Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Công chúng thế hệ net với các phương tiện truyền thông đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.32 KB, 22 trang )

Công chúng thế hệ Net với các phương tiện
truyền thông đại chúng

Hoàng Thị Thu Hà

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hương
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Đo lường cách thức và mức độ sử dụng mạng internet của công chúng thế
hệ Net, nhằm chỉ ra và lý giải những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng mạng
internet của nhóm công chúng này. Đo lường cách thức và mức độ sử dụng các phương tiện
truyền thông truyền thống là báo in, phát thanh và truyền hình của công chúng thế hệ Net,
nhằm chỉ ra những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng các phương tiện truyền
thông này của công chúng thế hệ Net. Chỉ ra và lý giải sự ảnh hưởng của mạng internet tới
cách thức công chúng thế hệ Net tiếp nhận các loại hình truyền thông truyền thống là báo in,
phát thanh và truyền hình. Đưa ra những đề xuất để góp phần tăng hiệu quả truyền thông của
các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đại đối với công chúng thế hệ
Net

Keywords. Báo chí; Truyền thông đại chúng; Internet

Content

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài ……………………………………………………… trang 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………….3
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 11


5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………… 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………………… 12
7. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………………12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Cơ sở lý thuyết ………………………………………………………………… 13
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới………….13
1.1.2. Một số phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng cơ bản……………19
1.2. Vài nét về sự phát triển của mạng internet ………………………………………22
1.3. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn………………………………….26
1.3.1. Truyền thông………………………………………………………………….26
1.3.2. Truyền thông đại chúng…………………………………………………… 27
1.3.3. Công chúng……………………………………………………………… 27
1.3.4. Thế hệ Net…………………………………………………………………… 28
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………… 29
1.5. Các phƣơng pháp điều tra……………………………………………………… 29
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………………… 30
CHƢƠNG 2: CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
2.1. Đối tƣợng và đặc điểm của mẫu điều tra thế hệ Net………………………………31
2.2. Những đặc điểm nổi bật trong cách thức sử dụng các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng của mẫu điều tra thế hệ Net…………………… 32
2.2.1. Mức độ và cách thức sử dụng mạng internet……………………………… 32
2.2.1.1. Mức độ sử dụng mạng internet…………………………………………….32
2.2.1.2. Mục đích sử dụng mạng internet………………………………………… 37
2.2.2. Mức độ và cách thức đọc báo in………………………………………………46
2.2.3. Mức độ và cách thức nghe phát thanh…………………………………… ….49
2.2.4. Mức độ và cách thức theo dõi truyền hình………………………………… 53
2.2.5. Tương quan giữa việc sử dụng mạng internet với
việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng khác ……………………… 59
2.3. Sự phân nhóm trong mẫu điều tra thế hệ Net và một số dị biệt trong cách thức
sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng giữa các phân nhóm……………… 63

2.3.1. Phân nhóm theo thị hiếu và giới tính……………………………………….…63
2.3.2. Phân nhóm theo môi trường học tập………………………………………….67
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………………… 70
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC PHƢƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
3.1. Mẫu điều tra thế hệ Net có nhu cầu sử dụng các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng tƣơng đối cao…………………………………………………………….…71
3.1.1. Nhu cầu sử dụng mạng internet……………………………………………….71
3.1.2. Nhu cầu theo dõi truyền hình……………………………………………….…75
3.1.3. Nhu cầu nghe phát thanh…………………………………………………… 76
3.1.4. Nhu cầu đọc báo in………………………………………………………….…77
3.2. Mạng internet có ảnh hƣởng tới mức độ và cách thức sử dụng báo in, phát thanh
và truyền hình của mẫu điều tra thế hệ Net……………………………………………78
3.3. Thế hệ Net là tập hợp của các phân nhóm công chúng với các đặc trƣng dị biệt 80
3.4. Một số đề xuất đối với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng……………….…81
Tiểu kết chƣơng 3 …………………………………………………………………… 83
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….87
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………… 94





1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Có thể nói, sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến cho xã hội loài
người những thay đổi vượt qua sự tưởng tượng của chính những người phát minh ra

chúng.
Nhìn lại lịch sử phát triển của truyền thông đại chúng trên thế giới, từ góc độ
kênh truyền (channel), có thể thấy, mỗi một đột phá trong lĩnh vực công nghệ lại tạo
tiền đề phát triển một loại hình truyền thông mới. Và mỗi một loại hình truyền thông
mới ra đời lại tạo nên một cuộc cách mạng trong truyền thông đại chúng. Đây là thời
điểm mà các nhà truyền thông cần cẩn trọng nghiên cứu về bối cảnh truyền thông
đương đại và nhận định về các xu hướng phát triển trong tương lai.
Các nghiên cứu này bao gồm các đánh giá về sự tác động của loại hình truyền
thông mới đến các nhóm công chúng: Quan điểm, thái độ của công chúng đối với loại
hình truyền thông mới, loại hình truyền thông mới có ảnh hưởng thế nào tới quan
điểm, thái độ và thói quen tiếp nhận của công chúng đối với các loại hình truyền thông
ra đời trước đó. Bên cạnh đó, còn là các đánh giá quan trọng về sự tương tác giữa các
loại hình truyền thông với nhau, và sự tương tác giữa các loại hình truyền thông với
các bên liên quan khác (ví như các công ty nghiên cứu và sản xuất công nghệ), trong
một “cuộc chạy marathon” mà đích đến cuối cùng là công chúng.
Tại thời điểm truyền hình ra đời và phát triển nở rộ từ sau Đại chiến Thế giới
lần thứ hai, không ít người hồi hộp chờ đợi sự kết thúc của phát thanh. Nhưng cho tới
nay, phát thanh vẫn tồn tại và định hình con đường phát triển của mình theo hướng
chuyên biệt hóa và phục vụ cho một xã hội di động và dường như, đang ngày càng cô
đơn. Đến khi mạng internet xuất hiện và phát triển bùng nổ, người ta lại lo lắng cho sự
phát triển của các loại hình truyền thông cũ, đặc biệt là nghi ngờ về sự tồn tại của báo
in. Trong thời đại số, khi mà, chỉ với một click chuột truy cập vào mạng internet là có
thể biết được mọi tin tức trên toàn cầu, một cách nhanh chóng và hầu như miễn phí, thì
liệu sẽ còn ai bỏ tiền ra mua báo in? Nhưng thực tế, sau hai chục năm mạng internet
phát triển như vũ bão, thì tới nay, báo in vẫn tồn tại, mặc dù doanh thu từ báo in được
ghi nhận là đang giảm sút.
2

