Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Định lượng nguyên tố chrom trong thuốc nang mềm và thuốc vien nén bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 56 trang )

^


BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỨC THỊNH
ĐỊNH LƯỢNG NGUYÊN Tố CHROM TRONG
THUỐC NANG MỂM và THUỐC v iê n n é n
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHổ HẤP THỤ
NGUYÊN TỬ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC
KHOẢ 2000 - 2005
Người hướng dẫrú VGS. TSKH LÊ THÀNH PHƯỚC
ThS. HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG
Nơi thực hiệỉĩĩ Bộ môn vô cơTrường-ỡại học Bược Hà Hội
Phòng thí nghiêm trung tâm Trường Đại học
DượcHaNọi
Thời gian : 12/2004 - 05/2005
HÀ NỘI, 05- 2005
Di-
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
Phần 1 TỔNG QUAN 2
1.1 Tổng quan về nguyên tố chrom 2
1.1.1 Đại cương về nguyên tố chrom 2
1.1.2 Dược động học của nguyên tố chrom 2
1.1.3 Chức năng sinh học của nguyên tố chrom 4
1.1.4 Độc tính của nguyên tố chrom 7
1.1.5 Nguồn gốc và nhu cầu hàng ngày của cơ thể về 10


nguyên tố chrom
1.2 Tổng quan về các phương pháp định lượng 11
chrom
1.2.1 Các phương pháp phân tích chrom 11
1.2.2 Phưoỉng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử 12
1.3 Tổng quan về các dạng thuốc chứa chrom trên 15
thị trường
Phần 2 KẾT QUẢ THựC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 16
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2 Thiết b ị, hoá chất và dụng cụ 17
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2 Thực nghiệm, kết quả và bàn luận 20
2.2.1 Khảo sát điều kiện xử lý mẫu 20
2.2.2 Khảo sát điều kiện tiến hành 21
2.2.3 Chuẩn bị các dung dịch trung gian 22
2.2.4 Xây dựng đường chuẩn 23
2.2.5 Định lượng Chrom trong thuốc viên nang mềm 25
bằng phương pháp đường chuẩn
2.2.6 Định lượng Chrom trong thuốc viên nén 29
Centovit- liver bằng phương pháp đưòng chuẩn
2.2.7 Khảo sát tính đúng của phương pháp 30
2.3 Bàn luận 34
Phần 3 k ế t l u ậ n v à ĐỂ x u ấ t 35
3.1 Kết luận 35
3.2 Đề xuất 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LÒI CẢM ON
Trong quá trình thực hiện đề tồi nảj tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng

dẫn, giúp đõ tận tình của các thàỵ cô giáo, các cán bộ nhân viên ồộ môn Vô cơ
- Trưòng Dại học Dược Hà Nội, Phòng thí nghiệm trung tâm- Trưòng Dại học
Dược Hồ Nội. Với lòng kính trọng vồ biết ơn sâu sắc, tôi xin trân thành cảm ơn:
PGỔ.TỐKỈỈ. LÊ THÀNH PHƯỔC - Trưỏng bộ môn Vô cơ- Trưòng Dại học
Dược Hà Nội.
Thổ. HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG - ồộ môn vô cơ- Trưòng Dại học Dược
Hả Nội.
đã trực tiếp hưóng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện vồ hoàn
thành khoá luận.
Tôi xin bàỵ tỏ lòng cảm ơn chân thành tố i:
Tô. Đ ỗ NGỌC THANH - Trưỏng phòng Phòng thí nghiệm trung tâm -
Trưòng Dại học Dược ĩĩà Nội,
PGỔ.TỖ. PHAN TUÝ - Trưòng Dại học Dược ỉĩả Nội.
Các cán bộ và nhân viên bộ môn Vô cơ - Trưòng Dại học Dược Hà Nội,
Cán bộ và nhân viên phòng thí nghiệm trung tâm- Trưòng Đại học Dược
Hồ Nội.
đã giúp đõ vả đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tồi.
Nhân dịp nảỵ tôi xin trân trọng cảm ơn các thàỵ cô giáo trong ban Giám
ỉliệu, phòng Dào tạo trưòng Dại học Dược ĩĩà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành khoá luận nà/.
Ãin trân trọng cảm ơn !.
Hà Nội, Ngồỵ 20 tháng 05 năm 2005.
6v. Nguyễn Dức Thịnh
AAS
Cr
Cr(III)
Cr(VI)
ESADDI
FAAS

