Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật NGHIÊN cứu xây DỰNG mô HÌNHVÀ THIẾT kế bộ điều KHIỂN TRƯỜNG NHIỆT ĐỘTRONG PHÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 26 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP




TRẦN QUANG ĐẠT




NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
VÀ THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ

TRONG PHÔI

Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã số: 60 52 02 16



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT







Thái Nguyên, 2014
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Công.



Phản biện 1: PGS.TS. Lại Khắc Lãi
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Như Hiển






Luận văn này được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Vào hồi 14 h30, ngày 24 tháng 8 năm 2014.





Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp


1


MỞ ĐẦU

Tự động hoá góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân không còn là một khái niệm mới mẻ nữa mà thực sự đã đem
lại những bước chuyển biến rõ rệt. Sự cạnh tranh về chất lượng cũng
như giá cả của bất cứ sản phẩm nào đều thúc đẩy nhà sản suất coi việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động như là một nhiệm
vụ quyết định sự sống còn của tổ chức. Muốn làm được điều đó có một
cách bền vững nhất là áp dụng điều khiển tự động trong quá trình sản
xuất nhằm đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của sản
phẩm cũng như hạ giá thành của nó.
Theo nguyên lý chung, để điều khiển đối tượng ta phải nhận
dạng đối tượng trước, lựa chọn bộ điều chỉnh và sau đó tiến hành chỉnh
định các thông số của bộ điều chỉnh đó. Với thiết bị gia nhiệt như lò
nung, lò ủ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng
người ta mới chủ yếu xây dựng các hệ thống điều khiển nhiệt độ lò mà
chưa điều chỉnh trực tiếp chất lượng gia nhiệt của vật liệu, nghĩa là
chưa lấy nhiệt độ của vật nung làm chỉ tiêu điều khiển trực tiếp.
Tuỳ theo yêu cầu công nghệ, các chỉ tiêu khi gia nhiệt có thể là:
- Đạt yêu cầu nhiệt độ cho trước
- Đạt độ đồng đều nhiệt yêu cầu theo toàn bộ vật nung.
- Thời gian nung trong phạm vi cho phép.
- Lượng xỉ nung (ôxit kim loại) trong phạm vi cho phép.
Trong luận văn này chúng tôi đã xây dựng một hệ thống điều
khiển lò nung tĩnh để thực hiện được hai chỉ tiêu đầu tiên đó là đạt nhiệt
độ theo yêu cầu và đồng nhiệt đối với phôi kim loại.


2


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ
TRONG LÒ GIA NHIỆT

1.1. Khái quát chung về điều khiển nhiệt độ
1.1.1. Khái quát chung
Gia nhiệt là một vấn đề kỹ thuật được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: trong luyện kim, cán thép, trong công
nghiệp chế tạo vật liệu bán dẫn, ủ thủy tinh quang học Thông
thường ta chỉ đo nhiệt độ của lò mà chưa quan tâm tới giản đồ nung,
chưa biết được nhiệt độ thực của vật nung. Vì vậy, đối tượng chính
liên quan đến chất lượng của sản phẩm là nhiệt độ của vật nung thì ta
chưa điều khiển được.
1.1.2 Các yêu cầu công nghệ
Xét về mặt công nghệ, trong quá trình gia nhiệt, ta cần quan tâm
tới 3 đặc trưng cơ bản, đó là:
* Nhiệt độ bề mặt phôi nung
* Độ đồng đều nhiệt trong quá trình nung
* Thời gian nung
1.1.3. Các dạng bài toán nung
1.1.3.1. Bài toán nung nhanh nhất
Với dạng bài toán này ta phải điều khiển quá trình nung kim
loại đạt yêu cầu nhiệt độ trong thời gian ngắn nhất và sự đồng đều
nhiệt độ trong phôi nung trong phạm vi cho phép.
1.1.3.2. Bài toán nung ít ôxi hoá nhất
Đây là một yêu cầu công nghệ đặt ra rất thực tế, đặc biệt trong

việc nung kim loại.
1.1.3.3. Bài toán nung chính xác nhất
Đây là bài toán ta phải điều khiển sao cho nhiệt độ thực của sản
phẩm sát với yêu cầu nhất.