Nhưng câu chuyện về mạng internet liệu có đơn thuần là câu chuyện về một
loại hình truyền thông mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và lấn

lướt các loại hình truyền thông cũ, giống như câu chuyện của phát thanh hay truyền
hình lúc mới ra đời? Hay câu chuyện này còn nhiều lớp lang ý nghĩa khác? Cho tới
nay, các nhà nghiên cứu truyền thông vẫn hồ nghi, đặt câu hỏi và đang nỗ lực để trả
lời.
Thực tế là trước khi mạng internet ra đời, mô thức truyền thông cũ chủ yếu là
tuyến tính, một người –tới – nhiều người (one – to – many), với vai trò hầu như cố
định của người gửi thông điệp và người nhận thông điệp. Mạng internet ra đời đã phá
vỡ mô hình tuyến tính đó và đưa tất cả vào không gian đa chiều, nơi mà người nhận
thông điệp có thể trở thành người gửi thông điệp và người gửi thông điệp cũng trở
thành người nhận thông điệp (many – to – many), nơi mà buộc người ta phải hồ nghi
và xem xét lại tất cả các định nghĩa cơ bản vốn đã được nhất trí, như “truyền thông”,
“nhà báo” hay “công chúng”, nơi là điểm tích hợp của ngày càng nhiều các thiết bị
công nghệ hiện đại, để rồi từ đó, chúng ta có báo trực tuyến, phát thanh trực tuyến hay
truyền hình trực tuyến.
Câu chuyện về mạng internet rộng hơn nhiều một câu chuyện về công nghệ hay
câu chuyện về một loại hình báo chí mới. Nhưng xuất phát điểm không thể phủ nhận
của nó là từ công nghệ, với sự ra đời của world wide web. Không phải ngẫu nhiên mà
quan điểm “phương tiện là thông điệp” của Marshall McLuhan (1964) đến nay vẫn
khiến các nhà nghiên cứu suy tư, hay ít ra, là đọc được từ đó nhiều gợi ý sâu sắc.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đặt giả thuyết và nỗ lực kiểm chứng sự tác
động của internet tới thói quen tiếp nhận của công chúng. Sự ra đời và phát triển của
mạng internet đã hình thành nên một thế hệ công chúng với những đặc trưng khác biệt
về thói quen và nhu cầu tiếp nhận các sản phẩm truyền thông đại chúng, so với các thế
hệ trước đó. Tác giả luận văn này chọn cách gọi nhóm công chúng chuyên biệt này là
công chúng thế hệ Net, để nhấn mạnh tới sự ảnh hưởng sâu sắc của loại hình truyền
thông qua công nghệ internet tới mô thức tiếp nhận của nhóm công chúng này. Don
Tapscott được coi là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ Net Generation (thế hệ Net),
trong cuốn sách viết năm 1997 của ông, Growing up digital: The rise of the Net
3


generation (Lớn lên cùng công nghệ số: Sự vươn lên của thế hệ Net). Thuật ngữ này
sau đó được sử dụng lại trong nhiều nghiên cứu về nhóm công chúng trẻ.
Việt Nam chính thức hòa mạng thế giới vào năm 1997. Sau mười bốn năm phát
triển, với khoảng 1/3 dân số cả nước sử dụng mạng internet, có thể nói, cho tới nay,
mạng internet tại Việt Nam tương đối bắt nhịp so với thế giới. Và năm 2011, lần đầu
tiên Việt Nam lọt vào danh sách 20 quốc gia có số lượng người sử dụng mạng internet
lớn nhất thế giới (thứ 19) [67]. Nhưng, cho tới nay, hầu như chưa có công trình nghiên
cứu nào về thế hệ Net tại Việt Nam, và từ góc độ truyền thông đại chúng thì mới chỉ
có một vài công trình nghiên cứu về nhóm công chúng thanh niên. Ngoài ra là một số
nghiên cứu về nhóm công chúng này của các công ty nghiên cứu thị trường, dưới góc
độ marketing.
Vậy, công chúng thế hệ Net tại Việt Nam có diện mạo như thế nào? Với quan
điểm, thái độ và thói quen tiếp nhận các sản phẩm truyền thông đại chúng ra sao? Sự
ảnh hưởng của mạng internet tới thói quen tiếp nhận của nhóm công chúng này đối với
các loại hình truyền thông truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) như thế nào?
Đây đều là những tri thức cần thiết để các loại hình truyền thông cũ có thể xây dựng
kênh truyền thông chuyên biệt nâng cao chất lượng phục vụ cho nhóm công chúng này
trong bối cảnh mạng internet đã và đang chứng tỏ là sức hấp dẫn mạnh mẽ của mình
với nhóm công chúng này; và đang phát triển nhanh chóng về cả chiều rộng lẫn chiều
sâu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về lịch sử nghiên cứu thế hệ Net trên thế giới: Kể từ khi mạng internet ra đời và
phát triển, đã có rất nhiều các nghiên cứu về sự tác động của mạng internet tới công
chúng truyền thông, đặc biệt là tới thế hệ trẻ ngày nay. Điểm khác biệt dễ thấy nhất ở
thế hệ này so với các thế hệ trước đó là: Phần lớn thế hệ này lớn lên, hoặc sinh ra và
lớn lên, cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ - mà trung tâm của cơn
bão phát triển đó là mạng internet kết nối toàn cầu.
Cho tới nay, đã có rất nhiều thuật ngữ được các nhà nghiên cứu dùng để miêu tả
nhóm công chúng sinh ra và trưởng thành cùng sự phát triển của mạng internet. Một
vài thuật ngữ phổ biến nhất là Millennials Generation – thế hệ Thiên niên kỉ (Howe và

