Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG SINH HỌC 8 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.25 KB, 20 trang )

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: SINH HỌC LỚP 8 , THỜI GIAN 150 PHÚT
Câu 1 : 4 điểm
a. Trình bày đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người?
b. Vì sao mà con người có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả
lúc ngủ hoặc khi tập trung làm việc) ? Giải thích.
Câu 2 : 2,5 điểm
Nêu rõ những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người ?
Câu 3 : 4 điểm
So sánh hệ sinh dục và sự sinh sản của cá chép, ếch nhái, thằn lằn và chim bồ câu .
Câu 4 : 2 điểm
a. Thế nào là một hệ cơ quan ? Trong cơ thể con người có những hệ cơ quan nào ?
b. Mối quan hệ giữa hệ cơ quan đó với hoạt động chung của cơ thể ?
Câu 5 : 3 điểm
a. Đa dạng sinh học là gì ? Nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ suy giảm
đa dạng sinh học ?
b. Theo em để bảo vệ đa dạng sinh học cần tiến hành các biện pháp nào ?
Câu 6 : 4,5 điểm
a. Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau
như thế nào ?
b. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
c. Trong nhóm bạn có một học sinh nữ nặng 35 kg và một học sinh nam nặng 43 kg.
Theo em cơ thể của mỗi bạn có khoảng bao nhiêu ml máu ?
HẾT
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 8
Câu 1 : 4 điểm
a. Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người. ( 2,5 điểm )
Mỗi ý ở phần đặc điểm cấu tạo 0,25 điểm
b. Con người có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả lúc ngủ hoặc khi
tập trung làm việc) đó là nhờ phản xạ hô hấp là một phản xạ không điều kiện mà trung khu


nằm trong hành tủy. 0,5 đ
Phản xạ xảy ra như sau :
- Phế nang xẹp kích thích cơ quan thụ cảm nằm trong thành phế nang, làm xuất hiện xung thần
kinh. 0,25 đ
Xung truyền về trung khu hô hấp và theo dây li tâm đến làm co các cơ thở, gây nên sự hít
vào.0,25 đ
- Khi phế nang đã căng sẽ kìm hãm trung khu hít vào, cắt luồng xung li tâm tới các cơ hít vào làm
dãn các cơ này, đồng thời kích thích trung khu thở ra, làm co các cơ thở ra gây hiện tượng thở ra.
0,25 đ
- Cứ như vậy hít vào và thở ra kế tiếp nhau và diễn ra liên tục nên có thể nói : hít vào là một phản
xạ của thở ra, đồng thời cũng là nguyên nhân gây thở ra. 0,25 đ
Câu 2 : 2,5 điểm
Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người.
- Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người thể hiện ở sự phân hóa các cơ chi trên và cơ chi dưới, liên
quan với hoạt động lao động và đi bằng hai chân.0,5 đ
- Sự phân hóa này gắn liền với sự phân hóa về chức năng của các chi và gắn với đặc điểm cấu tạo
của các xương chi. 0,5 đ
+ Các cơ mặt ở người phân hóa có khả năng biểu lộ tình cảm, trong khi cơ nhai có tác dụng đưa
hàm dưới lên xuống, qua lại để nghiền thức ăn không phát triển mạnh như ở động vật (do người
biết sử dụng thức ăn chín). 0,25 đ
+ Cơ lưỡi bám vào lồi cằm, sự vận động của cơ này phối hợp với răng và hàm ếch giúp cho âm
thanh phát ra chuyển thành các âm tiết và tiếng nói của con người.0,25 đ
+ Các cơ ở tay phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách thành các phần khác nhau của tay, cơ bàn
tay phân hóa nhiều, cùng với khớp ở xương cổ tay và bàn tay linh hoạt làm cho cử động của tay
phong phú như quay cánh tay, gập duỗi và xoay cẳng tay, bàn tay.0,25 đ
Các cơ quan Đặc điểm cấu tạo
Đường dẫn
khí
Mũi
- Có nhiều lông mũi

- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày
- Có lớp mao mạch dày đặc
Họng Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho.
Thanh quản
Có nắp thanh quản(sụn thanh thiệt) có thể cử động để đậy kín
đường hô hấp.
Khí quản
- Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau.
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển
động liên tục.
Phế quản Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì
không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
Hailá phổi
Lá phổi phải có 3
thùy
Lá phổi trái có 2
thùy
- Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng
ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng
cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700-
800 triệu phế nang.
+ Sự phân hóa của các cơ cử động ngón cái khá hoàn chỉnh, riêng ngón tay cái có tới 8 cơ phụ
trách vận động ngón cái, vì vậy sự cử động của bàn tay linh hoạt và thuận lợi cho việc sử dụng công
cụ lao động.0,25 đ
+ Các cơ chi dưới lại có xu hướng tập trung thành các nhóm cơ lón, khỏe giúp cho sự vận động
trong khi di chuyển và giữ cho cơ thể ở vị trí cân bằng trong dáng đứng thẳng như cơ mong, cơ đùi,
cơ bắp rất phát triển ở người.0,5 đ
Câu 3 : 4 điểm
So sánh hệ sinh dục và sự sinh sản của cá chép, ếch nhái, thằn lằn và chim bồ câu.

