Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM QUỐC TUẤN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
VÙNG VEN BIỂN-HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA



Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHẠM TRUNG LƯƠNG



Hà Nội - 2015
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Phạm Quốc


Tuấn, học viên cao học khóa 2011 – 2013, khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước
hội đồng Khoa học khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


Học viên


Phạm Quốc Tuấn













ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i


MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 7

7. Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 8

1.1. Cộng đồng địa phương 8

1.1.1. Khái niệm 8
1.1.2. Các yếu tố tác động đến sự hình thành một cộng đồng 9
1.1.3. Các đặc trưng của cộng đồng ven biển-hải đảo 9
1.2. Du lịch cộng đồng 11


1.2.1. Khái niệm 11
1.2.2. Vai trò của du lịch cộng đồng 14
1.2.3. Nguyên tắc phát triển của DLCĐ 14
1.2.4. Điều kiện phát triển DLCĐ 15
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng 17
iii

1.2.6. Các thành phần tham gia phát triển du lịch cộng đồng 18
1.2.7. Quan hệ và mức độ tham gia của cộng đồng đối với hoạt động du lịch 20
1.3. Một số mô hình và bài học kinh nghiệm trong phát triển DLCĐ ở một số
nước Asian và tại Việt Nam 24

1.3.1. Các mô hình trong phát triển DLCĐ ở Indonesia và Malaysia 24
1.3.2. Một số mô hình trong phát triển DLCĐ tại Việt Nam 30
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình phát triển DLCĐ tại các nước
Asian và Việt Nam 32
1.4. Không gian hoạt động phát triển DLCĐ vùng ven biển - hải đảo 33

1.4.1. Khái niệm không gian phát triển du lịch vùng ven biển - hải đảo 33
1.4.2. Không gian hoạt động phát triển DLCĐ ven biển-hải đảo 34
Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÙNG
VEN BIỂN – HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HOÀ 35

2.1. Tổng quan chung về Khánh Hòa 35

2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên – kinh tế- xã hội của Khánh Hòa 35
2.1.2. Tài nguyên du lịch Khánh Hòa 39

2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa 44
2.2. Du lịch cộng đồng vùng ven biển - hải đảo Khánh Hòa 49

2.2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu 49
2.2.2. Thực trạng du lịch cộng đồng vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa 63
Tiểu kết chương 2 73

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI CÁC VÙNG VEN BIỂN - HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HOÀ 74

3.1 Cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng
vùng ven biển đảo Khánh Hòa 75

3.1.1. Sự cần thiết cho việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng 75
iv

3.1.2. Phân tích mô hình DPSIR làm cơ sở khoa học trong việc đưa ra phương án
phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển – hải đảo Khánh Hòa 75
3.2. Xây dựng mô hình DLCĐ tại vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa 80

3.2.1. Mục tiêu của mô hình DLCĐ vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa 81
3.2.2. Xây dựng mô hình DLCĐ vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa 81
3.2.3. Dự kiến kế hoạch triển khai mô hình vào thực tiễn 84
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình DLCĐ tại vùng ven biển đảo tỉnh
Khánh Hòa 88

3.3.1. Giải pháp đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch 88
3.3.2. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 90
3.3.3. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch 92
3.3.4. Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng ven biển-hải đảo tỉnh

Khánh Hòa 94
3.3.5. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DLCĐ 95
3.3.6. Giải pháp cho việc chia sẻ công bằng lợi ích giữa các bên tham gia 97
3.3.7. Giải pháp cơ chế, chính sách quản lý phù hợp 98
3.4. Một số kiến nghị 100

3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 100
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch 101
3.4.3. Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo 101
Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 111




v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt
DLCĐ Du lịch cộng đồng
CĐĐP Cộng đồng địa phương
KT-XH Kinh tế - Xã hội
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
DTLSVH Di tích lịch sử văn hoá

TNDL Tài nguyên du lịch
KBVHSTB Khu bảo vệ hệ sinh thái biển
HST RSH Hệ sinh thái rạn san hô
MCD Centre for Marinelife Conservation and Community
Development (Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển
cộng đồng)
UNWTO United National World Tourist Organization
(
Tổ chức Du
lịch Thế giới)
IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources
(
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên thiên nhiên)
NGO Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ)
SNV Netherlands Development Organization (Tổ chức phát triển
Hà Lan)
LPMA Sustainable Livelihoods in and around Marine Protected
Areas (Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh
các khu vực bảo tồn biển Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU- SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

A. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia……… 28


Bảng 2.1. Các đặc trưng nhiệt độ tỉnh Khánh Hòa……………………… …….…36

Bảng 2.2. Đơn vị hành chính cơ sở tỉnh Khánh Hòa………………… ……….….37

Bảng 2.3. Phân bố dân cư trong tỉnh Khánh Hoà năm 2011………… ……….….38

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa (2012 -2013)
…………………………………… ……………………………………………… 39

Bảng 2.5. Khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2013……….… …… 45

Bảng 2.6. So sánh lượt khách lưu trú tại các điểm đến………………… …… 45

Bảng 2.7. Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2013…………… … 46

Bảng 2.8. Dân cư địa phương sống trên các đảo thuộc vịnh Nha Trang.…… … 50

Bảng 2.9. Số hộ tham gia các ngành nghề ở xã Vạn Hưng…………….… … …54
Bảng 2.10. Các hình thức tham gia dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương …65
Bảng 2.11. Mức thu nhập thêm hàng tháng từ du lịch của các hộ dân trên đảo Bình
Ba và đảo Trí Nguyên…………………… ………………………………… … 66

Bảng 2.12. Những vấn đề được cộng đồng địa phương quan tâm khi tham gia hoạt
động du lịch ………………………………………… ……………… ……… 67

Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của KDL với môi trường du lịch biển đảo và các yếu tố
phục vụ khác … ………………………………………………… ……….… …68

Bảng 2.14 Mức chi tiêu của du khách tại các điểm DLCĐ ven biển-hải đảo… …69


B. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình hoạt động KD du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009 –
2013……………………………………………………………………………… 44

vii

Biểu đồ 2.2. Mức thu nhập thêm hàng tháng của người dân từ hoạt động du lịch 66

Biểu đồ 2.3. Mức chi tiêu của KDL khi đến các điểm DLCĐ Khánh Hòa…… 69

Biểu đồ 2.4. Những khó khăn của công ty lữ hành khi thiết kế sản phẩm DLCĐ 71
C. DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mô hình DPSIR…………………………………… …… …… 76

Sơ đồ 3.2 Mô hình du lịch cộng đồng tại vùng ven biển đảo Khánh Hòa 82
D. HÌNH VẼ
Hình 1: Bản đồ các đảo Vịnh Nha Trang……………………… … …….………49
Hình 2: Bản đồ khu vực vịnh Cam Ranh………………………………………….52
Hình 3: Sơ đồ khu vực vịnh Vân Phong 53

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại lợi
ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ nay đến năm 2020
theo UNWTO, dự báo du lịch còn tăng trưởng nhanh hơn nữa, tạo ra các cơ hội
kinh tế lớn song cũng mang lại những thách thức gay gắt và những mối đe dọa tiềm
ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu không có quy hoạch, được
quản lý tốt. Trước những nguy cơ như vậy, con người đã có những thay đổi trong

nhận thức và ngày càng muốn đóng góp trách nhiệm cho một thế giới phát triển bền
vững hơn. Theo đó, xu thế phát triển du lịch định hướng đến cộng đồng có ý nghĩa
quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế mà còn đối với sự phát triển bền vững của du
lịch trên các khía cạnh về bảo tồn giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường.
Những năm gần đây, du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển mạnh mẽ
và là một trong các trung tâm du lịch lớn của cả nước. Khánh Hòa là địa phương
giàu nguồn lực cho phát triển du lịch. Trong nhiều nguồn lực nói chung, có hệ thống
du lịch biển - đảo là một đặc thù riêng, rất hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Nói đến du lịch biển đảo Khánh Hòa, nhiều người nghĩ ngay đến những tour du
lịch thưởng ngoạn các danh thắng, tắm biển, lặn biển ngắm san hô tại các vùng ven
biển - hải đảo thành phố Nha Trang. Du lịch biển đảo tuy đã có bước tăng trưởng
nhanh, song việc khai thác tài nguyên biển phục vụ du lịch vẫn còn nhiều yếu kém,
hạn chế dẫn tới hiệu quả du lịch chưa cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ suy thoái tài
nguyên.
Trong định hướng chung về “chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã xác
định mục tiêu là mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn
nguồn lợi tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, thực tế đời sống cộng
đồng ven biển – hải đảo Khánh Hòa còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như:
sự tập trung dân cư cao, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào môi trường tự
nhiên…, dẫn đến sự tác động mạnh tới hệ thống tài nguyên môi trường và xã hội,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả du lịch nói chung. Như vậy, du
2