4

Strauss, 1991), Net Generation hay Net Gen – thế hệ Net (Don Tapscott, 1998),
Generation Y – thế hệ Y (Oblinger và Oblinger, 2005) và Digital Natives – hàm chỉ về
những người sinh ra trong thế giới công nghệ số (Marc Prensky, 2001). Mỗi một cách
gọi thể hiện góc độ tiếp cận của nhà nghiên cứu. Nếu Howe và Strauss nhấn mạnh về
một thế hệ được sinh ra và lớn lên tại giao thời của hai thiên niên kỉ, Oblinger và
Oblinger nhấn mạnh sự tiếp nối của thế hệ mới này với thế hệ X trước đó, thì Don
Tapscott và Marc Prensky nhấn mạnh tới sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số tới
thế hệ này. Và đặc biệt, Tapscott đã dùng chính tên gọi internet – công nghệ số đã tiến
hành cuộc cách mạng trong đời sống nhân loại trong hai thập niên trở lại đây, làm tên
gọi cho cả một thế hệ. Don Tapscott được coi là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ
Net Generation (thế hệ Net), trong cuốn sách xuất bản năm 1998 của ông, Growing up
digital: The rise of the Net generation (Lớn lên cùng công nghệ số: Sự vươn lên của
thế hệ Net).
Theo cuốn Grown up digital: How the Net generation is changing your world
(Trưởng thành cùng công nghệ số: Thế hệ Net đang thay đổi thế giới của bạn ra sao)
của Don Tapscott, 2008, cơ cấu dân số Mỹ từ năm 1946 tới nay như sau:
- Thế hệ Baby Boom (những người sinh từ tháng 1/1946 tới tháng 12/1964),
chiếm 23% dân số Mỹ. Đây là thế hệ được sinh ra bởi bố mẹ là những người sống sót
sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
- Thế hệ X (sinh từ tháng 1/1965 tới tháng 12/1976), chiếm 15% dân số Mỹ.
- Thế hệ Net (sinh từ tháng 1/1977 tới tháng 12/1997), chiếm 27% dân số Mỹ.
- Thế hệ Next (sinh từ tháng 1/1998 tới 2008), chiếm 13.4% dân số Mỹ
Tapscott còn gọi thế hệ thứ nhất, Baby Boom, là thế hệ Tivi (Tivi Generation)
như một cách để nhấn mạnh tới ảnh hưởng sâu sắc của ti vi tới thế hệ công chúng này.
Tại đây, chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng từ quan điểm của Marshall McLuhan.
McLuhan cũng từng đề cập đến thế hệ những người chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ ti
vi (thập niên 50 và 60 của thế kỉ trước), và ông gọi đó là thế hệ hậu văn tự
(postliterate) đầu tiên của một thời đại hậu văn tự - nơi mà vai trò của văn tự ngày

càng yếu đi và dần nhường chỗ cho các cấu trúc phi văn tự. Và thế hệ này cho thấy
5

những khả năng truyền đạt và cảm nhận mà các thế hệ trước đó, trong thời đại của
công nghệ ấn loát, không thể có được.
Đến lượt mình, Tapscott gọi thế hệ Net là thế hệ toàn cầu (global generation)
đầu tiên. Phần trăm dân số của thế hệ này cũng tương đối khác nhau tại mỗi quốc gia.
Các quốc gia có phần trăm dân số thuộc thế hệ Net đông nhất thế giới bao gồm Mỹ,
Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Nghiên cứu về thế hệ Net do Don Tapscott đứng đầu
thuộc một dự án nghiên cứu trị giá 4 triệu USD. Năm 2007, nhóm của Tapscott đã tiến
hành phỏng vấn 5935 người thuộc thế hệ Net, tuổi từ 15 tới 29 tại 12 quốc gia là Mỹ,
Canada, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Mexico, Brazil, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản
và Ấn Độ. Bên cạnh đó, nhóm cũng nghiên cứu mẫu đối sánh thuộc nhóm tuổi từ 30
tới 41 (thế hệ X) và nhóm tuổi từ 42 tới 61 (thế hệ Baby Boom) tại Mỹ và Canada.
Theo kết quả của nghiên cứu này thì có nhiều sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa
những người thuộc thế hệ Net được nghiên cứu tại 12 quốc gia. Ví dụ, thế hệ Net có
xu hướng tìm đến tự do trong tất cả những việc họ làm, từ tự do lựa chọn đến tự do thể
hiện, và họ ưa thích cá nhân hóa (personalize), đặc biệt là đối với các sản phẩm truyền
thông đại chúng.
Lý giải cho sự hình thành thế hệ toàn cầu đầu tiên – thế hệ Net, Don Tapscott
cho rằng, nguyên nhân căn bản nằm ở sự ra đời và phát triển như vũ bão của mạng
internet toàn cầu. Tapscott cũng cho rằng, mặc dù dân số trẻ (bao gồm thế hệ Net) tập
trung đông nhất tại phương Đông, song, văn hóa đại chúng phương Tây, vốn được
“xuất khẩu” qua các kênh truyền thông đại chúng, đặc biệt qua mạng internet, mới là
yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới thế hệ Net toàn cầu. Nhìn chung, Don Tapscott cho rằng
mặc dù các quốc gia và các khu vực vẫn có những đặc điểm văn hóa khác biệt, song,
càng ngày giới trẻ trên thế giới càng trở nên giống nhau ở tần suất sử dụng, sự thành
thạo các loại công nghệ số cũng như quan điểm về các phương tiện truyền thông đại
chúng (khi được hỏi Bạn thà sống thiếu ti vi hay mạng internet?, tại cả 12 nước được
khảo sát, phần lớn người được hỏi lựa chọn có thể sống thiếu ti vi). [65, pg.43]

