Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG LỊCH SỬ 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.42 KB, 21 trang )

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 , THỜI GIAN 150 PHÚT
Câu 1 ( 4 điểm) : Lập bảng niên biểu và điền vào bảng các sự kiện lịch sử Thế giới từ giữa thế
kỷ 19 đến năm 1945 ?
Câu 2 ( 4 điểm) :
a/ Kể tên các hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Thực dân Pháp ?
b/ Em hiểu thế nào là Phong trào Cần Vương ?Hãy giải thích ? Từ đó em hãy lập bảng
thống kê lại những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương qua các vấn đề sau :
STT Tên các cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Thời gian hoạt động Địa bàn hoạt động
.…. …. … …. ….
Câu 3 ( 5 điểm ) :
a/ Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc và sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) ?
b/ Hãy cho biết cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN ?
Câu 4 ( 7điểm ):
a/ Hãy cho biết các yếu tố nào giúp nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945-1973 ?
b/ Hãy nêu lên.các xu thế phát triển của Thế giới ngày nay ?
Hết
Hướng dẫn chấm môn Lịch Sử lớp 9
A)NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Bảng niên biểu thống kê những sự kiện lịch sử Thế giới từ giữa TK19 đến năm
1945. ( 4 điểm).Mỗi ý đúng cả thời gian và sự kiện cho 0,25 điểm .
THỜI GIAN SỰ KIỆN
1566 Cách mạng Hà Lan
1640-1688 Cách mạng Tư sản Anh
1776 Tuyên ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Mĩ
1789-1794 Cách mạng Tư sản Pháp
1848 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
1848-1849 Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức
1868 Minh Tri Duy Tân


1871 Công xã Paris
1911 Cách mạng Tân Hợi
1914 – 1918 Chiến tranh Thế Giới thứ nhất
1917 Cách mạng Tháng Mười Nga 10/1917
1919 Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc
1918 -1920 Nước Nga xô viết đánh thắng thù trong giặc ngoài
1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết thành lập
1929-1933 Khủng hoảng kinh tế Thế giới ( khủng hoảng thừa)
1939-1945 Chiến tranh Thế Giới thứ hai
Câu 2a.(1 điểm) Các hiệp ước của Nhà Nguyễn ký với Thực Dân Pháp :
Hiệp ước Nhâm Tuất ( 1862). 0,25đ
Hiệp ước Giáp Tuất (1874). 0,25đ
Hiệp ước Hac Măng (1883). 0,25đ
Hiệp ước PaTơNôt ( 1884). 0,25đ
Câu 2b.(3 điểm)Phong trào Cần Vương là:
+Theo nghĩa đen CẦN VƯƠNG là phò vua giúp nước(0,25đ).
+ Đây là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi (0,25đ)
nhằm chống cuộc xâm lược của Thực Dân Pháp(0,25đ) .
+Về thực chất, phong trào Cần Vương là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân
Pháp của nhân dân.(0,25đ)
BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN
VƯƠNG:
STT TÊN CUỘC KHỞI
NGHĨA
NGƯỜI LÃNH
ĐẠO
THỜI GIAN ĐỊA BÀN
HOẠT ĐỘNG
1(0,5đ)
Khởi nghĩa Ba Đình Phạm Bành –Đinh

Công Tráng
1886 -1887 Nga Sơn ,Thanh
Hoá

2(0,75đ)
Khởi nghĩa Bãi Sậy Đinh Gia Quế
Nguyễn Thiện Thuật
1883- 1885
1885-1892
Bãi Sậy,Hưng
Yên.
3(0,75đ) Khởi nghĩa Hương Khê Phan Đình Phùng 1885-1895 Nghệ Tĩnh –
( Thanh
Hóa,Quảng
Bình)
Câu 3 a. Trình bày hoàn cảnh ra đời , mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động, sự phát
triển của tổ chức ASEAN :(3,5 điểm).