GTF
lARC
ppm
ppb
Phưong pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
(Atomic Absorption Spectrophotometry)
Chromium
Các hợp chất chứa nguyên tô chrom ở dạng hóa trị 3
Các hợp chất chứa nguyên tô chrom ở dạng hóa trị 6
Chỉ sô liều ước tính an toàn và cần thiết trong chê độ ăn
hàng ngày
(Estimated safe and adequate daily dietary intake)
Phép đo quang phổ hấp thụ nguyên tử bằng ngọn lửa
(Flame Atomic Absorption Spectrophotometry)
Yếu tô dung nạp Glucose
(Glucose Tolerance Factor)
To chức nghiên cứu ung thư quốc tê
(The International Agency for Research an Cancer)
ng/ml
ĐẶT VẤN ĐỂ
Chrom là một trong mười nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể chúng
ta. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá glucid, chuyển hoá
lipid và cholesterol [13], [19], [20]. Do vậy, hiện nay trên thị trường xuất hiện
nhiều loại biệt dược có thành phần chứa Cr. Những biệt dược này ở nhiều dạng
bào chế, hàm lượng khác nhau. Chúng góp phần vào quá trình phòng bệnh và
hỗ trợ điều trị các bệnh đang có xu hướng phát triển ở Việt Nam như bệnh về
tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao ), bệnh tiểu đường.
Vì vậy việc kiểm soát được hàm lượng Cr trong các dạng thuốc này đòi
hỏi phải có một kỹ thuật xác định chính xác và tin cậy. Trong Dược điển Việt
Nam III hiện chưa đề cập đến phương pháp định lượng nguyên tố Cr trong các

dạng thuốc.
Hiện nay kỹ thuật AAS đang được sử dụng ngày càng rộng rãi vào lĩnh
vực kiểm nghiệm thuốc. Đây là một kỹ thuật có khả năng định lượng các
nguyên tố vi lượng chính xác cỡ nồng độ ppb (ng/ml).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, kết hợp vói điều kiện máy móc và hoá
chất của bộ môn, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Định lượng nguyên tố Chrom trong các thuốc viên nang mềm, viên nén
bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử”
vói hai mục tiêu là:
- Xây dựng được quy trình định lượng nguyên tố Cr bằng phương pháp phổ
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
- Tiến hành áp dụng phương pháp vào khảo sát định lượng nguyên tố Cr
trong chế phẩm thuốc viên nang mềm và thuốc viên nén.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nguyên tố Chrom
1.1.1. Đại cương về nguyên tố Chrom [10], [12], [13], [19], [20], [22]
Nguyên tố Cr ký hiệu là: Cr- tên quốc tế là: Chromium. Cr do nhà hoá
học người Pháp N.Vaquelin tìm ra vào năm 1798 từ một mẫu khoáng chì
(PbCr04). Cr là nguyên tố có nhiều thứ 21 trong lớp vỏ trái đất. Nguyên tố này
thường tồn tại ở dạng hợp chất, duy chỉ có ở một số mảnh thiên thạch nó tồn
tại ở dạng Cr°. Lúc đầu nguyên tố Cr được sử dụng trong ngành công nghiệp
(như luyện kim, hoá học, phẩm màu, sofn ) về sau khi khoa học phát triển nó
đã được sử dụng trong ngành y vói tác dụng phòng và điều trị bệnh [13], [19].
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố Cr nằm trong
nhóm VIB cùng nhóm với Mo, w. Nguyên tố Cr đứng số thứ tự 24, có nguyên
tử khối là 51,996. Cấu hình electron của nguyên tử Cr là:
ls^2s^2p^3s^3p^3d^4s^ Nguyên tố Cr có thể tồn tại ở các trạng thái oxy hoá từ
Cr°- Cr^, nhưng phổ biến và chủ yếu là: Cr^^,Cr^^,Cr'^^[13], [24].
Vào những năm 1930, ở Đức, người ta đã chú ý đến mối liên quan giữa
những người công nhân làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất sơn với

bệnh ung thư phổi [19]. Đến năm 1955, nhà hoá học Alter Merts và Klaus
Schawars của Mỹ lần đầu tiên mô tả những triệu chứng khi thiếu Cr trên chuột
thí nghiệm [19],
1.1.2. Dược động học của nguyên tố Chrom [12], [13], [18], [19], [21], [22]
Cr hấp thu qua đường tiêu hoá và đường hô hấp. Bài tiết qua nước tiểu
sau 14 ngày. Cr được phân bố rộng rãi trong hầu hết các mô của cơ thể. Thải
trừ qua thận tới 60% sau 8 giờ. Ngoài ra còn thải trừ qua một số con đường
khác [12], [18], [21].
> Hấp thu [12], [18], [21]
Cr vào cơ thể qua 3 con đường chính : đường hô hấp, đường tiêu hoá,
qua da.
• Qua hô hấp: lượng Cr hấp thu qua đường hô hấp khoảng 0,2-10|j,g
[18]. Cr hấp thu qua đường hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số oxy hóa của
Cr trong hợp chất, kích thước của phân tử, khả năng hoà tan của hợp chất, hoạt
động của các yếu tố thực bào trên đường hô hấp [21]. Cr(VI) dễ dàng hấp thụ
qua đường hô hấp hơn Cr(III) một phần là do Cr(VI) đi qua được màng sinh
học dễ dàng hơn [21].
• Qua da: cả Cr(III) và Cr(VI) đều rất hạn chế hấp thu qua da do chúng
không đi qua được lớp thượng bì của da, ngoại trừ trường hợp da bị tổn thưcỉng
và tiếp xúc với một lượng lớn Cr [18]. Tỷ lệ hấp thu Cr trên da người phụ
thuộc vào hàm lượng Cr mà da người tiếp xúc (Phụ lục 1).
• Qua đường tiêu hoá: Cr hấp thu qua đường tiêu hoá thấp (khoảng
0,5-2%) [19]. Vào đến dạ dày, dưới tác dụng của acid dịch vị dạ dày Cr(VI) bị
oxy hoá thành Cr(III). Giống như các nguyên tố vi lượng khác, Cr hấp thu qua
đường tiêu hoá sẽ bị ảnh hưcttig bỏi các yếu tố của thức ăn dẫn đến thúc đẩy
hoặc làm chậm quá trình hấp thu của Cr. Khi tạo phức với các amino acid (đặc
biệt L-histidine) sẽ làm tăng quá trình hấp thu của Cr (do nó đã ngăn quá trình
tạo tủa của Cr trong môi trường kiềm ở ruột). Cr kết hợp với oxalat (có nhiều
trong hoa quả và rau xanh), acid nicotinic, acid ascorbic (vitamin C) cũng làm
tăng đáng kể tỷ lệ Cr hấp thu qua đường một [19]. Một số nghiên cứu gần đây

