Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Một số phần mềm được sử dụng phổ biến trong ngân hàng chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.33 KB, 62 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời nói đầu
Ngày nay, hầu hết tất cả những công việc trên thế giới đều được giải
quyết bằng máy tính hoặc có liên quan đến máy tính, cùng với nó là sự bùng
nổ của các phần mềm tin học ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống như :
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ,…. Các ngôn ngữ lập trình mới, các thiết bị
máy móc mới ngày càng nhiều với những tính năng mới tiện dụng hơn, mạnh
mẽ hơn, có thể thay thế cho con người trong nhiều công việc nặng nhọc, nguy
hiểm, vì vậy tin học hiện nay đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống
của con người.
Ở nước ta rất nhiều các ngành nghề đều đã ứng dụng tin học trong công
việc và Ngành ngân hàng cũng là một trong số đó. Trong Ngân hàng Việt
Nam hiện tại thì có rất nhiều nghiệp vụ làm việc với các ứng dụng tin học như
cho vay, chuyển khoản, tính lãi suất, chuyển tiền,… nhưng do một số điều
kiện khách quan về khách hàng, về thiết bị nên các ứng dụng tin học trong
Ngân hàng vẫn sử dụng các ngôn ngữ khá cổ điển là Visual – Foxpro, Visual
Basic, Visual C và một số hệ quản trị CSDL như SQL hay Oracle là chủ yếu
để thiết kế, xây dựng các phần mềm làm việc. Mặc dù vậy, các phần mềm này
đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của công việc, đạt được những thành
công nhất định.
Trong đề án này sẽ trình bày cho các bạn hiểu được một cách khái quát
nhất về Ngân Hàng chính sách và về một phần mềm được sử dụng rất phổ
biến trong Ngân hàng đó là chương trình quản lí giao dịch lưu động tại các
Ngân hàng cấp xã .
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nội dung của đề án gồm 3 chương chính :
Chương 1: Tổng quan về chương trình quản lí giao dịch ở Ngân hàng
cấp xã
1.Chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả của chương trình


2.Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình
3.Yêu cầu thực tế, quản trị nghiệp vụ xây dựng chương trình
4.Sơ bộ về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Chương 2: Xây dựng cấu trúc chương trình
1.Phân tích chức năng cơ bản của chương trình
2.Phân tích dữ liệu của hệ thống
Chương 3: Thiết kế chương trình và xây dựng Project
1.Giới thiệu về ngôn ngữ Foxpro
2.Thiết kế CSDL
3.Thiết kế dự án
Với các nội dung dưới đây, tôi hi vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn
một số thông tin về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và về phần mềm
quản lí việc giao dịch lưu động ở Ngân hàng cấp xã.
Trong khi làm đề án, mặc dù đã cố gắng rất nhiều và được sự chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo trong khoa CNTT trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
nhưng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định .Rất mong được sự đóng
góp ý kiến của mọi người để tôi có thể chỉnh sửa đề án của mình được tốt hơn
nữa . Mọi sự đóng góp xin gửi về Bùi Đức Chung, lớp CNTT 46, Khoa Công
Nghệ Thông Tin, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội .
Bùi Đức Chung
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÍ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG Ở NGÂN HÀNG
CẤP XÃ
I.Chức năng, nhiệm vụ , hiệu quả của chương trình quản lí giao dịch lưu
động ở Ngân hàng cấp xã
1. Một số khái niệm và quy định chung
Tổ giao dịch lưu động: Là nhóm cán bộ tín dụng, kế toán do Giám đốc

