Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG LỊCH SỬ 8 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.74 KB, 19 trang )

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 , THỜI GIAN 150 PHÚT
Câu 1:( 3 điểm ). Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời
Lý - Trần theo trình tự thời gian và nội dung (niên đại và sự kiện ).
NIÊN ĐẠI SỰ KIỆN
1010
1042
Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
1075
10 -1075
Quốc Tử Giám được mở để dạy các con em Quý tộc
12-1077
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua cho Trần Cảnh
Ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy
5-1285
Quân Nguyên ào ạt tiến vào nước ta lần thứ ba
4-1288
Câu 2: (6 điểm)
a/ Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
b/ Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của Vua Quang Trung? Từ đó em hãy cho biết Vua
Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào?
Câu 3: ( 6 điểm) Em có nhận xét gì về hình thức, lãnh đạo, kết quả và tính chất, của các cuộc
cách mạng tư sản: Cách mạng Tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa của Anh ở
Bắc Mĩ, Cách mạng Tư sản Pháp từ năm 1640 đến cuối thế kỉ 18?
Câu 4: (5 điểm) Trình bày Nội dung và kết quả cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng?
HẾT
Hướng dẫn chấm môn lịch sử 8
A.NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:(3điểm) Mỗi ý đúng cả niên đại và sự kiện cho 0,25 điểm .
NIÊN


ĐẠI
SỰ KIỆN
1010 Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La, đổi tên
thành Thăng Long.
1042 Nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư
1054 Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
1075 Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài
10-1075 Quân ta hành quân tiến đánh thành Ung Châu
1076 Quốc Tử Giám được mở để dạy các con em Quý tộc
12-1077 Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn ở sông Như Nguyệt đánh bại
quân Tống xâm lược
12-1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh
1-1258 Ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược
nước ta
5-1285 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lươc nước ta
12-1287 Quân Nguyên ào ạt tiến vào nước ta lần thứ ba
4-1288 Quân dân nhà Trần với chiến thắng Bạch Đằng đã đánh bại quân
Nguyên lần thứ ba.
Câu 2 :(6 điểm)
a. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :(2 điểm)
 NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI:
-Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, sự đoàn kết chiến đấu, ý chí bất
khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước của nhân dân ta.( 0,25đ)
-Sự lãnh đạo đúng đắn tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn
Trãi(0,25đ) đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc theo quy mô lớn(0,25đ) hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.(0, 25đ)
-Chiến thuật, chiến lược đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, tinh thần chiến đấu dũng
cảm của nghĩa quân.(0,25đ)
 Ý NGHĨA LỊCH SỬ:
-Kết thúc sự đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh .(0,25đ)

-Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập tự chủ cho nhân dân ta.(0,25đ)
-Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê sơ.(0,25đ)
b.Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:(2diểm)
+Mùa xuân 1771,Nguyễn Huệ cùng anh và em lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn chống
chính quyền họ Nguyễn .(0,25đ)
+Năm 1774,Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem quân đánh úp Phú Yên(0,25đ). Đây là chiến
thắng đầu tiên của Nguyễn Huệ lúc ông 23 tuổi.(0,25đ)
+Tháng 1-1775,Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm Xoài Mút.(0,25đ)
+Cuối năm 1786 đến giữa những năm 1778: Nguyễn Huệ hai lần tiến quân ra bắc, thu phục Bắc
Hà ,lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh .(0,25đ)
+1788,Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế.(0,25đ)
+1789,Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh.(0,25đ)
+1789-1792: Quang Trung đã đề ra những chính sách để khôi phục,xây dựng đất nước.(0,25đ).
Quang Trung đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia :(2điểm)
+Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh ,Lê xóa bỏ ranh giới
chia cắt đất nước giữa Đàng trong và Đàng ngoài(0,5đ)
+Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ đấtnước(0,5đ)
+Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, chiếu lập học,cho dùng chữ Nôm là chữ viết chính
thức của nhà nước(0,5đ).
+Xây dựng quân đội, chủ trương ngoại giao mềm dẻo.(0,5đ)
Câu 3:(6 điểm)
 Hình thức của các cuộc cách mạng Tư sản ở Âu –Mĩ :(1,5đ)
Cách mạng Tư sản Anh 1640 -1689: Nội chiến.(0,5đ)
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ 1775-1783 : Chiến tranh giành độc lập(0,5đ)
Cách mạng Tư sản Pháp(1789-1794):Vừa nội chiến vừa chống thù trong giặc ngoài.(0,5đ)
 Lãnh đạo của các cuộc Cách mạng Tư sản ở Âu Mĩ :(1,5đ)
Cách mạng Tư sản Anh: Tư sản và Quý Tộc mới.(0,5đ)
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:Tư sản và Chủ nô.(0,5đ)
Cách mạng Tư sản Pháp: Đại tư sản, tư sản, tiểu tư sản.(0,5đ)


