Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập THI TUYỂN CÔNG CHỨC năm 2011 môn nghiệp vụ chuyên ngành của nhóm kinh tế ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.48 KB, 26 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC NĂM 2011
Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành của Nhóm Kinh tế - Ngân sách
Báo cáo viên: ThS Bùi Anh Tuấn, Phó Chánh VP Sở Tài chính
A. SỞ TÀI CHÍNH
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG:
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành
phố, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ
phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính
nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc
lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương; đồng thời, thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành
phố và quy định của pháp luật.
Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân
thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Uỷ ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền
ban hành của Uỷ ban nhân dân thành phố về lĩnh vực tài chính;
b) Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh
vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương;
c) Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách
hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
d) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu
chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị thuộc Sở;
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ
ban nhân dân quận, huyện sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành, lĩnh vực
có liên quan;


đ) Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng
cấp ngân sách của địa phương; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa
phương; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định
của pháp luật để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo thẩm
quyền;
e) Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; các phương án cân đối
ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân
sách được giao để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo thẩm
quyền;
g) Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc
phạm vi quản lý của địa phương.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền
ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về lĩnh vực quản lý nhà
nước của Sở;
b) Dự thảo Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải
thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính;
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê
duyệt.
4. Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của
ngân sách nhà nước:
a) Hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc
thành phố và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà
nước hàng năm theo quy định của pháp luật.
Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị
cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới; lập dự toán thu ngân sách nhà

nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ
ngân sách cấp thành phố báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố để trình Hội
đồng nhân dân thành phố quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Uỷ
ban nhân dân thành phố ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về
thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên
doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở
hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài
nguyên khoáng sản.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách,
xác định đơn giá thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho
thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho
thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
c) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác
quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn;
2
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan,
đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán
khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp
hành chế độ báo cáo của Nhà nước;
đ) Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn
huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết
toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức
khác có sử dụng ngân sách thành phố; phê duyệt quyết toán kinh phí uỷ
quyền của ngân sách Trung ương do địa phương thực hiện.
Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán
ngân sách hàng năm của địa phương trình Uỷ ban nhân dân thành phố báo
cáo Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính.
e) Quản lý vốn đầu tư phát triển:

- Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để
tham mưu với Uỷ ban nhân dân thành phố về chiến lược thu hút, huy động,
sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các
chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn. Giúp Uỷ ban nhân dân thành
phố quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trên
địa bàn;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây
dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm;
chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính
chất đầu tư trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban nhân dân thành
phố quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn
ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần
thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tư đối với các dự án
đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương;
- Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến
theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư do thành phố quản lý;
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý,
sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của
chủ đầu tư và cơ quan tài chính quận, huyện, phường, xã; tình hình kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước ở thành phố, quận, huyện;
- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố. Thẩm tra, phê
duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu
tư xây dựng cơ bản của địa phương theo quy định;
3
- Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh
giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa

phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính theo quy định.
g) Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý quỹ
dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
h) Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương
theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện
trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa
phương; giúp Uỷ ban nhân dân thành phố triển khai việc phát hành trái phiếu
và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của
các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy
định của pháp luật;
k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân
sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;
l) Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về
lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.
5. Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương:
a) Xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân thành phố các văn bản hướng dẫn
về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản
nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước;
đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả
tài sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Uỷ ban nhân dân thành phố
quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển,
thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
cho thuê, liên doanh, liên kết;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các
cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
e) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết
định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được
chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu
4
sung quỹ nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả
vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu
của Nhà nước;
g) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ
chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong
quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
h) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố có ý kiến với các Bộ,
ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương
quản lý trên địa bàn;
i) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa
phương; giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện báo cáo tình hình quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
6. Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước (quỹ đầu tư phát triển; quỹ
bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại
hình quỹ tài chính nhà nước khác được thành lập theo quy định của pháp
luật):
a) Chủ trì xây dựng Đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạt
động của các quỹ báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt hoặc trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân thành phố
quyết định các vấn đề về đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều
lệ cho các quỹ theo quy định của pháp luật;

