Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sản phẩm dệt của một số nhóm thái vùng mê kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.09 KB, 10 trang )

Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê
Kông

Nguyễn Thu Trang

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Lương
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Khái quát về các nhóm Thái lưu vực sông Mê Kông. Hệ thống và giới thiệu
những tư liệu về sản phẩm dệt của các nhóm Thái trong vùng. So sánh đối chiếu sự
tương đồng và khác biệt giữa sản phẩm dệt của các nhóm Thái trên. Từ đó thấy được
mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm Thái trong khu vực. Phân tích sự biến đổi ở sản
phẩm dệt của các nhóm Thái, qua đó thấy được ảnh hưởng của thương mại hàng hóa
đang tác động đến các sản phẩm dệt truyền thống song bên cạnh đó lại mở ra triển
vọng hợp tác cho các nước trong vấn đề cùng bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt một
cách hiệu quả.

Keywords: Nghề dệt; Vùng Mê Kông; Người Thái; Châu Á học

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ II kết thúc, Đông Nam Á là nơi diễn ra nhiều sự
kiện lịch sử mang tính thời đại. Chưa bao giờ các nhà khoa học trên thế giới lại quan tâm đến
vùng đất này như thế. Một nền Đông Nam Á học thực sự đã ra đời. Tiếp cận từ nhiều góc độ,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, song đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn, người
ta đã để ra nhiều công sức để tìm hiểu về đất nước, con người nơi đây nhằm lý giải vì sao ở khu
vực này lại nổi lên được nhiều con rồng Châu Á về mặt phát triển kinh tế như vậy.
Trong bối cảnh chung đó, những ai quan tâm đến sinh hoạt khoa học quốc tế liên quan


đến Đông Nam Á, chắc sẽ thấy từ năm 1980 trở lại đây, cứ ba năm một lần, đã diễn ra các Hội
nghị quốc tế về Thái học ở các nước tuần tự như: Ấn Độ (lần I, năm 1980), Thái Lan (lần II, năm
1983), Australia (lần III, năm 1987), Trung Quốc (lần IV, năm 1990), Anh (lần V, năm 1993)
Qua các hội nghị này, các nhà khoa học trên thế giới công bố những kết quả nghiên cứu về người
Thái, bao gồm rất nhiều vấn đề: lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa
Việc nghiên cứu về người Thái không phải chỉ dành cho những nước có số dân nói
tiếng Thái mà là lĩnh vực khoa học có tầm cỡ chung của nhân loại. Điều này đã được khẳng

2
định tại các hội nghị quốc tế Thái học. Thế giới muốn tìm hiểu về các dân tộc nói tiếng Thái,
thế giới muốn hiểu Đông Nam Á và thế giới muốn biết cặn kẽ hơn các cư dân Nam Trung
Quốc thì không thể bỏ qua được lĩnh vực nghiên cứu Thái học, đó là điều nhất thiết.
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu người Thái được phân bố ở các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á với các nhóm Thái sinh tụ ở lưu vực sông Mê Kông sẽ góp
phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quá trình xây dựng một Đông Nam Á hòa
bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Tình hình trên cho thấy rằng, người Thái và các vấn đề liên quan đến người Thái, đặc
biệt là các nhóm Thái ở Đông Nam Á đang giống như một “viên nam châm” thu hút các học
giả và các nhà nghiên cứu. Bản thân tác giả luận văn cũng đã bị lực hút đó hấp dẫn và thôi
thúc mong muốn tìm hiểu về dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc sắc này.
1.2. Nghiên cứu về đời sống văn hóa người Thái, có rất nhiều cách để tiếp cận, trong
đó việc tìm hiểu thông qua những sản phẩm, hiện vật văn hóa được tạo ra và sử dụng bởi
người Thái là một hướng tiếp cận để khám phá hệ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đó. Dưới góc
độ văn hóa lịch sử hay có người gọi là khu vực dân tộc học – lịch sử, sản phẩm dệt (cụ thể là
các đồ vải) của người Thái vùng Mê Kông, nhất là tiểu vùng sông Mê Kông đã cho thấy mối
quan hệ giữa các nhóm Thái với nhau. Đặc biệt, ngôn ngữ Thái khá đa dạng và phổ biến ở
nhiều nơi khác nhau. Những người Thái có thể đi xa hàng ngàn dặm, sinh sống ở những vùng
có những đặc điểm khác nhau nhưng họ vẫn có thể giao tiếp với nhau. Sự tương đồng giữa
ngôn ngữ Thái trong một phạm vi rộng lớn trong những điều kiện khác nhau đã gợi ra một
vấn đề là quan hệ giữa các nhóm này từ một cội nguồn chia ra, rồi phân tán, mở rộng hay đó

