Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 86 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển việc mở cửa hội nhập là một điều tất yếu là xu
thế chung với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang trên con đường
phát triển tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vì vậy vấn đề hội nhập đã được Nhà
Nước hết sức quan tâm coi trọng. Việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao đã có
từ khi quốc gia mới giành độc lập và vẫn còn tiếp tục trong tương lai. Câu
nói: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” đã từ lâu
được bè bạn khắp năm châu biết đến.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả các nước trên
thế giới, nó bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức
ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới.
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới không những đem lại cơ hội hợp tác cùng
phát triển mà còn nảy sinh quá trình đấu tranh phức tạp đặc biệt là quá trình
đấu tranh giữa các nước đang phát triển nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đối
với nước ta quá trình hội nhập kinh tế được nâng lên một bước mới, thể hiện
là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử : Việc Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11-1-2007
đã đem lại cho chúng ta nhiều thời cơ và thách thức mới.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay có nhiều thời cơ lớn đan xen nhiều thử
thách, khả năng duy trì hòa bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép
chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Để đạt
mục tiêu lớn : “ Đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020” . Muốn đạt được mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải
huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó vốn ĐTNN đóng
vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong chính sách nguồn vốn của quốc
gia.
Hoa Kỳ đã từ lâu là một nước lớn có tiềm năng kinh tế, có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động thương mại toàn thế giới. Thiết lập quan hệ thương mại với
Hoa Kỳ luôn là mục tiêu hàng đầu về chính sách ngoại giao của mỗi quốc
gia . Lợi ích khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ không chỉ thể hiện việc giao
lưu buôn bán giữa hai nước mà còn thể hiện việc thu hút vốn đầu tư của Hoa


Kỳ. Đã từ lâu Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chính
vì vậy nguồn vốn đầu tư từ Hoa Kỳ luôn là một nguồn lực quan trọng cần
tranh thủ. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua đang còn nhỏ
chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Vì vậy em chọn đề tài : “Đầu
tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam . Thực trạng và giải pháp ” . Trong
quá trình thực hiện đề tài này còn nhiều sai sót . Em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này.
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM
I.KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM–HOA KỲ
1.Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ :
1.1. Xuất, nhập khẩu:
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu từ tháng 2-1994 khi tổng
thống Bill Clinton tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19
năm đối với Việt Nam. Năm sau đó 2 nước đã mở Văn phòng đại diện ở Hà
Nội và Woashington. Từ khi Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao đến
nay buôn bán giữa 2 nước đã có những bước nhảy vọt đặc biệt là xuất khẩu
hàng hóa từ Việt Nam xang Hoa Kỳ . Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị xuất
nhập khẩu Việt Nam Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005 :
Bảng 1 : Tổng kim ngạch xuất , nhập khầu Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm
1995 đến 2005
Đơn vị tính : Triệu USD
Năm
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Kim ngạch
2 chiều
Tốc độ tăng

định gốc(%)
Tốc độ tăng
liên hoàn(%)
1995 170 130 300 100 0
1996 204 246 450 150 150.00
1997 287 252 539 179.67 119.78
1998 469 325 794 264.67 147.31
1999 504 323 827 275.67 104.16
2000 733 363 1096 365.33 132.53
2001 1065 411 1476 492.00 134.67
2002 2453 458 2911 970.33 197.22
2003 3939 1144 5083 1694.33 174.61
2004 4992 1131 6123 2041.00 120.46
2005 5930 864 6794 2264.67 110.96
Nguồn số liệu : www.mot.mov.vn
Nếu năm 1995 sau khi hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao, kim
ngạch buôn bán chỉ vẻn vẹn 300 triệu USD thì đến năm 2000 khi hiệp định
thương mại Việt Nam Hoa Kỳ được kí kết kim ngạch buôn bán đã tăng lên
1096 triệu USD . Năm 2001 khi hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ có
hiệu lực thì tổng kim ngạch 2 chiều là 1476 triệu USD tăng 492% so với năm
1995. Và đến năm 2003 tổng kim ngạch 2 chiều đạt gần 5 tỷ USD tăng
1694% so với năm 1995 , Việt Nam trở thành bạn hàng lớn thứ 40 của Hoa
Kỳ ( tính riêng xuất khẩu Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào Hoa
Kỳ). Tính hết năm 2005 kim ngạch buôn bán 2 chiều 2 nước đạt 6.7 tỷ USD
tăng 2264.67% so với năm 1995. Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của
Việt Nam sau EU và Nhật Bản.
Nếu tính riêng xuất khẩu Việt Nam xang Hoa Kỳ thì năm 1995 mới chỉ
đạt 170 triệu USD thì đến năm 2003 đạt gần 4 tỷ USD tăng 60.6% so với năm
2002 và chiếm tỷ trọng 19.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đổng thời đưa Hoa Kỳ trở thành bạn hàng số 1 là thị trường xuất khẩu lớn

nhất của Việt Nam. Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu theo châu lục từ
năm 2001 đến 2005 :
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu theo châu lục/ khu vực
(từ năm 2001 đến 2005)
Đơn vị tính : 1000 USD
Khu vực Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Châu Á 8.589.919 8.644.549 9.708.334 12.557.870 94.451.249
Tỷ trọng (%) 58,3 52,1 48,4 48,3 50,8
Đông Nam Á
2.555.485 2.437.326 2.958.139 3.867.417 32.837.140
Tỷ trọng (%) 17,4 14,7 14,7 14,9 17,7
Châu Âu 3.545.415 3.682.790 4.376.942 5.492.271 36.243.155
Tỷ trọng (%) 24,1 22,2 21,8 21,1 19,5
EU 3.151.721 3.311.004 3.999.540 4.971.219 33.213.854
Tỷ trọng (%) 21,4 19,9 19,9 19,1 17,9
Châu Mỹ 1.346.997 2.785.646 4.326.586 5.663.261 38.023.609
Tỷ trọng (%) 9,1 16,8 21,6 21,8 20,5
Châu Phi 178.895 135.069 211.906 417.049 701.693
Tỷ trọng (%) 1,2 0,8 1,1 1,6 0,4
Hoa kỳ
1.065.335 2.452.782 3.938.617 4.992.326
5.930.606
Tỷ trọng (%)
7,1 14,7 19,5 18,8
18,4
Châu Đại Dương 1.061.608 1.351.264 1.447.059 1.850.031 16.415.288
Tỷ trọng (%) 7,2 8,1 7,2 7,1 8,8
Nguồn : Bộ thương mại
Qua 10 năm hoạt động thị trường Hoa Kỳ cho thấy càng ngày giữ vai trò
quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam . Năm 1995 tỷ trọng