Phòng giao dịch phân công thực hiện nhiệm vụ thu, chi nghiệp vụ tại địa bàn
xã theo công văn số 2064/NHCS-TD ngày 12/8/2005 và 2064A ngày
22/4/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH.
Giao dịch tại cấp xã: Là hoạt động thu, chi nghiệp vụ và thực hiện các
giao dịch của Tổ giao dịch lưu động theo ủy quyền của Giám đốc Phòng giao
dịch cấp huyện.
Trung tâm giao dịch huyện: Là hoạt động giao dịch, hạch toán của bộ
phận kế toán tại Trụ sở Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.
Kế toán trung tâm: Là bộ phận Kế toán tại Phòng giao dịch cấp
huyện, làm nhiệm vụ kiểm soát và hạch toán các bút toán giao dịch lưu động
theo quy định tại văn bản 2679/NHCS-KT ngày 10/10/2005 về việc “Hướng
dẫn hạch toán kế toán đối với Tổ giao dịch lưu động”.
2.Chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả của chương trình :
Chương trình phục vụ giao dịch lưu động cấp xã ( gọi tắt là GDXA )
được xây dựng phát triển trên cơ sở của chương trình phần mềm Kế toán giao
dịch ( KTGD ) để thực hiện các công việc như : Giải ngân, cho vay, thu nợ,
huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thông tin khách hàng,
giao dịch nội bộ,…
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giải ngân : phát tiền vay vốn theo hệ số của chứng từ cho vay
(phiếu chi ). Được giám đốc phê duyệt
- Huy động vốn : nhận tiền gửi tiết kiệm trực tiếp từ khách hàng
hoặc qua tài khoản theo quy định của tổng giám đốc NHCSXH
-
……
3.Quy trình vận hành GDXA
Quá trình đi giao dịch lưu động tại xã bằng chương trình cần thực hiện
các bước sau :

- Bước 1: Xuất dữ liệu đi giao dịch xã ( thực hiện tại chương trình
KTGD trung tâm )
- Bước 2: Copy dữ liệu đã được xuất từ trung tâm vào máy tính cá
nhân và mở sổ đầu ngày GDXA
- Bước 3: Thực hiện giao dịch
- Bước 4: Kiểm tra dữ liệu, khoá sổ cuối ngày và xuất dữ liệu về
KTGD trung tâm
- Bước 5: Cập nhật dữ liệu đi giao dịch lưu động vào KTGD trung
tâm ( thực hiện tại chương trình KTGD trung tâm )
II.Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình :
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam là một Ngân hàng mới được
thành lập từ năm 2002 - được tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, vì vậy khi mới ra đời mặc dù đã có quy mô rất rộng rãi trên toàn
đất nước ( có > 6000 chi nhánh ) nhưng cơ sở vật chất sau khi tách ra vẫn còn
nhiểu hạn chế .
Trước khi chương trình quản lí giao dịch lưu động ra đời thì ở các chi
nhánh Ngân hàng chính sách cấp xã, mọi công việc đều làm trên giấy tờ, lưu
trữ trong sổ sách vì vậy làm việc thường mất thời gian, tính toán ghi chép yêu
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cầu rất cẩn thận tránh gây ra những sai lầm dù là nhỏ nhất cũng có thể gây
hậu quả lớn lao; sổ sách lưu trữ nhiều dễ gây thất lạc, nhầm lẫn.
Mỗi nghiệp vụ của Ngân hàng có những tính chất, yêu cầu khác nhau
nên đôi khi cần nhiều người để thực hiện vì vậy khi cần kiểm tra, cập nhật,
tìm kiếm về dữ liệu nào đó thường không có sự thống nhất nhanh mà thường
phải qua trao đổi, xem xét giữa các cá nhân hoặc với một số lượng giấy tờ
khổng lồ nên mất nhiều thời gian mới có được chính xác dẫn tới hiệu quả
công việc chưa cao.
Từ những khó khăn này dẫn tới việc cần có một công cụ, thiết bị phù

