Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




VI VĂN CƯƠNG


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH
CHO GIỐNG CHÈ PH11 TẠI PHÚ THỌ


NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ NGỌC OANH
TS. ĐẶNG VĂN THƯ




Thái Nguyên – 2014
LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Vi Văn Cương
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của Khoa sau đại học; Khoa
Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến :
- TS. Đỗ Ngọc Oanh – Giảng viên khoa Nông học - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- TS. Đặng Văn Thư – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển
Chè – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Những người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
viên chức trong Khoa Sau đại học, Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện KHKT NLN miền núi
phía Bắc, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè, nơi tôi công tác và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.

Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích
lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.
Phú Hộ, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Vi Văn Cương


MỤC LỤC


1.Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài: 2
2.1. Mục đích của đề tài. 2
2.2. Yêu cầu của đề tài: 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.Cơ sở khoa học của giâm cành chè 3
1.2.Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm 6
1.3.Vai trò sinh lý của phân đa lượng ( N : P : K ) đối với cây chè. 7
1.4. Vai trò và cơ chế tác động của chất kích thích sinh trưởng
(gibberellin) đối với cây trồng. 9
1.5. Kỹ thuật giâm cành chè. 10
1.5.1. Các bước cơ bản của giâm cành chè. 10
1.5.2. Quy trình giâm cành chè 11
1.6. Nghiên cứu về giâm cành chè 21

1.6.1. Những nghiên cứu trên thế giới. 21
1.6.2. Những nghiên cứu Việt Nam. 24
1.7. Nguồn gốc và đặc điểm của giống chè PH11 27
1.7.1. Nguồn gốc giống chè PH11 27
1.7.2. Đặc điểm của giống chè PH11 28
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Vật liệu nghiên cứu. 29
2.3. Thời gian địa điểm nghiên cứu: 29
2.3.1 Thời gian nghiên cứu: 29
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu: 29
2.4. Nội dung nghiên cứu: 29
2.5. Phương pháp nghiên cứu. 30
2.5.1. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm. 30
2.5.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đặc điểm về sinh trưởng búp của giống chè PH11. 35
3.2. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến khả năng sản xuất hom của
giống chè PH11 36
3.2.1. Ảnh hưởng bón phân cho cây mẹ đến sản xuất hom chè giống. 36
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 38
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm. 40
3.3. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khả năng giâm cành trong vườn
ươm của giống PH11. 42
3.3.1. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 42
3.3.2. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm. 44
3.3.3 Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con. 45
3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây chè giống trong vườn ươm của
giống chè PH11 49

3.4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè con 49
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè giống trong
vườn ươm 51
3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng cây chè con của giống chè PH11 52
3.5.1. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng của cây trong vườn ươm. 53
3.5.2. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khối lượng thân, khối
lượng rễ và số lá trên thân chính của cây giống trong giai đoạn vườn ươm 54
3.5.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hóa nâu và tỷ
lệ xuất vườn của cây giống trong vườn ươm 55
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
4.1. Kết luận 57
4.2. Đề nghị 57

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


NN : Nông nghiệp
PTNT : Phát triển nông thôn
Đ/C : Đối chứng
KHKT : Khoa học kỹ thuật
QĐ : Quyết định
TT : Thông tư
CCN : Cây công nghiệp
CT : Công thức
TCN : Tiêu chuẩn ngành
ST : Sinh trưởng
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam














DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m
2
) 18
Bảng 3.1 : Các đợt sinh trưởng tự nhiên của giống chè nghiên cứu. 35
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến sản lượng hom giống 37
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến chất lượng hom chè giống 38
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 39
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom
giâm 41
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 43
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm 44
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con 46
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con 47
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng 50
của cây giống trong vườn ươm. 50

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng thân, khối lượng rễ và tỷ
lệ xuất vườn của cây giống trong vườn ươm 51
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng
sinh trưởng của cây giống trong vườn ươm 53
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khối lượng thân,
khối lượng rễ và số lá trên thân chính của cây giống trong vườn ươm 54
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng 56
đến chất lượng cây giống 56

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chè (Camellia sinensis ( L ) O
Kuntze ) là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, ngày nay
cây chè đã được trồng ở cả những nơi khác xa so với nguyên sản của nó.
Chè là cây trồng có lợi thế trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai,
lao động của vùng đồi núi, trung du. Do đó phát triển chè ở nước ta còn là biện
pháp sử dụng hợp lý lao động dư thừa, nhất là việc trồng chè ở vùng núi, vùng sâu
vùng xa ngoài việc xoá đói giảm nghèo còn có ý nghĩa trong việc phân bố lại dân
cư, lao động và chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người
nông dân.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát
triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, sản
phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt
là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Với mục tiêu chọn tạo và nhân nhanh các giống chè có chất lượng cao để
đa dạng hoá sản phẩm, những năm qua Viện Nghiên cứu Chè (nay là Viện
khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã nghiên cứu và chọn
tạo ra rất nhiều giống chè đáp ứng các yêu cầu về năng suất và chất lượng
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá, trong
đó có giống chè PH11. Đây là giống có ưu thế về năng suất và chất lượng
nhưng có những đặc điểm khác biệt so với những giống chè khác do đó khi áp
dụng những quy trình hiện hành để mở rộng diện tích đã gặp phải những vấn
đề như: tỷ lệ xuất vườn thấp, khả năng giâm cành kém và chưa có quy trình kỹ
thuật giâm cành riêng cho giống. Với định hướng đó chúng tôi tiến hành thực