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa xang Hoa Kỳ chỉ chiếm 3.1 % trong tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước và dưới 5% cho đến năm 2000 thì qua năm 2001
đạt 7.1 % và lần lượt tăng qua các năm 2002,2003 với 14.7 % , 19.5 % , hạ
xuống ở các năm 2004,2005 là 18.8 % và 18.4 %.Điều này chứng tỏ quan hệ
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến lớn trong những năm
2000 – 2005. Thể hiện bằng những hiệp định mà chúng ta đã kí kết với Hoa
Kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ là dệt may, thủy sản, dày
dép các loại, dầu thô, cà phê, sản phẩm gỗ, hạt điều. Năm 200 dệt may đạt 2.6
tỷ USD, 631.481 triệu USD , dày dép đạt 611 triệu USD , cà phê đạt 97.5
nghìn tấn, hạt điều đạt 156 nghìn tấn, dầu thô 471.7 nghìn tấn. Nhìn chung
các mặt hàng đều tăng trưởng khá riêng mặt hàng thủy sản vẫn còn tăng
truởng chậm do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra cá ba sa.
Ngoài những mặt hàng truyền thống tại thị trường này, bên cạnh đó vẫn
còn những tiềm lực xuất khẩu các mặt hàng khác, vì vậy doanh nghiệp Việt
Nam cần quảng bá hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Đối với mặt
hàng hiện đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần phải xây dựng thương
hiệu (branding) để đưa vào kênh phân phối độc lập và thực hiện giá trị gia
tăng để tạo giá trị xuất khẩu cao; cần phát huy hàng thủ công mỹ nghệ, gốm
sứ, đồ nhựa, trái cây…
Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam
chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Năm
1995 tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 1.6 % trong tổng kim ngạch nhập
khẩu cả nước và giữ 2 % - 3 % trong các năm tiếp theo. Đến năm 2003 con số
này đạt 4.5 % nhưng đến năm 2004 , 2005 chỉ còn 3.5 % và 2.3%. Các mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dệt may, da, linh
kiện điện tử, vi tính, chất dẻo, ôtô
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu theo châu lục/ khu vực ( từ 2001 - 2005)
Đơn vị tính : 1000 USD
Khu vực Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Châu Á 12.835.038 15.714.850 19.470.751 25.114.092 180.302.481
Tỷ trọng (%) 79,8 80,1 77,5 78,9 36,8
Đông Nam Á
4.172.408 4.769.275 5.949.433 7.766.445 55.967.409
Tỷ trọng (%) 25,9 24,3 23,7 24,4 11,4
Châu Âu 2.201.367 2.818.169 3.670.260 4.376.252 296.098.285
Tỷ trọng (%) 13,7 14,4 14,6 13,7 60,5
EU 1.567.055 1.884.938 2.548.989 2.678.211 281.371.312
Tỷ trọng (%) 9,7 9,6 10,1 8,4 57,5
Châu Mỹ 600.883 672.627 1.479.206 1.574.354 8.684.491
Tỷ trọng (%) 3,7 3,4 5,9 4,9 1,8
Châu Phi 43.636 60.439 137.396 195.920 546.830
Tỷ trọng (%) 0,3 0,3 0,5 0,6 0,1
Hoa kỳ
410.81 458.326 1.143.267 1.131.444
864.422
Tỷ trọng (%) 2.5 2.3 4.5 3,5 2,3
Châu Đại Dương 408.484 347.066 368.685 568.253 4.133.608
Tỷ trọng (%) 2,5 1,8 1,5 1,8 0,8
Nguồn : Bộ thương mại
Cụ thể nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ năm 2005 đạt 864 triệu USD
giảm so với năm 2004. Trong đó có linh kiện điện tử gồm 59.638 nghìn USD,
tân dược 12 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu 59.911 tấn Châu Á vẫn đứng
đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam các năm từ 2000 đến
2004 qua năm 2005 tỷ lệ nhập khẩu của Châu Âu chiếm tỷ trọng lớn hơn mà
chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU ( chiếm 57.5 % tổng giá trị nhập
khẩu của cả nước ).
1.2.Các hiệp định thương mại:
Mối quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có những bước tiến được
đánh dấu bằng những hiệp định thương mại đã được kí kết giữa hai bên :

• Hiệp định thiết lập về quyền tác giả ( ngày 27/6/1997)
• Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ( BTA )( ký
ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001 )
• Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ ( có hiệu lực từ ngày
26/3/2001)
• Hiệp định dệt may ( có hiệu lực từ 1/5/2003 )
• Hiệp định hàng không ( Có hiệu lực từ 14/1/2004 )
• Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005 )
• Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp ( ký tháng 6/2005)
• Thỏa thuận song phuơng Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, kết thúc 11
năm đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam ( Ngày 31/5/2006 )
Đáng ghi nhớ là các mốc lịch sử ký kết hiệp định thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ ( 13/7/2000 ). Đánh đấu 1 bước đi quan trọng
trong thương mại của 2 nước. Sau khi hiệp định được kí kết và có hiệu lực
10/12/2001 tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước. Tổng kim
ngạch đạt gần 1.5 tỷ USD tăng 134.5 % so với năm 2000. Khi hiệp định có
hiệu lực thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giảm
40-45% xuống mức trung bình còn khoảng 4 – 5 %. Thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa từ Việt Nam xang Hoa Kỳ liên tục tăng trong các năm 2002, 2003, 2004,
2005.
Hiệp định thương mại hang không đuợc kí kết 4/12/2003 sau năm vòng
đàm phán kéo dài từ năm 1998. Đây là sự kiện đánh dấu nỗ lực hai nước về
dịch vụ hàng không tạo hành lang pháp lý cung cấp dịch vụ không trực tiếp
giữa hai nước. Trong bối cảnh kinh tế hai bên đang tiến triển, đặc biệt là hoạt
đông XNK đang tăng ổn định, dịch vụ hàng không trực tiếp sẽ thúc đẩy sự
phát triển thị trường của hai nước. Bên cạnh đó việc ký kết này cũng đánh đấu
một bước tiến mới tiến tới bình thường quan hệ kinh tế và phát triển quan hệ
kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ như đầu tư thương mại, dịch vụ, vận chuyển công
cộng, du lịch.
Điểm đáng lưu ý nhất trong lịch sử quan hệ thương mại hai nước là thời