hợp có thể giải quyết những khó khăn trong các nghiệp vụ Ngân hàng như:
giải quyết công việc nhanh gọn, chính xác, lưu trữ thông tin dễ dàng, cập nhật
thông tin nhanh chóng,…. Từ đó chương trình quản lí giao dịch lưu động đã
ra đời nhằm đáp ứng phần nào các yêu cầu về sự chính xác, nhanh chóng
trong các nghiệp vụ Ngân hàng.
III.Yêu cầu thực tế, quá trình nghiệp vụ xây dựng chương trình giao dịch
lưu động cấp xã
1. Mục tiêu tổng quát
- Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, tiến tới tổ chức, quản trị ngân
hàng theo các chuẩn mực của các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới.
- Tìm kiếm giải pháp phù hợp với yêu cầu hoạt động của NHCSXH
trong việc đầu tư mua sắm một hệ thống gồm phần mềm ứng dụng quản lý
ngân hàng và phần cứng tương ứng được xây dựng theo mô hình tập trung dữ
liệu trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến,
có khả năng hỗ trợ các nghiệp vụ hiện có, mở ra điều kiện cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ mới trong tương lai.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phấn đấu trở thành một tổ chức tài chính vi mô lớn mạnh có công
nghệ hiện đại, phát huy vai trò của tổ chức thực thi chính sách xoá đói giảm
nghèo của Đảng và Nhà Nước, góp phần hiện thực hoá công bằng xã hội.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của NHCSXH theo hướng hiện
đại và hội nhập, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới vùng
sâu vùng xa.
- Chủ động khai thác các nguồn lực trong xã hội để phục vụ các đối
tượng chính sách, tăng năng lực tài chính để dần giảm gánh nặng cho Ngân
sách Nhà Nước tiến tới tự chủ về tài chính.
2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu
cầu phát triển của NHCSXH.
- Tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo việc thu thập, xử lý
và truy vấn thông tin được nhanh chóng nhằm đạt hiệu quả cao trong các lĩnh
vực hoạt động quan trọng của Ngân hàng. Ví dụ như các nghiệp vụ về: Thông
tin khách hàng, Quản lý tài sản nợ và tài sản có, Quản lý rủi ro, Quản lý hoạt
động tín dụng chính sách, Các hệ thống thông tin quản lý.
- Có cơ sở, nền tảng công nghệ vững chắc mở ra cơ hội triển khai các
dịch vụ, sản phẩm của một ngân hàng hiện đại trong tương lai. Hệ thống mới
không chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt mà còn có khả năng đáp ứng các
dịch vụ mới E-banking, phone-banking, home-banking, Internet-Banking,
Card-ATM, tài trợ thương mại.
- Nâng cao năng suất lao động ở mọi khâu của các quy trình nghiệp vụ
tác nghiệp
- Từng bước tập trung hoá thông tin hoạt động toàn ngành.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tạo ra hệ thống thanh toán trong nội bộ ngân hàng tiên tiến về công
nghệ, tạo thuận lợi cho việc xử lý theo thời gian thực và giao diện thành công
với hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã hình thành ở Việt Nam
- Đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn từ bên trong, giảm thiểu những
nguy cơ đe doạ tấn công từ bên ngoài
- Hệ thống mới không chỉ mở rộng khả năng hoạt động của ngân hàng
mà còn phải bảo vệ đầu tư hạ tầng tin học đã có.
- Tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ luật giao dịch điện tử và quy định kế
toán trên máy vi tính và các quy định khác của Nhà Nước trong lĩnh vực
Ngân hàng Tài chính.
- Thời gian triển khai không quá dài làm ảnh hưởng đến môi trường
hoạt động kinh doanh hiện tại. Các cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ của ngân

hàng nắm bắt được công nghệ mới và quy trình hoạt động mới, phù hợp với
thông lệ ngân hàng quốc tế
- Đổi mới cũng là xu thế tất yếu chung của thời đại, tạo ra cơ hội cho
toàn thể cán bộ trong hệ thống NHCSXH và khách hàng được tiếp cận, học
tập và hiểu biết công nghệ mới. Từ đó, NHCSXH sẽ phát huy tốt hơn nữa vai
trò của tổ chức thực thi chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà
Nước, góp phần hiện thực công bằng xã hội.
IV. Sơ bộ về cơ quan thực tập
Ngân hàng Chính sách xã hội, viết tắt là NHCSXH được thành lập
theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm
các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất,
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
(chương trình 135). Đây thật sự là tin vui đối với các đối tượng chính sách vì
họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất
là dựa trên tiền đề những thành công 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục
vụ người nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống
nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và
được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt
động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Trong Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng
Chính phủ xác định: Đây là Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Một nhiệm