2

hiện đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11
tại Phú Thọ”. Với mục đích hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm cành chè để
nâng cao tỷ lệ xuất vườn của giống chè PH11.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài:
2.1. Mục đích của đề tài.
Xác định kỹ thuật giâm cành thích hợp cho giống chè PH11.
2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến kết quả sản xuất
hom giống của giống chè PH11.
- Đánh giá ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khả năng giâm cành
trong vườn ươm.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè con
trong vườn ươm.
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả
năng sinh trưởng của cây chè giống trong vườn ươm.
3. Ý nghĩa của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Kết quả của đề tài đánh giá được ảnh hưởng của kích thước lá mẹ, chế
phẩm kích thích sinh trưởng, phân bón đến tỷ lệ xuất vườn trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế của giống chè PH11.
Kết quả của đề tài sẽ có giá trị bổ sung tư liệu nghiên cứu về giống chè
PH11, góp phần hoàn thiện quá trình nghiên cứu về giống chè này trước khi
đưa ra sản xuất
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Các kết quả của đề tài sẽ giúp cho người sản xuất nhân nhanh và mở
rộng diện tích trồng giống chè mới PH11, tạo ra những nương chè sinh trưởng
tốt, năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế.

3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của giâm cành chè
Cây chè cũng như hầu hết các loại cây trồng khác có thể nhân giống
bằng hai phương pháp: Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính, mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Nhân giống vô tính chè cũng giống như các loại cây trồng khác bao
gồm: nuôi cấy mô, triết, ghép và giâm cành (giâm hom) trong đó phương
pháp giâm cành là khả thi nhất.
Giâm cành chè là biện pháp dùng một đoạn cành dài 4 - 5 cm, có 1 lá
nguyên vẹn sạch sâu bệnh. Cành có màu xanh hoặc từ xanh chuyển sang nâu.
Mỗi hom có một mầm nách dài không quá 1cm. Sau đó đem giâm trên nền
vật liệu nhất định (đất, cát …) để tạo thành cây con mới với số lượng lớn phục
vụ sản xuất.
Các loại cây trồng để duy trì nòi giống, chúng đều phải thông qua cơ
quan sinh sản, hoặc chúng có khả năng tái sinh từ các bộ phận của các cơ
quan sinh dưỡng như lá, chồi, thân, rễ Nếu đưa các bộ phận của chúng vào

môi trường thích hợp nó sẽ phát triển thành rễ, mầm và hình thành cây con.
Phương pháp giâm cành chè là người ta sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân,
lá ( hom chè ) để qua quá trình tái sinh tạo ra cây chè mới.
Khi mô tế bào thực vật bậc cao bị thương thì vách tế bào sẽ hóa bần làm
cho tế bào sống tách rời nhau. Các tế bào sống còn lại phân chia nhiều lần song
song với mặt cắt để hàn kín vết thương. Loại mô đó gọi là mô sẹo ( callus).
Haber Landt ( 1921 ) cho rằng, khi tế bào nhu mô hình thành mô sẹo thì các tế
bào bị thương hình thành một loại vật chất xâm nhập vào các tế bào mô vĩnh
cửu chưa bị thương ở xung quanh, gây sự kích thích phân sinh, chất đó gọi là
thương kích tố ( Wuond – hormones ). Thương kích tố nếu phát sinh ở miệng

4

vết thương có libe thì có một chất gọi là thương kích tố libe ( Leptohormone ).
Nói một cách khác, những tế bào ở bề mặt vết cắt vốn đã ngừng phân chia,
nhưng do bị tổn thương gây kích thích nên bắt đầu phân chia trở lại, cùng với
sự biến đổi của các tế bào tượng tầng và các tế bào nhu mô ở cạnh, mô sẹo
được hình thành. Sự hình thành mô sẹo ở cành non thường mạnh hơn cành già.
Mô sẹo lúc đầu là một tế bào nhu mô (vách mỏng) sau đó phân hóa thành mô
dẫn, tượng tầng và hình thành điểm sinh trưởng phát sinh rễ bất định.
Mô sẹo là nơi hình thành rễ, do vậy đại đa số rễ mọc ra từ gốc cành
giâm, còn mầm cành mới lại mọc ra ở phía ngọn cành. Từ mô sẹo của thân
cành rất khó mọc mầm ( ngoại trừ nuôi cấy mô ), vì vậy muốn giâm cành thành
công thì trên cành giâm nhất thiết phải có một mầm.
Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân lá
(cơ quan dinh dưỡng ) để tái sinh ra cây chè mới. Phiến lá của hom chè là cơ
quan để quang hợp tạo ra những chất dinh dưỡng nuôi hom và tái sinh cây, lá
có vai trò quan trọng trong việc tạo thành cây chè. Do đó lá không thể bị
thương và phải sạch sâu bệnh.
Để tạo thành cây chè hoàn chỉnh và sinh trưởng tốt trong vườn ươm, đủ

