Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp công ty cổ phần văn phòng phẩm cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.22 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986,nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang
cơ chế thị trường. Và cơ chế thị trường đã thực sự khẳng định được thế mạnh
của nó. Cùng với xu thế đó ngày 11/12/2003 Công ty cổ phần văn phòng
phẩm Cửu Long đã thực sự chuyển mình, xây dựng theo mô hình cổ phần
hoá. Đánh dấu bước phát triển mới. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Công
ty đã đạt được rất nhiều thành tích.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long
tìm hiểu về: lịch sử phát triển, bộ máy quản lý doanh nghiệp, mặt bằng doanh
nghiệp, dây chuyên sản xuất sản phẩm ,…biết được một số nét chính về Công
ty.Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết cua em không tránh khỏi những
thiếu sót.Em rất mong sự đóng góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn PGS.TS Ngô Kim Thanh, Ban GĐ, các anh chị trong phòng Tài
chính kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn
thiện bản báo cáo này.
Nội dung báo cáo gồm 4 phần chính:
I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long .
II. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
III. Tình hình quản lý các mặt hoạt động kinh doanh.
IV. Định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM
CỬU LONG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM
CỬU LONG
1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên giao dịch: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long
Tên viết tắt: CLOSTACO (Cửu Long Stationnery jointtock Company)
Trụ sở: Số 536A, đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số tài khoản: 1500.311.0000.11 - Tại Ngân hàng No & PTNT Hà Nội
Mã số thuế: 0100100248
ĐT: 04.8625.067 - Fax: 04.8626.832


Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng văn phòng
phẩm và bao bì nhựa các loại,xuất khẩu trực tiếp thiết bị máy móc, nguyên
liệu hoá chất,văn phòng phẩm và hoá chất ngành nhựa.
Chi nhánh : Không
Văn phòng đại diện : Không
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long tiền thân là một phân
xưởng của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, được tách ra thành nhà máy
văn phòng phẩm Cửu Long theo quyết định số 383/TCLD_CNN ngày
29/4/1991 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Nhà máy có tư cách pháp nhân, sản xuất
kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Đi vào hoạt động với số vốn ban đầu
là: 3.072 triệu đồng, diện tích hơn 5250m
2
và 97 công nhân. Trong thời gian
này, nhà máy có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các sản phẩm như: giấy than,
mực viết, mực dấu,… phục vụ nhu cầu về văn phòng phẩm phục vụ thị
trường.
Từ năm 1991 – 1995: Doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất với
chiến lược cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng
tốt nhu cầu thị trường. Mặt khác, Doanh nghiệp còn mở rộng qui mô sản xuất,
đầu tư kỹ thuật và trang thiết bị sản xuất, mua mới dây chuyền sản xuất bao bì
PP của Trung Quốc với công suất thiết kế 4 triệu bao/ năm, đầu tư máy thổi
chai PVC với công suất thiết kế là 1,8 triệu chai/ năm. Do vậy, nhà máy đã
thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động.
Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty là ngày
28/11/1995 theo quyết định số 1103/ QTTTCLD của Bộ Công Nghiệp, Nhà
máy đổi tên thành Công ty văn phòng phẩm Cửu Long trực thuộc tổng Công
ty nhựa Vịêt Nam - Bộ Công Nghiệp. Công ty phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình, được quyền sử dụng tài sản
và vốn do tổng Công ty giao.

Từ năm 1995 đến năm 2001: với nhiệm vụ mở rộng thị trường và đa
dạng hoá sản phẩm, Công ty đã nhận dệt bao bì xi măng cho các Công ty xi
măng (XM) lớn như XM Hoàng Thạch, XM Bỉm Sơn, … và dây chuyền sản
xuất chai cũng dần được hoàn thiện từ khâu tạo phôi đến thổi chai, Công ty đã
cố gắng sản xuất 12 triệu chai/ năm.
Từ năm 2001 đến năm 2005: để phù hợp với nền kinh tế thị trường và
thúc đẩy quá trình phát triển của Doanh nghiệp, ngày 11/12/2003 Công ty văn
phòng phẩm Cửu Long đã được thành lập, hoạt động theo giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh số 01030003317 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp với
tên gọi như hiện nay - Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long .
Trải qua một quá trình từ Nhà máy đổi tên thành Công ty và chuyển
thành Công ty cổ phần đã giúp Công ty rất nhiều trong việc tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, tạo lập vị trí, uy tín trên thị trường. Sau 16 năm đi
vào hoạt động Công ty đã có những bước phát triển về mọi mặt. Với số vốn
ban đầu là 3,072 tỷ đến cuối năm 2004 số vốn đã tăng lên 4,5 tỷ đồng và Năm
2006 vốn điều lệ đã tăng lên 5,4 tỷ đồng. Ngoài việc sản xuất các mặt hàng
văn phòng phẩm truyền thống như: giấy than, các loại mực viết, mực dấu,…
Ngoài ra các mặt hàng bao bì xi măng, các loại chai nhựa cũng là các mặt
hàng chủ đạo của Công ty.
3. Mô hình sản xuất và Quản trị Doanh nghiệp
3.1. Cơ cấu sản xuất
Công ty cổ phần văn phòng phẩm là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
Công ty hoạt động với cơ cấu sản xuất:
. Xí nghiệp bao bì nhựa (PP)
. Xưởng chai nhựa PET (PET)
. Tổ văn phòng phẩm (VPP)
. Xưởng cơ điện (CĐ)
Theo cách tổ chức sản xuất trên, Xí nghiệp có quy mô sản xuất lớn
nhất, sau đó đến các xưởng và cuối cùng là các tổ.
3.1.1 Xí nghiệp bao bì nhựa