 Kết quả:(1,5đ)
Cách mạng Tư sản Anh :Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến Tư sản và Quý tộc mới nắm quyền.
(0,5đ)
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ:Lật đổ ách thống trị của Thực dân Anh, thành lập Hợp
Chủng Quốc Châu Mĩ (USA).(0,5đ)
Cách mạng Tư sản Pháp:Lật đổ chế độ phong kiến ,thiết lập chế độ cộng hòa, mở đường cho
Chủ nghĩa Tư bản phát triển.(0,5đ)
 Tính chất:(1,5đ)
Cách mạng Tư sản Anh : là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. (0,5đ)
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ: là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giúp cho nền
kinh tế tư bản phát triển và cũng là một cuộc cách mạng tư sản.(0,5đ)
Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để, lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp
tư sản lên nắm chính quyền.(0,5đ).
Câu 4:(5 điểm) Nội dung và kết quả cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng :
NỘI DUNG:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi ,Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ
(0,5đ) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.Đó là cuộc Duy Tân Minh
Trị (0,5đ)
Được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:kinh tế, chính trị,xã hội, giáo dục, quân sự.(0,5đ)
+Về kinh tế : Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ
nghĩa ở nông thôn,xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng….(0,5đ)
+Về chính trị, xã hội:Xóa bỏ chế độ nông nô,đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính
quyền….(0,5đ)
+Về giáo dục: chính sách giáo dục bắt buộc,cải cách chương trình giảng dạy,cử thanh niên ưu tú
ra nước ngoài du học,đây là nhân tố chìa khóa trong cải cách Minh Trị….(0,5đ)
+Về Quân sự:Tổ chức và huấn luyện theo kiểu Phương Tây, thực hiện nghĩa vụquân sự,
Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng….(0,5đ)

KẾT LUẬN:


+
Cải cách Minh Trị mở đường cho nước Nhật trở thành nước công nghiệp TBCN (0,5đ),
bảo vệ được độc lập, đưa nước Nhật thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa (0,5đ)
và trở thành đế quốc hùng mạnh nhất châu Á. (0,5đ).
B.CÁCH CHẤM VÀ CHO ĐIỂM:
1.Về nội dung:
+ Học sinh trả lời đúng theo trình tự đáp án, nếu học sinh nêu được ý khác nhưng phù hợp
với yêu cầu của đề thi thì vẫn cho điểm theo từng ý đúng theo quy định .
+ Nếu có thiếu hoặc sai sót, tùy theo mức độ mà trừ điểm đúng với yêu cầu của đề bài
2. Về trình bày:
+Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết phải rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, tùy theo
mức độ trình bày của thí sinh mà trừ từ 0,25điểm đến 1điểm.
3.Điểm của Bài thi;
Là tổng điểm các câu trong bài thi mà thí sinh đã làm được sau khi đã trừ điểm trình bày
theo thang điểm là 20 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
= = = 0o0 = = = Môn: Lịch sử - lớp 8 , thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Thuật lại trận Chi Lăng – Xương Giang ( 10/ 1427 ) . Nêu nguyên nhân thắng
lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? ( 4 đ )
Câu 2 : Trình bày nguyên nhân, những nét chính về cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời
Nguyễn ? Các cuộc nổi dậy trên có ý nghĩa gì ? ( 4 đ )
Câu 3 : Lập niên biểu về cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ?
3 đ )
Câu 4 : Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Công xã Pari và nêu chính sách của công xã . (
5đ )
Câu 5 : Học thuyết Tam dân là của ai ? Cách mạng Tân Hợi diễn ra như thế nào ? Ý
nghĩa ? ( 4 đ ) .
HẾT