chứng minh rằng các carbohydrat (như tinh bột) đã làm tăng khả năng hấp
thu Cr trong khi đường đơn không có tính chất này. Một số chất có khả năng
làm giảm sự hấp thu của Cr như kẽm, sắt [19]. Đã có nghiên cứu chứng
minh được khi phụ nữ mang thai dùng viên sắt có thể làm mất cân bằng Cr
trong cơ thể. Song đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chắc chắn chứng
minh được ảnh hưởng có hại này [19], [22].
> Phân bố và chuyển hoá [13], [19], [22].
Sau khi vào cơ thể, Cr liên kết vói Transferrin và Albumin trong hệ tuần
hoàn. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh khi vị trí liên kết với sắt trên
Transferrin và Albumin còn trống chúng có thể liên kết và vận chuyển Cr.
Trong cơ thể ngoài 2 chất trên vẫn còn một số loại có khả năng vận chuyển Cr
như: Lipoprotein, ị3 - globulin, Y - globulin [13], [19]
Sau đó Cr được biến đổi thành dạng hữu cơ và được dự trữ tại các mô
của cơ thể. Ngoại trừ phổi, Cr dự trữ trong các mô khác của cơ thể giảm theo
độ tuổi. Nồng độ Cr trong bạch cầu, gan, thận, não thấp hofn trong máu. Cr có
khả năng đi qua nhau thai [13], [22].
> Thải trừ [13], [19]
Phần lớn Cr thải trừ qua đường tiết niệu. Cr không tái hấp thu ở ống
thận. Trên một số bệnh nhân bị đái tháo đường, có sự tăng hấp thu Cr, song
kèm theo đó là quá trình tăng thải trừ Cr ở thận [13].
Lượng Cr thải trừ trên một người trưởng thành bình thường là: 2-10 |Lig
/lít nước tiểu khi ăn 30-100 |Xg/ngày. Thòi gian bán thải của Cr là: 15-41 h
[19].
Ngoài thải trừ qua đường tiết niệu, Cr còn thải trừ qua đường mật
(10%), tóc, móng, mồ hôi, sữa mẹ [19].
1.1.3. Chức năng sinh học của Chroiii [3], [4], [12], [13], [16], [19], [20],
[22], [23], [26]
Cr cần cho quá trình chuyển hoá bình thường của glucose, lipid,
cholesterol. Nhưng để có hoạt tính sinh học như vậy Cr phải tồn tại ở dạng
Cr(III). Bình thường Cr(III) nằm trong cơ thể dưới dạng liên kết với Protein và

Acid nucleic [13], [19]. Ban đầu Cr vào cơ thể ở dạng Cr(VI) sau đó Cr(VI)
dưới tác dụng của các yếu tố chuyển hoá sẽ chuyển thành dạng Cr(III) rồi kết
hợp vói Protein và Acid nucleic. Cr có tác dụng điều hoà lượng đường huyết.
Có được điều này là do Cr có khả năng tác dụng lên yếu tố dung nạp glucose
(GTF- Glucose Tolerance Factor), tác dụng lên hoạt động của insulin [13],
[19], [23], [26]. Việc thiếu Cr trong chế độ ăn hàng ngày có thể làm tăng
đưòỉng huyết, tăng mỡ máu, tăng lượng mỡ trong cơ thể, tăng tình trạng béo
phì, tăng huyết áp, làm giảm lượng tinh dịch, giảm khả năng sinh sản, giảm
chất lượng của cuộc sống [3], [4], [13], [19],
> Chrom với bệnh tiểu đường [3], [13], [19], [22], [26]
Như trên đã nói, trong cơ thể, Cr là một nguyên tố vi lượng cần thiết
cho quá trình chuyển hoá glucose, nó có vai trò trong điều hoà đường huyết.
Để thực hiện được chức năng này, Cr tác động lên yếu tố GTF và hoạt động
của insulin.
• Chrom với sự dung nạp glucose
Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chứng minh
được sự cần thiết của việc bổ sung Cr với việc dung nạp glucose ở trẻ em,
người trưởng thành và cả trên ngưcd già [19]. Điều này càng thấy rõ hơn ở
người có vấn đề trong việc dung nạp glucose (như bệnh nhân bị tiểu đường).
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng chỉ ở bệnh nhân tiểu đường type 2
(không phụ thuộc vào insulin) mới dương tính với tác dụng này [22]. Trong
nghiên cứu của Mossop, nồng độ đường huyết khi đói đã giảm từ 14,4
xuống 6,6 sau khi điều trị bằng Qirom chlorid (CrClg) với liều 600 *^Vngày
Kết quả tương tự cũng nhận được khi thay CrClj bằng Chrom picolinat với liều
giảm xuống còn 200-300 ‘"Vngày [3], [22].
Trong nghiên cứu của Anderson và đồng sự đã chứng minh được rằng
khi sử dụng Cr đối với các bệnh nhân tiểu đường type 2 thì nồng độ HbAjC
(Glucosylated hemoglobin- chất đóng vai trò làm chất chỉ thị cho biết quá
trình điều trị bệnh tiểu đường có tiến triển tốt hay không) giảm một cách rõ rệt
sau 4 tháng điều trị [22].