b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám
sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác
theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố;
c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa
phương uỷ thác cho các tổ chức nhận uỷ thác (các quỹ đầu tư phát triển, các
tổ chức tài chính nhà nước, ) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất
theo các mục tiêu đã được Uỷ ban nhân dân thành phố xác định.
7. Về quản lý tài chính doanh nghiệp:
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh
nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ
chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự
nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập,
chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại
hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập theo
quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của Uỷ ban nhân dân
thành phố;
5
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu
nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhà nước; kiểm tra, giám sát,
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước; phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình
hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địa
phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ
trưởng Bộ Tài chính;
e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ

chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
8. Về quản lý giá và thẩm định giá:
a) Chủ trì xây dựng phương án giá hàng hoá, dịch vụ và kiểm soát các
yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền;
b) Thẩm định phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ công ích nhà
nước đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm còn vị thế độc quyền do các sở, đơn
vị, hoặc doanh nghiệp xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết
định;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm
soát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;
d) Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và
phương án giá đất tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ
ban nhân dân thành phố quyết định;
đ) Công bố danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký
giá, kê khai giá và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương
theo quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn; báo
cáo tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo
quy định của Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân thành phố;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về giá và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động
trên địa bàn.
9. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài
chính, kế toán, kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh
doanh xổ số, đặt cược và trò chơi có thưởng trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống
6
tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử
dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
11. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh
tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các chi cục và các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách,
chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Uỷ ban
nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của
pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố.
13. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn
nghiệp vụ được giao.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân thành phố giao
và theo quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo:
a) Sở Tài chính có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban
nhân dân thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và trước pháp luật
về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội
đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính theo
quy định;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công;
khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ nhiệm điều
hành các hoạt động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ

tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ do Bộ Tài chính ban hành và theo quy định của pháp luật.
Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ
chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc,
Phó Giám đốc Sở Tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
- Phòng Ngân sách;
7
- Phòng Hành chính sự nghiệp;
- Phòng Đầu tư;
- Phòng Quản lý giá - công sản;
- Phòng Tài chính doanh nghiệp.
d) Việc thành lập Chi cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính
do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo
quy định của pháp luật.
3. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Sở Tài chính do Uỷ ban nhân dân thành
phố quyết định trong tổng biên chế hành chính của thành phố được Trung
ương giao;
b) Biên chế sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (nếu có)
do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo định mức biên chế và theo
quy định của pháp luật;
Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm cụ thể về quản lý
ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với
Giám đốc Sở Nội vụ xác định biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở để trình
Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định;
c) Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị sự

nghiệp trực thuộc phải căn cứ vào nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu
ngạch công chức, viên chức Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành;
d) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt, giao Giám đốc Sở
Tài chính ban hành Quy chế làm việc của cơ quan phù hợp với Quy chế làm
việc của Uỷ ban nhân dân thành phố và các quy định hiện hành.
B. SỞ CÔNG THƯƠNG
I. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành
phố, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim;
điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp;
công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng;
công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên
địa bàn thành phố; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý thị trường; quản lý cạnh
tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống
trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ
thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn;
các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân
8
dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Uỷ ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chủ
trương, chính sách, chương trình, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển
ngành công thương trên địa bàn;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ
ban nhân dân thành phố về lĩnh vực công thương;

c) Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Chi cục Quản lý thị trường theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của
Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các
đơn vị thuộc Sở Công Thương; tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức
danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công thương của Phòng Công Thương
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở
Công Thương theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về lĩnh vực công thương.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định về phát
triển công thương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng
dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công thương.
4. Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thẩm định thiết kế cơ sở các dự án
đầu tư xây dựng các công trình phát triển ngành công thương trên địa bàn
thành phố theo phân cấp; thẩm định, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi
các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở
Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của
Uỷ ban nhân dân thành phố.
5. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
a) Về cơ khí và luyện kim:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ
khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm,
các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động
hoá, điện tử công nghiệp trên địa bàn thành phố.
b) Về điện lực và năng lượng:
9

