Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Công chúng tham ra diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục ‘‘diễn đàn’’ báo dân trí, ‘‘ý kiến bạn đọc’’ của vietnamnet và ‘‘bạn đọc’’ của vnexpress)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.49 KB, 38 trang )


Công chúng tham ra diễn đàn báo mạng điện tử
(Khảo sát chuyên mục „„Diễn đàn‟‟ báo Dân trí,
„„Ý kiến bạn đọc‟‟ của Vietnamnet và „„Bạn
đọc‟‟ của Vnexpress).



Nguyễn Ngọc Cương



Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Trường Giang
Năm bảo vệ: 2012




Abstract: Nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết cơ bản nhất về BMĐT nói chung, sự tham gia của
công chúng BMĐT nói riêng để hình thành khung lý thuyết của đề tài. Khảo sát, thống kê, phân
tích nội dung và hình thức sự tham gia của công chúng trên diễn đàn BMĐT thông qua mục
“Diễn đàn” trên báo Dân trí, “Ý kiến bạn đọc” Vietnamnet, “Bạn đọc” trên VnExpress từ tháng
2/2012 đến tháng 06/2012. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sự tham gia của
công chúng trên diễn đàn BMĐT.

Keywords: Báo chí học; Truyền thông đại chúng; Báo mạng điện tử.

Content:



3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài: 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài: 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8
5. Phương pháp nghiên cứu: 9
6. Cấu trúc của luận văn: …………………………………………………10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN ……… 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản: 11
1.1.1. Thiền là gì?: 11
1.1.2. Du lịch Thiền: 14
1.1.3. Những đặc trưng của Thiền Nhật Bản: .……….………………15
1.1.4. Thiền tông Việt Nam: … 20
1.2. Đặc điểm loại hình du lịch Thiền - ZT: … 22
1.2.1. Đặc trưng nổi bật của loại hình ZT so với các loại hình du lịch
khác 23
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản khi hướng dẫn thiền khách tại các điểm ZT:
24
1.3. Các điều kiện hình thành và kinh nghiệm phát triển loại hìnhZT của một số
quốc gia ……26
1.3.1. Tài nguyên ZT: …….26
1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật: …….27
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ZT: …….29
1.3.4. Kinh nghiệm về phát triển loại hình ZT của một số quốc gia: …….31
4

1.3.5. Hoạt động ZT tại Việt Nam: …….34
Tiểu kết chương 1: …….37
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN TẠI TỈNH
KIÊN GIANG ………………………38
2.1. Giới thiệu tổng quan tỉnh Kiên Giang: …………………………………38
2.1.1. Khái quát tự nhiên: . ……………………………………………………38
2.1.2. Khái quát kinh tế văn hóa – xã hội tỉnh Kiên Giang: …………………40
2.1.3. Tôn giáo – dân tộc: ……………………………………………41
2.2. Các điều kiện và khả năng có thể phát triển ZT của tỉnh Kiên Giang:
……………… 42
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: …………………………………………42
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể khai thác ZT…………………… 44
2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn: . …………………………………………49
2.2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác ZT…………………… 50
2.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có thể phục vụ ZT của
tỉnh Kiên Giang: …………………………………………………57
2.2.6. Các điều kiện khác: …………………………………………………61
2.3. Thị trường khách du lịch Thiền tiềm năng đến Kiên Giang: … 62
2.3.1. Nhu cầu của khách nội địa: . 63
2.3.2. Nhu cầu của khách quốc tế: …………………………………………65
2.4. Những khó khăn trong phát triển ZT ở Việt Nam nói chung và ở Kiên
Giang nói riêng: …………………………………………67
Tiểu kết chương 2: …………………………………………68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC DU LỊCH THIỀN
TẠI TỈNH KIÊN GIANG ………………………………………69
3.1. Cơ sở pháp lý và khoa học của hoạt động phát triển du lịch tại tỉnh Kiên
Giang: ………………………………………………………………………69
5
3.2. Định hướng khai thác khả năng phát triển ZT tại tỉnh Kiên Giang:
……… 70

