Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.41 KB, 31 trang )

Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp
và cầu truyền hình ở Đài Truyền hình Việt Nam

Lê Thị Ngọc

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS. TS Dương Xuân Sơn
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá chất lượng, hiệu quả kịch bản các
chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình để từ đó thấy được tính sáng tạo của
kịch bản truyền hình hiện nay như thế nào. Đưa ra được một mô hình và chu trình viết
kịch bản truyền hình trong chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Đưa ra
kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao chất lượng sáng tạo kịch truyền hình.

Keywords: Báo chí học; Truyền hình trực tiếp; Cầu truyền hình; Kịch bản truyền hình;
Tính sáng tạo

Content



5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN
HÌNH 14
1.1. Kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh 14
1.1.1. Kịch bản 14


1.1.2. Kịch bản văn học 14
1.1.3. Kịch bản sân khấu 17
1.1.4. Kịch bản điện ảnh 18
1.2. Kịch bản truyền hình 21
1.3. Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình của các chương trình
truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài THVN 33
1.3.1. Khái niệm sáng tạo 33
1.3.2. Sáng tạo kịch bản và nguyên tắc DOIT 37
1.3.3. Truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp 42
Tiểu kết chương 1 50
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC SÁNG TẠO KỊCH BẢN TRONG SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH 52
2.1. Khái quát kênh VTV1, VTV3, VT6 của Đài Truyền hình Việt Nam 52
2.1.1. Kênh VTV1 52
2.1.2. Kênh VTV3 52
2.1.3. Kênh VTV6 53
2.2. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch bản
truyền hình sang ngôn ngữ báo hình. 59
2.2.1. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch
bản truyền hình sang ngôn ngữ báo hình ở kênh VTV1. 59
2.2.2. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch
bản truyền hình lên ngôn ngữ báo hình ở kênh VTV3, VTV6. 71
Tiểu kết chương 2: 90

6
Chƣơng 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG SÁNG TẠO KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH 92
3.1. Kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp tích cực. 92
3.1.1 Khuyến khích biên tập viên, phóng viên suy nghĩ và sáng tạo
kịch bản 92

3.1.2 Xác định đề tài, chủ đề, ý tưởng, bố cục: 93
3.1.3 Xây dựng kịch bản văn học và kịch bản truyền hình phải song
song với nhau. 97
3.1.4 Xác định địa điểm tường thuật trực tiếp và cầu truyền hình. 98
3.1.5. Lên phương án dự phòng và khả năng ứng biến. 102
3.1.6. Bàn bạc với ekip làm việc 104
3.1.7. Phải chạy kịch bản nhiều lần trước khi lên sóng trực tiếp và
cầu truyền hình 106
3.1.8. Lãnh đạo phải quan tâm đến việc "sáng tạo kịch bản" và phải
có môi trường để kích thích sự sáng tạo 107
3.2. Kinh nghiệm thực tiễn và những lỗi không lặp lại. 113
3.2.1 Xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng kịch bản 113
3.2.2. Lựa chọn địa điểm tổ chức. 115
3.2.3. Ý tưởng phải phù hợp với thực tế 117
3.2.4. Thời gian và thời lượng 120
3.2.5. Nguyên tắc chạy kịch bản và tổng duyệt 124
Tiểu kết chương 3 126
KẾT LUẬN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền hình là loại hình báo chí ra đời sau phát thanh, báo in
tuy nhiên lại có sự phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX, XXI. Với thời
đại bùng nổ thông tin, truyền hình đang chứng kiến sự thay đổi kịch

bản ở nhiều chương trình do người Việt Nam sáng tạo cũng như sự đổ
bộ của nhiều chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền
Bên cạnh đó, các chương trình có kịch bản do người Việt
Nam sáng tạo thực sự không thu hút được khán giả xem truyền hình.
Câu hỏi thứ ba mà tác giả luận văn luôn suy nghĩ và trăn trở,
tại sao hiện nay ngoài kịch bản hay và hấp dẫn thì các chương trình
đang thu hút nhiều khán giả quan tâm thường là các chương trình
trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp. Phải chăng nhu cầu xem của
khán giả truyền hình ngày càng cao, khán giả nhận thấy rằng cách
tiếp cận với phương thức truyền hình trực tiếp hay cầu truyền hình
truyền hình trực tiếp sẽ là tiếp cận nhanh nhất, trung trực nhất và có
những thông tin nóng hổi nhất.
Trong thực tế chưa có nhiều tiểu luận, khóa luận, luận văn
thạc sĩ nghiên cứu về kịch bản cũng như tính sáng tạo của kịch bản
trong các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình nên
tác giả luận văn mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài
này.
Đó là bốn lý do, tác giả luận văn nghiên cứu lựa chọn đề tài
"Tính sáng tạo trong kịch bản ở chương trình truyền hình trực tiếp và
cầu truyền hình Việt Nam" để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại Khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân -
Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có nhiều bài tiểu luận, luận văn đại học,
luận văn cao học đã nghiên cứu về truyền hình ở nhiều khía cạnh
như:
- Luận văn của nhà báo Vũ Thanh Hường (Phó trưởng phòng
trò chơi và gặp gỡ truyền hình 1 – Ban thể thao giải trí và thông tin
kinh tế) nghiên cứu về qui trình sản xuất các chương trình trò chơi
truyền hình.


