Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (gameshows) (khảo sát 3 gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu đồ rê mí, rung chuông vàng và vui,khoẻ, có ích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.37 KB, 29 trang )

Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình
trị chơi truyền hình (Gameshows) (Khảo sát 3
Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu: Đồ
Rê Mí, Rung chng vàng và Vui,Khoẻ, Có ích)
Nguyễn Quỳnh Trang
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chun ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Trình bày lý luận chung về trị chơi truyền hình. Khảo sát,
tổng hợp, phân tích và đánh giá các khâu trong quy trình sản xuất một
chương trình trị chơi truyền hình (TCTH) (qua các mặt trong khâu
tiền kỳ, ghi hình và hậu kỳ). Nêu ví dụ và dẫn chứng cụ thể bằng việc
phân tích, dẫn chứng qua các chương trình trị chơi truyền hình: Ai là
triệu phú, Rung chng vàng và Vui, khỏe, có ích của VTV3 Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay. Tìm và đánh giá ưu điểm, khuyết
điểm trong quy trình sản xuất các chương trình TCTH. Đề xuất một số
khuyến nghi, giải pháp, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng trong các
khâu sản xuất các chương trình TCTH trên VTV3 nói riêng và các
kênh truyền hình nói chung hiện nay.
Keywords: Báo chí học; Trị chơi truyền hình; Gameshows; Sản xuất
chương trình
Content


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỊ CHƠI VÀ TRỊ CHƠI
TRUYỀN HÌNH ............................................................................................ 10
1.1. Lý luận chung ..................................................................................... 10


1.1.1. Trị chơi truyền hình...................................................................... 10
1.2. Lịch sử ra đời của TCTH .................................................................. 14
1.2.1. Thế giới ......................................................................................... 14
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 17
1.3. Những đặc tính của trị chơi truyền hình ........................................ 18
1.3.1. Tính kiến thức ............................................................................... 18
1.3.2. Tính trực tiếp và sự tham gia của khán giả ................................... 19
1.3.3. Tính tranh đua và yếu tố bất ngờ .................................................. 19
1.4. Chức năng của TCTH ........................................................................ 21
1.5. Tìm hiểu chung về quy trình sản xuất ............................................. 22
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................... 24
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC
CHƢƠNG TRÌNH TRỊ CHƠI TRUYỀN HÌNH ..................................... 25
2.1. Khái quát về 3 chƣơng trình đƣợc khảo sát .................................... 25
2.1.1. Đồ Rê Mí ....................................................................................... 25
2.1.2. Rung chng vàng......................................................................... 28
2.1.3 Vui khỏe có ích .............................................................................. 31
2.2. Giai đoạn tiền kỳ ................................................................................ 32
2.2.1. Fomat chương trình ....................................................................... 33
2.2.2. Sản xuất ghi hình ........................................................................... 38
2.1.3. Nội dung ........................................................................................ 45
2.1.4. Tài chính........................................................................................ 55
2.1.5. Sân khấu (mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, trang phục…) .............. 57
2.1.6. Các chức danh ............................................................................... 59
143


2.2. Giai đoạn ghi hình .............................................................................. 65
2.2.1. Diễn biến ghi hình ......................................................................... 65
2.2.2. Các bộ phận ghi hình .................................................................... 70

2.2.3. Những lưu ý đặc biệt khi ghi hình ................................................ 79
2.3. Giai đoạn hậu kỳ ................................................................................ 80
2.3.1. Dựng phim/dựng băng .................................................................. 80
2.3.2. Duyệt băng .................................................................................... 82
2.3.3. Phát sóng ....................................................................................... 83
2.3.4. Thanh toán và giấy tờ sản xuất hậu kỳ.......................................... 83
2.4. Những phát sinh sau khi phát sóng .................................................. 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................... 87
Chương 3. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TCTH ................ 89
3.1. Đánh giá chung về quy trình sản xuất các chƣơng trình TCTH ... 89
3.1.1. Thành cơng .................................................................................... 89
3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 92
3.1.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế........................... 95
3.2. Khuyến nghị và giải pháp .................................................................. 96
3.2.1. Phương hướng chung của VTV .................................................... 96
3.2.2. Kiến nghị của những người làm chương trình .............................. 99
3.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao quy trình sản xuất ........................... 101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110

144


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một loại hình chương trình truyền hình gia nhập vào Việt Nam
cách đây hơn 15 năm đã nhận được sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình của

cơng chúng chính là các chương trình có tên gọi trị chơi truyền
hình (gameshows). Một chương trình trị chơi truyền hình được sản
xuất chính là kết quả của cả tập thể chứ không phải là kết quả của
cơng việc cá nhân. Tác giả mong muốn tìm hiểu cịn để tìm ra những
vấn đề cịn tồn tại và cách giải quyết cũng như hướng đi sao cho một
chương trình TCTH sản xuất ngày càng phong phú, hấp dẫn, cuốn
hút người xem mà quy trình sản xuất lại đơn giản, ngắn gọn nhưng có
hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, tác giả luận văn cũng đã từng chọn nghiên cứu về
chương trình trị chơi truyền hình trong khóa luận tốt nghiệp đề tài
“Thực trạng hoạt động của các chương trình trị chơi truyền hình
trên kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam. (Khảo sát 3 chương
trình: Ai là triệu phú, Trị chơi âm nhạc và Hãy chọn giá đúng)”
trong khóa học 2005 – 2009. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu thêm
những vấn đề của các chương trình TCTH dựa trên nền tảng có sẵn
từ khóa luận tốt nghiệp cử nhân khóa 2005 – 2009 và với những trăn
trở và băn khoăn như đã nói ở trên đã thơi thúc tác giả luận văn chọn
đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trị chơi
truyền hình (Gameshows)”.