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM LỊCH SỬ 8
Câu 1: Thuật lại trận Chi Lăng – Xương Giang ( 10/ 1427 ) . Nêu nguyên nhân thắng lợi , ý
nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? ( 4 đ )
Trả lời :
a) Thuật lại trận Chi Lăng – Xương Giang tháng 10/1427 :
- Đầu tháng 10/1427 , 15 vạn viện binh được chia thành 2 đạo từ Trung Quốc kéo sang. Một đạo
do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn . Một đạo do Mộc Thạnh chỉ huy từ
Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang. ( 0,5 đ )
- Ngày 8/10, Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng. Phó tướng là Lương
Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích ở Cần Trạm, Phố
Cát, bị tiêu diệt 3 vạn tên. Mấy vạn tên còn lại cố tiến xuống Xương Giang co cụm ở giữa cánh
đồng nhưng bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướng, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt
sống. ( 1,0 đ )
- Cùng lúc đó Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại MộcThạnh. Mộc
Thạnh biết Liễu Thăng đã bị giết, hỏang sợ vội rút quân về nước.( 0,5 đ )
- Nghe tin cả 2 đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hòa và
chấp nhận mở hội thề Đông Quan ( ngày 10/12/1427 ) để được an tòan rút quân về nước. Lê
Lợi chấp nhận lời xin hòa của Vương Thông, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng
lợi . ( 0,5 đ )
- Ngày 3/1/1428, tóan quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, đất nước sạch bóng
quân thù. ( 0,25 )
b) Nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự
do cho đất nước. (0,25 đ )
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân đòan kết đánh giặc, hăng hái tham gia khởi nghĩa, gia
nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
( 0,5 đ )
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu
là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. ( 0,25 đ )

- Ý nghĩa lịch sử:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến
nhà Minh. Mở ra 1 thời kỳ phát triển mới của dân tộc ( 0,25 đ )
Câu 2 : Trình bày nguyên nhân, những nét chính về cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời
Nguyễn ? Các cuộc nổi dậy trên có ý nghĩa gì ? ( 4 đ )
Trả lời:
- Nguyên nhân: Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lý chiếm đọat
ruộng đất, qua lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành
khắp nơi. ( 0,5 đ )
- Các cuộc nổi dậy:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành ( 1821- 1827)
. Phan Bá Vành người làng Minh Giám ( Thái Bình ), ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi
dậy chống lại địa chủ, quan lại. ( 0, 5 đ )
. Địa bàn họat động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Yên. Nhà Nguyễn phải tốn
nhiều công sức mới dẹp nổi. ( 0,5 đ )
+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân ( 1833 – 1835 )
. Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, ông cùng 1 số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
( 0,5 đ )
. Địa bàn họat động của nghĩa quân lan rộng khắp núi rừng Việt Bắc và 1 số vùng ở trung du.
Nhà Nguyễn phải 3 lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi .( 0,5đ )
+ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi ( 1833 – 1835 )
. Lê Văn Khôi vốn là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Năm 1833, ông khởi binh chiếm
thành Phiên An ( Gia Định) . ( 0,25 đ )
. Năm 1834, ông qua đời vì bệnh. Năm 1835, khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt. (0,25đ)
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát ( 1854 – 1856 )
. Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm- Hà Nội, là nhà nho, nhà thơ lỗi lạc. Ông cùng 1 số bè
bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy. Đầu năm 1855, ông hy sinh trong
1 trận chiến đấu ở vùng Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục đến năm 1857 mới bị dập tắt.
( 0,5 đ )
- Ý nghĩa các cuộc nổi dậy:

+ Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân
tộc. ( 0,25 đ )
+ Góp phần củng cố khối đòan kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.(0, 25 đ )
Câu 3 :
Lập niên biểu về cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ? (3 đ )
Trả lời:
Thời gian Sự kiện
Tháng 12/1773 Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối chế
độ thu thuế . Đáp lại thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. ( 0, 5 đ )
Năm 1774 Đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi- la-đen- phi-a, yêu
cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lý, nhưng không kết quả (0,5đ
Tháng 4/1775 Cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của G. Oa-sinh-
tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. ( 0, 5 đ )
Ngày 4/7/1776 Bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người
và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp
nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. ( 0,75 đ )
Tháng 10/1777 Quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga làm quân Anh suy
yếu. ( 0,25 đ )
Năm 1783 Thực dân Anh phải ký hiệp ước Vec- xai, công nhận nền độc lập của các
thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc. ( 0,5 đ )
HỘI
ĐỒNG
CÔNG XÃ
Câu 4:
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Công xã Pari và nêu chính sách của công xã .(5đ )
Câu 5 : Học thuyết Tam dân là của ai ? Cách mạng Tân Hợi diễn ra như thế nào ? Ý
nghĩa ( 4 đ ) .
Trả lời:
- Học thuyết Tam dân là của Tôn Trung Sơn . ( học thuyết Tam dân gồm : Dân tộc độc
lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc nhằm “ đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa,

thành lập Dân quốc “.( 0,5 đ )
- Nguyên nhân: Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “ quốc hữu hóa
đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền
lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi. ( 0,5 đ )
- Diễn biến:
+ Ngày 10/10/1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan
sang các tỉnh miền nam và miền Trung của Trung Quốc. ( 0,5 đ )
+ Ngày 29/12/1911, chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn
Trung Sơn làm tổng thống. ( 0,5 đ )
+ Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải ( quan đại thần của nhà
Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm tổng thống ( tháng 2/1912). Cách mạng coi như
chấm dứt. ( 0,5 đ )
- Ý nghĩa:
+ Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên
chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN ở Trung
Quốc phát triển. ( 0,75 đ )
+ Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trong
đó có Việt Nam. ( 0,25 đ )
+ Tuy nhiên cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không
tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
( 0,5 đ )
Ủy ban Tài chính
Ủy ban Đối ngoại
Uỷ ban tư pháp
Ủy ban lương thực
ủy ban công tác xã hội
Uỷ ban Giáo dục
Uỷ ban An ninh xã hội
Ủy ban Quân sự
Ủy ban Thương nghiệp

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trình bày tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.
Câu 2: (4,0 điểm)
Hoàn thành bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn:
Người lãnh đạo Thời gian Địa bàn hoạt động Lực lượng tham gia
Câu 3: (3,5 điểm)
Hãy nêu những căn cứ để chứng tỏ: “ Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên
phạm vi thế giới?”
Câu 4: (4,5 điểm)
Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
Câu 5: (4 điểm)
Tại sao năm 1917, nước Nga lại phải tiến hành hai cuộc cách mạng? Nêu ý nghĩa của cuộc cách
mạng tháng 10 Nga?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
*GHI CHÚ:
- Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết hơn.
- Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí
sinh, giáo viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu
được ý khác nhưng phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn cho điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc
sai sót, tùy theo mức độ trừ điểm hợp lý.
- Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo
đảm yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi.

Câu 1: (4,0 điểm)
Trình bày tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.
- Mùa xuân 1771, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ lập căn cứ dựng cờ khởi
nghĩa ở Tây Sơn chống chính quyền họ Nguyễn. (0,5đ)
- Năm 1774, Nguyễn Huệ đánh chiếm thành Phú Yên. (0,5đ)
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm. (0,5đ)
- Tháng 6/1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân. (0,5đ)
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788: Nguyễn Huệ lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê –
Trịnh, thu phục Bắc Hà. (0,5đ)
- Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. (0,5đ)
- Năm 1789, Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh. (0,5đ)
- Từ năm 1789 – 1792: Quang Trung khôi phục, xây dựng đất nước với nhiều chính sách
rất tiến bộ. (0,5đ)
Câu 2: (4,0 điểm)
Hoàn thành bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn:
(Điền đúng mỗi hàng 1,0 đ)
Người lãnh đạo Thời gian Địa bàn hoạt động Lực lượng tham gia
Phan Bá Vành 1821-1827 Thái Bình, Nam Định, Hải
Dương, Quảng Yên
Nông dân
Nông Văn Vân 1833-1835 Khắp núi rừng Việt Bắc. Một số tù trưởng và đồng bào
các dân tộc Tày, Mường, Việt.
Lê Văn Khôi 1833-1835 Sáu tỉnh Nam Kỳ Đông đảo nhân dân.
Cao Bá Quát 1854-1856 Trung du và đồng bằng Bắc
kỳ
Nông dân và đồng bào các dân
tộc.
Câu 3: (3,5 điểm)
Hãy nêu những căn cứ để chứng tỏ: “ Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi
trên phạm vi thế giới?”

