Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, khoảng cách mật độ trồng đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.76 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ VUI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ,
KHOẢNG CÁCH MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88
TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ VUI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ,
KHOẢNG CÁCH MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trung Kiên
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Vui
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm và


giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng Quản lý và
Đào tạo sau đại học, Khoa Nông học, UBND phường Gia Sàng – TP Thái Nguyên, các
Thày, cô giáo, bạn bè đồng nghiêp, cơ quan và gia đình.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thày giáo TS. Trần Trung Kiên, với cương
vị là người hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Nông học, UBND Phường Gia Sàng
– TP. Thái Nguyên, các em sinh viên liên thông K6TT và sinh viên K42TT - Trường
ĐHNL Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo Khoa Nông học,
các thầy cô giảng dạy chuyên ngành đã giúp đỡ Tôi trong 02 năm qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan luôn
quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24/10/2014
Tác giả luận văn
Vũ Thị Vui
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 6
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên 9

1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam 12
1.4. Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên thế giới và Việt Nam 16
1.4.1. Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên thế giới 16
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về thời vụ gieo trồng ngô ở Việt Nam 20
1.5. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới và
ở Việt Nam 22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế
giới 22
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt
Nam 24
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Vật liệu nghiên cứu 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài 27
2.2.2. Thời gian tiến hành đề tài 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 27
iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Phương pháp thí nghiệm 28
2.4.2. Quy trình kỹ thuật 29
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 36
3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát dục của
giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 36
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái và sinh lý
của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 38

3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai
HN88 tại Thái Nguyên 40
3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống chịu sâu, bệnh của giống
ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 41
3.1.5. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất bắp tươi và năng
suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 43
3.1.6. Ảnh hưởng của thời vụ tới chất lượng thử nếm của giống ngô nếp lai
HN88 tại Thái Nguyên 44
3.1.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín
bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 45
3.1.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống
ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 47
3.1.9. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất của giống ngô nếp lai
HN88 tại Thái Nguyên 50
3.2. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Đông 2013 và vụ
Xuân 2014 tại Thái Nguyên 51
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến sinh trưởng và phát
dục của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Đông 2013 và Xuân 2014 tại Thái
Nguyên 51
v
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến đặc điểm hình thái
của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 tại Thái
Nguyên 53
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến khả năng chống chịu
của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Đông 2013 và Xuân 2014 tại Thái
Nguyên 55
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến năng suất bắp tươi và
năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Đông 2013 và vụ Xuân
2014 tại Thái Nguyên 57

3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến chất lượng thử nếm
của giống ngô nếp lai HN88 vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 tại Thái
Nguyên 59
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến trạng thái cây, trạng
thái bắp và độ che kín bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Đông 2013 và
vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 60
3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Đông 2013 và Xuân 2014 tại
Thái Nguyên 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
1. Kết luận 66
2. Đề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNT
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CSDTL
: Chỉ số diện tích lá
CT
: Công thức
CIMMYT
: International Maize and Wheat Improvement Center (Trung
tâm Cải tiến Ngô và Lúa mỳ Quốc tế)
cs
: Cộng sự
CV
: Coefficient of variation (Hệ số biến động)
ĐHNL
: Đại học Nông Lâm

ĐVT
: Đơn vị tính
Đ13
: Vụ Đông 2013
Đ/c
: Đối chứng
FAO
: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
HSDTL
: Hệ số diện tích lá
LSD
.05
: Least significant difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95%)

: Mật độ
M
1000 hạt
: Khối lượng nghìn hạt
NLI
: Nhắc lại 1
NLII
: Nhắc lại 2
NLIII
: Nhắc lại 3
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTK
: Năng suất thống kê
NSTT

: Năng suất thực thu
Nxb
: Nhà xuất bản
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
QT
: Quy trình
TB
: Trung bình
TGST
: Thời gian sinh trưởng
TPTD
: Thụ phấn tự do
Tr
: Trang
TW
: Trung ương
Đ13
: Vụ Đông 2013
X14
: Vụ Xuân 2014
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 1961- 2013 5
Bảng 1.2. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013 5
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2013 7
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2003 – 2013 10
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88
qua các thời vụ gieo trồng tại Thái Nguyên 36

Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88
qua các thời vụ gieo trồng tại Thái Nguyên 38
Bảng 3.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 qua
các thời vụ gieo trồng tại Thái Nguyên 39
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng chống đổ của giống
ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 41
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 42
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất bắp tươi và năng
suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 43
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chất lượng thử nếm của
giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 44
Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chất lượng thử nếm của
giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến trạng thái cây, trạng thái bắp,
độ che kín bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 46
Bảng 3.9.Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 47
Bảng 3.10.Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 48
viii
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất thực thu của giống
ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 50
Bảng 3.12. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88
qua các khoảng cách trồng khác nhau tại Thái Nguyên 52
Bảng 3.13. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88
qua các khoảng cách trồng khác nhau tại Thái Nguyên 53
Bảng 3.14. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 qua
các khoảng cách trồng khác nhau tại Thái Nguyên 54
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến khả năng chống đổ của

giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 55
Bảng 3.16. Mức độ nhiễm sâu, bệnh của giống ngô nếp lai HN88 qua các
khoảng cách trồng khác nhau tại Thái Nguyên 57
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất bắp tươi và năng
suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 58
Bảng 3.18a. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chất lượng thử nếm của
giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 59
Bảng 3.18b. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chất lượng thử nếm của
giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 59
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến trạng thái cây, trạng thái
bắp, độ che kín bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 60
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 61
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 63
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất thực thu của
giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 64
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L, là một trong những cây ngũ cốc
chính, cổ nhất, phổ biến rộng quan trọng góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho
1/3 dân số trên toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi sử
dụng ngô làm lương thực chính như: Tây và Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á
27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 39%, Đông Á 30%, một số
nước Ấn Độ 90%, ở Philippin 60% với phương thức rất đa dạng như: Mexico và
Trung Mỹ các sản phẩm hạt ngô được nấu với nước vôi, người Columbia và
Venezuela ngô được dùng làm lương thực chính để ăn hàng ngày.
Có nội nhũ chứa gần như 100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch
nhánh là cây ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) khác với ngô tẻ chỉ chứa

75% amylopectin còn lại 25% là amylosa - dạng tinh bột có mạch không phân
nhánh. Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen wx nằm ở locus 5S-56 và
có biểu hiện của gen opapue (Brewbaker. James L, 1998), (Fergason, V., A.R.
Hallauer, 1994), (Thompson Peter, 2005)[35], [40], [60]. Do vậy, hạt ngô nếp cũng
giàu lyzin, triptophan và protein, khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, tinh bột
của ngô nếp dễ hấp thụ hơn so với ngô tẻ. Ngô nếp phổ biến rộng ở Đông và Đông
Nam châu Á. Từ lâu, ngô nếp đã là nguồn lương thực quý của đồng bào dân tộc
miền núi ở Đông Nam Á và là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt. Gần đây, vai trò của ngô nếp ngày càng
được nâng lên nhờ cải thiện năng suất mà vẫn giữ được chất lượng và mang lại hiệu
quả cao cho người trồng.
Trong những năm qua ở Việt Nam có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu
về giống, kỹ thuật canh tác đối với ngô tẻ. Còn đối với ngô nếp mới dừng lại ở
nghiên cứu, chọn tạo ra giống có năng suất cao, chất lượng tốt mà chưa nghiên cứu
sâu về ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác như thời vụ gieo trồng, khoảng cách mật độ
trồng đến năng suất và chất lượng sản phảm của ngô nếp.
Xuất phát từ nhũng cơ sở khoa học và thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, khoảng cách mật độ trồng đến năng
suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên”.
2
2. Mục đích của đề tài
Xác định được thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng thích hợp nhất với giống
ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô nếp
lai HN88 qua các thời vụ gieo trồng, các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 qua các
thời vụ gieo trồng, các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô
nếp lai HN88 qua các thời vụ gieo trồng, các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.

- Đánh giá được năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai
HN88 qua các thời vụ gieo trồng, các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá được chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm qua các thời vụ
gieo trồng, các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai
HN88 qua các thời vụ gieo trồng, các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các thời vụ gieo trồng đến sinh
trưởng, phát triển và chất lượng ngô nếp lai.
- Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các mật độ và khoảng cách trồng đến
sinh trưởng, phát triển và chất lượng ngô nếp lai.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã xác định được thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống ngô nếp lai
HN88 tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề tài đã xác định được mật độ và khoảng cách trồng thích hợp cho giống
ngô nếp lai HN88 tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hết
tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân
tỉnh Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, chính vì vậy các loại cây trồng
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó cây ngô có những đóng góp rất lớn.
Trong xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, năng suất
cây trồng của nhiều nước trên thế giới so với nước ta có sự vượt trội. Vấn đề thiết
yếu của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay là cải tiến năng suất và chất lượng sản
phẩm cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng.

