDCB
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu XDCB
Doanh thu sắt thép

Doanh thu cung cấp dịch vụ nhựa đường
Mỏ đá ngầm bán ngoài
Doanh thu KD XNK
Doanh thu xi măng
Doanh thu cung cấp dịch vụ khác
Doanh thu nội bộ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chiết khấu thương mại
Hàng bán bị trả lại
Giảm giá hàng bán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí nhân công
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao máy thi công
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí sản xuât chung
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ SX
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chí phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
641
642

711
811
821
911
001
004
007
008
6411
6412
6413
6414
6415
6417
6418
6421
6422
6423
6424
6425
6426
6427
6428
8211
8212
Chi phí bán hàng
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu bao bì
Chi phí dụng cụ
Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí bảo hành
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên quản lý
Chi phí vật liệu quản lý
Chi phí đồ dùng văn phòng
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Thuế, phí và lệ phí
Chi phí dự phòng
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Thu nhập khác
Chi phí khác
Chi phí thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản loại 0 : Tài khoản ngoài bảng
Tài khoản thuê ngoài
Nợ khó đòi đã xử lý
Ngoại tệ các loại
Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Như vậy, Công ty đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC, việc sử dụng một số tài khoản chi tiết cấp 2, 3 nhằm phục vụ cho
công tác quản lý và hạch toán kế toán hiệu quả hơn. Ví dụ như: Tài khoản 152-
Nguyên, vật liệu được mở chi tiết thành 8 tiểu khoản, mỗi tiểu khoản theo dõi cho
một nhóm vật liệu. Ngoài ra, bên cạnh kinh doanh trong lĩnh vực xây, lắp Công ty
còn thực hiện cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng trên thị trường nên các tài khoản
hàng hoá, phải thu, doanh thu được mở chi tiết theo các mặt hàng như nhựa đường,

sơn đường, hàng hoá xuất nhập khẩu, xi măng, sắt thép. Có thể nói, hệ thống tài
khoản của Công ty khá đầy đủ, phản ánh cụ thể các hoạt động kinh doanh của mình,
đáp ứng yêu cầu hạch toán của Công ty.
 Hình thức sổ kế toán
Hiện nay, Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, Công
ty đang áp dụng hình thức "Nhật ký chung" và được thực hiện trên máy vi tính
bằng phần mềm CADS - 2005. Đây là phần mềm do công ty thuê viết căn cứ vào
tình hình cụ thể của công ty nên rất phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc sử dụng phần mềm do công ty thuê viết đã đáp ứng kịp thời yêu
cầu của công tác kế toán trong Công ty, giúp cho các nhân viên kế toán phát huy tối
đa khả năng của mình, giảm thiểu khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán,
tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian làm việc. Do vậy hiệu quả làm việc cao
hơn, phù hợp với sự phát triển của thị trường hiện nay.
Đặc điểm của hình thức Nhật ký chung được thực hiện trên máy vi tính là
các hoạt động kinh tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân
loại để nhập chứng từ vào máy. Sau khi nhập chứng từ vào máy phần mềm kế toán
trên máy tính sẽ xử lý để chạy lên sổ Nhật ký chung, sổ Cái các tài khoản và hệ
thống Báo cáo kế toán. Các thao tác hầu như đều tự động, nhân viên kế toán chỉ có
nhiệm vụ nhập các chứng từ ban đầu vào máy chính xác.
Trình tự ghi sổ kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện
theo sơ đồ sau:

×