4
- Năm 2008, trong luận văn thạc sĩ học viên Trịnh Thị Thu
Nga nghiên cứu về đề tài: "Đài Truyền hình Việt Nam với việc định
hướng và phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay".
- Năm 2001, sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang nghiên cứu
khóa luận "Kịch bản - vai trò của kịch bản đối với chuẩn bị và thực
hiện một chương trình phỏng vấn".
- Năm 2003 sinh viên Tạ Thị Nghĩa Thục có nghiên cứu đề
tài: "Chương trình cầu truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam
- Năm 2006, trong tiểu luận sinh viên Bạch Thị Thanh
nghiên cứu “Kịch bản và vai trò kịch bản trong sản xuất tác phẩm
truyền hình”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, tổng kết
yếu tố kịch bản hệ thống lý luận về kịch bản và kịch bản truyền hình
trong các chương trình tường thuật trực tiếp và cầu truyền hình trực
tiếp. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc viết kịch bản một cách sáng
tạo. Qua đó rút ra những qui trình xây dựng kịch bản và yếu tố sáng
tạo kịch bản đối với chương trình tường thuật trực tiếp và cầu truyền
hình trực tiếp, từ đó đưa ra kinh nghiệm và các giải pháp để có thể
xây dựng được những kịch bản truyền hình chất lượng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá chất lượng, hiệu
quả kịch bản các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền
hình để từ đó thấy được tính sáng tạo của kịch bản truyền hình hiện
nay như thế nào?
- Đưa ra được một mô hình và chu trình viết kịch bản truyền
hình trong chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình.
- Đưa ra kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao chất lượng
sáng tạo kịch truyền hình.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các tài liệu nghiên cứu về truyền hình, kịch bản truyền
hình.

5
+ Kịch bản các chương trình truyền hình trực tiếp, cầu truyền
hình trên các kênh VTV1, VTV3, VT6.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Kịch bản các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu
truyền hình của Đài THVN từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 5 năm
2013.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở
phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối
của Đảng, Nhà nước ta; các kiến thức lý luận báo chí.
- Cơ sở thực tế: luận văn được thực hiện với phương pháp
phân tích tư liệu dựa trên nghiên cứu kịch bản và thực tiễn các
chương trình truyền hình và cầu truyền hình của Đài Truyền hình
Việt Nam. Trong đó phương pháp được sử là điều tra xã hội học:
phỏng vấn sâu, phương pháp anket (phát phiếu), tổng hợp, phân tích,
so sánh.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài.
- Thấy được vai trò kịch bản và tính sáng tạo trong quá trình
sản xuất kịch bản đối với các chương trình truyền hình.
- Luận văn cũng là tài liệu tham khảo để giảng dạy của các
thầy cô giáo cũng như làm tài liệu đối với sinh viên theo học ngành
truyền hình.
- Luận văn cũng là tài liệu đối với người quản lý trong lĩnh

vực truyền hình để tìm ra cách thức triển khai kịch bản - khâu đầu
tiên trong qui trính sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp và
cầu truyền hình trực tiếp.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương.

6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỊCH BẢN VÀ
KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH

1.1. Kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản
điện ảnh
1.1.1. Kịch bản
"Kịch bản bắt nguồn từ tiếng La tinh senario, có nghĩa là văn
bản kịch hoặc văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu
thành rất quan trọng của tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền
hình".
Theo từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nxb
Khoa học xã hội định nghĩa: “Kịch bản- đó là vở kịch ở dạng văn
bản”.
PGS. TS Dương Xuân Sơn cũng đã viết rằng: " Kịch bản là
một vở kịch , một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô
hình hóa trên văn bản với tư cách là một đề cương hay chi tiết đến
từng chi tiết nhỏ, tùy theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính
cho "tập thể tác giả" làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình" ".
1.1.2. Kịch bản văn học
"Kịch thường được hiểu theo nghĩa là một loại hình nghệ
thuật sân khấu, vừa có nghĩa là một kịch bản văn học". Như vậy với

định nghĩa này có thể hiểu nguồn gốc của kịch bản là kịch bản văn
học. Người viết kịch bản văn học thai nghén và sáng tạo ra kịch bản.
Nhưng kịch bản văn học đó muốn phát triển rộng rãi, đến được với số
đông công chúng thì sẽ có một đội ngũ như diễn viên, nhạc sỹ, họa sỹ
sẽ tái hiện sinh động trên sàn diễn
Kịch bản có thể coi là một khung giới hạn cho nội dung tác
phẩm định đề cập. Nó vạch ra đường đi nước bước để xây dựng và
hoàn thiện những sản phẩm tinh thần phục vụ cho công chúng. Để
viết được kịch bản, tác giả phải hiểu rõ những đặc trưng sau:
- Xung đột kịch:

7
+) Bi kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa các nhân
vật tươi sáng, cao thượng, có phẩm chất đẹp, có tinh thần hướng tới
cái tiến bộ với những thế lực đen tối, hiểm ác.
+) Hài kịch là vở diễn phản ánh xung đột ở các nhân vật ở
mức độ không quá trầm trọng, phần lớn là từ các tình huống hiểu
nhầm hoặc các nhân vật cố tình chọc ghẹo nhau tạo nên tiếng cười
vui vẻ, thoải mái.
+) Chính kịch dùng để chỉ vở diễn trung gian giữa bi kịch và
hài kịch trong đó vẫn phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong
cuộc sống hàng ngày nhằm hướng tới một sự khẳng định hoặc phủ
định nào đó.
1.1.3. Kịch bản sân khấu
Tuy nhiên có thể khẳng định việc gắn kết giữa kịch bản văn
học và bộ môn nghệ thuật sân khấu luôn đem lại thành công bởi vì
môn nghệ thuật sân khấu giúp cho kịch bản văn học thăng hoa và
ngược lại. Người xem thay vì chỉ đọc văn bản thì họ được chứng kiến
và hòa cùng cảm xúc với nhân vật.
Điều đầu tiên là phải có một kịch bản văn học, đạo diễn sân

