Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.87 KB, 39 trang )


Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ
hội nhập quốc tế


Dương Văn Thắng



Trường Đại học KHXH&NV
Luận án TS. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 62 32 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS.Dương Xuân Sơn
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả truyền thông, hiệu quả báo chí, an
sinh xã hội (ASXH); quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo đảm ASXH và tăng cường công
tác truyền thông về ASXH. Khảo sát, đánh giá thực trạng hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH ở nước ta thời gian qua, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH trong thời gian tới.

Keywords: Báo chí học; Truyền thông đại chúng; An sinh xã hội.

Content:


6



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - Cơ sở lý luận hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông an sinh xã hội 19
1.1. Khái quát lý luận truyền thông và hiệu quả báo chí 19
1.2. Hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội 40
1.3. Thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta và yêu cầu hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội 64
Tiểu kết Chương 1 75

Chương 2 - Thực trạng hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta 77
2.1.Thực trạng thông tin về an sinh xã hội trên 5 tờ báo khảo sát 77
2.2. Hiệu ứng, hiệu quả báo chí qua phản hồi của công chúng an sinh xã hội 98
2.3. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông an sinh xã hội
của báo chí ở góc độ nguồn cung cấp thông tin 110
2.4. Nhận xét chung 122
Tiểu kết Chương 2 132

Chương 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về an sinh xã hội
của báo chí ở nước ta trong thời gian tới 134
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện an sinh xã hội
và nguyên tắc xây dựng giải pháp 134
3.2. Đề xuất một số giải pháp 147
3.3. Một số kiến nghị 166
Tiểu kết Chương 3 171
KẾT LUẬN 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
PHỤ LỤC 196


189

Refrences
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Đẩy mạnh công
tác BHYT trong tình hình mới, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/09/2009.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Một số vấn
đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Nghị quyết số 15-NQ/TW
ngày 01/6/2012, Hội nghị lần thứ 5, khóa XI.
4. Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Phát triển
hệ thống ASXH thời kỳ 2011 - 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
BHXH theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Hướng dẫn số 19-
HD/BTGTW, ngày 24/10/2011.
6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiệp vụ công tác nghiên cứu
dư luận xã hội, Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
7. Ban Tuyên giáo Trung ương - Tạp chí Cộng sản - Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội - Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2012),
ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Quốc gia, Hà Nội.
8. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin (1997), Tiếp
tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo Báo chí xuất bản, Kỷ yếu Hội nghị Báo

chí, xuất bản toàn quốc, Hà Nội.
9. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1998), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam (2004), Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Báo chí cách mạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
190

11. Báo Nhân dân - Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2003), Giải pháp thực hiện
chính sách BHXH, BHYT trong giai đoạn mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Quốc gia, tháng 5/2003, Hà Nội.
12. Báo Sức khỏe & Đời sống điện tử, www.suckhoedoisong.vn (11/09/2008),
Bất bình đẳng xã hội - Một tác nhân giết người.
13. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển Bảo
hiểm y tế Việt Nam, Nxb Hà Nội.
14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Mười lăm năm thực hiện chính sách
BHXH, BHYT góp phần bảo đảm ASXH, Kỷ yếu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), BHXH trong tiến trình hội nhập, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Quốc gia, Hà Nội.
16. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Tài liệu tham khảo kinh nghiệm thực
hiện BHXH của các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới, Tài
liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
17. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Hệ thống ASXH tại các nước trong khu
vực Đông Nam Á, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
18. Bộ Chính trị, Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Về
tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, Chỉ thị số 15 - CT/TW,
ngày 26/6/1997.
19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1994), Công ước của Tổ chức Lao
động quốc tế.
20. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), Đề cương chi tiết

Chiến lược ASXH.
21. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Sách trắng về Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
22. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Sách trắng về Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
191

23. Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
thông tin và truyền thông (2011), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo
chí, xuất bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
24. Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý thông tin và truyền thông (2011), Đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật nhà nước về báo chí, xuất bản, Tập 1, Nxb Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội.
25. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt
Nam (2011), Báo cáo tham luận Hội nghị báo chí toàn quốc 2011, Hà Nội.
26. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Breton P.(1996), Sergeproulx: Bùng nổ truyền thông, Vũ Đình Phòng biên
dịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
28. Chertưchơnưi A.A. (2004), Các thể loại báo chí, Đào Tuấn Anh, Trần Kiều
Vân dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
29. CIEM- SIDA – ISEAS (2000), Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay - Kinh nghiệm
của các nước ASEAN, Hà Nội.
30. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
31. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
ASXH ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Mai Thị Dung (2009), “Quan hệ công chúng trong BHXH & phân biệt quan hệ

công chúng với một số khái niệm liên quan”, Tạp chí BHXH (2), tr.33-36.
33. Nguyễn Tấn Dũng (2008), “Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm ASXH và tăng trưởng bền vững”, Tạp chí BHXH (05), tr.2-11.
34. Đức Dũng (1998), Các thể ký báo chí, NXb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Dững (2007), “Cơ chế tác động của báo chí”, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN (23), tr.116 -125.
192

36. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông - Lý
thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại - từ làm đến đời
thường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Nhạc Tụng Đông (2000), Những quan điểm, chủ trương của Trung quốc
trong việc cải cách và thống nhất quản lý ASXH (trích cuốn „„Kêu gọi tiến
tới một nền ASXH mới‟‟), Tổ nghiên cứu tham gia soạn thảo Luật BHXH,
BHXH Việt Nam biên dịch, tài liệu nghiên cứu nội bộ).
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
(khóa VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và
hội nhập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
44. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong
cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
45. Fikhtelius E. (2002), 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, Nguyễn Văn Dững,
Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Oanh biên dịch, Nxb Lao động, Hà Nội.

46. Grabennhicốp (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, Lê Tâm Hằng – Ngữ
Phan - Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
47. Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1998), Nhà báo bí quyết
kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao động.
48. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
193

49. Hoàng Hà (2011), Lý luận về ASXH ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu
khoa học, BHXH Việt Nam, Hà Nội.
50. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
51. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - Xu hướng phát triển, Nxb
Thông tấn, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5 (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập12, (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Lê Bạch Hồng (2009), “Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với
ASXH của đất nước”, Tạp chí BHXH (02), tr.7-10.
55. Lê Bạch Hồng (2012), BHXH, BHYT - Trụ cột vững chắc của ASXH, Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “ASXH ở nước ta - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương,
Hà Nội, tr.54-59.
56. Hoàng Bích Hồng (2009), “Hoạt động PR trong lĩnh vực BHXH”, Tạp chí
BHXH (2), tr.36-38
57. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo.
58. Hội Nhà báo Việt Nam - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011), Tính
chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, Hà Nội.
59. Hội Nhà báo Việt Nam - Kornad Adenauer Stiftung, Viện Kas - CHLB Đức
tại Việt Nam (2012), Nâng cao năng lực và kỹ năng đội ngũ nhà báo viết về

kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, Hà Nội.
60. Hội Nhà báo Việt Nam - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2012), Văn hóa truyền thông trong thời kỳ Hội nhập,
Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, Hà Nội.
61. Nguyễn Thị Thu Hường (2006), Báo chí với vấn đề ASXH, Luận văn
Thạc sĩ Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
194

62. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
63. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
64. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
65. Đinh Văn Hường (2006), Báo chí Việt Nam hiện đại - xu hướng vận động và
đổi mới, Tham luận Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội.
66. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
67. Đỗ Quang Hưng - Nguyễn Văn Khoan (2011), Dấu ấn của nhà báo Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb Thông tin
- Truyền thông, Hà Nội.
68. Mai Hữu Khuê chủ biên (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính,
Nxb Lao động, Hà Nội.
69. Kotle P. (2007), Bàn về tiếp thị, Vũ Tiến Phúc biên dịch, Nxb Trẻ,
TP.HCM.
70. Liên bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tài chính (2012), Thông tư số
18/2012/TTLT- BTC-BTTTT ngày 14/02/2012, hướng dẫn quản lý, sử dụng
kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa
phương giai đoạn 2011 - 2015.

71. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và Ngữ Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
72. Locquin J. (2004), Truyền thông đại chúng - Từ thông tin đến quảng cáo,
Nguyễn Ngọc Kha biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
73. Nguyễn Thành Lợi - Phạm Minh Sơn (2011), Thông tấn báo chí - Lý thuyết
và kỹ năng, Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
74. Trần Khắc Lộng (1992), BHYT ở Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
75. Trần Khắc Lộng (1997), BHYT một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội,
Nxb Y học, Hà Nội.
195

76. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, Tạp
chí Xã hội học (1), tr.3-7.
77. Mai Quỳnh Nam (2001), “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại
chúng”, Tạp chí Xã hội học (4), tr.21-25.
78. Phạm Xuân Nam (2012), ASXH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Kỷ yếu
Hội thảo Khoa học Quốc gia “ASXH ở nước ta - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương,
Hà Nội, tr.65-74.
79. Đỗ Chí Nghĩa (2010), Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội,
Luận án Tiến sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
80. Đoàn Phú Nho và cộng sự (2010), Thực trạng và giái pháp hoàn thiện công
tác thông tin tuyên truyền BHXH, BHYT và BHTN ở Việt Nam, Đề án của
BHXH Việt Nam.
81. Mast C. (2004), Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản, Trần Hậu
Thái biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
82. Mast C. (2003), Truyền thông đại chúng - Công tác biên tập, Trần Hậu Thái
biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
83. Thang Văn Phúc (2007), “Đổi mới hệ thống BHXH phù hợp với kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí BHXH (3), tr.6-13.
84. Vũ Văn Phúc (2012), ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
85. Đỗ Thị Xuân Phương (2012), “Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thành tựu đạt được
và những vấn đề đặt ra trong tình hình mới”, Tạp chí BHXH (01), tr.8-10.
86. Nguyễn Hiền Phương, (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật ASXH ở Việt Nam , Luận án Tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
196

87. Huỳnh Minh Phương (2000), Phương pháp thực hiện Phóng sự báo chí,
Nxb TP.HCM.
88. Prôkhôrốp E.P.(2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Tập 1, Đào Tuấn Anh,
Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
89. Prôkhôrốp E.P.(2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Tập 2, Đào Tuấn Anh,
Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
90. Trần Quang (2005), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
91. Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
92. Trần Hữu Quang (2005), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài
gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
93. Phan Quang (2007), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
94. Trần Hữu Quang (2011), Chân dung công chúng truyền thông - trường hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb TP.HCM.
95. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng - Vũ Duy Thông (chủ biên), (2010), Tổng
quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2010), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
96. Phạm Văn Quân (2008), ”Bảo đảm ASXH cho nông dân - Một vấn đề xã hội

cấp bách ở nước ta hiện nay”, Tạp chí BHXH (7), tr.15-18
97. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1999), Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung.
98. Quốc hội nước CHXHCNVN (2006), Luật BHXH.
99. Quốc hội nước CHXHCNVN (2008), Luật BHYT.
100. Bùi Tiến Quý, Mạc Văn Tiến, Vũ Quang Thọ (1997), Một số vấn đề cơ bản
về kinh tế bảo hiểm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
101. Ries Al., Ries L. (2000), Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi, Vũ Tiến Phúc,
Trần Ngọc Châu, Lý Xuân Thu biên dịch, Nxb Trẻ, TP.HCM.
197

102. Ross L. (2004), Nghệ thuật thông tin, Ngọc Kha - Hạnh Vân biên dịch,
Đoàn Văn Tần hiệu đính, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
103. Trương Tấn Sang (2010), “Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí
năm 2010”, Bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các
cơ quan báo chí năm 2010, Hà Nội.
104. Trương Tấn Sang (2011), “Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí
năm 2010”, Bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của
các cơ quan báo chí năm 2011, Hà Nội.
105. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM.
106. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý luận Báo
chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
107. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
108. Tập thể tác giả (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao
động, Hà Nội.
109. Tập thể tác giả (2005), Báo chí Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 5,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
110. Tập thể tác giả (2005), Báo chí Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 6,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

111. Tập thể tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
112. Tập thể tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
113. Tập thể tác giả (2010), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 7,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
114. Tập thể tác giả (2010), Từ điển thuật ngữ báo chí - xuất bản Anh, Nga, Việt,
Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
115. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
116. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
198

117. Nguyễn Minh Tiến (2002), Từ điển báo chí Anh Việt, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
118. Phạm Hữu Tiến (2009), “Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
hiện nay đối với ASXH”, Tạp chí BHXH (2), tr3-6.
119. Mạc Văn Tiến (2009), “Marketing xã hội và những ứng dụng trong hoạt
động BHXH”, Tạp chí BHXH (2), tr.39-40, tháng 03,
120. Nguyễn Đức Toàn (2012), “Tổ chức bộ máy tuyên truyền ở cơ sở”, Tạp chí
BHXH (2), tr.28-29.
121. Nguyễn Văn Tuân (2008), “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách ASXH ở Việt
Nam đến 2020”, Tạp chí BHXH (10), tr.34-35.
122. Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
123. NguyÔn V¨n Th¹o, Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) (2011), Tìm
hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
124. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu (2011), Giáo trình Tác
phẩm báo chí đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
125. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
126. Hữu Thọ (2011), Mấy ý kiến về tính chuyên nghiệp của nhà báo, Tham luận
Hội thảo khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