3

Với nội dung của đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình và
thiết kế bộ điều khiển trường nhiệt độ trong phôi”. Ta phải nghiên
cứu những nội dung sau:
+ Xây dựng mô hình tính toán sao cho từ nhiệt độ lò biết được nhiệt độ
vật.
+ Thiết kế bộ điều khiển PID (PI), hiệu chỉnh các tham số của bộ điều
khiển sao cho thoả mãn yêu cầu đặt ra
+ Tiến hành thí nghiệm, so sánh lý thuyết và kết quả thực nghiệm.
















4

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐỂ XÁC
ĐỊNH TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ TRONG PHÔI

2.1. Đặt vấn đề
Yêu cầu cần thiết đặt ra trong kỹ thuật là phải điều khiển được
nhiệt độ của lò theo yêu cầu nhiệt độ của phôi nung.
2.2. Thành lập phương trình truyền nhiệt
2.3 Điều kiện đầu và điều kiện biên
2.4 Khảo sát sự truyền nhiệt trong quá trình gia nhiệt bằng phương
pháp giải tích
2.5 Giới thiệu phương pháp sai phân giải bài toán truyền nhiệt một chiều
2.5.1. Mô hình bài toán
2.5.2. Lưới sai phân và hàm lưới
a. Lưới sai phân

b. Hàm lưới
2.5.3. Xấp xỉ các đạo hàm
2.6. Mô hình phân bố nhiệt độ
2.6.1. Mô hình tính sự phân bố nhiệt độ trong thỏi.
Sự truyền nhiệt ở đây sẽ gồm có hai bước:
Bước 1: Bài toán truyền nhiệt bên ngoài, từ nhiệt độ lò ta tính
được nhiệt độ bề mặt của vật.
Bước 2: Bài toán truyền nhiệt trong thỏi. nghĩa là sự truyền
nhiệt từ mặt ngoài vào trong thỏi nung.

2.6.2. Hệ số truyền nhiệt tổng cộng bên ngoài α
1

và α
2
.
2.6.3. Cơ sở toán học lập mô hình tính.

Trên cơ sở này, ta có thể lập sơ đồ khối để tính các nhiệt độ T
1
 T
7
của
tấm kim loại theo nhiệt độ lò

5

CHƯƠNG III
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ CHO QUÁ TRÌNH GIA
NHIỆT TRONG PHÔI
3.1 Nhận dạng đối tượng điều khiển
3.1.1. Kết nối Card NIDAQ USB-6008 với máy tính để nhận
dạng đối tượng
Đầu ra nhiệt độ lò qua cảm biến đo là cặp nhiệt, tín hiệu từ đầu
ra cặp nhiệt được khuếch đại điện áp lên đến giá trị 0-10V qua Card
NIDAQ USB-6008 đưa vào đầu Analog input và nhiệt độ đặt là 600
0
C
được xuất qua khối Analog output.
3.1.2 Xác định tham số mô hình từ đặc tính động học của
đối tượng.
Các bước tiến hành nhận dạng:
Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin ban đầu về đối tượng.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp nhận dạng (phân tích đáp ứng
quá độ).
Bước 3: Lấy số liệu thực nghiệm cho từng cặp biến vào/ra, xử
lý thô.
Bước 4: Quyết định về dạng mô hình và giả thiết ban đầu về
cấu trúc mô hình.
Bước 5: Xác định các tham số mô hình theo phương pháp/thuật
toán đã chọn.
3.1.2.1 Nhận dạng tham số mô hình lò điện trở.

6


Hình 3.1 Sơ đồ khối Simulink nhận dạng đối tượng
Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin ban đầu về đối tượng.
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Hình 3.2. Đặc tính các giá trị lấy mẫu của lò khi chưa loại bỏ nhiễu.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nhận dạng (phân tích đáp ứng

quá độ).
Bước 3: Lấy số liệu thực nghiệm cho từng cặp biến vào/ra, xử
lý thô các số liệu nhằm loại bỏ những giá trị đo kém tin cậy.

7

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Hình 3.3. Đặc tính các giá trị lấy mẫu của lò được loại bỏ nhiễu.