khấu dùng thủ pháp sân khấu để "chuyển ngữ" cho tác phẩm văn học
thành tác phẩm sân khấu. Quá trình "chuyển ngữ" đó chính là sáng
tạo.
1.1.4. Kịch bản điện ảnh
Từ sân khấu, từ "kịch bản" được chuyển vào điện ảnh. .
Thời kỳ điện ảnh còn chưa ra khỏi chức năng giải trí, thì
người ta gọi kịch bản là tờ giấy ghi lại những thời điểm các diễn viên
bước ra trước máy quay phim.
Vào đầu những năm 1920 đã tồn tại quan điểm cho rằng kịch
bản là sự liệt kê các cảnh quay, cái gọi là "kịch bản đánh số" hoặc
"kịch bản sắt". Vào cuối những năm 20 quan điểm này được thay thế
bằng thuyết về kịch bản "cảm xúc" mà người ta cho rằng "sứ mạng"
của nó là khơi dậy những cảm xúc sáng tạo, loại ra khỏi kịch bản việc
mô tả cụ thể những gì phải diễn ra trước ống kính máy quay phim.
1.2. Kịch bản truyền hình
Kịch bản truyền hình chính là kịch bản văn học dành cho
truyền hình sử dụng ngôn ngữ và thủ pháp truyền hình để tạo thành

8
loại hình tương ứng. Quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học
sang kịch bản truyền hình chính là tính sáng tạo của người làm kịch
bản truyền hình.





Ngônngữ
sânkhấu
K ịch bản VH

dành cho vở
diễn
Thủ pháp sân
khấu
Ngôn ngữ
điện ảnh
Kịch bản VH
dành cho bộ phim
Thủ pháp điện ảnh
CHUY ỂN NGỮ
Ngôn ngữ
Truyền hình
Kịch bản văn học
dành cho truyền
hình
Thủ pháp truyền
hình

9
1.3. Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình của các
chƣơng trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài
THVN
1.3.1. Khái niệm sáng tạo
Theo quan điểm của tác giả luận văn sáng tạo đồng nghĩa là
phải có ý tưởng, ý tưởng đó phải khác biệt và độc đáo.
Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực và dám nghĩ khác, tư duy
khác. Phương pháp suy nghĩ quyết định phần lớn trong cách sáng tạo
nói chung và sáng tạo kịch bản nói riêng. Có thể nói ý tưởng (ideas)
chính là yếu tố đầu tiên của kịch bản, kịch bản chính là khâu đầu tiên
của truyền hình và cách suy nghĩ lại là yếu tố đầu tiên của kịch bản.

Chữ A chính là Atmosphere (không khí).
Chữ E chính là Effective thinking (nghĩ hiệu quả).
Chữ D chính là Determination (quyết tâm)
Chữ I chính là Ink (viết).
1.3.2. Sáng tạo kịch bản và nguyên tắc DOIT
Khi sáng tạo kịch bản truyền hình, người viết kịch bản phải
nắm vững nguyên tắc DOIT. Chữ DOIT là chữ viết tắt bao gồm:
D - Define problem (Xác định vấn đề)
O - Open mind and apply creative techniques (Cởi mở ý
tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo)
I - Identify the best solution (Xác định lời giải hay nhất)
T - Transform (Chuyển bước)
Người viết kịch bản có thể hiểu như sau:
1.3.3. Truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp
* Chương trình truyền hình
Trong tiếng Anh chương trình là "programme", chương trình
truyền hình là "programme television". Nhắc đến truyền hình là nhắc
đến các chương trình truyền hình. Thuật ngữ chương trình truyền
hình được sử dụng trong hai trường hợp: trường hợp thứ nhất, người
ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung đang phát
đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình
hay Đài Truyền hình. Trong trường hợp thứ hai, chương trình dùng
để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số
thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với những

10
hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và phát đi theo
định kỳ.
Chương trình truyền hình được mở đầu bằng hình hiệu, bằng
hình cắt Chương trình truyền hình là các chương trình "Thời sự",

"Cuộc sống thường ngày" của VTV1, chương trình "Văn hóa sự kiện
nhân vật", "Thời trang và cuộc sống", "Ai là triệu phú", "Đường lên
đỉnh Olympia", "Đồ rê mí" của VTV3
* Truyền hình trực tiếp
Truyền hình trực tiếp là phương pháp truyền tải thông tin nhờ
các thiết bị thông tấn hiện đại đồng thời với thời gian sự kiện đang
diễn ra, mang tính thời sự và có sức thuyết phục cao.
Truyền hình trực tiếp vốn là bản chất của công nghệ truyền
hình, gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Ngay từ
buổi đầu xuất hiện năm 1928 - 1935 truyền hình phải truyền tải hình
ảnh và âm thanh trực tiếp. Năm 1936, người Đức đã truyền trực tiếp
thế vận hội Olympic Berlin tại các thành phố lớn. Ngày 25/8/1948
hai máy quay đã quay cảnh các vận động viên cuộc đua vòng quanh
nước Pháp tới đích. Chương trình truyền hình trực tiếp năm 1953
cảnh nữ hoàng ElizabetII lên ngôi lần đầu tiên được truyền đi trên
toàn thế giới.
* Cầu truyền hình trực tiếp.
Cầu truyền hình trực tiếp chính là dùng phương thức truyền
hình trực tiếp các thông tin, sự kiện đang diễn ra ở nhiều địa điểm
khác nhau. Là phương pháp phản ánh trực tiếp nhiều sự việc tại nhiều
địa điểm không gian khác nhau (ở các đầu cầu khác nhau) trong cùng
1 thời điểm thể hiện tính trội của báo chí (trực tiếp, khách quan, tức
thời, trung thực và quảng bá rộng rãi).