tiêu chuẩn, đưa ra trồng trên nương nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng hom
giống, môi trường giâm, chế độ chiếu sáng, chế độ chăm sóc và phân bón cho
vườn ươm. Môi trường giâm hom chè thường dùng là loại đất không lẫn tạp
chất có thành phần cơ giới trung bình và độ chua thích hợp PH
KCL
từ 4,5 - 5,5.
Từ vết cắt hom chè sau khi giâm cành xuống đất phần phía dưới hom sẽ hình
thành màng mộc thiêm để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, dần dần tạo
thành mô sẹo và từ đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm nách của hom chè cũng được
phát triển từng bước cùng với sự phát triển của bộ rễ, đầu tiên là lá vảy ốc mở,
sau đó đến lá cá và lá thật hình thành để tạo thành cây chè hoàn chỉnh. Trong
giâm cành chè nếu để mầm phát triển sớm hơn phát triển rễ không tốt vì vậy
đòi hỏi phải điều chỉnh sinh trưởng cân đối giữa rễ và mầm.

5

Mỗi giống chè có những đặc điểm khác nhau vì vậy khi giâm cành tỷ lệ ra
rễ và bật mầm khác nhau. Trong thực tế có những giống khi giâm cành tỷ lệ xuất
vườn rất cao nhưng cũng có những giống tỷ lệ xuất vườn rất thấp vì vậy giá thành
cây giống rất cao. Để giâm cành chè có hiệu quả cần phải khắc phục những nhược
điểm của các giống tạo điều kiện thuận lợi cho cành giâm phát triển.
Đặc điểm của cây mẹ, tuổi hom, kích thước hom, thời vụ giâm khác
nhau dẫn đến hàm lượng và tỉ lệ các chất thuộc nhóm kích thích sinh trưởng
khác nhau do đó sự hình thành rễ và chồi cũng vì thế mà khác nhau. Nếu một
hom chè ở một thời vụ nhất định có tỷ lệ các chất thuộc nhóm Auxin và
Xytokinin thích hợp cho việc hình thành rễ và chồi thì đó là thời vụ giâm có
hiệu quả nhất đối với giống chè đó. Với tuổi hom khác nhau các chất kích
thích trong đó cũng khác nhau, vì vậy mà kết quả giâm cành cũng khác nhau.
Rõ ràng rằng tuổi hom, đường kính hom giâm sẽ quyết định tỷ lệ và
hàm lượng các chất Phytohoocmon trong hom, thông qua đó mà phần nào

quyết định quá trình hình thành rễ và chồi của hom giâm.
Ngoài ra, do thời vụ khác nhau mà hàm lượng các chất Phytohoocmon
và sự tổng hợp các chất trong hom khác nhau nên kết quả giâm cũng khác
nhau vì vậy việc nghiên cứu về thời vụ giâm hom cũng đã được nghiên cứu.
Để đảm bảo chất lượng hom giống, khi nuôi hom nương chè thường được bón
phân. Tuy nhiên việc bón phân phù hợp hoặc bón không cân đối sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến hàm lượng các chất trong hom, thông qua đó tạo điều kiện thuận
lợi hay khó khăn cho sự hình thành rễ, chồi và sinh trưởng của hom giâm. Vì
vậy nghiên cứu lượng phân và dạng phân cho vườn giống khi nuôi hom cũng
được nhiều đề tài nghiên cứu đến
.

Cơ sở khoa học và những giải pháp nêu trên của Đề tài nhằm đạt hiệu
quả cao trong nhân giống và khắc phục những hạn chế khi trồng mới giống

6

chè PH11 đang là yêu cầu của sản xuất và cũng là quá trình hoàn thiện trong
nghiên cứu, phục vụ cho việc mở rộng diện tích giống chè này và một số
giống chè có đặc điểm tương tự ra sản xuất nhằm tăng nhanh diện tích các
giống chè chất lượng cao thay thế các giống chè có năng suất thấp và chất
lượng kém giúp cho ngành chè Việt Nam sản xuất hiệu quả hơn.
1.2. Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm.
Cây chè có thể nhân giống bằng 2 phương pháp khác nhau: nhân giống
hữu tính và nhân giống vô tính. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược
điểm khác nhau. Trước kia người ta thường dùng phương pháp nhân giống
hữu tính ( gieo hạt ), phương pháp này có những ưu điểm : kỹ thuật gieo trồng
tương đối đơn giản, dễ làm, chi phí lao động, vật tư thấp, tính thích ứng của
cây con với điều kiện ngoại cảnh tương đối tốt. Tuy nhiên, phương pháp này
lại tồn tại những nhược điểm như quần thể nương chè không đồng đều, năng