Quan điểm của Tapscott được một số nhà nghiên cứu khác chia sẻ, bao gồm
Marc Prensky. Trong nghiên cứu năm 2001 của mình, Prensky đặc biệt lưu ý về sự
ảnh hưởng của các công nghệ mới trong đời sống giới trẻ hiện nay. Thậm chí, các
6

công nghệ mới đã trở thành một nét tính cách đặc trưng của giới trẻ mà thông qua đó
có thể đoán định về những thay đổi cơ bản trong cách thức giới trẻ giao tiếp, hòa nhập
xã hội, sáng tạo hay học tập. Điều này còn thực sự có ý nghĩa từ góc độ giáo dục.
Prensky gọi thế hệ trẻ là Digital Natives – tức là “những người bản địa” trong thế giới
số, am hiểu thứ ngôn ngữ của máy tính, trò chơi điện tử và mạng internet” và Prensky
gọi những người sinh ra trước kỉ nguyên số (vốn bắt đầu khoảng từ thập niên 80 của
thế kỉ trước) là Digital Immigrants – tức là “những người nhập cư” vào thế giới số, có
thể học để sử dụng các công nghệ mới nhưng dù sao vẫn thuộc về thế hệ cũ và không
thể hoàn toàn am hiểu công nghệ như “những người bản địa”. Prensky so sánh với sự
khác biệt như khi học một ngoại ngữ với việc là người bản địa và nói tiếng mẹ đẻ. [55]
Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu khác lại đặt giả thuyết và chứng
minh rằng thế hệ Net không đơn thuần tập hợp những đặc điểm tương đồng trên diện
rộng trong cách thức sử dụng công nghệ số và các loại hình truyền thông mới. Ví dụ,
nghiên cứu của Carmel McNaught, Paul Lam và Annisa Ho (2009) đã chỉ ra những
khác biệt đáng chú ý trong kinh nghiệm sử dụng công nghệ giữa các sinh viên và cán
bộ của trường đại học Hong Kong, Trung Quốc [46]. Một nghiên cứu khác do nhóm
của Gregor Kennedy tiến hành (2008) tại ba trường đại học của Australia cũng cho
thấy một vài khác biệt tương tự. [40]
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã cùng lúc xem xét nhiều yếu tố
trong việc định hình cách thức giới trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông số và các
công nghệ mới. Cuộc điều tra của Rolf Schulmeister (2008) với 2098 sinh viên tại
châu Âu đã gợi ý về sự tồn tại của các phân nhóm (sub-group) trong số những người
tham gia khảo sát và các phân nhóm này có các xu hướng khác nhau trong việc sử
dụng các phương tiện truyền thông số [72]. Schulmeister nhấn mạnh rằng cần phải
xem xét kĩ bản chất của việc sử dụng công nghệ trong giới trẻ. Cũng Schulmeister sau

đó (2009) đã kết luận rằng các nghiên cứu về việc sử dụng các phương tiện truyền
thông có xu hướng nhấn mạnh tới tính đa dạng trong các phân nhóm người sử dụng.
[60]
Một trong những nghiên cứu thực chứng gần đây, Chris Jones and Anesa
Hosein (2010) đã phát hiện ra rằng dù độ tuổi là một yếu tố ảnh hướng tới cách thức sử
7

dụng công nghệ của sinh viên nhưng không tìm thấy những khác biệt rõ rệt giữa các
sinh viên thuộc thế hệ Net và các sinh viên không thuộc thế hệ Net. Jones cho rằng
trên thực tế, cách thức sử dụng công nghệ số của các sinh viên, dù ở lứa tuổi nào, cũng
khá phức tạp, và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, như quốc tịch, giới tính
hay việc tham gia các hội, nhóm trong trường đại học. [38]
Trong khi các nghiên cứu về thế hệ Net trong sự đối sánh với các thế hệ trước
đó vẫn đang tiếp tục được tiến hành thì lại chưa có nhiều công trình tìm hiểu về sự đa
dạng trong lòng thế hệ Net – vốn cơ bản được xác định chỉ dựa vào độ tuổi.
Mặc dù tiếp nhận thuật ngữ thế hệ Net của Don Tapscott (được định nghĩa
trong phần sau) nhưng tác giả cũng chọn cách tiếp cận trên cho công trình nghiên cứu
này: Bên cạnh việc khái quát những nét chung trong đặc điểm sử dụng các phương tiện
truyền thông của thế hệ Net, cũng nên xem xét khả năng tồn tại những dị biệt giữa các
phân nhóm trong lòng thế hệ Net.
Về lịch sử nghiên cứu thế hệ Net tại Việt Nam: Theo sự tìm hiểu của các tác
giả thì cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam sử dụng thuật ngữ
thế hệ Net.
Tuy nhiên, đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về nhóm công chúng
trẻ tại Việt Nam, nằm trong mảng nghiên cứu về công chúng truyền thông đại chúng,
với những đóng góp đáng ghi nhận của các nhà xã hội học, bao gồm các công trình
nghiên cứu của Viện Xã hội học và một vài nghiên cứu độc lập cũng chọn cách tiếp
cận của xã hội học truyền thông đại chúng.
Các cơ quan truyền thông đại chúng đã tiến hành nhiều cuộc điều tra thăm dò
bạn đọc, bạn nghe đài hoặc bạn xem truyền hình, ví dụ các cuộc điều tra khán, thính