điểm đàm phán song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO kết
thúc với lễ ký kết thỏa thuận chính thức Việt Nam - Hoa Kỳ. Với thỏa thuận
song phương này con đường gia nhập WTO của Việt Nam đã rộng mở. Hoa
Kỳ cũng là đối tác cuối cùng kết thúc đàm phán trong số 28 thành viên WTO
có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Việc kết thúc đàm phán
song phương với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu việc Việt Nam
hoàn tất quá trình đàm phán song phương và góp phần hiện thực hóa mục tiêu
gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2006. Và thể hiện việc tuyên bố
chính thức gia nhập WTO của Việt Nam vào ngày 11/1/2007. Đạt đến thoả
thuận này là sự kiện lịch sử đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai
nước, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, tạo tiền đề quan trọng cho sự hợp
tác bình đẳng, cùng có lợi về nhiều mặt giữa hai nước, cho thành công của
Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội cũng như chuyến thăm của
Tổng thống George Bush tới Việt Nam.
1.3 Doanh nhân Hoa Kỳ làm ăn tại Việt Nam:
Đánh đấu việc các công ty Hoa Kỳ sang Việt Nam làm ăn là việc một
nhóm doanh nhân Hoa Kỳ lập phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi là
Amcham Viet Nam. Đến nay Amcham Viet Nam đã có hai cơ sở tại Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh. ). Đây là một tổ chức đóng vai trò then chốt trong hoạt
động thương mại của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam. AmCham Vietnam
là một tổ chức phi lợi nhuận và hiện có 800 thành viên. Nhiệm vụ đầu tiên
của AmCham Vietnam là xúc tiến làm ăn tại Việt Nam, trợ giúp các công ty
Mỹ và hỗ trợ trong việc triển khai bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam thông qua việc đa ra tiếng nói chung của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ
đối với các nhà hoạch định chính sách chủ chốt trong các cơ quan thuộc chính
phủ Hoa Kỳ. AmCham Vietnam và các thành viên của mình hết sức tin tưởng
vào thương mại tự do và công bằng cũng như một thị trường mở cửa đối với
cả người Việt Nam làm việc tại Mỹ lẫn người nước ngoài làm ăn tại Việt
Nam. Đây là tổ chức có tiếng nói quan trọng giúp hoạt động thương mại Việt
Nam Hoa Kỳ thuận lợi trong những năm qua.

Vừa qua, AmCham Vietnam công bố kết quả thăm dò ý kiến cho thấy,
các nhà kinh doanh Hoa Kỳ lạc quan về mức lợi nhuận kinh doanh thu được
tại Việt Nam; 63% thành viên AmCham Vietnam tin tưởng mức lợi nhuận
trong năm 2004 sẽ tăng và 82% thành viên dự kiến lợi nhuận tăng cao hơn
vào năm 2005; 77% số thành viên tin tưởng kinh tế Việt Nam năm nay vận
hành tốt hơn năm ngoái; 67% các nhà kinh doanh Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng
dự kiến thuê thêm công nhân trong năm 2004, tăng hơn so với mức 59% của
năm 2003; 90% thành viên cho biết họ cảm thấy vô cùng an toàn cho bản thân
và gia đình khi ở Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO không thể
không nói đến sự ủng hộ của các công ty Hoa Kỳ . Theo thông tin từ Hội
đồng Thương mại Mỹ - Việt (USVTC), phái đoàn gồm hơn 40 giám đốc điều
hành của 21 tập đoàn hàng đầu của Mỹ, do ông Matthew P. Daley, chủ tịch
Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN (USABC) và bà Virginia Foote, chủ
tịch USVTC kiêm phó chủ tịch USABC, dẫn đầu sẽ đi thăm Tp.HCM và Hà
Nội từ ngày 8 đến 11/3 để nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.
Đồng thời tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai. Trong thành phần của
đoàn có đại diện của các tập đoàn như Boeing, ACE Group, AIG, Alticor,
Anheuser-Busch, Cargill, Citigroup, Diageo, FedEx, Ford, GE,
GlaxoSmithKline, JHPIEGO, J. Ray McDermott, J.P. Morgan Chase, Oracle
Corporation, Phillip Morris, Time Warner, Unisys, UPS và United
Technologies.
1.4 Những thách thức đối với doanh nhân Việt Nam làm ăn tại Hoa Kỳ :
Thị truờng Hoa Kỳ luôn mang lại những cơ hội kinh doanh làm giàu
cho bất kỳ một doanh nghiệp nào có nhu cầu xuất khẩu. Với quy mô nhập
khẩu 1300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các hàng hóa chủng loại khác nhau là
một thị trường có sức mua cao. Nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức rủi ro
khi tham gia vào thị trường này. Bởi vì nó là thị trường có tính cạnh tranh gay
gắt và nhạy cảm cao, bảo vệ người tiêu dùng với một hệ thống pháp luật phức
tạp. Vì vậy để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, hơn bất kỳ một thị trường

nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu đối tác luật lệ cũng như
tập quán kinh doanh của thị trường này. Những khó khăn thách thức đối với
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thể hiện những điểm sau:
• Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang vấp phải hàng rào bảo hộ : dệt
may bị hạn chế bởi hạn ngạch, thủy sản bị kiện bán phá giá.
• Năng lực cung của doanh nghiệp còn yếu, khả năng tiếp thị mặt hàng
còn hạn chế về tài chính và thương hiệu. Ngoài ra quy mô sản xuất
nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thị trương Hoa Kỳ.
• Việt Nam mới chỉ thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ sau khi hiệp định
BTA có hiệu lực, trong khi đó các nước khác đã có bạn hàng nhập
khẩu và phân phối tại thị trường này từ lâu. Rất khó cho doanh nghiệp
Việt Nam mở rộng được thị trường tiêu thụ.
• Nhiều mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chịu
mức thuế nhập khẩu cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa
chúng ta.
• Cước phí vận chuyển hàng hóa cao và lâu hơn so với các nước khác
nên làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường
này.
• Hệ thống pháp luật và hàng rào thương mại vẫn còn rất phức tạp.
• Mặc dù đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO nhưng
một số biện pháp thuế quan và chính sách bảo hộ vẫn chưa được tháo
rỡ.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam :
2.1 Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt
Nam:
Bảng 4 trích từ báo cáo điều tra đầu tư nước ngoài của cơ quan bảo
đảm đầu tư đa phương chỉ rõ các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc
lựa chọn địa điểm đầu tư là khả năng tiếp cận khách hàng ( 77/100), sự ổn
định chính trị và kinh tế( 64/100), thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh( 54/100) , và độ tin cậy chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

ích( 50/100).
Bảng 4: Hai mươi yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn
địa điểm đầu tư
TT Yếu tố Thang điểm ( 100)
1 Khả năng tiếp cận khách hàng 77
2 Môi trường kinh tế chính trị ổn định 64
3 Thuận lợi cho hoạt động kinh doanh 54
4
Độ tin cậy và chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch
vụ công ích
50
5 Khả năng thuờ cỏc chuyên gia kỹ thuật 39
6 Khả năng thuờ cỏc chuyên gia quản lý 38
7 Mức độ tham nhũng 36
8 Chi phí lao động 33
9 Tội phạm và an ninh 33
10 Khả năng thuê lao động lành nghề 32
11 Hệ thống thuế quốc gia 29
12 Chi phí dịch vụ công ích 28
13 Đường sá 26
14 Khả năng tiếp cận nguyên liệu thô 24
15
Chất lượng và số lượng cơ sở ngành nghề và
đại học
24
16
Mặt bằng sản xuất kinh doanh và các dịch vụ
sẵn có
24
17 Hệ thống thuế địa phương 24

18 Khả năng tiếp cận các nhà cung cấp 23
19 Quan hệ lao động và công đoàn 23
20 Dịch vụ hàng không 23
Nguồn: Báo cáo điều tra đầu tư nước ngoài tháng 1 năm 2002, cơ quan bảo
đảm điều tra đa phương, tr 19
Theo thống kê trên những nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói
riêng có thể kể ra là khả năng tiếp cận khách hàng , môi trường kinh tế chính
trị ổn định, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, độ tin cậy và chất
lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công ích dù là dưới cách này hay cách khác
thì gộp chung chính là những yếu tố môi trường đầu tư của nước sở tại.
Những nhân tố đó có thể kể đến :
• Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế : trong đó bao gồm các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; Các chiến lược thu hút vốn
ĐTNN nói chung và vốn đầu tư của Mỹ nói riêng; cơ cấu kinh tế của Việt
Nam; thể chế kinh tế của nền kinh tế ( thể chế kinh tế thị trường , nền kinh tế
tập trung hay thể chế kinh tế hỗn hợp); quy mô của nền kinh tế có đáp ứng
nhu cầu phát triển hay không thể hiên ở các chỉ số GDP, thu nhập bình
quân không những vậy môi trường kinh tế còn bao gồm cả chỉ số về sự ổn
định của tiền tề trong nước, tốc độ phát triển của nền kinh tế, tốc độ lạm phát
và cả các nguy cơ suy thoái kinh tế đang rình rập. Tất cả tạo nên môi trường
kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lựa chọn của các nhà đầu tư nói
chung và của cả nhà đầu tư Mỹ nói riêng.
• Những yếu tố thuộc môi trường chính trị bao gồm thể chế chính trị của
Việt Nam là xã hội chủ nghĩa rất ổn định, đây là ưu thế để thu hút ĐTNN của
Mỹ; những chính sách phát triển kinh tế ( chính sách tài chính, chính sách tiền
tệ, chính sách thu hút ĐTNN, chính sách điều chỉnh taì khóa của quốc gia );
những yếu tố về chính trị tác động chủ yếu đến đầu tư mà làm nhà đầu tư
quan tâm đó là các rủi ro về chính trị : sự ổn định của hệ thống chính trị; sự
xung đột nội bộ sắp xảy ra ( điều này rất ít xảy ra ở Việt Nam vì Việt Nam là

nước chỉ có duy nhất 1 Đảng lãnh đạo ), sự đe dọa từ bên ngoài, mức độ kiểm
soát hệ thống kinh tế, hiệu quả của quản lý hành chính.
• Những yếu tố thuộc môi trường luật pháp. Những nhân tố này ảnh
hưởng đến mức độ thâm nhập thị trường của nhà đầu tư nói chung, làm cản
trở khả năng tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp. Nguồn luật quan
trọng nhất tác động đến đầu tư là luật ĐTNN, vì vậy để thu hút tốt nhất vốn
ĐTNN nói chung thì Việt Nam không ngừng hoàn thiện bộ luật này tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
• Các thủ tục hành chính mà nhà đầu tư gặp phải khi tiến hành đầu tư
vào Việt Nam. Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm
định dự án đầu tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục
đăng ký tư cách pháp nhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn
thông, đăng ký tài khoản ở ngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước
ngoài, Nói chung mong muốn không những của nhà đầu tư Hoa Kỳ mà còn
của tất cả các nhà đầu tư khác muốn đầu tư vào Việt Nam là thủ tục hành
chính càng đơn giản hóa càng tốt để đưa dự án ĐTNN nhanh chóng đi vào
hoạt động.
• Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của nước sở tại. Yếu tố này liên quan
tới khả nắng đưa sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Giúp cho việc
thực hiện hoạt động sản xuất kinh, lưu thông hàng hóa được thực hiện một
cách nhanh chóng. Nó bao gồm hệ thống giao thông, đường xá, bến cảng, cầu
cống, sân bay, hệ thống điện hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới bưu chính
viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ
ngân hàng tài chính Hiện nay Việt Nam đang dần hoàn chỉnh và nâng cấp
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu càng cao của các nhà đầu tư
đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ nổi tiếng là khó tính. Điều này cũng giải
thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp phát
triển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển.
• Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến ĐTNN như : yếu
tố con người, yếu tố ổn định của đồng nội tệ, yếu tố độ mở cửa của nền kinh

