Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty CPMIKADO HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.13 KB, 48 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Học Viện Ngân Hàng, em đã được các Thầy
Cô truyền đạt một nền tảng kiến thức thật vững chắc qua các môn học đại
cương lẫn chuyên ngành để làm hành trang bước vào cuộc sống. Khi thực tập
tại Công ty CP MIKADO HƯNG YÊN, em đã được các anh chị Phòng
Tài chính, Kế toán tạo điều kiện cho em bổsung thêm kiến thức, kinh
nghiệm thực tế, giúp em có thể thấy rõ sự khác biệt giữa lý thuyết và thực
tiễn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành:
Quý Thầy Cô khoa Tài chính- Kế toán Học Viện Ngân Hàng,
những người đã dày công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Ban Giám Đốc Công ty CP MIKADO HƯNG YÊN cùng các anh chị
Phòng Tài chính, Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em tìm kiếm,
thu thập tài liệu để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tuy nhiên với khả năng và trình độ còn hạn chế của một sinh viên thực tập, bước
đầu đi vào thực tế còn bỡ ngỡ, nên chuyên đề thực tập này sẽ khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của các
Thầy Cô và các anh chị ở Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần
nữa, em xin cảm ơn tất cả mọi người trong Công ty và quý Thầy Cô. Em xin
chúc Quý Công ty và Thầy Cô luôn luôn dồi dào sức khoẻ và thành
công trong cuộc sống!
Trân trọng cảm ơn
Sinh viên
Ngô Văn Phong
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Những
thông tin, số liệu trong bài được trích dẫn trung thực từ những tài liệu chuyên


nghành có liên quan và được cung cấp bởi công ty CP MOKADO HƯNG
YÊN.
Sinh viên
Ngô Văn Phong
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
MỤC LỤC
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Từ khi mở cửa thị trường, xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối
với quốc gia nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu đã
đem lại nhiều lợi ích cho một quốc gia và cho các doanh nghiệp. Về khía
cạnh doanh nghiệp, xuất khẩu tạo nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, nó là
điều kiện giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để thành công trong kinh
doanh trên thị trường quốc tế thì hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Để thành công thì ngay từ hoạt động nghiên cứu thị trường
đến hoạt động thực hiện hợp đồng thanh toán tiền hàng đều phải được thực
hiện một cách cẩn trọng và nghiêm ngặt.
Về sản phẩm gạch đá ốp lát cao cấp có nhiều đặc tính vượt trội so với
sản phẩm gạch đá ốp lát bình thường: bền, mầu sắc đẹp,… Đây là sản
phẩm tiềm năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thẩm mỹ cũng như
hiệu quả sử dụng của thị trường. Trong tương lai gần thì đây là ngành rất
có cơ hội phát triển, bởi đây là ngành sử dụng công nghệ hiện đại. Hơn
nữa, đây là ngành rất phù hợp với điều kiện của nước ta. Để tạo dựng
thương hiệu và đứng vững trên thị trường thế giới thì doanh nghiệp cần

nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
2. Mục đích của vấn đề nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài này:
Thứ nhất, thấy được thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát
cao cấp của công ty CP MIKADO HƯNG YÊN.
Thứ hai, đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp
của công ty.
3. Kết cấu của đề tài.
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
1
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Đề tài nghiên cứu: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát
cao cấp của Công ty CPMIKADO HƯNG YÊN và giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt đông xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp và thực trạng thị trường gạch đá ốp lát Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát của
công ty CP MIKADO HƯNG YÊN.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phảm gạch đá ốp lát
cao
cấp của công ty.
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
2
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG
ĐÁ ỐP LÁT VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU

CỦA
DOANH
NGHIỆP.
1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quốc tế, một hoạt động kinh
doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán
riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức
nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế ổn định, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá đất nước và từng
bước nâng cao đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá
và dịch vụ được bán cho nước ngoai nhằm thu ngoại tệ. Xét trên góc độ các hình
thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh
nghiệp khi bước vào lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp.
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoại. Xét ở khía
cạnh doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu có vai trò:
Thứ nhất, tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tạo động lực khiến
doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên
thị trường thế giới. Khi đó doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống sản xuất
đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, củng cố và nâng cao hiệu quả
trong kinh doanh, luôn luôn có chiến lược trong chính sách giá cả có tính
cạnh tranh nhất… Xuất khẩu là phương án tích cực nhất giúp doanh
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu.
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường,
tăng nhanh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, làm tăng tốc độ quay vòng
vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời, khi tham gia vào thị trường thế giới,