suất và chất lượng búp thấp. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công
nghệ người ta đã có thể nhân giống chè bằng các hình thức khác nhau như :
Giâm cành chè, chiết, ghép nuôi cấy mô nhằm nhân nhanh các giống mới.
Nhân giống vô tính đã tạo nên sự đồng đều về hình thái, giữ nguyên đặc trưng
của cây mẹ, năng suất, chất lượng cao, nhưng nhược điểm là chi phí giá thành
cao, đặc biệt với những giống khó nhân giống.
Thực vật nói chung và cây chè nói riêng có khả năng tái sinh cơ thể
mới từ các cơ quan sinh dưỡng. Khi một đoạn cành được cắt ra khởi cơ thể
mẹ thì các quá trình phân chia tế bào vẫn tiếp tục sảy ra để hình thành mô sẹo
từ mặt cắt của cành giâm phía dưới mặt đất và mầm ở nách lá hoạt động để
hình thành một cây chè hoàn chỉnh. Tuy nhiên khả năng này thường có ở
những cành bánh tẻ và có chứa đỉnh sinh trưởng, đặc biệt phải có môi trường
thuận lợi. Qúa trình trên chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố sau:
Đặc điểm và trạng thái sinh lý của cây mẹ và cành giâm.
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng đối với cành giâm.

7

Điều kiện môi trường trong vườn ươm như chế độ nhiệt, chế độ ẩm, độ
nhiễm bệnh và cỏ dại
Tỷ lệ và hàm lượng giữa nhóm auxin và xytokinin quyết định sự phân
hoá các bộ phận trên và dưới mặt đất của cây chè. Với một hom chè để trưởng
thành một cây chè hoàn chỉnh cần phải sinh trưởng rễ và chồi. Nhưng để hình
thành rễ cần phải tăng hàm lượng các chất thuộc nhóm auxin lúc mới giâm,
sau đó rễ tự động tổng hợp các chất thuộc nhóm xytokinin xúc tiến quá trình
hình thành các chồi để tạo nên cây chè hoàn chỉnh. Đó là cơ sở của việc sử
dụng một số các chất kích thích sinh trưởng để làm tăng khả năng ra rễ, tăng
tỷ lệ suất vườn của những giống khó nhân giống.
1.3. Vai trò sinh lý của phân đa lượng ( N : P : K ) đối với cây chè.
Chè là cây công nghiệp lâu năm, bộ phận thu hoạch chính là búp và lá

non, vì vậy cây chè cần được cung cấp và hấp thu dinh dưỡng liên tục suốt
quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong thành phần phân bón cho cây chè,
các yếu tố đa lượng ( N : P : K ) đóng một vai trò hết sức quan trọng nó quyết
định rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng chè thành phẩm.
+ Đạm (N): Là thành phần quan trọng của hợp chất hữu cơ cấu tạo nên
diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Đạm là dinh dưỡng thúc
đẩy sinh trưởng, cải thiện kích thước chồi, kích thước lá, giảm sự ra hoa, kết
trái trên cây chè, tăng năng suất, giúp ra lá nhiều, ra búp mới, lá xanh. Thiếu
đạm cây sinh trưởng kém, ít nảy chồi, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng
đến ửng đỏ, năng suất thấp.Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa
đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích
lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh
trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất cácbon phải huy động nhiều cho việc
giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” nên làm cây yếu, các
quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch,
giảm sức đề kháng của cây chè đối với sâu bệnh.

8

+ Lân ( P
2
O
5
): Lân có vai trò quan trong trong quá trình trao đổi năng
lượng và Protein. Thúc đẩy ra rễ giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng, góp phần
tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm. Lân cần thiết cho sự
phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ
của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tannin, tăng chất lượng
chè. Thiếu Lân cây chè chậm lớn, khả năng phân cành kém, lâu khép tán, lá
có màu xanh đục, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm

kém. Quá trình tái tạo rễ non ( rễ tơ ) bị chậm dẫn đến khả năng hấp thụ dinh
dưỡng kém làm cho năng suất chè không ổn định.
+ Kali ( K
2
O ): Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi
đất thiếu kali nếu bón đủ kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt năng suất
có thể tăng từ 28 - 35 %, hàm lượng tanin tăng 6,7 % và các chất hòa tan 8 %. Giúp
cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và
rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Giúp tăng
khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh PH, lượng nước qua khí
khổng. Hoạt hóa enzim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp
hydratcacbon. Cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời khi thời tiết lạnh
và mây mù, do vậy nâng cao khả năng chống rét và các điều kiện bất lợi khác
cho cây. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây, làm suy
yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp
chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp.
Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt
đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá
chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại
hàng loạt các quá trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá
trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng
trưởng và sự dài ra của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp
và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa kali

9

cũng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây
không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v , ở
mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự
hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây chè.