 Điểm giống nhau : ( Mỗi ý 0,25 điểm )
- Cơ quan sinh dục đực là tinh hoàn, cơ quan sinh dục cái là buồng trứng.
- Đều đẻ trứng.
 Điểm khác nhau: (Mỗi ý 0,125 điểm)
Cá chép Ếch nhái Thằn lằn Chim bồ câu
- Con cái có 2 buồng
trứng.
- Không có cơ quan
giao cấu.
- Trứng được thụ tinh
trong môi trường nước.
- Trứng không có vỏ
cứng.
- Trứng nở thành cá
con không qua giai
đoạn biến thái.
- Không có hiện tượng
ấp trứng.
- Số lượng trứng được
đẻ nhiều.
- Con cái có 2 buồng
trứng.
- Không có cơ quan
giao cấu.
- Trứng được thụ tinh
trong môi trường nước.
- Trứng không có vỏ
cứng.
- Trứng nở thành nòng
nọc, phải qua giai đoạn

biến thái.
- Không có hiện tượng
ấp trứng.
- Trứng được đẻ ít hơn
so với cá.
- Con cái có 2 buồng
trứng.
- Con đực có 2 cơ quan
giao cấu.
- Trứng được thụ tinh
trong cơ thể cái.
- Trứng có vỏ cứng
bảo vệ.
- Trứng nở thành thằn
lằn con, không qua giai
đoạn biến thái.
- Không có hiện tượng
ấp trứng.
- Trứng được đẻ ít hơn
so với ếch.
- Con mái có một
buồng trứng trái phát
triển. Buồng trứng phải
tiêu biến.
- Không có cơ quan
giao cấu.
- Trứng được thụ tinh
trong cơ thể cái.
- Trứng có vỏ cứng
bảo vệ.

- Trứng nở thành chim
con, không qua giai
đoạn biến thái.
- Chim mẹ ấp trứng và
chăm sóc con.
- Trứng được đẻ ít hơn
so với thằn lằn.
Câu 4 : 2 điểm
a.
- Hệ cơ quan bao gồm các cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định trong hoạt
động chung của cơ thể.0,5 đ
- Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan khác nhau : Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ
thần kinh…0,5 đ
b. Mối quan hệ giữa hệ cơ quan đó với hoạt động chung của cơ thể.
Phần lớn các hoạt động sống được thể hiện bằng các hoạt động của hệ cơ :
- Cơ co rút đòi hỏi năng lượng. 0,25 đ
- Năng lượng được tạo ra do sự oxi hóa các chất dinh dưỡng nhờ oxi do máu đưa tới.0,25 đ
- Đồng thời các sản phẩm phân hủy trong hoạt động sống của tế bào ( quá trình oxi hóa các chất, tạo
năng lượng cho hoạt động) cũng sẽ được máu chuyển tới hệ bài tiết để lọc, thải ra ngoài.0,25 đ
- Toàn bộ hoạt động của các hệ cơ quan nói trên chịu sự điều khiển và điều hòa, phối hợp của hệ
thần kinh và hệ bài tiết…( sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch)
đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động sống, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các hệ cơ quan
trong cơ thể. 0,25 đ
Câu 5 : 3 điểm
a.
• Khái niệm đa dạng sinh học :
- Là sự phong phú về số lượng sinh vật thể hiện ở sự đa dạng về hình thái và tập tính thích nghi
chặt chẽ với điều kiện sống của môi trường.0,5 đ
• Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học :
- Việc khai thác cây rừng và thú rừng phục vụ cho các nhu cầu của sự gia tăng dân số như: làm

nhà ở, cung cấp thực phẩm…0,25 đ
- Con người phá rừng do du canh du cư xây dựng đô thị nuôi trồng thủy sản.0,25 đ
- Sự ô nhiễm môi trường tác động mạnh đến mội trường sống của thực vật, động vật.0,25 đ
b. Để bảo vệ đa dạng sinh học cần tiến hành các biện pháp :
- Quy định thời gian và khu vực săn bắt để bảo vệ thú trong thời gian sinh sản nuôi con.0,25 đ
- Cấm săn bắt các loài thú quý hiếm.0,25 đ
- Cấm những phương pháp đánh bắt lạc hậu như đốt phá rừng…0,25 đ
- Tổ chức thuần hóa những loài thú có giá trị kinh tế.0,25 đ
- Tổ chức những khu dự trữ thiên nhiên để bảo vệ và nhân giống các loài thú quý hiếm, các loài
thú có giá trị kinh tế và khoa học.0,25 đ
- Nghiên cứu lai tạo ra những giống sinh vật mới.0,25 đ
- Chống ô nhiễm môi trường.0,25 đ
Câu 6 : 4,5 điểm
a. 1,75 điểm
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. 0,5 đ
- Mối quan hệ :
Sơ đồ : Máu Nước mô 0,5 đ
Bạch huyết
Giải thích :
- Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.0,25 đ
- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.0,25 đ
- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.0,25 đ
b. 0,75 điểm
Các bạch cầu đã tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể :
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.0,25 đ
- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limpho B thực hiện.0,25 đ
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limpho T thực hiện.0,25 đ
c. 2 điểm
Đối với nữ giới lượng máu trong cơ thể khoảng là 70ml/kg 0,5 đ
Nam giới lượng máu trong cơ thể khoảng là 80ml/kg. 0,5 đ



Lượng máu có trong cơ thể học sinh nữ là : 0,5 đ
35 . 70 = 2450 ( ml )