là sự phân bố lâu đời trên một vùng đất từ lâu đời rồi trở thành các nhóm Thái như ngày nay?
Trước vấn đề chưa có lời giải đáp như thế, với tư cách là một học viên cao học đang trên
đường tập sự nghiên cứu, chúng tôi mong được đóng góp phần nào ý kiến của mình như một
sự gợi ý về vấn đề hóc búa này. Vì vậy, trong phạm vi khả năng và điều kiện cụ thể của mình,
thông qua sản phẩm dệt các nhóm Thái vùng Mê Kông, luận văn mong muốn gợi ra một số ý
tưởng bằng việc nghiên cứu những sản phẩm thủ công truyền thống khá độc đáo và nhiều ý
nghĩa, nhiều giá trị lịch sử, văn hóa trong một khu vực rộng lớn và đặc biệt: vùng Mê Kông
1.3. Ở đây cũng có một vấn đề cần nói ngay từ đầu là đối với các đề tài nghiên cứu về
dân tộc học, yêu cầu cần thiết là tác giả phải tham gia trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.
Nhưng do sự phân bố trên một địa bàn cư trú vừa rộng, vừa phức tạp của các nhóm Thái này
trong lịch sử, thuộc nhiều quốc gia với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau
nên việc nghiên cứu thực địa gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện cụ thể của bản thân, có thể
nói đây là một khó khăn không dễ khắc phục về nhiều lĩnh vực ( thời gian, khả năng thực địa

3
và cả an ninh quốc gia, vv…). Vì thế trong điều kiện khả năng và hoàn cảnh cụ thể của mình,
chúng tôi đã tìm giải pháp để thực hiện đề tài, tuy không được như mong ước nhưng qua đó
vẫn có thể giúp chúng tôi giải quyết được những yêu cầu mà đề tài đặt ra. Do đó, cách tiếp
cận nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở bao quát những nguồn tư liệu của nhiều nhà
khoa học đã công bố có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài và một số tư liệu trực
tiếp quan sát trong các hiện vật trưng bày ở Bảo tàng (chủ yếu là Bảo tàng Dân tộc học ở
đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội).
Tuy vẫn biết những hạn chế khó khăn của phương pháp này nhưng do lòng yêu thích,
ngưỡng mộ với sự tâm huyết về một đề tài có nhiều giá trị và ý nghĩa như thế, chúng tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu “Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông” và chọn
làm đề tài luận văn của mình với mong muốn có thể gợi ra những vấn đề có ích, nhất là trong
sự hội nhập văn hóa hiện nay giữa các dân tộc trong khu vực mà ở đây trước hết là các nhóm
Thái tiểu vùng sông Mê Kông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Thái học đã được nhiều người, nhiều thế hệ và nhiều ngành khoa học tìm hiểu,