doanh nghiệp có cơ hội mở rộng mối quan hệ, tận dụng sự hợp tác, từ đó mà
doanh nghiệp chia sẻ được rủi ro.
1.1.3. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu.
Khác với mục tiêu xuất khẩu của một quốc gia đó là xuất khẩu để
nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế như: phục vụ cho công
nghiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, tạo công ăn việc làm… Mục tiêu của
doanh nghiệp xuất khẩu không phải để nhập khẩu mà để thu ngoại tệ và
hưởng lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới.
Đối với công ty CP MIKADO HƯNG YÊN, mục tiêu của hoạt động
xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp là thu ngoại tệ, thu lợi nhuận từ các
thương vụ xuất khẩu, từ đó mà đảm bảo nguồn vốn quay vòng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, cho cải tiến công nghệ, mở rộng quy
mô sản xuất.
1.2. CÁC HÌNH THỨC XUẤT
KHẨU.
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp.
Là phương thức xuất khẩu trong đó việc thiết lập mối quan hệ mua bán
và thoả mãn các điều kiên mua bán được diễn ra trực tiếp giữa người mua và
người bán. Hay nói cách khác là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ
do chính
doanh nghiệp trong nước sản xuất ra hoặc đặt mua từ các doanh
nghiệp sản xuất
trong nước sau đó xuất khẩu những sản phẩm này ra nước
ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hình thức này có ưu điểm là lợi
nhuận thu được của doanh nghiệp thường cao hơn các hình thức khác. Với
vai trò là người bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của
mình thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, tiếp cận thị trường, nắm
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy vậy hình thức này đòi
hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro như
không xuất được hàng, không thu mua được hàng, rủi ro do thay đổi tỷ giá
hối đoái…
1.2.2. Xuất khẩu trung gian.
Đây là phương thức xuất khẩu, ở đó người bán và người mua phải
thông qua người thứ ba để thoả thuận điều kiện mua bán. Người trung gian
có thể là đại lý hoặc nhà mô giới. Hình thức này sẽ an toàn hơn hình thức
xuất khẩu trực tiếp vì giảm thiểu được rủi ro do thị trường đem lại khi thị
trường là thị trường mới. Đặc biệt doanh nghiệp không cần bỏ vốn nhiều,
nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy.
1.3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU.
1.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Như các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường
trong xuất khẩu rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về
thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm
nền tảng cho chiến lược marketing xuất khẩu. Nếu không thực hiện nghiên
cứu thị trường xuất khẩu hoặc thực hiện sơ sài, doanh nghiệp sẽ phải đối
mặt với những rủi ro
rất lớn do tính phức tạp trong kinh doanh quốc tế đem
lại.
Tuỳ theo đặc điểm yêu cầu và điều kiện riêng của từng doanh
nghiệp mà doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập
khẩu theo một trong ba hình thức: tự tiến hành nghiên cứu, thuê dịch vụ
nghiên cứu, kết hợp tự tiến hành và thuê dịch vụ nghiên cứu.
Mục đích của nghiên cứu thị trường là lựa chọn thị trường xuất khẩu,
lựa chọn đối tác trên thị trường đó. Cơ sở để lựa chọn thị trường xuất khẩu
là mục tiêu và năng lực của doanh nghiệp phải tương ứng với các nhân tố
thuộc về môi trường và thị trường nước ngoài. Cách thức nghiên cứu thị

Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
trường để lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác:
- Phân đoạn thị trường nhằm hiểu biết quy luật của từng thị
trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có và họ đang cần; yêu cầu đặt ra đối
với sản phẩm về chất lượng, mẫu mã; dung lượng thị trường; điều kiện chính
trị, thương mại, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật…
- Gạn lọc sơ bộ những thị trường không thích hợp: Đó là các thị
trường có chế độ bảo hộ mậu dịch khắt khe; yêu cầu quá cao đối với chất
lượng sản phẩm; đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó quá mạnh…
- Tiếp theo đó là lựa chọn thị trường mục tiêu để thực hiện xuất khẩu.
1.3.2. Nguồn hàng.
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư,
sản xuất, kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết
hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại
nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho hoạt động xuất
khẩu. Yêu cầu đối với việc thu gom hàng xuất khẩu là phải đáp ứng về
phẩm chất, đủ về số lượng hàng hoá và đảm bảo thời gian giao hàng.
Như vậy công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu có thể được chia thành
hai loại hoạt động chính:
Loại những hoạt động sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất hàng hoá
cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì là cơ bản và
quan trọng
nhất.
Loại những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn
hàng cho hoạt động xuất khẩu thường do các tổ chức ngoại thương làm
những chức năng trung gian cho xuất khẩu hàng hoá.
1.3.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu

quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Đàm phán để đi đến ký kết hợp
đồng trong mua bán là cả một quá trình cần có kiến thức sâu rộng. Bởi việc
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
mua bán ở đây là mua bán giữa các quốc gia khác nhau về nhiều mặt: ngôn
ngữ, văn hóa, luật pháp,…Do vậy trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng
phải hiểu rõ các điều khoản mà đối tác đưa ra. Trong quá trình đàm phán
còn phải căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường, đối thủ cạnh tranh,
khả năng điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa
doanh nghiệp và đối tác.
Có các hình thức đàm phán sau thường được áp dụng:
- Đàm phán qua điện thoại, điện tử tin học:
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật
và thông tin liên lạc thì phương thức đàm phán qua điện thoại càng trở
nên phổ biến. Ưu điển nổi bật của phương thức này là tiết kiệm được thời
gian, nó cho phép ta nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhanh chóng. Tuy
nhiên, nếu đàm phán kinh doanh qua điện thoại thì không có gì làm bằng
chứng hợp pháp cho sự thoả thuận giữa hai bên. Do đó người ta thường sử
dụng kết hợp đàm phán qua điện thoại với dùng fax.
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp:
Đàm phán gặp gỡ trực tiếp truyền thống là “phải nắm bắt được tận
tay, nhìn thấy mặt nhau, đối diện nhau”. Ngày nay, vẫn nhìn thấy mọi
hành vi của nhau, đối diện nhau nhưng không thể “bắt tay nhau”. Đó là
hình thức đàm phán qua cầu truyền hình trực tiếp. Trong quá trình đàm
phán trực tiếp thì các bên nắm bắt được tâm lý và phản ứng của nhau một
cách trực tiếp thông qua cử chỉ, vẻ mặt, điệu bộ,…qua đó các bên các bên
có thể tác động đến quan điểm và mong muốn của nhau bằng cách thức cụ
thể để đi đến sự thống nhất chung, tìm ra giải pháp dung hòa lợi ích của các
bên. Phương thức đàm phán trực tiếp đẩy nhanh tốc độ giải quyết và nhiều

khi là lối thoát duy nhất cho những cuộc đàm phán qua thư tín, điện thoại,
điện tử đã kéo dài lâu mà vẫn chưa có kết quả.
1.3.4. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền hàng.
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Sau khi đã ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và
trình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên
thiệt hại. Tất cả những sai sót là cơ sở phát sinh khiếu lại. Các công việc
trong giai đoạn này gồm:
- Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: Doanh nghiệp đóng gói hàng hoá, chuẩn
bị hàng hóa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. Đồng thời
doanh nghiệp phải sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi
tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Tiến hành làm các thủ tục để giao hàng như: thuê phương tiện vận
tải, mua bao hiểm, làm thủ tục hải quan. Tùy theo điều khoản trong hợp
đồng mà doanh nghiệp tiến hành làm các thủ tục khác nhau.
- Giao hàng theo đúng điều kiện đã được thể hiện trong hợp đồng:
giao
theo điều kiện FOB, CIF, tuỳ theo hợp đồng đã thoả thuận theo hình
thức nào.
- Cuối cùng là nghiệp vụ thanh toán tiền hàng: thanh toán theo hình
thức nhờ thu, L/C,…
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ.
1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
1.4.1.1. Những nhân tố khách quan.
Nhân tố luật pháp và chính trị.
Khi kinh doanh xuất nhập khẩu ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế

giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem xét tình hình chính trị và luật
pháp của quốc gia đó. Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nói
cách khái quát là luật sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực, những
hoạt động và những hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
thực hiện kinh doanh và những lĩnh vực, những hình thức, mặt hàng doanh
nghiệp không được phép tiến hành hoặc được phép nhưng phải có điều kiện
nhất định. Môi trường chính trị và luật pháp có thể đưa lại những cơ hội
hoặc thách thức cho các doanh nghiệp. Vì vậy hiểu và kiểm soát được môi
trường này là yếu tố quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Với đặc thù sản phẩm của công ty CP MP MIKADO HƯNG YÊN
được chủ yếu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì hệ thống quy phạm
pháp luật (đặc biệt là các quy định về xuất nhập khẩu) cần hoàn chỉnh, ổn
định và chặt chẽ.
Nhân tố kinh tế.
Môi trường kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp. Trong một vài thập kỷ trở lại
đây, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ, với việc hình thành và
ra đời của nhiều liên minh, liên kết mang tính khu vực và toàn cầu. Việc
hình thành các khối liên kết về kinh tế đã góp phần làm tăng hoạt động
kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên đồng thời cũng
làm giảm tỷ lệ mậu dịch giữa các nước không phải là thành viên. Bên cạch
đó, khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thì nền kinh tế trong nước sẽ bị ảnh
hưởng nhiều của kinh tế thế giới.
Đối với công ty, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu, cùng với
đó là nguyên vật liệu để sản xuất cũng chủ yếu là nhập khẩu. Do đó tình
hình kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước và của nước nhập khẩu