Lượng máu có trong cơ thể học sinh nam là : 43 . 80 = 3440 (ml ) 0,5 đ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
= = = 0o0 = = = Môn: Sinh học - lớp 8 , thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sinh vật.
Câu 2: (5 điểm)
a/ Phân tích để chứng minh tay người vừa là cơ quan, vừa là sản phẩm của quá trình lao
động?
b/ Hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân của sự mỏi cơ. Việc nghỉ giải lao hay tập thể
dục nhẹ giữa buổi học có ý nghĩa gì hạn chế mỏi cơ hay không? Giải thích.
Câu 3: (3,5 điểm)
Vẽ sơ đồ minh họa và giải thích cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Câu 4: (3,5 điểm)
a/ Đấu tranh sinh học là gì? Nêu và cho ví dụ các biện pháp đấu tranh sinh học.
b/ Trình bày những ưu điểm và hạn chế của các biện pháp trên?
Câu 5: (2,5 điểm)
Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa tôm đồng và giun đất.
Câu 6: (2,5 điểm)
Nêu các đặc điểm của bạch cầu và tiểu cầu thích nghi với chức năng của chúng?
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 8
Câu 1: 3điểm

Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
- Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào.
- Màng sinh chất: Thực hiện chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh tế bào.
- Tế bào chất: Là nơi xảy ra các hoạt động sống của tế bào, do có các bào quan thực hiện các chức năng
sống khác nhau như:
+ Ti thể: Là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động của tế bào.
+ Ribôxôm: Là nơi tổng hợp protêin.
+ Bộ máy gôngi: Có vai trò thu hồi, tích trữ và phân phối các sản phẩm cho tế bào.
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia và sinh sản tế bào.
+ Lười nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan trong tế bào.
- Nhân tế bào: mỗi ý 0,5 điểm
+ Là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào, đặc biệt trong nhân có chứa NST. Đây là cấu trúc
quan trọng, quy định sự hình thành protêin cho tế bào và cơ thể và có vai trò quan trọng trong sự di
truyền.
+ Tất cả các hoạt động nói trên của màng, tế bào chất và nhân của tế bào làm cơ sở cho sự sống, sự lớn
lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.
Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2: 5 điểm
a/ Chứng minh tay người vừa là cơ quan, vừa là sản phẩm của quá trình lao động: (2 điểm)
* Tay người là cơ quan lao động:
- Ở động vật, chi trước và chi sau đều tham gia vào quá trình vận chuyển cơ thể. 0,25 đ
- Ở người, hai chi trước (đôi tay) đã tách khỏi mặt đất nhờ đi đứng thẳng. Từ đây, đôi tay bắt đầu tham
gia vào việc cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và lao động có mục đích. 0,5đ
Vì vậy, tay người là cơ quan lao động.
* Tay người là sản phẩm của lao động:
- Thông qua việc chế tạo công cụ lao động, con người phải thường xuyên cầm, nắm và cử động các
xương tay; đặt biệt là các xương ngón. 0,5 đ
- Thông qua các hoạt động lao động, đôi tay thường xuyên tác động vào môi trường sống. 0,25đ
- Chính những hoạt động trên đã làm cho đôi tay người thường xuyên được rèn luyên. Bên cạnh đó, từ
lao động, con người đã sản xuất ra thức ăn và các phương tiện thúc đẩy cơ thể phát triển và hoàn thiện;

trong đó có đôi tay. 0,5đ
Vì vậy, tay người cũng là sản phẩm của lao động.
b/ 3 điểm
* Khái niệm: 0,5 điểm
Mỏi cơ là hiện tượng cơ giảm dần, dẫn đến không còn phản ứng với những kích thích của môi trường.
Trong lao động, mõi cơ biểu hiện ở việc giảm khả năng tạo cong; các thao tác trong lao động thiếu chính
xác và kém hiệu quả.
* Nguyên nhân mỏi cơ:
- Nguồn năng lượng cung cấp cho cơ co lấy từ sự oxi hóa chất dinh dưỡng do máu mang đến. Quá trình
co cơ sẽ sản sinh nhiệt, chất thải và khí cacbonic. 0,5 điểm
- Nếu lượng oxi cung cấp cho quá trình co cơ không đủ, sản phẩm tạo ra của sự oxi hóa không chỉ có
năng lượng, nhiệt, khí cacbonic mà còn có sản phẩm trung gian là axit lăctic. 0,5 điểm
- Thiếu oxi cùng với sự tích tụ axit lăctic trong cơ gây đầu độc và làm cơ mỏi. 0,25 điểm
- Năng lượng cung cấp không đủ cũng là một trong những nguyên nhân mỏi cơ. 0,25 điểm
* Ý nghĩa của việc nghỉ giải lao hay tập thể dục nhẹ buổi học: Mỗi ý 0,25 điểm
- Trải qua nhiều tiết ngồi học và ghi chép bài có thể dẫn đến trạng thái mệt mỏi thần kinh và mỏi cơ.
- Việc nghỉ giải lao giữa buổi học, ngoài ý nghĩa giảm bớt trạng thái căng thẳng trong thần kinh còn là
dịp để cơ thể thay đổi vận động.
- Điều nay cũng như việc tập thể dục nhẹ giữa giờ đều có tác dụng kích thích hoạt động tuần hoàn máu,
tăng cường đào thải chất bã, trong đó có axit lăctic mỏi cơ, đồng thời bổ sung khí oxi và chất dinh
dưỡng đến cơ, giúp cơ phục hồi và tránh mỏi.
- Ngoài ra, sự thay đổi trạng thái hoạt động thần kinh trong nghỉ giải lao giúp thần kinh hồi phục khả
năng hưng phấn, chuẩn bị cho tiết học sau.
Câu 3: 3,5 điểm
* Vẽ sơ đồ minh họa cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào: 2 điểm
Máu từ động mạch phổi

Phế nang Máu từ động mạch chủ Tế bào
Lưu ý : Mỗi chú thích trong sơ đồ là 0.25 điểm. Nếu HS vẽ sơ đồ đơn giản hơn chú thích đúng vẫn
cho điểm.