6


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trước đây, đã từng có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và
luận văn thạc sĩ lựa chọn đối tượng nghiên cứu là “trị chơi truyền
hình”. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu kể trên đều trong giai
đoạn từ những năm 1997 – 2005, trong các cơng trình nghiên cứu đó
đều phân tích được những khái niệm cơ bản về TCTH, đều khảo sát
và khái quát được những vấn đề nhỏ lẻ, chia tách cụ thể các mặt, các

yếu tố của TCTH. Nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu nào nêu,
phân tích cũng như khái quát cụ thể cả một chu trình đầy đủ của việc
sản xuất TCTH. Thời gian trôi qua, nhiều yếu tố thay đổi như thị
hiếu, nhu cầu của công chúng, nhân lực, máy móc và khoa học kỹ
thuật được áp dụng vào truyền hình cũng đã khác trước rất nhiều.
Các yếu tố văn hóa, xã hội, chính trị cũng có nhiều thay đổi sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các chương trình TCTH vì vậy đề
tài nghiên cứu của tác giả luận văn là “Nghiên cứu quy trình sản
xuất các chương trình trị chơi truyền hình (Gameshows)” ) trong
thời điểm hiện tại sẽ nghiên cứu và trình bày đầy đủ tồn bộ quy trình
sản xuất của chương trình TCTH trên mọi khía cạnh trong giai đoạn
hiện tại có nhiều thay đổi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Quy trình sản xuất của các
chương trình TCTH trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu của luận văn: Ban Thể thao giải trí –
Thơng tin kinh tế (VTV3) – Đài truyền hình Việt Nam được giao trực
tiếp sản xuất các chương trình giải trí (bao gồm phần lớn những TCTH
7


nổi tiếng và được cơng chúng u thích) và tác giả luận văn cũng được
trực tiếp công tác tại đây. Chính vì thế, luận văn tập trung khảo sát hoạt
động cụ thể ba TCTH: Đồ Rê Mí, Rung chng vàng và Vui, khỏe, có
ích của VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình sản xuất của các
chương trình trị chơi truyền hình, làm rõ các khâu sản xuất một
chương trình, phân tích những mặt ưu và khuyết trong các khâu sản
xuất từ đó có thể đưa tới cho cơng chúng cái nhìn tồn diện về việc

sản xuất ra một chương trình TCTH.
 Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất nêu được lý luận chung về
trò chơi truyền hình. Thứ hai là khảo sát, tổng hợp, phân tích và
đánh giá các khâu trong quy trình sản xuất một chương trình
TCTH.Nhiệm vụ thứ ba là tìm và đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong
quy trình sản xuất các chương trình TCTH. Và cuối cùng là đề xuất một
số khuyến nghi, giải pháp, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng trong
các khâu sản xuất các chương trình TCTH.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng,
đồng thời vận dụng đúng những quan điểm, đường lối của Đảng,
pháp luật và Nhà nước về quy trình sản xuất các chương trình truyền
hình nói chung và trị chơi truyền hình nói riêng.
Phương pháp cụ thể: Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu (bao gồm
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh). Khảo sát cụ thể và trực tiếp
các chương trình TCTH nói chung và đặc biệt là các chương trình
8


được chọn khảo sát trong giới hạn của luận văn nói riêng. Phương
pháp điều tra anket và phỏng vấn sâu.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chi tiết với mong muốn
phần nào giúp cho những người đang và sẽ muốn tìm hiểu kỹ về các
TCTH biết được tổng quát về quy trình, cơ cấu và những vấn đề cơ
bản khi thực hiện một chương trình TCTH. Hy vọng rằng đây sẽ là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến trị chơi truyền
hình và là một cơng trình nghiên cứu có giá trị thực tế và kinh nghiệm
cao dành cho những ai muốn trực tiếp tham gia vào các cơng việc của
truyền hình nói chung và sản xuất TCTH nói riêng. Đối với những