vụ quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn, cán bộ nhân viên Ngân hàng Chính
sách xã hội đã và đang phát huy tiền đề vững chắc đã có, đồng thời thực hiện
tốt các chức năng mở rộng để xây dựng một kênh tín dụng mới tiếp tục phục
vụ có hiệu quả các đối tượng chính sách trong cả nước.
Chính thức đi vào hoạt động từ 11 tháng 3 năm 2003 nhưng đến nay
Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức
mạng lưới. Tính đến nay, Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội
bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản
trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 600 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận,
huyện.
Bộ máy điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập ở
cả 3 cấp đang tập trung chỉ đạo triển khai việc huy động vốn và cho vay vốn
người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến nay, hệ thống Ngân
hàng Chính sách xã hội bao gồm Hội sở chính ở Trung ương, Sở giao dịch,
64 chi nhánh cấp tỉnh, thành phố và 597 Phòng giao dịch cấp huyện, 8076
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
điểm giao dịch tại xã, phường. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang
triển khai nhiều giải pháp, phát huy kết quả bước đầu, khắc phục một số tồn
tại, vướng mắc, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thật sự trở
thành lực lượng kinh tế hữu hiệu trên mặt trận xoá đói giảm nghèo, ổn định
chính trị, xã hội của đất nước.
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam :
a. Các chức năng chính của Ngân hàng :
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức
và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy
động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và
các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài

nước; Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng
Nhà nước.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc
không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín
dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ
trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và
ngoài nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham
gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng
về thanh toán và ngân quỹ:
• Cung ứng các phương tiện thanh toán.
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng
tiền mặt.
• Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá
nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác
*/ Các đối tượng phục vụ :
Đối tượng cho vay
Lãi trong
hạn
Lãi quá

hạn
1
.
Hộ nghèo
- Hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó
khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa
0,6%/tháng 130%
- Hộ nghèo thuộc các khu vực khác 0.65%/tháng 130%
2. Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn
0.65%/tháng 130%
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
- Các tổ chức sản xuất của thương binh,
người tàn tật
0.5%/tháng 130%
- Các đối tượng khác 0.65%/tháng 130%
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Cho vay xuất khẩu lao động 0.65%/tháng 130%
5
.
Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ
- Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở bán trả
chậm cho các hộ dân
0.65%/tháng 200%
- Cho vay NS&VSMTNT 0.65%/tháng 130%
- Cho vay làm nhà vượt lũ đồng bằng sông
Cửu Long
3%/năm 130%
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
*/ Những điều cần biết khi vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH :
- Điều kiện để được vay vốn:
Để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người vay phải có
đủ các điều kiện sau:
- Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có hộ khẩu thường trú tại nơi vay vốn.
- Có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người vay
vốn thuộc đối tượng chính sách.
- Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài.
- Người lao động hoặc hộ gia đình mà người lao động là thành viên phụ
thuộc không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Chính
sách xã hội.
- Mục đích sử dụng tiền vay:
Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để chi trả các chi phí, lệ phí hợp
pháp như sau: Phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay lượt
đi và các chi phí cần thiết trong hợp đồng lao động.
- Mức cho vay:
Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí hợp lý mà người lao động phải
trả nhưng không quá 20 triệu đồng đối với một đối tượng chính sách đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài.
- Lãi suất cho vay
Hiện nay, mức lãi suất cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài là 0,65% tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất
cho vay.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Quy trình thủ tục vay vốn
Đối với hộ nghèo
- Tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn
- Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do Ngân hàng
chính sách xã hội cấp) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp
được ủy quyền phải có CNND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên
sổ tiết kiệm và vay vốn để nhận tiền vay.
Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.
- Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được
vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay
vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban xóa đói giảm
nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được
UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi Ngân hàng.
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải
ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.
- Cùng Ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn.
Những hộ nghèo không được vay vốn
Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời
gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận
loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,
lười biếng không chịu lao động.
Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn
tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo.