11
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã hệ thống hóa và giải
quyết các khái niệm:
- Khái niệm kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu,
kịch bản điện ảnh.

- Khái niệm kịch bản truyền hình.
- Tìm hiểu về chương trình truyền hình, truyền hình trực tiếp
và cầu truyền hình trực tiếp.
Kịch bản là những con chữ trên mặt giấy và được "chuyển
ngữ" sang các loại hình tương ứng như: sân khấu, điện ảnh, truyền
hình. Quá trình "chuyển ngữ" đó chính là quá trình sáng tạo của
người viết kịch bản, đạo diễn, quay phim
Kịch bản chính là xương sống để toàn bộ tập thể làm theo
cũng như từng cá nhân sẽ có đóng góp cho tác phẩm truyền hình ấy
hoàn chỉnh. Nếu hiểu rõ kịch bản thì từng vị trí có đóng góp rất quan
trọng trong chương trình truyền hình trực tiếp cũng như cầu truyền
hình trực tiếp. Đạo diễn hình sẽ làm cho hình ảnh đẹp hơn, người đạo
diễn ánh sáng hiểu được kịch bản sẽ lên được các phần ánh sáng phù
hợp với từng nội dung chương trình, người đạo diễn hiện trường nắm
được kịch bản sẽ triển khai công việc đến với các bộ phận khác.
Mỗi một một phương tiện truyền thông đều có một thế mạnh
nhất định, nó bổ sung hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung. Tuy
nhiên, trong ba loại hình báo nói, báo viết, báo hình thì loại báo hình
có thể hơn hẳn so với hai loại hình kia. Bởi vì ngoại bình luận, giải
thích các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thì truyền hình còn có hình ảnh
sống động giúp người xem được nhìn thấy những hình ảnh chân thực.
Với chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp
khán giả không chỉ được xem hình ảnh mà còn được sống cùng sự
kiện, được lắng nghe, chia sẻ. Nhờ có truyền hình trực tiếp và cầu
truyền hình trực tiếp mà khán giả có thể như hòa mình vào sự kiện và
có tính tương tác hai chiều rất lớn.

12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VIỆC SÁNG TẠO KỊCH BẢN

TRONG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH

2.1. Khái quát kênh VTV1, VTV3, VT6 của Đài Truyền hình
Việt Nam
Trong các kênh sóng của Đài THVN, tác giả luận văn muốn
nghiên cứu và tìm hiểu về tính sáng tạo của kịch bản ở các chương
trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở các kênh VTV1,
VTV3, VT6. Đây là 3 kênh có số lượng chương trình truyền hình
trực tiếp lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Tác giả luận văn nghiên cứu về 50 kịch bản được truyền hình
trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV3, VTV6
từ năm tháng 1 năm 2005 đến tháng 8 năm 2012.
2.1.1. Kênh VTV1
2.1.2. Kênh VTV3
2.1.3. Kênh VTV6
Biểu 1: Mật độ theo dõi chƣơng trình truyền hình của
công chúng.
Đối tượng khán giả
Mức độ
Tổng
Tỉ lệ %
Thường
xuyên
Tỉ lệ %
Thỉnh
thoảng
Tỉ lệ %
Không
bao giờ
Tỉ lệ %

Học sinh
110
18.80
30
24
2
8
142
Sinh viên
265
45.30
50
40
5
20
320
Công chức nhà nước
125
21.37
35
28
0
0
160
Đối tượng khác
85
14.53
10
8
18

72
113

585 100
(79.6%)
125 100
(17.00%)
25 100
(3.4%)
735
100%


13
Biểu 2: Công chúng xem chƣơng trình nào của Đài
Truyền hình Việt Nam?
Đối tượng
khán giả
Mức độ
Tổng
Tỉ lệ %
Thời sự

Tỉ lệ %
Trò chơi
TH, giải
trí, VN
Tỉ lệ %
Khoa
giáo

Tỉ lệ %
Thể thao
Tỉ lệ %
Học sinh
30
10.34
60
21.05
16
35.56
8
6.96
114
Sinh viên
70
24.14
85
29.82
14
31.11
30
26.09
199
Công chức
nhà nước
160
55.17
90
31.58
12

26.67
32
27.83
294
Đối tượng
khác
30
10.34
50
17.54
3
6.67
45
39.13
128

290 100

(39.46%)
285 100

(38.78%)
45 100

(6.12%)
115 100

(15.65%)
735


100%

Biểu 3: Công chúng xem kênh nào của Đài Truyền hình
Việt Nam?
Đối tượng
khán giả
Mức độ
Tổng
Tỉ lệ
%
VTV1
Tỉ lệ %
VTV2
Tỉ lệ %
VTV3
Tỉ lệ %
VTV6
Tỉ lệ %
Học sinh
9
6.00
20
30.77
85
21.25
40
33.33
154
Sinh viên
32

21.33
9
13.85
123
30.75
50
41.67
214
Công chức
nhà nước
60
40.00
13
20.00
110
27.35
10
8.33
193
Đối tượng
khác
49
32.67
23
35.38
82
20.5
20
16.67
174


150 100
(20.41%)
65 100
(8.84%)
400 100
(54.42%)
120 100
(16.33%)
735
100%

14
Biểu 4: Công chúng thích xem phƣơng thức truyền hình nào?
Đối tượng
khán giả
Mức độ
Tổng
Tỉ lệ
%
Ghi hình sau
đó phát lại
Tỉ lệ %
Trực tiếp