người trực tiếp tham gia sản xuất, sẽ có tư liệu nghiên cứu tổng quát để
từ đó có phương thức cải tiến các khâu sản xuất nhằm nâng cao hiệu
quả, giảm bớt sức nặng khi sản xuất các chương trình TCTH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu , Kế t luâ ̣n, Tài liệu tham khảo và Phụ lục ,
Nội dung luâ ̣n văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những lý luận chung về Trò chơi và Trị chơi
truyền hình
Chương 2: Thực trạng thực hiện quy trình sản xuất trị chơi
truyền hình
(Khảo sát cụ thể 3 chương trình TCTH: Đồ Rê Mí, Rung
chng vàng, Vui, Khỏe, Có ích)
Chương 3: Những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng sản xuất chương trình trị chơi truyền hình
9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những lý luận chung về trò chơi truyền hình
1.1. Lý luận chung
1.1.1 Trị chơi
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về trò chơi, sau khi
tham khảo một số định nghĩa từ Wikipedia, từ điển tiếng Nga, tiếng
Pháp và một số sách khác thì chúng ta có thể tạm thời định nghĩa “Trị
chơi là hoạt động có quy tắc (luật lệ), diễn ra tách rời với cuộc sống
lao động bình thường, nó giúp con người thư giãn, giải trí.”
1.1.2 Trị chơi truyền hình:
Sau khi trích dẫn và phân tích nhiều ý kiến về TCTH, chúng
tơi mạnh dạn đưa ra khái niệm chung về TCTH như sau: “TCTH là
hoạt động nhằm mục đích giải trí, giáo dục, có luật chơi, được cải

biến ít nhiều cho phù hợp với đặc trưng, chức năng của truyền
hình, được đưa lên sóng truyền hình cho khán giả dễ dàng theo
dõi, giải trí.”
1.2 Lịch sử ra đời của TCTH
1.2.1 Trên thế giới:
Tiền thân của TCTH là những cuộc thi đố trên đài Phát thanh.
Cuộc thi hỏi đáp đầu tiên trên sóng phát thanh vào khoảng những
năm 30 – 40 của thế kỷ 20 tại Mỹ mang tên “Câu hỏi của bác Jim”
(1936). TCTH đầu tiên xuất hiện tại Mỹ năm 1955 có tên là Quiz
Show, chương trình đầu tiên mang tên Question được phát sóng ngày
07/06/1955 với giải thưởng trị giá 64.000 USD. Sau đó, các chương
trình TCTH bắt đầu lan rộng sang Nga, Italia, Anh… và mỗi quốc gia
10


đều có những chương trình “đinh” của mình. Và khơng thể không
nhắc tới các quốc gia Châu Á, hiện nay ngồi 1 số chương trình được
mua bản quyền, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản … đã tự sản xuất được các chương trình trị chơi của riêng mình.
1.2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, TCTH đầu tiên xuất hiện và chứng tỏ sức mạnh
của mình chính là “SV96” (31/01/1996). Sau khi kênh VTV3 được
chính thức thành lập thì các chương trình dành cho lĩnh vực thơng tin,
kinh tế, văn hóa, quảng cáo được đáp ứng nhiều hơn. Ngày 31/03/1997
phịng TV Showgame (Trị chơi và gặp gỡ Truyền hình) của VTV3
được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các chương
trình TCTH trên sóng của ĐTHVN. Các chương trình này khơng chỉ
đáp ứng được u cầu giải trí, nhận thức của đơng đảo cơng chúng,
thực hiện tốt các chức năng của truyền hình (thơng tin, tun truyền,
giáo dục, giải trí), mà ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong tạo

dựng lên một diện mạo mới của truyền hình Việt Nam.
1.3 Chức năng của TCTH
 Chức năng giải trí
 Chức năng giáo dục – tuyên truyền
 Chức năng thơng tin
1.4 Khái qt về 3 chương trình được khảo sát
1.4.1 Đồ Rê Mí
Đồ Rê Mí là chương trình TCTH dành cho đối tượng thiếu nhi
được sản xuất theo mùa vụ (mùa hè hàng năm) với từ 12 – 15 chương

11


trình kéo dài trong 3 tháng. Chương trình gồm 3 vòng thi: Vòng sơ
khảo, vòng chung khảo và vòng chung kết.
1.4.2 Rung chng vàng
Rung chng vàng là chương trình TCTH dành cho đối tượng
sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trên tồn quốc. Chương
trình được sản xuất 52 số/năm. Một chương trình gồm 100 sinh viên
đến từ 01 hoặc 02 trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc tùy theo
fomat của các mùa sản xuất. Chương trình gồm 50 số vòng loại, 01 số
Gala và 01 số chung kết để tìm ra người chiến thắng trong 01 năm.
14.3 Vui, khỏe, có ích
Vui, khỏe, có ích là chương trình TCTH dành cho lứa tuổi cao
niên. Đây thực sự là một sân chơi bổ ích và lý thú dành cho các bác,
các ơng, các bà. Chương trình được sản xuất 52 số/năm và chủ yếu
tập trung xây dựng nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi và thể hiện tài năng
của độ tuổi cao niên.
Chương 2


Thực trạng thực hiện quy trình sản xuất các chương
trình trị chơi truyền hình (Khảo sát cụ thể 3 chương trình
TCTH: Đồ Rê Mí, Rung chng vàng và Vui, khỏe, có ích)
2.1. Giai đoạn tiền kỳ
Giai đoạn tiền kỳ là công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở
vật chất, nội dung và những điều cần thiết để có thể tiến hành q
trình ghi hình sản xuất một chương trình TCTH.