Trong những nghiên cứu gần đây của Ravina và đồng sự đã chứng
minh tác dụng của Cr làm cho tình trạng dung nạp glucose tốt lên khi sử dụng
Chrom picolinat vói liều óOO^^Vngày Đồng thời trong các thí nghiệm này tác giả
đã chứng minh được khả năng điều hoà đường huyết của Cr đối với người bị
tiểu đường do sử dụng Glucocorticoid. Trong nghiên cứu, tác giả đã gây tiểu
đường bằng nghiệm pháp Glucosteroid, sau đó cho sử dụng Cr. Kết quả cho
thấy lượng glucose trong máu đã giảm đi rõ rệt (từ xuống còn
8,3"'"’°Vi sau khi sử dụng Chrom picolinat với liều 600^Vngày) [3]> [22].
• Chrom vói insulin
Tác dụng điều hoà đường huyết của insulin phụ thuộc vào khả năng liên
kết của insulin với receptor của nó. Qua nhiều thí nghiệm khác nhau, các nhà
khoa học đã chứng minh được Cr có khả năng làm tăng liên kết giữa insulin và
receptor. Bên cạnh đó Cr còn có khả năng làm tăng số lượng receptor của
insulin [3], [19], [22]. Ngoài ra Cr có thể tác động lên 2 enzym là: Tyroxine
kinase và Tyroxine phosphatase. Hai enzym này có tác dụng thúc đẩy 2 quá
trình Phosphoryl hoá và Dephosphoryl hoá (là 2 quá trình giúp chuyển insulin
từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và ngược lại) [3], [13], [19],
[22] (Phụ lục 2).
• Chrom và dược liệu điều trị bệnh tiểu đường
Đây là một phát hiện mới. Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên
cứu về dược liệu có khả năng điều trị tiểu đường và họ đã phát hiện ra nhiều
dược liệu như vậy. Qua các nghiên cứu khác về dược liệu này ngưòi ta nhận ra
rằng, những dược liệu có khả năng điều trị bệnh tiểu đường có hàm lượng Cr
gấp 3 lần hàm lượng này trong các dược liệu khác không có khả năng điều trị
tiểu đường và sống trong cùng điều kiện [22].
> Chrom với bệnh lý tim mạch [4], [13], [19], [22]
Như đã nói trên, Cr có khả năng tham gia quá trình chuyển hoá lipid. Cr
có khả năng làm giảm lượng lipid trong máu, làm giảm tổng lượng mỡ trong
cơ thể, làm tăng tỷ số HDL-cholesterol/ LDL-cholesterol. Chính vì vậy mà Cr
có khả năng phòng và phối hợp điều trị trong các bệnh về tim mạch như vữa

xơ động mạch, cao huyết áp, mỡ máu
> Các bệnh lý khác [13]
Ngoài những tác dụng trên, Cr còn có những tác dụng khác, song những
tác dụng này vẫn chưa có những nghiên cứu thực sự khẳng định. Đó có thể là;
• Cr có ảnh hưởng tốt trên bệnh nhân bị trầm cảm.
• Cr có tác dụng trên bệnh nhân bị tăng nhãn áp đặc biệt là dạng glaucom
góc mở nguyên phát
1.1.4. Độc tính của Chrom [13], [19], [22], [26]
Nói chung Cr ở dạng Cr(in) rất ít độc tính, ngoại trừ Cr2(S04)3 có thể
gây ra một số phản ứng kích ứng trên da. Nếu bị ngộ độc €12(804)3 có thể gây
ra chảy máu dạ dày, viêm tụy, ngừng tim đột ngột [19]. Qua nhiều nghiên cứu
khác nhau ngưòd ta đã đưa ra liều tối đa của các hợp chất chứa Cr(III) là:
rVngày [13], [19].
Hầu hết độc tính mà chúng ta biết cho đến nay do các hợp chất chứa
Cr(VI) gây ra. Độc tính của Cr(VI) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng
oxy hoá, khả năng ăn mòn của nó Liều gây chết của Cr(VI) cho đến nay ta
biết được là: 1-3 (g) [19].
Độc tính của Cr được chia thành độc tính cấp và độc tính mạn.
> Độc tính cấp
Theo đường uống, Cr gây ra viêm dạ dày cấp, buồn nôn, nôn, viêm gan
cấp, suy thận. Nếu sử dụng Cr(VI) ở liều cao có thể gây ra chóng mặt, cảm
• Trên da :Cr(VI) gây ăn mòn mạnh, gây ra viêm da, loét da. Những vết
loét trên da do Cr có đặc tính không gây đau, thường được giới hạn bằng các
vảy cứng. Ngoài ra nếu bị bỏng Acid Qưomic thì những biểu hiện trên sẽ xuất
hiện ngay ở liều thấp [19].
• Phản ứng miễn dịch: ngoài tác dụng kích ứng, Cr còn gây ra những
phản ứng miễn dịch trên da giống như eczema. Vói những người tiếp xúc
thường xuyên và lâu dài với Cr thì sự mẫn cảm với Cr diễn ra ngay ở liều thấp.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có tói 1,7% dân số Mỹ có sự nhạy cảm với
Cr(VI), song trong đó chỉ có 0,1% số ngưòi bị dị ứng [19]. Có một số báo cáo