(Đúng mỗi ý 0,5 đ)
Căn cứ vào sự thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Cách mạng tư sản Hà Lan ( thế kỷ XVI) là cuộc CM tư sản đầu tiên trên thế giới, lật đổ
ách thống trị của Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII)
+ Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775 – 1783)
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)
+ Các thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ở Mỹ La-tinh nổi dậy đấu tranh giành độc
lập dẫn đến sự ra đời của một loạt quốc gia tư sản ở Mỹ
La-tinh (đầu thế kỷ XIX).
+ Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a và Đức và cuộc cải cách nông nô ở Nga ( những năm
60 của thế kỷ XIX).
+ Với những căn cứ đó đã chứng tỏ: “ Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi
trên phạm vi thế giới”.
Câu 4: (4,5 điểm)
Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
- Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị:
+ Chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp
1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. (1,0đ)
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông
thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống. (1,0đ)
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ
nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. (1,0đ)
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỹ
thuật, cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây. (1,0đ)
- Kết quả: Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc
địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. (0,5đ)
Câu 5: (4 điểm)
Tại sao năm 1917, nước Nga lại phải tiến hành hai cuộc cách mạng? Nêu ý nghĩa của cuộc
cách mạng tháng Mười Nga?

* Năm 1917 nước Nga tồn tại hai cuộc cách mạng là vì:
- Sau cách mạng thang hai năm 1917, nước Nga vẫn tồn tại hai chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời: đại diện cho giai cấp tư sản tiếp tục đẩy nhân dân Nga vào cuộc
chiến tranh đế quốc. (1,0đ)
+ Xô Viết: đại diện cho giai cấp vô sản tiếp tục làm cách mạng lật đổ giai cấp tư sản.Vì
thế năm 1917, nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng. (1,0đ)
* Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga:
- Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước Nga. Lần đầu
tiện người lao động Nga lên nắm chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN
trên một đất nước rộng lớn. (1,0đ)
- Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ
và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các
dân tộc bị áp bức trên thế giới. (1,0đ)
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013
Khóa ngày 04/11/2012
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta trong các thế kỷ XVI –
XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX? (3 điểm)
Câu 2: Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 – đến năm 1788
đã đạt được kết quả như thế nào? Và vua Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất
nước và xây dựng quốc gia ra sao? ( 3 điểm)
Câu 3: Điền nội dung những điểm mới về tổ chức chính quyền và chính sách đối ngoại của nhà
Nguyễn vào bảng sau: ( 2 điểm)
Tổ chức chính quyền và
chính sách đối ngoại
Những điểm mới
Triều đình trung ương

Chính quyền địa phương
Luật pháp
Quân đội
Ngoại giao
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó? ( 3 điểm)
Câu 2: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” và Mỹ là xứ sở
của các “ông vua công nghiệp”? ( 3 điểm)
Câu 3: Hoàn thành niên biểu tóm tắt quá trình đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế
quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911? ( 3,5 điểm)
Niên đại Sự kiện
1840 – 1842
1854 – 1869
1898
1900
1911
Câu 4: Sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành nước đế
quốc? Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là đế quốc phong kiến quân phiệt? (2,5 điểm)
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013)