giả ở quy mô lớn của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Viện
Nghiên cứu dư luận xã hội…Và từ đầu thập kỷ 1990, một số nghiên cứu xã hội học
truyền thông đại chúng đã tập trung vào việc nghiên cứu truyền thông đại chúng trong
hoạt động truyền thông nói chung, về một chủ đề cụ thể nào đó, ví dụ nghiên cứu
truyền thông dân số (1993), nghiên cứu truyền thông phòng chống AIDS (1996).
Nhưng phần lớn các nghiên cứu bài bản về truyền thông đại chúng chỉ mới được Viện
Xã hội học thực hiện trong khoảng hơn một chục năm trở lại đây, với những nghiên
8

cứu như Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng (Khảo sát tại Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Dân lập Thăng Long), do
tạp chí Xã hội học thực hiện năm 1998; hoặc các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các
tổ chức, ví dụ như các nghiên cứu về tạp chí Vì trẻ thơ, chương trình truyền hình Vì trẻ
em, báo Thiếu nhi dân tộc với công chúng trẻ em và Khảo sát các kênh truyền thông
hiện có và tác động của chúng đối với phụ nữ và trẻ em Việt Nam do UNICEF (Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc) tài trợ hoặc chương trình nghiên cứu hình ảnh trẻ em trên
báo chí và vấn đề quyền trẻ em do AMIC (Trung tâm Thông tin và Truyền thông châu
Á) tài trợ.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến một số công trình nghiên cứu độc lập về
công chúng truyền thông, bao gồm công trình nghiên cứu quy mô của Trần Hữu
Quang, Truyền thông đại chúng và công chúng (nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ
Chí Minh) (2000), đã khảo sát cùng lúc ba loại hình ti vi, báo in và radio, từ đó chỉ ra
các mô thức đọc báo của công chúng thành phố; gần hơn là nghiên cứu Công chúng
Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử của Nguyễn Thu Giang (2007), đã điều tra
trên cư dân nội thành Hà Nội nhằm đo lường cách thức và mức độ đọc báo in và báo
điện tử của các nhóm công chúng, từ đó chỉ ra và lý giải mối tương quan giữa hành vi
đọc báo in và báo điện tử của công chúng Hà Nội. Cả hai công trình nghiên cứu trên
đều đáng tin cậy ở phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được áp
dụng có hệ thống và được trình bày rõ ràng trong báo cáo, giúp các nghiên cứu sau
được kế thừa.

Trong bối cảnh các nghiên cứu về công chúng truyền thông, từ góc độ tiếp cận
thực chứng, còn chưa nhiều, thì các nghiên cứu về nhóm công chúng thanh niên lại
càng ít. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về nhóm công chúng này, phải kể đến
công trình Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng (Khảo sát tại Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Dân lập Thăng Long), do
tạp chí Xã hội học thực hiện và công trình khoa học cấp Bộ, Truyền thông đại chúng
với công chúng thanh niên đô thị. Nghiên cứu trường hợp Hải Phòng, cũng do Viện
Xã hội học thực hiện.
9

Nghiên cứu Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng đã tiến hành điều tra tại
ba trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Dân lập
Thăng Long, với dung lượng mẫu là 300, kết hợp phỏng vấn sâu 10 sinh viên. Nghiên
cứu này được tiến hành vào tháng 2 năm 1998. Công trình thứ hai nghiên cứu công
chúng thanh niên đô thị với trường hợp thành phố Hải Phòng, kết hợp nghiên cứu định
lượng (điều tra chọn mẫu) và phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) đã
được thực hiện vào năm 2001, trên 420 mẫu cho bốn nhóm thanh niên đô thị là thanh
niên sinh viên, thanh niên đường phố, thanh niên viên chức, thanh niên công nhân và
một nhóm đối chứng là những người từ 45-65 tuổi. Một số nghiên cứu khác về công
chúng trẻ của mạng internet cũng cần liệt kê ở đây là Ảnh hưởng của internet đối với
thanh niên Hà Nội của tác giả Bùi Hoài Sơn, đã chỉ ra mô hình sử dụng internet của
thanh niên Hà Nội, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong việc sử dụng internet
đối với nhóm công chúng này, và Tác động của việc sử dụng internet đến mạng lưới
quan hệ xã hội của học sinh, sinh viên, nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang năm
2007 của Phan Thị Diễm.
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu về công chúng truyền thông còn
được thực hiện bởi các công ty nghiên cứu thị trường hoặc các công ty truyền thông
trong và ngoài nước. Một vài kết quả nghiên cứu được chia sẻ tại các hội nghị về
marketing như Vietnam Youth Marketing Conference (hội thảo về marketing tới giới
trẻ Việt Nam), thường thu hút sự tham gia của các hãng lớn như Nielsen Vietnam,