lịch Khánh Hòa rất cần một định hướng chiến lược cho các loại hình du lịch mang
tính bền vững. Điều này, không những đáp ứng cho những du khách thích sự khám
phá và trải nghiệm mà còn đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của Khánh
Hòa trong tương lai.
Từ những nguyên nhân trên, việc phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển-hải
đảo Khánh Hòa, mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống, vai trò cộng đồng được
phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp cận hiện đại và thuận lợi cho

phát triển kinh tế bền vững. Du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập
cho cộng đồng địa phương; góp phần tích cực phục hồi và phát huy các giá trị văn
hóa, nghề truyền thống, từ đó đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng
miền, giữa Việt Nam và thế giới.
Với mong muốn tìm ra những cơ sở khoa học nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch
cộng đồng ở Khánh Hòa nói chung và vùng ven biển - hải đảo nói riêng phát triển
hơn, đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển - hải đảo
tỉnh Khánh Hòa” đã được lựa chọn để làm luận văn thạc sỹ Du Lịch Học. Việc
phát triển du lịch cộng đồng cũng sẽ góp phần tạo thêm những sản phẩm du lịch
thực sự hấp dẫn đáp ứng cho nhu cầu và tính đa dạng trong hoạt động du lịch tại
Việt Nam nói chung và tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang được nhiều du khách và các nhà
hoạch định chính sách về phát triển du lịch quan tâm. Các công trình nghiên cứu về
du lịch bền vững dựa vào cộng đồng là đề tài thu hút các chuyên gia về du lịch trên
thế giới và ở Việt Nam.
2.1 Trên thế giới
Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ
những năm 1970. Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan
rộng và tạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80
và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La
Tinh. Hiện nay DLCĐ được các Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức Bảo tồn thiên
3

nhiên Thế giới quan tâm đầu tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong
đó có các nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia, Philipin, Thái Lan,
Malaysia, Ấn Độ, Nepal, v.v
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã nhấn mạnh đến vai trò
chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ
quản lý với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu

là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ
du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas,
Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000).
Năm 2002, Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc họp Hội nghị
thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg, đã kêu gọi “ Phát triển bền
vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng
thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường
nơi họ sinh sống”. Bên cạnh đó, hội nghị cũng đưa ra sáng kiến phát triển bền vững
gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP nhằm tài trợ cho một số dự
án phát triển du lịch giảm nghèo tại một số quốc gia.
Trong cuốn “Community Development Through Tourism”, tác giả Sue Beeton
đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đưa ra các trường hợp minh họa
cụ thể giúp người đọc có điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, cách tiếp thị
DLCĐ cũng như đối phó với khủng hoảng DLCĐ. [59]
Và bên cạnh những công trình liên quan đến loại hình du lịch cộng đồng từ các
nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới thì Việt Nam cũng đã có sự quan tâm cần thiết
và đạt những thành tựu khả quan.
2.2 Tại Việt Nam
Các công trình về du lịch bền vững trong đó có du lịch cộng đồng của các nhà
nghiên cứu đầu ngành về du lịch đã đóng góp to lớn về mặt lý luận cho đề tài, tiêu
biểu như:
4

Trong 2 tài liệu có liên quan là “Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch
với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát
Bà - Hải Phòng” và “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam” do tác giả Phạm Trung Lương (chủ biên) đã khẳng định cần thu hút CĐĐP
vào các hoạt động du lịch và chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP
trong một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nói chung. [25],[26]

Tác giả Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng Lý thuyết và vận dụng”, đã hệ
thống cơ sở lý luận cho DLCĐ và nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ một số
quốc gia trên thế giới. [32]
Tác giả Bùi Thị Hải Yến - chủ biên trong cuốn “Du Lịch Cộng Đồng - 2012” đã
hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, đưa ra các mô hình kinh nghiệm về phát triển DLCĐ
tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng đã hoàn thiện
cơ sở lý thuyết cho việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ. [50]
Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên được đưa ra tại hội
thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003 tổ
chức tại Hà Nội. Sau đó đã được nhiều tỉnh thành nghiên cứu áp dụng thành công
như: loại hình du lịch ở nhà dân (homestay) ở bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Sapa
(Lào Cai), du lịch cộng đồng ở đảo Cát Bà (Hải Phòng). Ở miền Trung, đã có Thừa
Thiên Huế với loại hình “homestay” ở làng cổ Phước Tích; du lịch Làng bản tại
thôn Dõi- huyện Nam Đông.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tác giả Huỳnh Ngọc Phương đã đóng góp với đề
tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại các Làng nghề truyền thống ở thành
phố Nha trang”
Hiện có một số nhà nghiên cứu, các nhà báo và du khách viết bài về các loại
hình du lịch biển đảo tại địa phương. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên
cứu nào về phát triển DLCĐ vùng ven biển - hải đảo Khánh Hòa.