cho thấy mối quan hệ giữa việc phát triển tỷ lệ bị hen với những công nhân
thường xuyên phải tiếp xúc vói Cr- đặc biệt là Cr(VI) [19].
• Trên phổi: Cr gây kích ứng mạnh trên đường hô hấp. Nó có thể gây ra
xung huyết, viêm loét trên màng nhầy của đường hô hấp. Ngoài ra nếu hít phải
Cr vào trong đường hô hấp có thể gây ra co thắt phế quản .[13], [19].
• Trên thận: Cr(VI) ở liều cao có thể gây ra hoại tử ống thận cấp, làm
thay đổi và suy giảm chức năng thận. Đang có những nghi ngờ về mối liên hệ
giữa việc suy giảm chức năng thận với việc công nhân thường xuyên phải làm
việc trong môi trưòmg có hàm lượng Cr vượt quá mức cho phép [19].
• Trên gan: Viêm gan xuất hiện sau khi bị ngộ độc cấp liều lớn Cr(VI).
Qua xét nghiệm tử thi các bệnh nhân trên thấy có sự suy giảm chức năng gan
đồng thòi nồng độ của Cr trong gan tăng cao hơn 20 lần ở các mô khác [13],
[19].
> Khả năng gây ung thư [13], [19], [22], [26]
Theo tổ chức nghiên cứu về ung thư quốc tế (The International Agency
for Research an Cancer - lARC), Cr được xếp là một trong những yếu tố có
thể gây ung thư cho người và động vật. Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan
hệ giữa tỷ lệ người bị ung thư với những người làm việc trong môi trường
thường xuyên phải tiếp xúc vói Cr. Kết quả của các nghiên cứu đã cho thấy
trung bình nguy cơ ung thư phổi tăng từ 30-40% trên những người thường
xuyên tiếp xúc với Cr(VI) [19]. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh rằng
tỷ lệ người bị ung thư khi tiếp xúc với Cr(VI) cao hơn rất nhiều so với người
tiếp xúc với Cr(III) [13], [19], [26].
> Ngộ độc mạn [19]
Việc tiếp xúc lâu dài với Cr ngay trong hàm lượng thấp cũng có thể gây
ra một số tình trạng bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm
thanh quản, polyp mũi, viêm phế quản ngoài ra nó có thể gây ra một số tình
trạng bệnh ở mắt như viêm màng kết, chảy nước mắt, có thể làm giảm thị
lực .Trên thận: nếu tiếp xúc với Cr(VI) > 4 |ig/cm^ sẽ dẫn đến suy giảm chức
năng thận [19].

Trên đây là những độc tính của Cr gây ra trên cơ thể người. Những độc
tính này ít xuất hiện, nó chỉ xuất hiện khi ta sử dụng quá liều quy định cho
mỗi hợp chất chứa Cr: Cr(III) <1 mg/ngày, Cr(VI) >5 |ig/kg/ngày [19].
> Điều trị ngộ độc Chrom [19]
• Giải độc trên mắt: Rửa ngay bằng nước, sau đó rửa bằng nước muối
1 % đến khi pH màng kết trở lại bình thường, hoặc rửa từ 15 - 20 phút. Sau đó
phải kiểm tra lại tổn thương trên mắt.
• Trên da: Rửa ngay bằng nước, sau đó rửa bằng nước muối 1%.
• Đưòng ruột: Gây nôn, tiến hành rửa dạ dày, dùng than hoạt để hấp thụ
Cr. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
1.1.5. Nguồn gốc và nhu cầu hằng ngày của cơ thể về nguyên tố Chrom
[3], [4], [12], [13], [19], [20], [22], [23], [26]
> Nguồn gốc [13], [19], [20], [22]
Cr là nguyên tố được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như: công
nghiệp mạ, chống ăn mòn kim loại, công nghiệp thuộc da, công nghiệp sản
xuất sơn, sản xuất dung dịch rửa kính, làm chất bảo quản gỗ .[19]
Trong tự nhiên Cr tồn tại trong không khí, nước, đất, thức ăn Trong
không khí, Cr có hàm lượng trong khoảng: 0,01-0,03Ịig/m^ [19]. Trong đất,
tuỳ theo từng loại đất ở từng vùng khác nhau mà hàm lượng Cr khác nhau.
Xong trung bình chứa từ l-2000mg/kg (trung bình khoảng 37mg/kg) [19].
Trong nước sinh hoạt chứa 0.4-8ịigAít, vói nước biển hàm lượng lớn hơn gấp
6 lần nước sinh hoạt, với nước sông: <l-30|XgAít [19]. Trong thức ăn, Cr có
trong đậu xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc có hàm lượng cám cao, bia, rượu, gan,
lòng đỏ trứng gà, quả bồ đào, mỡ động vật và nhiều lương thực thực phẩm
khác chưa được tinh chế. Lượng Cr có trong thức ăn được thống kê dưới bảng
sau [4], [13]:
Bảng 1.1.: Thức ăn chứa Cr
Loại thực phẩm
Hàm lượng Cr
r/ioo,)