1.4. Vai trò và cơ chế tác động của chất kích thích sinh trư
ởng
(gibberellin) đối với cây trồng.
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng )
là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng
phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát
triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng
giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính
và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều
khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm
chất kích thích sinh trưởng. Tới mức độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng
để chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh
trưởng được hình thành.
Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin ( GA )
và Cytokinin. Hiệu quả rõ rệt nhất của chất kích thích sinh trưởng là tác động
mạnh mẽ đến sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng, kích
thích mạnh lên pha dãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy, khi sử dụng các
chất kích thích sinh trưởng sẽ làm tăng sinh trưởng sinh dưỡng, tăng sinh khối
của cây. Ngoài ra chất kích thích sinh trưởng còn thúc đẩy sự phân chia tế
bào, kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, hạt…do đó phá vỡ
trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Chất kích thích sinh trưởng còn có tác dụng ức
chế sinh trưởng sinh thực, ức chế sự phân hoá, phát triển của hoa cái trên cơ
sở đó làm tăng sinh khối của cây.
Các chế phẩm kích thích được dùng trong thí nghiệm:

10

- GA3 : thành phần ( % ) : Pg Ga3 ppmNAAppm, CaO 52,9; AL
2
O

0,43; MgO 1,2; Fe 0,19; Si 1,75 ; K
2
O 0,1 Mn 40mg/kg.
- Tony 920 40EC : thành phần gibberellic acid 40g/l.
- Supper sieu 16SP : thành phần gibberellic acid 1% + 5% + 11N + 5%
P
2
O
5
+ 5% K
2
O + vi lượng.
1.5. Kỹ thuật giâm cành chè.
Đây là phương pháp dùng một hom chè ( đoạn cành + lá thật + mầm
nách ) đem giâm xuống đất với các biện pháp chăm sóc thích hợp chúng sẽ
phát triển thành một cây chè hoàn chỉnh. Chiều dài của hom 4 – 6cm, vết cắt
trên và dưới theo hình chiếu của hom có dạng hình thang cân. Hom cắt xong
tiến hành cắm ngay là tốt nhất. Sau khi cắm xuống

đất, phần mặt cắt dưới đất
các quá trình phân chia tế bào vẫn diễn ra và hình thành mô sẹo từ đó sẽ phát
triển ra rễ và đồng thời thân lá trên mặt đất phát triển. Qúa trình tái sinh này
phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như:
- Đặc điểm sinh lý của cây mẹ và chất lượng hom đem giâm.
- Điều kiện môi trường vườn giâm: lý hoá tính đất đóng bầu, chế độ
sáng, độ ẩm, nhiệt độ, sâu bệnh, cỏ dại…
- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
1.5.1. Các bước cơ bản của giâm cành chè.
+ Trồng và chăm sóc vườn sản xuất hom chè giống.
- Nuôi hom chè giống.

- Chăm sóc và bấm tỉa.
+ Chăm sóc vườn ươm và chăm sóc cây con.
- Chọn địa điểm làm vườn ươm.
- Thời vụ giâm cành.
- Thiết kế luống và chọn đất đóng bầu.
- Làm giàn che.
- Chọn cành, cắt và cắm hom.

11

+ Quản lý và chăm sóc vườn ươm
- Tưới nước giữ ẩm.
- Điều chỉnh ánh sáng.
- Bón phân cho vườn ươm.
- Dặm cây, phá váng, ngắt nụ và bấm ngọn.
- Phòng trừ sâu bệnh.
+ Luyện cây, phân loại và xuất vườn.
1.5.2. Quy trình giâm cành chè.
1.5.2.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn sản xuất hom giống ( vườn giống gốc ).
Muốn có hom giống tốt phải có vườn cây mẹ tốt ( vườn giống tốt ) và
áp dụng đúng kỹ thuật nuôi hom vì sự tái sinh của cây trồng từ một bộ phận
trên cơ thể ban đầu có sự liên quan nhiều đến quá trình sinh lý, sinh hoá của
cây mẹ. Có nhiều tài liệu cho rằng trong hom chè có nhiều đường, ít đạm thì
thuận lợi cho ra rễ. Trong hom chè hàm lượng đường và đạm ở cuộng và lá
không như nhau và chúng thay đổi theo mùa, từ tháng 8 đến tháng 1 hàng
năm, hàm lượng đạm trong lá giảm để dùng cho phát triển đọt và tổng hợp
các chất protit; còn mùa xuân và mùa hè thì hàm lượng đạm cao hơn. Hiểu
được bản chất của quy luật này để có chế độ chăm sóc và điều chỉnh thời vụ
nuôi hom giống trên cây mẹ là hết sức quan trọng và cần thiết.
* Kỹ thuật nuôi hom.