 HOÀN CẢNH RA ĐỜI :
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn
hoá, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.(0,25đ)
Đồng thời, họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực, nhất là cuộc chiến
tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và thất bại là không thể tránh khỏi.(0,5đ)
Những tổ chức có tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều sự thành công của khối thị trường
chung Châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau .(0,25đ)
Ngày 8/8/1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok
(ThaiLand) với 5 nước đầu tiên là : Indonesia, Malai xia, Philipin, Singapore, Thai Land .
(0,25đ)
 MỤC TIÊU :
-Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên vì một Đông Nam

Á hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển .(0,5đ)
 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG :
-Hiệp ước BALI đã xác định những nguyên tắc cơ bản là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau (0,5đ)
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.(0.5đ)
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN :
Tổ chức ASEAN không ngừng mở rộng các thành viên tham gia, nhất là từ thập niên 90 (0,25đ)
-Năm 1984, BRUNEI gia nhập ASEAN. Năm1995, VIETNAM là thành viên thứ 7 của tổ chức
này.(0,25đ)
-Năm1997, LÀO và MIANMA gia nhập. Năm1999, CAMPUCHIA là thành viên thứ 10 của tổ
chức ASEAN. (0,25đ)
Câu 3b.Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN:(1,5điểm)
 CƠ HỘI:
Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để ta
vươn ra thế giới, tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu gần khoảng cách phát triển với các
nước trong khu vực.(0,5đ).
Có điều kiện tiếp thu những thành tựu KHKT, văn hóa giáo dục,y tế ,thể thao với các
nướcĐNA. (0,5đ).

 THÁCH THỨC:
Nước ta không tận dụng cơ hội thì sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực .Do sự
cạnh tranh qưyết liệt giữa nước ta với các nước, hội nhập dễ bị “ hòa tan “đánh mất bản sắc
truyền thống văn hóa của dân tộc.(0,5đ)
Câu 4a. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945 -1973 là do các yếu tố sau
(3 điểm)
+Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú,nguồn nhân lực dồi dào,trình độ kĩ
thuật cao, năng động sáng tạo.(0,5đ)
+Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ mua bán vũ khí) .(0,5đ)
+Mĩ đã ứng dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để

nâng cao năng suất lao động(0,5đ), hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
(0,5đ)
+Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ty tập đoàn tư bản lũng đoạn ra sức sản xuất hang
hóa cạnh tranh có hiệu quả trong và ngoài nước.(0,5điểm)
+Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước cũng có một vai trò quan trọng thúc đẩy
nền kinh tế Mĩ phát triển .(0,5đ)
Câu 4b. Các xu thế phát triển của Thế giới ngày nay :(4điểm)
-Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.(0,5đ)
-Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới
mớiđa cực, nhiều trung tâm (0,5đ)…
(Mĩ chủ trương “thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối,thống trị thế giới)….(0,5đ)
-Ba là, các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm (0,5đ).
-Bốn là, tuy hòa bình thế giới được cũng cố(0,5đ),nhưng nhiều khu vực lại xảy ra xung đột
quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.(0,5đ)
-Xu thế chung của Thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế (0,5đ).
-Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ 21.(0,5đ)
B) CÁCH CHẤM VÀ CHO ĐIỂM :
1.Về nội dung:
- HS trả lời theo trình tự đáp án, nếu hs nêu được ý khác nhưng phù hợp với yêu cầu của đề thi
thì vẫn cho điểm theo từng ý đúng theo quy định .
- Nếu có thiếu hoặc sai sót, tùy theo mức độ mà trừ điểm đúng với yêu cầu của đề bài.
2.Về trình bày:
-Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, tùy theo mức độ
trình bày của thí sinh mà trừ từ 0,25 điểm đến 1điểm
3.Điểm của bài thi:
-Là tổng điểm các câu trong bài thi mà thí sinh đã làm được sau khi đã trừ điểm trình bày theo
thang điểm là 20 điểm.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
= = = 0o0 = = = Môn: Lịch sử - lớp 9 , thời gian: 150 phút

(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi
nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao? (5 điểm).
Câu 2: Phong trào Đông Du (1905-1909), nêu ý nghĩa của phong trào? (3,5 điểm)
Câu 3: Kể và điền vào lược đồ tên các nước Đông Nam Á. (3,5 điểm)
Câu 4: Nêu hoàn cảnh thành lập, nội dung “Tuyên bố Băng – Cốc” và “Hiệp ước Ba –
Li” của tổ chức ASEAN? (3,5 điểm)
Câu 5: Trình bày những nguyên nhân có tính chất quyết định và nêu những dẫn chứng
tiêu biểu về sự phát triển thần kỳ của Kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ
20. Từ đó, em có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước. (4,5 điểm).
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ 9
Câu 1: Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi
nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao? (5 điểm).
Trả lời:
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
+ Địa bàn thuộc ba làng Mậu Thịnh, Thương Thọ, Mĩ Khê (huyện Nga Sơn – Thanh Hóa.
Lãnh đạo là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. (0,5 đ)
+ Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt từ tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, nghĩa
quân đẩu lui nhiều cuộc tấn công của quân Pháp. (0,5 đ)
+ Cuối cùng nghĩa quân rút lên Mã Cao, tiếp tục chiến đấu thêm 1 thời gian rối tan rã.
(0,25 đ)
- Khởi nghĩa bãi sậy: 1883- 1892
+ Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) và Kinh Môn
(Hải Dương) sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, …
Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. (0,75 đ)
+ Trong những năm 1885-1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân
Pháp. (0,25 đ)
+ Sau trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889,