* Giải thích: 1,5 điểm
- Các khí trao đổi ở phổi và tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ
thấp. Bên cạnh đó, màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự khuếch tán khí. 0,5 điểm
- Ở phổi: Mỗi ý 0,25 điểm
+ Nồng độ O
2
trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O
2
khuếch tán từ không
khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO
2
trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên CO
2
khuếch tán từ
máu vào không khí phế nang.
- Ở tế bào: Mỗi ý 0,25 điểm
+ Nồng độ O
2
trong máu cao hơn trong tế bào nên O
2
khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO
2
trong tế bào cao hơn trong máu nên CO
2
khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 4: 3,5 điểm
a/ Khái niệm: 0,5 điểm

- Đấu tranh sinh học là sử dụng sinh vật để ngăn chặn hoặc làm giảm thiệt hại do sinh vật gây ra cho tự
nhiên và con người.
- Các biện pháp đấu tranh sinh học: Mỗi ý 0,25 điểm
+ Biện pháp sử dụng thiện địch:
+ Ví dụ: Dùng thiên địch ăn và tiêu diệt sinh vật gây hại như: Dùng mèo diệt chuột trên ruộng, rẫy,
dùng các loài gia cầm tiêu diệt sâu bọ, cua, óc… phá hoại mùa màng…
+ Gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại:
+ Ví dụ: Gây triệt sản ở con đực của loài ruồi, gây loét da ở bò. Ruồi đực sau đó giao phối với ruồi cái
nhưng ruồi cái không thụ tinh và không sinh sản được.
b/ Những ưu điểm và hạn chế của các biện pháp trên: Mỗi ý 0,5 điểm
* Ưu điểm:
- So với việc sử dụng thuốc hóa học, các biện pháp đấu tranh sinh học không gây ô nhiễm môi trường,
các sản phẩm rau, quả và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
* Hạn chế của các biện pháp trên:
- Nhiều loài thiên địch được nhập từ nước ngoài vào Việt Nam không thích nghi tốt với khí hậu nước ta
nên phát triển kém.
CO
2
cao

O
2
thấp CO
2
thấp

O
2
cao
Vòng tuần hoàn

Vòng tuần hoàn
CO
2
thấp
O
2
cao
CO
2
cao
O
2
thấp
- Thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Do vậy, khi
thiên địch kém phát triển hoặc sinh vật gây hại được miễn dịch thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Một loài thiên địch có thể vừa có ích có thể vừa có hại. Ví dụ: chim sẻ vừa có ích do ăn sâu hại nhưng
vừa có hại do ăn lúa gây thiệt hại mùa màng.
Câu 5: 2,5 điểm
Những đặc điểm khác nhau giữa tôm đồng và giun đất.
Mỗi ý 0,125 điểm
Giun đất Tôm đồng
- Thuộc ngành giun đốt.
- Sống tự do và chui rúc trong đất
- Ăn vụn cây và mùn đất.
- Cơ thể không có vỏ cứng bao bọc
- Chỉ tiêu giảm: vận chuyển bằng thể xoang.
- Hô hấp bằng da.
- Có hệ tuần hoàn kín.
- Có tế bào cảm giác nhưng chưa chuyển hóa thành
cơ quan cảm giác.

- Là động vật lưỡng tính.
- Trứng được đẻ và nở con ngoài môi trường.
Trứng có kén bao bọc.
- Thuộc ngành chân khớp (lớp giáp xác).
- Sống tự do trong môi trường nước
- Ăn các cặn bã hữu cơ trong nước.
- Cơ thể có lớp vỏ cứng bao bọc.
- Có các chân bò và chân bơi làm nhiệm vụ vận
chuyển.
- Hô hấp bằng nang.
- Có hệ tuần hoàn hở.
- Có các giác quan phát triển như đôi mắt kép có
thể nhìn mọi phía, hai đôi râu là cơ quan xúc giác
và khứu giác.
- Là động vật phân tính.
- Trứng không có kén và được tôm mẹ ôm lấy.
Trứng nở thành ấu trùng và trải qua nhiều lần lột
xác mới cho tôm trưởng thành.
Câu 6: 2,5 điểm
* Các đặc điểm thích nghi với chức năng của bạch cầu:
- Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi khuẩn, virut. Để thích ứng
với chức năng này bạch cầu có những đặc điểm sau: 0,5 điểm
+ Bạch cầu có thể tự thay đổi hình dạng. 0,25 điểm
+ Bạch cầu có thể tự tạo ra các chân giả để bao lấy các vi khuẩn, vi rút rồi đưa vào trong tế bào chất.
0,5 điểm
+ Bạch cầu còn có khả năng sản xuất ra kháng thể. 0,25 điểm
* Đặc điểm của tiểu cầu thích nghi với chức năng:
- Chức năng của tiểu cầu là tham gia vào quá trình tạo đông máu giúp cho cơ thể tránh mất máu khi bị
đứt động mạch. Để thích ứng với chức năng này tiểu cầu có những đặc điểm sau: 0,5 đ
+ Tiểu cầu có chứa một loại enzim gây đông máu. 0,25đ