Loại thực phẩm
Hàm lượng Cr
r/ioog)
Ngũ cốc chưa chế biến
203 Men bia
117
Lúa mạch đen
44 Thịt bò
57
Lúa mạch 83
Dịch quả nho 47
Ngũ cốc 91
Bánh mì thô
42
Lúa mì
63 Mật ong 29
Thịt
80 Khoai tây
27

63
Mầm lúa mì
23
Đậu nành
15 Đùi gà
18
Bia
23 Chuối
10
> Nhu cầu hàng ngày [3], [4], [12], [13], [20], [22]

Cr cần thiết cho cơ thể là dạng Cr(III). Thông thường Cr được bổ sung
từ thức ăn hàng ngày, song có một số trường hợp thức ăn cung cấp không đủ
Cr cho nhu cầu của cơ thể thì lúc đó phải tiến hành bổ sung từ thuốc.
Chỉ số liều ước tính an toàn và cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày
(ESADDI - Estimated safe and adequate daily dietary intake) của nguyên tố
Cr cho người trưởng thành là: 50 - 200|Lig [3], [4], [20], [22].
Liều giành cho các lứa tuổi khác được thống kê dưói bảng (1.2) [22]
Bảngl.2 : Nhu cầu hàng ngày về Cr của các lứa tuổi
Lứa tuổi (năm)
ESADDI
(^ig)
Lứa tuổi (năm)
ESADDI
(^ig)
0-0,5
10-40 4- 6
30 -120
0,5-1
20-60
7-18
50-200
1 -3
20-80
Khi nhu cầu Cr tăng lên thì việc bổ sung Cr theo nhu cầu. Ví dụ trong
một số trường hợp để phòng và điều tri phối hợp [3], [4], [20].
• Dùng Cr với mục đích giảm cân: 200 - 400 ^Vngày •
• Dùng Cr trong phối hợp điều trị tiểu đường: 600 -1000 *^Vngày •
1.2. Tổng quan về các phương pháp định lượng Chrom
1.2.1. Các phương pháp phân tích Chrom [5], [13], [21], [25]
Cr có nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp chuẩn

độ thể tích, phương pháp đo quang, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên
tử, phương pháp cực phổ, phương pháp quang phổ hấp thụ phát xạ .[21], [25]
Dưới đây chúng tôi chỉ trình bày nguyên tắc của một số phương pháp phổ
biến.
> Phương pháp chuẩn độ thể tích [13], [15].
Nguyên tắc: Oxy hoá thành bằng chất oxy hoá mạnh như
Bitmutat, Persulfat, Acid Percloric. Sau đó chuẩn độ dung dịch bằng dung
dịch với chỉ thị Diphenylamin và dung dịch bảo vệ H3PO4, H2SO4.
Phương trình phản ứng:
CrjO/- + 6Fe^* + 14H* = 2Cr’* + 6Fe’* + 7H2O
> Phương pháp đo quang [13]
Nguyên tắc: Chỉ Cr"^ mới dưcmg tính vói phưoĩng pháp này. Do vậy để
xác định chính xác tổng số Cr trong mẫu thử thì phải phân huỷ mẫu với hỗn
hợp acid Nitric và acid Sulfuric, sau đó oxy hoá bằng Kalipermanganat
(KMn04) rồi cho phản ứng vói Diphenylcarbazide trong môi trường acid tạo
phức chất có màu tím đỏ. Đo độ hấp phụ chất tạo thành ở bước sóng 540 nm.
1.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [2], [6], [10], [13], [14],
[15], [17], [21], [25], [27]
> Cơ sơ lý thuyết và nguyên tắc của phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử [2], [6], [10], [13], [14], [15]
Trong điều kiện bình thường, nguyên tử không thu và không phát ra
năng lượng dưới dạng bức xạ. ở trạng thái này, nguyên tử bền vững và nghèo
năng lượng- được gọi là trạng thái cơ bản của nguyên tử. Nhưng khi nguyên tử
đang tồn tại ở dạng cơ bản nếu kích thích bằng một chùm tia bức xạ đơn sắc
có năng lượng phù hợp, có bước sóng trùng hợp vói các vạch phổ đặc trưng
của nguyên tố đó thì nguyên tử của nguyên tố đó sẽ hấp thụ năng lượng của
bức xạ đó và chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái
cơ bản, sinh ra một loại phổ của nguyên tử. Quá trình này gọi là quá trình hấp
thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ hấp thụ
nguyên tử của nguyên tố đó.