nghĩa quân dần dần tan rã. (0,5 đ)
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
+ Địa bàn huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tỉnh) sau đó lang rộng ra nhiều tỉnh
khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng. (0,5 đ)
+ Từ 1885-1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luỵện tập quân đội, rèn đúc vũ khí. (0,5
đ)
+ Từ năm 1889-1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn
quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh cuộc khởi nghĩa dần dân tan rã. (0,5 đ)
- Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: Có quy mô lớn nhất, trình độ tổ
chức cao và chiến đấu bền bĩ. (0,75 đ)
Câu 2: Phong trào Đông Du (1905-1909), nêu ý nghĩa của phong trào? (3,5 điểm).
- Những nét chính về các hoạt động phong trào Đông Du:
+ Năm 1904, Duy Tân Hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương
dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập. (0,75 đ)
+ Năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông Du, đưa được khoảng 200 học sinh
Việt Nam sang Nhật học tập nhằn đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống pháp. (0,75 đ)
+ Tháng 9 năm 1908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những
người Việt Nam ra khổi đất Nhật. (0,75 đ)
+ Tháng 3 năm 1909 phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy Tân ngừng hoạt động. (0,75đ)
- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề
thời đại. (0,5 đ)
Câu 3: Kể và điền vào lược đồ tên các nước Đông Nam Á. (3,5 điểm)
- Kể tên các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma,
Malaisia, Singapo, Brunay, Indonesia, Đôngtimo và Philippin (1,5đ)
- Điền đúng tên: (2,0đ).
Câu 4: Nêu hoàn cảnh thành lập, nội dung “Tuyên bố Băng – Cốc” và “Hiệp ước Ba – Li”
của tổ chức ASEAN? (3,5 điểm).
- Hoàn cảnh thành lập:
+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á nhận thức rõ sự cần thiết phải
cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài

đối với khu vực. (0,75 đ)
+ Ngày 08/8/1967, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc
Thái Lan gồm 05 nước: Indonesia, Mailasia, Philippin, Thái Lan và Singapo. (1,0đ)
- Nội dung của “Tuyên bố Băng Cốc”: Xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự
hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định
khu vực. (0,75 đ)
- Nội dung “Hiệp ước Ba-Li”: xác định những nguyên tác cơ bản trong quan hệ giữa các
nước thành viên: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoìa bình, hợp tác phát triển có
kết quả. (1,0đ).
Câu 5: Trình bày những nguyên nhân có tính chất quyết định và nêu những dẫn chứng
tiêu biểu về sự phát triển thần kỳ của Kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ
20. Từ đó, em có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước. (4,5 điểm).
a. Nguyên nhân:
- Điều kiện quốc tế thuận lợi: Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam.
(0,5đ)
- Yếu tố có ý nghĩa quyết định là những điều kiện sẳn có trong nước:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. (0,25đ)
+ Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, Công ty. (0,25đ)
+ Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản.
(0,25đ)
- Truyền thống văn hóa lâu đời của Người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ
của thế giới nhưng vẩn giữ được bản sắc dân tộc. (0,5đ)
b. Những thành tựu kinh tế tiêu biểu:
- Từ năm 1951 trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách “thần kỳ” vượt các nước
Tây Âu, đứng thứ 2 thế giới tư bản. (0,25đ)
- Tổng sản phẩm quốc dân 1950 đạt 20 tỷ USD đến năm 1968 đạt 183 tỷ USD. Năm 1990
thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD vượt Mỹ, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. (0,5đ)