3.3. Hướng dẫn nội dung tại các tuyến/điểm ZT tại tỉnh Kiên Giang: … 71
3.4. Các nhóm giải pháp: …74
3.4.1. Xây dựng nhận thức khai thác ZT: …………………………74
3.4.2. Xây dựng sản phẩm ZT tại Kiên Giang: ……………………74
3.4.3. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ ZT: 75
3.4.4. Tạo nguồn khách thông qua các hoạt động hướng dẫn thực hành Thiền:
76
3.4.5. Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch: 77
3.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ZT: ………… 77
3.4.7. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động ZT:
………………………………………………………………… 78
3.4.8. Kiến nghị với Nhà nước, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan
quản lý Nhà nước về Du lịch, các Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang………………………… 78
Tiểu kết chương 3: …………………………………………… 79
KẾT LUẬN………………………………………………………… 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………82










2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao. Tuy
nhiên, cuộc sống hiện đại gây nên nhiều áp lực tâm lý, tình trạng
căng thẳng và mệt mỏi khiến con người muốn tìm đến những
hình thức hoạt động có thể mang đến bình an, tự do và thoát khỏi
áp lực tinh thần, trong đó có việc tham gia chương trình du lịch
Thiền (Zentourism- ZT). ZT là một hình thức du lịch phát triển
mạnh ở các quốc gia Châu Á nói chung và các quốc gia theo Phật
giáo nói riêng. Nội dung của các chương trình ZT là tổ chức cho
khách tham quan các công trình kiến trúc của đạo Phật, quan sát
và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của các thiền sư, thưởng thức
và chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật
Thiền như cắm hoa, trà đạo, bon sai, ẩm thực
Theo kết quả khảo sát số liệu các tôn giáo năm 2010 địa
bàn tỉnh Kiên Giang của Ban tôn giáo tỉnh, đến cuối năm 2010,
tỉnh Kiên Giang có 12 tôn giáo, với 26 tổ chức tôn giáo và 342 tổ
chức tôn giáo cơ sở, với 377 cơ sở thờ tự; 57 cơ sở từ thiện nhân
đạo; tổng số tín đồ 492.131 người, chiếm 29,24% dân số của tỉnh.
Có thể xem các cơ sở thờ tự Phật giáo này là nhân tố tiên quyết
trong những nhân tố thu hút du khách và làm tiền đề để xây dựng
các trung tâm thiền và các thiền viện để phục vụ du khách và phát
triển ZT tại Kiên Giang.


3

Dựa trên bề dày lịch sử hình thành và phát triển, những
thuận lợi về mặt vị trí địa lý và tài nguyên du lịch cho thấy tỉnh
Kiên Giang có nhiều tài nguyên và điều kiện có khả năng để phát
triển loại hình ZT. Điều này góp phần tháo gỡ cho du lịch Kiên

Giang vốn đang chững lại do các loại hình du lịch truyền thống
đã cũ mòn và ngày càng ít du khách.
Với những lý do trên, đề tài “Phát triển du lịch thiền
(Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang” được chọn làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở các nước phát triển có nền văn hóa Phật giáo lâu đời, du
lịch thiền được xem là một loại hình du lịch khá phổ biến. Tại Việt
Nam, du lịch thiền mới chỉ được nhắc đến trong vài năm gần đây tuy
nhiên cũng có một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí hoặc
mạng internet nghiên cứu về đề tài này như:
- Khánh Vũ (2007), Du lịch thiền: lạ mà hay đăng trên
website http//www.khachsanexpress.com
- Du lịch thiền - loại hình du lịch mới và thân thiện với
môi trường, đăng trên Báo Du lịch Việt Nam thông tin từ website
.
- Diệp Ninh (2010), Du lịch thiền, được đăng trên trang
báo Pháp luật đời sống thông tin từ website



4

Nhìn chung, các bài nghiên cứu chỉ mới dừng lại giới
thiệu khái quát chung về thực trạng du lịch thiền tại Việt Nam và
một vài địa phương. Rất ít những bài nghiên cứu đi sâu và có hệ
thống hóa hoàn chỉnh để cho ra một cái nhìn tổng quan về du lịch
thiền trong những năm gần đây và càng không có những bài
nghiên cứu về du lịch thiền tại tỉnh Kiên Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các
điều kiện có thể phát triển ZT tại tỉnh Kiên Giang cả về lý luận
lẫn thực tiễn (xây dựng tuyến điểm)
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch Thiền nói chung và ZT nói riêng trên thế giới và Việt
Nam,
- Khảo sát thực tế, thu thập tư liệu, tham vấn chuyên gia và
người địa phương nhằm phân tích tiềm năng phát triển ZT tại tỉnh
Kiên Giang.
- Nhận diện các thách thức của việc phát triển ZT tại Kiên
Giang; đề xuất định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển loại
hình ZT tại tỉnh Kiên Giang: xây dựng các tuyến, điểm ZT và nội
dung hướng dẫn ZT cho từng điểm du lịch.