Được giao vốn và máy móc thiết bị, tiến hành hoạt động sản xuất, sản
phẩm chính của Xí nghiệp là bao bì nhựa các loại vỏ bao xi măng. Chuyên
cung cấp các vỏ bao xi măng cho các Công ty xi măng lớn. Xí nghiệp do giám
đốc Xí nghiệp quản lý va điều hành sản xuất.
Quy trình sản xuất bao xi măng:
3.1.2 Xưởng sản xuất chai nhựa PET
Xưởng với chức năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất chai nhựa PET phục
vụ cho ngành giải khát, dược phẩm, văn phòng phẩm ,…
Đứng đầu là giám đốc phân xưởng. giúp việc cho giám đốc xưởng có thu kho,
thống kê phân xưởng.
Nghiền
Phế
Tạo sợi
Dệt Tráng
Cắt
In
Lồng gấp
Bao góiThành phẩm
Quy trình sản xuất chai nhựa PET:
3.1.3 Tổ văn phòng phẩm
Sản phẩm chủ yếu của tổ văn phòng phẩm là giấy than, các loại mực
viết, mực dấu, phụ trách trực tiếp là tổ trưởng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ
PGĐ chất lượng Công ty.
Quy trình sản xuất giấy than:
Quy trình sản xuất mực:
Trong quy trình sản xuất,những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tuỳ theo
bước công nghệ,thành phẩm nằm tại bước đó sẽ được đánh giá là thứ phẩm
hay phế liệu
3.1.4 Xưởng cơ điện
Xưởng cơ điện được tổ chức thành hai tổ, chịu sự quản lý của GĐ

xưởng cơ điện.
- Tổ KCS: có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm
của tất cả các công đoạn sản xuất của các đơn vị kiểm tra chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.
Hạt nhựa
Thổi chaiBao góiThành phẩm
Hoá chất Cán Phết
XénKiểm địnhBao góiGiấy than
Hoá chất Bể lọc
Vặn nắpKiểm địnhBao góiLọ mực
Sấy Ép khô Định hình
- Tổ cơ điện có nhiệm vụ chính là xây dựng và bảo trì máy móc
thiết bị cho toàn bộ Công ty, từ đó lên kế hoạch mua sắm, sửa
chữa, thay thế máy móc trang thiết bị. Bảo đảm cho sản xuất
được thông suốt.
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long là đơn vị hạch toán kinh tế
độc lập. Bộ máy quản lý được thực hiện theo mô hình tập trung, các phòng
ban, bộ phận đều trực tiếp do giám đốc điều hành với sự trợ giúp của 2 phó
giám đốc. Bộ máy quản lý được tổ chức đầy đủ từ cấp cao nhất cho đến cấp
cuối cùng là các phòng ban, tổ sản xuất. Mô hình tổ chức tập trung đã giúp
cho GĐ luôn nắm bắt được tình hình sản xuất cũng như tình hình của công
nhân viên trong toàn Công ty, kịp thời đưa ra các quyết định để giải quyết
những vấn đề vướng mắc trong quản lý.
Cơ cấu quản lý của Công ty có thể được mô hình hoá như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú: Quản lý trực tiếp
Quan hệ liên quan gián tiếp
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC

PGĐ CHẤT LƯỢNG
XNBB
NHỰA
PGĐ KỸ THUẬT
P. TCHC P. KINH DOANH P. TCKT
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN
XƯỞNG
PET
TỔ VPP
Bộ máy lãnh đạo của Công ty gồm:
1.Ông Nguyễn Đức Đảng CTHĐQT
2.Bà Nguyễn Thị Hiền PCTHĐQT-PGĐ Công ty

3.Ông Phạm Tiến Vinh UVHĐQT-GĐ Công ty
4.Ông Phạm Khánh Tùng UVHĐQT-PGĐ Công ty
5.Ông Trần Công Đô UVHĐQT-TP TCH
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến - chức năng. Các
bộ phận chức năng gồm:
. Phòng tổ chức hành chính.
. Phòng kinh doanh.
. Phòng tài chính kế toán.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
a) Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT)
Chủ tịch HĐQT là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, là người lập
chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, quyết định chương trình, nội
dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của
HĐQT. Thay mặt HĐQT ký các nghị quyết, quyết định của HĐQT. Tổ chức
nghiên cứu các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư quy mô
lớn phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của Công ty để trình HĐQT.

