Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Bài 1 dinh dưỡng và sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.71 KB, 31 trang )

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
ThS NGUYỄN THỊ HIỀN
BM Dinh Dưỡng
Khoa Y Tế Công Cộng
Mục tiêu của bài học
1. Trình bày khái niệm về dinh dưỡng và sức khỏe.
2. Trình bày mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe.
3. Liệt kê các bệnh phổ biến liên quan đến dinh dưỡng.
Ăn uống trong cuộc sống hiện đại
+ Ăn uống là bản năng cần thiết của con người.
+ Việc ăn uống phụ thuộc theo các đối tượng
khác nhau.
+ Chịu ảnh hưởng bởi: kinh tế, văn hóa, xã hội,
….
Khoa học dinh dưỡng

Môn khoa học nghiên cứu:
-
Quá trình cơ thể sử dụng thức ăn để duy trì sự
sống
-
Sự thay đổi khẩu phần và các yếu tố bệnh lý
-
Mối liên hệ giữa thức ăn với cơ thể con người.
Lịch sử phát triển của khoa học dinh dưỡng

Thời cổ đại: “Thức ăn cho bệnh nhân phải là phương tiện
điều trị và trong phương tiện điều trị phải có chất dinh
dưỡng” - Hypocrate.
-
Thế kỷ 18: Thức ăn vào cơ thể được chuyển hóa và sinh


năng lượng – Lavoasier.
-
Thế kỷ 19: Vai trò sinh năng lượng của P, L, G, và vai trò
các nguyên tố khoáng Ca, P, Na, K, Cl, và Fe – Liebig;
cân bằng năng lượng – Voit; Beri Beri – Eikman & Funk.
-
Thế kỷ 20: vitamin, acid amin, acid béo cần thiết và mối
liên quan đến các bệnh mạn tính.
Ý nghĩa của dinh dưỡng học
- Phát hiện các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể.
- Lý giải và điều trị các bệnh lý liên quan đến dinh
dưỡng.
- Nâng cao chăm sóc sức khỏe.
Khái niệm về dinh dưỡng
Khái niệm về dinh dưỡng
:
:

Dinh dưỡng là một nhu cầu cần thiết để bảo đảm cho một
sinh vật có thể sống và tồn tại được. Nói đến dinh dưỡng
là nói đến vấn đề ăn uống, hấp thu và sử dụng các chất
protid, glucid, lipid, các Vitamin, khoáng chất và nước.

Quá trình dinh dưỡng là nhằm cung cấp các chất cần
thiết cho cơ thể sống, giúp cho các tế bào trong cơ thể có
khả năng hoạt động được.
Khái niệm về sức khỏe
Khái niệm về sức khỏe
:

:

Theo Tổ chức y tế thế giới, “Sức khỏe là trạng
thái lành mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần
và đầy đủ về phúc lợi xã hội, chứ không đơn
thuần chỉ là không bệnh tật”.

Thật vậy, người có sức khỏe phải là người có
chế độ dinh dưỡng tốt, phát triển thể chất bình
thường khỏe mạnh, và tinh thần luôn được thoải
mái không lo lắng, buồn phiền.


Mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe
Mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe
:
:

Từ xưa đến nay, con người luôn biết rằng giữa dinh dưỡng và sức
khỏe luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có dinh dưỡng thì
các tế bào trong cơ thể mới có thể sống và hoạt động bình thường,
và lúc đó cơ thể mới khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý: thành phần dinh dưỡng gồm các
chất protid, glucid, lipid, các Vitamin, khoáng chất và nước, không
thừa không thiếu.

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng hoạt
động không bình thường của các tế bào, các cơ quan trong cơ thể,
gây nên những rối loạn chức năng và làm cho cơ thể đó không

khoẻ mạnh
Quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe
Hậu quả của thiếu dinh dưỡng trong
bào thai

CNSS thấp, vòng đầu và chiều dài cơ
thể thấp hơn.