127. Vũ Duy Thông (chủ biên), (2004), Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn
về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
128. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 219/2005/QQĐ - TTg, ngày
9/9/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010.
129. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1755/QĐ-TTg, 22/9/2010 phê
duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông
tin – truyền thông, Hà Nội”.
130. Thiện Thuật (2010), Công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế
mũi nhọn, Báo điện tử Việt Nam Plus TTXVN, ngày 18/6/2010.
199

131. Đỗ Thị Minh Thúy (chủ biên) (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Thành tựu và kinh nghiệm,
Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
132. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), 70 năm báo Lao Động, Nxb
Lao động, Hà Nội.
133. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), ASXH ở Việt Nam 2006 – 2015:
Thực trạng và khuyến nghị, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đề tài cấp Nhà nước
„„Cơ sở khoa học của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
ASXH ở nước ta giai đoạn 2006 - 2015‟‟, Hà Nội.
134. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội -
Kornad Adenauer Stiftung, Viện Kas - CHLB Đức tại Việt Nam (2012), Báo
chí về môi trường tại Việt Nam - Diễn biến, các bên liên quan và những chủ
đề mới nhất, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
135. Tungate M. (2007), Bí quyết thành công những thương hiệu truyền thông
hàng đầu thế giới, Trung Lai - Lan Nguyên biên dịch, Nxb Trẻ, TP HCM.
136. Tường Vân (2012), “Sử dụng công nghệ mới trong hoạt động nghiệp vụ
ASXH ở châu Phi”, Tạp chí BHXH (1), tr.31-32.
137. Hồng Vinh (chỉ đạo biên soạn) (2001), Sơ lược lịch sử 50 năm báo Nhân
Dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

138. Trần Xuân Vinh (2002), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
về BHXH hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học, BHXH Việt Nam, Hà Nội.
139. Trần Xuân Vinh và cộng sự, (2011), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông
tin, tuyên truyền của hệ thống BHXH Việt Nam, Đề án của BHXH Việt Nam.
140. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (1998), Khung chính sách xã
hội trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường - Kinh nghiệm
quốc tế và các vấn đề thực tiễn của Việt Nam, Công trình nghiên cứu với sự
trợ giúp của Viện Friedrich Ebert - CHLB Đức và sự cộng tác của BHYT
Việt Nam, Vụ BHXH, Vụ Bảo hộ lao động, Vụ Chính sách lao động và việc
làm, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội.
200

141. Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ,
(2002), Thuật ngữ hành chính.
142. Viện Ngôn ngữ, Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
143. Voirol M. (2007), Hướng dẫn cách biên tập, Nguyễn Văn Hào biên dịch,
Nxb Thông tấn, Hà Nội.
144. Vollmer C., Precourt G. (2010), Tương lai của quảng cáo và tiếp thị: Thế
giới luôn cập nhật quảng cáo, tiếp thị và truyền thông trong kỷ nguyên phục
vụ khách hàng, Hải Lý biên dịch, Nxb Thời đại, Hà Nội.
145. Như Ý và cộng sự (1997), Từ điển Giải thích Thành ngữ gốc Hán Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Văn hóa.
146. Nguyễn Như Ý và cộng sự (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.

Tiếng Anh
147. Baran S.J. (2001), Introduction to mass Communication, McGraw – Hill
Publishers, USA.
148. Baran S.J. (2002), Introduction to mass Communication, McGraw – Hill
Publishers, USA.