+ Tiểu cầu rất dễ bị vỡ khi mạch máu bị đứt, nhờ đó nó có thể giải phóng enzim ra huyết tương để gây
đông máu. 0,25đ
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (4,5 điểm):
a/ Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật ? Từ sự giống nhau và
khác nhau ở trên hãy rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật ?
b/ Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?
Câu 2 (4,5 điểm):
a/ Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T ?
b/ Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ?
c/ Vì sao nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận ?
Câu 3 (3 điểm):
So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài của cơ thể ?
Câu 4 (4 điểm) :
a/ Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?
b/ Cơ có tính chất gì ? Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ?
c/ Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi? Trong lao động cần có biện pháp gì để cho cơ lâu
mỏi và có năng suất lao động cao ?
Câu 5 (4 điểm) :
a/ Cấu tạo ngoài của Giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ? Lợi ích của Giun
đất đối với trồng trọt ?
b/ Hãy chứng minh cấu tạo cơ thể của Thằn lằn hoàn chỉnh hơn Ếch ?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN SINH HỌC LỚP 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
Câu Nội dung

Điểm
Câu 1
(4,5 đ)
a. Điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật :
* Giống nhau :
- Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm : màng sinh chất, chất
tế bào và nhân.
- Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể.
* Khác nhau :
Điềm phân biệt Tế bào người Tế bào thực vật
Màng tế bào Chỉ có màng sinh
chất không có
vách xenlulôzơ
Có cả màng sinh chất và vách
xenlulôzơ
Chất tế bào - Không có lục
lạp.
- Có trung thể
- Thường có lục lạp.
- Không có trung thể.
* Rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật :
- Những điểm giống nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh
người và thực vật có mối quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh
và phát triển sinh giới.
- Những điểm khác nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh
rằng tuy có mối quan hệ về nguồn gốc nhưng người và thực vật tiến hóa
theo hai hướng khác nhau.
b. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi :
Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là tỷ lệ khí O
2

và CO
2
theo
hướng có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu2
(4,5 đ)
a. Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T.
- Khi các vi khuẩn, virút thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu trung tính
và bạch cầu đơn nhân sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào B.
- Tế bào B tiết ra kháng thể tương ứng với loại kháng nguyên trên bề mặt
của vi khuẩn và vỏ virút. Các kháng thể này đến gây phản ứng kết hợp
với kháng nguyên và vô hiệu hóa các kháng nguyên.
- Khi các vi khuẩn, virút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B, chúng
sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào T.
- Trong các tế bào T có chứa các phân tử prôtêin đặc hiệu (cũng là các
kháng thể). Các tế bào T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của vi khuẩn,
virut tại vị trí kháng nguyên. Sau đó, tế bào T giải phóng các phân tử
prôtêin đặc hiệu phá hủy tế bào vi khuẩn và virút.
b. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu.
Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố :
- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β (gây

kết dính B).
- Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận
gặp kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính.
- Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu
truyền cho phù hợp, tránh tai biến: Hồng cầu người cho bị kết dính trong
huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các
tác nhân gây bệnh.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
c. Nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên
nhận :
- Máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong
huyết tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả
năng gây kết dính hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu
nào truyền cho nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.
- Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được
truyền cho máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu
nhận gây kết dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.
0,5 điểm

0,5 điểm
Câu 3
(3đ)
So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài của cơ thể :

* Giống nhau :
- Đều là động vật hằng nhiệt.
- Cơ thể có lông bao phủ.
- Các ngón chân của thỏ và các ngón chân sau của chim có vuốt.
- Thích nghi với lối sống hoàn toàn ở cạn.
* Khác nhau :
Chim Thỏ
- Lông che phủ cơ thể là lông
vũ.
- Thích nghi với đời sống bay
lượn.
- Da không tuyến mồ hôi và
tuyến nhờn.
- Miệng có mỏ sừng, không có
môi.
- Miệng không có răng.
- Tai không có vành tai.
- Mí mắt thứ 3 phát triển.
- Hai chi trước phát triển thành
cánh.
- Chân sau có lớp vảy sừng bao
bọc.
- Không có tuyến vú đẻ trứng và
ấp trứng.
- Lông che phủ cơ thể là lông mao
- Thích nghi với đời sống đào
hang, ẩn nấp.
- Da có tuyến mồ hôi và tuyến
nhờn.
- Miệng không có mỏ sừng, có

môi.
- Miệng có răng.
- Tai có vành phát triển.
- Mí mắt thứ 3 không phát triển.
- Hai chi trước kém phát triển hơn
hai chi sau.
- Chân không có lớp vảy sừng.
- Có tuyến vú đẻ con và nuôi con
bằng sữa.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(4đ )
a. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa đối với chức năng của
xương :
Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.
Thành phần vô cơ : canxi và phôtpho làm tăng độ cứng rắn của xương.
Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.
b.Cơ có tính chất. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức
năng co cơ.
- Tính chất của cơ là co và dãn.

- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ
dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo
nên sự co cơ.
c. Khi bị mỏi cơ cần :
- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu
lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ
từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
- Để lao động có năng suất cao cần làm nhịp nhàng, vừa sức tức là đảm
bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần
thoải mái vui vẻ.
- Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể
thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng
là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5
(4 đ)
a. Cấu tạo ngoài của Giun đất :
- Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu
giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa chui rúc trong đất.
- Lợi ích của Giun đất trong trồng trọt : Làm đất tơi xốp, tạo điều kiện
cho không khí thấm vào đất, làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và
chất bài tiết ở cơ thể Giun đất thải ra.

b. Cấu tạo cơ thể của Thằn lằn hoàn chỉnh hơn Ếch.
* Khả năng chống mất nước của thằn lằn hoàn chỉnh hơn.
- Ở ếch da có chất nhờn và không có vảy bao bọc nên dễ mất nước của
cơ thể nhất là khi gặp môi trường khô nóng → thường sống ở nơi ẩm
ướt.
- Ở thằn lằn da không có tuyến tiết chất nhờn lại có lớp vảy khô bao bọc
nên giúp cơ thể chúng không thể thoát hơi nước → sống được ở nơi khô,
nóng.
* Khả năng vận chuyển của thằn lằn hoàn chỉnh hơn :
- Ếch di chuyển chủ yếu dựa vào hai chi sau, chi sau có màng bơi giúp
ếch nhái bơi trong nước và trên cạn giúp ếch nhảy.
- Ở thằn lằn sự vận chuyển là kết quả của sự phối hợp giữa nhiều bộ
phận cơ thể : mình, đuôi và các chi. Mình và đuôi dài có thể uốn lượn
hình sóng, chi có vuốt để bám vào đất, đuôi dài tăng sự ma sát để đẩy cơ
thể → khả năng vận chuyển nhanh và linh hoạt hơn.
* Hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thằn lằn hoàn chỉnh hơn.
- Hoạt động hô hấp: Ở thằn lằn có sự phát triển của khí quản, phế quản
đặc biệt là phổi, phổi có nhiều vách ngăn hơn do đó diện tích trao đổi khí
của phổi tăng lên → thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
- Hoạt động tuần hoàn : Tâm thất của thằn lằn có vách hụt nên khi tâm
thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái chứa
nhiều máu đỏ tươi. Dù máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng chứa nhiều
oxi hơn ếch.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013
Khóa ngày 04/11/2012
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (6 điểm):
a. Vì sao gọi là cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
b. Phân biệt các loại cơ nói trên về đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng.
c. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Máu thuộc loại mô gì? Giải thích.
Câu 2 (3 điểm):
Nêu và giải thích ý nghĩa của các điểm khác nhau trong cấu tạo của hệ thần kinh và giác
quan giữa thỏ và chim bồ câu.
Câu 3 (4 điểm):
a. Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào?
b. Hãy liệt kê các cơ quan trong khoang bụng của cơ thể và nêu khái quát chức năng của
chúng.
c. Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh.
Câu 4 (4,5 điểm) :
a. Trình bày những lợi ích và những tác hại thân mềm trong đời sống?
b. Nêu đặc điểm chung của bò sát.
c. Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 5 (2,5 điểm) :
a. Miễn dịch là gì ? Có những loại miễn dịch nào ? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó
là gì ?
b. Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINHG HỌC LỚP 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013)


Câu Nội dung
Điểm
Câu 1
(6 đ)
a. Gọi là cơ vân, cơ trơn, cơ tim vì :
- Cơ vân là loại cơ mà trong tế bào chất có nhiều tơ cơ dày và mảnh xếp
xen kẻ nhau tạo thành những vân ngang, trong tế bào có nhiều nhân.
- Cơ trơn là loại cơ trong tế bào chất không có vân ngang, chỉ có một
nhân, có hình thoi đầu nhọn.
- Cơ tim là loại cơ có cấu tạo giống cơ vân, tham gia tạo nên thành tim
của cơ thể.
b. Phân biệt các loại cơ nói trên về đặc điểm cấu tạo, hoạt động và
chức năng
Điềm điểm Cơ vân Cơ trơn Cơ tim
Cấu tạo
Tế bào có
nhiều tơ cơ
cấu thành
các vân
ngang
Tế bào cơ không có
vân ngang
Tế bào cơ có
vân ngang
Có nhiều
nhân
Chỉ có một nhân Có nhiều nhân
Hoạt động
Co rút theo ý
muốn

Co rút không theo ý
muốn
Co rút không
theo ý muốn và
co rút liên tục
Chức năng
Tập hợp
thành bó và
gắn với
xương giúp
cơ thể vận
động.
Tham gia cấu tạo nên
thành của các nội
quan thực hiện chức
năng tiêu hóa, bài
tiết của cơ thể.
Tham gia cấu
tạo nên thành
tim giúp tim co
bóp thường
xuyên liên tục
c. Thành phần cấu tạo của máu. Máu thuộc loại mô. Giải thích.
- Thành phần cấu tạo của máu gồm :
+ Huyết tương : lỏng trong suốt, màu vàng chiếm 55%
+ Tế bào máu : đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Máu thuộc loại mô liên kết.
Giải thích : Huyết tương của máu là chất nền và xét về nguồn gốc các tế
bào máu được tạo ra từ các tế bào giống như nguồn gốc tế bào sụn,
xương.