nghiên cứu từ lâu. Thực ra vấn đề này phần lớn là sự quan tâm nghiên cứu theo từng nước,
từng khu vực về từng vấn đề. Ví dụ như một số Hội thảo Quốc tế thường hay đặt ra chủ đề
chính cho Hội thảo từng nơi, từng vùng. Nhưng cũng có nhiều Hội thảo quan tâm đến nhiều
nội dung khác nhau. Tuy nhiên, hướng tổng quan chung vẫn là nghiên cứu về các nhóm Thái
cụ thể, từng vấn đề cụ thể như về vấn đề kinh tế - xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, đặ biệt là về
các sinh hoạt văn hóa (bao gồm cả ba lĩnh vực văn hóa vật thể, nếp sống xã hội và văn hóa
tinh thần)
Năm 1991, với sự ra đời của cuốn thống kê thư mục các công trình nghiên cứu về các
nhóm Thái trên thế giới, tác giả Shigeharu Tanabe (Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Osaka –
Nhật Bản) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Ayuthaya (Thái Lan) phát hành
cuốn Religious Traditions among Tai Ethnic groups – A selected bibliography (Truyền thống
tôn giáo của các nhóm Thái theo dạng thư mục chuyên đề). Lần đầu tiên, cuốn sách trên đã
giới thiệu khá cụ thể về các tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng ở các nhóm Thái trên thế giới.
Trong đó đặc biệt là sự giới thiệu về các nhóm Thái ở Đông Nam Á. Nội dung cuốn sách này
đã chú trọng đến các công trình nghiên cứu so sánh giữa các nhóm Thái. Với 2.700 đầu sách,
cuốn sách trên ít nhiều đã giới thiệu được tình hình nghiên cứu về các nhóm Thái trên thế
giới.
Từ năm 1980 đến năm 2008, đã có mười Hội thảo Quốc tế về Thái học được triệu tập
với khoảng 4.000 tham luận về tất cả các lĩnh vực liên quan đến vấn đề Thái học thế giới. Nội

4
dung chủ yếu của các Hội thảo này phần lớn đều liên quan đến vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa
và tôn giáo, tín ngưỡng Thái. Trong số các Hội thảo này, phải kể đến Hội thảo Quốc tế về
Thái học lần thứ X được tổ chức tại Trường Đại học Thammasat (Bangkok, Thái Lan). Hội
thảo này đã tập hợp được 382 nhà khoa học tham dự, trong đó có 210 đại biểu đến từ các
nước khác ngoài Thái Lan với khoảng hơn 500 báo cáo tham luận. Trong đó có nhiều báo cáo
về các nhóm Thái ở Tiểu vùng sông Mê Kông.
Có một điều khá đặc biệt là hầu như tất cả mười cuộc Hội thảo Quốc tế về Thái học,
Ban tổ chức đều dành một phần nội dung để các nước có người Thái trưng bày những sản
phẩm dệt tiêu biểu của mình và sản phẩm dệt của một số nước liên quan như Ấn Độ,

Myanmar,…
Tại Thái Lan từ năm 1991 đã tổ chức khá thường xuyên các Hội thảo chuyên đề: Sản
phẩm dệt Châu Á, tài sản chung (Textiles: Common Heritage of Southeast Asia). Tiếp theo,
Hội thảo lần I (năm 1991), đến tháng 9 năm 1993, tại Trung tâm Văn hóa Thái Lan ở
Bangkok lại tổ chức Hội thảo lần II. Trong Hội thảo này có nhiều nước tham gia với nhiều
báo cáo tham luận về những đặc trưng nổi bật của sản phẩm dệt từng nước.
Vào các năm 2001, 2005 Hội thảo về sản phẩm dệt của các nước Đông Nam Á cũng
được tổ chức, trong đó đặc biệt có sự tham gia của các quốc gia có người Thái sinh sống tại
Bangkok và Chiềng xẻn (Thái Lan).
Đặc biệt, năm 2006, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xuất bản cuốn: Đồ vải của
người Thái ở tiểu vùng sông Mê Kông – Tiếp nối và biến đổi. Cuốn sách tập hợp những bài
viết của nhiều nhà nghiên cứu về đồ vải của các nước sông Mê Kông và cung cấp cho người
đọc khá đầy đủ những tư liệu cần thiết về đồ vải của một số cư dân Thái lưu vực sông Mê
Kông, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến nghề dệt và sản phẩm dệt của các nhóm Thái
ở tiểu vùng sông Mê Kông. Đây cũng là tài liệu tham khảo chính của đề tài. Tiêu biểu là một
số bài viết sau:
- Người Thái và sông Mê Công: Đồ vải, nguồn nước, địa hình, con người của
Leedom Leffert
- Đồ vải của người Thái ở Vân Nam: Sự tiếp nối và sự biến đổi của La Công Ý
- Đồ vải Thái ở vùng Lạn Na và I Sản (Thái Lan) của Susan Conway
- Đồ vải của người Thái ở Việt Nam (Vi Văn An, Hoàng Lương)
- Đồ vải của người Thay Đeng: Hoa văn và chủng loại của Outala Vanyuveth
- Trang trí bạc của người Thái ở Vân Nam của Yang Xiao
Ngoài ra, ở các nước Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam còn khá nhiều
công trình chuyên đề về các sản phẩm dệt của các nhóm Thái vùng này. Ví dụ, Hoa văn mặt