8


Hình 3.5. Kết quả quá trình nhận dạng lò nhiệt
.
Hằng số thời gian T xác định bằng cách kẻ tiếp tuyến với

đường tiếp tuyến tại điểm uốn.

r r
v
y ( ) y (0)
K 1
x
53; T=640.5

 
 





Hình 3.6 Sơ đồ nhiệt độ nhận dạng đối tượng

Hàm truyền của đối tượng có mô hình xấp xỉ bậc nhất có trễ:
s 53s
dk
K.e e
W (s)
Ts 1 640.5s 1

 
 
 

(3.1)


9

3.1.2.2. Nhận dạng vật nung
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Hình 3.7 Đặc tính các giá trị lấy mẫu của vật nung
khi chưa loại bỏ nhiễu
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8

9

Hình 3.8 Đặc tính các giá trị lấy mẫu của vật nung
sau khi lọc bỏ nhiễu



Hình 3.10. Kết quả nhận dạng vật nung

10

3.2 Giới thiệu lò điện trở (lò gia nhiệt)
Lò điện trở (lò gia nhiệt) là một thiết bị biến đổi điện năng thành
nhiệt năng thông qua phần tử phát nhiệt là dây đốt. Lò điện trở có
những đặc điểm như sau:
a, Quán tính nhiệt của lò lớn, sự thay đổi nhiệt trong lò xảy ra
chậm. Lò có hệ số dung lượng lớn thì độ trễ càng lớn.
b, Nhiệt độ buồng lò không hoàn toàn đồng đều nên việc xác
định nhiệt độ còn phụ thuộc vào vị trí đặt bộ cảm biến nhiệt độ.
c, Biến thiên nhiệt độ lò có tính chất tự cân bằng.
d, Các dây đốt cần thoả mãn các yêu cầu sau;
+ Chịu được nhiệt độ cao.
+ Độ bền cơ khí lớn.
+ Có điện trở suất lớn vì nếu điện trở suất nhỏ sẽ dẫn
đến dây dài khó bố trí trong lò hoặc tiết diện dây phải nhỏ, không bền.
+ Hệ số nhiệt điện trở nhỏ để ít thay đổi theo nhiệt độ,
đảm bảo công suất lò.
+ Chậm già hoá để tăng tuổi thọ.
3.3. Thiết kế bộ điều khiển nhiệt độ cho lò điện trở
3.3.1. Tổng quan bộ điều khiển PID.

Phương trình thời gian mô tả bộ điều khiển PID:
t
P D
0
1
1 de(t)
u(t) K e(t) e(t)dt T
T dt
 
  
 
 


(3.3)


Hình 3.11: Điều khiển với bộ điều khiển PID

11

3.3.2. Thiết kế bộ điều khiển theo tiêu chuẩn phẳng
Tiêu chuẩn “phẳng” đòi hỏi đặc tính tần


k
w j

có dạng
“phẳng”, nghĩa là hệ có hành vi của một khâu tích phân.

3.3.3. Phương pháp tổng hằng số thời gian (Kuhn).
Cho đối tượng có hàm truyền:
s
dt
B(s)
G(s) k e
A(s)




Trong đó:
B(s)= (1+sT
d1
) (1+sT
d2
)…(1+sT
dm
) và A(s) = (1+T
1
s)
(1+T
2
s)…(1+T
n
s)
n m
i di
i 1 i 1
T T T



 
  
 

3.4. Tính toán các bộ điều khiển PID điều khiển nhiệt độ lò-vật.
3.4.1. Sơ đồ điều khiển nhiệt độ hệ thống lò vật hai mạch
vòng:

Hình 3.13 Sơ đồ điều khiển nhiệt độ hệ thống lò vật hai mạch vòng

3.4.2. Sơ đồ điều khiển vòng trong:
Mục đích của vòng điều khiển trong này là điều khiển nhiệt độ lò
điện trở.
Hàm truyền của BBĐ
Bộ biến đổi sử dụng bộ biến đổi xoay chiều - xoay chiều 1 pha
dùng thyristor. Thực chất đây là khâu quán tính bậc nhất có hàm truyền
là:

bd
BBĐ
K
200 / 10 20
W (s)
s 1 s 1 s 1
  
  
(3.13)


12

Khối phản hồi có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu đo được từ lò điện
trở để phù hợp với giá trị điều khiển, có hàm truyền là:
W
ph
(s) = 10/1000=0.01

Hình 3.14 Sơ đồ điều khiển mạch vòng trong


Để tìm ra bộ điều khiển ta cần xấp xỉ hàm trễ theo khai triển
taylo, và chuyển sơ đồ về phản hồi -1 để tính.
s 53s

K.e e 1
W (s)
Ts 1 640.54s 1 (640.53s 1)(53 1)

 
  
   

bd
BBĐ
K
200 / 10 20
W (s)
s 1 s 1 s 1
  

  

 
dt1 BBĐ BBĐ
20
W (s) W (s) W (s)
(640.54s 1)(53s 1) s 1
  
  