Thời vụ là một trong những yếu tố quan trọng của ngành trồng trọt. Kiểu gen
tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trường. Trong chế độ
canh tác, làm đúng ở thời vụ tối ưu, nhất là lúc gieo trồng thì nâng cao được năng
suất 10 - 15% trong điều kiện tác động đồng thời của các yếu tố thâm canh khác. Vì
vậy, nghiên cứu và thực hiện chế độ thời vụ đối với mỗi loại cây trồng, loại giống,
mỗi công thức luân canh trong từng vùng khí hậu đất đai là vấn đề phải được coi
trọng. Ở Việt Nam, ngô có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên để xác định được
thời vụ thích hợp cho từng giống sẽ tận dụng được tối đa tiềm năng cho năng suất
của giống. Cùng một vùng sinh thái, cùng một tổ hợp con lai và biện pháp kỹ thuật
chăm sóc giống nhau được so sánh qua những thời vụ gieo trồng khác nhau sẽ biểu
hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất khác nhau, chất lượng sản
phẩm khác nhau.
Bên cạnh đó, mật độ, khoảng cách trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Nếu trồng với mật độ thấp thì cây sinh
trưởng tốt, bắp to, tăng số hạt trên bắp nhưng số lượng cây ít, nên năng suất không
tăng. Nếu mật độ cao thì số cây trên diện tích gieo trồng tăng nhưng cây và trọng
lượng bắp nhỏ, do đó cần xác định mật độ trồng hợp lý. Cần căn cứ vào giống, điều
kiện đất đai và mùa vụ để xác định mật độ và khoảng cách trồng thích hợp.
4
Theo Minh Tang Chang (2005)[43], năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm
qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và
5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không
ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Năm 2006, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã ban hành “Quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt
năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc”. Trong đó khuyến cáo, với các giống
dài ngày nên trồng với mật độ từ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung ngày
trồng 6,0 – 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60 – 70 cm [1]. Tuy
vậy, nhiều nơi bà con nông dân chưa trồng đạt mật độ khuyến cáo. Đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới
đạt 30 - 40% so với năng suất thí nghiệm (trong điều kiện thí nghiệm nhiều giống

đã đạt 12 - 13 tấn/ha). Hiện nay, ngô nếp được trồng với khoảng cách 70 x 25 cm -
mật độ 5,7 vạn cây/ha. Tuy nhiên, với thời gian sinh trưởng ngắn và thu hoạch bắp
tươi là chính nên có thể thu hẹp khoảng cách hàng để tăng mật độ, từ đó tăng hiệu
quả kinh tế.
Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh
vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và tin
học vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997)[22].
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ
3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng xếp thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây
ngũ cốc. Qua Bảng 1.1 cho chúng ta thấy: Năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới đạt
105,48 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn, đến năm 2013 diện tích
trồng ngô thế giới đạt 184,24 triệu ha, năng suất bình quân 55,17 tạ/ha, sản lượng
1016,43 triệu tấn. Năng suất và sản lượng ngô thế giới tăng dần qua các năm là nhờ sử
dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, năng suất ngô trên thế giới đã tăng
2,84 lần và sản lượng tăng 4,96 lần trong vòng 52 năm (1961 - 2013).
5
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 1961- 2013
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961
105,48

19,4
205.00
2004
147,47
49,45
729,21
2005
147,44
48,42
713,91
2006
148,61
47,53
706,31
2007
158,60
49,63
788,11
2008
161,01
51,09
822,71
2009
156,93
50,04
790,18
2010
162,32
51,55
820,62

2011
170,39
51,84
883,46
2012
178,55
48,88
872,79
2013
184,24
55,17
1016,43
Nguồn: FAOSTAT,2014 [39]
Hiện nay tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới cũng đã có
nhiều thay đổi, thể hiện cụ thể qua số liệu bảng 1.2.
Bảng 1.2. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Mỹ
35,48
99,69
353,70
Trung Quốc
35,26
61,75

217,73
Braxin
15,32
52,58
80,54
Mexicô
7,10
31,94
22,66
Ấn Độ
9,50
24,52
23,29
Ý
0,80
80,96
6,50
Đức
0,50
88,28
4,39
Hy Lạp
0,19
115,00
2,18
Israel
0,005
225,56
0,11
Nguồn: FAOSTAT, 2014[39]