12


2.1.1 Fomat chương trình
“Format” bản thân là một từ chuyên mơn của nước ngồi để
chỉ một văn bản ghi lại hoàn chỉnh các yếu tố cần và đủ để tạo nên
một chương trình truyền hình (bao gồm các loại chương trình truyền
hình như âm nhạc, nghệ thuật, trị chơi, du lịch …).
Hiện nay, format của các chương trình TCTH đã đang và sẽ
được sản xuất của các Đài nước ta được chia thành hai loại, cụ thể:
- Format mua bản quyền của nước ngoài để sản xuất
- Format do người Việt sáng tạo để thực hiện sản xuất
 Format mua bản quyền nước ngoài
Từ khi TCTH bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1996 cho
tới nay, rất nhiều các chương trình TCTH do các Đài sản xuất đều
được mua format nước ngoài. Lý do đơn giản cho việc mua và sản
xuất các chương trình TCTH theo format nước ngoài bởi trên thế
giới, nhiều nước đã sản xuất TCTH được hàng trăm năm và thu được
thành công rực rỡ còn nước ta khi mới bắt đầu sản xuất TCTH cịn
rất non trẻ, vì vậy việc mua format nước ngồi tuy có tốn kém song
lại đảm bảo về mặt thành cơng, từ đó nhanh chóng gây ấn tượng và
thu hút đơng đảo khán giả theo dõi, u mến loại hình mới mang tên

TCTH này.
Sau khi format đã được mua, thỏa thuận giữa 2 bên đạt được,
sẽ có một ekip bao gồm đạo diễn, quay phim, biên tập, tổ chức sản
xuất và chủ nhiệm được sang nước nắm bản quyền format để tận mắt
chứng kiến quá trình sản xuất chương trình của họ, từ đó học hỏi một
cách nghiêm túc các khâu sản xuất (kịch bản, sân khấu, âm thanh,
13


ánh sáng, luật chơi, người chơi, giải thưởng …) từ đó đảm bảo sản
xuất chương trình đúng theo format. (ví dụ một chương trình có
nhiều nước giữ bản quyền format, cùng một format những mỗi nước
có cách triển khai sân khấu, âm thanh, ánh sáng … khác biệt đơi chút
vì thế nếu chọn mua format của nước nào thì ekip truyền hình sang
nước đó để học tập cách triển khai format cụ thể). Phía bán bản
quyền sẽ thơng qua băng ghi hình chương trình trong nước gửi về
định kỳ hoặc cử người sang giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo
được format của chương trình ln ln đúng và đạt yêu cầu.
 Format do người Việt sáng tạo
Do việc mua bản quyền format nước ngoài khá đắt đỏ và tốn
kém cũng như từ khả năng và niềm đam mê của những người làm
truyền hình, rất nhiều format TCTH Việt được ấp ủ, ra đời, đưa vào
sản xuất và đến nay đã đạt được những thành công nhất định.
Ngay từ khi mới xuất hiện, TCTH tại Việt Nam đã có một
chương trình thành cơng rực rỡ chính là SV96, đây là chương trình thu
hút rất nhiều khán giả thời bấy giờ bởi nét dí dỏm, thơng minh và đầy
nhiệt huyết của lứa sinh viên những năm 1995 – 1996. Sau khi đạt
được thành công với SV96, VTV3 – Đài THVN bắt đầu tự tin hơn và
cho ra mắt hàng loạt chương trình format Việt như “Bảy sắc cầu
vồng”, “Ở nhà chủ nhật”, “Từ ánh mắt đến trái tim”, “Vườn cổ tích”

sau này là “Đường lên đỉnh Olympia”, “Hành trình văn hóa” …
Format Việt có ưu điểm so với các format mua bản quyền ở chỗ nó
được tạo ra bởi người Việt nên nắm bắt tâm lý người Việt rất tốt, hầu
hết các format đều đánh trúng tâm lý của người xem truyền hình nước
ta từ kiến thức đến cách thức các trò chơi và cách thức tham gia chơi.
14


Việc xuất hiện yếu tố format Việt đã khiến cho TCTH trở nên
phong phú và nhiều màu sắc hơn, những người sản xuất chương trình
cũng được chủ động làm việc hơn. Chính vì nhiều ưu điểm của mình
mà hiện nay, các chương trình format Việt vẫn ln được chào đón
nồng nhiệt. Hiện nay, trên sóng của VTV3 – Đài THVN đang có một
số chương trình tiêu biểu được sản xuất theo format Việt như
“Đường lên đỉnh Olympia”, “SV 2012”, “Đồ Rê Mí”, “Vui, khỏe, có
ích”, “Chúng tơi là chiến sĩ”.
2.1.2 Sản xuất ghi hình
Cơng tác sản xuất ghi hình được gọi theo từ chuyên môn là “tổ
chức sản xuất”. Mô hình tổ chức sản xuất chuẩn bị cho một chương
trình TCTH tại Việt Nam bao gồm ít nhất 14 chức danh mỗi chức danh
đại diện cho một phần việc. Trọng trách và vai trò của người làm
TCSX là rất lớn, họ có nhiệm vụ phải nhìn xa trơng rộng, dựa trên kế
hoạch phát sóng sẵn có để lên một kế hoạch sản xuất dài hơi, đủ để
phát sóng liên tiếp nhưng cũng phải có những quãng nghỉ hợp lý cho
ekip giữa các đợt sản xuất. Tóm lại, chúng ta hình dung rằng vai trị
của TCSX và cơng tác chuẩn bị sản xuất giống như người mở đường
cho những công tác về sau có điều kiện thuận lợi phát triển hơn.
2.1.3 Nội dung
Nội dung của một chương trình TCTH ln ln được đề ra và
định hướng ngay từ khi đạo diễn chương trình nắm trong tay format