5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi
tỉnh Kiên Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu được sử dụng để nghiên
cứu từ 1995-2011
- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu tiềm năng, khả năng
và những thách thức của phát triển ZT tại tỉnh Kiên Giang. Từ đó,
đưa ra các giải pháp và định hướng phát triển loại hình du lịch
này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Số liệu thứ cấp:
o Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản và
trên các trang web về du lịch Thiền bao gồm cả ZT trên thế giới
và Việt Nam.
o Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch Thiền .
 Số liệu sơ cấp :
o Phương pháp chuyên gia: tham vấn các chuyên gia về du
lịch. Mục đích phỏng vấn chủ yếu là để tìm hiểu khả năng phát
triển ZT của các chuyên gia du lịch và nhu cầu tham gia ZT của
du khách. Nội dung câu hỏi tham vấn có ở phần phụ lục.
o Các phương pháp khảo thực địa:


6

(1) Hệ phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA). Hệ
phương pháp PRA được áp dụng trong luận văn này gồm 3
phương pháp được tuyển chọn:
- Phỏng vấn không chính thức ngay tại thực địa.
- Phương pháp xử lí thông tin nhiễu
- Phương pháp nghiên cứu các dấu hiệu đặc trưng cho ZT
tại thực địa
5.2.Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp:
Các tài liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài
liệu lưu trữ của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch được tổng
hợp và phân tích lại theo quan điểm ZT, tức là chúng phải có khả
năng cung cấp các nguyên lý thực tại cho du khách.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu

tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch Thiền
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch Thiền tại tỉnh
Kiên Giang
Chương 3: Đề xuất xây dựng và khai thác ZT ở tỉnh Kiên
Giang



7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thiền là gì ?
Cách hiểu thứ nhất: Thiền là danh từ (Thiền luận), dùng
để chỉ một hệ thống các nguyên lí điều khiển sự vận hành và tồn
tại của thực tại [3,9,14,16,17]. Những nguyên lí thực tại vào thời
Phật Thích Ca sáng lập phái Thiền Thiên Trúc chủ yếu được nhận
diện nhờ Thiền định của Đức Phật.
Cách hiểu thứ hai: Thiền là động từ (tu thiền, tập thiền,
tọa thiền) chỉ cách thức tu tập để “ngộ” được các nguyên lí Thiền.
Về lĩnh vực này, cả hai hình thức tu tập Thiền:
- Hình thức xuất gia (có người gọi là cách cực đoan) nằm
trong hệ thống Phật đường, người tu tập phải đi tu.
- Hình thức nhập thế là Thiền tập trong xã hội và đời sống
hàng ngày.

1.1.2. Du lịch thiền (Zentourism - ZT)
Trên hệ thống lý luận hiện nay chưa có khái niệm về ZT
nhưng căn cứ trên thực tế triển khai chúng ta có thể định nghĩa ZT
là một loại hình du lịch kết hợp việc khai thác các yếu tố thiền định
trong tôn giáo, các yếu tố tự nhiên, xã hội và việc sử dụng các


8

nguồn lực, cở sở vật chất nhằm mang lại các giá trị về mặt thể
chất và tinh thần cho du khách.
1.1.3. Những đặc trưng của Thiền Nhật Bản (Zen):
Tại Nhật, Zen không chỉ là cách tu tập của Thiền tông
Phật giáo với 2 tông phái là Lâm tế (thiền công án) và tào Động
(thiền quán), mà còn là một lối sống có triết lí giản dị nhưng thâm
trầm của phần đông dân chúng [23,24]. Đặc trưng chung của lối
sống Thiền là tĩnh lặng, giản dị, hướng về thiên nhiên, tạo lập cân
bằng của tâm hồn bằng cách hoà nhập cá nhân với thế giới thực
tại, tăng cường năng lực sáng tạo và giải toả stress do cuộc sống
hiện đại gây ra.
1.1.4. Thiền tông Việt Nam [31]
Tại Việt Nam có ít nhất 8 Bắc tông Thiền phái là Thiên
trúc,Tì ni Đa lưu chi, Vô ngôn thông, Thảo đường, Trúc lâm thiền
phái, Lâm tế, Tào động và Thiền Nhật Bản (Zen). Tuy cách tu tập
có khác nhau nhưng giáo lý cơ bản vẫn là giáo lý nhà Phật. Trong
các tông phái thiền nói trên có phái Thảo đường, Tào động và
Trúc lâm chủ yếu dùng Thiền quán.
1.2. Đặc điểm loại hình du lịch Thiền
Với đặc điểm nổi bật chính là các hoạt động Thiền: tu tập,
quán chiếu, thực hành Thiền định thông qua các pháp môn hoặc