- Về Công nghiệp tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 1950-1960 là 15% từ 1961-
1970 là 13,5%. (0,5đ)
- Về Nông nghiệp những năm 1967-1969 đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực
trong nước. (0,25đ)
- Từ những năm 70 của thế kỷ 20 Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài
chính của thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu. (0,5đ)
- Bài học kinh nghiệm: Rút ra từ những yếu tố trong nước của Nhật. (0,75đ)
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến
đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược?
Câu 2: (4,0 điểm)
Hoàn thành biểu bảng về phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến
tranh thế giới thứ nhất:
Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia
Câu 3: (4,5 điểm)
Khu vực Đông Nam Á, hiện nay, có bao nhiêu nước? Hãy kể tên các nước đó? Hãy nêu những
nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN?
Câu 4: (4,0 điểm)
Nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX đã có “sự phát triển
thần kỳ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên và nêu nguyên nhân chính của sự phát triển đó?
Câu 5: (4,5 điểm)
Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với
các dân tộc? Từ đó, em hãy liên hệ với tình hình nước ta và chứng minh.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
*GHI CHÚ:
- Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết hơn.
- Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí
sinh, giáo viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu
được ý khác nhưng phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn cho điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc
sai sót, tùy theo mức độ trừ điểm hợp lý.
- Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo
đảm yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi.
Câu 1: (3,0 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng
bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược?
+ Ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta: bắt đầu từ Đà Nẵng
+ Ngày 17/2/1959, Pháp tấn công Gia Định -> Triều đình Huế và Pháp ký: Hiệp ước Nhâm
Tuất (05/6/1862).
+ Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng tấn công Hà Nội -> Triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước
Giáp Tuất (15/3/1874). Sau đó, Pháp tiếp tục đánh Bắc kỳ lần thứ hai.
+ Ngày 18/8/1883, Pháp tiếp tục tấn công Thuận An – Huế. Kết quả triều đình Huế và Pháp
ký Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác Măng).
+ Ngày 06/6/1884: chính phủ Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Pa-tơ-nôt.
=> Nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.
Như vậy, từ năm 1858 đến năm 1884 đã thể hiện quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng
từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược.
Câu 2: (4,0 điểm)
Hoàn thành biểu bảng về phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến trước
chiến tranh thế giới thứ nhất:
Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia
Đông Du
(1905 – 1909)

Giành độc lập,
xây dựng xã
hội tiến bộ.
Bạo động vũ trang để
giành độc lập.
Cầu viện Nhật Bản.
Nhiều thành phần
nhưng chủ yếu là thanh
niên yêu nước.
Đông Kinh
nghĩa thục
(1907)
Khai dân trí Truyền bá tư tưởng mới,
vận động cải cách, chấn
hưng đất nước.
Nhiều tầng lớp trong xã
hội tham gia.
Cuộc vận động
Duy tân ở
Trung kỳ
(1908)
Nâng cao ý
thức tự cường
để đi đến
giành độc lập.
Mở trường, diễn thuyết,
đả phá phong tục lạc hậu,
bỏ cái cũ, học theo cái
mới, cổ động việc mở
mang công, thương

nghiệp…
Đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia.
Phong trào
chống thuế ở
Trung kỳ
Chống đi phu,
chống sưu
thuế.
Từ đấu tranh hòa bình,
phong trào dần thiên về
khuynh hướng bạo động.
Đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia.
Câu 3: (4,5 điểm)
Khu vực Đông Nam Á, hiện nay, có bao nhiêu nước? Hãy kể tên các nước đó? Hãy nêu
những nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean?
* Khu vực Đông Nam Á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma,
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và
Đông Ti-mo.
* Những nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean:
a. Nguyên nhân ra đ ời:
+ Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế,
xã hội đất nước.
+ Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối
với khu vực, nhất là khi họ thấy chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mỹ khó tránh khỏi
thất bại.
+ Ngày 8/8/1967, gồm 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin và Thái
Lan họp tại Băng Cốc ( Thái Lan) thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
b. Mục tiêu:

- Tiến hành hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì
hòa bình và ổn định khu vực.
c. Quá trình phát triển của ASEAN:
- 1/ 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN.
- Xu hướng nổi bật sau “ Chiến tranh lạnh” mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- 7/1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và đến tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập
ASEAN; tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN; tháng 4/1999, ASEAN kết nạp
Cam-pu-chia.
* Như vậy, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước. Trên cơ sở đó, ASEAN đã
chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế ( thành lập AFTA) và xây dựng diễn đàn khu
vực ARF.