đều là nhân tố ảnh hưởng lớn của công ty.
Trong thời gian qua, giá dầu thô trên thế giới không ngừng biến động
đã có ảnh hưởng đáng kể đến đơn giá nguyên vật liệu nhập khẩu của công
ty, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của công ty. Tuy
nhiên, do tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín, bên cạnh đó
nhờ có chiến lược hợp lý, công ty luôn ổn định được nguồn nguyên vật liệu
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nhập khẩu có chất lượng yêu cầu và giá cả cạnh tranh cao nhất. Đồng thời
chính sách thị trường linh hoạt, phù hợp có thể hạn chế ảnh hưởng của sự
biến động giá nguyên liệu đầu vào.
Nhân tố công nghệ.
Nhân tố công nghệ là yếu tố mang đầy kịch tính nhất, có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ
mới phát sinh sẽ huỷ diệt công nghệ trước đó và một khi doanh nghiệp
không theo đuổi được sự phát triển của công nghệ thì doanh nghiệp sẽ
không đứng vững được trên thị trường.
Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty
thì công nghệ là một nhân tố tạo nên sự thành công của công ty trên thị
trường thế giới. Các dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo của MIKADO
HƯNG YÊN được sản xuất trên các dây truyền công nghệ tiên tiến, hiên
đại, tự động hoá, sử dụng công
nghệ vật liệu mới, cung cấp cho người sử
dụng những sản phẩm độc đáo, mang
nhiều tính năng vượt trội so với đá tự
nhiên, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của các nhà thi công công trình,
đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế nên đã chinh phục được thị trường quốc
tế và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.

Nhân tố thị trường thế giới.
Hiện nay, thị trường đá ốp lát cao cấp nhân tạo thế giới đang ở giai
đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, nguồn cung các sản phẩm đá nhân
tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường thế giới. Trong khi đó, nguồn đá tự
nhiên là hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên ngày càng tăng cao. Vì
vậy xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo thay thế cho đá
tự nhiên trên thế giới ngày càng tăng cao.
Từ những phân tích thấy được, thị trường thế giới đang là cơ hội cho
MIKADO HƯNG YÊN thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhưng công
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
ty cũng phải có những chiến lược riêng cho mình để năng cao năng lực cạnh tranh
với các doanh nghiệp có kinh nghiêm lâu năm trên thị trường.
1.4.1.2. Nhân tố chủ quan.
Tài chính của công ty.
Tài chính công ty là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết
định sức mạnh, năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Một khi
công ty có nguồn vốn lớn, công ty sẽ có những kế hoạch hợp lý cho sản
xuất để đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như: công ty có sẵn nguồn vốn
lớn công ty sẽ mua được nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ, từ đó giảm
được giá thành sản phẩm. Một mặt nữa là công ty sẽ không phải huy động
nguồn vốn ở bên ngoài với chi phí cao như vay ngân hàng, điều đó có nghĩa
cơ cấu Nợ/ Vốn chủ sở hữu thấp, chi phí lãi vay giảm.
Mặt hàng xuất khẩu.
Mặt hàng xuất khẩu là một yếu tố quan trọng, nó quyết định sự thành
công của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Ảnh hưởng của nhân tố này
đến hoạt động xuất khẩu thể hiện ở: chất lượng, màu sắc, kích thước, chủng
loại của sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu càng có được nhiều các đặc tính
trên thì càng đáp ứng cao nhu cầu của thị trường. Một khi sản phẩm của

doanh nghiệp được thị trường thế giới chấp nhận và tín nhiệm thì đó là một
thành công lớn, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng chiến lĩnh được thị phần lớn.
Sản phẩm của công ty độc đáo về kích thước, chủng loại, mầu sắc,…
Đây là mặt hàng đang được thị trường thế giới đón nhận mạnh mẽ, công ty
đã đạt được những thành tựu đáng kể, uy tín và thương hiệu MIKADO
HƯNG YÊN trên thị trường tiếp tục được khẳng định và ngày càng nâng
cao. Cơ cấu, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, chất
lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế được khách hàng tín nhiệm.
Nguồn lực.
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: đất đai, khoáng sản, lực lượng
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
lao động, đội ngũ chuyên gia, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao,… Xét về
tiềm lực doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất đánh giá sức mạnh
doanh nghiệp đó như thế nào. Đặc biệt quy trình sản xuất của doanh
nghiệp là cả một quá trình cần mức độ chặt chẽ, tỷ mỉ và chính xác cao. Do
đó cần một lực lượng công nhân có tay nghề cao để đảm bảo sản phẩm sản
xuất ra đạt tiêu chuẩn là không thể thiếu và xem nhẹ. Hơn nữa, trong hoạt
động xuất nhập khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng,
đối tác đến công tác giao dịch kí kết hợp đồng,
thực hiện hợp đồng nếu
được thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhẹn, trình độ
chuyên môn cao thì
chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được tiến
hành một cách liên tục và suôn sẻ.
1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu.