Trong điều kiện khí hậu Việt Nam hom chè giống có thể nuôi quanh
năm, nhưng nếu hom giống cắm vào vụ xuân và vụ hè thì tỷ lệ sống thấp và
năng suất hom cũng không cao. Do đó thường người ta chỉ nuôi hom vào 2 vụ
là vụ hè thu và vụ xuân mà vụ chính là vụ đông xuân cho năng suất hom cao,
chất lượng hom tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng về sau của
vườn giống gốc. Thời gian nuôi cành chè để lấy hom giâm khi cành chè có 5 -
6 lá thật, lúc cành chè 3 đến 3,5 tháng tuổi. Nếu lấy hom giâm vào tháng 7,
tháng 8 hay tháng 9 ( vụ thu ) thì bắt đầu chọn lứa chính không hái để nuôi từ

12

tháng 4 - 5, còn nếu lấy hom giâm vào tháng 11 - 1 thì bắt đầu nuôi từ tháng 8
đến tháng 9.
+ Bón phân:
Với nương chè vừa thu búp vừa để hom giống mỗi năm bón bổ sung 20
- 30 tấn phân chuồng/1 ha vào tháng 1 hàng năm. Trước khi để hom 15 - 20
ngày cần bón cho 1 gốc chè của vườn giống gốc như sau: Urê: 10 - 12g;
kaliclorua (hoặc Kalisunfat) 10 - 15g; Supelân 20 - 25g với nương chè có
năng suất xung quanh 5tấn/ha. ( Chú ý lượng phân khoáng trên là bón bổ sung
khi để nuôi hom giống không bao gồm lượng phân bón cho thời kỳ sản xuất
búp trước đó ).
+ Chăm sóc, bấm tỉa:
Trong thời gian nuôi hom phải kiểm tra kịp thời thường xuyên những
búp rìa tán, những búp nhỏ, sinh trưởng đợt sau, phía dưới để tập trung dinh
dưỡng vào búp chính để lấy hom. Cần điều chỉnh mật độ cành để thu được
hom ở mức độ hợp lý, để lấy chất lượng hom tốt. Lượng hom thu được tính
theo tuổi chè như sau:
Chè 4 - 8 tuổi: 150 - 200 hom/cây, tương đương 2 - 3 triệu hom/ha.
Chè trên 8 tuổi: 200 - 300 hom/cây, tương đương 3 - 4 triệu hom/ha.
Thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vì nếu để sâu bệnh phát

sinh mới phun thì ảnh hưởng ngay đến chất lượng hom giống. Sâu phát sinh
trong thời gian này thường là 4 đối tượng chính: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít
muỗi, bọ cánh tơ; ngoài ra có thể có sâu cuốn lá. Bệnh thường là bệnh thối
búp và bệnh chấm nâu. Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình và lịch phòng
chống sâu bệnh.
Trước khi cắt cành để lấy hom giâm 10 - 15 ngày cần tiến hành bấm
ngọn cành để cho những đoạn hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầm
nách hoạt động.


13

1.5.2.2. Kỹ thuật vườn ươm và chăm sóc cây con.
Chăm sóc vườn ươm là khâu kỹ thuật rất quan trọng. Mặc dù cây mẹ để
giống cho ra các hom tốt nhưng kỹ thuật chăm sóc vườn ươm không tốt sẽ
cho kết quả không theo mong muốn, tỷ lệ cây sống thấp, thậm chí bị chết
hoàn toàn nếu như người làm vườn không nắm được kỹ thuật vườn ươm.
Điều này thường xảy ra đối với những cơ sở mới sử dụng kỹ thuật giâm cành
nhưng không có chuyên gia chỉ dẫn. Cần phải nắm vững yêu cầu của cành
giâm trong từng giai đoạn trong suốt quá trình cắm hom đến khi hình thành
cây chè con đủ tiêu chuẩn đem trồng. Hai yếu tố đặc biệt chú ý là: Chế độ ẩm
và chế độ ánh sáng. Điều chỉnh độ ẩm đất theo từng giai đoạn, còn ánh sáng
theo thời gian yêu cầu theo mức độ tăng dần. Nếu đất vườn ươm quá ẩm hom
chè giâm sẽ bị rụng lá mặc dù mầm chè vẫn còn tươi nhưng không thể phát
triển dẫn đến cành giâm bị chết. Đất qúa ẩm còn dẫn đến vết cắt của hom chè
dưới đất chỉ hình thành mô sẹo phình to kéo dài, đường kính phình to có thể
tới 1,5cm mà không ra rễ hoặc chỉ có 1 - 2 rễ ngắn không đáp ứng được yêu
cầu sinh trưởng của cây. Nếu đất quá khô, cành giâm bị mất nước và khô chết,
hoặc chỉ ra được ít rễ, mầm chè khó phát triển. Ánh sáng rất cần thiết cho quá
trình quang hợp của cây chè đảm bảo cho cành chè giâm tích luỹ chất hữu cơ

cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây chè con. Tuy nhiên
giai đoạn này cành giâm cần ánh sáng yếu, chủ yếu là ánh sáng tán xạ, nên
giai đoạn này phải che toàn bộ vườn, sau đó sẽ điều chỉnh ánh sáng tăng dần
theo tình hình thời tiết, ngày giâm mát nên tăng cường ánh sáng và ngày nắng
nóng thì ngược lại phải hạn chế bớt ánh sáng.