6
Theo FAO, việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân đối
giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần, các nước
xuất khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI. Xuất khẩu ngô đã
đem lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như Mỹ, Trung Quốc,
Achentina, Hungari,… (trích theo Ngô Hữu Tình, 2003)[24].
Trung Quốc được xem là cường quốc đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, và
đứng thứ nhất trong khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất ngô lai với tốc độ tăng
trưởng ngày càng tăng. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích
trồng ngô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Các
nước khác như Ý, Đức, Hy Lạp, Ix-ra-en, mặc dù năng suất ngô cao nhưng sản
lượng vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô chưa được mở rộng.
Nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng,
sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa trong
những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô được coi là nguồn nguyên
liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng để thay thế một phần
nguyên liệu xăng dầu. Tại Mỹ, nước sản xuất ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng
ngô được dùng để sản xuất ethanol, chỉ riêng lượng ngô dùng cho chương trình ethanol
của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô là một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương
thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cs, 1997)[23].
Sự phát triển ngô ở Việt Nam đã được CIMMYT và FAO cũng như các nước
trong khu vực đánh giá cao. Việt Nam đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ
nghiên cứu tạo giống ngô và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công nghệ
gen, nuôi cấy bao phấn và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003)[24].
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội và mới được đưa vào trồng khoảng 300
năm. Song cây ngô được trồng trong điều kiện sinh thái rất khác nhau từ 8-23
0
B.

Địa bàn trồng ngô trải rộng trên nhiều vùng và bị chia cắt rõ rệt về địa hình, thời
tiết, khí hậu, thủy văn… Ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ 2 sau lúa ở
Việt Nam, những năm gần đây nhờ có những chính sách khuyến khích và nhiều tiến
bộ khoa học kỹ thuật, cây ngô đã có những bước tiến về diện tích, năng suất và sản
lượng được thể hiện cụ thể qua bảng 1.3.
7
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2013
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1960
198,60
10,0
198,50
1980
389,60
11,2
436,35
1990
432,00
15,5
671,00
2000
730,20
27,5

2005,10
2004
991,1
34,6
3.430,90
2005
1.052,6
36,2
3.787,10
2006
1.033,1
37,3
3.854,50
2007
1.096,1
39,3
4.303,20
2008
1.140,2
40,2
4.573,10
2009
1.086,8
40,8
4.431,80
2010
1.126,9
40,9
4.606,30
2011

1.081,0
46,8
4.684,30
2012
1.118,2
42,9
4.803,20
2013
1.172,6
44,3
5.193,50
Nguồn FAOSTAT, 2014 [39].
Từ những năm 1960 diện tích, năng suất, sản lượng ngô của nước ta không
ngừng tăng lên, năm 1960 diện tích chỉ đạt 198,60 nghìn ha nhưng đến năm 2013
diện tích đạt 1172,6 nghìn ha, tăng lên 5,9 lần và sản lượng tăng 26.16 lần tương
ứng với năm 1960 năng suất đạt 10,0 tạ/ha đến năm 2013 năng suất đạt 44,3 tạ/ha.
Diện tích, năng suất, sản lượng tăng lên đáng kể do nước ta đã chuyển đổi từ
sản xuất quảng canh sang thâm canh, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và đưa giống
mới vào sản xuất. Tuy nhiên nước ta vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức
* Những thách thức đối với sản xuất ngô ở Việt Nam:
Mặc dầu đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng ngành sản xuất ngô
Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề đặt ra:
8
1) Năng suất vẫn thấp hơn so với trung bình thế giới khoảng 82% và rất thấp
so với năng suất thí nghiệm.
2) Giá thành sản xuất còn cao.
3) Sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước đang tăng lên rất nhanh.
Những năm gần đây phải nhập ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi.
4) Sản phẩm ngô còn đơn điệu.
5) Công nghệ sau thu hoạch chưa được chú ý đúng mức.

Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và nước ta nói
riêng đó là: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán ngày
càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh mới xuất hiện, sản xuất ngô nhiều nơi gây nên
tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, giá công ngày càng cao, cạnh tranh gay gắt giữa
ngô với cây trồng khác.
Với công tác chọn tạo giống, bộ giống ngô thực sự chịu hạn và với các điều
kiện bất thuận như đất xấu, đất chua phèn, kháng sâu bệnh… nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả cho người sản xuất vẫn chưa nhiều. Đặc biệt các biện pháp kỹ thuật
đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của giống mới trong đó
mật độ và lượng phân bón chưa được đầu tư nhiều như công tác chọn tạo giống.
* Cơ hội trong sản xuất ngô tại Việt Nam:
Về đầu ra: Nhu cầu về ngô tăng lên qui mô toàn cầu, do ngô không chỉ làm
thức ăn chăn nuôi, lương thực mà ngô còn làm nguyên liệu sinh học (ethanol) ngày
một tăng. Mậu dịch ngô tăng nhanh trong những năm gần đây.
Về công tác chọn tạo giống: Cùng với phương thức chọn tạo giống hiệu quả
hơn thì việc ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra giống có khả năng chống chịu
với điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học đã đạt được những kết quả quan
trọng. Trong đó đáng chú ý là cây ngô kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu đục thân và
kháng virus. Không chỉ Bắc Mỹ mà còn nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh,
Châu Á, Châu Úc và gần đây là Philippin cũng đã sử dụng ngô chuyển gen. Ngô
chuyển gen trong tương lai cũng sẽ được đưa vào sử dụng tại Việt Nam để sử dụng
đại trà
9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên
Là một tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc, với địa hình đặc
trưng đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bút tháp.
Do vậy, nền sản xuất Nông nghiệp của Thái Nguyên nói chung và ngành sản
xuất ngô nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về thủy lợi và giao thông vận chuyển.
Toàn tỉnh có tổng diện tích 3.541 km
2