Câu 4: (4,0 điểm)
Nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX đã có “sự phát
triển thần kỳ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên và nêu nguyên nhân chính của sự phát
triển đó?
* Từ đầu những năm 50 -> những năm 70 thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ,
được coi là “sự phát triển thần kỳ”, với những thành tựu chính:
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân năm là 15% (những năm 50); 13,5% (những năm
60) .
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 20 tỉ USD (năm 1950); 183 tỉ USD (năm 1968) -> đứng thứ
hai trên thế giới.
- Cùng với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế
giới.
=> Với những khó khăn bao trùm đất nước sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật
Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX đã chứng tỏ có “sự phát triển thần kỳ”.
* Nguyên nhân chính sự phát triển:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên.
+ Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
+ Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản.

Câu 5: (4,5 điểm)Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ,
vừa là thách thức đối với các dân tộc? Từ đó, em hãy liên hệ với tình hình nước ta và
chứng minh.
*Nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, đối với các dân tộc vì:
+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định, nên các nước có cơ hội
thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia Liên minh
kinh tế các khu vực.
+ Bên cạnh đó, các nước phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới
và khai thác các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất
nước.
* Nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” là thách thức đối với các dân tộc vì:
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về
kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, sự cạnh tranh quyết
liệt của thị trường thế giới. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài, việc giữ
gìn bản sắc văn hóa các dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại.
+ Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế của xã hội của đất nước phát triển; nếu không sẽ bị tụt
hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ, nhưng không có đường lối chính sách
đúng đắn, phù hợp, sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
* Liên hệ:
+ Việt Nam đứng trước xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại quốc tế. Đó là thời
cơ lịch sử, là cơ hội to lớn cho dân tộc Việt Nam.
+ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nắm bắt cơ hội, vượt qua những thách thức,
phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng
một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển, hòa
nhập vào đời sống khu vực và thế giới.

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013
Khóa ngày 04/11/2012
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1: So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước cuộc xâm
lược Việt Nam từ năm 1858 của thực dân Pháp? (3 điểm)
Câu 2: Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX.
Các
phong trào
Mục đích Hình thức và nội
dung hoạt động
* Nêu điểm giống và khác nhau của các phong trào trên? Việc chọn lựa con đường cứu nước
của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? (4 điểm)
Câu 3: Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (5/1883) khác với trận Cầu Giấy lần
thứ nhất (12/1873) như thế nào? Hậu quả như thế nào đối với nước ta? (2 điểm)

B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Hãy trình bày ngắn gọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á,
châu Phi và Mỹ Latinh từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỷ XX? (2,5 điểm)
Câu 2: “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Đông Nam Á căng thẳng và phức tạp” Hãy
dùng sự kiện lịch sử chứng minh nhận định trên? (2,5 điểm)
Câu 3: Lập niên biểu về tiến trình xây dựng và hoàn thiện của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN)
Mốc thời gian Các sự kiện
* Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới” đã mở ra trong lịch sử
khu vực Đông Nam Á? (3,5 điểm)
Câu 4: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã thắng lợi như
thế nào? Ý nghĩa lịch sử? (2,5 điểm)
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:

Câu 1: So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước cuộc
xâm lược Việt Nam từ năm 1858 của thực dân Pháp?(3 điểm)
Thái độ Hành động
Nhân dân
- Kiên quyết chống xâm lược
ngay từ khi Pháp nổ súng xâm
lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch
tấn công Gia Định và các tỉnh
Nam Kỳ.
(0,5 đ)
- Anh dũng chống trả Pháp tại Đà Nẵng
dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh
nhanh thắng nhanh” của Pháp.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết
liệt chống lại sự mở rộng chiếm đóng
của Pháp và phản đối thái độ nhu nhược
của triều đình. (1 đ)
- Không kiên quyết động viên
nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862, để mất 3 tỉnh miền
Đông Nam Kỳ.
Triều đình - Nhu nhược, ương hèn, ích kỷ
vì quyền lợi của dòng họ bán
rẻ dân tộc.
(0,5 đ)
- Để mất 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ
(1867).

- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân
dân. (1 đ)
Câu 2: Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX. (4 điểm)
Các
phong trào
Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động
Đông du
(1905)
Đào tạo nhân tài cho
đất nước, chuẩn bị khởi
nghĩa vũ trang. (0.25 đ)
- Đưa học sinh sang Nhật du học.
- Viết sách báo tuyên truyền yêu nước.
(0.5 đ)
Đông Kinh nghĩa
thục
(1907)
Nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài.
(0.25 đ)
Diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách
báo.
(0.25 đ)
- Cuộc vận động
Duy tân.
- Phong trào
chống thuế ở
Trung kỳ (1908)
- Nâng cao dân trí.
- Đấu tranh chống sưu

cao, thuế nặng.
(0.25 đ)
- Diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã
hội, tình hình thế giới.
Khuyến khích kinh doanh công thương
nghiệp.
(0.5 đ)

* Điểm giống: đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu
nước đề xướng, lãnh đạo. (0.5 đ)
* Điểm khác: hình thức đấu tranh (0.5 đ)
+ Đông du: bạo động chống Pháp.
+ Duy tân: ôn hòa.
+ Đông Kinh nghĩa thục: mở các nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
*Việc chọn lựa con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước
chống Pháp trước đó?
+ Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng
dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ đi theo con đường dân chủ
tư sản, muốn thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa. (0.5 đ)
+ Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình
và thực chất của các từ “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái”; tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc: con đường cách mạng vô sản. (0.5 đ)
Câu 3: Cho biết chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (5/1883) khác với trận
Cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873) như thế nào? Hậu quả như thế nào đối với nước ta? (2 đ)
- Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (5/1883) khác với trận Cầu
Giấy lần thứ nhất (12/1873): đó là thôn tính toàn bộ Việt Nam đã trở thành đường lối chung của
nhà nước thực dân Pháp. (1 đ)
- Vì vậy, Pháp quyết định đem quân đánh thẳng cửa biển Thuận An, sát kinh thành
Huế . Hiệp ước Hac-mang (1883) và sau đó là Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đã được ký kết. Chấm
dứt sự tồn tại độc lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Nền “bảo hộ” của Pháp được xác

lập trên toàn bộ đất nước Việt Nam. (1 đ)
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Hãy trình bày ngắn gọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á,
châu Phi và Mỹ Latinh từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỷ XX? (2.5 đ)
- Ngay sau khi Phát-xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, nhân dân một số
nước Đông Nam Á đã đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành độc lập ( In-đô-nê-xi-a – 17/8/1945;
Việt Nam – 2/9/1945; Lào – 12/10/1945). (1 đ)
- Phong trào nhanh chóng lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi ( Ấn Độ
giành độc lập 1946; Ai Cập – 1952; An-giê-ri – 1954; I-rắc – 1958) (0.5 đ)
- Năm 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập (năm châu Phi). (0.5 đ)
- Giữa những năm 1960 (XX), hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trên thế
giới cơ bản sụp đổ. Diện tích thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km
2
và 35 triệu dân. (0.5 đ)
Câu 2: “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ĐNÁ căng thẳng và phức tạp”.
Hãy dùng sự kiện lịch sử chứng minh nhận định trên? (2,5 đ)
- Sau 1945, tình hình ĐNÁ diễn ra phức tạp và căng thẳng:
+ Nhân dân các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào giành được độc lập (8 -> 10/1945).
(0.75 đ)
+ Đến giữa những năm 50 thế kỷ XX, hầu hết các nước trong khu vực giành độc lập. (0.5 đ)
+ Từ năm 1950, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, ĐNÁ trở nên căng thẳng chủ yếu do sự can
thiệp của đế quốc Mỹ. Mỹ thành lập khối quân sự SEATO (1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của
CNXH và phong trào GPDT đới với ĐNÁ. Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược VN ( 1954 –
1975). (1đ)
 Với những sự kiện trên đã tạo nên tình hình ĐNÁ diễn ra phức tạp và căng thẳng.
(0.25 đ)
Câu 3: Lập niên biểu về tiến trình xây dựng và hoàn thiện của Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN) ( 3,5 đ)
Mốc thời gian Các sự kiện
1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập gồm 5

thành viên (In-đô-nê-xi-a, Philippin, Sin-ga-po, Malaixia,Thái Lan)
(0.5 đ)
1976 Các nước ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Ba-li
(In-đô-nê-xi-a) (0.25 đ)
1984 Brunây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6
( còn gọi là Asean 6) (0.25 đ)
1992 Các nước ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành Khu vực mậu
dịch tự do (AFTA) (0.25 đ)
1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia trong và ngoài
khu vực để cùng nhau hợp tác, phát triển. (0.25 đ)
1995 Viêt Nam gia nhập ASEAN (Asean 7) (0.5 đ)
1997 Lào và Myanma gia nhập ASEAN (Asean 9) (0.25 đ)
1999 Campuchia gia nhập ASEAN (Asean 10) (0.25 đ)

* Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới” đã mở ra trong lịch
sử khu vực Đông Nam Á? (1 đ)
- Trong thập niên 90 (XX), lần đầu tiên trong lịch sử 10 quốc gia Đông Nam Á đã đứng
trong một tổ chức thống nhất. (0.5 đ)
- ASEAN đã quyết định biến Đông Nam Á thành Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn
đàn khu vực (ARF) … tạo nên môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển cả khu vực
Đông Nam Á. (0.5 đ)
Câu 4: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã được
thắng lợi nào? Ý nghĩa lịch sử?(2,5 đ)
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đã bền
bĩ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Cộng đồng quốc tế kể cả
Liên Hiệp Quốc để lên án gay gắt chủ nghĩa A-pac-thai. (0,75 đ)
- Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền của người da
trắng Nam Phi đã tuyên bố chế độ A-pac-thai (1993), trả lại tự do cho lãnh tụ ANC
Nen-xơn Man-đe-la sau 27 năm cầm tù. (0,75 đ)
- Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4/1994) Nen-xơn Man-đa-la đã trở

thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này (5/1994). (0,5 đ)
* Ý nghĩa lịch sử:
Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn
ba thế kỷ tồn tại. ( 0,5 đ)

* LƯU Ý:
- Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết.
- Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí
sinh, giáo viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu
được ý khác nhưng phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn cho điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc
sai sót, tùy theo mức độ trừ điểm hợp lý.
- Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo
đảm yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi.
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 – 2014
Khóa ngày 17/11/2013
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

I. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1 ( 5 điểm)
Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858
đến năm 1873 theo bảng sau:
Thời gian Nội dung chính
1
2
3
4
5

6
7
8
9
- Vì sao triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so
với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
Câu 2 (3 điểm)
Trước cuộc xâm lăng của Thực dân Pháp, hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
là hành động yêu nước và được đánh giá cao. Vì sao?
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 3 ( 3 điểm)
Lập niên biểu về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, quá trình giành độc lập ở
châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế
kỷ XX.
Giai đoạn Thời gian Tên nước
Từ 1945
-> những năm 60
Những năm 60
-> những năm 70
Những năm 70
-> những năm 90
Câu 4 ( 4 điểm)
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu sau
chiến tranh thế giới thứ hai? Qua đó nêu nhận xét chính sách Nhật Bản có điểm gì khác so với Mỹ và
Tây Âu?
Câu 5 ( 3 điểm)
Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức Liên hợp quốc? Từ đó,
em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc đã giúp đỡ Việt Nam mà em biết?
Câu 6 ( 2 điểm)
Hãy cho biết những xu hướng chuyển biến của thế giới thời kỳ sau “chiến tranh lạnh”? Nêu nhận

xét về xu hướng chung nhất của thế giới hiện nay?
(HẾT)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1 ( 5 điểm)
Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858
đến năm 1873 theo bảng sau:
Thời gian Nội dung chính
1/9/1858 Pháp tấn công Đà Nẳng
17/2/1859 Pháp tấn công Gia Định
24/2/1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà
10/12/1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu
giặc trên sông Vàm Cỏ.
5/6/1862 Hiệp ước Nhâm Tuất
2/1863 Pháp tấn công căn cứ Tân Hoà (Gò
Công)
20/8/1864 Trương Định hy sinh,
24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
1867 - 1875 Hằng loạt cuộc khởi nghĩa chống
Pháp nổ ra ở Nam Kỳ.
- Vì sao triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so với
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
+ Vì Hiệp ước 1874 là một sự tinh toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức
bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng
hoàn toàn. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu
xâm lược tiếp theo.
+ So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 làm mất thêm 3 tỉnh Nam Kỳ, mất thêm một phần
quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN.
Câu 2 ( 3 điểm)