Chú thích:
1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn
2. Tổ vay vốn bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo
đề nghị vay vốn lên Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã.
3. Ban xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh
sách lên Ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch
giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến tổ chức
chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ tiết
kiệm và vay vốn.
7. Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt
của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân đến từng hộ gia
đình được vay vốn.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quy trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài:
- Điều kiện để được vay vốn:
Để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người vay phải có
đủ các điều kiện sau:
- Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có hộ khẩu thường trú tại nơi vay vốn.
- Có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người vay
vốn thuộc đối tượng chính sách.

- Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài.
- Người lao động hoặc hộ gia đình mà người lao động là thành viên phụ
thuộc không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Chính
sách xã hội.
- Mục đích sử dụng tiền vay:
Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để chi trả các chi phí, lệ phí hợp
pháp như sau: Phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay lượt
đi và các chi phí cần thiết trong hợp đồng lao động.
- Mức cho vay:
Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí hợp lý mà người lao động phải
trả nhưng không quá 20 triệu đồng đối với một đối tượng chính sách đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài.
- Lãi suất cho vay
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay, mức lãi suất cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài là 0,65% tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất
cho vay.
- Quy trình thủ tục vay vốn
Đối với khách hàng
- Người vay gửi Ngân hàng chính sách xã hội giấy đề nghị vay vốn có
xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người lao động thuộc
đối tượng chính sách.
- Gửi Ngân hàng Chính sách xã hội hợp đồng lao động đã ký với bên
tuyển dụng.
Đối với Ngân hàng
- Thẩm định, tái thẩm định (nếu cần thiết) các điều kiện vay vốn, ra
quyết định cho vay.

- Tiền vay được Ngân hàng chính sách xã hội chuyển trả cho bên tuyển
dụng sau khi người vay đã ký nhận nợ với Ngân hàng hoặc phát trực tiếp đến
người lao động nếu có đề nghị bằng văn bản của bên tuyển dụng.
- Sơ đồ quy trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài.
Chú thích:
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. Người vay gửi tới Ngân hàng Chính sách xã hội (nơi cho vay):
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về người lao động thuộc đối tượng chính sách.
- Hợp đồng lao động đã được ký kết với bên tuyển lao động.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thẩm định, tái thẩm định (nếu
cần thiết) và ra quyết định cho vay.
3. Giải ngân: Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển tiền vay cho bên
tuyển dụng sau khi người vay đã kí nhận nợ với Ngân hàng hoặc phát tiền
trực tiếp cho người vay nếu được bên tuyển dụng đề nghị bằng Văn bản.
2. Chức năng, nhiệm vụ của CNTT trong Ngân hàng CSXH :
Hiện nay, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành
và tác nghiệp kinh doanh của các ngân hàng được đánh giá qua 3 cấp độ
tương ứng với 3 mô hình của hệ thống ứng dụng sau:
- Mô hình dữ liệu phân tán
- Mô hình dữ liệu tập trung
- Mô hình dữ liệu nửa phân tán, nửa tập trung
BDA của NHCSXH căn cứ vào mạng lưới hoạt động của NHCSXH là
rộng và trên địa hình phức tạp, cộng với hiện trạng viễn thông hiện nay tại
Việt Nam, đã lựa chọn triển khai hệ thống với mô hình dữ liệu tập trung. Tuy
nhiên, trong giai đoạn đầu, tại một số chi nhánh, phòng GD còn hạn chế về
đường truyền thông thì sẽ chạy theo cơ chế Off-line, dữ liệu lưu tại chi nhánh