Tỉ lệ %
Cầu truyền
hình trực tiếp
Tỉ lệ %
Học sinh

3
10.00
75
21.61
81
22.63
159
Sinh viên
3
10.00
81
23.34
85
23.74
169
Công chức
nhà nước
7
23.33
99
28.53
98
27.37
204
Đối tượng
khác
17
56.67
92
26.51

94
26.26
203

30 100
(4.08%)
347 100
(47.21%)
358 100
(48.71%)
735
100%

2.2. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học
của kịch bản truyền hình sang ngôn ngữ báo hình.
Như đã trình bày ở chương I, người làm kịch bản và sáng tạo
kịch bản phải là người nắm vững nguyên tắc DOIT. Chữ DOIT là
chữ viết tắt bao gồm:
D - Define problem (Xác định vấn đề)
O - Open mind and apply creative techniques (cởi mở ý
tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo)
I - Identify the best solution (Xác định lời giải hay nhất)
T - Transform (Chuyển bước)
2.2.1. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học
của kịch bản truyền hình sang ngôn ngữ báo hình ở kênh VTV1.
Ở các chương trình của kênh VTV1, quá trình sáng tạo kịch
bản chính là quá trình chuyển ngữ từ kịch bản văn học sang kịch bản
truyền hình dùng ngôn ngữ và thủ pháp truyền hình.
Tin thời sự là một trong những chương trình luôn được thực
hiện bằng phương pháp tường thuật trực tiếp do tính chất của nó.


15
Tin là cái có thật, hấp dẫn. Tin là cái của ngày hôm nay khác
ngày hôm qua, ngày mai khác ngày hôm nay về bất cứ cái gì và bất
cứ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày. Theo từ điển tiếng Việt ghi:
"Tin là điều được truyền đi, báo lại cho biết về sự kiện, tình hình xảy
ra". Trong giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II có ghi: "Tin tức trên
báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có
thật mới xảy ra. đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan
trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối và cải tạo
bằng thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh
chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ, tiếng nói, hay hình ảnh.
Sự sáng tạo trong kịch bản của các chương trình truyền hình
trực tiếp tiêu biểu là các chương trình thời sự. Người làm kịch bản tin
thời sự cũng là người luôn tuân theo các yếu tố: thông tin phải chính
xác, hấp dẫn, kịp thời. Dù biên tập, phóng viên thực hiện tin như thế
nào thì cũng phải đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Phần thực hiện trực
tiếp của bản tin thời sự thường là phần dẫn nối của người dẫn chương
trình và các phần tin nói về các sự kiện đang diễn ra.
Trong khâu đầu tiên làm kịch bản, người làm kịch bản chính
là biên tập viên, phóng viên truyền hình. Trước đề tài được lãnh đạo
ban hoặc lãnh đạo đài giao, người làm kịch bản phải xác định đề tài
và vấn đề cần làm của đề tài đó là gì trước khi bắt tay vào việc viết
kịch bản.
Việc sáng tạo trong kịch bản thể hiện trước hết ở vấn đề mà
biên tập viên, phóng viên phải lựa chọn.
Xác định vấn đề là phần quan trọng nhất trong quá trình sáng
tạo kịch bản. Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để đoán chắc
rằng vấn đề được đặt ra là đúng.
Như vậy người viết kịch bản đã xác định được đề tài và vấn

đề trong quá trình thực hiện phóng sự là một đề tài đang thu hút sự
quan tâm của đông đảo người dân là giá điện. Việc đưa ra vấn đề giá
điện có thể thấp hơn là tin vui đối với nguời dân.
Sau khi xác định vấn đề, người làm kịch bản của các chương
trình thời sự phải kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy
dấu hiệu cuả nó. Hãy hỏi lập đi lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho
tới khi nào bạn nhận ra cội rễ cuả vấn đề và người viết kịch bản phải

16
luôn đặt ra câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Như vậy để có được một
kịch bản thì người làm kịch bản luôn phải trăn trở và suy nghĩ về nó.
Khi người làm kịch bản đã viết xong kịch bản vẫn nên thử
tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súc tích càng tốt,
người làm kịch bản nên viết một số mệnh đề mô tả vấn đề bằng hai từ
và lựa chọn mệnh đề nào rõ nhất. Đây là bước quan trọng mà nhiều
người viết kịch bản không để ý. Đây là giai đoạn mà người nhiều in
kịch bản bỏ qua. Nếu người làm kịch bản gọi tên được các mệnh đề
quan trọng được điều đó có nghĩa là người làm kịch bản sẽ hiểu rõ về
đề tài mình đang làm.
Khi xác định được vấn đề cần làm, thì người làm kịch bản
phải xác định chủ đề kịch bản mà mình sẽ viết. Chủ đề là vấn đề
được người làm kịch bản nêu bật với tư cách là vấn đề quan trọng
nhất đối với chất liệu được nói lên và đối với thời gian xem xét chất
liệu ấy. Rất nhiều sự kiện luôn diễn ra trong đời sống và biên tập
viên, phóng viên truyền hình phải là những người nắm bắt được các
đề tài nóng hổi.
Đề tài liên quan đến cuộc sống người dân và chính sách ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi người dân vẫn là một trong những đề
tài được quan tâm.
Như vậy việc sáng tạo trong kịch bản ở các chương trình thời

sự quyết định phần lớn chính là ở đề tài hay, mới, hấp dẫn. Nếu các
đề tài có tính thời sự vào các ngày thông thường là đã rất khó thì các
đề tài vào các ngày đặc biệt càng khó hơn đối với những biên tập
viên, phóng viên truyền hình
Nội dung tư tưởng - đó là ý nghĩa cơ bản của kịch bản. Nội
dung tư tưởng có thể xuất hiện trước khi nghiên cứu chất liệu. Đó tựa
hồ như là những quan điểm cô đọng của tác giả đối với thực tại. Nội
dung tư tưởng hoàn toàn phụ thuộc vào tác giả, vào cấu trúc những
suy nghĩ của tác giả, vào trình độ hiểu biết, những chuẩn mực đạo
đức, tâm lý, thị hiếu, sở thích và những đặc điểm riêng về cá nhân tác
giả.
Nội dung tư tưởng thì không rộng bằng chủ đề. Một chủ đề
có thể được trình bày thông qua những chương trình truyền hình khác