chương trình. Sau khi đã có format hồn chỉnh, các biên tập viên
được giao nhiệm vụ trong ekip sẽ thực hiện phần nội dung chương
trình thông qua kịch bản chi tiết
15


Như đã đề cập ở trên, kịch bản của TCTH chia làm 2 loại là kịch
bản khung (diễn biến tổng thể) và kịch bản chi tiết (nội dung chính xác
của từng chương trình). Kịch bản khung (diễn biến tổng thể) phải là
kịch bản có nội dung khái qt, tốt lên tư tưởng và cách xây dựng
chương trình một cách rõ ràng. Khi nhìn vào kịch bản này, nhóm sản
xuất chương trình có thể nắm được bao qt tổng thể nội dung và cách
thức các chương trình, các phần của chương trình rõ ràng và mạch lạc.
Kịch bản chi tiết là nội dụng cụ thể của từng chương trình như chủ đề,
cách xây dựng trò chơi và luật chơi, cách thức chơi … Kịch bản chi tiết
chỉ cho toàn bộ ekip sản xuất biết về nội dung chủ đề được chọn cho
từng số ghi hình nhất định, làm rõ danh tính và số lượng của những
người tham gia chơi TCTH cụ thể đó đồng thời sẽ có hình dung cụ thể
về yếu tố hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật …
2.1.4 Tài chính
Tài chính là nền tảng vật chất để triển khai một q trình sản
xuất TCTH cụ thể. Thơng thường, chủ nhiệm chương trình sẽ làm dự
tốn chương trình, bản dự tốn này mang tính chất thống kê và liệt kê
các chi phí dự kiến cần có cho sản xuất chương trình . Dự tốn sau
khi được các cấp lãnh đạo thơng qua và ký duyệt, chủ nhiệm chương
trình bắt đàu có thể làm thủ tục xin tạm ứng sản xuất, thủ tục này tuy
khơng phức tạp song địi hỏi người làm chủ nhiệm phải là một người
có uy tín và kinh nghiệm bởi lẽ số tiền được tạm ứng cho chi phí sản
xuất mỗi đợt lên tới hàng trăm triệu đồng và số tiền này cần được chi
trả cho chính xác các bộ phận đang cần kinh phí để triển khai.


16


2.1.5 Sân khấu (mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng,trang phục…)
Như đã được đề cập ở trên, triển khai về mỹ thuật sân khấu,
âm thanh, ánh sáng và trang phục đều được đạo diễn chương trình
làm việc trực tiếp hoặc do biên tập viên nhận sự chỉ đạo trực tiếp của
đạo diễn làm việc với những bộ phận có trách nhiệm liên quan.
2.1.6 Các chức danh
Một chương trình TCTH đều bao gồm những chức danh tương
tự giống nhau, tùy theo điều kiện thực tế mà các chức danh ấy được
sát nhập cho một người đảm nhiệm hoặc được chia ra thành nhiều
người cùng đảm nhiệm.
 Chịu trách nhiệm sản xuất
 Đạo diễn chương trình
 Tổ chức sản xuất
 Nhóm biên tập viên
 Nhóm quay phim
 Chủ nhiệm
 Nhạc cơng
 Họa sĩ thiết kế
 Họa sĩ thể hiện
 Tổ kỹ thuật
 Tổ đạo cụ
 Tổ hóa trang
Chúng ta có thể mơ hình hóa các chức danh trong giai đoạn
tiền kỳ theo sơ đồ sau:

17



Bảng 2.6 Sơ đồ chức danh sản xuất giai đoạn tiền kỳ
Chịu trách nhiệm sản xuất

Đạo diễn
chương trình

Tổ chức
sản xuất

Chủ nhiệm
chương trình

Trao đổi

Trung tâm Kỹ thuật,
Mỹ thuật & Tổ hóa
trang, Phục trang,
Đạo cụ

Đạo diễn hình

Nhóm Biên
tập viên

Quay phim
trường quay

Quay phim

máy lẻ

Các nhân sự cụ
thể từng
bộ phận

Liên quan mật thiết

Bảng 2.7 Mơ hình giai đoạn tiền kỳ chương trình Trị chơi truyền hình
Ban giám đốc ĐTHVN – Lãnh đạo
Ban TTGT&TTKT VTV3