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển
việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa thành phố;
- Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử
dụng điện cho đơn vị điện lực tại địa bàn thành phố; đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc
các tổ chức quản lý điện nông thôn;
- Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn thành
phố sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra,
thanh tra chuyên ngành điện lực theo quy định của pháp luật.
c) Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành
hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về kỹ thuật an toàn trên địa bàn thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của thành phố kiểm tra
và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, khí ga hoá lỏng và các loại máy, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật.
d) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng
sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
- Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến
khoáng sản trên địa bàn thành phố sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành
khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn thành phố; kiểm tra việc
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, quy định an toàn trong khai thác
mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn thành phố.
đ) Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp
chế biến khác:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành
sau khi được phê duyệt, gồm: dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thuỷ tinh,
nhựa, bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, bánh kẹo, sữa, dầu thực vật, chế
biến bột và tinh bột;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất
lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an
toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến khi đưa vào lưu thông thuộc
phạm vi quản lý của Sở Công Thương.
e) Về khuyến công:
10
- Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại
địa phương, bao gồm các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến
công quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công
địa phương;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt
động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công tại địa phương.
g) Về cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện
chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các
ngành nghề, làng nghề nông thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công
thương); phê duyệt điều lệ của các tổ chức đó;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất
nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng
mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm, điểm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn sau khi được phê duyệt.
6. Về thương mại:
a) Thương mại nội địa:
- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách
phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm:

các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống
các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý
thương mại, nhượng quyền thương mại và các loại hình kết cấu hạ tầng
thương mại khác;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức
thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh,
phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, hình thành các kênh lưu
thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn thành phố;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ
sản xuất, kinh doanh và đời sống đối với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa
trên địa bàn thành phố (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông
hàng hoá và dịch vụ thương mại );
- Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn thành phố về
tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và
biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với
đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải
pháp điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ.
b) Về xuất nhập khẩu:
11
- Tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát
triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá trên địa bàn thành phố;
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước
ngoài không có đại diện tại Việt Nam trên địa bàn thành phố.
c) Về thương mại điện tử:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạ tầng ứng
dụng thương mại điện tử trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch, chương trình bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử trên địa

bàn.
d) Về xúc tiến thương mại:
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ,
triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân.
đ) Về quản lý thị trường:
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn thành phố
theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương và các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực công
thương của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố; thực hiện
thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đấu tranh chống buôn
lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng
giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống
các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố.
e) Về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và chống trợ
cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh
tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn
thành phố. Đề xuất với các cơ quan có liên quan sửa đổi bổ sung các quy
định, những văn bản đã ban hành không phù hợp với pháp luật cạnh tranh;
- Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan trong thành phố, cung
cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao về quy
12
định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và

chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin về
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường, các doanh nghiệp độc quyền
có trụ sở chính trên địa bàn thành phố; về các quy tắc cạnh tranh trong hiệp
hội; về các trường hợp miễn trừ.
g) Về hội nhập kinh tế:
- Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp cụ thể về hội
nhập kinh tế, thương mại quốc tế trên địa bàn thành phố sau khi được phê
duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, tuyên
truyền, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội
nhập kinh tế, thương mại quốc tế của địa phương.
7. Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra
hoạt động các hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực công
thương ở địa phương theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Công Thương quản lý theo
quy định của pháp luật.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công thương theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công thương đối
với các Phòng Công Thương thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế
thuộc Uỷ ban nhân dân quận.
11. Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của
Sở; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ,
cung cấp tư liệu về công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
12. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo

mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban nhân dân
thành phố.
13. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công,
phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
14. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công thương
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
13
15. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối
quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên
chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi
dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc
phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban
nhân dân thành phố.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân
thành phố.
17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển lĩnh vực công
thương tại địa phương theo quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ
Công Thương.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân thành phố giao
và theo quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo: Sở Công Thương có Giám đốc và không quá 03 Phó
Giám đốc.
a) Giám đốc Sở:
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban
nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ

hoạt động của Sở;
b) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi
Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều
hành các hoạt động của Sở;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc và Phó
Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công Thương ban hành và theo quy
định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Hợp tác kinh tế;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Quản lý thương mại;
- Phòng Quản lý công nghiệp;
14
- Phòng Quản lý điện năng;
- Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường.
b) Chi cục thuộc Sở:
- Chi cục Quản lý thị trường.
c) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp;
- Trung tâm Tiết kiệm năng lượng.”
3. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Sở Công Thương do Uỷ ban nhân dân
thành phố quyết định trong tổng biên chế hành chính của thành phố được
Trung ương giao;
b) Biên chế sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Uỷ ban

nhân dân thành phố quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của
pháp luật;
Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm cụ thể về quản lý
ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Công Thương phối hợp
với Giám đốc Sở Nội vụ xác định biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở để
trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định;
c) Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc phải căn cứ vào nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu
ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành;
d) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt, giao Giám đốc Sở
Công Thương ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan phù hợp
với Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân thành phố và các quy định hiện
hành.
C. SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm,
dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội thất nghiệp); an toàn
lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình
đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân
cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp
luật.
15
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt
động của Uỷ ban nhân dân thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn,

thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Uỷ ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm
và hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm
vi quản lý của Sở;
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Chi cục, Trung tâm trực thuộc Sở;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với
Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện theo quy
định của pháp luật.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân thành phố về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở
theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao
động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt: tổ chức thông tin,
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Sở.
4. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm, chính sách
phát triển thị trường lao động của thành phố trên cơ sở Chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm;
b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về:
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới;

- Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại
hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân;
- Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động, thông tin thị trường lao
động;
16
- Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành
niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc
tại nhà, lao động dịch chuyển;
- Cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động.
c) Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;
d) Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước
ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật.
5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của
pháp luật;
b) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà
nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động,
tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở;
d) Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát
việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
đ) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn thành phố, số
lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài trở
về nước nhu cầu tuyển dụng ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao
động đăng ký tìm việc làm;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các yêu cầu,
kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền.
6. Về lĩnh vực dạy nghề:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình; dự án phát
triển, dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy
chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn
bằng, chứng chỉ nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên
dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;
17
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, tổ chức hội giảng giáo viên dạy
nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp thành phố.
7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công:
a) Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập
thể, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách
nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với
người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần
hoá, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp;
b) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy
định của pháp luật.
8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện

theo thẩm quyền;
b) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc để Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định;
c) Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc
uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
9. Về lĩnh vực an toàn lao động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao
động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn thành phố;
b) Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn
lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động trên địa bàn thành
phố;
c) Thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn thành phố theo quy định
của pháp luật;
d) Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù về
an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động
nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành
phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động
tại địa phương; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện
khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.
10. Về lĩnh vực người có công:
18
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với
người có công với cách mạng trên địa bàn;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang
liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương, quản
lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn được
giao;

c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài
cốt liệt sỹ, thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển
hài cốt liệt sỹ;
d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao
động cho người có công với cách mạng;
đ) Quản lý đối tượng và quản lý kinh phí thực hiện các chế độ, chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định;
e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và
sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật.
11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:
a) Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối
tượng bảo trợ xã hội;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chương
trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về
trợ giúp xã hội;
c) Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo
trên địa bàn thành phố;
d) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành
phố.
12. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động
bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố;
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của Sở; xây dựng xã,
phường phù hợp với trẻ em;
c) Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các
chương trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt;
d) Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ
em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc

trẻ em;
đ) Quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em thuộc thành phố theo quy
định của pháp luật.
19
13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp
phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý; phòng, chống HIV/AIDS
cho đối tượng mại dâm, ma tuý tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ
tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước
ngoài trở về;
b) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao
động xã hội (cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm, người sau
cai nghiện ma tuý) trên địa bàn thành phố.
14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế
hoạch về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
15. Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,
hướng dẫn và kiểm tra các hội và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên
địa bàn thành phố trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
16. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở quản lý theo quy định
của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội theo sự phân công hoặc phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân
thành phố và theo quy định của pháp luật.