5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao nhận thức và kinh nghiệm của bản thân về cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn phát triển DLCĐ ở một địa phương miền biển.
- Cung cấp thêm nguồn thông tin, tư liệu về cơ sở lý luận cũng như nguồn lực
thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại vùng ven biển và hải đảo Khánh Hòa cho

các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên, các cơ quan và các công ty du lịch.
- Đưa ra những kiến nghị và các giải pháp nhằm bảo tồn, khai thác các nguồn lực
của địa phương cho phát triển DLCĐ một cách bền vững, góp phần nâng cao chất
lượng, đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, nâng cao chất lượng cơ sở
vật chất, môi trường sống của cộng đồng địa phương.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLCĐ các nước và một số tỉnh thành ở Việt
Nam.
- Khảo sát, điều tra đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển DLCĐ tại các
vùng ven biển - hải đảo Khánh Hòa.
- Đưa ra kiến nghị và đề xuất các nhóm giải pháp hợp lý nhằm xây dựng kế hoạch
phát triển du lịch cộng đồng cho vùng ven biển- hải đảo Khánh Hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn gồm các nguồn lực, thực trạng phát
triển DLCĐ, là chủ thể phát triển DLCĐ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu được giới hạn ở vùng ven biển - hải đảo thuộc tỉnh
Khánh Hòa tập trung ở các khu vực: Vịnh Nha trang (Tp.Nha trang); Vịnh Cam Ranh
(Tp. Cam Ranh), Vịnh Vân Phong (H.Vạn Ninh)
6

- Về thời gian: số liệu thống kê để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở
Khánh Hòa tập trung vào 05 năm gần đây (2009 - 2013).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu: Đây là phương pháp
truyền thống với việc thu thập các số liệu thứ cấp đáng tin cậy nhằm đánh giá các
nguồn lực để phát triển du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói riêng tại địa bàn
nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Dựa vào các bảng câu hỏi đóng/ mở nhằm
khảo sát ý kiến của cộng đồng cư dân, du khách về các vấn đề cho phát triển DLCĐ
tại địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập được những thông tin, số liệu.
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Phương pháp này cho phép nghiên cứu những vấn
đề có sự phân bố theo không gian lãnh thổ và thể hiện các đối tượng nghiên cứu
bằng sơ đồ.
- Phương pháp chuyên gia: Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả có tham vấn ý
kiến của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch nói chung và
DLCĐ nói riêng.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và đánh giá: Được sử dụng để
thống kê, so sánh, đánh giá các thông tin, số liệu thực trạng phát triển du lịch thông
qua các chỉ tiêu thống kê ngành. Thông qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp, mô
hình hoá và cân đối: các dữ liệu thu thập từ các phương pháp trên sẽ được xử lý, sắp
xếp một cách hợp lý, hệ thống nhằm đảm bảo tính chính xác, logic, xúc tích khoa
học, giáo dục và thực tiễn.
- Phương pháp phân tích định lượng: Là việc xử lý các số liệu sơ cấp thu thập
và thông qua các phần mềm Excel và SPSS 20.0 để tính toán tần suất, phân tích
định lượng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 2 và đề ra giải
pháp ở chương 3.


7

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Đề tài góp phần củng cố những lý luận về DLCĐ cho việc phát triển các vùng
ven biển – hải đảo.
- Khảo sát về nhu cầu cho phát triển DLCĐ tại một số điểm thuộc các vùng ven
biển-hải đảo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLCĐ ở Việt Nam và trên thế
giới vào việc khảo sát đánh giá nguồn lực thực tiễn phát triển DLCĐ tại các vùng

ven biển-hải đảo tỉnh Khánh Hòa.
- Đưa ra các kiến nghị, xây dựng mô hình và giải pháp phát triển DLCĐ tại các
vùng ven biển-hải đảo tỉnh Khánh Hòa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận
gồm ba chương như sau:
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
VÙNG VEN BIỂN - HẢI ĐẢO KHÁNH HÒA
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG TẠI CÁC VÙNG VEN BIỂN - HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HOÀ