Ra các quyết định, chính sách, nội dung cho hoạt động của Công ty.
b) Giám đốc Công ty
GĐ là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo qui định. Nhiệm vụ,
quyền hạn của GĐ là:
- Tổ chức điều hành Công ty.
- Ký kết hợp đồng, văn bản nhân danh Công ty với các đối tượng
liên quan.
- Uỷ quyền cho PGĐ giải quyết các công việc khi GĐ vắng mặt.
- Chịu trách nhiệm trước HĐQT, pháp luật về toàn bộ hoạt động
kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện nộp thuế và các khoản phải nộp theo quy định của
pháp luật.
- Trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh.
c) Phó giám đốc
Giúp việc cho GĐ là 2 PGĐ:
- PGĐ kỹ thuật: giúp GĐ chỉ đạo công tác kỹ thuật toàn Công ty,
sáng kiến định mức vật tư nguyên liệu, chỉ đạo thực hiện công
tác nâng cấp, nâng lương hàng năm. Trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp
bao bì nhựa PP.
- PGĐ chất lượng:
+ Giúp GĐ điều hành và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
+ Trực tiếp chỉ đạo công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.
+ Trực tiếp chỉ đạo tổ VPP.
d) Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính (TCHC) quản lý các vấn đề liên quan đến
nhân sự và các công việc hành chính của Công ty. Phòng có nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hành chính pháp lý.
- Hệ thống hóa chính sách, xây dựng nội quy, quy chế quản lý và

thực hiện pháp luật, các chủ chương chính sách của Đảng và nhà
nước ở Công ty.
- Tổ chức tuyển dụng nhân sự, quản lý cán bộ công nhân viên.
Quản lý hồ sơ công văn.
- Quy hoạch cán bộ lên kế hoạch đào tạo nhân sự.
- Chỉ đạo công tác y tế xử lý và phòng ngừa tai nạn lao động,
chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy an ninh trật
tự trong Công ty.
e) Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán là phòng giúp việc đắc lực cho GĐ trong việc
ra các quyết định về sản xuất kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ của phòng:
- Xây dựng và quản lý tài chính Công ty.
- Thực hiện hạch toán quá trình kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm trước GĐ về việc tuân thủ các chế độ tài chính
kế toán tại đơn vị.
- Lập và nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của GĐ và theo
quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành.
f) Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quý, tháng cho toàn Công ty
và từng bộ phận sản xuất trên cơ sở đó lên kế hoạch nhập vật tư
nguyên vật liệu cho sản xuất và kinh doanh.
- Điều tra nghiên cứu mở rộng thị trường cho các sản phẩm hàng
hoá của Công ty thực hiện công tác giao hàng, bán hàng và các
dịch vụ sau bán.
3.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp:
-Về sản phẩm: Không giống như sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp
khác,sản phẩm của công ty mang sắc thái rất riêng biệt .Sản phẩm truyền
thống của Công ty là mực dấu,mực viết,giấy than .Tuy nhiên hiện nay sản

phẩm vỏ bao PP và chai PET là hai loại sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ
nhiều nhất.
Chất lượng các sản phẩm của Công ty phụ thuộc vào chất lượng của nguyên
liệu đầu vào và dây chuyền công nghệ sản xuất. Đặc biệt là các sản phẩm về
văn phòng phẩm như mực viết thì còn phụ thuộc vào kỹ thuật pha chế nguyên
liệu, để làm sao có thể phân biệt được sản phẩm mực viết của Công ty Cửu
Long với các loại mực viết khác có trên thị trường. Các sản phẩm về văn
phòng phẩm chính là các sản phẩm truyền thống của Công ty.
+ Mực Cửu Long :có phong cách độc đáo riêng ,không cặn ,không nhoè,có
mùi thơm đặc trưng và đặc biệt khi nhúng vào nước mực vẫn nét,không hề
phai hay nhoè .Bao gồm : mực viết 60cc;mực viết xanh 30cc;60cc
+ Mực dấu :có màu sắc tươi sáng,không nhoè,nhanh khô .Bao gồm :mực
dấu đen,mực dấu đỏ
+ Giấy than : để được lâu,chữ được đánh ra rất rõ và nét, đánh được nhiều
lần Bao gồm :giấy than đen và giấy than xanh.
+ Chai PET :các kích cỡ từ 0.5 đến1.5l Không gây hại cho sức khoẻ,cho
người tiêu dùng,có độ bền cao .
+ Vỏ bao PP :có độ bền cao,không bục vỡ,khả năng thấm khí thấp,mẫu mã
đẹp,không bong tróc lớp giấy trong quá trình sử dụng .
Mực và giấy than cung cấp cho học sinh,sinh viên,các trường học và các văn
phòng.Chai PET được sản xuất để phục vụ ngành giải khát,dược phẩm.Vỏ
bao PP được sản xuất phục vụ ngành xi măng,thức ăn gia xúc,thực phẩm.
- Đặc điểm về thị trường và khách hàng
Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở cả ba miền trong cả nước .Công ty đã
duy trì và mở rộng các đại lý,cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở tất cả các khu
vực như:Hà Nội,Hải Phòng,Nam Định,Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh và tham gia
các hội trợ triển lãm.Đặc biệt sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ tại một
số thị trường nước ngoài như EU,Nhật Bản nhưng sản lượng tiêu thụ tại các
thị trường này còn khá khiêm tốn.
Khách hàng truyền thống tương đối lớn,có uy tín,mua hàng với khối lượng