tham quan các địa danh nổi tiếng của đạo Phật, tìm hiểu và giới


9

thiệu các giá trị do Thiền định đem lại như về sức khỏe và trị liệu,
về tu tâm, về âm nhạc, kiến trúc
- Hình thức du lịch: mang tính chất du lịch tôn giáo, nghỉ
dưỡng.
- Tài nguyên du lịch Thiền: Bao gồm tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Mục tiêu của ZT là giúp du khách xả stress, cân bằng lại
tâm thế. Hiệu quả nhiều hơn là ngộ được các nguyên lí Thực tại
[12,13,20,42].
1.2.1. Đặc trưng nổi bật của loại hình ZT so với các loại hình
du lịch khác
ZT là một loại hình du lịch nhằm giúp du khách ít nhiều
“ngộ” được một số nguyên lí Thiền (nguyên lý thực tại) thông
qua hoạt động du lịch chủ yếu trong đời thường hoặc tập trung
chính vào việc thực hiện các nhu cầu hành hương, tu tập hay
tham gia vào các chương trình tour du lịch được thiết kế riêng
biệt.
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản khi hướng dẫn thiền khách tại các
điểm ZT
 Du khách và hướng dẫn viên cần chuẩn bị trước khi
thiền tập tại điểm ZT
 Bám sát mục tiêu là du lịch chứ không phải đi tu


10


 Đừng bỏ qua những bài tập–Thiền là ngộ được các quy
luật của Thực tại
1.3. Các điều kiện hình thành và kinh nghiệm phát triển loại
hình ZT của một số quốc gia
1.3.1. Tài nguyên ZT
Thiền tông được truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Đến
nay đã có 8 tông phái thiền đã từng có mặt ở nước ta, trong đó có
không ít thiền phái chỉ tồn tại trong vài ba thế kỷ (như Ti ni Đa
lưu chi, Thảo đường, Vô ngôn thông).
Theo thống kê hiện nay, ở Việt Nam có khoảng gần 120
thiền viện.
Không những thế, lối ứng xử và các giá trị văn hóa, nghệ
thuật của người Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư duy
thiền, của triết lý thiền. Đặc biệt, chúng ta có rất nhiều loại hình
nghệ thuật chịu ảnh hưởng của triết lý thiền như nghệ thuật
thưởng trà, nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật sắp đặt vườn nhà, nội
thất, nghệ thuật gốm méo, môn võ thái cực trường sinh đạo
[11,13]… Những loại hình nghệ thuật này đều là cơ sở để phát
triển thành du lịch thiền phục vụ du khách.
Thiên nhiên Việt Nam với núi đá rừng cây, biển đảo, sông
hồ, nhiều nơi còn hoang sơ, lại là thiên nhiên miền nhiệt đới rất
đa dạng cả về cảnh quan lẫn thế giới sinh vật. Thiên nhiên chứa
đựng nhiều nguyên lý thực tại. Vì vậy tài nguyên của các loại


11

hình du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái vốn rất đa dạng của
nước ta cũng có thể coi là tài nguyên của ZT.