và theo định kỳ (có thể là cuối mỗi ngày, 5 ngày, 10 ngày, cuối tháng … tuỳ
thuộc vào cấu hình hệ thống) chuyển dữ liệu về Trung tâm.
Đối với các tổ đi giao dịch lưu động, tải dữ liệu mới nhất về máy tính
xách tay để đi giao dịch. Trong trường hợp cơ sở hạ tầng về truyền thông phát
triển, sẽ sử dụng kết nối trực tuyến về dữ liệu trung tâm để giao dịch.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mô hình hệ thống được mô tả như sau:
Hình 1. Hệ triển khai theo mô hình dữ liệu tập trung
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 2. Hệ triển khai theo mô hình dữ liệu phân tán tại một số điểm
(CN, PGD)
Một số yêu cầu chính đối với hệ thống mới là:
- Hệ thống mới phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các quy định của luật pháp về quản lý ngân hàng, tài chính.
- Tiêu chuẩn hệ thống mở: Tính mở của hệ thống được xem xét bao
hàm: Phần cứng, hệ điều hành, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, khả năng
tích hợp, khả năng tham số hoá của chương trình. Đồng thời, ứng dụng phải
được thiết kế độc lập với nghi thức truyền thông.
- Về Cơ sở dữ liệu và truy nhập dữ liệu: Hệ thống phải có khả năng
vận hành đồng thời 2 mô hình dữ liệu tập trung và phân tán, đảm bảo tính
đồng nhất và toàn vẹn dữ liệu và phải lấy khách hàng làm trung tâm.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Về thời gian xử lý: Ứng dụng phải có khả năng xử lý các giao dịch
(bổ sung, cập nhật, xoá) của người sử dụng ở bất kỳ đơn vị chi nhánh nào kết

nối mạng WAN trong vòng tối đa 10 giây. Đảm bảo thời gian truyền tải dữ
liệu hai chiều trên mạng WAN là 5 giây đối với từng giao dịch.
- Hỗ trợ đa chi nhánh: Bên cạnh việc duy trì tính toàn vẹn dữ liệu, ứng
dụng phải có khả năng xử lý thông tin phát sinh từ nhiều chi nhánh khác
nhau. Mỗi chi nhánh sẽ xử lý nhiều loại tài khoản ở các tần suất khác nhau.
Các đơn vị có chung nơi tập trung dữ liệu giao dịch có khả năng cho phép
khách hàng giao dịch tại một trong các đơn vị đó bất kể tài khoản của họ nằm
ở chi nhánh nào. Hệ thống có khả năng tự động tạo bút toán liên chi nhánh và
hạch toán tương ứng vào sổ cái.
- Đáp ứng được số lượng giao dịch hiện thời và mức tăng trưởng trong
tương lai.
Theo số liệu điều tra, hiện tại NHCSXH có hơn 4,5 triệu khách hàng.
Tỷ lệ giao dịch định kỳ hàng tháng với ngân hàng khá cao. Tính bình quân
hàng ngày có khoảng 140.000 giao dịch trên tổng số 665 điểm giao dịch (Hội
sở tỉnh và Phòng giao dịch). Tính trung bình mỗi ngày, một phòng giao dịch
có khoảng 220 giao dịch khách hàng. Tại một thời điểm, toàn hệ thống có thể
có đồng thời 2.000 giao dịch cùng lúc (số liệu điều tra toàn hệ thống tháng 10
năm 2006).
Trong kế hoạch 5 đến 7 năm tới mức tăng trưởng bình quân hàng năm
là 18% . Hệ thống mới phải có khả năng đáp ứng về số lượng giao dịch hiện
tại và mức tăng trưởng trong 7 năm tới. Một mặt, thích nghi với sự thay đổi
về số lượng giao dịch tăng lên, một mặt phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu về thời
gian xử lý giao dịch theo quy định.
- Vấn tin và lập báo cáo: Hệ thống không chỉ đáp ứng được hệ thống
báo cáo trong nội bộ NHCSHXH mà còn phải đáp ứng được khả năng lập báo
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cáo theo các quy định của cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà Nước, Bộ tài
chính