149. Baran S.J. (2004), Introduction to mass Communication, McGraw – Hill
Publishers, USA.
150. Baran S.J. (2006), Introduction to mass Communication, McGraw – Hill
Publishers, USA.
151. Bryant J. and Thompson S. (2002), Fundamental of Media Effects, 1
St
ed,
Neww Yorh: McGraw - Hill Higher Education.
152. Kotler P., Roberto N., Lee N. (2002), Social Marketing, 2nd Edition, Sage
Publications California, USA.
153. McCombs M.E. & Shaw D.L. (1972), The agenda - setting Function of
mass media, Public Opinion Quarterly.
201

154. Whitaker T. (1998), Social Security Principles, Social Security 1,
International Labour Office Geneva, Production: Internatinonal Training
Centre of the ILO, Turin, Italy.
155. Whitaker T. (1998), Social Security Principles, Social Security 2,
International Labour Office Geneva, Production: Internatinonal Training
Centre of the ILO, Turin, Italy.
156. Whitaker T. (1998), Social Security Principles, Social Security 3,
International Labour Office Geneva, Production: Internatinonal Training
Centre of the ILO, Turin, Italy.
157. Whitaker T. (1998), Social Security Principles, Social Security 4,
International Labour Office Geneva, Production: Internatinonal Training
Centre of the ILO, Turin, Italy.
158. Whitaker T. (1999), Social Health Insurance, International Labour Office
Geneva, Production: Internatinonal Training Centre of the ILO, Turin, Italy.
159. Wickss J.L., Sylvie G., Ann Hollifield C. (2004), Media mannagemnt,
Lawrence Erlbaum asociates, New Jersey – London./.


.











5

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội (ASXH) là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến
bộ, bình đẳng và công bằng xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, con người
luôn phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn như biến đổi khí hậu,
ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,… do đó, ASXH đã trở thành vấn đề
thời sự nóng bỏng của các nước trên thế giới.
Ở nước ta, Đảng và Nhà và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và
tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, đây vừa là mục tiêu vừa là động
lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội. Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng (1/2011) xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH”.
Đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện
trên hầu khắp các lĩnh vực, quá trình này mang lại nhiều lợi ích cho đất

nước, nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều bất lợi, tác động hàng ngày
tới ASXH. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tác động tiêu cực của những “cú
sốc khó lường trước” từ bên ngoài, như khủng hoảng kinh tế - tài chính
toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh … đến quốc kế dân sinh ngày càng nhanh và
mạnh.
Trong đời sống truyền thông hiện nay, ASXH vừa là mục tiêu, vừa là
đối tượng phản ánh của báo chí. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động truyền thông, giúp Nhà nước không ngừng xây dựng và hoàn thiện
hệ thống ASXH. Báo chí có thể nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của
công chúng, giúp họ tự nguyện chấp hành các chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền
thông về ASXH ở nước ta còn khá thấp.
Trước những vấn đề đang đặt ra đối với công tác ASXH ở nước ta
thời kỳ hội nhập quốc tế, đòi hỏi công tác truyền thông về ASXH cần được
6

tăng cường, trong đó hệ thống báo chí có vị trí, vai trò quan trọng hàng
đầu. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết cần nghiên cứu một cách toàn
diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH, để có giải pháp phù hợp, nâng cao hơn hiệu quả
truyền thông, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống ASXH vững chắc, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Với lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở Việt
Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy ở góc độ báo chí học việc nghiên
cứu toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông về ASXH ở cấp độ Luận án tiến sĩ trong

nước và ngoài nước chưa có tác giả nào đề cập tới. Do đó, Đề tài Luận án
“Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã
hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế” là đề tài độc lập, không trùng với
các nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu cách thức, phương pháp và kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn của báo chí trong việc tuyên truyền về ASXH để đạt hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở xác lập và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông ASXH, cùng với kết quả khảo sát thực trạng,
từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH ở nước ta trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
7

- Đối tượng nghiên cứu là các khía cạnh liên quan đến hiệu quả của báo
chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở nước ta.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu các tác phẩm báo in phản ánh về ASXH đăng
trên 5 tờ báo Nhân Dân, Lao động, Lao động & Xã hội, Sức khoẻ & Đời
sống và báo BHXH, là những tờ báo có quan hệ mật thiết tới các lĩnh vực
ASXH, thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2011 - thời điểm toàn Đảng, toàn
dân tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Bộ
Chính trị chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày
26/05/1997 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tổng kết
5 năm thực hiện Luật BHXH; Ngành Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức
tổng kết 02 năm thực hiện Luật BHYT …
- ASXH là những chính sách xã hội quan trọng, các bộ phận cấu

thành bao quát hầu khắp các lĩnh vực chủ yếu trong đời sống của con
người trong xã hội hiện đại, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Do
đó, Luận án tập trung nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về 3 trụ
cột cơ bản trong hệ thống ASXH, đó là: BHXH (bao gồm cả BHYT,
BHTN); ); Ưu đãi xã hội (ƯĐXH) và Bảo trợ xã hội (BTXH) - bao gồm
Trợ giúp xã hội (TGXH) và Cứu trợ xã hội (CTXH); đồng thời nghiên
cứu hình thức chuyển tải nội dung ASXH trên báo chí, thông qua việc
sử dụng thể loại báo chí.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Luận án vận dụng phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật
lịch sử; đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và tư
tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thông và ASXH.