Ogilvy, Lowe, Pepsi Co…Nhìn chung, kết quả các nghiên cứu này thường khó tiếp
cận.
Gần đây nhất, đầu tháng 8/2011, dự án nghiên cứu của Yahoo! Việt Nam và
công ty Kantar Media đã công bố một số điểm nổi bật từ công trình khảo sát tình hình
sử dụng internet tại bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, được thực hiện trên 1500
công chúng nam và nữ (chọn mẫu xác suất qua nhiều giai đoạn), độ tuổi từ 15 đến 54
tại bốn thành phố, có sử dụng internet trong vòng 1 tháng cho tới thời điểm được
phỏng vấn là tháng 1 và 2 năm 2011. So với kết quả điều tra năm 2010 thì: [24]
10

- Tỉ lệ sử dụng ti vi vẫn cao nhất so với các phương tiện truyền thông đại chúng
khác.
- Tỉ lệ sử dụng các phương tiện truyền thông trong ngày hôm qua: Tỉ lệ sử dụng
mạng internet đã vượt báo in, xếp thứ hai, sau ti vi.
- Tỉ lệ sử dụng mạng internet đều tăng tại các thành phố. Tỉ lệ này tăng mạnh
nhất ở nhóm tuổi 15 đến 24.
- Tỉ lệ truy cập mạng internet bằng điện thoại di động tăng 11%, đặc biệt tăng
nhanh tại Cần Thơ (36%) và Đà Nẵng (20%).
- Các hoạt động chính khi sử dụng mạng internet có tần suất cao nhất bao gồm
đọc tin tức trực tuyến, truy cập trang chủ các cổng internet, sử dụng công cụ tìm kiếm,
đọc tin tức giải trí về người nổi tiếng. Bên cạnh đó, truy cập các trang mạng xã hội
tăng 14% so với năm ngoái.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã ít nhiều để lại những kinh nghiệm về
phương pháp nghiên cứu và để lại những kết quả quan trọng giúp định hướng cho các
nghiên cứu về sau, bao gồm luận văn này.
Cuộc điều tra trên đối tượng công chúng thanh niên đô thị tại thành phố Hải
Phòng vào năm 2001 cho thấy nhìn chung, mức độ tiếp nhận các nguồn thông tin đại
chúng của công chúng thanh niên thành phố này là khá cao, nhưng có tới 51.1% số
người được hỏi cho biết không tiếp nhận thông tin từ nguồn internet [23]. Mười năm

sau, trong cuộc điều tra của Yahoo! Và Kantar Media, 91% số người được hỏi trong
độ tuổi từ 15 đến 19 có sử dụng internet trong tháng 1 tới tháng 2 năm 2011. Những
con số cho thấy đã và đang diễn ra sự thay đổi quan trọng trong cách thức tiếp nhận
thông tin đại chúng của công chúng thanh niên tại một số đô thị lớn của Việt Nam.
Nhìn ra thế giới, chúng ta càng có cơ sở để đặt giả thuyết về một sự thay đổi căn bản
đang diễn ra trong mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng của nhóm công chúng
trẻ, cụ thể là của công chúng thế hệ Net.
Mỗi công trình nghiên cứu đều có những thành tựu nhất định nhưng vẫn chưa
khắc họa được chân dung nhóm công chúng thế hệ Net tại Việt Nam. Trên cơ sở kế
thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và từ thực tiễn hoạt động truyền
11

thông tại Việt Nam, tác giả mạnh dạn chọn nêu lên một số quan điểm, nhận định, đánh
giá về nhóm công chúng thế hệ Net tại Việt Nam.
Luận văn hi vọng có thể bước đầu trả lời phần nào cho các câu hỏi trên, trong
nỗ lực chung nhằm tìm hiểu về công chúng truyền thông đang phát triển ngày một đa
dạng và phức tạp.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát nhu cầu và thói quen sử dụng
các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng thế hệ Net tại nội thành Hà
Nội. Từ đó đưa ra những gợi ý, tư vấn, kiến nghị nhằm giúp cho các phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đại thu hút và đáp ứng được nhu cầu của
nhóm công chúng mới mẻ và đang phát triển rất nhanh này.
Sau đây là những mục tiêu cụ thể của luận văn:
- Đo lường cách thức và mức độ sử dụng mạng internet của công chúng thế hệ
Net, nhằm chỉ ra và lý giải những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng
mạng internet của nhóm công chúng này.
- Đo lường cách thức và mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông truyền
thống là báo in, phát thanh và truyền hình của công chúng thế hệ Net, nhằm chỉ ra
những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông

này của công chúng thế hệ Net.
- Từ đó, chỉ ra và lý giải sự ảnh hưởng của mạng internet tới cách thức công
chúng thế hệ Net tiếp nhận các loại hình truyền thông truyền thống là báo in, phát
thanh và truyền hình.
- Đưa ra những đề xuất để góp phần tăng hiệu quả truyền thông của các phương
tiện truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đại đối với công chúng thế hệ Net.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách thức, mức độ, thói quen và nhu
cầu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của nhóm công chúng trẻ, có sử
dụng mạng internet, đang sinh sống tại nội thành Hà Nội, được tác giả gọi là nhóm
công chúng thế hệ Net (sẽ được định nghĩa trong chương 1).
12