lớn của Công ty:Bộ Thương mại,Công ty Thương mại Hà Nội,Công ty giấy
Bãi Bằng,XM Hoàng Thạch,XM Hoàng Mai,XM Phú Thọ,XM Nghi Sơn,XM
Chinfong,Công ty nước khoáng Laska,Lavie,Cocacola Công ty cũng đã tiếp
cận được với các khách hàng mới như:Công ty XM Tam Điệp,XM Phúc
Sơn,XM Kim Đỉnh,XM Bút Sơn.
Hiện nay, các sản phẩm của Công ty đã có mặt trên tất cả các vùng miền
trong cả nước. Cụ thể:
Bảng 1: Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường
2003 2004 2005
Giá trị
(tr. đ)
Tỷ trong
(%)
Giá trị
(tr. đ)
Tỷ trong
(%)
Giá trị
(tr. đ)
Tỷ trọng
(%)
Miền Bắc 55.835 80 61.522 79 65.936 79,5
Miền Trung 6.281 9 7.401 9,5 9.123 11
Miền Nam 6.677 11 8.961 11,5 7.879 9,5
Tổng 69.793 100 77.914 100 82.938 100
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long.
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù các sản phẩm của Công ty đã có
mặt rộng rãi trên cả nước tuy nhiên miền Bắc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Trung bình đạt xấp xỉ 80 %. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty luôn có đơn

đặt hàng của các Công ty xi măng, nước giải khát lớn ở Miền Bắc đồng thời
các sản phẩm về văn phòng phẩm chưa xuất hiện ở trên thị trường miền
Trung và miền Nam. Do vậy một vấn đề lớn đặt ra là “làm thế nào để đưa các
sản phẩm văn phòng phẩm vào thị trường miền Trung và Nam”.
Khách hàng của Công ty được chia theo từng đối tượng tiêu dùng sản
phẩm. Đối với vỏ bao xi măng khách hàng chủ yếu là: Công ty XM Hoàng
Thạch, XM Nghi Sơn, XM Chinfon, …. Đối với sản phẩm chai nhựa PET
khách hàng là: nước khoáng Laska, các Công ty dầu nhớt, và Xí nghiệp sản
xuất nước mắm, … Còn đối với các sản phẩm là đồ dùng văn phòng phẩm
khách hàng là các cá nhân, đơn vị trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Về công nghệ (cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị). Nhận định chung
về máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của Công ty là tương đối cũ và
lạc hậu. Đây là vấn đề tương đối lớn tại Công ty, song nó không thể cải tiến
thay đổi trong một sớm một chiều do vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất là
hạn chế. Đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm,do đó
sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng.
- Về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu phải nhập từ
bên ngoài thị trường nguyên vật liệu luôn biến động ảnh hưởng rất lớn đến chi
phí và giá thành của các sản phẩm. Công ty sản xuất kinh doanh nhiều loại
mặt hàng,mỗi mặt hàng lại sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu.Các nguyên vật
liệu chính mà Công ty sử dụng là:giấy craff,hạt nhựa polime,hoá chất,,phôi
phức,bột giấy,khuôn thổi, Các nguyên liệu vừa được thu mua trong nước
vừa được nhập khẩu trực tiếp từ Nga,Trung Quốc,Đài Loan Riêng đối với
nguyên liệu nhâp khẩu,thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc có hàng thường kéo
dài từ 30-40 ngày,do đó công tác dự trữ bảo quản vật tư nguyên vật liệu được
Công ty hết sức quan tâm.Căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm,quý của các bộ
phận sản xuất mà phòng kinh doanh lên kế hoạch,tiến hành nhập nguyên vật
liệu trước cho từng quý từ 40-50 ngày.
Các nguyên vật liệu trước khi nhập kho đều đươc KCS Công ty kiểm
tra.Nếu đạt yêu cầu mới được nhập kho,nếu không đạt yêu cầu sẽ bị gửi trả

lại hoặc giảm giá.Như vậy chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được kiểm
soát chặt chẽ nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty
Việc cấp phát nguyên vật liệu của Công ty căn cứ vào số lượng và định
mức vật tư nguyên vật liệu.Ngoài ra hàng tháng các bộ phận đều thực hiện
kiểm kê vào cuối tháng để đánh giá việc thực hiện định mức và thông qua đó
biết được những điểm yếu trong quá trình sản xuất gây vượt định mức vật tư
nguyên vật liệu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
-Về lao động: lao động có tay nghề thuần thục, ý thức cao.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHUNG CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong giai đoạn từ 2002 – 2006, Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu
Long đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cơ sở vật
chất cũ, lạc hậu môi trường luôn thay đổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Công
ty đã có nhiều cố gắng, lỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì
hình ảnh thương hiệu của mình bằng cách tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá
sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm mặt khác không ngừng quan tâm cải
thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Và do đó Công ty đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2006:
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006
1. Giá trị sản xuất(triệu đồng) 65.028 71.633 78.318 99.868 75.774
2. Doanh thu (triệu đồng) 71.125 78.353 86.092 107.678 115.052
3. LNST (triệu đồng)
108 105 564 798 1.200
4. Nộp ngân sách nhà nước
(triệu đồng)
6.902 7.078 6.766 9.741 9.056

Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long .
Nhìn chung trong thời gian này, doanh thu tiêu thụ của Công ty liên tục
tăng. Doanh thu tăng là do: Công ty liên tục có sự đổi mới cải tiến sản phẩm
cả về chất lượng, kích thước, mẫu mã, … Bên cạnh đó thương hiệu Cửu Long
đã có chỗ đứng trên thị trường và có mối quan hệ lâu năm với khách hàng
truyền thống. Riêng sản phẩm bao XM, khách hàng truyền thống là: XM
Chinfon, XM Hoàng Thạch, XM Phú Thọ, XM Nghi Sơn thì trong giai đoạn
hiện nay có một số khách hàng mới như: XM Tam Điệp, XM Hoàng Mai,
XM Phúc Sơn, XM Kim Đỉnh, XM Bút Sơn, Công ty vật liệu xây dựng Vĩnh
Phúc. Do vậy việc đáp ứng nhu cầu về vỏ bao XM là vượt quá năng lực sản
xuất của Công ty đòi hỏi Công ty phải đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản
xuất vỏ bao XM để có thể đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thị trường.
Nhờ tăng doanh thu liên tục qua các năm, do vậy lợi nhuận sau thuế
càng tăng là cơ sở để đảm bảo quỹ lương của Doanh nghiệp mở rộng.Theo
thời gian, thu nhập bình quân người lao động cũng tăng.
Bảng 3: Thu nhập bình quân của người lao động
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006
1.Quỹ lương Tr. đ 2.950 2.383 2.964 3.949 4.272
2.CBCNV Người 234 176 182 196 178
3.Thu nhập
bình quân
Tr. đ/
người.tháng
1.050.70
3
1.128.320 1.357.283 1.679.213 2.000.000
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long
Thu nhập bình quân người lao động liên tục tăng là cơ sở tái sản xuất sức
lao động, nâng cao đới sống cán bộ công nhân viên. Tăng phúc lợi xã hội.
Có thể nói Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long trong 5 năm vừa

qua tập thể cán bộ công nhân viên cùng ban GĐ đã không ngừng lỗ lực thi
đua trong lao động sản xuất, làm giàu cho bản thân, đóng góp vào ngân sách
Nhà nước ngày càng nhiều và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị
trường, trong tâm trí người tiêu dùng.
Tình hình sản xuất sản phẩm
Đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm của Công ty là các công ty,doanh
nghiệp,các Công ty XM,các công ty sản xuất thức ăn gia xúc,sản xuất dựợc
phẩm,sản xuất nước uống đóng chai,học sinh,sinh viên, Do đó Công ty có kế
hoạch sản xuất tập trung theo nhu cầu thị trường.
Các chủng loại sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất là:Đồ dùng văn
phòng phẩm như mực dấu,mực viết,giấy than;bao bì nhựa PP như bao
XM,bao thức ăn gia xúc ,bao thực phẩm,bao dược phẩm;chai nhựa PET như
chai bia,chai nước ngọt,chai nước khoáng,tiến tới Công ty sẽ tập trung nâng
cao chất lượng sản phẩm để có sản phẩm chai thuốc trừ sâu,chai dược
phẩm.Tình hình sản xuât các sản phẩm này trong những năm vừa qua được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4:giá trị sản xuất các sản phẩm Công ty CPVPP Cửu Long giai đoạn
2002-2006
Stt Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá trị
(tr. đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tr. đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tr. đ)
Tỷ

trọng
(%)
1 Bao PP 49.654 63,40 64.165 64,25 70.340 66,50
2 Chai PET 12.453 15,90 15.979 16,00 16.945 16,02
3 Đồ dùng VPP 16.211 20,70 19.724 19,75 18.489 17,48
Tổng 78.318 100 99.868 100 105.774 100
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long
Qua bảng số liệu trên ta thấy,tổng giá trị sản xuất của Công ty tăng qua
các năm.Mặt hàng được sản xuất nhiều nhất là bao bì nhựa PP,luôn chiếm tỷ
trọng trên 60% trong tổng giá trị sản xuất,sau đó đến đồ dùng văn phòng
phẩm và cuối cùng là chai PET.Điều này cũng dễ hiểu vì đồ dùng văn phòng
phẩm là mặt hàng truyền thống của Công ty.Mặt khác gần đây,mặt hàng bao
bì nhựa PP có nhu cầu rất lớn trên thị trường,mang lại nhiều lợi nhuận lại
không có nhiều đối thủ cạnh tranh có thế mạnh.Do đó bên cạnh việc sản xuất
mặt hàng truyền thống của mình,Công ty đã tập trung vào sản xuất mặt hàng
bao PP.Đây là một hướng đi đúng đắn của Công ty trong giai đoạn vừa qua.
2. Những thuận lợi và khó khăn Doanh nghiệp gặp phải
Trong chiến lược đổi mới của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu
Long. Công ty đã xác định vị thế chiến lược các sản phẩm của mình. Thể hiện
qua ma trận BCG sau:
Bao b× nhùa PP Chai PET
?
$
Hµng VPP
$
?
Bao b× PP
Chai PET
Hµng VPP
(2): T ¬ng lai