A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta trong các thế kỷ
XVI – XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX?(3điểm)
* KINH TẾ (2điểm)
* Thế kỷ XVI – XVIII: (1 điểm)
+ Đàng Ngoài: trì trệ
+ Đàng trong phát triển hơn.
+ Các nghề thủ công và làng nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và

ngày càng mở rộng.
+ Trao đổi buôn bán mở rộng, kể cả với nước ngoài, chợ búa mọc lên khắp nơi.
+ Nhiều đô thị mới xuất hiện như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà, Gia Định,
Kinh Kỳ.
* Nửa đầu thế kỷ XIX: (1 điểm)
+ Nông nghiệp sa sút, chế độ quân điền không còn tác dụng, …
+ Thủ công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
+ Nội thương: không có chính sách khuyến khích phát triển.
+ Ngoại thương: hạn chế việc buôn bán với nước ngoài.
* VĂN HÓA (1 điểm)
* Thế kỷ XVI – XVIII:
+ Phật giáo, Đạo giáo phục hồi …
+ Chữ Quốc Ngữ ra đời.
+ Văn học dân gian ngày càng phát triển…
* Nửa đầu thế kỷ XIX:
+ Văn học chữ Nôm chiếm ưu thế, hơn hẳn văn học chữ Hán …
Câu 2: Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 – đến năm
1788 đã đạt được kết quả như thế nào? Và vua Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống
nhất đất nước và xây dựng quốc gia ra sao?( 3 điểm)
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn
phong kiến Lê – Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt
quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. ( 1 điểm)
- Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia: (2
điểm)
+ Ông là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn -
Trịnh – Lê.
+ Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh xâm lược, củng cố nền độc lập của đất
nước.
+ Xây dựng chính quyền mới và ban hành nhiều chính sách tiến bộ…

Câu 3: Điền nội dung những điểm mới về tổ chức chính quyền và chính sách đối ngoại của
nhà Nguyễn vào bảng sau: (2 điểm)
Tổ chức chính quyền và
chính sách đối ngoại
Những điểm mới
Triều đình trung ương Vua đứng đầu, trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng
trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Chính quyền địa phương Cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Tổng đốc, còn các tỉnh vừa
và nhỏ là các chức Tuần phủ.
Luật pháp Ban hành Hoàng triều luật lệ.
Quân đội Gồm nhiều binh chủng, thành trì ở kinh đô và các
trấn, tỉnh được xây dựng vững chắc và hệ thống trạm
ngựa cũng được xây dựng để truyền tin tức.
Ngoại giao - Đối với nhà Thanh: thần phục, nhiều chính sách của
nhà Thanh được các vua Nguyễn dùng làm mẫu trị
nước.
- Đối với phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc.
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó?(3
điểm)
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: (2 điểm)
+ Nhiều công trường thủ công, luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ … ra đời, phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành.
+ Những phát minh mới về kỹ thuật, các hình thức tổ chức hợp lý làm cho năng suất lao
động tăng nhanh.
+ Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ đuổi tá điền,
biến đồng ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lầy lông làm len cung cấp cho thị
trường.

- Hệ quả: ( 1 điểm)
Tầng lớp quý tộc mới ra đời có thế lực lớn về kinh tế, nông dân trở nên nghèo khổ, kéo
ra thành thị làm thuê hay di cư ra nước ngoài.
Câu 2: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” và Mỹ là xứ
sở của các “ông vua công nghiệp”?(3 điểm)
- Nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”vì: (1,5 điểm)
Tập trung tư bản ngân hàng cao, phần lớn số tư bản được Pháp xuất cảng ra nước ngoài
chủ yếu các nước chậm phát triển dưới hình thức cho vay lấy lãi.
- Mỹ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”vì: (1,5 đểm)
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Mỹ xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ có ảnh
hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ty đó là những ông “Vua” như “ Vua
dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “Vua thép” Mooc-gan, “Vua ô tô” Pho …
Câu 3: Hoàn thành niên biểu tóm tắt quá trình đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống
đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911?( 3,5 điểm)
Niên đại Sự kiện
1840 – 1842 - Thánh 6/1840, Anh tấn công Trung Quốc, “chiến tranh thuốc phiện”
bùng nổ. nhân dân chống trả quyết liệt, nhưng triều đình Mãn Thanh ký
điều ước, chịu những điều khoản nặng nề. (0,75 điểm)
1854 – 1869 - Khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc,
Nghĩa quân làm chủ 17 tỉnh, bước đầu giải quyết quyền lợi cho nông dân.
Nhà Thanh và các nước Đế quốc cấu kết với nhau đàn áp. (0,75 điểm)
1898 - Cuộc vận động duy tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ
trương nhằm thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ
lập hiến, nhưng chỉ kéo dài được 103 ngày.(0,75 đ)
1900 - Phong trào Nghĩa Hòa đoàn là phong trào đấu tranh của nhân dân Trung
Quốc nhằm đánh đuổi đế quốc. Phong trào phát triển rộng lớn tiến đến
tận Bắc Kinh. Liên quân 8 nước đã đàn áp dã man. (0,75 đ)
1911 - Cách mạng Tân Hợi do Đồng Minh hội lãnh đạo. Nổ ra đầu tiên ở Vũ
Xương ( 10/10/1911) sau đó lan rộng ra nhiều vùng. Chế độ quân chủ
chuyên chế bị lật đổ, nền cộng hòa được thiết lập. (0,5 điểm)

