Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề thi công chức Phòng nội vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.84 KB, 19 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
ĐỀ CHÍNH THỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Ngoại vụ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày nội dung thỏa thuận quốc tế và ký kết thỏa thuận quốc tế nhân
danh cơ quan cấp tỉnh quy định tại Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày
20/4/2007 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Câu 2 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy nêu nội dung và nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối
ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành
kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ.
Câu 3 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày việc đón tiếp nguyên thủ Quốc gia quy định tại
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
Câu 4 (2,0 điểm)
Theo quy định tại Quyết định số 31/QĐ-SNgV ngày 15/9/2011 của Giám
đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Lễ tân - Hợp tác Quốc tế có nhiệm
vụ gì trong việc hợp tác quốc tế, kinh tế đối ngoại và thông tin đối ngoại?
Câu 5 (2,0 điểm)
Vị trí chức năng, cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ được quy định tại Thông
tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao
- Bộ Nội vụ như thế nào?
Ghi chú:


- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng
thi
điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin
khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Ngoại vụ
Câu 1 (2 điểm).
Trình bày nội dung thỏa thuận quốc tế và ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh
cơ quan cấp tỉnh quy định tại Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007
về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn,
- Ý I, có 2 ý,
+ Ý 1, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm.
+ Ý 2, được 0,15 điểm.
- Ý II, được 0,2 điểm
- Ý III, có 5 ý,
+ Ý 1, 2, 3, 5 mỗi ý được 0,15 điểm.
+ Ý 4, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm.
I. Nội dung thỏa thuận quốc tế
1. Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết
nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của
tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều
bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung sau đây:
a) Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;

b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp;
c) Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ;
d) Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ
Việt Nam;
đ) Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
2. Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên
bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên
gọi khác.
Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh
1
II. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan
cấp tỉnh
Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế
nhân danh cơ quan cấp tỉnh.
III. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh
1. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách
nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan đến hoạt
động hợp tác thuộc thỏa thuận quốc tế đó.
2. Cơ quan được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời
bằng văn bản trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy
quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế sau khi nhận được văn bản trả lời
của cơ quan được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và cơ quan được
lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này thì trình tự, thủ tục được tiến hành như sau:
a) Cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về
việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế
trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan cấp tỉnh trình;

c) Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản này là cơ sở để
người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho
một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
5. Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo
Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao bản sao thỏa thuận
quốc tế đã được ký kết để thông báo.
Câu 2 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nội dung và nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại
của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo
Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 13 ý nhỏ, nêu đủ 13 ý được 1,25 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm
- Ý II, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm
I. Nội dung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế này bao gồm:
1. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội.
2
2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các
đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào).
3. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước
ngoài tặng.
4. Kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh
cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương có
thành tích xuất sắc được địa phương công nhận.
5. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.
6. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
7. Hoạt động đối ngoại liên quan đến công tác quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia.

8. Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở địa phương.
9. Công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động viện trợ phi chính
phủ nước ngoài.
10. Công tác văn hóa đối ngoại.
11. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
12. Thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí
của phóng viên nước ngoài tại địa phương.
13. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình quốc tế và khu vực có tác động
đến địa phương.
II. Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước
trong hoạt động đối ngoại.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà
nước đối với hoạt động đối ngoại địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung
ương và địa phương.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước
và ngoại giao nhân dân; giữa chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại
và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; giữa hoạt động đối ngoại và hoạt động
quốc phòng, an ninh; giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
4. Hoạt động đối ngoại được thực hiện theo chương trình hàng năm đã được
duyệt; bảo đảm nghiêm túc chế độ báo cáo, xin ý kiến theo quy định hiện hành.
5. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của
cơ quan các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối ngoại
theo quy định; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong hoạt động đối ngoại.
Câu 3 (2 điểm).
Anh (chị) hãy trình bày việc đón tiếp nguyên thủ Quốc gia quy định tại Nghị
định số 82/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
3
Cơ cấu điểm:

Có 6 ý,
- Ý 1, được 0,2 điểm.
- Ý 2, có 4 ý nhỏ, nêu đủ 4 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
- Ý 3, được 0,2 điểm.
- Ý 4, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
- Ý 5 có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
- Ý 6, có 2 ý nhỏ, nêu đủ 2 ý được 0,3 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
Ðón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Vãn phòng Chủ tịch nước,
Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ðại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ
trưởng Vụ Ðối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng Vụ
Khu vực Bộ Ngoại giao và Ðại sứ nước khách.
2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.
a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.
b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu
nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng
Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính
phủ, Chủ nhiệm Vãn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà
Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ðại sứ Việt Nam tại nước khách,
các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Ðoàn
khách, Ðại sứ và cán bộ ngoại giao Ðại sứ quán nước khách.
c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau :
- Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước
khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng
trước thềm.
- Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).
- Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.
- Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).
- Ðội trưởng Ðội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước

khách đi duyệt Ðội Danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân
chủng hải, lục, không quân.
- Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Ðội danh dự.
- Ðội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.
- Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức
Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành
viên trong Ðoàn khách.
4
d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia
nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và
Phu nhân (hoặc Phu quân) tiếp Ðoàn tại phòng khách.
3. Hội đàm.
Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội đàm
phía ta tương ứng với thành viên chính thức Ðoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai
Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Ðoàn hội ðàm.
4. Tiếp xúc.
- Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
- Thủ tướng Chính phủ hội kiến.
- Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng.
5. Chiêu đãi.
- Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch
nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ.
- Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn.
Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều
quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Ðoàn,
một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Ðại sứ quán.
- Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ
chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Ðoàn
Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
6. Lễ tiễn.

- Chủ tịch nước tiễn Ðoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân
(hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước
khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
- Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như
khi đón.
Câu 4 (2 điểm).
Theo quy định tại Quyết định số 31/QĐ-SNgV ngày 15/9/2011 của Giám đốc
Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Lễ tân- Hợp tác Quốc tế có nhiệm vụ gì
trong việc hợp tác quốc tế, kinh tế đối ngoại và thông tin đối ngoại?
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý,
- Ý 1, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý được 1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
- Ý 2, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý được 1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
1. Hợp tác quốc tế:
- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp
UBND tỉnh về kế hoạch, phương hướng quan hệ đối ngoại của địa phương theo đúng
5
đường lối của Đảng và Nhà nước góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với
các đối tác nước ngoài, nâng cao vị thế của địa phương, giữ vững an ninh chính trị;
- Phối hợp với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn quản lý hoạt động
đối ngoại tại địa phương;
- Phổ biến, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách đối ngoại của Việt Nam và các quy định của tỉnh cho các cơ quan đơn vị
trên địa bàn;
- Tham mưu UBND tỉnh, các cơ quan, ban ngành, địa phương của tỉnh ký
kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác với các địa phương, tổ chức nước ngoài; tổ chức
triển khai thực hiện điều ước quốc tế tại tỉnh theo quy định của pháp luật; Chuẩn bị
nội dung thỏa thuận và tham mưu các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật;
báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hướng giải quyết những vấn đề
phát sinh liên quan đến hợp tác quốc tế;

- Tham mưu thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực phát triển
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương, tổ chức
trên thế giới;
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hình thức, nội dung hợp tác với các
địa phương nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các cơ quan đại diện ngoại giao. Theo
dõi, thúc đẩy việc thực hiện các chương trình hợp tác;
- Tham mưu thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công tác đối ngoại
nhân dân và phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trong các hoạt động đối
ngoại nhân dân tại địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác an ninh đối ngoại.
2. Kinh tế đối ngoại và thông tin đối ngoại:
- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp
UBND tỉnh đề ra chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế địa
phương, theo chương trình tổng thể dài hạn và hằng năm để trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở đôn đốc các ngành thực hiện chương trình
hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh đã được các cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ,
ngành Trung ương có liên quan;
- Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị-an ninh, kinh
tế quốc tế và khu vực có tác động đến tỉnh Thừa Thiên Huế và tham mưu cho lãnh
đạo Sở đề xuất với UBND tỉnh phương hướng và giải pháp thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn và thẩm tra các đối tác nước
ngoài vào làm ăn và đầu tư tại địa phương theo sự phân công của UBND tỉnh;
- Tham gia công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xây dựng môi
trường đầu tư phù hợp với đặc điểm của địa phương;
- Tham gia phối hợp với các đơn vị của tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc một
số dự án ODA, FDI và hợp tác phi tập trung giúp cho dự án được triển khai thuận lợi
và hiệu quả, theo phân công khi có yêu cầu;
6
- Là đầu mối giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng thông tin đối ngoại. Chủ

trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch
thông tin tuyên truyền đối ngoại đã được UBND tỉnh phê duyệt; cung cấp thông tin
liên quan của địa phương phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao
và các cơ quan có thẩm quyền;
- Tham mưu duy trì hoạt động, quản lý trang web chuyên ngành của Sở;
Câu 5 (2 điểm).
Vị trí chức năng, cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ được quy định tại Thông tư
liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao - Bộ
Nội vụ như thế nào?
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,3 điểm.
- Ý II, có 2 ý,
+ Ý 1, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm.
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm.
I. Vị trí và chức năng
1. Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về
công tác ngoại vụ, biên giới lãnh thổ quốc gia (ở những tỉnh có đường biên giới lãnh
thổ quốc gia trên bộ); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.
II. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Sở
a) Sở Ngoại vụ có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động

của Sở;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một
Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Ngoại giao ban
hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ
luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo
quy định của pháp luật.
7
2. Cơ cấu tổ chức
a) Các tổ chức được thành lập thống nhất gồm:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
(Công tác kế hoạch – tài chính, tổ chức – cán bộ thuộc Văn phòng Sở)
b) Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với ngành ngoại vụ tại
địa phương, Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng và tên gọi các phòng chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc Sở bảo đảm bao quát đủ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
sở, nhưng tổng số phòng, văn phòng và thanh tra của Sở không quá 5 đơn vị.
c) Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Ngoại vụ
chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
thành lập tổ chức sự nghiệp thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và quy định của pháp luật.
8
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy nêu khái niệm về cán bộ; công chức; cán bộ, công chức cấp xã; viên
chức và nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán
bộ, công chức và Luật viên chức.
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ. Nhiệm vụ và quyền hạn về
công tác xây dựng chính quyền; về cán bộ, công chức, viên chức; về cải cách
hành chính; về công tác tôn giáo của Phòng Nội vụ được quy định tại Thông tư số
04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ như thế nào?
Câu 3 (2,0 điểm)
Hãy nêu quy định việc xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời
gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng và trường
hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
Câu 4 (2,0 điểm)
Tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ đã quy
định chế độ tập sự; hướng dẫn tập sự; chế độ, chính sách đối với người tập sự và
người hướng dẫn tập sự như thế nào?
Câu 5 (2,0 điểm)
Hãy trình bày quy định về hợp đồng làm việc tại Thông tư số 15/2012/TT-
BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ.
Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng
thi
điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin
khác;

- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ
Câu 1 (2 điểm).
Hãy nêu khái niệm về cán bộ; công chức; cán bộ, công chức cấp xã; viên chức
và nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức.
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý
- Ý I, có 4 ý, mỗi ý được 0,25 điểm;
- Ý II, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý III, có 4 ý, mỗi ý được 0,1 điểm, riêng ý 4 được 0,2 điểm .
I. Cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã
hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
1
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
4. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
II. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà
nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân
công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất
chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
III. Các nguyên tắc quản lý viên chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý
của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ
sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.

4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên
chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên
chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác
của Nhà nước đối với viên chức.
Câu 2 ( 2 điểm).
Trình bày vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ. Nhiệm vụ và quyền hạn về công
tác xây dựng chính quyền; về cán bộ, công chức, viên chức; về cải cách hành chính;
về công tác tôn giáo của Phòng Nội vụ được quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-
BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ.
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý lớn
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý II. có 4 ý
+ Ý 1, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 3, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm;
2
+ Ý 4, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
I. Vị trí, chức năng
1. Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) là cơ
quan tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính
phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
2. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp huyện,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội

vụ.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về công tác xây dựng chính quyền:
a) Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực
hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của
ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của ủy ban nhân dân cấp xã; giúp ủy ban nhân dân cấp huyện
trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của
pháp luật;
c) Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án thành lập mới,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để ủy ban nhân dân trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính
của huyện;
d) Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể,
sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân
phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn,
làng, ấp, bản, tổ dân phố.
2. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng,
điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;
b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thực
hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường,
thị trấn theo phân cấp.
3. Về cải cách hành chính:
3
a) Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành

chính ở địa phương;
b) Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy
mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo ủy ban nhân
dân cấp huyện và cấp tỉnh.
4. Về công tác tôn giáo:
a) Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Câu 3 ( 2 điểm).
Hãy nêu quy định việc xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian
công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng và trường hợp được
miễn thực hiện chế độ tập sự tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của
Bộ Nội vụ.
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý lớn
- Ý I, có 3 ý
+ Ý 1, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm;
+ Ý 2, 3 mỗi ý được 0,25 điểm;
- Ý II, có 2 ý
+ Ý 1, có 2 ý, mỗi ý được 0,25 điểm;
+ Ý 2 được 0,25 điểm.
I. Xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng
1. Đối với trường hợp đang được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm
theo bảng lương do Nhà nước quy định:
a) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương

đương trở xuống:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định xếp ngạch, bậc lương
theo thẩm quyền và theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10
tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực
4
lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước
và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
b) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương
đương:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp
ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề
nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi người
đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định theo thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công
chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Bản chụp các quyết định xếp lương của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
c) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc
tương đương:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp
ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề
nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sơ yếu lý lịch của công chức theo mẫu số 2c, có xác nhận của cơ quan sử
dụng công chức;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công
chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Bản chụp các quyết định xếp lương của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
2. Đối với trường hợp chưa được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm

theo bảng lương do Nhà nước quy định:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp
ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo bản sao sổ
bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận của từng trường hợp, đề nghị
Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi thực hiện.
3. Thời hạn Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương trả lời đề nghị xếp ngạch,
bậc lương đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2
Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
II. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự
1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các
điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn
hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
5
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm
a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch
công chức được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm
những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời
gian tập sự.
Câu 4 (2 điểm).
Tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định chế
độ tập sự; hướng dẫn tập sự; chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng
dẫn tập sự như thế nào?
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn
- Ý I, có 4 ý
+ Ý 1, 2, 3 mỗi ý được 0,15 điểm;

+ Ý 4, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý II, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý III, có 5 ý
+ Ý 1 được 0,2 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 3, 4, 5 mỗi ý được 0,15 điểm.
I. Chế độ tập sự
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với
môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trừ
trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật viên chức.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phối hợp
với Bộ Nội vụ quy định về thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp của từng
ngành, từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ
03 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định
của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
4. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức,
những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, nội quy, quy chế làm việc
của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển
dụng;
b) Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
6
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
II. Hướng dẫn tập sự
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hướng dẫn người tập sự nắm vững
và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại Khoản 4 Điều
20 Nghị định này.

2. Chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày viên chức đến nhận việc, người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải cử viên chức có chức danh nghề nghiệp bằng hoặc
cao hơn, có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng truyền đạt
hướng dẫn người tập sự. Không thực hiện việc cử một người hướng dẫn tập sự cho
hai người tập sự trở lên trong cùng thời gian.
III. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương của chức
danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Trường hợp người tập sự
có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí
việc làm tuyển dụng thì người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương
bậc 2, người tập sự có trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức
danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được
hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề
nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;
c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng
công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu
chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham
gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
4. Trong thời gian hướng dẫn tập sự, người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số
phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương tối thiểu hiện hành.
5. Người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền
thưởng và phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị
sự nghiệp công lập.
Câu 5 (2 điểm).
Hãy trình bày rõ quy định về hợp đồng làm việc tại Thông tư số 15/2012/TT-

BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ.
Cơ cấu điểm:
Có 5 ý: - Ý 1, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm;
- Ý 2, 3, 5 mỗi ý được 0,25 điểm;
- Ý 4, có 2 ý, mỗi ý được 0,25 điểm.
7
HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn
a. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn được ký kết giữa người đứng
đầu đơn
vị sự nghiệp công lập với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp
quy định
tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức và theo mẫu số 2 ban
hành kèm
theo Thông tư này.
b. Đối với các trường hợp đăng ký dự tuyển viên chức theo quy định tại
Khoản
2 Điều 1 Thông tư này, nếu được tuyển dụng vào viên chức thì thực hiện ký
hợp đồng
làm việc xác định thời hạn theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
c. Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm và chức danh nghề
nghiệp
được tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời
hạn cụ
thể để ký hợp đồng xác định thời hạn nhưng không quá 36 tháng.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa người
đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập với người đã thực hiện xong hợp đồng làm việc
xác định

thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy
định tại
Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức và theo mẫu số 4 ban
hành kèm
theo Thông tư này.
3. Thay đổi nội dung hợp đồng làm việc
Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung
hợp
đồng làm việc thì hai bên thỏa thuận các nội dung sửa đổi, bổ sung và được
tiến hành
bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc
mới.
4. Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên
chức chuyển công
tác đến cơ quan, đơn vị khác
a. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải
chấm dứt
hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
b. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có
xác
nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ
quan có
thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc
được lập
thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
5. Ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức khi chuyển
đến đơn vị sự
nghiệp công lập mới
Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng
đầu đơn

vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức
phải ký kết
hợp đồng làm việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp
trên cơ sở
căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền
lương và thời
gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức.

×