- Tài liệu: Hệ thống phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại tài liệu về
hệ thống để người dùng có thể vận hành và bảo trì được hệ thống.
- Ngôn ngữ ứng dụng: Hệ thống hỗ trợ hai ngôn ngữ tiếng Anh và
tiếng Việt. Tiếng Việt sử dụng bộ chữ tiếng Việt UNICODE theo chuẩn
TCVN6909:2001
- Tính bảo mật của hệ thống: Hệ thống hoàn toàn có khả năng đáp ứng
các quy định về an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành
Ngân hàng thể hiện trong Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006
của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
- Các cấu phần hệ thống: Để hỗ trợ được đầy đủ các yêu cầu nghiệp
vụ hiện có hiện nay của NHCSXH, yêu cầu hệ thống phải có đầy đủ các cấu
phần sau:
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
Giao diện người sử dụng
Phân hệ quản trị hệ thống
Phân
hệ tiền
gửi
Phân
hệ tiền
vay và
quản lí
tài sản
thế
chấp
Phân hệ
chuyển
tiền
Phân
hệ

quản lí
nguồn
vay
quỹ
Phân
hệ
báo
cáo
Phân hệ quản lí thông tin khách hàng
Phân hệ kế toán-quản lí tài chính
Giao
dịch
với hệ
thống
khác
Sản
phẩm
NH
hiện
tại
Quản
lí tài
sản
nội bộ
20
Phân
hệ sao
lưu và
khôi
phục

hệ
thống
Phân
hệ an
toàn
và bảo
mật hệ
thống
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài các cấu phần trên, hệ thống còn có thêm chương trình quản lý
Nhân sự - Tiền lương được tích hợp với hệ thống phần mềm ngân hàng lõi.
- Nền tảng công nghệ
+ Hệ điều hành máy chủ: Linux, UNIX, AS400, WINDOWS NT,
WINDOWS 2K…
+ Hệ điều hành máy trạm: Windows
+ Cơ sở dữ liệu: Oracle, DB2…
+ Mô hình ứng dụng: 3 lớp (DB, Application logic, Presentation)
+ Giao diện người dùng cuối: sử dụng công nghệ WEB BASED
- Cơ chế bảo mật
+ Bảo mật hạ tầng phần cứng, mạng
+ Bảo mật lớp cơ sở dữ liệu
+ Bảo mật lớp truy cập ứng dụng
3.Khái quát về các phần mềm dùng trong Ngân hàng chính sách xã
hội Việt Nam :
Các phần mềm chính được sử dụng trong NHCS :
Để có thể trình bày về các công việc của Ngân hàng chính sách một cách
thuận tiện, tôi xin được giới thiệu về các phần mềm tin học đang được ứng dụng
trong Ngân hàng cùng với chức năng phục vụ của các phần mềm đó :
- Phần mềm kế toán giao dịch
- Phần mềm giao dịch xã

- Phần mềm thông tin báo cáo
- Phần mềm chuyển tiền nội tỉnh
- Phần mềm chuyển tiền ngoại tỉnh
- Phần mềm Fastnet
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.1. Phần mềm Kế toán giao dịch (KTGD)
- Chức năng: Thực hiện theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động nghiệp
vụ kế toán của NHCSXH như: Cho vay, thu nợ, Huy động vốn từ tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi thanh toán, thông tin khách hàng, giao dịch nội bộ
- Hệ điều hành: Window
- Cơ sở dữ liệu: Foxpro
- Ngôn ngữ lập trình:Foxpro
- Mô hình ứng dụng: File/Server.
- Điểm cài đặt: Tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh tỉnh, Sở giao
dịch.
3.2 Phần mềm Giao dịch xã
- Chức năng: thực hiện theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động nghiệp
vụ kế toán của NHCSXH như: Cho vay, thu nợ, huy động vốn từ tiền gửi tiết
kiệm tại điểm lưu động tại xã.
- Hệ điều hành: Window
- Cơ sở dữ liệu: Foxpro
- Ngôn ngữ lập trình:Foxpro
- Mô hình ứng dụng: File/Server.
- Cài đặt: Trên các máy tính xách tay dùng để đi giao dịch lưu động tại
các xã/phường
3.3 Phần mềm Thông tin báo cáo
- Chức năng: Sử dụng để tạo, tổng hợp các báo cáo thống kê trong
toàn hệ thống NHCSXH như: Báo cáo kế toán, Báo cáo tín dụng, Báo cáo tài