(1): HiÖn t¹i
Qua chiến lược đổi mới thì vị thế mà Công ty mong muốn đạt được là
các loại sản phẩm của Công ty đều ở vị trí “Ngôi sao”. Muốn vậy, Công ty
phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng. Đánh giá đúng năng lực bản thân, đối thủ
cạnh tranh, thị trường. Phân tích rõ cơ hội, thách thức thuận lợi, khó khăn.
Qua điểu tra nghiên cứu được khái quát trong bảng sau:
Bảng 5: Ma trận SWOT
Điểm mạnh:
- Thương hiệu uy tín, có kinh
nghiệm
- Sản phẩm có sức cạnh tranh
- Giao thông thuận tiện
- CBCNV có kinh nghiệm
Điểm yếu:
- Công tác tiếp thị còn yếu
- Vay vốn khó khăn
(sau cổ phần hoá)
Cơ hội:
- Thị trường tiềm năng có hướng
phát triển
- Công ty phát triển
- Tăng uy tín thương hiệu
Rủi ro:
- Thị trường: sản phẩm bị thu hẹp
- Tài chính: vốn vay phụ thuộc vào
biến động nguyên vật liệu
- Đầu vào ngoại nhập, có nguy cơ
thua lỗ cao.
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long
Qua đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Doanh nghiệp, cơ hội thách thức

từ phía môi trường kinh doanh. Là cơ sở hình thành các ý tưởng chiến lược,
tận dụng triệt để cơ hội, phát huy điểm mạnh, tránh rủi ro và che chắn các
điểm yếu. Tiếp đó hình thành các phương án kết hợp:
+Điểm mạnh (S)
+Điểm yếu (W)
+Cơ hội (O)
+Thách thức (T).
Kết hợp:
OS: hình thành các ý tưởng đem lại lợi thế lớn cho Doanh nghiệp
OW: tận dụng cơ hội nhằm giảm nhẹ điểm yếu
TS: tận dụng điểm mạnh, ngăn ngừa các đe doạ, cạm bẫy.
TW: chiến lược phòng thủ giảm thiểu mặt yếu và tránh nguy cơ.
Mặt khác, trong xu hướng toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay. Việc gia nhập WTO đã tạo cho Doanh nghiệp những cơ hội và thách
thức mới. Thị trường mở rộng, thông thương hàng hoá. Song Công ty phải đối
đầu với các sản phẩm, hàng hóa nước ngoài tràn vào, các “đại gia” nước
ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam đòi hỏi Công ty phải có bước đi đúng có
kế hoạch rõ ràng.
III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG KINH DOOANH
1. Quản lý vật tư
Vật tư máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Tổ cơ
điện quản lý về mặt hiện vật, phòng tài chính kế toán theo dõi về nguyên giá,
hao mòn (khấu hao ) và giá trị còn lại. Tổ cơ điện lên kế hoạch về sử dụng vật
tư máy móc cho từng bộ phận, nhập sửa chữa và bảo dưỡng.
2. Quản lý lao động
Phòng tổ chức hành chính phụ trách vấn đề về nhân sự từ khâu tuyển
dụng, đào tạo, phát triển đến các chính sách về nhân sự (tiền lương, chế độ,
…).
Lao động của Công ty được phản ánh về 2 mặt: chất lượng của lao động và số
lượng của lao động. Được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Chất lượng lao động quản lý
Đơn vị: người
Trình độ
2003 2004 2005 2006
Đại học
21 24 26 26
Cao Đẳng
5 5 6 7
Trung Cấp
12 15 18 7
Tổng
38 44 50 40
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long.
Bảng 7: Số lượng công nhân viên.
Lao động
2003 2004 2005 2006
Quản lý
38 44 50 40
Trực tiếp
138 138 146 138
Tổng
176 182 196 138
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long.
Theo thời gian chất lượng lao động quản lý có xu hướng tăng, thể hiện: lao
động quản lý có trình độ Đại học và Cao Đẳng tăng trong khi số lượng lao
động quản lý có trình độ Trung Cấp giảm đáng kể. Đó là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến các quyết định được ban hành. Tuy nhiên lao động quản
lý chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ở Công ty (luôn duy trì ở mức
lớn hơn 20 %).
+ Về việc quản lý lao động:Công ty thường xuyên mở các đợt tuyển dụng

lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao,tổ chức các khoá thi nâng
bậc nghề cho người lao động,tổ chức các lớp học về an toàn lao động và
tiêu chuẩn chất lượng cho cán bộ công nhân viên,thực hiện kế hoạch
thường xuyên kiểm tra,giám sát an toàn lao động tại các công
xưởng,không để xảy ra tình trạng tai nạn lao động.Ngoài ra,việc chăm sóc
sức khoẻ,khám sức khoẻ,chăm lo tìm hiểu đời sống của cán bộ công nhân
viên trong Công ty cũng được quan tâm đặc biệt.
+ Hình thức trả lương:Trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp
và theo thời gian với lao động gián tiếp.
3. Quản lý công nghệ
Cũng như quản lý vật tư, công nghệ thuộc sự quản lý của tổ cơ điện,
phòng tài chính kế toán và sự quản lý trực tiếp của ban GĐ Công ty. Vấn đề
đặt ra trong giai đoạn hiện nay về dây chuyền công nghệ. Vì lý do:
- Công nghệ hiện tại, lạc hậu.
- Không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên đổi mới công nghệ liên quan trực tiếp tới nguồn vốn kinh doanh
của Doanh nghiệp. Vậy ta có thể huy động vốn bằng cách nào? (vốn vay hay
tự huy động vốn bằng cách tăng cổ phần Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu).
Về chủng loại và số lượng trang thiết bị máy móc
+ Thiết bị công tác gồm:1 máy nén khí,2 máy ép nhựa,2 đầu nén,3 máy
thổi chai,1 máy sấy phôi,1 máy kiểm tra sản phẩm PP
+ Thiết bị quản lý gồm:Hệ thống điện văn phòng,điều hoà,9 máy vi tính,1
máy phôtô copy,1 máy in,1 CPU.
+ Thiết bị động lực gồm:1 dàn xử lý nước công nghiệp,1 hệ thống cấp khí
nén,1 nồi hơi,1 bình nén khí,1 máy bơm giếng ngầm,1 máy bơm chìm,1 hệ
thống điện(tủ điện+dây điện) PET,1 máy nén khí PET.
+ Thiết bị góp vốn gồm:2 máy phết giấy than,1 máy dọc giấy than,2 máy
xén giấy than,2máy khuấy mực,1 máy cán,1 máy kéo sợi phẳng,1 máy
cuốn sợi,1 dàn máy dệt,1 máy tráng,1 máy in 2 màu,2 máy may,1 máy hàn
xoay chiều,1 máy mài đá,1 máy bắn nhựa phế,1 máy cắt nẹp đầu bao.