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu2
(3 đ)
Nêu và giải thích ý nghĩa của các điểm khác nhau trong cấu tạo của
hệ thần kinh và giác quan giữa thỏ và chim bồ câu.
Hệ cơ quan Chim bồ câu Thỏ
Thần kinh - Lớp vỏ chất xám
của bán cầu não ít
phát triển hơn so với
thỏ
- Lớp vỏ chất xám dày hơn.
Giúp cho các phản xạ có điều
kiện và hoạt động tập tính ở
thỏ phong phú hơn.
0,5 điểm
0,5 điểm
- Thùy khứu giác kém
phát triển
- Tiểu não có vân
ngang nhưng hai thùy

bên chưa phân hóa rõ.
- Thùy khứu giác phát triển
- Tiểu não phân hóa thành
một thùy giữa và hai thùy bên
với nhiều khúc cuộn tạo khả
năng điều hòa những cử động
phức tạp.
Giác quan
- Tai thính nhưng
không có vành tai
- Mắt có mí mắt thứ 3
phát triển và tinh hơn
so với thỏ.
- Khứu giác kém phát
triển
- Tai thỏ rất thính có vành tai
dài và lớn cử động theo các
phía. Giúp thỏ định hướng âm
thanh phát hiện sớm kẻ thù.
- Mắt kém tinh, nhưng mi mắt
cử động được, có lông mi vừa
giữ nước mắt không bị khô và
bảo vệ cho mắt.
- Khứu giác phát triển giúp
thỏ dễ phát hiện con mồi và
kẻ thù.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5điểm
0,5 điểm

Câu 3
(4đ)
a.
- Cơ thể người được chia làm 3 phần gồm : đầu, thân và tay chân.
b. Liệt kê các cơ quan trong khoang bụng của cơ thể và nêu khái
quát chức năng của chúng.
- Những cơ quan trong khoang bụng : dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng
đái và cơ quan sinh sản.
+ Dạ dày, ruột, gan, tụy : có chức năng tham gia vào quá trình biến đổi
thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra tuyến tụy
còn tham gia chức năng nội tiết.
+ Thận, bóng đái : có chức năng lọc từ máu các chất bã rồi tổng hợp
thành nước tiểu và bài tiết ra khỏi cơ thể.
+ Cơ quan sinh sản : tham gia chức năng sinh sản.
c. Để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh cần.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ
vitamin D cơ thể chuyển hóa được canxi để tạo xương.
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
- Ngồi học đúng tư thế để chống cong vẹo cột sống.
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 4

(4,5đ )
a. Những lợi ích và những tác hại thân mềm trong đời sống
* Lợi ích :
- Làm thực phẩm cho người, cho động vật khác.
- Nhiều loài có vỏ xà cừ đẹp được dùng làm đồ trang trí, trang sức, dùng
làm khuy, làm khảm.
- Nhiều loài có giá trị xuất khẩu, giá trị về mặt địa chất.
- Dùng làm dược liệu, làm sạch môi trường nước.
* Tác hại :
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.
- Một số loài gây hại cho cây trồng và các công trình xây dựng bằng gỗ.
0,25điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Đặc điểm chung của bò sát
- Cổ dài ; vảy sừng khô ;
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ;
- Chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn ;
- Tim có vách ngăn hụt, ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là
máu pha ;
- Có cơ quan giao phối, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu
noãn hoàng, thụ tinh trong.
- Là động vật biến nhiệt.
c. Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
- Đẻ trứng : thụ tinh ngoài, tỉ lệ thụ tinh thấp, phôi không được bảo vệ.
- Noãn thai sinh : thụ tinh trong, phôi được bảo vệ tốt hơn so với đẻ
trứng.

- Sự thai sinh : Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong
trứng như ĐVCXS đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn
và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa
mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1 điểm
Câu 5
(2,5đ)
a. Miễn dịch, những loại miễn dịch nào, sự khác nhau giữa các loại
miễn dịch.
- Miễn dịch: là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm
nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch : miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
+ Miễn dịch tự nhiên : có được một cách tự nhiên, bị động từ khi cơ thể
mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch nhân tạo : có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động,
khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
b. Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do
- Ở động mạch : vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
- Ở tĩnh mạch : máu vận chuyển nhờ sự co bóp của các cơ quanh thành
mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra,
van một chiều.
0,5 điểm

0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 – 2014
Khóa ngày 17/11/2013
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (4,5 điểm):
Môi trường trong cơ thể người bao gồm những chất gì ? Vai trò của môi trường này ?
Phân biệt hồng cầu và bạch cầu.
Mẹ có nhóm máu AB có ba đứa con, một đứa có nhóm máu AB, một đứa có nhóm máu A,
một đứa có nhóm máu B. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được ? Vì sao ?
Câu 2 (4 điểm):
So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Câu 3 (4,5 điểm) :
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ? Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào thích
nghi với từng cách di chuyển : bò, bay, nhảy ?
Vì sao mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một ngành ?.
Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người ?
Ý nghĩa của lớp vỏ cuticun ở giũn đũa ?
Câu 4 (4,5 điểm):
Trình bày cấu tạo và tính chất cơ bản của nơron (tế bào thần kinh).
Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp ?
Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào, đặc điểm mỗi nhóm ?
Câu 5 (2,5 điểm) :
Hãy chú thích vào hình vẽ dưới đây thay cho các số 1, 2, 3 sao cho phù hợp.
HẾT

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014
1
2
3
4
5
6
7 7
8 7
9
10
11
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 8
Câu Nội dung
Điểm
Câu 1
(4,5 đ)
a. Môi trường trong cơ thể - vai trò :
- Môi trường trong cơ thể người gồm : máu, nước mô, bạch huyết.
- Vai trò : Giúp các tế bào của cơ thể thực hiện sự trao đổi chất dinh
dưỡng, O
2
, CO
2
, chất thải với môi trường trong.
b. Phân biệt hồng cầu và bạch cầu.
* Hồng cầu :
- Đặc điểm : màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân.
- Chức năng : vận chuyển O
2