Format

Chịu trách nhiệm sản xuất

Trung tâm kỹ thuật
– sản xuất
chương trình

Trung tâm
Mỹ thuật (phụ trách
sân khấu, âm thanh,
ánh sáng )

Đạo diễn chương
trình (phụ trách
nội dung)

Chủ nhiệm


Tổ chức
sản xuất

_Lên dự tốn sản xuất
_Làm tạm ứng chi phí
ghi hình

_ Đăng ký máy móc, sân khấu, âm thanh,
ánh sáng, trường quay/địa điểm ghi hình.
_Đăng ký phục trang, hóa trang, đạo cụ
và hậu cần
_Liên lạc, casting người chơi
_Lên lịch ghi hình và nhân sự ghi hình

18

Đạo diễn hình (phụ
trách hình ảnh,
quay phim )

Phịng phục trang,
hóa trang,
tổ đạo cụ

Biên tập viên

_ Lên kịch bản khung và kịch bản nội
dung chương trình chi tiết
_Chuẩn bị kịch bản và ghi hình phóng sự,

clip tiền kỳ (phục vụ ghi hình)
_Chuẩn bị giấy tờ, đạo cụ cho vị trí trong
ghi hình được phân cơng bởi TCSX


2.2.Giai đoạn ghi hình:
Ghi hình chính là q trình có sự áp lực về thời gian và kết quả
lớn nhất(sản phẩm ghi hình được chính là kết quả của tồn bộ các
quá trình chuẩn bị, cũng là chất liệu quan trọng để làm ra sản phẩm
phát sóng cuối cùng).
2.2.1.Diễn biến ghi hình
Khâu ghi hình được mơ hình hóa thành sơ đồ sau:
Bảng 2.8: MƠ HÌNH NHÂN SỰ GHI HÌNH TRỊ CHƠI
TRUYỀN HÌNH
Phối hợp

Đạo diễn chương
trình

Phụ trách
trường quay
(đạo diễn
sàn)

-

Phụ trách
Xe màu

Đạo diễn hình


Phối hợp

Phụ trách
Mỹ thuật,
Đạo cụ

Quay
phim máy
lẻ

Quay phim
trường
quay

Kỹ thuật
máy

Kỹ thuật
xe màu

Phụ trách Âm
thanh, Ánh
sáng

Chỉ đạo
Biên tập viên
trong trường
quay


Quay phim, kỹ
thuật trong
trường quay

Khán giả trong
trường quay

Người chơi

2.2.2 Các bộ phận ghi hình
2.2.2.1 Trợ lý trường quay
Trợ lý trường quay được chia thành nhiều chức danh riêng
biệt, mỗi chức danh đảm nhiệm một việc cụ thể trong suốt quá trình
ghi hình với đặc thù công việc khác nhau.
 Trợ lý đạo diễn
19


 Thư ký xe màu/trường quay
 Trợ lý MC
 Trợ lý người chơi:
 Trợ lý khán giả:
 Trợ lý cố vấn/ban giám khảo:
 Trợ lý âm thanh:
 Trợ lý đạo cụ:
 Thư ký sân khấu/trường quay
2.2.2.2 Đạo diễn, quay phim và kỹ thuật
 Đạo diễn chương trình
 Đạo diễn sân khấu/phụ trách trường quay
 Đạo diễn hình

 Quay phim trường quay
 Quay phim máy lẻ
 Đạo diễn kỹ thuật
 Kỹ thuật hình ảnh
 Kỹ thuật vi tính
2.2.2.3 Âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật và trang phục
 Kỹ thuật viên âm thanh
 Kỹ thuật viên ánh sáng
 Họa sỹ thiết kế và đội ngũ mỹ thuật
 Trang phục
2.2.2.4 MC

20


MC của chương trình là người dẫn dắt tồn bộ quá trình ghi
hình, là mối nối giữa các phần trong chương trình đồng thời cũng là
người xử lý các vấn đề phát sinh ngay trong chương trình.
2.2.3. Những lưu ý đặc biệt khi ghi hình
Chương trình TCTH là kết quả một q trình lâu dài của một
nhóm người, bởi vậy yêu cầu cơ bản của nhóm thực hiện là phải ăn
khớp, nhịp nhàng và chuyên nghiệp. Để càng ngày càng chun
nghiệp hóa quy trình sản xuất chương trình TCTH, VTV3 – Đài
THVN đã đề ra bản nội quy ghi hình các chương trình TCTH. Các
bộ phận trong ekip khi làm việc phải ln hịa nhã, hợp tác với nhau,
tránh xung đột trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ ghi hình của các
chương trình.
2.3. Giai đoạn hậu kỳ
2.3.1 Dựng hậu kỳ
 Dựng hậu kỳ về mặt nội dung: Đây là quá trình cắt gọt nội

dung, chắt lọc và dựng lại các nội dung cần thiết sao cho liền mạch
và hợp logic. Nhiệm vụ của BTV dựng hậu kỳ là phải biên tập lại
một chương trình từ 90 – 180 phút thành một chương trình hồn
chỉnh từ 45 – 50 phút mà vẫn giữ nguyên tinh thần cũng như nội
dung của chương trình.
 Dựng hậu kỳ về mặt hình ảnh: biên tập phải đảm bảo các
hình ảnh diễn ra logic với nhau, chọn nhiều góc máy khơng trùng hợp
trong một trường đoạn hình ảnh.
 Dựng hậu kỳ về mặt âm thanh
 In băng phát sóng
21