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8

- Phương pháp khảo sát thực trạng: Đánh giá hiệu quả báo chí ở góc
độ kênh truyền và thông điệp truyền thông về ASXH thông qua nội dung
báo chí phản ánh về các bộ phận trụ cột của hệ thống ASXH và việc sử
dụng thể loại báo chí để chuyển tải các nội dung ASXH. Đồng thời, tác giả
khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông ASXH của báo chí ở
góc độ nguồn cung cấp thông tin (khảo sát hoạt động truyền thông của
BHXH Việt Nam - cơ quan trụ cột của hệ thống ASXH quốc gia).
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng để nghiên cứu phản
hồi của đối tượng tiếp nhận thông điệp truyền thông ASXH, thông qua
phiếu hỏi ý kiến đối với bốn nhóm đối tượng đại diện tiêu biểu cho công
chúng ASXH (giám đốc BHXH trong cả nước, chủ sử dụng lao động,
người tham gia, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT), với trên
2100 phiếu (793 giám đốc BHXH trong cả nước, 800 giám đốc doanh

nghiệp, 650 bệnh nhân và sinh viên đại học).
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả xử lý số liệu thu thập
được qua các bảng hỏi bằng cách tổng hợp, phân tích trực tiếp các câu hỏi
mở khi lập phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu những vấn đề khó thực hiện
bằng nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp toán
thống kê nhằm xử lý và phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được.
- Các phương pháp khác: Ngoài các phương pháp trên, luận án còn
sử dụng phương pháp khảo nghiệm, khảo cứu kinh nghiệm quốc tế; quan
sát trực tiếp; tổng hợp, phân tích các kết quả hội nghị, hội thảo về ASXH,
báo chí truyền thông và sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tham
khảo ý kiến chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề.
5.3.Giả thuyết nghiên cứu
Giữa ASXH với báo chí có mối quan hệ mật thiết và tác động qua
lại lẫn nhau; báo chí tác động vào nhận thức, thái độ, hành vi của công
chúng ASXH theo nguyên tắc, cơ chế tác động của truyền thông đại
9

chúng; hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở nước ta
thời kỳ hội nhập quốc tế có những yêu cầu mới, cao hơn; giải pháp nâng
cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở nước ta
thời kỳ hội nhập quốc tế phải được xây dựng trên cơ sở khoa học của lý
luận báo chí truyền thông và đánh giá đúng thực trạng, đảm bảo tính khả
thi cao khi ứng dụng vào thực tiễn.
6. Đóng góp của Luận án
6.1. Đóng góp về lý luận, khoa học
- Luận án đưa ra những khái niệm học thuật có tính hệ thống về
mối quan hệ giữa báo chí, truyền thông và ASXH; đặc biệt là xác lập
hệ thống cơ sở lý luận và tiêu chí về hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH.

- Từ sự hệ thống này, có thể góp tiếng nói giúp cho những người
quan tâm trong lĩnh vực cùng tìm hiểu về một số khái niệm học thuật, tạo
diễn đàn trao đổi về một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ về hiệu quả
báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH.
6.2. Đóng góp thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về
báo chí, truyền thông, ASXH trong nước.
- Là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách ASXH nói chung và những cán bộ
trực tiếp làm công tác truyền thông ASXH nói riêng; giúp cho việc đẩy
mạnh công tác truyền thông xây dựng, phát triển hệ thống ASXH vững
chắc và ngày càng hoàn thiện.
- Luận án có thể sử dụng cho đội ngũ những người làm báo và lãnh
đạo, quản lý báo chí làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong thực tiễn lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý, tác nghiệp báo chí về các vấn đề xã hội nói chung và
lĩnh vực ASXH nói riêng.
7. Cấu trúc của Luận án.
10

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội
dung Luận án gồm có 3 chương, 10 tiết:
- Chương 1 . Cơ sở lý luận về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền
thông về ASXH
- Chương 2. Thực trạng hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông
về an sinh xã hội ở nước ta
- Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về an sinh xã
hội của báo chí nước ta trong thời gian tới.