13

Có thể sử dụng các phương pháp để thiết kế bộ điều khiển như sau:

a. Thiết kế theo tiêu chuẩn phẳng:
Thiết kế bộ điều khiển theo tiêu chuẩn phẳng.
 
dt1
20
W (s)
(640.54s 1)(53s 1) s 1

  
(3.14)
Tổng hằng số thời gian bé là: T
b

= 1
Các hằng số thời gian trội của đối tượng là T
1
= 640.54, T
2
= 53.
Vì đối tượng có hai hằng số thời gian trội cho nên ta chọn cấu trúc
của bộ điều khiển là PID. Các tham số được xác định như sau:
T
n
= T
1
= 640.54
T
v
= T
2
= 53
T
i
= 2*k*T
b
= 2*20 = 40
Sử dụng bộ điều khiển PID:









n V
đk
i
T s 1 sT 1 640.54s+1 53s 1
1
W (PID) 17 848s
Ts 40s 40s
  
    


Hình 3.15 Sơ đồ mô phỏng


14

Chạy mô phỏng ta được:

Hình 3.16 Đáp ứng của bộ điều khiển


Hình 3.17 Sai lệch tĩnh của hệ thống



15




Hình 3.18. Tác động của nhiễu
→ Bộ điều khiển thiết kế có tác động điều khiển tốt, độ quá điều chỉnh 2%.

b. Thiết kế theo phương pháp tổng hằng số thời gian (Kuhn).
Đối tượng có hàm truyền:
 
dt1
20
W (s)
(640.54s 1)(53s 1) s 1

  

Hằng số thời gian tổng
T 640.54 53 1 694.54

   
; k
đt
= 20
Chạy mô phỏng :

16





Hình 3.19 Kết quả mô phỏng trước và sau khi có bộ điều khiển.


17



Hình 3.20. Sai lệch tĩnh của hệ thống
Hệ thống khi có nhiễu tác động:


Hình 3.21 Kết quả mô phỏng hệ thống khi có nhiễu tác động

18

3.4.3 Sơ đồ điều khiển vòng ngoài


Hình 3.22: Xác định hằng số khuyếch đại tới hạn
Chạy mô phỏng ta được với hàm bước nhẩy ta được:
Kết quả thu được như sau:

Hình 3.24. Đáp ứng đầu ra của bộ điều khiển PI



19

CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ
TRONG LÒ ĐIỆN TRỞ


Mô hình thí nghiệm sử dụng lò tĩnh được xây dựng tại phòng
thí nghiệm TN-211 - Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái
Nguyên, sử dụng Card điều khiển NIDAQ USB-6008 và Toolbox Data
Acquistion của Matlab.
4.1 Sơ đồ khối hệ thống

Hình 4.1. Sơ đồ khối hệ thống thí nghiệm

20


Hình 4.2. Hình ảnh mô hình thí nghiệm tại PTN-211

Nguyên Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:
Nhiệt độ của lò điện trở được biến thiên từ nhiệt độ môi trường
đến nhiệt độ khoảng 600
0
C. Để đo nhiệt độ ta dùng cặp nhiệt điện có
đặc tính E(t) tương đối tuyến tính

Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển hệ thống lò gia nhiệt

21

4.2. Mô tả thiết bị
4.2.1. Cặp nhiệt
Để đo nhiệt độ ta sử dụng cặp nhiệt loại K (Type K) Chromel/Alumel
dùng phổ biến trong công nghiệp.
4.2.2. Bộ khuyếch đại cặp nhiệt .





Hình 4.5: IC khuyếch đại đo lường IN128




Hình 4.6 Hình ảnh mạch khuếch đại đo lường



22

4.2.3. Mạch động lực


Hình 4.7 Hình ảnh mạch động lực
4.2.3.1 Thyristor dùng trong mạch
Loại Thyristor được dùng trong luận văn này là Thyristor CT200
do Trung Quốc sản xuất
4.2.3.2. Tính toán bảo vệ van bán dẫn
4.2.3.3. Phương pháp điều khiển Thyristor:
4.2.4 Card NIDAQ USB- 6008

Hình 4.11: Hình ảnh bộ Card NIDAQ USB-6008.


23


Sơ đồ chạy thực nghiệm :

Hình 4.12 Sơ đồ điều khiển nhiệt độ lò với bộ PI đã tính chọn


Hình 4.13 Kết quả ghi lại trên máy tính bằng Matlab-Toolbox


×