1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật
1.3.2.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm
đến.
1.3.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
- Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
- Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú
- Cơ sở vui chơi giải trí
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
ZT
1.3.3.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
1.3.3.2. Điều kiện chính trị :
1.3.3.3. Định hướng phát triển ZT ở Việt Nam
1.3.3.4. Tôn giáo - dân tộc
1.3.3.5. Nguồn nhân lực du lịch
1.3.3.6. Thông tin về sản phẩm du lịch thiền
1.3.3.7. Các điều kiện hoạt động du lịch của địa phương




12

1.3.4. Kinh nghiệm về phát triển loại hình ZT của một số quốc
gia
- Tại Nhật Bản: Các tour du lịch thiền ở Nhật Bản thường
bao gồm nội dung tham quan các công trình kiến trúc Phật giáo,
tìm hiểu và hòa mình vào cuộc sống thanh tịnh của thế giới tu
hành kết hợp với các hoạt động giải trí mang tính chất thiền, thư

giãn đầu óc như spa, cắm hoa ikebana, trà đạo, họa thiền đang
rất thu hút du khách.
- Tại Trung Quốc:Hiện nay, Trung Quốc nổi tiếng với
chương trình du lịch tham quan, tập võ sinh và tìm hiểu về cuộc
sống của các thiền sư Thiếu Lâm (du lịch thiền Phật giáo).
- Tại Thái Lan: Hầu hết các khách du lịch đến Thái Lan
đều đi thăm các công trình Phật giáo. Ngoài các hoạt động thiền
định: tọa thiền, thiền hành, nghe thuyết pháp tại các khu chùa
nổi tiếng, các trung tâm thiền định.
1.3.5. Hoạt động ZT tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các chương trình ZT thường bao gồm các lớp
học Yoga, điều trị tâm lý, liệu pháp spa. Thêm vào đó là những
chuyến viếng thăm đền chùa, thiền viện hay các địa danh tâm linh
khác.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa lại các vấn đề lý
luận cơ bản về du lịch, du lịch Thiền, tổng quan các nguồn lực


13

phát triển ZT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển ZT.
























14

CHƢƠNG 2
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN (ZT) TẠI
TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Giới thiệu tổng quan tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh ven biển phía Tây Nam của Việt Nam,
thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ.
Lãnh thổ tỉnh bao gồm phần đất liền và phần hải đảo. Kiên Giang
được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi
tiếng ở miền Tây.
2.1.1. Khái quát tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Kiên Giang nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), tổng diện tích tự nhiên là 6.346km
2
, bằng 1,90% diện
tích cả nước và 15,7% diện tích vùng ĐBSCL. Phần đất liền của
Kiên Giang có chiều dài bờ biển hơn 200km với hơn 100 cửa
sông, kênh rạch thoát nước ra biển.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên [13]
- Về địa hình: Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng
ĐBSCL có cả đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo.
- Về khí hậu: Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm, mưa nhiều; khí hậu ở Kiên Giang có những thuận


15

lợi cơ bản để tổ chức các loại hình du lịch nói chung và du lịch
thiền nói riêng.
- Thủy văn: Hệ thống sông ngòi của Kiên Giang với tổng
chiều dài sông, kênh, rạch, chiếm trên 2.054,93km, phân bố hầu
khắp trên toàn lãnh thổ.
- Sinh vật: Động vật rừng có trên 140 loài gồm các loại
thú, chim, bò sát, ếch, nhái. Thú lớn ít chỉ có nai cầy, khỉ vàng,
vượn tay trắng, sóc chân vàng, cá sấu nước ngọt…
2.1.2. Khái quát kinh tế văn hóa– xã hội tỉnh Kiên Giang
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tăng trưởng đạt
12,6%, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được
cải thiện.
2.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Dân số toàn tỉnh đến năm 2010 là 1.775 ngàn người. Tỷ lệ
tăng dân số thời kỳ 2001-2010 tăng khoảng 1,40%/năm, thấp hơn
0,3%/năm so với quy hoạch đến năm 2010 [10,12].
2.1.2.3. Giáo dục đào tạo
Tỉnh Kiên Giang hiện có 1 trường đại học (thành lập vào
cuối năm 2012 trên cơ sở sát nhập 3 trường cao đẳng - Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Y tế); 4
trường cao đẳng và 1 trường cao đẳng nghề; 8 trung tâm dạy nghề
đang hoạt động, đào tạo nhiều ngành nghề.