8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Cộng đồng địa phương
1.1.1. Khái niệm
Cộng đồng là nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác
định mình cùng một nhóm. Những người trong cùng cộng đồng thường có quan hệ
huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính
trị (Keith và Ary,1998).
Khái niệm cộng đồng thường được xác định theo hai nghĩa: (1) Nghĩa thứ nhất
liên quan tới cái nhìn địa lý gắn kết với cộng đồng và cho cộng đồng là một nhóm

cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã
hội cơ bản. (2) Nghĩa thứ hai gắn liền với lịch sử, cuộc sống con người và nêu khái
niệm cộng đồng là một nhóm dân cư cùng có chung những mối quan tâm cơ bản, có
thể được biến đổi bởi quá trình vận động của lịch sử, làm cho các thành viên của
cộng đồng cũng phải biến đổi nhận thức và hành vi (Knop và Steward, 1973).
Một số các tác giả Kang Santran (2008), Bandit Santikul (2009), Bùi Thanh
Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Phạm Trung Lương (2010), Bùi Thị Hải
Yến (2012) đã chứng minh tác động của việc phát triển du lịch đến đời sống kinh tế
- xã hội của cộng đồng dân cư.
Văn hóa cộng đồng được xác lập bởi các yếu tố như chuẩn mực đạo đức văn
hóa, hệ thống giá trị hình thành và được kế tục qua lịch sử, thái độ và nhận thức của
người dân. Nó có thể được đo lường bởi các nhân tố như:
- Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong cộng đồng
- An ninh địa phương và cộng đồng
- Các mối quan hệ gia đình tốt đẹp, bền vững
- Người dân thân thiện, cởi mở
- Cộng đồng có tính hỗ trợ cao

9

1.1.2. Các yếu tố tác động đến sự hình thành một cộng đồng
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì có một số yếu tố chính hình
thành cộng đồng là yếu tố địa vực, yếu tố kinh tế (nghề nghiệp) và yếu tố văn hoá.
+ Địa vực: yếu tố địa vực đóng vai trò quan trọng tạo nên sự cố kết tập thể, là
cơ sở để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Ý thức về địa vực có tính sâu
sắc và bền vững của con người trong lịch sử và là hạt nhân tạo nên tâm thức chung
của cộng đồng.
+ Kinh tế (nghề nghiệp): các hoạt động về kinh tế như: nghề nghiệp, thị trường,
sở hữu, tổ nghề… không chỉ đảm bảo cho cộng đồng về mặt vật chất mà còn là yếu
tố tạo nên sức mạnh và sự đoàn kết.

+ Văn hoá: yếu tố văn hoá là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các
cộng đồng, trong đó các khía cạnh cần lưu ý là tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng và
hệ giá trị - chuẩn mực.
1.1.3. Các đặc trưng của cộng đồng ven biển-hải đảo
Khác với những cư dân đất liền, cộng đồng cư dân ven biển-hải đảo luôn phải
đối mặt với rất nhiều thách thức cũng như nguy cơ từ biển cả, từ đó đã xây dựng và
hình thành những quan niệm, lối sống, kinh tế - văn hóa biển mang những sắc thái
đặc thù riêng biệt.
1.1.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Hà Xuân Thông [41, tr.4-7], cộng đồng ven biển đảo có một số đặc điểm
chính như sau:
 Mật độ dân cư: Cư dân ven biển và hải đảo thường tập trung khá đông đúc
và mật độ dân số khá cao song sự phân bố dân cư không đồng đều.
 Dân số tăng nhanh tại các vùng ven biển đã thúc đẩy quá trình sử dụng các
diện tích đất hoang hoá và các tài nguyên khác nhau.
10

 Phương thức sinh sống: cộng đồng cư dân ven biển-hải đảo thường sinh sống
chủ yếu dựa trên nền tảng của ngư nghiệp kết hợp với nông nghiệp và các ngành
buôn bán, dịch vụ có liên quan đến khai thác tiềm năng kinh tế biển.
 Cấu trúc lao động các vùng ven biển có nguồn nhân lực dồi dào và đa ngành.
Số dân trong độ tuổi lao động ở vùng ven biển chiếm khoảng 50%, tỷ lệ lao động
trong nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn.
 Tình trạng thiếu việc làm: Nghề biển làm việc vất vả, nam giới là lực lượng
lao động chính nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
 Trình độ lao động: lực lượng lao động đông đảo nhưng trình độ lao động còn
bị hạn chế, đặc biệt là lực lượng lao động nữ. Ngoài nghề chính là nông nghiệp,
nuôi trồng và khai thác hải sản còn có một số nghề khác như xây dựng, đan, thêu,
kinh tế biển.
 Đời sống kinh tế của những cộng đồng ngư dân còn chưa ổn định và luôn