Qúa trình dựng hậu kỳ giống như quá trình “làm đẹp” cho con
người. Nếu thiếu quá trình hậu kỳ thì các chương trình truyền hình
nói chung và TCTH nói riêng khơng thể thực hiện phát sóng được
bởi lẽ sóng truyền hình là hạn chế, khán giả là thượng đế. Qúa trình
dựng hậu kỳ thường mất từ 3 – 5 ngày tùy theo chương trình.
2.3.2.Duyệt băng hậu kỳ
Băng phát sóng sẽ được BTV mang cho các bộ phận có trách
nhiệm xem và sửa chữa những phần nào mà người duyệt cho là chưa
hợp lý hoặc cần phải thay đổi để nội dung hay hơn.
2.3.3.Phát sóng hậu kỳ
Sau khi băng đã được duyệt qua các cấp chương trình -> cấp
Phịng -> cấp Ban -> cấp Đài thì băng được xác nhận bằng “Giấy
nghiệm thu” với chữ ký xác nhận của tất các các bộ phận liên quan
như kỹ thuật hậu kỳ, biên tập viên, đạo diễn chương trình, lãnh đạo
Phịng, lãnh đạo Ban và chịu trách nhiệm Đài thì băng phát sóng
được chuyển phát sóng theo đúng lịch của khung phát sóng.
2.3.4 Thanh toán và giấy tờ sản xuất hậu kỳ

2.4.Những phát sinh sau khi phát sóng

22


Bảng 2.9: Mơ hình quy hình sản xuất Trị chơi truyền hình
(VTV3 – Ban Thể thao, Giaỉ trí và Thơng tin Kinh tế - ĐTHVN)
Ban Giám đốc ĐTHVN & Lãnh đạo VTV3

Format
Chịu trách nhiệm sản xuất

Quyết định nội dung chương trình
(Đạo diễn chương trình )

Lên kịch bản (Đạo diễn và các Biên tập viên)

Dựng bối cảnh
_Đạo diễn
_Biên tập viên
_Họa sĩ
_Ekip mỹ thuật

Lắp đặt
_Đạo diễn _Họa sĩ
_Ekip mỹ thuật

Làm việc với biên tập
âm nhạc


Quay clip/phóng sự tiền kỳ
_Đạo diễn/trợ lý đạo diễn
_Biên tập viên
_Quay phim
_Diễn viên

Đồ họa, kỹ xảo vi tính, cơng
nghệ 3D

Dựng phát sóng
_Đạo diễn _Biên tập viên _Kỹ thuật
hậu kỳ
Dựng băng theo kế
hoạch

Âm thanh trường quay
Đạo diễn hiện trường, đạo diễn chương trình
và tổ âm thanh

Thu nhạc
Thu thanh (nếu cần)

Hồn tất băng quay tình huống, phóng sự và
clip ngoại cảnh/tiền kỳ

Ghi hình diễn tiến theo phân cơng nhân sự và
nhiệm vụ trong trường quay (theo kế hoạch
sản xuất và quy trình triển khai)

Dựng hậu kỳ, duyệt băng phát sóng, chỉnh sửa

và in băng lần cuối

Phát sóng

23

Lồng tiếng
Thu thanh


Chương 3
Những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng sản xuất chương trình TCTH
3.1 Đánh giá chung về quy trình sản xuất các chương trình
TCTH
3.1.1 Thành cơng
Tính từ những ngày đầu tiên đến nay, các chương trình TCTH
đã trải qua gần 17 năm tìm tịi và phát triển, giờ đây TCTH chính
thức trở thành một sân chơi bổ ích và lý thú, được rất đông đảo khán
giả mến mộ.
Theo số liệu khảo sát thì có tới 62% khán giả trả lời rằng, họ
có xem các chương trình trị chơi trên VTV3. Các chương trình ban
đầu cịn chưa được chun nghiệp hóa, chưa có quy trình cụ thể mà
sản xuất theo kiểu “mày mò học hỏi” và liên tục có sự thay đổi trong
quy trình với các chương trình khác nhau. Trải qua hơn 16 năm phát
triển, nhóm sản xuất đã rút được biết bao kinh nghiệm từ tất cả các
chương trình đã từng sản xuất để tiến đến hồn thiện hơn từng phần
nhỏ trong cơng tác sản xuất như hình thành chức danh tổ chức sản
xuất, chủ nhiệm đồng thời thiết lập và đưa vào nhiều bộ phận phối
hợp mới một cách chuyên nghiệp hơn như đạo diễn hình, đạo diễn kỹ