chính, Điện báo, Chỉ tiêu điện báo 477 gửi NHNN, Báo cáo thông tin rủi ro
tín dụng…
- Hệ điều hành: Windows
- Cơ sở dữ liệu: Foxpro
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Ngôn ngữ lập trình:Foxpro
- Mô hình ứng dụng: File/Server.
- Điểm cài đặt: Tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh tỉnh, Sở giao
dịch và Hội sở chính
3.4 Phần mềm chuyển tiền Nội tỉnh
- Nền tảng công nghệ
o Hệ điều hành: Windows
o Cơ sở dữ liệu: Microsoft Access
o Ngôn ngữ lập trình:VB6
o Mô hình ứng dụng: Client/server
- Chức năng: Chương trình này dùng để chuyển các lệnh thanh toán
trong cùng một tỉnh. Nó bao gồm các module sau:
oModule Trung tâm xử lý
oModule tại Đơn vị chuyển tiền
oModule Cấp khóa TTXL
- Phương thức truyền dữ liệu: Xuất dữ liệu ra file sau đó dùng chương
trình Fastnet truyền file đi
- Các cấu phần hệ thống của hệ thống Fasnet :
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.5 Phần mềm chuyển tiền Ngoại tỉnh :
- Hệ điều hành máy chủ Cơ sở dữ liệu: Linux Redhat AS 3.0

- Hệ điều hành máy trạm: Windows
- Cơ sở dữ liệu: Oracle 9.1
- Ngôn ngữ lập trình: Oracle Form/Report
- Mô hình ứng dụng: Client/server
- Chức năng: Chương trình này dùng để chuyển các lệnh thanh toán đi
ngoại tỉnh. Nó bao gồm hai module sau:
o Module Trung tâm thanh toán (TTTT)
o Module Đơn vị chuyển tiền (ĐVCT)
- Phương thức truyền dữ liệu: đồng bộ dữ liệu giữa máy chủ của chi
nhánh và máy chủ của TTTT (hiện nay đang đặt tại Sở giao dịch) qua đường
dialup.
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
Hệ
thống
file
đi/đến
TRUNG TÂM XỬ LÝ TỈNH
ĐƠN VỊ CHUYỂN TIỀN - PGD
Cấp khoá
bảo mât
Xử lý file và
nghiệp vụ
Giao diện
với KTGD
Xử lý file và
nghiệp vụ
Giao diện
với KTGD
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Mô hình và phạm vi của hệ thống
3.6 Phần mềm Fastnet
Phần mềm này được dùng để truyền/nhận file giữa hai đơn vị trong
cùng hệ thống NHCSXH. Với Fastnet thì thông tin sẽ được chuyển từ các địa
phương chuyển về máy chủ trung tâm hoặc ngược lại, từ đó thông tin được
chuyển giao đến các máy chủ con khác hoặc được xử lí tại trung tâm theo yêu
cầu của nơi gửi .
Bùi Đức Chung Lớp: CNTT K46
Trung tâm thanh toán
Quốc gia (NHNN)
Các NHTM khác
TRUNG TÂM THANH TOÁN
NHCSXH
Các NHTM
khác
NHTNN
Tỉnh/TP
CHI NHÁNH HUYỆN
TT Nội tỉnh KTGD
CHI NHÁNH TỈNH
TT Nội
tỉnh
TT Ngoại
tỉnh
KTGD
Trung
tâm điều
hành
HỆ THỐNG THANH TOÁNCHUYỂN TIỀN NGOẠI TỈNH
CHI NHÁNH TỈNH

TT Nội
tỉnh
TT Ngoại
tỉnh
KTGD
CHI NHÁNH HUYỆN
TT Nội tỉnh KTGD
25

×