17
nhau nhưng ở mỗi chương trình thì có nội dung tư tưởng riêng của
chương trình ấy.
Người làm kịch bản phải luôn đặt câu hỏi khi mình viết kịch
bản thì nội dung tư tưởng của kịch bản mình viết là gì?
Nội dung tư tưởng không chỉ thể hiện ở những tin tích cực
mà ngay cả ở những tin tiêu cực thì người làm kịch bản phải đưa ra
nội dung tư tưởng rõ rệt phê phán những hành động sai trái của cá
nhân có làm ảnh hưởng đến Đảng, Nhà Nước Việt Nam.
Khi làm tin , biên tập viên, phóng viên truyền hình phải biết
lựa chọn thông tin nào là quan trọng nhất , nếu có quá nhiều thông tin
trong một bản tin sẽ bóp chết thông tin. Nhiều thông tin trong một tin
sẽ làm bão hòa tất cả các thông tin và khán giả sẽ không biết thông
tin nào là cần thiết và quên sạch những gì vừa xem. Phóng viên làm
tin không được phép tham.
Việc chuyển bước tức là hiện thực hóa kịch bản sẽ phụ thuộc

rất nhiều vào yếu tố địa hình, thời tiết, tài chính do vậy người làm
kịch bản phải khéo léo vận dụng các ý định ban đầu của kịch bản
nhưng cũng vẫn phải biến đổi linh hoạt tùy thuộc vào thực tế đi quay.
.
2.2.2. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học
của kịch bản truyền hình lên ngôn ngữ báo hình ở kênh VTV3,
VTV6.
Việc xác định vấn đề luôn là lời giải đầu tiên trong việc sáng
tạo kịch bản. Nếu người làm kịch bản xác định đúng vấn đề có nghĩa
là con thuyền của bạn đi đúng hướng. Trong thời đại ngày nay, khán
giả rất thông minh và khán giả không chỉ là khán giả mà họ còn là
chuyên gia ở nhiều lĩnh vực. Với một đề tại được giao người làm
kịch bản hoặc nhóm làm kịch bản phải luôn xác định vấn đề lớn sau
đó mới triển khai các bước khác.
Ngày 19/5/2000 VTV1 thực hiện chương trình "Cầu truyền
hình kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh". Vấn đề
được xác định là làm thế nào để chuyển tải hết nội dung lớn lao này.
Nhóm kịch bản đã phải xác định bằng các tư liệu về Bác qua băng đĩa
và các hoạt động thiết thực chào đón kỷ niệm ngày sinh của Bác để
xây dựng chương trình.

18
Tuy nhiên 10 năm sau đó, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày
sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, VTV3 đã thực hiện chương trình cầu
truyền hình "Hành trình theo chân Bác". Vấn đề được xác định là để
khắc họa chân dung đời thường đồng thời cũng là chân dung lãnh tụ
Bác Hồ yêu quí, nhóm kịch bản của VTV3 đã sử dụng chính các bài
hát viết về Bác và tư liệu viết về Bác nhưng sắp xếp theo tiến trình
thời gian.
Đây là giai đoạn mà mỗi người làm kịch bản phải phát huy

hết trí tưởng tượng và phải ghi hết những ý tưởng ra giấy. Luôn luôn
phải nghĩ về đề tài đó và hãy ghi ra giấy tất cả ý tưởng mà người làm
kịch bản vừa kịp nghĩ hay ý nghĩ chỉ vừa thoáng qua.
Cởi mở ý tưởng là bước mà người sáng tác kịch bản luôn chú ý
Bước ba là áp dụng các kỹ thuật sáng tạo để triển khai kịch bản
Thứ tư là chuyển bước. đây là bước cuối cùng có nghĩa là người viết
kịch bản phải chú ý tạo bố kịch cho kịch bản, lên kịch bản đề cương
và kịch bản chi tiết để hoàn thành kịch bản. Đây là bước khó khăn và
quan trọng trong sáng tạo kịch bản. Bước chuyển bước đòi hỏi người
kịch bản phải có kiến thức rộng về mọi lĩnh vực và có phông nền văn
hóa tốt.
Bố cục đó là sự sắp đặt, kết nối, liên hệ là cấu trúc hợp qui luật của tác
phẩm, là quan hệ giữa từng phần của tác phẩm để tạo thành một tác
phẩm thống nhất. Đó là nguyên tắc tổ chức chất liệu. X. Aidenstanh
viết rằng: "Bố cục là một cơ cấu trước hết phục vụ việc thể hiện thái độ
của tác giả đố với nội dung và đồng thời cũng buộc người xem tỏ thái
độ như vậy đối với nội dung".
Trong giai đoạn chuyển bước, người viết kịch bản cần nắm vững bí
quyết của cấu trúc bố cục của một chương trình truyền hình. Đồng
thời, nhiều yếu tố còn phụ thuộc vào năng lực, tài năng của tác giả,
vào mức độ nắm bắt được những bí quyết của nghệ thuật, vào kinh
nghiệm làm việc. Tuy nhiên có những qui luật và những qui tắc
chung bắt buộc trong xây dựng bố cục mà việc hiểu biết những qui
tắc về truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp sẽ giúp cho
tác giả thể hiện được ý đồ sáng tạo của mình. Cấu trúc bố cục tác
phẩm truyền hình ngoài nội dung còn phải bao gồm các yếu tố về mặt
truyền hình như âm thanh, ánh sáng, màn hình.