Sau hai yếu tố độ ẩm và ánh sáng thì chế độ phân bón đóng vai trò quan
trọng cho quá trình lớn lên của cây chè. Một hom chè nhỏ bé vừa tách rời
khỏi bộ phận của cơ thể mẹ lúc đầu chỉ được cắm trong 1 bầu đất với thể tích
nhỏ và nghèo dinh dưỡng cho nên quá trình lớn lên của cây chè cần cung cấp
lượng phân bón vào bầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, thời kỳ và liều lượng bón

14

phân cho vườn ươm đòi hỏi phải nắm được yêu cầu kỹ thuật của cành giâm
theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu chưa hình thành mô sẹo nếu đất có nồng
độ NPK cao hom chè sẽ bị chết. Về nguyên tắc khi hom chè có rễ thì mới có
thể bón phân.
* Kỹ thuật làm vườn ươm:
+ Chọn địa điểm làm vườn ươm:
Chọn nơi đất bằng hoặc hơi thoải, thoáng, gần nguồn nước tưới, mực
nước ngầm nhỏ hơn 1m, tiện lợi giao thông đi lại và gần khu vực trồng chè.
+ Thời vụ giâm cành: Ở nước ta, phía bắc có 2 thời vụ giâm cành tốt
nhất là vụ đông xuân và vụ hè thu. Vụ đông xuân có thể giâm cành từ 15
tháng 11 đến trung tuần tháng 2. Vụ hè thu có thể giâm cành từ giữa tháng 6
đến trung tuần tháng 8.
+ Thiết kế luống, chọn đất và túi bầu
Sau khi chọn xong địa điểm tiến hành san bằng, đóng cọc căng dây
phân luống. Những nơi sản xuất nhiều cần phân nhỏ thành từng vườn, mỗi
vườn khoảng 500m

2
, vườn nọ cách vườn kia 2m để cho thông thoáng, trong
vườn cần xác định vị trí để đào giếng lấy nước tưới.
+ Luống chè là nơi đặt các bầu chè giâm.
Luống có chiều dài 15 - 20 m, chiều rộng 1,0 - 1,2m, giữa 2 luống chừa lại
một rãnh rộng 40cm để đi lại chăm sóc, đào rãnh tiêu nước cho vườn ươm.
Đất đóng bầu cần tơi xốp, có thành phần cơ giới trung bình, ở miền Bắc
đất thường có màu đỏ nâu, còn ở miền Nam ( Bảo Lộc ) đất có màu xám,
trước khi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10 - 20 cm. Đất được đập nhỏ qua
sàng ( đường kính viên đất nên nhỏ hơn 0,5cm ) có điều kiện phơi khô nỏ
càng tốt.
Túi bầu là túi PE có kích thước 10 x 18 cm đục 6 - 8 lỗ và hàn đáy,
trong 1m
2
luống chè có thể xếp được 150 bầu. Khi đưa đất vào túi bầu phải

15

nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng tre nứa nẹp xung
quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ.
+ Làm giàn che.
Giàn che có tác dụng che nắng che mưa, giữ độ ẩm không khí và nhiệt
độ thích hợp cho vườn ươm. Khung giàn thường làm bằng tre ( những nơi có
kế hoạch sản xuất bầu chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông ) che mái
và che xung quanh bằng phên nứa, cỏ tế, lá mía hoặc lưới che nhưng tốt nhất
là phên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho
cây. Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo cho đi lại
chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7m - 1,9m. Chân cột
không đưa vào giữa rãnh sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc. Kiểu giàn che
hiện nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi.

+ Chọn cành cắm hom
Chọn cành khoẻ không sâu bệnh, độ dài và đường kính hom tuỳ theo
giống, đường kính hom từ 4 - 6mm, đoạn cành dài từ 4 - 6 cm . Cành chè khi
cắt cần nguyên vẹn, tránh giập lá, gãy cành. Dùng kéo sắc cắt hom ( cành đưa
về cắt và cắm ngay là tốt nhất ), mỗi hom có một phần mầm nách còn nguyên
vẹn không dài quá 0,5cm. Trường hợp cần vận chuyển hom đi xa thì nhất
thiết phải bảo quản trong túi PE dày 0,5 mm, kích thước túi 100 x 80cm, đựng
3000 - 4000 hom/túi buộc kín phun ẩm bảo quản được 5 - 10 ngày. Khi vận
chuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều bậc, để mỗi bậc chỉ xếp một
lượt túi tránh chồng lên nhau làm cho hom giập nát.
Trong khi cắt hom thường phân thành loại 1, loại 2 ( có thể là A,B ) để
thuận tiện cho quá trình chăm sóc sau này. Trước khi cắm hom chè có thể xử
lý bằng sunfat đồng ( CuSO
4
) 0,1% ) để trừ nấm bệnh.
Cắm hom: Trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80 - 85%,
hom chè được cắm thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất.