thuật hay ekip sân khấu.
3.1.2 Hạn chế
Hạn chế đầu tiên cần phải nhắc đến đó là sự phối hợp giữa các
bộ phận trong công tác sản xuất. Để quy trình sản xuất TCTH diễn ra
trơn tru, thuận lợi thì các bộ phận ấy phải cùng vì một mục đích, cùng
24


nhìn về một hướng và cùng nhau cố gắng. Tuy nhiên hiện nay, 3 bộ
phận quan trọng để cấu thành một chương trình TCTH là đội ngũ biên
tập viên, đội ngũ kỹ thuật viên và đội ngũ mỹ thuật lại đang thuộc 3
nơi khác nhau của Đài THVN nói chung và một số cơ quan sản xuất
chương trình khác nói riêng. 3 bộ phận quan trọng thuộc về 3 nơi với 3
cơ chế quản lý và cách làm khác nhau sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn về mặt
sản xuất. Vấn đề thứ hai gặp hạn chế trong quy trình sản xuất là khâu
kịch bản phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ biên tập cũng như format
chương trình khiến cho các bộ phận phối hợp đôi khi làm việc như một
chiếc máy lập trình sẵn, hồn tồn theo format định sẵn nên đôi khi
thiếu mất sự sáng tạo trong từng khâu sản xuất. Hiện nay nhiều chương
trình TCTH bị q ơm đồm về mặt nội dung dẫn đến tình trạng quá tải
về công việc cho các bộ phận song sử dụng khơng hết số nội dung đã
làm đó hoặc sử dụng tồn bộ dẫn đến chương trình dài lê thê về mặt
thời lượng mà lại không đạt hiệu quả cao.
Vấn đề kinh phí sản xuất cũng là một trở ngại lớn trong việc
phát triển quy trình sản xuất ngày một hiện đại hơn.
3.1.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế
3.2 Khuyến nghị và giải pháp
3.2.1. Phương hướng chung của VTV
Hiện nay Lãnh đạo VTV đã có sự chỉ đạo cho thay mới nhiều
máy móc hiện đại hơn, VTV cũng đã cải tiến, nâng cấp lại hệ thống

máy móc tại các phịng máy/xe màu hiện có sau nhiều năm sử dụng.
Điều đáng nói nhất là cơng trình tịa nhà Trung tâm kỹ thuật – Đài
THVN với hệ thống trường quay hiện nay, máy móc đạt chuẩn quốc
25


tế với khơng gian rộng rãi, thống mát, lịch sự đáp ứng nhu cầu ghi
hình của nhiều chương trình. Đài THVN cũng đã diễn ra quá trình
phân bổ lại các bộ phận phối hợp để tránh tình trạng biên tập gặp
nhiều khó khăn khi đi quay.
Gần đây, VTV cũng áp dụng cách làm tự chịu trách nhiệm
chương trình cho từng Ban và đặc biệt hơn VTV hiện nay cũng trao
quyền quyết định về nhân sự cho từng Ban, mỗi Ban đều có thể tự
tuyển thêm cộng tác viên cho mình và giữ lại các cộng tác viên có
năng lực để làm việc. Cơ chế mở về nhân sự này thực sự là một bước
tiến giúp cho quy trình sản xuất được phát triển hơn về mặt nhân lực
và năng lực sáng tạo.
3.2.2. Kiến nghị của những người làm chương trình
 Tất cả những người sản xuất TCTH đều mong muốn được
sáng tạo nhiều hơn nữa về nội .
 Những người sản xuất mong mỏi rằng đối với tất cả các bộ
phận khác, chương trình TCTH nào cũng là tâm huyết, là trách nhiệm
đến cùng của họ để các BTV đỡ khó khăn hơn khi gặp vấn đề trong
suốt khâu sản xuất.
 Đội ngũ BTV đảm trách cơng việc ngồi chun mơn mong
muốn có một quy trình chuẩn và mở những khóa đào tạo ngắn hạn để
tiết kiệm thời gian trong các cơng tác này.
 Cách làm tiết kiệm chi phí sẽ ảnh hưởng lớn đến sức người
và tinh thần tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân trong ekip.
 Cần đổi mới về các loại format chương trình nhằm tránh việc

sản xuất đi vào lối mòn từ kịch bản nội dung cho đến các khâu thực
hiện sản xuất.
26


3.2.3.Đề xuất giải pháp nâng cao quy trình sản xuất
 Phân cấp và tổ chức hợp lý các bộ phận phối hợp.
 Thực hiện các lớp đào tạo ngắn ngày – dài ngày chuyên sâu
về các nội dung cơ bản.
 Khích lệ nhiều hơn nữa tính sáng tạo
 Thực hiện nghiêm túc theo quy trình sản xuất chuẩn được
thống nhất
 Thực hiện xây dựng, nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất
 Tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực
 Thực hiện đào tạo nhóm cho tất cả những người trong ekip
làm việc
 Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
 Cần phải có chế độ đãi ngộ phù hợp, giúp đỡ các cá nhân có
cơ hội phát triển và thể hiện mình, tạo ra một mơi trường làm việc
năng động, văn minh và vui vẻ dành cho những người đã đang và sẽ
đóng góp năng lực của chính mình vào quá trình sản xuất.

27


×