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả lựa chọn khách thể điều tra
cụ thể là 252 học sinh lớp 10, 11 và 12 của hai trường Phổ thông Trung học Việt Đức
và Chu Văn An, thành phố Hà Nội. Thời điểm điều tra là tháng 5 năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết truyền thông đại chúng và xã
hội học về truyền thông đại chúng.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là việc điều tra bằng bảng hỏi (questionnaire) với
252 học sinh của hai trường Phổ thông Trung học Việt Đức và Chu Văn An, thành phố
Hà Nội vào tháng 5 năm 2011. Trên cơ sở những kết quả định lượng từ cuộc điều tra
này, tác giả tiến hành thảo luận nhóm tập trung (focus group) với nhóm thứ nhất, gồm
7 học sinh trường Việt Đức và nhóm thứ hai, gồm 7 học sinh trường Chu Văn An.
Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 1 và chương 2
của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả của công trình nghiên cứu này phần nào phác họa chân dung nhóm
công chúng thế hệ Net của Việt Nam – nhóm công chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất từ sự phát triển vũ bão của mạng internet toàn cầu. Những hiểu biết mới về nhóm

công chúng này tại Việt Nam chắc chắn sẽ gợi ý các nhà truyền thông về những cách
tiếp cận công chúng hiệu quả hơn.
Công trình này cũng phần nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học
truyền thông đại chúng tại Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về công chúng truyền
thông đại chúng. Đây là mảng rất quan trọng, song tới nay vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu đúng mức.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia
làm ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Các kết quả điều tra
- Chương 3: Một số kết luận và đề xuất đối với các phương tiện truyền thông đại
chúng
87

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Hồng Anh, Nhật Minh, Quảng cáo máy lọc nước Kangaroo 'chọc tức' fan bóng
đá, />kangaroo-choc-tuc-fan-bong-da/, 04/10/2011
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010), Tổng điều tra dân
số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội
3. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (2010), Từ điển Xã hội
học Oxford, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
4. Nguyễn Thu Giang (2007), Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện
tử, luận văn Thạc sĩ Báo chí học
5. Nguyễn Thu Giang (2011), Về việc ủy thác tính giải trí cho truyền thông,
/>%E1%BB%A7y-thac-tinh-gi%E1%BA%A3i-tri-cho-truy%E1%BB%81n-thong/,
04/10/2011
6. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, Nxb ĐHQG, Hà
Nội

7. Đặng Thị Thu Hương (2010), Một số vấn đề về truyền thông đại chúng trong thời
đại internet, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, tr. 203-227
8. Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội (2005), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, Nxb
ĐHQG, Hà Nội
9. Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội (2010), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, Nxb
ĐHQG, Hà Nội
10. Phạm Thị Lan (2010), Chuyên biệt hóa – xu hướng của truyền thông đại chúng
Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, tr.
319-332
11. Vũ Trà My (2005), Một số vấn đề về nghiên cứu truyền thông đại chúng, Báo chí
những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, tr. 296-313
88

12. Mai Quỳnh Nam (2005), Nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Báo chí,
những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, tr. 314-321
13. Thủy Nguyên, 10 năm internet Việt Nam: Những bước tiến dài ấn tượng,
VnMedia.vn, 16/05/2007
14. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
15. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
16. Sinh viên Việt Nam (2008), Chân dung lứa tuổi 20 ở Pháp!,
04/10/2011
17. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội
18. Bùi Hoài Sơn (2006), Ảnh hưởng của internet đối với thanh niên Hà Nội, Nxb
KHXH, Hà Nội
19. Hoàng Ngọc Tuấn, Chú giải về chuyên luận "Giới thiệu Kịch Hình Thể" của

Bonnie Marranca,
/>d=759, 04/10/2011
20. Trang web đại lý chính thức của Công ty Truyền hình số vệ tinh Việt Nam
04/10/2011
21. Trung tâm internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), Thông báo số liệu
phát triển internet Việt Nam,
04/10/2011
22. Trung tâm Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Tổng kết điều tra
thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe – nhìn toàn quốc
năm 2010, Nxb Thông tin và Truyền thông
23. Viện Xã hội học, Công chúng thanh niên đô thị và báo chí (nghiên cứu trường
hợp thành phố Hải Phònp (đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2001).
89

24. Yahoo! Vietnam và Kantar Media (2011), Net Index 2011 – Một số điểm nổi bật,

04/10/2011
Tài liệu tiếng Anh
25. David Barrat (1986), Media Sociology, Nxb Taylor & Francis Routledge, London
26. Sue Bennett, Karl Maton và Lisa Kervin (2008), The ―digital natives‖ debate: A
critical review of the evidence, />content/uploads/2011/04/The-%E2%80%98digital-natives%E2%80%99-debate-
A-critical-review-of-the-evidence.pdf, 04/10/2011
27. Shayne Bowman và Chris Willis (2003), We media: How audiences are shaping
the future of news and information, The Media Center at the American Press
Institute
28. Mike Brake (1980), The sociology of youth culture and youth subcultures, Nxb
Routledge, London
29. Jennings Bryant và Mary Beth Oliver (2009), Media effects: Advances in theory
and research, Nxb Routledge, New York và London
30. Richard Campbell, Christopher R. Martin, Bettina Fabos (2010), Media &

Culture, an introduction to mass communication, Nxb Bedford/St. Martin’s
31. Valentina Comba (2011), Net generation and digital literacy: a short
bibliographical review and some remarks,
04/10/2011
32. Meenakshi Gigi Durham và Douglas M. Kellner (2006), Media and cultural
studies keyworks, Nxb Blackwell Publishing Ltd
33. David Giles (2003), Media psychology, Nxb Lawrence Erlbaum Associates, New
Jersey
34. John Hartley (2004), Communication, cultural and media studies: The key
concepts, Nxb Routledge
35. Ellen Johanna Helsper và Rebecca Eynon (2009), Digital natives: where is the
evidence?, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Anh,
90