16


2.1.2.4. Y tế
Đến nay, mạng lưới y tế của tỉnh đã được củng cố và hoàn
thiện, phủ khắp 100% các xã, công tác y tế dự phòng, dân số kế
hoạch hóa gia đình được tập trung thực hiện, đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh [12].
2.1.3. Tôn giáo - dân tộc
Kiên Giang là địa bàn cư trú của trên 15 dân tộc. Trong
đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, người Khmer chiếm
khoảng 12,2%, người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số của tỉnh,
sinh sống ở khắp các huyện thị trong tỉnh. Còn lại là một số dân
tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng
Về tôn giáo, đến cuối năm 2010, tỉnh Kiên Giang có 12
tôn giáo, với 26 tổ chức tôn giáo.
2.2. Các điều kiện và khả năng có thể phát triển ZT của tỉnh
Kiên Giang
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang có một số khu và điểm du lịch
đã và đang hoạt động thu hút sự chú ý của du khách như: Hòn
Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi
Nai,Thạch Động, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú
Quốc…


17

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể khai thác phát triển
ZT
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại
Tp. Rạch Giá:
Vườn sinh thái Hai Lúa: tọa lạc tại số 1073 Lâm Quang
Ky, TP. Rạch Giá, Kiên Giang, nằm cách trung tâm thành phố
khoảng 4km. Đến với Vườn sinh thái Hai Lúa, du khách có thể
tận hưởng không khí trong lành, không gian tĩnh lặng, cảm giác
bình yên dễ nhập thiền.
- Công viên Văn hóa An Hòa: nằm dọc theo Quốc lộ 80
thuộc phường An Hòa, phía Nam thành phố Rạch Giá, có diện
tích là 286.510,5m
2
. Với vị trí thuận lợi, mặt bằng rộng được xem
như khu vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch trọng tâm và là lá phổi
xanh của thành phố Rạch Giá. Ngoài ra, không gian nơi đây cũng
thích hợp cho việc tổ chức các trò chơi dân gian và toạ thiền.
-Vườn trái cây Bến Nhứt (huyện Giồng Riềng): có tiềm
năng tổ chức các hoạt động như hội chợ trái cây, lễ hội ẩm thực
chay, tập hành thiền cho du khách.
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại

Phú Quốc:
- Suối Tranh:nằm trên dãy Hàm Ninh, phía đông bắc đảo
Phú Quốc, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khung cảnh xung
quanh êm đềm thơ mộng, yên tĩnh nghe rõ tiếng suối chảy ngày


18

đêm; không khí trong lành, mát mẻ. Không gian nơi đây cũng
thích hợp cho việc toạ thiền.
-Vườn quốc gia Phú Quốc: Khu rừng nguyên sinh với
929 loài thực vật, 144 loài động vật sinh sống trên diện tích 370
km
2
. Với không gian rộng lớn và thoáng đãng, không khí trong
lành và yên tĩnh hứa hẹn sẽ là một trong những địa điểm thích
hợp cho hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và các hoạt động
mang tính thiền học.
- Bãi Sao: Đây là một trong những bãi biển đẹp nhất của
Phú Quốc.
- Bãi Khem (Kem):Nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách
Dương Đông 25km, cách cảng An Thới 5km. Là bãi tắm đẹp, nổi
tiếng cát trắng và mịn như bột.
Cả hai bãi biển đều mang dáng vẻ hoang sơ,thích hợp cho
những chuyến du lịch dã ngoại cùng bạn bè vào các ngày nghỉ
cuối tuần và các ngày lễ ngắn ngày. Ngoài ra, không gian nơi đây
cũng thích hợp cho việc tổ chức các trò chơi dân gian và toạ
thiền.
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại
thị xã Hà Tiên:

- Khu du lịch Mũi Nai: tức Lộc Trĩ, là một bãi biển đẹp
nằm ven bờ vịnh Thái Lan, đây cũng là một trong số “Hà Tiên
thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay - sau hơn 300 năm


19

lịch sử. Không gian nơi đây cũng thích hợp cho việc tổ chức toạ
thiền.
- Thắng cảnh Thạch Động: Nằm kề quốc lộ 17, cách thị
xã Hà Tiên khoảng 3km. Thạch Động là một khối núi đá vôi
khổng lồ cao 80m.
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại khu vực
Hòn Chông – Kiên Lương:
- Hòn Phụ Tử: là một thắng cảnh đẹp thuộc quần thể
danh thắng Ba Hòn ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang. Hòn nằm trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Kiên Giang
khoảng 0,5 km, phía Nam núi Hòn Chông.
- Thắng cảnh bãi Dương: nằm trong quần thể danh thắng
Hòn Chông, là một bãi biển đẹp, có sức quyến rũ du khách đến
tắm biển, nghỉ ngơi rất thú vị. Không gian nơi đây cũng thích hợp
cho việc tổ chức toạ thiền.
Những điểm tham quan trên sẽ đáp ứng nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách khi đến du lịch tại
Kiên Giang. Nếu được khai thác đúng hướng, trong tương lai
những điểm tham quan trên có thể sẽ trở thành điểm đến thú vị
trong chương trình ZT.
2.2.3.Tài nguyên du lịch nhân văn
Có thể xem các cơ sở thờ tự Phật giáo vừa kể trên là nhân
tố tiên quyết trong những nhân tố thu hút du khách và làm tiền đề