, trong đó đất canh tác Nông nghiệp chiếm
23%. Cây ngô chủ yếu được trồng trên đất 2 lúa: Vụ Đông trên đất đồi dốc và vụ
Xuân hè. Trước năm 1995, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ
phấn tự do giống địa phương có năng suất thấp.
Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả khả
quan. Nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, được nông dân ứng dụng mạnh
mẽ vào sản xuất ngô nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Thái Nguyên tăng
nhanh trong những năm gần đây.
Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy: Từ năm 2003 đến 2008, diện tích ngô của tỉnh
Thái Nguyên tăng từ 13,4 nghìn ha lên 20,6 nghìn ha. Từ 2008 – 2013 có sự biến
động, năm 2013 diện tích là 19,0 nghìn ha. Năm 2008 diện tích trồng ngô của tỉnh
đạt cao nhất từ trước tới nay (20,6 nghìn ha).
Năm 2009, 2010 diện tích giảm so với năm 2008. Năm 2013 diện tích ngô đạt
cao chỉ sau năm 2008. Năng suất ngô của tỉnh tăng đều từ năm 2003 đến năm 2011
(32,6 - 43,3 tạ/ha). Năm 2011, năng suất ngô của tỉnh đạt cao nhất từ trước đến nay,
và giảm nhẹ ở những năm sau, cụ thể năm 2013 còn 42,6 tạ/ha. Nguyên nhân do
thời tiết khí hậu những năm trở lại đây có nhiều thay đổi nhiều giống ngô chưa kịp
thích ứng nên năng suất giảm nhẹ. Sản lượng ngô năm 2008 đạt 84,7 nghìn tấn (cao
nhất từ trước tới nay)
Năm 2013 đạt 81,0 tạ/ha (Tổng cục thống kê, 2014) [25]. Diện tích, năng suất
và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2003 – 2013 được trình bày trong
bảng 1.4.
10
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2003 – 2013
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2003
13,4
32,6
43,7
2004
15,9
34,3
54,6
2005
15,9
34,7
55,1
2006
15,3
35,2
53,9
2007
17,8
42,0
74,9
2008
20,6
41,1
84,7
2009
17,4
38,6

67,2
2010
17,9
42,0
75,2
2011
18,6
43,3
80,6
2012
17,9
42,2
75,5
2013
19,0
42,6
81,0
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 [25]
Điều này chứng tỏ ở tỉnh Thái Nguyên, cây ngô đã được Đảng và Chính quyền
địa phương chú trọng đầu tư phát triển.Và đạt được thành tựu như vậy là nhờ áp
dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như giống mới, kỹ
thuật canh tác. Tuy nhiên, sản xuất ngô ở tỉnh cần được đầu tư phát triển nhiều hơn
nữa như tăng vụ, mở rộng diện tích, sử dụng giống mới, thâm canh tăng năng suất
nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của tỉnh.
Ngoài việc thâm canh ngô lai ở những vùng thuận lợi, cần tăng cường sử dụng
các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở những vùng khó khăn, nhằm tăng năng suất,
sản lượng và chất lượng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xoá đói giảm
nghèo cho nông dân. Đặc biệt phải tiến hành nghiên cứu khả năng thích ứng của các
giống ngô nhập nội và mở rộng các giống mới ra sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu
lương thực, đồng thời nâng cao được chất lượng lương thực cho đồng bào dân tộc