Sự giảm cường độ ánh sáng do nguyên tử hấp thụ tuân theo định luật
Lambert- Beer - Buger:
D = Log (4-) = 2,303. Kv. L. No
(1 .1 )
Trong đó:
Iq : Cường độ chùm tia sáng tới.
I : Cường độ chùm tia sáng sau khi đi qua môi trường hấp thụ.
D : Cường độ hấp thụ của một vạch phổ.
K^: Hằng số, gọi là hệ số hấp thụ của mỗi vạch phổ.
L : Bề dày của môi trường hấp thụ chứa nguyên tố cần phân tích ở
trạng thái hcd.
Nq : Số nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích ở trạng thái hơi.
Nq và nồng độ c của nguyên tố phân tích trong mẫu có mối quan hệ rất phức
tạp, một cách tổng quát quan hệ giữa No và c được xác định theo công thức;
No = K ,ơ
1
(1.2)
Trong đó :
Ki: là hằng số thực nghiệm được xác định bởi các điều kiện hoá hơi và
nguyên tử hoá mẫu phân tích. Trong những điều kiện nhất định, Ki là một
hằng số.
b: là hằng số bản chất, được quyết định bởi một loại nguyên tử và nồng
độ của nó trong mẫu. Trong mọi điều kiện ta đều có 0< b <1.
Kết hợp biểu thức (1.1) và (1.2) ta có :
(1.3)
Trong một điều kiện thực nghiệm k là hằng số, từ đó ta có (1.3) sẽ
thành:
Phương trình (1.4) là phương trình cơ sở của phép định lượng các
nguyên tố theo AAS. Đường biểu diễn phương trình (1.4) được biểu diễn trong
hình sau: _

Độ hấp thụ
Q c„ Nồng độ
Hình 1.1: Đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ
Trong hình biểu diễn trên :
- Vói Q < Q : quan hệ giữa D và c là tuyến tính (b = 1) - tương ứng
đoạn AB.
- Với Q > Q : quan hệ giữa D và c là không tuyến tính (b < 1) -
tương ứng ngoài đoạn AB.
Trong phân tích người ta thường chỉ sử dụng đoạn AB, vì trong đoạn
này đường chuẩn là đoạn thẳng, có tính tuyến tính vì vậy ta có thể áp dụng
phép ngoại suy được. Nếu Q > Q thì ta cần phải tiến hành pha loãng mẫu để
nồng độ mẫu phân tích trở về khoảng tuyến tính.
> Các quá trình xảy ra trong khi phân tích bằng phương pháp quang
phổ hấp thụ nguyên tử
Hoá
ỊF‘. ỈOỹ
Nguyên tử hoá
Chọn nguồn
m : • _ _ »
Thu Thu và
hoi
mẫu- là quá
phát tia sáng
chùm ghi lại 1
mẫu
trình phân ly
có bước sóng tia sáng
kết ^
phân
các nguyên tử

phù hợp với
đi qua
quả đo
tích,
tạo ra đám hơi nguyên tố
môi
7^
của 1
đưa
1
của nguyên tử
phân tích và trường
cường
mẫu
1
tự do trong mẫu,
nó có khả năng
chiếu vào hấp thụ,
độ 1
về
đám hơi sinh
xác
vạch ị
trạng
1
hấp thụ bức xạ
ra phổ hấp
định
hấp 1
thái

đơn sắc sinh ra thụ nguyên
cưcmg
thụ 1
khí.
%
:
phổ AAS
. -
.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .

tử
. .
.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1
1
1
Hình 1.2: Các bước xảy ra trong khi phân tích bằng phương pháp quang
phổ hấp thụ nguyên tử
1.3. Tổng quan về các dạng thuốc chứa Chrom trên thị trường [11],
[12], [13], [18], [22]
Trên thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay, các biệt dược chứa Cr
rất đa dạng , nó nằm ở nhiều dạng bào chế khác nhau, ở nhiều hàm lượng khác
nhau. Đa số hiện nay vẫn sử dụng Cr ở dạng phối hợp polyvitamin và
polymineral. Đây là dạng thuốc chiếm đa số thị trường nước ta. Nó được sử
dụng như một dạng thuốc để bổ sung vitamin và khoáng chất. Song ở nước
ngoài hiện nay, Cr đã được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh
tiểu đường và bệnh cao huyết áp.

Trong chế phẩm, Cr nằm ở dạng Chrom picolinat, Qirom chlorid, hoặc
Chrom polynicotinat. Hàm lượng Cr trong các viên polyvitamin/polymineral
khoảng từ 6-200 Ịxg/viên. Ngoài ra các thuốc dùng trong phối hợp điều trị tiểu
đường và cao huyết áp có hàm lượng Cr cao hơn khoảng 200- 400- 600
|0,g/viên. Dạng bào chế: chủ yếu ở dạng viên nang mềm, viên nén, viên sủi bọt
(Phụ lục 4).
PHẦN 2: KẾT QUẢ THựC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cữu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.3 Đối tượng nghiên cứu
Tên đối
tượng
Nhà sản
xuất
Dạng
bào chế
Thành phần
( Trong mỗi viên)
Prucell
Welfide
Korea Co.,
Ltd
Viên
nang
mềm
Selenium (dạng men khô) .92,6 mg
(tương ứng 50 ụg Selenium)
Chromium ( dang men khô)