gặp nhiều khó khăn và tổn thất do thiên tai tạo nên.
Ngoài ra, theo Phạm Trung Lương và các cộng sự [26, tr.53-56], khi đề cập đến
cộng đồng ven biển-hải đảo cần quan tâm đến các yếu tố sau:
 Sự phụ thuộc về lương thực: Những cư dân ven biển tuy nguồn thu nhập đa
dạng nhưng luôn có mối đe dọa về an ninh lương thực. Trên thực tế, sinh kế của
CĐĐP ven biển phụ thuộc vào khai thác biển và không sản xuất lương thực.
 Hiện tượng di cư tự do tăng nhanh: Hiện tượng dân cư di chuyển từ nội địa
ra ven biển tìm sinh kế đã góp phần vào sự thay đổi dân số địa phương, văn hóa và
ngôn ngữ pha trộn. Hiện tượng di cư tự do này đã gây sức ép lớn đến tài nguyên và
môi trường và việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
 Sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt và suy thoái tài nguyên: Việc khai thác quá
mức và thiếu sự quản lý một cách chặt chẽ nguồn tài nguyên đã khiến cho hệ sinh
thái ven biển đảo những năm gần đây đang dần bị hủy hoại. Những rạn san hô, rừng
ngập mặn và vùng cửa sông bị tàn phá bởi khai thác quá mức do nghèo đói, đánh
11

bắt bằng phương pháp hủy diệt, ô nhiễm, xói mòn và những tác động khác nữa của
sự phát triển trên đất liền.
1.1.3.2. Đặc điểm văn hóa
Theo Tô Duy Hợp [14, tr.12] thì: “Nền văn hóa trọng nông nghiệp được tạo nên
bởi sự tác động của các yếu tố địa lý, cư dân và con người vùng ven biển và hải
đảo”.
Do sự ảnh hưởng của môi trường biển cũng như nghề đánh bắt nuôi trồng hải
sản nên cộng đồng cư dân vùng ven biển hải đảo luôn có sự đa dạng và phong phú ở
nhiều phương diện như: văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, nghi lễ, ngành nghề
truyền thống, nghệ thuật diễn xướng cùng với hệ thống tín ngưỡng và các tập tục
thờ thần Biển rất phong phú. Phổ biến nhất là hình ảnh thờ cá Ông (Voi), Tứ Vị
Thánh Nương (Thần Độc Cước, Dương Không Lộ, Long Vương, Thuỷ Thần) của
ngư dân.
Như vậy, các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội của cộng đồng

vùng ven biển-hải đảo, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch nói chung và phát
triển DLCĐ nói riêng. Ngoài những thuận lợi từ việc khai thác các giá trị di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với đời sống cư dân vùng ven biển-hải đảo, còn là
góp phần tận dụng nguồn nhân lực dồi dào. Việc phát triển du lịch cũng giúp xóa
đói giảm nghèo, giảm bớt các hiện tượng tiêu cực do các đặc điểm kinh tế xã hội
mang lại cho cộng đồng địa phương vùng ven biển-hải đảo.
1.2. Du lịch cộng đồng
1.2.1. Khái niệm
Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:
Theo Sue Beeton (2006) : “Du lịch dựa trên hai khía cạnh là điểm tham quan và
con người, thế nên du lịch không thể tồn tại bên ngoài một cộng đồng. Khi nói đến
du lịch thì cần xem luôn yếu tố cộng đồng trong đó cùng một lúc và mọi sự thay đổi
của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kia. Do đó, du lịch là một trong những công
12

cụ quan trọng nhất cho việc phát triển một cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng tại
các vùng hẻo lánh và nông thôn”. [59, tr 16]
Ở Thái Lan khái niệm Community - Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng
đồng được định nghĩa: “DLCĐ là du lịch có tính đến tính bền vững về mặt môi
trường, văn hóa và xã hội. Nó do chính cộng đồng quản lý và làm chủ vì lợi ích của
cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng
đồng và lối sống của cộng đồng” (REST – 1997). [56, tr.6]
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ
chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo
tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về CBT như
sau:“ DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa
phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực
địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích
thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng

tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa
phương”. [65
]
Còn Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là
một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi
trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia
của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như
một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các
sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa
phương cũng như các di sản thiên nhiên”. [52, tr.9]
Tại Việt Nam, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề cập về DLCĐ. Tác giả Võ
Quế (2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du
lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch,
đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng
đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn
tự nhiên.” Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần
13

đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn
đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương như sau: “DLCĐ có thể hiểu là
phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia
trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng
đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế;
của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận
thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài
nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có
chất lượng cao và hợp lý của du khách”. [50, tr.35 - 36]
Cuối cùng với những nội hàm về du lịch cộng đồng kể trên, tác giả Phạm Trung
Lương đã đưa ra khái niệm:
“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải

nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia
trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du
lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng
đồng”. [29, tr.18].
Và khái niệm trên sẽ được sử dụng trong khuôn khổ nội dung của luận văn.
Như vậy, DLCĐ về cơ bản là do cộng đồng địa phương sở hữu và quản lý.
Một số loại hình du lịch sau đây phù hợp với DLCĐ trong việc quản lý có trách
nhiệm các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa và xã hội, đáp ứng nhu cầu
của cộng đồng:
Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực
tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh
nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến
vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình
quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất
của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút
khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa bao gồm
14

khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc
sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
Mô hình phát triển DLCĐ sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc giải quyết các mối
quan hệ lợi ích về kinh tế-xã hội-môi trường nhằm phát triển bền vững.
1.2.2. Vai trò của du lịch cộng đồng
DLCĐ đã và đang thể hiện vai trò tích cực trong hoạt động phát triển du lịch nói
chung như:
- Thứ nhất, góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng có
đời sống còn khó khăn, qua đó làm giảm thiểu những tác động của cộng đồng đến
các giá trị tài nguyên và môi trường cho phát triển bền vững.
- Thứ hai, góp phần đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch khi mà những

người dân chưa có điều kiện tham gia vào các dịch vụ du lịch sẽ được hưởng lợi từ
các chính sách đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện, nước, viễn
thông …
- Thứ ba, góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm
thay đổi cơ cấu, đa dạng hóa ngành nghề và nâng cao trình độ lao động khu vực
này. Đây cũng là yếu tố giúp hạn chế sự di chuyển của cộng đồng từ vùng nông
thôn ra thành thị, đảm bảo cho việc phát triển và ổn định kinh tế xã hội.
- Thứ tư, phát triển du lịch cộng đồng sẽ góp phần tích cực trong việc phục hồi và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp
cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch.
- Thứ năm, phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa
và kế đến là giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc
trên thế giới, từ đó tạo cơ hội cho các vùng còn khó khăn phát triển.
1.2.3. Nguyên tắc phát triển của DLCĐ
Các nguyên tắc chủ yếu cho phát triển du lịch cộng đồng được xác định dựa trên
bản chất của du lịch cộng đồng bao gồm:
15

- Công bằng về mặt xã hội: các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên
kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Thông qua sự
tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào quá trình tổ chức và thực hiện các
hoạt động du lịch, từ đó các lợi ích kinh tế sẽ được chia sẻ công bằng và rộng khắp,
không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của cộng
đồng.
- Tôn trọng các giá trị văn hoá của cộng đồng: thực tế cho thấy chương trình du
lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Điều quan trọng là các
giá trị văn hoá của cộng đồng phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực
của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cư dân địa
phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hoá
tốt hơn chính họ. Cộng đồng địa phương phải nhận thức được vai trò và vị trí của

mình cũng như những lợi, hại mà việc phát triển du lịch mang đến.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: Theo nguyên tắc này cộng đồng cùng
được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh
cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được
phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó
cũng được trích một phần thông qua “Quỹ cộng đồng” để sử dụng cho lợi ích chung
của cộng đồng: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và
chăm sóc sức khoẻ giáo dục v.v
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và văn hoá hướng tới sự phát triển bền vững. [29, tr.19]
1.2.4. Điều kiện phát triển DLCĐ
Để phát triển DLCĐ một cách hiệu quả thì đòi hỏi một số điều kiện cơ bản và
đặc thù liên quan đến cộng đồng. Việc lựa chọn đúng điểm để triển khai dự án hay
việc phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển tại một địa phương là rất quan
trọng. Với tư cách là một loại hình du lịch, việc phát triển loại hình DLCĐ cần quan
tâm các điều kiện cụ thể như sau:
16