thiểu số vùng cao và góp phần giảm giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi, nâng cao
hiệu quả kinh tế.
11
Những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống
ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99, và một số giống ngô
nhập nội như: Bioseed 9607, DK999, NK4300, C919 vào sản xuất.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới
Để chọn giống ngô nếp người ta dùng vật liệu ban đầu từ các giống ngô địa
phương của Trung Quốc, ngô nếp Cracnoda hoặc nguồn ngô nếp đột biến tự nhiên
hay đột biến nhân tạo như là donor. Từ nguồn vật liệu chọn lọc ban đầu, thông qua tự
phối và chọn lọc cá thể dựa vào nội nhũ nếp và các đặc tính nông học khác để tạo
dòng nếp thuần. Còn tạo các đồng đẳng ngô nếp từ nguồn ngô thường thì người ta
cho lai ngô nếp và ngô thường với nhau sau đó tiến hành lai lại và kiểm tra bằng phân
tích hạt phấn qua phản ứng với dung dịch KI. Bằng cách này người ta đã tạo khá
nhiều dòng và giống nếp lai mới, chúng được trồng cách ly với các loại ngô khác.
Diện tích ngô nếp hàng năm của Mỹ khoảng 290.000 ha và vì thế Mỹ là quốc
gia được coi là vựa ngô nếp của thế gới với diện tích và sản nhiều nhất, phần lớn diện
tích được trồng ở miền trung Illinois và Indian, phía bắc của Iowa, phía nam của
Minnesota và Nebraska. Hầu hết diện tích này được trồng là nếp vàng, nhưng gần đây
có một số diện tích nhỏ được trồng bằng nếp trắng. Theo Alexander and Creech, mặc
dù đã trải qua một thời gian quá dài nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề trong việc tạo các
dòng ngô nếp thương mại. Ở bang Ohio việc chọn lọc giống lại của những dạng ngô
đặc biệt rất phức tạp vì thiếu những dạng ngô làm đối chứng. Cả 2 dạng giống lai có
hàm lượng lizin cao và ngô nếp đã được đưa ra những năm qua nhưng không có số
liệu về amylaza cao và dầu cao. Tiềm năng năng suất hạt của những giống ngô lai đặc
này nhìn chung là thấp hơn so với ngô tẻ. Những giống ngô nếp lai mới đã được báo
cáo là có khả năng cạnh tranh hơn với giống răng ngựa về năng suất. Theo
Thompson, năng suất của ngô có hàm lượng amyloza cao biến động tùy thuộc vào đất
trồng, nhưng trung bình cũng đạt từ 65- 75% so với ngô tẻ bình thường (Thompson

Peter, 2005)[60].
Ngô nếp được sử dụng làm lương thực và thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, bởi tinh bột
12
của nó có cấu trúc đặc biệt, dễ hấp thu hơn so với tinh bột của ngô tẻ. Có khá nhiều
báo cáo về những kết quả đạt được trong chăn nuôi cho cả động vật thường và động
vật nhai lại (Fergason, 1994)[40]. Một số thử nghiệm ở Mỹ đã chỉ ra rằng, bò đực non
lớn nhanh hơn khi được nuôi bằng ngô nếp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
hiệu quả trên là do trong ngô nếp có hàn lượng các axitamin không thay thế như lyzin
và tryptophan cao (Brewbaker. Jemes L., 1998)[35].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam
Ở Việt Nam các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều về ngô tẻ, ngô nếp tuy
được sử dụng nhiều nhưng ít được quan tâm mặc dù hiệu quả kinh tế và giá trị sử
dụng của ngô nếp cao hơn.
Một nhóm Nhà khoa học đã tiến hành phân loại phụ cho 72 giống ngô nếp địa
phương và đã tìm ra biến chủng nếp tím có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,
chiều cao đóng bắp và số lá lớn hơn cả (Nguyễn Thị Lâm, Trần Hồng Uy, 1997)[11].
(72 mẫu giống mà các tác giả nghiên cứu thuộc về 3 biến chủng, nếp trắng 48 mẫu,
nếp vàng 8 mẫu, nếp tím 16 mẫu).
Hai Nhà khoa học đã chọn tạo thành công giống ngô nếp trắng ngắn ngày, có
thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110- 120 ngày, vụ hè Thu 95- 100 ngày, Đông 105-
115 ngày là (Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thị Lưu, 1990)[21] giống ngô nếp này có năng
suất trung bình 25- 30 tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ biến ở
miền Bắc
Từ các giống ngô nếp trắng ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn
gốc khác nhau: Nếp Tây Ninh, Nếp Quảng Nam - Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn, Phú Thọ
và nếp S- 2 từ Philippin, Phạm Xuân Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công giống
ngô nếp trắng VN2 và được công nhận giống quốc gia năm 1997. Đây là giống nếp
trắng ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100- 105 ngày, vụ hè Thu 80-85
ngày, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 40 tạ/ha. Ngô nếp