tế, yếu tố môi trường văn hóa, yếu tố thị trường, yếu tố quản lý nhà nước
cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư phức tạp.
2.2 Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt
Nam :
2.2.1 Xu hướng biến động của đầu tư nước ngoài trong khu vực và trên thế
giới :
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang gia tăng mạnh mẽ.
Kinh tế thế giới phục hồi tuy chậm chạp. Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) dự
báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2006 là 4,3%, xấp xỉ năm 2005;
trong đó, các nước công nghiệp phát triển tăng 2,7% (năm 2005 là 2,5%), các
nước đang phát triển tăng 6,1% (năm 2005 là 6,4%). Các đầu tầu kinh tế thế
giới có mức tăng trưởng khá: Hoa Kỳ tăng 3,3% (năm 2005 là 3,5%), EU tăng
1,8%, (năm 2005 là 1,2%), Nhật Bản tăng 2,0% bằng năm 2005. Trung Quốc
được dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 là 8,2% vẫn đứng đầu thế
giới (năm 2005 là 9,0%).
Xu thế liên kết thế giới và khu vực ngày càng gia tăng . Các nước
ASEAN đang hướng tới thành lập cộng đồng kinh tế nhằm hội nhập sâu hơn
nữa về kinh tế của các nước thành viên. ASEAN và các nước khác trên thế
giới đang đần tiến tới mở rộng thị trường mậu dịch tự do ở các cấp độ khác
nhau. Các nước lân cận không chỉ quan tâm vào thị trường thế giới mà dần
hướng tới thị trường đầy tiềm năng ASEAN.
Sự biến động giá cả nhất là sự tăng giá đầu mỏ và một số nguyên liệu thô
trên thị trường thế giới trong 3 năm trở lại đây 2004, 2005, 2006 và dự báo
vẫn tiếp tục tăng trong tương lai làm nâng cao vị thế kinh tế cho những nước
nắm giữ nguồn nguyên liệu quý này điển hình là nước Nga. Điều đó kích
thích nguồn vốn ĐTNN từ các nước vào những nước đang phát triển có một
nguôn tài nguyên thiên nhiên phong phú như Việt Nam . Điều làm tăng sự
quan tâm của các nhà ĐTNN vào các ngành công nghiệp khai khoáng của
nước ta nhất là thăm dò khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản.
Hoạt động FDI trên thế giới sau khi tăng rất nhanh trong năm 1999 và

2000, đạt mức kỷ lục 1388 tỷ USD/năm với các cuộc sát nhập và mua lại
(M&A) của một số TNCs hàng đầu thế giới; đã giảm rõ rệt vào năm 2001, chỉ
còn 817.6 tỷ USD. Hoạt động FDI tiếp tục giảm nhẹ trong hai năm sau đó
năm 2002 là 678.8 tỷ USD và 2003 là 599.6 tỷ USD , nhưng năm 2005 đã
tăng trở lại và đạt khoảng 600 tỷ USD. Xu hướng cho thấy hoạt động FDI thế
giới sẽ tăng trong năm 2006 và tiếp tục tăng trong hai năm tiếp theo. Hoa Kỳ
vẫn là nước đầu tư ra nước ngoài đứng đầu thế giới. Trung Quốc đang nổi lên
không chỉ là nước thu hút vốn FDI nhiều, mà còn là nước cung cấp FDI lớn
thông qua hoạt động M&A.
Bảng 5: Luồng vốn đầu tư nước ngoài vào các khu vực trên thế giới từ
năm 1992 đến 2003
Đơn vị : Tỷ USD
Khu vực\ Nước 1992-1998 Luồng vốn đầu tư trực tiếp
( Trung
bình năm)
1999 2000 2001 2002 2003
A Các nước phát triển 180.8 828.4 1108 571.5 489.9 366.6
I Tây âu 100.8 500 697.4 368.8 380.2 310.2
1 EU 95.8 479.4 671.4 357.4 374 295.2
2 Các nước Tây Âu khác 5 20.7 26 11.4 6.2 15.1
II Nhật Bản 1.2 12.7 8.3 6.2 9.2 6.3
III Mỹ 60.3 283.4 314 159.5 62.9 29.8
B Các nước đang phát triển 118.6 231.9 252.5 219.7 157.6 172
I Châu Phi 5.9 11.6 8.7 19.6 11.8 15
II Mỹ Latinh và Caribe 38.2 107.4 97.5 88.1 51.4 49.7
III Châu Á - Thái Bình Dương 74.5 112.9 146.2 112 94.5 107.3
1 Châu Á 74.1 112.6 146.1 111.9 94.4 107.1
1.1 Tây Á 2.9 1 1.5 6.1 3.6 4.1
1.2 Trung Á 1.6 2.5 1.9 3.5 4.5 6.1
1.3 Nam,Đông và Đông Nam Á 69.6 109.1 142.7 102.2 86.3 96.9