1.4.2.1. Chỉ tiêu kết quả:
Kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu thể hiện giá trị của tổng lượng hàng xuất khẩu.
Thông thường kim ngạch xuất khẩu được thống kê theo hàng năm (thể
hiện dưới đơn vị tiền tệ VND hoặc đơn vị ngoại tệ của nước xuất khẩu). Giá
trị kim ngạch xuất khẩu càng lớn thì càng thể hiện được năng lực hoạt
động xuất khẩu của công ty.
Kim ngạch xuất khẩu của công ty CP MIKADO HƯNG YÊN trong
những năm qua liên tục tăng, đã khẳng định được năng lực xuất khẩu của
công ty. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 8,04 triệu USD, năm 2010 là
12,3 triệu USD, năm 2011 là 16,19 triệu USD, năm 2012 đạt 21,53 triệu
USD.
Sản lượng xuất khẩu.
Đi cùng với chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu sản lượng xuất
khẩu. Sản lượng xuất khẩu cao chưa thể hiện được hiệu quả xuất khẩu hay
nói cách khác không đánh giá được hoạt động xuất khẩu của công ty đạt kết
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
quả tốt hay không tốt. Sản lượng xuất khẩu phải được đem ra so sánh, tính
toán với giá trị kim ngạch thu được từ việc xuất khẩu khối lượng hàng đó.
Nếu xuất một khối lượng hàng lớn mà thu được giá trị kim ngạch thấp thì
hoạt động xuất khẩu đó chưa đạt hiệu quả. Điều đó cho thấy, có thể sản
phẩm của công ty chưa đạt tiêu chuẩn; phương thức xuất khẩu chưa phù
hợp; hoặc kế hoạch cho phương án xuất khẩu chưa đạt hiệu quả
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠCH ĐÁ
ỐP LÁT CAO CẤP CỦA MIKADO HƯNG YÊN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG

TY
Trụ sở chính và nhà máy sản xuất của công ty CP MIKADO HƯNG
YÊN được đặt tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cách trung
tâm Hà Nội khoảng 30 km. Việc xây dựng được khởi công từ năm 2005
trên khu đất có diện tích 30.085 m2. Nhà máy được trang bị hai dây
chuyền sản xuất (Terastone và Bretonstone) chuyển giao từ hãng Breton
Italy vào năm 2006. Việc lắp đặt được hoàn tất vào năm 2007, vận hành
chạy thử từ tháng 9 năm 2007 và sản xuất hàng loạt từ đầu năm 2008. Ngày
01 tháng 09 năm 2008: lô hàng xuất khẩu đầu tiên rời nhà máy sang Úc. Chỉ
sau ba năm kể từ ngày thành lập, MIKADO đã trở thành một trong những
thương hiệu có uy tín tại cả năm châu lục.
Ngày 02 tháng 06 năm 2009, Công ty chính thức đi vào hoạt động
theo
hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận ĐKKD số
0303000293 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, vốn điều lệ
đăng ký là 30 tỷ đồng.
Ngày 14 tháng 03 năm 2011, ĐHĐCĐ thường niên năm 2011 của Công
ty đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.
Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng công ty đã đạt
được:
- Cờ thi đua Bộ xây dựng tặng năm 2010
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc do Bộ xây dựng tặng năm 2008
- Bằng khen của Bộ xây dựng tặng tập thể CBCNV công ty năm 2009
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc do Bộ xây dựng tặng năm 2010
- Bằng khen của Công đoàn ngành xây dựng tặng Công đoàn công
ty năm 2010.
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Bộ Thương Mại tặng bằng khen công ty có thành tích khai thác mặt
hàng mới, thị trường mới và xuất khẩu có hiệu quả năm 2010.
- Bằng khen của Hội Vật Liệu Xây Dựng về thành tích xuất sắc
trong xuất khẩu vật liệu xây dựng 2007 - 2009.
- Thương hiệu sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam tại Hội chợ quốc tế
chuyên ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất
(VICONSTRUCT 2010)
Trong năm 2010, công ty CP MIKADO HƯ N G Y Ê N đã được
cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 và Giấy
chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO14001-2004 .
Nhãn hiệu MIKADO đã được đăng ký tại các nước:
+ Việt Nam: số đăng ký 68123, ngày 18/11/2009.
+ Mỹ: số đăng ký 3100072, ngày 06/06/20011.
+ Úc: số đăng ký 1016504, ngày 19/08/2010.
+ Newzeland: đăng ký 717549, ngày 03/03/2009.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH
CỦA
CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
QUA.
2.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1.1. Sản phẩm chính của công ty.
Công ty CP MIKADO HƯNG YÊN có ba dòng sản phẩm chính gồm:
đá Bretonstone, đá Terastone và
đá Hi-tech Stone.
Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone.
Đá nhân tạo Bretonstone sử dụng nguyên liệu cốt liệu đá thạch anh
kết dính bằng nhựa Polyester Resin, thiết kế bề mặt và màu sắc theo ý muốn
và các đặc tính về cơ, lý, hoá nổi trội, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone
trở thành một loại nguyên vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng

công cộng, các công trình nhà ở, hay các công trình công nghiệp trang
trí.
Khả năng ứng dụng lớn nhất của sản phẩm đá Bretonstone trong công
nghiệp đồ dùng được thể hiện qua các ứng dụng như: mặt bàn văn phòng,
mặt bàn quầy thu ngân, các bề mặt chống axit trong phòng thí nghiệm,
bàn bếp, bàn quầy rượu, bàn trang điểm, phòng phẫu thuật của bệnh viện,
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
trang trí phòng tắm …
Sản phẩm đá nhân tạo Terastone.
Đá nhân tạo là một loại sản phẩm đá lát mỏng và nhẹ, cốt liệu đá
marble và đá granite sử dụng chất kết dính bằng xi măng dưới dạng tấm
hoặc viên, cho phép người sử dụng sau khi lát sàn có thể đánh bóng lại bằng
máy cầm tay, nâng cao thẩm mỹ.
Sản phẩm Terastone có hai loại kích cỡ:
- Kích cỡ sản phẩm dạng tấm: 1530 x 680 mm, độ dày 20, 25 và 30 mm.
- Kích cỡ sản phẩm dạng viên: 400 x 400 mm, độ dày 12, 15, 20 và
30 mm; 600 x 600 mm, độ dày 15, 20, 30 mm.
Sản phẩm đá nhân tạo Hi-tech Stone.
Với bí quyết độc đáo trong việc cải tiến công nghệ, MIKADO HƯNG YÊN
đã tạo ra dòng sản phẩm sử dụng chất kết dính bằng xi măng liên kết bền chặt với
hạt thạch anh nhỏ mịn, tạo ra loại sản phẩm có độ bền gấp 1,5 lần so với sản phẩm
Terastone thông thường và có độ cứng của đá thạch anh (7,8 Moh), đảm bảo bề
mặt viên đá không bị trầy xước trong quá trình sử dụng.
Sản phẩm Hi-tech Stone được sản xuất trên cùng dây chuyền với
Terastone, tuy nhiên nhờ áp dụng những nghiên cứu khoa học mới nhất
trong công thức pha trộn, công nghệ sản xuất và phương pháp xử lý chống
bám bẩn, Hi-tech Stone đã khắc phục được những nhược điểm lớn của đá tự
nhiên và đá nhân tạo Terastone thông thường.

Với các kích thước khuôn khác nhau, màu sắc theo ý muốn, đá nhân
tạo Hi-tech Stone là nguyên vật liệu lý tưởng cho công nghiệp xây dựng,
công nghiệp trang trí, đặc biệt khả năng thi công dễ dàng như sản phẩm
Terastone thông thường trong khi phạm vi ứng dụng lại rộng hơn rất nhiều.
2.2.1.2. Công nghệ.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những ưu thế vượt trội của
sản phẩm đá ốp lát MIKADO HƯNG YÊN chính là ngoài bí quyết về công
thức phối liệu (đã được tối ưu hoá), công ty sử dụng công nghệ rung ép
hỗn hợp liệu trong môi trường chân không, ở tần số định trước để tạo độ
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
đặc chắc tuyệt đối của tấm đá. Công nghệ này cho phép kết dính các
nguyên liệu khô bằng chất kết dính hữu cơ chuyên dụng hoặc vô cơ tạo
thành một loại đá nhân tạo có độ chắc chắn tuyệt đối, màu sắc theo ý
muốn, không thấm nước và độ bền cao.
Những đặc tính cơ bản của công nghệ:
 Khả năng điều chỉnh và sử dụng chính xác tỷ lệ các thành phần
nguyên vật liệu trước khi dung ép.
 Môi trường chân không giúp loại bỏ hoàn toàn không khí trong hỗn
hợp nguyên liệu trộn trong suốt quá trình nén ép và kết dính nguyên liệu.
 Thực hiện đồng thời cả hai quá trình dung và ép trong môi trường
chân không.
Sự phối hợp thông minh và khoa học giữa bản chất, kích thước và màu sắc
của nguyên liệu đá với việc phối màu, thành phần phối liệu và phương pháp hỗn
hợp nguyên liệu với nhau đã tạo ra tính thẩm mỹ độc đáo của sản phẩm đá nhân
tạo MIKADO HƯNG YÊN. Việc sử dụng bổ sung các loại nguyên liệu khác
như thuỷ tinh màu, gương, kim loại đồng, vỏ sò đã nâng tính thẩm mỹ của sản
phẩm lên một tầm cao mới, lạ và hết sức độc đáo.
2.2.1.3. Về thị trường xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh.