16

Không cắm sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt
nhất là tưới dưới dạng sương mù.
+ Quản lý chăm sóc vườn ươm.
Sau khi cắm hom 10 - 15 ngày hom chè liền vết cắt, sau 15 - 30 ngày
hom hình thành mô sẹo, sau 30 - 60 ngày hom chè ra rễ, thời kỳ này cần được
chăm sóc chu đáo. Đây là yếu tố quyết định tỷ lệ sống cao.
Chăm sóc vườn ươm là công việc thường xuyên liên tục bao gồm các
công việc : tưới ẩm, điều chỉnh ánh sáng, bón phân, phá váng, giặm hom, vê
bỏ nụ chè, phòng trừ sâu bệnh, phân loại cây con
- Tưới giữ ẩm: Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà nước

tưới khác nhau.
Giai đoạn 1:
Từ khi cắm hom đến 15 - 20 ngày đầu, hom chè vừa tách khỏi cây mẹ
sống tự lập, chưa ổn định, lá từ trạng thái tươi đến rủ lá, giai đoạn này tế bào
bắt đầu phân chia mạnh mẽ, vết thương bị cắt đang liền, sức hút nước chưa
mạnh, mặt lá bốc hơi nước nhiều do đó dễ bị héo. Giai đoạn này cần được
tưới ẩm đầy đủ, yêu cầu độ ẩm không khí cao, giảm bớt sự thoát nước qua
mặt lá, vườn ươm cần che đậy cẩn thận cả trên mái và xung quanh, để giữ ẩm
cần phun mù trên mặt lá vào khoảng không trong vườn ươm. Độ ẩm không
khí yêu cầu 80 - 90%, độ ẩm đất yêu cầu 80%, giai đoạn này nếu trời không
mưa mỗi ngày tưới 1 - 2 lần, lượng tưới 1 lít nước cho 1m
2
bầu ( dùng bơm
con gà để tưới ). Cuối giai đoạn 1 lá trở lại xanh tươi, vết thương cắt liền trở lại.
Giai đoạn 2:
Khoảng 15 - 30 ngày sau, vết cắt hom được phục hồi, hom chè hút
nước mạnh, mặt lá có sức căng lớn, xanh bóng, bắt đầu hình thành mô sẹo,
các tế bào nơi vết cắt dưới hom phình to thành 1 vòng ( mô sẹo ), lượng nước
tưới lúc này vừa phải, 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 1,5 lít nước cho 1m
2
bầu,
độ ẩm đất yêu cầu 70 - 80% ( dùng loại bơm con gà hoặc ô doa tưới nước ).

17

Giai đoạn 3:
Từ ngày 30 đến ngày thứ 60, rễ bắt đầu hình thành và phát triển, lượng
nước phải được bảo đảm thường xuyên đầy đủ, nếu không rễ non mới ra dễ bị
khô hoặc phát triển chậm. Hai hoặc ba ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 1,5 lít
nước cho 1 m

2
bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75 - 80% ( dùng ô doa tưới ).
Giai đoạn 4:
Từ 60 - 90 ngày sau khi cắm hom, hệ rễ phát triển mạnh, đặc biệt là rễ
hút, cây bắt đầu sử dụng dinh dưỡng trực tiếp từ bầu đất, giai đoạn này kết
hợp với việc bón phân cần duy trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để phát
triển tốt. Ba ngày tưới từ 1 lần, mỗi lần tưới từ 1,5 đến 2,0 lít cho 1m
2
bầu, độ
ẩm đất yêu cầu 75 - 80% ( dùng ô doa tưới ).
Giai đoạn 5:
Từ 90 - 120 ngày là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, mầm phát
triển mạnh, khi nhiệt độ cao, lúc này nếu trời nắng khô 6 ngày tưới 1 lần với 2
lít nước/m
2
bầu, nếu quá khô phải tăng số lần tưới lên 2 - 3 ngày tưới 1 lần
đảm bảo độ ẩm đất 70 - 80%.
Giai đoạn 6:
Từ 120 - 180 ngày, giai đoạn này cây đã có chiều cao 15 - 30cm, rễ dài
10 - 20cm, cây con đã hoàn chỉnh, nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn cứ
10 - 15 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới với lượng 3 lít nước/m
2
bầu, vì để luyện
cho cây khỏe nên chỉ giữ ẩm đất khoảng 70 - 75% ( tưới bằng ô doa ).
- Điều chỉnh ánh sáng:
Điều chỉnh ánh sáng có sự khác nhau giữa vụ đông xuân và vụ hè thu.
Vụ đông xuân:
Trong thời gian 60 ngày đầu chỉ cho ánh sáng trực xạ chiếu vào ít
( 15% ) vì thế phải che kín cả trên mái và xung quanh, chỉ mở xung quanh khi
trời râm mát. Từ 60 - 90 ngày sau cắm hom mở xung quanh cho ánh sáng tỏa

vào. Từ 90 - 120 ngày mở giàn che trên mái 30% để có ánh sáng làm tăng

×