1.4 Nam Á 2.5 3.1 3.1 4 4.5 6.1
2 Thái Bình Dương 0.4 0.3 0.1 0.1 0.1 0.2
IV Đông Và Trung Âu 11.5 26.5 27.5 26.4 31.2 21
C Thế Giới 310.9 1086.8 1388 817.6 678.8 559.6
Nguồn: UNCTAD, báo cáo đầu tư thế giới 2004
Trong những năm 1992 – 1998 thì sự lưu chuyển vốn đầu tư vẫn thông
qua những nước có nền kinh tế phát triển kể ra đó là các nước Mỹ ( 60.3 Tỷ
USD ), EU (60.3 Tỷ USD ) và các nước công nghiệp ở Đông Nam Á ( gần 60
tỷ USD ) trong tổng số vốn đầu tư thế giới là khoảng 310.9 tỷ USD . Bước
qua năm 1998 từ năm 1999 là sự bùng nổ của vốn đầu tư trên thế giới, tổng
vốn đầu tư toàn thế giới năm 1999 gần 1.1 nghìn tỷ USD, đạt đỉnh điểm vào
năm 2000 với tổng mức đầu tư toàn thế giới là gần 1.4 nghìn tỷ USD. Có lẽ
do ảnh hưởng của vụ khủng bố 11- 9 tại Mỹ, và hàng loạt sự kiện khác làm
cho tình hình kinh tế trên thế giới bất ổn, và đem lại trạng thái lo lắng cho các
nhà đầu tư khi quyết định đầu tư ra nước ngoài . Đó cũng là một lý do dẫn đến
tình trạng sụt giảm vốn đầu tư trên toàn thế giới năm 2001 và những năm tiếp
theo. Năm 2001 vốn đầu tư toàn thế giới chỉ còn 817.6 tỷ USD giảm 41.1 %
so với năm 2000. Và tiếp tục trong những năm tiếp theo 2002 là 678.8 tỷ
USD giảm 17 %; năm 2003 là 559.6 tỷ USD giảm 17.5 %. Đến năm 2006 có
đấu hiệu phục hồi với tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới là 600 tỷ USD. Vào
những năm 2002 trở lại đây luồng vốn đầu tư trên thế giới có xu hướng đổ xô
vào các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát
triển cao như Việt Nam. Nhẳm tránh tình trạng đầu tư quá mức vào một nước;
khu vực. San sẻ rủi ro, đồng thời tận dụng được những nguồn tài nguyên quý
hiếm của các nước đó. Tránh tình trạng vốn đầu tư tập trung quá lớn vào một
nước ( ví dụ Trung Quốc ) các tập đoàn lớn đã điều chỉnh chiến lược đầu tư
dài hạn, phân bổ nguồn vốn đầu tư xang các nước lân cận khác trong khu vực
mà Việt Nam đang được nhiều tập đoàn lớn quan tâm. Một trong những
nguyên nhân khác làm gia tăng nguồn vốn ĐTNN ở các nước đang phát triển
là do các TNCs đang tăng cho chi nghiên cứu phát triển tại các nước này.

Chính phủ Nhật Bản đang có chủ trương thay đổi một số quan hệ hợp tác kinh
tế với một số nước lớn và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu
vực( Ấn Độ, Việt Nam ). Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh
nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và quyết định tăng ODA cho Việt
Nam cả viện trợ không hoàn lại lẫn vay tín dụng ưu đãi, các doanh nghiệp
Hàn Quốc nhỏ và vừa rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số lượng khách
Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng.
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) được ký kết (tháng
7/2000), Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam,
song quan hệ đầu tư giữa hai nước còn dưới tiềm năng của các nhà đầu tư
Hoa Kỳ. Sau khi tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam, các nhà đầu
tư Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến Việt Nam sau chuyến viếng thăm của ông
chủ tập đoàn Microsoft Bill Gate là thông điệp cho thấy các nhà đầu tư Mỹ
chú ý tới Việt Nam. Liên minh châu EU rất coi trọng phát triển quan hệ hợp
tác toàn diện với Việt Nam qua việc tăng viện trợ hợp tác phát triển, về
thương mại và đầu tư trực tiếp. Riêng năm 2005, cam kết về hợp tác phát triển
của các nước EU cho Việt Nam trên 800 triệu USD .
2.2.2 Sự cạnh tranh của các quốc gia khác trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài của Hoa Kỳ :
Trong những năm gần đây do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến
động, tác động không nhỏ đến tình hình đầu tư trên toàn thế giới . Xu hướng
đầu tư mới được hình thành chuyển nguồn vốn đầu tư xang các nước đang
phát triển. Trung quốc và Thái Lan là hai nước rất thành công trong việc thu
hút vốn ĐTNN. Về phía Mỹ là một nước đứng đầu thế giới về thu hút và đầu
tư ra nước ngoài. Tính đến cuối năm 2003 thì nước nhận được vốn đầu tư
nhiều nhất từ Mỹ là 73 tỷ USD hơn nước đứng thứ hai singapo chỉ có 58 tỷ
USD. Trung quốc đứng thứ ba ( tính cho cả Hồng Kông 44 Tỷ USD ) là 56 tỷ
USD. Còn lại chủ yếu vốn ĐTNN của Mỹ tập trung vào các nước thuộc khu
vực Đông Nam Á như Malaixia, Thái Lan , Philippin.
Hình 1: Đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 2003

Đơn vị : Tỷ USD
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các nước trến thế giới và trong
khu vực, Việt Nam muốn thu hút được vốn ĐTNN của Mỹ trong những năm
tới cần cải thiện triệt để hơn nữa môi trường đầu tư trong nước. Đẩy mạnh
biện pháp xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá hính ảnh của Việt Nam đến với
những doanh nghiệp trên thế giới.
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM :
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Trong những năm 1996 – 2000 tình vốn ĐTNN vào Việt Nam điễn ra
rất sôi động. Tổng vốn đăng ký đạt con số rất lớn 25374 triệu USD nhưng vốn
thực hiện chỉ đạt 13 tỷ lệ VTH/VĐK chỉ đạt 52.99% nên vốn thực hiện 13446
triệu USD. Điều này chứng tỏ tiềm năng đầu tư của Việt Nam trong thời gian
này rất hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN nhưng môi trường đầu tư chưa hấp
dẫn được nhà đầu tư. Số dự án thời gian này đạt 1678 DA với số vốn bình
quân cao 8.013 triệu USD/ 1DA. Trong giai đoạn này vốn đăng ký vào Việt
Nam dạt dỉnh ở các năm 1995,1996 và giảm dần các năm tiếp theo 1997,1998
; giảm nhẹ các năm 1999, 2000.
Giai đoạn 2001 – 2005 so với giai đoạn 1996 – 2000 có những thay đổi
tích cực : Tổng vốn đăng ký tuy giảm chỉ đạt 19099 triệu USD, chỉ bằng
75.27 % nhưng tổng vốn thực hiện tăng đạt 13843 triệu USD ( tăng 2.95 %)
điều này chứng tỏ tính khả thi của các dự án FDI. Thể hiện được lợi thế cạnh
trạnh của đất nước. Có lẽ điều này cũng dễ hiểu vì tình hình thế giới năm
2000 có sự biến động lớn đánh dấu là sự kiện khủng bố vào ngày 11- 9 –
2000 tại Mỹ gây nên tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư. Vì vậy Việt Nam với
nền chính trị ít biến động là địa điểm thích hợp cho các nhà đầu tư. Bên cạnh
đó số DA cũng tăng khá. Giai đoạn 2001- 2005 đã thu hút được 3769 dự án
đầu tư tăng 2091 DA so với giai đoạn 1996 – 2000 tương đương 124.6 %.
Tuy nhiên VTH bình quân/ 1DA giảm còn 3,673 triệu triệu USD/ 1 DA so với
8,013 triệu USD/ 1 DA.