- Điều kiện thứ nhất: cần có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn hấp dẫn có
khả năng thu hút khách du lịch. Tài nguyên tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của
các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật; tài nguyên nhân văn là
các yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc, các công trình kiến trúc đặc trưng hay điều
kiện sinh hoạt tại cộng đồng. Những điều kiện cơ bản trên là tiền đề cho các hoạt
động tổ chức phát triển du lịch. Trong khi tài nguyên du lịch có tác dụng lớn trong
việc thu hút du khách thì cộng đồng dân cư địa phương lại có vai trò duy trì và phát
triển nguồn khách thông qua việc bảo tồn, tôn tạo những giá trị tài nguyên điểm
đến.
- Điều kiện thứ hai: cần có khả năng tiếp cận điểm đến du lịch cộng đồng. Đây
chính là điều kiện liên quan đến cơ sở hạ tầng, thông qua hệ thống giao thông giúp
du khách dễ dàng và an toàn tiếp cận điểm đến. Các hoạt động phát triển du lịch

không thể thực hiện được nếu không có hạ tầng tiếp cận điểm tài nguyên.
- Điều kiện thứ ba: cần có sự hiện diện của cộng đồng dân cư sinh sống tại điểm
đến hoặc tại khu vực liền kề phát triển du lịch. Phong tục tập quán, lối sống, trình
độ học vấn, quy mô cộng đồng, cơ cấu nghề nghiệp là những yếu tố cần được xác
định và đánh giá rõ ràng trước khi quyết định xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng.
- Điều kiện thứ tư: cần có sự tự nguyện của cộng đồng đối với đề xuất phát triển
du lịch cộng đồng. Đây là điều kiện đặc thù rất quan trọng để có thể phát triển du
lịch cộng đồng bởi loại hình du lịch này chỉ có thể phát triển cùng với sự nhận thức
sâu sắc của cộng đồng về trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào hoạt
động du lịch.
- Điều kiện thứ năm: cần có nhu cầu đối với sản phẩm du lịch cộng đồng. Phát
triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng phải phù hợp với quy luật
“Cung - Cầu”. Thị trường khách đủ lớn về số lượng và đảm bảo chất lượng (khả
năng chi trả), ổn định cho vùng, từ đó đảm bảo khối lượng công ăn việc làm cho
cộng đồng, thu nhập đều đặn cho họ.
- Điều kiện thứ sáu: điểm đến du lịch cộng đồng cần được quy hoạch và đưa vào
hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ. Đây là điều kiện chung để phát triển bất
17

kỳ một điểm đến du lịch nào, trong đó có điểm đến du lịch cộng đồng. Tuy nhiên
trong trường hợp du lịch cộng đồng, điều kiện này trở nên quan trọng hơn bởi bản
thân cộng đồng thường không có khả năng tự tổ chức quy hoạch và kết nối với hệ
thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ. [29, tr.20]
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng
Có 6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:
- Tính hiệu quả của hệ thống những cơ chế chính sách và các biện pháp khuyến
khích hợp lý từ các cơ quan quản lý nhằm đảm bảo một môi trường thuận lợi cho du
lịch cộng đồng phát triển. Các chính sách cơ chế có thể là:
+ Hỗ trợ hạ tầng du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng;
+ Tăng khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các nguồn vốn tín dụng với

lãi suất ưu đãi như một phần của chính sách xóa đói giảm nghèo;
+ Quảng bá du lịch cộng đồng và xúc tiến hình ảnh điểm đến DLCĐ;
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho cộng đồng;
+ Ưu đãi và giá thuê đất lập dự án, thuế kinh doanh dịch vụ DLCĐ, v.v.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành có hợp tác đưa khách đến các điểm DLCĐ.
- Tính hấp dẫn và hình ảnh điểm đến: Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc thu
hút và giữ chân du khách tại khu vực phát triển du lịch cộng đồng.
- Năng lực của cộng đồng: bao gồm năng lực về tổ chức quản lý hoạt động du lịch;
kỹ năng cung cấp các dịch vụ du lịch cơ bản (dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch
vụ hướng dẫn), khả năng về tài chính để phát triển các sản phẩm du lịch tại điểm
đến.
- Mức độ hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với thực hiện quy
hoạch điểm đến du lịch cộng đồng, đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch tại điểm đến,
đào tạo kỹ năng tổ chức quản lý và cung cấp dịch vụ, xúc tiến hình ảnh điểm đến.
- Mức độ hợp tác của các công ty du lịch, đặc biệt là các công ty lữ hành trong việc
quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng và đảm bảo nguồn khách.

×