Giảm TB não và do đó có ảnh hưởng
đến trí thông minh về sau.

Trẻ sơ sinh có CN thấp thường có tỷ
lệ tử vong cao và có thể trở nên thấp
nhỏ về sau.

Mẹ bị thiếu dinh dưỡng là yếu tố
nguy cơ chính của bệnh tim mạch
sau này.
Quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe

Sự phát triển nói chung phụ thuộc

Yếu tố di truyền

Nội tiết

Thần kinh thực vật

Dinh dưỡng
Quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe


Cơ thể có khả năng thích ứng với sự thiếu hụt dinh
dưỡng tạm thời.

Khi thiếu ăn tạm thời cơ thể phát triển chậm lại
nhưng tình trạng đó có thể được phục hồi khi ăn
đầy đủ.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý đặc biệt đến dinh dưỡng
của trẻ em, trong trường hợp dinh dưỡng không hợp
lý kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi.
-
Kém ngon miệng
-
Chất dinh dưỡng hao hụt
-
Hấp thu kém
-
Chuyển hóa rối loạn
-
Kém ngon miệng
-
Chất dinh dưỡng hao hụt
-
Hấp thu kém
-
Chuyển hóa rối loạn
Lượng chất dinh dưỡng hấp thu thấp
Lượng chất dinh dưỡng hấp thu thấp
-

Tần suất mắc bệnh
-
Mức độ mắc bệnh
-
Mức độ kéo dài của bệnh
-
Tần suất mắc bệnh
-
Mức độ mắc bệnh
-
Mức độ kéo dài của bệnh
-
Cân nặng giảm
-
Tăng trưởng kém
-
Giảm miễn dịch
-
Tổn thương niêm mạc
-
Cân nặng giảm
-
Tăng trưởng kém
-
Giảm miễn dịch
-
Tổn thương niêm mạc
Sơ đồ mối liên quan giữa SDD và nhiễm khuẩn

Thiếu dinh dưỡng làm

giảm sức đề kháng của
cơ thể

Các nhiễm khuẩn làm
suy sụp thêm tình trạng
suy dinh dưỡng sẵn có.
Một số bệnh phổ biến liên quan dinh dưỡng
Một số bệnh phổ biến liên quan dinh dưỡng
có ảnh hưởng lên sức khỏe.
có ảnh hưởng lên sức khỏe.
Thiếu dinh dưỡng đặc hiệu và chậm tăng
Thiếu dinh dưỡng đặc hiệu và chậm tăng
trưởng
trưởng

Hình ảnh chung: chậm tăng trưởng, còi
cọc, gầy mòn, thường được mô tả là thiếu
ăn, hoặc thiếu dinh dưỡng protein-năng
lượng.

Hiện nay ở nước ta các bệnh được xem là
thiếu dinh dưỡng đặc hiệu có ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng bao gồm: thiếu dinh
dưỡng protein-năng lượng, thiếu vitamin
A và bệnh khô mắt, thiếu máu dinh dưỡng
và thiếu iod.

Bệnh suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng
Bệnh suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng




Thiếu protein và năng lượng có ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch.

Trẻ bị SDD, quá trình trưởng thành của
tế bào lypho T giảm sút, rối loạn, tuyến ức
bị giảm thể tích và biến đổi hình thái, các
mảng Peyer ở ruột non cũng bị teo đét,
giảm các nang lympho bào.

Nhiều tác giả cho rằng vẫn cần tổ chức
tiêm chủng cho các em này, đặc biệt là sởi
và ho gà ngay cả khi có đáp ứng miễn
dịch dịch thể.
Vitamin và miễn dịch

Vitamin A: “Vitamin chống nhiễm khuẩn”
có vai trò với miễn dịch dịch thể và miễn
dịch tế bào. Ở những trẻ em bị khô mắt
nặng rất cao tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn.