Bảng 6 : Tình hình thực hiện vốn ĐTTTNN tại Việt Nam
giai đoạn 1996 – 2005
Đơn vị : triệu USD, %
Năm 96-2000 2001-05 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng FDI đăng ký 25374 19099 3226 2739 3112 4222 5800
Tổng FDI thực hiện 13446 13843 2450 2591 2650 2852.4 3300
Tốc độ tăng VTH 0 2.95 0.00 5.76 2.28 7.64 15.69
VTH/VĐK 52.99 72.48 75.95 94.6 85.15 67.56 56.90
Số dự án 1678 3769 550 802 752 743 922
Vốn bỡnh quân/1 DA 8.01 3.67 4.45 3.23 3.52 3.84 3.58
Nguồn : Tổng cục thống kê, Cục ĐTNN
Bảng 6 này cho ta thấy sau 3 năm 2001, 2002, 2003 có sự sụt giảm về
vốn đăng ký, năm 2004, 2005 đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khá.
Đạt đỉnh điểm vào năm 2005 tổng VĐK vào Việt Nam đạt 5.8 tỷ USD đạt gần
5.9 tỷ USD của năm 1997 nhưng còn thấp hơn nhiều so với năm 1996 ( 9,7 tỷ
USD ). Giai đoạn 2001 – 05 tốc độ tăng VTH đều qua các năm đạt đỉnh vào
năm 2005 là 15.69 % với số VTH đạt 3.3 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay.
2. Tình hình thực hiện vốn ĐTNN tại Việt Nam phân theo các HTĐT:
Về số dự án và vốn đăng ký, trong giai đoạn 1996 – 2000 , hình thức
100 % vốn nước ngoài tỏ ra năng động và đạt hiệu quả cao hơn cả. Đứng thứ
2 về số DA là hình thức liên doanh lại có tỷ trọng cao nhất VTH.
Bảng 7: Tình hình thực hiện vốn ĐTTTNN tại Việt Nam phân theo
HTĐT giai đoạn 1996 – 2000 :
Đơn vị : Triệu USD ; %
HTĐT Số DA VĐK VTH % VTH
100% VNN 1176 7798.454 4010.111 29.82
Liên Doanh 349 13693.985 6153.35 45.76
HĐHTKD 123 3881.561 3252.538 24.19
Tổng số 1648 25374 13446 100.00
Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài

Tính chung cho cả thời kỳ 1998 – 2005 đầu tư theo hình thức 100%
vốn nước ngòai đã tăng dần qua các năm chiếm 75.4 % tổng số dự án về tổng
vốn đăng ký chiếm 53.1 %. Hình thức liên doanh chiếm 21.4 % về số DA và
36 % về tổng VĐK. Như vậy ta thấy rằng trong giai đoạn 2001 – 2005 có sự
thay đổi đáng kể về VĐK so với giai đoạn trước. Điều này thể hiện các doanh
nghiệp có vốn 100 % nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế, và là xu thế lớn
hiện nay khi đầu tư ra nước ngoài.
3. Tình hình thực hiện vốn ĐTNN tại Việt Nam phân theo ngành:
Giai đoạn 1988 – 2000 ngành công nghiệp chiếm hơn 61 % về VDK,
gần 67 % tổng VTH trong tổng vốn FDI của cả nước. Năm 2000, ngành công
nghiệp chiếm 91 % tổng VĐK; 78.1% về số DA, ngành Nông Lâm Ngư
nghiệp chỉ chiếm 2.8 % VĐK; 10.465 % về số DA và ngành dịch vụ chiếm
6.2 % VĐK; 11.435 % về số DA. Điều này thể hiện cơ cấu đầu tư của các
nước đang phát triển chỉ tập trung vào ngành công nghiệp để đáp ứng các nhu
cầu trong nước là chủ yếu. Một mặt khác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo
nền móng cho sự phát triển trong tương lai.
Tính chung cho giai đoạn 2001 2005 mặc dù có những chuyển biến tích
cực, song cơ cấu FDI vào Việt Nam vẫn tập trung vào ngành công nghiệp với
tổng VĐK là 11573.9 triệu USD; chiếm 60.6 % tổng VĐK. Số dự án đầu tư
vào ngành công nghiệp là 2544 DA chiếm 67.5 % trong tổng số dự án. Trong
đó FDI tập trung vào các ngành có mức bảo hộ cao những ngành thay thế
nhập khẩu và sử dụng ít lao động như luyện kim, thực phẩm đồ uống , ôtô , xe
máy và hóa chất. Riêng năm 2005, công nghiệp chiếm 58.1 % VĐK và 66 %
về số DA, tương ứng trong ngành nông lam ngư nghiệp 3.4 % và 9.7 % ,
ngành dịch vụ là 38.5 % và 24.3 %.
Bảng 8 : Tình hình thực hiện vốn ĐTTTNN tại Việt Nam phân theo
ngành giai đoạn 2001 – 2005:
Đơn vị : triệu USD, %
Ngành Số DA VĐK VTH % VTH
Công nghiệp 2544 11573.9 8388.79 60.60

Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp 490 1395 1011.10 7.30
Dich vụ 735 6130.1 4443.11 32.10
Tổng 3769.00 19099 13843 100.00
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Khu vực dịch vụ đứng thứ 2 chiếm tỷ trọng 32.1 % tổng VĐK đạt
6130.1 triệu USD. Thu hút được 735 dự án đầu tư vào ngành chiếm 19.5 %
tổng số dự án cả nước. Thấp nhất là khu vực Nông Lâm ngư nghiệp với tổng
VĐK 490 triệu USD, và 13 DA đầu tư. Điều nay cho thấy sự chuyển dịch
trong cơ cấu đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cang ngày theo mức hiện
đại hóa phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tiến tới xu hướng dịch vụ là
ngành thu hút chủ đạo vốn ĐTNN.
4. Tình hình thực hiện vốn ĐTNN tại Việt Nam phân theo địa phương
Đến tháng 3/2005 , 64 tỉnh thành phố trên cả nước đã có dự án ĐTNN.
Trong đó 10 tỉnh thành phố dẫn đầu chiếm 80.31 % về số DA, 86.63% về
VTH, 86.06 % VĐK. Đứng đầu cả nước là TP. Hồ Chí Minh chiếm 31.28 %
về số dự án thu hút được 1634 DA; về VĐK đạt 11.631 tỷ USD chiếm 24.35
% , về VTH đạt 5.86 tỷ USD chiếm 21.7 % so với cả nước. Tiếp theo là Hà
Nội với 562 dự án chiếm 10.83 % tổng số dự án cả nước; về VĐK đạt 8.926
tỷ USD chiếm 18.36 % tổng VĐK, về VTH đạt 3.412 tỷ USD chiếm 12.1 %
so với cả nước. Đồng Nai đứng thứ 3 chiếm 14.47 % về số dự án thu hút được
630 DA, về VĐK đạt 7.946 tỷ USD chiếm 16.3 % tổng vốn đăng ký; về VTH
đạt 3.288 tỷ USD chiếm 14.1 % tổng vốn thực hiện. Đứng thứ 4 là Bình
Dương chiếm 17.87 % số dự án thu hút được 936 DA; về VĐK đạt 4.386 tỷ
USD chiếm 9.77% tổng số vốn đăng ký; về VTH đạt 1.774 tỷ USD chiếm
6.6% tổng số vốn đăng ký.
Bảng 9: Vốn ĐTTTNN vào Việt Nam phân theo địa phương giai đoạn
1988 – 2005 ( chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : triệu USD, %
T
T

Địa phương Số DA Vốn đăng ký Vốn thực hiện
%
VTH
Tổng cả nước 5262 47721 26035 100.00
1 Tp. Hồ Chí Minh 1634 11632 5860 22.51
2 Hà Nội 562 8927 3413 13.11
3 Đồng Nai 630 7946 3288 12.63
4 Bình Dương 936 4386 1774 6.81
5 Bà Rịa Vũng Tàu 113 2172 1403 5.39
6 Dầu Khí 27 1893 4600 17.67
7 Hải Phòng 169 1867 1211 4.65
8 Lâm Đồng 68 890 135 0.52
9 Thanh Hoá 15 697 411 1.58
10 Vĩnh Phúc 72 658 433 1.66
Tổng cả 10 tỉnh thành 4226 41068 22528 86.53
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư,Cục đầu tư nước ngoài
Từ bảng trên ta thấy vùng kinh tế trọng điểm phía nam ( Thành Phố Hồ
chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình
Phước, Long An) chiếm 58.2 % tổng VĐK của cả nước, và 49.6 % VTH cả
nước, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc( Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Băc Ninh ) chiếm 26 % tổng
VĐK và 28.7 % vốn thực hiện.
Cùng với quá trình tiếp nhận vốn ĐTNN cơ cấu địa bàn tiếp nhận đầu
tư cũng có thay đổi rõ rệt trong phạm vi cả nước. Nếu như trước đây phần lớn
vốn đầu tư chỉ được đổ vào 3 vùng kinh tế trọng điểm, tập trung chủ yếu tại
vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, thì nay rải đều hơn, lan tỏa ra hầu khắp
các tỉnh, thành. Thực tế này làm sôi động và cân đối lại bức tranh thu hút
ĐTNN, tác động trực tiếp tới việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tiến
trình công nghiệp hóa các địa phương, cải thiện đời sống người dân thông qua
việc tạo và cung cấp việc làm tại chỗ. Hơn thế, việc ngày càng có nhiều dự án

ĐTNN đi vào sản xuất tại miền Trung, Trung du Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu
Long đang từng bước điều chỉnh, nâng trình độ phát triển của nhiều địa
phương, từ đó rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các tỉnh với hai trung tâm
lớn là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là bước chuyển quan trọng,
phản ánh những kết quả tích cực trong việc thu hút và sử dụng dòng vốn nước
ngoài theo định hướng tổng thể, hài hòa lợi ích quốc gia và địa phương.
5. Tình hình thực hiện vốn ĐTTTNN tại Việt Nam phân theo đối tác đầu
tư:
Vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu thông qua
các nước châu Á , trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo và Đài Loan luôn
là các đối tác lớn. Tỷ lệ từ các nước Châu Âu tăng chậm. VĐK của Mỹ so với
tổng VĐK còn rất thấp chỉ đạt 2 – 3 %. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ
thu hút FDI từ các nước có công nghệ nguồn vào Việt Nam còn rất thấp.
Bảng 10: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo quốc
gia đầu tư giai đoạn 2001 – 2005 :
Đơn vị : Triệu USD, %
TT Các nước 2001 2002 2003 2004 2005
1 Mỹ 96 209 90 73 262
2 Hà Lan 339 403 350 483 93
3 Hàn Quốc 125 154 203 421 592
4 Nhật Bản 367 411 515 350 437
5 Xingapo 235 221 300 328 164
6 Đài Loan 269 208 298 235 367
7 Pháp 137 109 169 152 24
8 Hồng kụng 87 118 76 145 408
9 Thái Lan 54 77 67 76 33
10 Trung Quốc 27 49 31 51 71
11 Nga 169 175 74 46 2
12 Ôxtraylia 14 24 30 41 6
13 Các nước khác 1307 580 939 1820 0

Tổng 3226 2738 3142 4221 5800
Tốc độ tăng VĐK 0 -15.13 14.76 34.34 37.41
VĐK Mỹ/Tổng VĐK 2.98 7.63 2.86 1.73 4.52
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư

×