19
Sau khi xây dựng được bố cục kịch bản, người làm kịch bản

phải lên kịch bản khung. Sau kịch bản khung sẽ là kịch bản chi tiết.
Kịch bản chi tiết là kịch bản đã có đường dây và có khung như hình
xương cá. Một kịch bản chi tiết của chương trình truyền hình trực
tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp sẽ bao gồm các nội dung sau: số
thứ tự, nội dung, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, tín hiệu, đạo cụ.


20
Tiểu kết chƣơng 2.
Ở chương 2, tác giả luận văn đã khái quát về sự ra đời, nội
dung truyền tải, mục tiêu của các kênh VTV1, VTV3, VTV6 ở Đài
Truyền hình Việt Nam đồng thời tiến hành điều tra xã hội học để
thấy được khán giả đang muốn xem kênh gì, thể loại nào từ đó đưa ra
quyết định tại sao lại chọn 3 kênh VTV1, VTV3, VTV6 để nghiên
cứu về tính sáng tạo kịch bản.
Quá trình sáng tạo kịch bản ở các kênh VTV1, VTV3, VTV6
thực chất là quá trình chuyển ngữ từ kịch bản văn học dành cho
truyền hình sang kịch bản truyền hình. Để quá trình sáng tạo này diễn
ra là công sức của cả một tập thể gồm: đạo diễn chương trình, đạo
diễn hình, đạo diễn ánh sáng, đạo diễn trường quay, âm thanh, ánh
sáng, đạo cụ, phục trang
Đối với việc sáng tạo kịch bản truyền hình thì việc nắm
vững nguyên tắc DOIT có ý nghĩa quan trọng. Người làm kịch bản
phải sáng tạo cũng nên tuân theo các nguyên tắc này. Tác giả luận
văn đã phân tích bốn bước cần có trong việc viết và sáng tạo kịch
bản. Đầu tiên phải là xác định vấn đề. Xác định vấn đề đúng thì
kịch bản đó mới đi đúng hướng và là tiền đề để triển khai nếu
không kịch bản đó vẫn chỉ nằm trên bàn giấy. Sau khi xác định vấn
đề đúng, người làm kịch bản phải cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ
thuật sáng tạo. Như vậy bước 1 là bước tiền đề còn bước 2 là người

làm kịch bản được thỏa sức sáng tạo. Đây là bước từng cá nhân sẽ
được sống, được thực hiện những sáng tạo của mình. Bước 3 là
bước xác định lời giải hay nhất. Đây là bước mà người làm kịch bản
truyền hình phải xác định với ý tưởng này thì sẽ triển khai như thế
nào, điều này phụ thuộc vào dự toán được phê duyệt. Ý tưởng tốt là
ý tưởng phải dễ thực hiện và nằm trong chi phí sản xuất chương
trình được phê duyệt. Ở kịch bản truyền hình không chấp nhận
những ý tưởng hay nhưng phi lý và chi phí "trên trời", chi phí "đắt
đỏ". Bước cuối cùng chính là chuyển bước. Đây là giai đoạn mà ý
tưởng và hiện thực triển khai phải song hành với nhau.

21
Chƣơng 3
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SÁNG TẠO
KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH

3.1. Kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp tích cực.
3.1.1 Khuyến khích biên tập viên, phóng viên suy nghĩ và
sáng tạo kịch bản
Biên tập viên, phóng viên truyền hình là những người trực
tiếp sản xuất. Họ luôn là những người làm ra kịch bản văn học và
kịch bản truyền hình hoặc là sản xuất một phần kịch bản văn học và
kịch bản truyền hình.
Mỗi PV, BTV làm kịch bản có thể tham khảo chu trình xây
dựng kịch bản truyền hình của tác giả luận văn
Xác định đề tài

Xây dựng nhóm ý tưởng hạt nhân


Cởi mở ý tưởng (được lãnh đạo phê duyệt)

Xác định lời giải hay nhất (được lãnh đạo phê duyệt)

Chuyển bước

Xây dựng kịch bản đề cương

Xây dựng kịch bản văn học chi tiết (phải phù hợp với kinh phí và tính
khả thi khi sản xuất chương trình)

Xây dựng kịch bản truyền hình chi tiết (phải phù hợp với kinh phí và
tính khả thi khi sản xuất chương trình)

Chương trình được lãnh đạo phê duyệt
Sản xuất chương trình (luôn tính yếu tố dự phòng khi làm trực tiếp)