Hiện tại, MIKADO HƯNG YÊN là doanh nghiệp sản xuất dòng sản
phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ và xi măng.
Do đó, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà máy
khác trên thế giới cùng sản xuất loại sản phẩm tương tự và có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Hiện tại trên thế giới có khoảng trên 40 nhà máy hoạt
động trong cùng lĩnh vực với MIKADO HƯNG YÊN với kinh nghiệm hoạt
động 30 – 40 năm. Tuy nhiên, do đã xây dựng cho mình được bí quyết
công nghệ riêng cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, cùng
với việc tiềm năng thị trường đá ốp lát nhân tạo cao cấp trên thế giới được
đánh giá là rất lớn, công ty tin tưởng sản phẩm của mình sẽ có vị trí nhất
định trên thị trường thế giới. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của công ty
được xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài và có mặt tại trên 30 nước ở năm
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
châu lục. Trong đó có những thị
trường lớn như : Australia, Ý, Mỹ và các
nước Châu Âu. Hằng năm, mức tăng trưởng của công ty liên tục đạt trên
40% về doanh số.
2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây.
2.2.2.1. Báo cáo tài chính.
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
A. Tài sản ngắn hạn 154.961 236.579 260.762
1. Tiền và tương đương
tiền
2.923 16.510 6.781

2. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
8.231 9.500 500
3. Khoản phải thu 42.678 49.917 69.266
4. Hàng tồn kho 94.362 145.319 181.655
5. Tài sản ngắn hạn khác 6.767 15.333 2.560
B. Tài sản dài hạn 232.441 235.046 297.709
Tổng tài sản 387.402 471.625 558.471
A. Nợ phải trả 77.487 288.777 257.266
1. Nợ ngắn hạn 60.000 219.784 118.106
2. Nợ dài hạn 17.487 68.993 139.160
B. Vốn chủ sở hữu 309.921 182.848 301.205
1. Vốn chủ sở hữu 306.000 182.336 301.201
2. Kinh phí và quĩ khác 3.921 512 4
Tổng nguồn vốn 387.402 471.625 558.471
Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản:
Tổng tài sản của công ty CP MIKADO HƯNG YÊN có xu hướng tăng
lên trong giai đoạn 2010-2012. Sự tăng trưởng về quy mô tổng
tài sản là
chủ yếu ở tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn.
Hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều có sự gia tăng mạnh
mẽ gồm có: đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền,
hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2010, tài sản ngắn hạn của công
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
ty là 154.961 tỷ đồng, năm 2011 là 236.579 tỷ đồng, tăng thêm 81.618 tỷ
đồng tương đương tăng 52,67% so với năm 2010. Nguyên nhân tài sản ngắn
hạn tăng lên nhanh chóng là do sự tăng đột biến của hàng tồn kho trong năm
2011 (tăng 54,01% so với 2010) cùng với khoản mục tiền và tương đương