, CO
2
* Bạch cầu :
- Đặc điểm : trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân.
- Chức năng : bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để
vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.
c. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được – giải thích.
- Đứa con có nhóm máu AB nhận được của mẹ.
- Giải thích : Vì trong hồng cầu của mẹ có kháng nguyên A và B mà
trong huyết tương của người con không có kháng thể
α

β
do đó
không gây hiện tượng kết dính hồng cầu. Do vậy đứa con có nhóm máu
AB nhận được của mẹ (có nhóm máu AB) hay nói cách khác mẹ có
nhóm máu AB thì truyền được cho con có nhóm máu AB.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu2
(4 đ)
So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ :
* Giống nhau :

- Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chất chu kỳ.
- Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn máu.
Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ
- Xuất phát từ tâm thất trái.
- Máu rời tim là máu đỏ tươi (giàu
khí oxi) theo động mạch chủ đến
các cơ quan.
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu
và tế bào.
- Sau trao đổi khí, máu trở nên
nghèo oxi đỗ về tâm nhĩ phải của
tim bằng tĩnh mạch chủ trên và
tĩnh mạch chủ dưới.
- Vai trò cung cấp khí oxi cho tế
bào và mang khí cacbonic khỏi tế
bào.
- Xuất phát từ tâm thất phải.
- Máu rời tim là máu đỏ thẫm
(nghèo khí oxi) theo động mạch
phổi đến phổi.
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu
và phế nang.
- Sau trao đổi khí, máu trở nên
giàu oxi đổ về tâm nhĩ trái của
tim bằng các tĩnh mạch phổi.
- Vai trò đưa khí cacbonic từ máu
qua phế nang để đào thải và nhận
khí oxi cho máu.
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5điểm
0,5 điểm
1 điểm
a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu
- Phần đầu : 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng
- Phần ngực : 3 đôi chân, 2 đôi cánh
- Phần bụng : lỗ thở
* Đặc điểm thích nghi với cách di chuyển bò, bay , nhảy.
- Bò : 3 đôi chân
- Bay : 2 đôi cánh
0,25 điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 3
(4,5đ)
- Nhảy : 1 đôi càng (chân sau)
b. Mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một
ngành.
Cả 2 sinh vật đều có những đặc điểm chung :
- Thân mềm có khoang áo bao bọc, có vỏ đá vôi.
- Chân là khối thịt mềm, di chuyển được
- Hô hấp bằng mang hay phổi. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ hơn, bắt đầu
chuyên hóa.
c. Vai trò của lưỡng cư đối với con người.
- Có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày.
- Tiệu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi
- Có giá trị thực phẩm : thịt ếch, nhái
- Làm thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em : bột cóc
- Là vật thí nghiệm trong sinh lí học : Ếch đồng
d. Ý nghĩa của lớp vỏ cuticun ở giũn đũa
Lớp vỏ cuticun ở giun đũa là chiếc áo giáp hóa học giúp chúng thoát
được tác động của lớp dịch tiêu hóa rất mạnh trong ruột người. Khi lớp
vỏ này mất hiệu lực thì chính cơ thể giun đũa sẽ bị tiêu hóa như nhiều
thức ăn khác.
0,25 điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
1 điểm
Câu 4
(4,5đ )
a. Cấu tạo và tính chất cơ bản của nơron (tế bào thần kinh).
* Cấu tạo :
- Thân : có hình sao, hình tròn, bầu dục
- Các tua :
+ Tua ngắn : mọc quanh thân, phân nhiều nhánh.
+ Tua dài : mọc ở một góc thân, được bao bọc bởi bao miêlin, tận cùng
là các cúc xinap. Tua dài họp thành từng bó gọi là dây thần kinh.
* Tính chất :
- Tính cảm ứng : là khả năng thu nhận kích thích và phản ứng lại kích

thích bằng cách phát sinh ra xung thần kinh.
- Tính dẫn truyền : là khả năng lan truyền của xung thần kinh theo một
chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền
đi dọc theo sợi trục.
+ Luồng xung li tâm : đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan phản
ứng
- Luồng xung hướng tâm : đi từ các cơ quan thụ cảm về trung ương thần
kinh
b. Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp.
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí
trong sạch, ít ô nhiễm bằng các biện pháp sau :
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi
trường nhiều bụi
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏa mạnh bằng luyện tập
thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ
bé.
c.Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm - đặc điểm mỗi nhóm.
0,25điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm
- Căn cứ theo đặc điểm cấu tạo hóa học :
+ Các chất hữu cơ gồm : gluxit, lipit, prôtêin, vitamin.
+ Các chất vô cơ : muối khoáng, nước.
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa.
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa là : gluxit, lipit, prôtêin
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa là : muối khoáng,
nước, vitamin.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 5
(2,5đ)
1. Cung động mạch chủ
2. Động mạch phổi
3. Tĩnh mạch phổi
4. Tâm nhĩ trái
5. Động mạch vành trái
6. Tâm thất trái
7.Tĩnh mạch chủ trên
8. Tâm nhĩ phải
9. Động mạch vành phải
10. Tâm thất phải
11. Tĩnh mạch chủ dưới
Chú thích đúng mỗi ý 0,25 điểm, riêng chú thích số 3 (0,5điểm)

×