18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận,
huyện.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây
dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà
nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo
mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban nhân dân
thành phố.
21. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
20
22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người
có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của
pháp luật.
23. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ
và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ
ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
24. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;
quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ
đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ
ban nhân dân thành phố.
26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân thành phố

giao và theo quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03
Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Uỷ
ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Sở;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi
Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều
hành các hoạt động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật,
việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách
khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của
pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Khối Quản lý nhà nước:
- Văn phòng;
- Thanh tra Sở;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
21
- Phòng Thương binh Liệt sĩ - Người có công;
- Phòng Quản lý lao động việc làm;
- Phòng Bảo trợ Xã hội;
- Phòng Quản lý đào tạo nghề;
- Phòng Bảo vệ Chăm sóc trẻ em - Bình đẳng giới.
b) Cơ quan trực thuộc Sở:

- Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội;
c) Khối sự nghiệp trực thuộc Sở:
- Trung tâm Giáo dục lao động xã hội;
- Trung tâm Giới thiệu việc làm;
- Trung tâm Bảo trợ xã hội - người tâm thần;
- Trung tâm Nuôi trẻ mồ côi - suy dinh dưỡng;
- Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng Cần Thơ;
- Ban Quản trang.
3. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do
Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định trong tổng biên chế hành chính của
thành phố được Trung ương giao;
b) Biên chế sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Uỷ ban nhân
dân thành phố quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của pháp
luật.
Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm cụ thể về quản lý
ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ xác định biên chế hành
chính, sự nghiệp của Sở để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết
định.
4. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt, giao Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của cơ quan phù hợp với Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân thành phố
và các quy định hiện hành.
D. BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp Cần Thơ là cơ quan trực
thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực
tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố theo quy
định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính

phủ và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan; quản lý và tổ chức thực
22
hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có
liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong
khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
các Bộ, ngành có liên quan.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân
dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
a) Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân thành phố
trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch
có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế
phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành
phố hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Uỷ ban nhân dân
thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu
công nghiệp, khu chế xuất trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ
chức thực hiện;
d) Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân
lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp, khu chế xuất trình Uỷ ban nhân dân
thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;
đ) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát
triển hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

2. Uỷ ban nhân dân thành phố uỷ quyền cho Ban Quản lý thực hiện các
nhiệm vụ:
a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử
phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có
liên quan tới khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
b) Đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng
nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn
phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở
tại khu công nghiệp, khu chế xuất; cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt
động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
23
hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước
ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất sau khi có ý kiến
chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương;
d) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu
công nghiệp, khu chế xuất nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu
đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B,
C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây
dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình
xây dựng đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất
cho tổ chức có liên quan;
đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu công
nghiệp, khu chế xuất; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc
trong khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao
động, thoả ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao
động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, kế hoạch đưa

người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp;
nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của
doanh nghiệp;
e) Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong khu
công nghiệp, khu chế xuất và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác
có liên quan trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
g) Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp,
khu chế xuất cho tổ chức có liên quan;
h) Tổ chức thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố trong khu công
nghiệp, khu chế xuất theo điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17a
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
được bổ sung tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008
của Chính phủ;
i) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định
tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ
trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với
các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây
dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động
của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo
vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất;
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp
vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà
24
nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các
lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;
k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công
nghiệp, khu chế xuất và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có

liên quan và Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết những vấn đề vượt thẩm
quyền;
l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt
động trong khu công nghiệp, khu chế xuất; đánh giá hiệu quả đầu tư trong
khu công nghiệp, khu kinh tế;
m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản
lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc thẩm quyền
quản lý;
n) Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên
quan và Uỷ ban nhân dân thành phố về tình hình: xây dựng và phát triển khu
công nghiệp, khu chế xuất; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy
chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các
nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các quy
định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện
các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp, khu chế
xuất;
o) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong
khu công nghiệp, khu chế xuất;
p) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu;
q) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định
của Uỷ ban nhân dân thành phố về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được
giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát
triển khu công nghiệp, khu chế xuất; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán
bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý; giới thiệu việc làm cho
công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất;

r) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ
quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo: Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban;
25

×