VN2 cũng là giống có chất lượng dinh dưỡng cao. Qua phân tích 43 giống ngô, trong
đó có 24 giống ngô nếp tại Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy, VN2 có hàm
lượng protein rất cao, trên 10%, đặc biệt là hàm lượng lyzin đến 4,86%, chỉ đứng sau
2 giống opaque là sữa Dĩ An và sữa Phát Ngân (Phan Xuân Hào, 1997)[5].
13
Theo (Ngô Hữu Tình, 1997) [22] thì ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại
phụ chính là đá rắn và nếp. Có nhiều loại ngô nếp được phân bố ở khắp các vùng,
miền trong cả nước với màu sắc hạt khác nhau: Trắng, vàng, tím, nâu, đỏ…
Hiện nay ở Viện Nghiên cứu Ngô, đã thu thập và lưu trữ 148 mẫu ngô nếp địa
phương, trong đó có: 111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp vàng và 22 nguồn nếp tím,
nâu đỏ. Theo điều tra của trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương trong
2 năm 2003 và 2004 thì diện tích ngô nếp ở nước ta chiếm gần 10% diện tích trồng
ngô trong cả nước, các vùng trồng chủ yếu gần khu đông dân cư.
Ngô nếp với thời gian sinh trưởng ngắn, đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế cao
nên diện tích trồng ngô nếp gần đây tăng nhanh không ngừng, hiện chiếm khoảng
12 - 15% trong tổng số 1,1 triệu ha ngô của cả nước. Diện tích ngô nếp tăng là do xã
hội phát triển, nhu cầu của xã hội thay đổi theo hướng tiếp cận với những sản phẩm
chất lượng cao, giàu dinh dưỡng.
Phan Thị Rịnh và cs (2004)[19], ở Phòng Nghiên cứu ngô - Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp miền Nam đã tạo được giống ngô nếp dạng nù TPTD cải tiến N-1
từ 2 quần thể ngô nếp nù địa phương ở Đồng Nai và An Giang, bằng phương pháp
chọn lọc bắp trên hàng cải tiến. N-1 được công nhận giống quốc gia năm 2004. Đây
là giống ngô nếp ngắn ngày, ở phía Nam từ gieo đến thu bắp tươi là 60 - 65 ngày còn
thu hạt ngô là 83 - 85 ngày. N-1 có tiềm năng năng suất khá cao 40 - 50 tạ hạt khô/ha.
Cùng với giống N-1, hiện nay các giống ngô nếp dạng nù đang được trồng phổ biến
không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà cả các tỉnh phía Bắc.
Các nhà khoa học Việt Nam đã dùng phương pháp chọn lọc chu kỳ từ tổ hợp lai
giữa giống ngô nếp tổng hợp Glut-22 và Glut 41 nhập nội từ Philippin để tạo ra giống
nếp trắng S-2. Đây là giống nếp ngắn ngày, vụ Xuân 90 - 95 ngày, vụ Hè Thu 80 - 90
ngày, vụ Đông 95 - 100 ngày, năng suất trung bình 20 - 25 tạ/ha, được công nhận

năm 1989 (Ngô Hữu Tình, 2003) [24].
Các tác giả Nguyễn Hữu Đồng và cs ở Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam
và Ngô Hữu Tình cùng cộng sự ở Viện Nghiên cứu ngô đã nghiên cứu gây tạo đột
biến bằng tia gamma kết hợp xử lý Diethylsulphat ở ngô nếp đã thu được một số
dòng biến dị có các đặc tính nông học quý so với giống ban đầu (Nguyễn Hữu Đồng
và cs, 1997)[2].
14
Thời gian gần đây, các nhà tạo giống Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang hướng
tạo giống nếp lai và đã tạo được một vài giống nếp lai không quy ước có triển vọng
như các giống lai MX2, MX4, MX10 của Công ty cổ phần giống cây trồng miền
Nam, Bạch Ngọc của công ty Lương Nông. Từ vài năm nay, một số giống ngô nếp lai
quy ước từ các công ty giống nước ngoài đã được trồng ở Việt Nam, chủ yếu là các
tỉnh phía Nam. Nguồn giống nếp này phần lớn là các giống lai từ Đài Loan, Thái Lan
thông qua một số công ty giống như: Nông Hữu, Thần Nông, Lương Nông, Trang
Nông, Long Hoàng Gia, An Điền…Có điều những giống từ các công ty này bán ra
với giá rất cao.
Tác giả Phan Xuân Hào và cs (2007)[7] đã xác định đã xác định được các
dòng nếp có khả năng kết hợp chung cao là HN6, HN5, HN2, HN8 và HN9; xác
định được 6 tổ hợp lai cho năng suất hạt khô trên 60 tạ/ha, bắp tươi trên 130 tạ/ha,
trong đó có tổ hợp lai HN6 x HN8 (NL2) và HN1 và HN6 (NL1) đang được sản
xuất giống để đưa thử nghiệm rộng.
Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2005
– 2010 cho thấy: Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 22 dòng ngô nếp cho thấy
ở hệ số tương đồng di truyền 0,38 và được chia làm 6 nhóm chính: Nhóm I chỉ có
một vật liệu duy nhất là W10; nhóm II chỉ có một nguồn vật liệu là W6; nhóm III
bao gồm 8 nguồn vật liệu: W3, W5, W22, W21, W8, W9, W12, W18; nhóm IV bao
gồm 4 nguồn vật liệu: W2, W15, W20, W17; nhóm V bao gồm 5 nguồn vật liệu:
W4, W6, W7, W11, W13; nhóm VI bao gồm 3 dòng: W1, W14, W19. Đã lựa chọn
được 3 tổ hợp lai W1 x W16, W1 x W9, W1 x W2 đạt năng suất cao và chất lượng
tốt. Tổ hợp W1 x W16 có năng suất thực thu cao nhất đạt 53,33 tạ/ha, cao hơn so