Trước cuộc xâm lăng của Thực dân Pháp, hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
là hành động yêu nước và được đánh giá cao. Vì sao?
- Chứng tỏ sự kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết,
mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong
toàn quốc. Phong trào Cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại
xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước, trong thời kỳ này hoàn
toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 3 ( 3 điểm)
Lập niên biểu về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, quá trình giành độc lập ở
châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế
kỷ XX.
Giai đoạn Thời gian Tên nước
Từ năm 1945
-> những năm 60
+ Ngày 17/8/1945
+ Ngày 02/9/1945
+ Ngày 12/10/1945
+ (1946 – 1950)
+ ( 1952)
+ (1954 – 1962)
+ Năm 1960
+ Ngày 1/1/1959
+ In-đô-nê-xi-a
+ Việt Nam
+ Lào
+ Ấn Độ
+ Ai Cập
+ An-giê-ri

+ 17 nước châu Phi.
+ Cu-ba
Những năm 60
-> những năm 70
+ 9/1974
+ 6/1975
+ 11/1975
+ Ghi-nê Bít-xao
+ Mô-dăm-bích
+ Ăng-go-la.
Những năm 70
-> những năm 90
+ Năm 1980
+ Năm 1990
+ Năm 1993
+ Cộng hòa Dim-ba-bu-ê
+ Cộng hòa Na-mi-bi-a
+ Cộng hòa Nam Phi
Câu 4 ( 4 điểm)
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu sau
chiến tranh thế giới thứ hai? Qua đó nêu nhận xét chính sách Nhật Bản có điểm gì khác so với Mỹ và
Tây Âu?
MỸ
- Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mỹ đề ra “chiến lược toàn cầu” với mục tiêu:
+ Chống phá các nước XHCN.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
- Viện trợ các chính quyền thân Mỹ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh
xâm lược Việt Nam và đã thất bại.
NHẬT

- Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mỹ, tiêu biểu là ký kết Hiệp ước an ninh
Mỹ - Nhật (9/1951)
- Nhiều thập kỷ qua, Nhật thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị. Phát triển các quan
hệ kinh tế đối ngoại, nổ lực vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng vị thế siêu cường kinh tế.
TÂY ÂU
- Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh chiến
tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu.
* Nhận xét điểm khác của Nhật Bản so với Mỹ và các nước Tây Âu
Mặc dù lệ thuộc Mỹ sau chiến tranh thế giới II, nhưng Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm
mỏng về chính trị, tập trung mối quan hệ KT đối ngoại với Mỹ & ĐNÁ. Nhật nổ lực vươn lên thành
siêu cường chính trị. Trong những năm gần đây, Nhật đang vận động để vào UV Thường trực HĐBA
Liên hợp quốc; giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế; các kỳ Thế vận hội
Câu 5 ( 3 điểm)
Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức Liên hợp quốc?
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, các nước đồng minh tổ chức hội nghị tại
Ianta (Liên Xô). Một trong những nội dung của hội nghị là quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Từ ngày 24/4 -> 26/6/1945, hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại San Frasisco (Mỹ) thông qua hiến
chương tổ chức LHQ; tháng 10/1945, Liên Hợp Quốc được chính thức thành lập.
- Những nhiệm vụ chính của LHQ:
+ Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị các quốc gia.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội
* Từ đó, em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc đã giúp đỡ Việt Nam mà em biết?
+ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9/1977.
+ Trong hơn 30 năm qua, LHQ đã giúp đỡ Việt Nam hằng trăm triệu đô-la và cử nhiều đoàn chuyên
gia giúp VN xây dựng đất nước.
+ Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, Quỹ nhi đồng Liên
hợp quốc UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, Quỹ dân số thế giới UNFPA giúp đỡ 86 triệu USD, tổ
chức Nông lương thế giới FAO giúp đỡ 76,7 triệu USD …

Câu 6 ( 2 điểm)
Hãy cho biết những xu hướng chuyển biến của thế giới thời kỳ sau “chiến tranh lạnh”? Nêu nhận
xét về xu hướng chung nhất của thế giới hiện nay?
- Từ sau 1991, thế giới bước sang thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện:
+ Xu hướng hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Một trật tự thế giới mới hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
+ Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược
phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Nhưng ở nhiều khu vực ( châu Phi, Tây Á …) xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với
những hậu quả nghiêm trọng.
* Nhận xét về xu hướng chung nhất của thế giới hiện nay:
+ Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế.
+ Xu thế này vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc bước vào thế kỷ XXI.
+ Việt Nam cũng nằm trong sự phát triển của xu thế trên.
* LƯU Ý:
- Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết.
- Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí sinh, giáo
viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu được ý khác nhưng
phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn chấm điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc sai sót, tùy theo mức độ
trừ điểm hợp lý.
- Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo đảm
yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi.

( HẾT )

×