5
chăn Thái Mường Tấc (Phù Yên – Sơn La) (Luận án Phó Tiến sĩ sử học bảo vệ năm 1987) của
PGS.TS Hoàng Lương, và nhiều công trình khác liên quan đến đề tài luận văn này như các
công trình nghiên cứu vể người Thái ở Việt Nam của tác giả Cầm Trọng, Cầm Cường và một

số tác giả khác nữa. Trong quá trình triển khai đề tài, để có cứ liệu so sánh đối chiếu, chúng
tôi đã xin phép sử dụng kết quả nghiên cứu của PGS. TS Hoàng Lương.
Như vậy, đối với sản phẩm dệt của các nhóm Thái nhất là các nhóm thuộc tiểu vùng
sông Mê Kông nói riêng, cư dân nói tiếng Thái trên thế giới nói chung đã được nhiều tác giả
tìm hiểu, nghiên cứu. Tất cả các công trình, bài viết trên là nguồn tài liệu quý cung cấp cho
người đọc nói chung và tác giả luận văn sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về những sản phẩm
dệt của người Thái nói chung, vùng Mê công nói riêng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái ở vùng
sông Mê Kông. Những sản phẩm đó bao gồm nhiều loại như vải vóc, quần áo, các vật dụng
hàng ngày và đồ cúng lễ làm từ vải dệt…
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn trong phạm vi sản phẩm dệt của các nhóm cư dân nói tiếng Thái ở
lưu vực sông Mê Kông, trước hết là các nhóm trong tiểu vùng sông Mê Kông (Lào, Thái Lan,
Nam Trung Quốc và Việt Nam)
- Sản phẩm dệt của các nhóm Thái rất phong phú đa dạng, đề tài chỉ tập trung vào
nghiên cứu sản phẩm dệt trên vải của các nhóm Thái, bởi trong đa số những sản phẩm được
tạo ra từ nghề dệt thì dệt vải làm ra các loại y phục và đồ dùng khác trong đời sống cá nhân,
gia đình, cộng đồng có một vai trò to lớn không thể thiếu trong tiến trình lịch sử và văn hóa
tộc người Thái. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rằng không ở đâu nghệ thuật trang trí và những
ẩn ý của hoa văn lại có điều kiện phô hình, khoe sắc một cách phong phú, đa dạng như trên đồ
vải
- Mẫu khảo cứu: Đề tài lựa chọn khảo cứu mẫu sản phẩm đồ vải của một số nhóm
Thái tiêu biểu vùng Mê Kông là : Thái Lan, Lào,Việt Nam và nhóm Thái ở Vân Nam – Trung
Quốc
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông
với tư cách như là những hiện vật văn hóa của tộc người. Trên cơ sở đó, tác giả mong muốn

góp phần khai thác, giới thiệu di sản văn hóa của người Thái nói riêng, nhân loại nói chung,

6
đồng thời chỉ ra ý nghĩa quan trọng của sản phẩm dệt Thái trong sự giao lưu văn hóa khu
vực.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ, đề tài tập trung vào hoàn thành những nhiệm
vụ sau đây:
- Khái quát về các nhóm Thái lưu vực sông Mê Kông.
- Hệ thống và giới thiệu những tư liệu về sản phẩm dệt của các nhóm Thái trong vùng.
- So sánh đối chiếu sự tương đồng và khác biệt giữa sản phẩm dệt của các nhóm Thái
trên. Từ đó thấy được mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm Thái trong khu vực.
- Phân tích sự biến đổi ở sản phẩm dệt của các nhóm Thái, qua đó thấy được ảnh
hưởng của thương mại hàng hóa đang tác động đến các sản phẩm dệt truyền thống song bên
cạnh đó lại mở ra triển vọng hợp tác cho các nước trong vấn đề cùng bảo tồn và phát triển sản
phẩm dệt một cách hiệu quả
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính được tác giả sử dụng gồm
có:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập các tài liệu có liên quan đến
đề tài, chủ yếu là các tài liệu đã công bố trên sách, báo trong và ngoài nước; hệ thống, xử lý,
phân tích các nguồn tư liệu đã thu thập được.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các mẫu đồ vải của các nhóm Thái được
trưng bày trong Bảo tàng Dân tộc học và quan sát gián tiếp thông qua khảo cứu các mẫu tranh
ảnh trong tài liệu thu thập được.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu các mẫu hoa văn trên vải của các
nhóm Thái để tìm ra sự tương đồng và khác biệt
Do điều kiện, hoàn cảnh hạn chế nên trong quá trình thực hiện luận văn gặp những
khó khăn khách quan là địa bàn nghiên cứu nằm rải rác, phân tán ở nhiều quốc gia khác nhau
nên phương pháp quan sát thực địa không thể thực hiện được. Vì vậy, việc thu thập và phân