/>r_Enyon_Digital_Natives.pdf, 04/10/2011
36. Wai-Chung Ho (2006), Popular culture in mainland Chinese education,
International Education Journal
37. Anesa Hosein, Ruslan Ramanau và Chris Jones (2010), Are all net generation
students the same? The frequency of technology use at university, hội thảo IADIS
E-Learning, Đức, 04/10/2011
38. Chris Jones và Anesa Hosein (2010), Profiling university students’ use of
technology: Where is the net generation divide?,
04/10/2011
39. Chris Jones, Ruslan Ramanau, Simon Cross và Graham Healing (2010), Net
generation or digital natives: Is there a distinct new generation entering
university?, 04/10/2011
40. Gregor Kennedy, Barney Dalgarno, Sue Bennett, Terry Judd, Kathleen Gray,
Rosemary Chang (2008), Immigrants and natives: Investigating differences
between staff and students’ use of technology, Melbourne,


04/10/2011
41. Louis Leung (2004), Net-generation attributes and seductive properties of the
internet as predictors of online activities and internet addiction, -
ip.org/web/admr/references/leungl.pdf, 04/10/2011
42. Sonia Livingstone và Moira Bovill (1999), Young people, new media: report of
the research project ―Children Young People and the Changing Media
Environment”,
/>04/10/2011
43. Anoush Margaryan và Allison Littlejohn (2008), Are digital natives a myth or
reality? Students’ use of technologies for learning,

04/10/2011
91

44. Kimberly B. Massey, Readings in mass communication: Media literacy and
culture, Nxb Mayfield Publishing
45. Marshall McLuhan (1964), Understanding media – The extensions of man, Nxb
McGraw Hill, New York
46. Carmel McNaught, Paul Lam và Annisa Ho (2009), The digital divide between
university students and teachers in Hong Kong, Auckland,

04/10/2011
47. Denis McQuail, Mass communication theory, an introduction, bản thứ 2, Nxb
Sage Publications
48. Denis McQuail (2010), McQuail’s mass communication theory, bản thứ 6, Nxb
Sage Publications
49. Media Asia 2010, The Asian conference on media & mass communication,
Official conference proceedings,
/>ings.pdf, 04/10/2011
50. Claire Cain Miller (2008), How Obama’s Internet Campaign Changed Politics,

báo The New York Times, />obamas-internet-campaign-changed-politics/, 04/10/2011
51. Morgan Stanley Research (2009), How teenagers consume media,

04/10/2011
52. Julie Napoli và Michael T. Ewing, The media habits and internet practices of the
net generation,
:8081/www/ANZMAC1998/Cd_rom/Napoli57.pdf,
04/10/2011
53. Diana G. Oblinger và James L. Oblinger (2005), Educating the net generation,
Nxb Educause
54. Paula M. Poindexter, Maxwell E. McCombs (2000), Research in mass
communication: A practical guide, Nxb Bedford/ St. Martin’s, New York
92

55. Marc Prensky (2001), Digital natives, Digital immigrants, phần 1,
/>%20Digital%20Natives,%20Digital%20Immigrants%20-%20Part1.pdf,
04/10/2011
56. Marc Prensky (2001), Digital natives, Digital immigrants: Do they really think
differently?, />%20Digital%20Natives,%20Digital%20Immigrants%20-%20Part2.pdf,
04/10/2011
57. Thomas C. Reeves (2008), Do generational differences matter in instructional
design?,
04/10/2011
58. Ruth Rettie (2002), Net generation culture,
04/10/2011
59. Betsy Schiffman (2009), New Media—Flashback Arianna: ―Were it not for the
internet, Barack Obama would not be president‖, báo The Huffington Post,
/>it_n_156730.html, 04/10/2011
60. Rolf Schulmeister, Is There a Net Gener in the House? Dispelling a
Mystification, 04/10/2011

61. Werner J. Severin và James W. Tankard, Jr. (2010), Communication theories:
Origins, methods, and uses in the mass media, Nxb Addison Wesley Longman,
Mỹ
62. Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (1956), Four theories of the
press, Nxb The Board of Trustees of the University of Illinois
63. Don W. Stacks, Michael Brian Salwen (2009), Integrated approach to
communication theory and research communication series. Communication
theory and methodology, Nxb Taylor & Francis Routledge
64. Don Tapscott (1999), Growing up digital: The rise of the net generation, Nxb
McGraw-Hill, Mỹ
93

65. Don Tapscott (2009), Grown up digital, how the net generation is changing your
world, Nxb McGraw Hill, Mỹ
66. Crispin Thurlow và Susan Mckay (2003), Profiling ―new‖ communicatioin
technologies in adolescence,
/>JLSP.pdf, 04/10/2011
67. Trang web cập nhật số liệu thống kê tình hình sử dụng mạng internet toàn cầu:
04/10/2011
68. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật, Bộ Y tế Mỹ (2009), Audience
insights: Communicating to teens (aged 12-17),
04/10/2011
69. Viện nghiên cứu báo chí và con người PEW, Mỹ (2011), State of the news media
2011,
04/10/2011
70. Viện nghiên cứu báo chí và con người PEW, Mỹ (2007), A portrait of
"Generation Next", How young people view their lives, futures and politics,
04/10/2011
71. Peter Vitartas và Sutida Sangkamanee, Profiling Thai student’s use of the
internet: implications for web page design,


04/10/2011
72. Rolf Schulmeister, Gibt es eine Net Generation? (Có một thế hệ Net?), Hamburg,

04/10/2011






×