20

để xây dựng các trung tâm thiền và các thiền viện để phục vụ du
khách và phát triển ZT.
2.2.4.Tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác phát triển
ZT
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại
Thành phố Rạch Giá
- Chùa Sắc Tứ Tam Bảo : Ngôi chùa tọa lạc ở số 6
đường Thích Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá.
Chùa Tam Bảo đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào
ngày 23-03-1988. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tại chùa Tam Bảo, mỗi tháng vào ngày mùng 01 đến
mùng 07 âm lịch, chùa có mở khóa tu tập Thiền dưới sự hướng
dẫn của các Thiền sư nhằm đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tu
tập của đông đảo Phật tử gần xa.
- Chùa Phật Quang: tọa lạc tại số 83 Quang Trung,
Phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, chùa được thành lập năm
1962. Chùa thuộc hệ phái gốc Bắc Tông.
Từ năm 2010 đến nay, chùa Phật Quang đã tổ chức các
khóa tu Một ngày an lạc mỗi tháng 2 kỳ, khóa tu thiền Yoga vào
mỗi tối thu hút đông đảo Phật tử, khóa tu Mùa hè, khóa tu Tuổi
trẻ hướng thiện, khóa tu Báo hiếu dành cho các bạn trẻ.
- Câu lạc bộ hoa lan thành phố Rạch Giá: Mục đích của
Câu lạc bộ Hoa Lan Tp. Rạch Giá là "để tạo ra được không khí


21


vui tươi gia đình với nhau, giúp chúng ta bớt căng thẳng trong
những mưu sinh hàng ngày".
Đây cũng có thể là một điểm đến thích hợp cho hoạt động
mang tính thiền học.
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại
Thị xã Hà Tiên:
- Chùa Thạch Động: hay còn gọi là chùa Tiên Sơn, trước
đây có tên Bạch Vân Am, Linh Sơn Tự, tọa lạc tại xã Mỹ Đức, thị
xã Hà Tiên. Chùa thuộc hệ phái Thiền Lâm Tế.
- Chùa Phù Dung (Phù Dung Cổ tự): tọa lạc tại chân núi
Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên. Địa điểm hành
hương và du lịch này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài
hòa với thiên nhiên. Chùa thuộc phái Thiền Lâm tế.
- Chùa Tam Bảo: tọa lạc ở số 75 đường Phương Thành,
phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa có
khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha. Chùa thuộc phái Thiền Lâm tế.
Một số điểm tham quan có thể khai thác phát triển ZT tại huyện
đảo Phú Quốc:
- Sùng Hưng Cổ Tự: Tọa lạc tại thị trấn Dương Đông,
huyện Phú Quốc, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, hệ phái
gốc : Bắc Tông.
- Chùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc): là
một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh


22

có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc
ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Ngoài du lịch tham quan, hành hương, dã ngoại, nơi đây có thể là
điểm đến rất hấp dẫn cho du khách khi tham gia ZT.
Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy tất cả
những cơ sở thờ tự phật giáo vừa nêu trên có thể có khả năng tổ
chức các hoạt động như hướng dẫn phương pháp tọa thiền, hội
chợ ẩm thực chay, các triển lãm về thơ thiền, tranh thiền… cho
du khách.
2.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật có thể
phục vụ ZT của tỉnh Kiên Giang
2.2.5.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thiền bao gồm hệ
thống giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống
điện nước.
2.2.5.2. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch thiền bao gồm
cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí.
Ngoài ra còn một số các công trình khác như các cơ sở y tế, các
trung tâm chữa bệnh, spa thiền, nơi giặt ủi, cắt tóc, thẩm mĩ
viện…
2.2.6. Các điều kiện khác:
2.2.6.1.Chính sách phát triển du lịch

×