tích các nguồn tư liệu trong nước liên quan đến đề tài là khả thi nhất.
6. Những đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu và phân tích sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông
không chỉ đơn thuần là giới thiệu những sản phẩm đẹp do bàn tay người Thái tạo ra dưới góc
độ thẩm mỹ mà còn giúp chúng ta tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người và sự giao lưu văn hóa
giữa các nhóm người Thái khu vực sông Mê Kông.

7
Qua so sánh đối chiếu các sản phẩm dệt giữa các nhóm Thái nói trên, luận văn đã chỉ
ra sự tương đồng, thống nhất của văn hóa Thái trong khu vực. Đây là cơ sở khoa học và thực
tiễn nhằm tăng cường khối đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau giữa các nước trong khu vực.
Với ý nghĩa và giá trị văn hóa sâu sắc như vậy, các nước cần có chương trình bảo tồn
và phát triển các sản phẩm dệt của người Thái. Đặc biêt là trong xu thế các sản phẩm dệt đang
có sự biến đổi như hiện nay,thì việc hợp tác nhằm đưa sản phẩm dệt thành sản phẩm hàng hóa
mang giá trị quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc là một hướng đi mới.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu 3 phần : mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm
3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Thái vùng Mê Kông
Chương này mô tả về vị trí, địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội của lưu vực sông Mê
Kông, hệ thống và khái quát các nhóm người Thái sinh sống trong khu vực cùng với những
nét đặc trưng về văn hóa.
Chương 2: Nghề dệt của người Thái vùng Mê Kông
Nội dung của chương nhằm hệ thống và giới thiệu các tư liệu và quá trình của nghề
dệt của các nhóm Thái. Bên cạnh đó, phân tích và so sánh đối chiếu sản phẩm dệt của một số
nhóm Thái tiêu biểu trong khu vực
Chương 3: Sản phẩm dệt trong đời sống của người Thái vùng Mê Kông
Những cứ liệu và phân tích trong chương 3 nhằm thể hiện vai trò quan trọng của sản
phẩm dệt trong đời sống văn hóa tộc người Thái cũng như đối với văn hóa vùng Mê Kông. Vì
vậy, việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt Thái là vấn đề đặt ra cho các quốc gia trong

khu vực.

References
I. Tiếng Việt
1. Vương Anh (2001), Tiếp cận văn hóa Bản Thái xứ Thanh, Sở văn hóa thông tin, Thanh
Hóa
2. Cầm Cường (1992), Chương trình Thái học qua hai năm hoạt động, Kỷ yếu Hội thảo
Thái học lần I, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 18 - 45
3. Phạm Đức Dương (2007), Có một vùng văn hóa Mekong, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội
4. Cầm Trọng – Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội

8
5. Nguyễn Tấn Đắc (2008), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
6. Lê Sĩ Giáo (1998), Đại cương về các dân tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái ở Việt Nam, Văn
hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 53 - 67
7. Phan Kiến Giang (2002), Áo ngắn xửa cỏm Thái cổ truyền mà thời trang, Văn hóa và
lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin – Hà
Nội, tr. 302 - 307
8. Nguyễn Thái Hòa (2002), Văn hóa trang phục Thái, Văn hóa và lịch sử các dân tộc
trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, NXB Văn hóa Thông Tin – Hà Nội, tr. 291 – 301
9. Nguyễn Văn Huy, Leedom Lefferts, La Công Ý, Susan Conway, Hoàng Lương, Vi Văn
An, Outala Vanyuveth, Yang Xiao, Huang Yingdan, Mary Connors (2006), Đồ vải của
người Thái ở tiểu vùng sông Mê Công – Tiếp nối và biến đổi, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, Hà Nội
10. Trần Ngọc Khánh (2003), Hoa văn thổ cẩm của người Chăm, Luận án Tiến sĩ, TP. Hồ
Chí Minh
11. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1997), Văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội

12. Hoàng Lương (1985), Hoa văn mặt chăn Thái Mường Tấc (Phù Yên – Sơn La), Luận án
Phó tiến sĩ khoa học Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, Hà Nội
13. Hoàng Lương (1992), Cái nhìn toàn cảnh về văn hóa Thái Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Thái
học lần I, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 245 - 268
14. Hoàng Luơng (2002), Về nghệ thuật và yếu tố lịch sử của hoa văn Thái, tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, Hà Nội, số 8
15. Hoàng Lương (2002), Sự phân bố các nhóm cư dân nói tiếng Thái trên thế giới, Văn hóa
và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, NXB Văn hóa Thông Tin –
Hà Nội, tr. 213 - 221
16. Hoàng Lương (2003), Hoa Văn Thái, NXB Lao động, Hà Nội
17. Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội
18. Mạc Phi sưu tầm, dịch và giới thiệu (1979), Dân ca Thái, NXB Văn hóa, Hà Nội
19. Lê Ngọc Thắng (1998), Đôi nét về tín ngưỡng dân gian Thái, Văn hóa và lịch sử người
Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 604 – 614
20. Lê Ngọc Thắng (1992), Giá trị văn hóa của trang phục cổ truyền Thái Tây Bắc, Kỷ yếu
Hội thảo Thái học lần I, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 269 - 274

9
21. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng sưu tầm, dịch và giới thiệu (1999), Luật tục Thái ở Việt
Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
22. Nông Thị Thanh Thúy (2008), Nghề dệt cổ truyền của người Tày xã Lăng Can – Huyện
Na Hang – Tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ văn hóa học, Hà Nội
23. Đào Văn Tiến (1998), Người Thay Đeng ở Lào và mối quan hệ văn hóa lịch sử với
người Thái Việt Nam, Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, tr. 352 - 365
24. Hoàng Hoa Toàn (1998), Đôi nét về hình thái kinh tế - xã hội tộc Thái ở Vân Nam
Trung Quốc trước thập kỷ 50, Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, tr. 237 - 250
25. Cầm Trọng (1998), Văn hóa Thái – Các đặc trưng chủ yếu và vấn đề bảo vệ và phát huy

ở thời đại ngày nay, Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc,
Hà Nội, tr.
26. Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
27. Cầm Trọng (1987), Mấy vấn đề cơ bản về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại người Thái ở Tây
Băc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
28. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
29. Chu Quang Trứ (1998), Khăn Piêu – một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Thái đặc sắc,
Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 525 - 528
30. Đặng Nghiêm Vạn, Hà Trọng Sinh, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Hữu Thức, Ha Sủm,
Đặng Văn Tu, Nguyễn Dấn, Kha Tiến, Lò Cao Nhum (1987), Tìm hiểu văn hóa cổ
truyền của người Thái Mai Châu, Sở văn hóa thông tin, Hà Sơn Bình
31. Trần Quốc Vượng, Cầm Trọng (1984), Về sự đóng góp của văn hóa Tày – Thái cổ vào
sự hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Quốc
tế về Thái học, Bangkok
32. Bộ văn hóa thông tin, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (1997), Hoa văn trên vải
của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
33. Bộ văn hóa thông tin, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (1999), Hoa văn trên vải
dân tộc Hmông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thái Nguyên
II. Tiếng Anh
34. Jane Puranananda (2007), The secrets of Southeast Asian Textiles: Myth, Status and the
supernatural. The James HW Thompson Foundation, Bangkok

10
35. Shigeharu Tanabe (1991), Religious Traditions among Tai Ethnic Groups – A selected
bibliography. Ayuthaya Historical Study Centre, Bangkok
36. Wyatt, David K (1984), Thailan: A short History, Yale University Press, New Haven
and London
37. The International Conference on Tai Studies (1998), Introduction to Tai – Kadai people,
Bangkok

III. Websites
38.
39.
40. http://www. Wikipedia.com


×