với giống đối chứng MX4. Hai tổ hợp lai W1 x W9 (41,0 tạ/ha), W1 x W2 (39,1
tạ/ha) là hai tổ hợp có năng suất khá cao, tương đương với đối chứng ở mức có ý
nghĩa (Nguyễn Thế Hùng và cs, 2010)[8].
Theo tác giả Trần Thị Thanh Hà và cs (2013)[3], thí nghiệm đồng ruộng thực
hiện trong vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội với 2 lần lặp lại đã xác định
48 dòng, giống có đặc điểm nông sinh học như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,
màu sắc hạt và các đặc điểm khác phù hợp với chọn tạo giống ngô nếp. Độ dày vỏ
15
hạt của 48 dòng giống được đo bằng vi trắc kế và đã xác định được các dòng, giống
có độ dày vỏ hạt biến động từ 51 đến 118 µm, trong đó có 6 dòng, giống có độ dày
vỏ hạt phù hợp theo nghiên cứu của Eunsou Choe 2010 là D27, D14, D22, D34,
D35 và D36, trong đó D27 độ dày vỏ hạt là 51,6 µm. Sử dụng marker phân tử SSR
nhận biết được 28 mẫu có chứa QTL điều khiển tính trạng vỏ hạt mỏng. Trên cơ sở
đánh giá kiểu hình và marker phân tử, đã chọn ra được 6 dòng, giống ưu tú nhất là
D14, D22, D27, D47, D36 và D44 có đặc điểm nông sinh học và vỏ hạt mỏng phù
hợp để khuyến cáo cho chương trình chọn tạo giống ngô nếp ăn tươi chất lượng cao
ở Việt Nam.
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2013 và 2014 tại Thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh, gồm 6 công thức, ba lần nhắc lại: CT1 (110N + 50P
2
O
5
+
60K
2
O/ha), CT2 (120N + 60P
2
O
5
+ 70K

2
O /ha), CT3 (130N + 70P
2
O
5
+ 80K
2
O/ha),
CT4 (140N + 80P
2
O
5
+ 90K
2
O/ha), CT5 (150N + 90P
2
O
5
+ 100K
2
O /ha), CT6
(160N + 100P
2
O
5
+ 110K
2
O /ha) trên nền 3 tấn phân vi sinh và bố trí theo kiểu khối
ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng và một
số chỉ tiêu hình thái của giống ngô nếp HN88 tăng lên theo lượng phân bón vô cơ;

khả năng chống chịu sâu, bệnh hại lại có xu hướng giảm xuống; năng suất bắp tươi
và năng suất thực thu (hạt khô) đạt cao nhất ở các công thức 4, 5, 6; hiệu quả kinh tế
đạt cao nhất ở công thức 4 (140N + 80 P
2
O
5
+ 90K
2
O/ha). Chất lượng của giống
ngô HN88 không bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng phân bón vô cơ khác nhau (Lê Thị
Kiều Oanh và cs, 2014)[18], .
1.3.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Thái Nguyên
Thí nghiệm về phân bón đối với giống ngô nếp lai HN88 tại phường Gia Sàng,
TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 6 công thức bón phân, 3 lần
nhắc lại, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Kết quả thí nghiệm cho
thấy các công thức có thời gian sinh trưởng biến động từ 95 - 100 ngày. Các công
thức có đặc điểm hình thái chiều cao cây trung bình, tỷ lệ đóng bắp trên cây thấp,
giúp cây có khả năng chống đổ tốt. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh có xu hướng tăng theo
lượng phân bón, tuy nhiên mức độ nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ và không ảnh
hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng của giống. Năng suất thực thu biến động từ

×