Sự tiếp nhận của công chúng

22

3.1.2 Xác định đề tài, chủ đề, ý tưởng, bố cục:
Chủ đề chính là đối tượng được trình bày. Nó được người ta giải
thích hoặc suy xét bình luận, đó cũng là cách đặt vấn đề quyết dịnh sự
lựa chọn chất liệu cuộc cống và quyết định tính chất của sự trần thuật có
tính nghệ thuật.
Chủ đề đó là vấn đề được tác giả nêu bật lên với tư cách là
vấn đề quan trọng nhất đối với chất liệu được nói lên và thời gian
xem xét chất liệu ấy.
Nội dung tư tưởng - đó là ý nghĩa cơ bản của tác phẩm mà

nhờ đó tác giả diễn đạt lập trường đạo đức, tư tưởng của mình.
3.1.3 Xây dựng kịch bản văn học và kịch bản truyền hình
phải song song với nhau.
Kịch bản văn học hay được xây dựng khi BTV, PV có ý
tưởng thể hiện nội dung đó. Và đối với những người làm truyền hình
thì kịch bản văn học khi được "chuyển ngữ" sang kịch bản truyền
hình phải lưu ý đến ngôn ngữ truyền hình và thủ pháp truyền hình.
3.1.4 Xác định địa điểm tường thuật trực tiếp và cầu
truyền hình.
Trong khi sản xuất kịch bản văn học và "chuyển ngữ" sang
kịch bản truyền hình thì đề tài có yếu tố quyết định đến việc lên kịch
bản. Đề tài muốn thực hiện được phải có địa điểm và các yếu tố khác
hỗ trợ.
3.1.5. Lên phương án dự phòng và khả năng ứng biến.
Người làm kịch bản tốt phải là người tính toán được các
phương án dự phòng khi sản xuất các chương trình trực tiếp hoặc cầu
truyền hình trực tiếp. Trong quá trình tường thuật trực tiếp có rất
nhiều sự việc diễn ra ngoài kịch bản như thời tiết hoặc khách mời
không đến, ca sĩ bận đột xuất người làm kịch bản phải tính phương
án và ghi rõ trong kịch bản.
3.1.6. Bàn bạc với ekip làm việc
Quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học sang kịch bản
truyền hình gồm có những nhân vật sáng tạo chủ chốt trong nhóm
đó còn là đạo diễn và người quay phim. Mỗi người trong số đó đều
có nhiệm vụ riêng và những chức năng của mình nhưng đồng thời

23
mỗi người trong số họ phải am hiểu sâu sắc nhất và phải quan tâm
đến công việc của người khác kiêm chức năng sáng tạo trong việc
đưa những ý tưởng kịch bản từ giấy lên màn hình.

3.1.7. Phải chạy kịch bản nhiều lần trước khi lên sóng trực
tiếp và cầu truyền hình
Trong các chương trình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp
mà tôi đã tham gia thì việc chạy kịch bản là rất cần thiết. Chạy kịch
bản để cho tất cả các bộ phận được làm việc với vị trí và vai trò của
mình, người phụ trách đạo cụ phải nắm được đạo cụ nào để ở đâu.
3.1.8. Lãnh đạo phải quan tâm đến việc "sáng tạo kịch
bản" và phải có môi trường để kích thích sự sáng tạo.
Lãnh đạo kênh VTV1, VTV3, VTV6 phải xem xét và phải
có cơ chế thưởng cho việc cá nhân có những ý tưởng mới từ đó mới
có thể triển khai những kịch bản hay.
Đồng thời phải sắp xếp và bố trí cơ sở vật chất để nhân viên
có môi trường làm việc và kích thích sáng tạo.

3.2. Kinh nghiệm thực tiễn và những lỗi không lặp lại.
3.2.1 Xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng kịch bản
Trong quá trình viết kịch bản và chuyển ngữ kịch bản văn
học sang kịch bản truyền hình, việc xác định đề tài, chủ đề và tư
tưởng của kịch bản vấn là yếu tố quan trọng. Kinh nghiệm khi xây
dựng các kịch bản truyền hình trong chương trình truyền hình trực
tiếp và cầu truyền hình là không nên lấy những đề tài, chủ đề quá
khó để truyền tải.
Khi người làm kịch bản chọn đề tài để làm trực tiếp cũng nên
tính đến khả năng có sản xuất được không?
3.2.2. Lựa chọn địa điểm tổ chức.
Do yếu tố địa điểm và thời gian quyết định rất lớn đến quá
trình xây dựng kịch bản và sáng tạo kịch bản, "chuyển ngữ" sang
kịch bản truyền hình nên BTV, PV nên tính phương án làm các
chương trình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp là trong nhà, nếu
tổ chức ngoài trời phải có mái che và dựng trước để khi thời tiết diễn

ra như thế nào thì đã có hệ thống bảo vệ. Khi làm kịch bản người làm
kịch bản buộc phải lựa chọn hoặc làm trong nhà để đảm bảo an toàn

24
khi lên sóng trực tiếp hoặc làm ngoài trời dù mưa hay không mưa
cũng vẫn phải có hệ thống bảo vệ.
3.2.3. Ý tưởng phải phù hợp với thực tế
Có rất nhiều người viết kịch bản truyền hình hiện luôn đưa ra
các ý tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ tuy nhiên khó triển khai vào
thực tế. Có thể nói đây là vấn đề gặp rất nhiều ở các kịch bản truyền
hình. Một kịch bản truyền hình có tính sáng tạo có nghĩa là phải có ý
tưởng độc đáo, đặc biệt tuy nhiên không đồng nghĩa với việc không
khả thi.
3.2.4. Thời gian và thời lượng
Sáng tạo kịch bản có nghĩa là người làm kịch bản phải tôn trọng
yếu tố thời gian và thời lượng trong quá trình viết kịch bản. Kịch bản
văn học khi được chuyển ngữ sang kịch bản truyền hình phải có yếu tố
thời gian và thời lượng.
3.2.4. Nguyên tắc chạy kịch bản và tổng duyệt
Chưa bao giờ có một chương trình truyền hình trực tiếp nào
mà không chạy kịch bản và tổng duyệt chương trình.
Việc tổng duyệt chương trình dựa vào kịch bản truyền hình là
qui định phải có khi tường thuật trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực
tiếp.

×