tiền (tăng thêm 565%).
Cơ cấu tài sản năm 2011 đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2010
khi tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn chiếm 40,39% trong năm 2010 nhưng đã có
xu hướng khá cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong năm
2011 là 50,16%.
Tài sản dài hạn của MIKADO HƯNG YÊN trong giai đoạn 2010-2012
tăng nhẹ, công ty có nhiều hoạt động đầu tư trong tài sản cố định (chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong 2011 là 84,43%), nhằm tăng công suất, nâng cao năng
lực, mở rộng sản xuất nhà máy hiện tại bao gồm các hạng mục như: đầu tư
bổ sung dây chuyền mài bóng, đầu tư mở rộng kho chứa vật tư, thành
phẩm, xây dựng xưởng cơ điện,…đã được công ty thực hiện với tổng vốn
đầu tư 8 triệu USD trong năm 2011 và hoàn thành vào quý I/2012. Ngoài ra,
công ty còn tham gia góp vốn vào Công ty liên doanh Style Stone được
thành lập trong dự án hợp tác giữa công ty CP MIKADO HƯNG YÊN và
đối tác nước ngoài là Công ty W.K Marble và Granite (Australia) với số
vốn góp là 35 tỷ đồng, tương đương 35% vốn điều lệ.
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của MIKADO HƯNG YÊN cũng tăng tương ứng với
mức tăng tổng tài sản. Nhưng có một điểm rất đáng chú ý trong cơ cấu vốn
của MIKADO HƯNG YÊN đó là tỷ trọng nợ dài hạn đã tăng đáng kể trong
hai năm 2010, 2011, 2012 tương ứng là 22,57%, 23,89%, 54,09% sự tăng lên
này là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ
cho đầu tư dài hạn mà ít phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu
tư dài hạn. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên nó
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
sẽ gây áp lực trả nợ trong tương lai cho công ty
.
Nguồn vốn chủ sở hữu của

công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và khoản
lợi nhuận được giữ lại. Trong 2009-2011 công ty đã thông qua 2 lần tăng vốn
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ
động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh.
Xét tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Đây là những tỷ số được rất nhiều người quan tâm như: ngân hàng, nhà
đầu tư, người cung cấp….trong mọi quan hệ với công ty, họ luôn đặt câu hỏi:
liệu công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không? Để trả lời
câu hỏi trên thì ta xét các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.2: Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2011 2012
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,007 2,186
Khả năng thanh toán nhanh 0,345 0,648
Khả năng thanh toán tức thì 0,118 0,062
Qua bảng tính toán ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
năm 2011 ở mức chấp nhận được là 1,007 con số này chứng tỏ trong ngắn hạn
thì tài sản ngắn hạn của công ty đủ đáp ứng các nhu cầu tài trợ ngắn hạn của
công ty. Hơn nữa nó cũng chứng tỏ nguồn vốn dài hạn của công ty đủ để tài
trợ cho nhu cầu dài hạn của công ty. Sang năm 2012 thì khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty tiếp tụ được cải thiện tăng lên 2,186 nó hoàn toàn đáp
ứng kỳ vọng của các chủ nợ. Công ty nên tiếp tục duy trì con số này trong
thời gian tới.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh tính giống như khả năng thanh toán
ngắn hạn chỉ khác là bỏ đi hàng tồn kho, cũng chính vì thế mà tỷ số này của
công ty đã sụt giảm mạnh ở mức 0,345 năm 2011. Chứng tỏ tỷ trọng hàng tồn
kho trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty là rất cao đồng thời cũng chứng
tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty có vấn đề, nó phải lớn hơn 0,5 thì
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
20
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

mới đạt yêu cầu. Đến năm 2012 tình hình đã được cải thiện tuy nhiên 0,648
vẫn là con số chưa thực sự an toàn.
Khả năng thanh toán tức thì của công ty ở mức rất thấp chỉ đạt 0,118
năm 2011 thậm chí còn sụt giảm xuống còn 0,062 vào năm 2012. Chứng tỏ
công ty có rất ít tiền mặt tồn quỹ để đáp ứng các nhu cầu thanh toán bất ngờ,
khiến cho công ty lúng túng trong giải quyết những vấn đề phát sinh. Công ty
nên dự trữ tiền mặt nhiều hơn để đảm bảo khả năng thanh toán tức thì.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MIKADO
HƯNG YÊN 2010- 2012.
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu thuần 260.070 371.212
2. Giá vốn hàng bán 184.641 256.314
3. Lợi nhuận gộp 75.429 114.898
4. Doanh thu tài chính 1.258 14.260
5. Chi phí tài chính 26.242 31.484
6. Chi phí bán hàng 7.877 13.435
7. Chi phí quản lý 8.871 12.294
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
33.697 71.945
9. Thu nhập khác 9.102 11.075
10. Chi phí khác 1.650 40
11. Lợi nhuận khác 7.452 11.035
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 41.149 82.980
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp _ 7.896
14. Lợi nhuận sau thuế. 41.189 75.084

Nguồn: Báo cáo tài chính MIKADO HƯNG YÊN.
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
của công ty thể hiện ở khả năng sinh lời, lợi nhuận sau thuế thu được trên doanh
thu thuần; vốn chủ sở hữu; tổng tài sản. Nhưng quan trọng nhất và thực tế nhất là
chỉ tiêu: Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu. Bởi chỉ tiêu này cho thấy vốn chủ sở hữu
Ngô Văn Phong Lớp: TCDN B - K12
21

×