Câu 4: Sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành nước đế
quốc? Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là đế quốc phong kiến quân phiệt?(2,5 điểm)
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự hình thành các công ty độc
quyền như Mit-xưi, Mit-xu-bi-si, … Sự lũng đoạn của các công ty độc quyền này đối với nền
kinh tế, chính trị Nhật Bản. Nhật Bản trở thành nước đế quốc. (1 điểm)
- Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Sự liên minh
nắm quyền của quý tộc và tư sản đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: chiến tranh Đài
Loan, chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Nga – Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn
Đông, bán đảo Triều Tiên …vì thế, chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là đế quốc phong kiến
quân phiệt. (1,5 điểm)
* LƯU Ý:
- Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết.
- Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí
sinh, giáo viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu
được ý khác nhưng phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn cho điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc
sai sót, tùy theo mức độ trừ điểm hợp lý.
- Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo
đảm yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi.
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 – 2014
Khóa ngày 17/11/2013
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1 ( 3 điểm)
Lập bảng về chính sách ngoại giao và ngoại thương giữa thời Nguyễn có gì khác so
với thời Quang Trung? Đồng thời nêu rõ đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý
nghĩa như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm)
Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn học – nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật của
nước ta cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX?
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 3 ( 3 điểm)
Trình bày sự khác nhau về kết quả giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thế kỷ XVIII? Đồng thời hãy cho biết
Hiến pháp 1787 ở Mỹ đưa đến kết quả và những điểm tích cực gì?
Câu 4 ( 3 điểm)
Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đến
năm 1910? Tại sao các phong trào đều thất bại?
Câu 5 ( 4 điểm)
Lập niên biểu diễn biến chiến sự chiến tranh thế giới thứ nhất theo mẫu sau:
Thời gian Sự kiện chính
1
2
3
4
5
6
7
8
9
- Qua kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), em rút ra nhận xét gì?
Câu 6 ( 3 điểm)
Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ
đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX? Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với
thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
(HẾT)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1 (3 điểm)
. Lập bảng về chính sách ngoại giao và ngoại thương giữa thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang
Trung? Đồng thời nêu rõ đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?
Nội dung Thời Quang Trung Thời Nguyễn
Ngoại giao - Đối với nhà Thanh: mềm dẻo
nhưng kiên quyết bảo vệ từng
tất đất của Tổ quốc.
- Thần phục nhà Thanh.
- Đối với phương Tây khước từ
mọi tiếp xúc.
Ngoại
thương
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều
loại thuế.
- “Mở cửa ải, thông chợ búa”
- Buôn bán với các nước: Trung
Quốc, Singapo, Xiêm, Mã Lai.
- Không cho người phương Tây
mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào
một số cảng nhất định.
- Đường lối ngoại giao của Quang Trung thể hiện mong muốn đất nước không có chiến tranh, nhân
dân có điều kiện xây dựng và phát triển, sự hòa hợp đó là điều kiện hòa bình cho nhân dân hai nước
trao đổi, giao lưu buôn bán. Nhưng chính sách đó cũng thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc
độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nếu kẻ thù nào dám động đến một tất đất của Tổ
quốc thì không tha thứ.
Câu 2 ( 4 điểm)
. Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn học – nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật của nước ta cuối
thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX?