Vitamin C:
- Đủ Vit C: IgA và IgM tăng, tính cơ động
và hoạt tính các bạch cầu tăng, kích thích
chuyển dạng các lympho bào và giúp đỡ
tạo thành một trong các thành phần của
bổ thể: yếu tố C
3
;

- Thiếu Vit C: Sự nhạy cảm đối với các
bệnh nhiễm khuẩn tăng lên
Vitamin và miễn dịch

Các vitamin nhóm B:
- Thiếu folat (B9): tuyến ức bị teo đét và số lượng các
tế bào cũng giảm. Trên thực tế ở trẻ em và nhất là ở
phụ nữ có thai, thiếu folat thường đi kèm thiếu sắt là
hai yếu tố gây thiếu máu dinh dưỡng;
- Thiếu pyridoxine (B6) sẽ làm chậm trễ các chức phận
miễn dịch, cả dịch thể lẫn trung gian tế bào.
Chất khoáng và miễn dịch

Sắt:
- Cần thiết cho sự tổng hợp DNA, nghĩa là đối với quá
trình phân bào, hơn nữa sắt còn tham gia vào nhiều
enzym can thiệp vào các quá trình phân giải các vi
khuẩn bên trong cơ thể
- Thiếu sắt ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế
bào, tính nhạy cảm đối với nhiễm khuẩn tăng.
Chất khoáng và miễn dịch

Kẽm:
- Thiếu kẽm tuyến ức sẽ nhỏ đi, các lympho bào giảm
số lượng và kém hoạt động bởi vì hormon Thymulin
của tuyến ức có chứa kẽm.
- Là coenzym của một số men như ADN và ARN
polymerase, cũng như carbonic anhydrase của hồng
cầu. Thường ít khi gặp thiếu kẽm đơn thuần mà hay
kết hợp với thiếu protein, sắt và các vitamin.

Chất khoáng và miễn dịch

Selen:
- Là thành phần thiết yếu của glutathion - peroxydase
chính là men góp phần giải phóng sự hình thành các
gốc tự do.
- Thiếu selen, nhất là khi kèm theo thiếu vitamin E sẽ
làm giảm sản xuất kháng thể.
Chất khoáng và miễn dịch

Các điểm nên chú ý:
- Còn nhiều chất khoáng khác có vai trò trong đáp ứng
miễn dịch: magiê, coban, iod, niken và phần lớn các
kim loại nặng.
- Các chất này vừa cần thiết, vừa thiết yếu nhưng khi
thừa đều gây độc.
- Sự thiếu tuyệt đối các chất này ít gặp ở người, trừ các
bệnh bẩm sinh.
- Đứng về phương diện sức khoẻ cộng đồng, thiếu sắt
và thiếu kẽm đáng được quan tâm hơn cả.
Dinh dưỡng và bệnh mạn tính

Béo phì:
- VN (14,6%) người từ 25 – 64
tuổi
- Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh
mạch vành, đái tháo đường,
tăng huyết áp và bệnh xương
khớp hơn bạn bè cùng lứa tuổi.
- Nguyên nhân: di truyền, chế độ

vận động, chế độ ăn và bệnh tật.
Dinh dưỡng và bệnh mạn tính

Tăng huyết áp:
- Là yếu tố nguy cơ độc lập của
bệnh tim, kích thích tạo các mảng
xơ vữa, hình thành các cục máu
đông, là nguyên nhân đột quỵ và
các tổn thương ở thận.
- Chế độ ăn là yếu tố quan trọng để
kiểm soát huyết áp
Dinh dưỡng và bệnh mạn tính

Bệnh tim mạch:
- Lượng cholesterol cao trong huyết thanh có liên
quan đến bệnh tim mạch, đặc biệt là vai trò của các
lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL) và thấp (LDL).
- Chế độ ăn có nhiều thịt béo, đồ chiên, đồ ngọt, bơ,
sữa toàn phần, dầu mỡ và đồ mặn gây tăng LDL-
cholesterol.
- Chế độ ăn nhiều rau quả kết hợp với tăng cường
hoạt động thể lực có tác dụng làm tăng HDL-
cholesterol

×