Chƣơng 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ BÁO CHÍ TRONG HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ AN SINH XÃ HỘI

1.1. Khái quát lý luận truyền thông và hiệu quả báo chí
1.1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng
Sau khi tổng hợp, phân tích các khái niệm về truyền thông theo các
quan điểm của các nhà nghiên cứu và phân tích ở các góc độ ngữ nghĩa, tác
giả đi đến một khái niệm: Truyền thông là một hoạt động giao tiếp của con
người nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi, tạo ra sự liên kết xã hội.
Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích các khái niệm truyền
thông đại chúng theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả khái
quát khái niệm: “Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông
tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng”.
1.1.2. Hiệu quả truyền thông
Sau khi tổng hợp, phân tích, tác giả đưa ra một khái niệm tổng quan
về hiệu quả truyền thông: “Hiệu quả truyền thông là kết quả của quá trình
truyền thông làm thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng truyền
thông, tạo ra sự liên kết xã hội”.
11

Hiệu quả truyền thông thể hiện ở những mức độ khác nhau. Các
nhà nghiên cứu đã chia hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng
thành ba mức độ khác nhau, đó là: hiệu quả tiếp nhận, hiệu ứng xã hội
và hiệu quả thực tế.
1.1.3. Mô hình và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
* Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông tổng quát thông dụng, đơn giản được nhiều
học giả chấp nhận, bao gồm 7 yếu tố: Nguồn phát (Soure); thông điệp
(Message); kênh (Channel); người nhận (Receiver); hiệu quả (Effect); hiện

tượng nhiễu (Noise) và Phản hồi (Feedback).
* Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
Chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để
thông qua các phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng. Thông
tin thông qua các phương tiện tác động vào ý thức xã hội, hình thành tri
thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi ý thức xã
hội sẽ dẫn đến hành vi xã hội và sau đó tạo ra hiệu quả xã hội

1.1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả báo chí
* Khái niệm hiệu quả báo chí
Hiệu quả báo chí là mục đích, là kết quả hướng đến của báo chí, tác
động làm chuyển biến nhận thức, tạo nên những thay đổi cụ thể trong ý
thức, hành vi của công chúng theo chiều hướng tích cực.
* Tiêu chí đánh giá hiệu quả báo chí
Để đánh giá hiệu quả báo chí phải căn cứ vào kết quả hoạt động và
mục đích đạt được của hoạt động báo chí. Cụ thể hơn, đó chính là giá trị sử
dụng tác phẩm báo chí trong thời gian, không gian cụ thể với những tác động
của báo chí tới nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng trong xã hội.

* Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả báo chí
12

Từ nhận thức về vai trò của các yếu tố tham gia vào quá trình truyền
thông, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả báo chí bao gồm:
- Năng lực, trình độ, đạo đức của người làm báo (chủ thể sáng tạo
tác phẩm báo chí); tác phẩm báo chí (nội dung thông điệp, hình thức
chuyển tải); cơ quan báo chí (kênh truyền); công chúng tiếp nhận (độc giả,
khán, thính giả); nguồn tin (nguồn phát). Ngoài các yếu tố trên, hiệu quả
báo chí còn chịu ảnh hưởng của định hướng, chỉ đạo, quản lý của các cơ
quan chức năng, hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động báo chí, truyền

thông và chiến lược thông tin của Chính phủ.
1.2. Hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội
1.2.1.Vài nét về sự ra đời và phát triển của an sinh xã hội
Năm 1935, Mỹ ban hành đạo luật đầu tiên về ASXH. Từ đó, thuật
ngữ ASXH được chính thức sử dụng. Đến năm 1941, trong Hiến chương
Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức
dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc tế. ASXH đã được tất cả các
nước thừa nhận là một trong những quyền con người. Nội dung của ASXH
đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua ngày 10/12/1948: "Tất cả mọi người với tư cách là thành
viên của xã hội có quyền hưởng ASXH”.
Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công ước
số 102, được gọi là Công ước về ASXH (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở
tập hợp các chế độ về ASXH đã có trên toàn thế giới.
1.2.2. Khái niệm an sinh xã hội
Trên cơ sở lý thuyết rủi ro và sau khi tổng hợp, phân tích các khái
niệm khác nhau về ASXH, tác giả đưa ra một khái niệm về ASXH như
sau: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với mọi người dân thông qua các
chính sách, giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro
hoặc tác động bất thường của tự nhiên, xã hội, nhằm đảm bảo cuộc sống
13