100 mg

(tương ứng 50 |xg Chromium)
Acid ascorbic

50 mg
Silvicom
Hanyoung
pharmaceut
ical CO
LTD
Viên
nang
mềm
Selenium (dạng men khô) .92,6 mg
(tương ứng 50 |j,g Selenium)
Chromium ( dang men khô) 100 mg
(tương ứng 50 |ig Chromium)
Acid ascorbic

50 mg
Centovit-
Liver
OPV-Việt
Nam
Viên
nén bao
film
Polyvitamin (vitamin A, c, D3, E, K, Bl, B2,
PP,B6, B12 )
Polymineral (Se, I, Cu, Mn, K, Ni, Si, Bo,
Cr )

Cr Ở dạng Chromium picolinate
Trong đó có 150 ịig Chromium
2.1.2. Thiết b ị, hoá chất và dụng cụ
> Thiết bị
• Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử của hãng Hitachi-Z5000.
• Cân phân tích.
• Nồi đun cách thuỷ.
• Lò nung.
• Bình hút ẩm.
> Hoáchất
• Dung dịch Cr chuẩn gốc 1000 ppm của hãng Merck.
• Dung dịch acid Hydrocloric tinh khiết 37% của hãng Merck.
• Dung dịch acid Hydrocloric chuẩn 0,1N của Viện kiểm nghiệm.
• Tween 80.
• Cồn tuyệt đối.
• Ether ethylic.
• Nước cất 2 lần.
> Dụng cụ
• Bình định mức 10, 20, 25, 50, 100 ml.
• Pipet định mức 1, 5, 10, 20 ml.
• Cốc có mỏ 100, 250 ml.
• Lọ nhựa polyethylen có nắp đậy 100, 200 ml.
• Phễu lọc, giấy lọc loại (|) = 9 |Lim.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
<♦ Phương pháp xử lý mẫu
• Với viên nang mềm Prucell và Silvicom
Sử dụng phương pháp vô cơ hóa ướt bằng acid Hydrocloric, trong điều
kiện nhiệt độ cách thuỷ, thời gian 1 giờ.
• Với viên nén Centovit-liver ^ ôr
iX

X
4.'
•' í
> ■
sử dụng phương pháp vô cơ hoá khô: nung ở 550® - 600°c trong vòng
6-7 giờ, sau đó dùng acid Hydrocloric hoà tan thành dung dịch.
• Phương pháp định lượng
• ơiúng tôi sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
(FAAS - Flame Atomic Absorption Spectrophotometry).
• Định lượng Cr theo phương pháp đường chuẩn .
• Phưotig pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được qua thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp
thống kê [1], [5], [7], [8].
• Giá trị trung bình mẫu
(2.1)
• Phương sai mẫu:
= - 3 I
n-ì M I
Khoảng tin cậy
Trong đó |LX: là giá trị thực.
X : là giá trị trung bình của mẫu
s : là độ lệch chuẩn,
n: số lượng mẫu.
(2.2)
(2.3)
• Độ lệch chuẩn
n
Ẻ (»■-*)'
S=J
/=1

n - \
(2.4)
Độ lệch chuẩn trung bình:
RSD(%) ==.100
X
(2.5)
• Công thức tính khối lượng trung bình dầu thuốc trong một viên nang
mềm:
= ỈỂiZ}L I (2.6)
n
1
Trong đó: M^: tổng khối lượng của n viên thuốc nang mềm (g).
My: tổng khối lượng vỏ của n viên thuốc nang mềm (g).
n: số lượng viên thuốc.
• Khối lượng trung bình của lượng bột chứa trong một viên nén:
M
(2.7)
n
Trong đó: Mt: tổng khối lượng của n viên thuốc nén (g).
n: số lượng viên thuốc.
2.2. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.2.1. Khảo sát điều kiện xử ỉý mẫu
Qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế chúng tôi chọn phương
pháp vô cơ hoá ướt cho chế phẩm thuốc viên nang mềm và phưoìig pháp vô cơ
hoá khô cho chế phẩm thuốc viên nén.
• Xử lý mẫu thuốc viên nang mềm
+10 ml HCl 6N
+ 15 ml H2O
+lml Tween 80
(1/10)

££2
Cân khối lượng
mẫu
Đun cách thuỷ
trong 1 giờ,
thỉnh thoảng có
khuấỵ trộn
ứ ~ ~ ~
a
Dịch đã vô cơ
hoá
Cân một lượng mẫu nhất định, cho vào bình có nút mài dung tích
250ml, thêm lOml dung dịch HCl 6N, thêm Iml dung dịch Tween 80 (pha
loãng trong cồn theo tỷ lệ 1/10), thêm 15ml nước cất 2 lần, lắc đều. Đun cách
thuỷ hỗn hợp» trong khoảng 1 giờ, thỉnh thoảng có khuấy trộn thu được dịch vô
cơ hoá.
Chú ý trong quá trình xử lý dầu nang mềm phải cho Tween 80 đã pha
loãng trong cồn tuyệt đối. Khi đun cách thuỷ có thể bổ sung nước cất nếu dịch
đun cạn, phải thường xuyên khuấy trộn.

×