* Văn học – nghệ thuật:
- Văn học chữ Nôm phát triển lên đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn học dân gian phát triển cao độ.
- Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú – dòng tranh Đông Hồ.
- Điêu khắc tinh đặc sắc, kiến trúc có những kiệt tác bậc thầy như chùa Tây Phương, lăng tẳm Cố đô
Huế.
* Khoa học - kỹ thuật:
- Sử học: Đại Việt thông sử, Đại Việt sử ký tiền biên, Phủ Biên tạp lục, Lịch triều hiến chương loại
chí… tác phẩm sử học tiêu biểu: Đại Nam thực lục ( 144 quyển) -> viết về những năm thống trị của
triều Nguyễn.
- Địa lý: Nhất thống dư địa chí, Gia Định thành thông chí.
- Y học: Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (66 quyển)
-> phát hiện 305 vị thuốc Nam và 2854 phương thuốc trị bệnh.
- Kỹ thuật: chế tạo đồng hồ, kính thiên lý, máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng maùy hơi
nước.
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 3 ( 3 điểm)
Trình bày sự khác nhau về kết quả giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập
của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thế kỷ XVIII? Đồng thời hãy cho biết Hiến pháp 1787 ở Mỹ đưa đến
kết quả và những điểm tích cực gì?
Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập
Kết quả
cách mạng
Thiết lập chế độ quân chủ
lập hiến.
- Thiết lập chế độ cộng hòa.
- Hiến pháp 1787 ở Mỹ:
+ Kết quả: theo Hiến pháp, Mỹ là nước cộng hòa liên bang.
- Điểm tích cực của Hiến pháp:
+ Tăng cường bộ máy chính quyền trung ương, các bang được quyền tự trị rộng rãi, Tổng thống

nắm quyền hành pháp, Quốc hội gồm hai viện (Thượng viện và Hạ viện) nắm quyền lập pháp.
Câu 4 ( 3 điểm)
Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đến năm 1910? Tại
sao các phong trào đều thất bại?
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ diễn ra liên tục, mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều giai
cấp, tầng lớp, phản ánh sự bất bình, mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực
dân Anh.
- Các phong trào thất bại vì:
+ Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh.
+ Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, chưa có sự liên kết đấu tranh và chưa có đường lối đấu tranh
đúng đắn.
Câu 5 ( 4 điểm)
* Lập niên biểu diễn biến chiến sự chiến tranh thế giới thứ nhất theo mẫu sau:

Thời gian Sự kiện chính
28/7 ->
4/8/1914
Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức
tuyên chiến với Nga; Pháp, Anh tuyên chiến
với Đức.
Cuối 1914 Ưu thế thuộc về phe Liên minh.
Cuối 1915 Nga tấn công Đức ở phía Tây
Năm 1916 Cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự.
Năm 1917 Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước, chiến sự chủ
yếu ở mặt trận phía Tây.
7/11/1917 Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi.
Nước nga Xô viết rút khỏi chiến tranh.
7/1918 Phe Hiệp ước phản công, các đồng minh của
Đức đầu hàng.
9/11/1918 Cách mạng bùng nổ ở Đức, chế độ quân chủ

bị lật đổ, chế độ cộng hòa được thành lập.
11/11/1918 Chính phủ Đức đầu hàng không điều kiện,
chiến tranh kết thúc.
* Qua kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), em rút ra nhận xét gì?
- Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người vả của, tổn hại to lớn cho nhân loại cả về
vật chất lẫn tinh thần.
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình, giai cấp tư sản đã
đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc, đau thương.
Câu 6 ( 3 điểm)
* Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong
lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX?
- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã đưa đến việc thành lập Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới,
có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.
+ Đối với nước Nga: sự ra đời của Nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lao động lên nắm
chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới.
+ Đối với thế giới: có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào
đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
* Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
- Lê-nin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng
tháng Mười (vạch kế hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grat, tuyên bố thành
lập Chính phủ Xô viết).
* LƯU Ý:
- Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết.
- Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí sinh, giáo
viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu được ý khác nhưng
phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn chấm điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc sai sót, tùy theo mức độ
trừ điểm hợp lý.
- Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo đảm
yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi.

HẾT

×