cho mọi thành viên, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, giúp họ ổn
định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
1.2.3. Cấu trúc hệ thống an sinh xã hội
Ở nước ta, với đặc trưng của chế độ chính trị, yếu tố lịch sử, địa lý và
điều kiện kinh tế - xã hội, tác giả phân tích cấu trúc của hệ thống ASXH
gồm 3 trụ cột: (1) BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN); (2) ƯĐXH; (3)
BTXH (bao gồm TGXH và CTXH); trong đó BHXH, BHYT là hai chính
sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH quốc gia.

1.2.4. Vai trò của an sinh xã hội đối với hoạt động báo chí
ASXH tạo nền tảng xã hội vững chắc, giữ gìn ổn định chính trị - xã
hội, phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường chính trị, văn
hóa, xã hội, vật chất, tinh thần để báo chí tồn tại và phát triển.
ASXH là những lĩnh vực rộng lớn, nhạy cảm, bao trùm cả hệ thống
chính sách xã hội, là tâm điểm thu hút sự quan tâm phản ánh của báo chí.
Do đó, ASXH là nguồn đề tài đa dạng, phong phú, góp phần làm tăng tính
hấp dẫn của báo chí đối với công chúng.
1.2.5. Vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội
Tác giả phân tích vị trí, vai trò quan trọng của báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH đó là: Định hướng dư luận hiểu đúng và chấp hành
tốt chính sách, luật pháp ASXH; tác động thay đổi nhận thức, nâng cao
hiểu biết của đối tượng tham gia, thụ hưởng ASXH; tác động thay đổi
hành vi, ý thức tuân thủ chính sách, pháp luật ASXH; thực hiện chức năng
phản biện xã hội xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật ASXH; kênh
kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật ASXH; động viên,
nhân rộng gương tốt trong thực hiện chính sách, pháp luật ASXH; chống
tiêu cực, bảo vệ ASXH.
1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông
về an sinh xã hội
14

Sau khi phân tích, cho thấy hiệu quả báo in trong hoạt động truyền
thông về ASXH, có thể đánh giá qua: (1) số lượng các tin, bài về ASXH
theo các nội dung cốt yếu đăng trên các tờ báo in; (2) chất lượng các tin,
bài về ASXH đăng trên các tờ báo; (3) hướng thông tin trên các tờ báo
phản ánh đúng, trúng, kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về ASXH; (4) ý kiến phản hồi của
công chúng đối với những tin, bài về ASXH đăng trên các tờ báo; (5)
nhận thức của công chúng về ASXH, về kênh tiếp nhận thông tin và các

nội dung ASXH quan tâm; (6) đánh giá dựa trên kết quả định lượng
trong thực hiện chính sách, pháp luật ASXH trong một khoảng thời gian
nhất định và ý thức tuân thủ, tính tự nguyện, tự giác chấp hành của
người dân, nhất là kết quả thực hiện các chế độ cơ bản của ASXH như
BHXH, BHYT, BHTN.
1.2.7. Các yếu tố tác động đến hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền
thông về an sinh xã hội
Tác giả phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả báo chí trong hoạt
động truyền thông về an sinh xã hội, đó là: Chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực; công
chúng báo chí lĩnh vực ASXH; uy tín, thương hiệu cơ quan báo chí; năng
lực và kỹ năng người làm báo ASXH; chất lượng tác phẩm báo chí ASXH.
1.3. Thời kỳ hội nhập quốc tế ở nƣớc ta và yêu cầu về hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội
1.3.1. Hội nhập quốc tế ở nước ta
Thuật ngữ “Hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ
tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là
“intégration internationale”).
Quá trình phát triển tư duy của Đảng ta về hội nhập quốc tế thực chất
chỉ bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội VI (năm 1986) khởi
xướng, với sự kiện đầu tiên là việc gia nhập ASEAN (năm 1995). Thay đổi

×