+ Phương tiện vận tải gồm:1 ôtô MAZDA 626
Công tác kiểm tra kiểm soát bảo dưỡng máy móc thiết bị luôn được
Công ty quan tâm và giám sát chặt chẽ.Công tác này do tổ cơ điện trong
xưởng cơ điện phụ trách.Tổ cơ điện sẽ lên kế hoạch bảo trì máy móc thiết
bị cho toàn Công ty,từ đó lên kế hoạch mua sắm phụ tùng thay thế và thực
hiện kế hoạch bảo trì cho các đơn vị trong toàn Công ty theo định kỳ.
4. Quản lý tài chính
Từ khi đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 3.072 triệu đồng, trong năm
2005 Công ty thực hiện huy động vốn từ cán bộ công nhân viên hay Công ty
để thực hiện nghị quyết của đại hội đồng cổ đông nhằm mục đích tăng vốn
điều lệ từ 4.500 triệu đồng lên 5.400 triệu đồng. Và đến nay nhu cầu sử dụng
vốn ngày càng tăng trong khi nguồn vốn kinh doanh luôn có nguy cơ bị chiếm
dụng vốn cao. Do vậy nhu cầu về vốn rất cao. Và vấn đề về vốn luôn được
bàn đến trong các cuộc họp hội đồng quản trị Công ty.
Bảng 8: Nguồn vốn kinh doanh
Stt Chỉ tiêu Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1 Nguồn vốn kinh doanh 1.500 2.700 4.124 4.500 5.400
2 Tốc độ tăng nguồn vốn
kinh doanh
18,00 80,00 52,74 9,12 20,00
Nguồn:Phòng tài chính kế toán

Qua bảng trên ta thấy,nguồn vốn kinh doanh của Công ty càng ngày càng
tăng và tốc độ tăng của các năm là không giống nhau.Đặc biệt trong hai năm
2003 và 2004,nguồn vốn kinh doanh của Công ty có tốc độ tăng đột
biến.Nguyên nhân là do thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp của
Nhà nước ta,năm 2003,Công ty đã tiến hành cổ phần hoá.Nhờ đó mà công ty
đã huy động thêm được một lượng vốn khá lớn.Điều đó đã tạo điều kiện cho
Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.100% cổ phần của Công ty
đã được bán cho người lao động trong Công ty.
Bảng 9 : Cơ cấu nguồn vốn,khả năng thanh toán,tỷ suất sinh lợi
Stt Chỉ tiêu Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
I Cơ cấu nguồn vốn
1 Cơ cấu tài sản 100% 100% 100% 100% 100%
- TSCĐ và đầu tư dài
hạn/Tổng TS
21,28% 14,44% 13,1% 8,96% 7,52%
- TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn/Tổng TS
78,72% 85,56% 86,9% 91,04% 92,48%
2 Cơ cấu nguồn vốn 100% 100% 100% 100% 100%
- Nợ phải
trả /TổngNV

90,67% 91,67% 86,44% 83,05% 81,45%
- Nguồn VCSH/Tổng
NV
9,33% 8,33% 13,56% 16,95% 18,55%
II Khả năng thanh toán
1 KN thanh toán công nợ
ngắn hạn
1,03lần 1,02 lần 1,06 lần 1,10 lần 1,20 lần
2 KN thanh toán nhanh 0,51 lần 0,58 lần 0,55 lần 0,63 lần 0,66lần
III Tỷ suất sinh lợi
1 Tỷ suất LNTT/DTT 0,2% 0,2% 0,66% 0,74% 1,13%
2 Tỷ suất LNST/DTT 0,15% 0,14% 0,66% 0,74% 1,13%
3 Tỷ suất LNST/NVKD 7,20% 3,89% 13,66% 17,74% 22,22%
Nguồn:Phòng tài chính kế toán
Nhìn vào cơ cấu tài sản của Công ty qua các năm ta thấy, trong tổng tài
sản của Công ty thì TSCĐ và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.Còn
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn.Điều này chứng tỏ vốn của
công ty bị chiếm dụng nhiều,có nhiều nguyên vật liệu tồn kho,nhiều khoản
phải thu.
Cơ cấu nguồn vốn cho thấy,vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao trong khi vốn
CSH chiếm tỷ trọng thấp.Điều này chứng tỏ Công ty hoạt động chủ yếu dựa
vào vốn vay.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán,với khả năng thanh toán nhanh đều
>0,5và khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn đều >1 cho thấy khả năng
thanh toán của Công ty là tương đối an toàn.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của Công ty cho thấy khả năng
sinh lợi càng ngày càng tăng(trừ năm 2003 có xu hướng giảm).
5. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
Trong suốt thời gian hoạt động, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch đã đặt ra. Đặc biệt phải kể đến kế hoạch về Doanh thu (tiêu thụ sản

phẩm).
Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Thị
trường
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá trị
(triệu.đồng)
Vượt kế
hoạch(%)
Giá trị
(triệu.đồng)
Vượt kế
hoạch(%)
Giá trị
(triệu.đồng)
Vượt kế
hoạch(%)
Miền
Bắc
61.552 7,2 66.93 8,2 69.128 6
Miền
Trung
7.401 5 9.123 7,6 11.280 5,8
Miền
Nam
87.961 8 7.879 5,5 9.172 4,89
Tổng 77.914 7,12 82.938 7,78 89.580 5,92
Nguồn: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long
IV. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Thực hiện chiến lược đòn bẩy:

- Củng cố và phát triển thương hiệu Cửu Long
- Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mô hình cổ phần với mục tiêu
chung: Trong giai đoạn 2006 – 2010, Công ty cổ phần văn phòng
phẩm Cửu Long đề ra mục tiêu phát triển đó là:
+ Phát triển,mở rộng thương hiệu trong nước và quốc tế:Hiện tại thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thị trường trong nước,tỷ trọng xuất
khẩu là không đáng kể.Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu là
nhập khẩu máy móc,nguyên vật liệu,hoá chất.Thương hiệu Cửu Long đã khá
quen thuộc với thị trường trong nước nhưng còn khá khiêm tốn trên thị trường
quốc tế.Bởi vì lẽ đó mà Công ty đã đặt ra mục tiêu này.
+ Vươn tới trở thành nhà cung cấp có thế mạnh đối với hàng VPP,chai nhựa
PET và bao bì nhựa PP,tìm hướng xuất khẩu :Nhìn vào sơ đồ vị thế chiến
lược các sản phẩm của Công ty ta thấy rõ mục tiêu này.Công ty hướng tới đưa
tất cả các sản phẩm về vị trí ngôi sao,nơi mà các sản phẩm thu lại mức lợi
nhuận cao và tiềm năng phát triển lớn.
+ Chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm đạt
GTSX (%) Doanh số (%) Lợi nhuận (%)
Thu nhập
bình quân (%)
Cổ tức (%)
10 - 16 10 - 16 10 - 15 5 - 7 12 - 15
+Duy trì các sản phẩm, thị phần
+Đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất.
Đồng thời mở rộng mặt vằng sảm xuất, tăng năng lực sản xuất, công ty có
kế hoạch tăng chất lượng lao động bằng cách thường xuyên mở các khoá học
ngắn hạn nâng cao tay nghề cho người lao động kết hợp tuyển dụng lao động
mới.
Trên cơ sở kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua của Công
ty,kết quả nghiên cứu thị trường,dự báo nhu cầu,phòng kinh doanh của Công

ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm 2007 như sau:

Bảng 11: Nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007
STT Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
1 Giá trị SX(triệu đồng) 105.774 135.000 29.226 127,63
2 Doanh thu(triệu đồng) 115.052 148.000 32.948 128,64
3 Nộp NSNN(triệu đồng) 9.056 10.000 944 110,42
4 Vốn điều lệ(triệu đồng) 5.400 6.300 900 116,67
5 Lao động BQ(người) 178 185 7 103,93
6 Thu nhập BQ(triệu
đồng/người/tháng)
2 > 2,1 0,1 105
7 Lợi nhuận(triệu đồng) 1.200 1.660 460 138,33

Nguồn :Phòng kinh doanh Công ty CPVPP Cửu Long

Nhìn vào bảng nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm
2007 ta thấy rất rõ tốc độ tăng theo kế hoạch năm 2007 so với năm 2006.Với
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua và triển
vọng phát triển của Công ty trong thời gian tới,chúng ta tin tưỏng rằng toàn
thể cán bộ công nhân viên Công ty sẽ nỗ lực không ngừng để hoàn thành
nhiệm vụ kế hoạch năm 2007.
KẾT LUẬN

Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã có những bước phát
triển vượt bậc hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra. Trong
những năm tới tập thể cán bộ công nhân viên công ty cố gắng hoàn thành các
chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, thực hiện các chỉ tiêu đường lối của Đảng và Nhà
nước. Giải quyết những vẫn đề, câu hỏi lớn:
1) Làm thế noà để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm?
2) Sử dụng vốn sao cho có hiệu quả?
3) Khẳng định thương hiệu trên thị trường, tạo lập uy tín. Xây dựng văn
hoá doanh nghiệp?
4) Giảm chi phí, giá thành cơ sở cạnh tranh bằng giá?
ĐỀ XUẤT HƯỚNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP:
1.Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tai Công ty Cổ phần văn phòng phẩm
Cửu Long .
2.Hoàn thiện công tác quản lý chi phi và giá thành sán phẩm ở Công ty Cổ
phần văn phòng phẩm Cửu Long .

×