Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.28 KB, 102 trang )


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT





XUN GIANG




Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý
theo Luật hình sự Việt Nam








LUT VN THC S LUT HC












H NI - 2014

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT





XUN GIANG




Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý
theo Luật hình sự Việt Nam



Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04





LUT VN THC S LUT HC





Cỏn b hng dn khoa hc:
PGS. TS. TRN VN LUYN





H NI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN



Đỗ Xuân Giang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẤU HIỆU LỖI
CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của lỗi trong luật hình sự Việt Nam 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy
định của Luật hình sự Việt Nam 15
1.2.1. Lỗi cố ý phạm tội 16
1.2.2. Lỗi vô ý phạm tội 20
1.3. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong quá trình phát triển của
luật hình sự Việt Nam 25
1.3.1. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ
trước khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 25
1.3.2. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ
1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 28
1.3.3. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 31
1.3.4. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 36
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI
VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 38
2.1. Một số vấn đề thực tiễn liên quan dến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi
vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 38

2.2. Thực tiễn định tội danh liên quan đến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi
vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 52
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt liên quan đến dấu hiệu lỗi cố
ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 59

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 65
3.1. Phương hướng hoàn thiện dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong
luật hình sự Việt Nam 65
3.1.1. Hoàn thiện khái niệm lỗi, lỗi cố ý, lỗi vô ý 65
3.1.2. Hoàn thiện quy định về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong cấu
thành tội phạm 71
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và
lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt Nam 75
3.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chủ thể
tiến hành tố tụng hình sự 75
3.2.2. Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật
hình sự về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý 83
3.2.3. Tăng cường trao đổi, nghiên cứu pháp luật nước ngoài về dấu
hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự 89
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1:

Mô tả tỉ lệ số cấu thành tội phạm có quy định

trong nội dung dấu hiệu lỗi cố ý phạm tội, lỗi vô
ý phạm tội và không quy định dấu hiệu lỗi
71





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lỗi là một vấn đề phức tạp và quan trọng được nhiều ngành luật quan
tâm nghiên cứu. Trong luật hình sự Việt Nam, chế định lỗi có vị trí vô cùng
đặc biệt, thể hiện trong nguyên tắc có lỗi – một trong những nguyên tắc cơ
bản của luật hình sự. Lỗi cho phép xác định rằng, tội phạm không chỉ là kết
quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội - biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách
quan mà còn là sự nhận thức, là hệ quả của thái độ tâm lý của chủ thể - biểu
hiện bên trong. Người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt
Nam không chỉ đơn thuần là người đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho
xã hội mà còn vì họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Với
nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc “truy tội khách
quan”, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự con người chỉ dựa trên cơ sở
hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ. Nguyên tắc có lỗi xuất phát
từ chính chức năng giáo dục của luật hình sự. Luật hình sự đặt ra vấn đề trách
nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, chủ yếu để giúp họ nhận
ra lỗi lầm của mình, cải tạo và sớm trở hành người lương thiện, nhanh chóng
hòa nhập với cộng đồng xã hội. Đó cũng chính là mục đích quan trọng của
hình phạt. Chức năng giáo dục không thể thực hiện được khi truy cứu trách
nhiệm hình sự của một người mà họ không có lỗi vì như vậy cũng trái với

nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Theo đó, lỗi được ghi nhận ngay tại
khái niệm tội phạm tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời
trong đó, Điều 9 và Điều 10 đã xác định và phân biệt hai hình thức lỗi là cố ý
phạm tội và vô ý phạm tội. Cố ý phạm tội gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Vô ý phạm tội gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Mỗi tội phạm chỉ
được thực hiện bằng hình thức lỗi hoặc cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, trên thực tế,


2
liên quan đến nội dung này, còn có trường hợp nhận thức chưa đúng, chưa
đầy đủ, chưa thống nhất về lý luận, dẫn tới hạn chế trong hoạt động thực tiễn
cũng như nghiên cứu khoa học. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật
hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý đều được nghiên cứu về mặt lý luận trong
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật.
Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu về lỗi cố ý và lỗi vô ý ở những khía
cạnh khác nhau, cụ thể: Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học:
Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội
phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành
tội phạm: Lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội; Đào Trí Úc (2000),
Luật hình sự Việt Nam, Quyển I: “Những vấn đề chung”, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình
sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân; Lê Thị Thu Thủy (2003), Nguyên tắc
trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Trường đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Lan Anh (2011), Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Nhuần (2001),

Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, dấu hiệu lỗi cố ý và vô ý cũng được nghiên cứu trong các bài
báo, tạp chí như: Nguyễn Ngọc Hòa, Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, Tạp chí Luật học, số 1/1996; Lê Cảm, Hoàn thiện
chế định lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề lý


3
luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/1998; Đào Trí Úc, Nhận
thức đúng đắn hơn nữa các nguyên tắc về trách nhiệm cá nhận và về lỗi trong
việc xử lý trách nhiệm hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/1999;
Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lỗi trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 11/1999; Nguyễn Văn Trượng,Xác định lỗi của
người phạm tội trong tình trạng say rượu, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
8/2001; Nguyễn Văn Hương, Lỗi cố ý gián tiếp và tội phạm có cấu thành hình
thức, Tạp chí Luật học, số 4/2002; Nguyễn Thị Thu Hồng, Trao đổi về việc
xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2005;
Đỗ Đức Hồng Hà, Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người
phản ánh mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 18/2005; Lê Văn Luật, Áp dụng nguyên tắc lỗi trong các
tội “Vi phạm an toàn giao thông”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/2006;
Đinh Thế Hưng, Yếu tố lỗi trong dấu hiệu định khung hình phạt gây thương
tích và hành hung để tẩu thoát trong một số tội xâm phạm sở hữu, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 21/2006; Đỗ Văn Chỉnh, Các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm và mức độ lỗi của
người phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2009; Lê Văn Luật, Xác định
lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2011; Hoàng Quảng Lực, Bàn

về nhận thức Yếu tố lỗi trong xét xử án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
24/2012; Văn Thị Hồng Nhung, Xác định lỗi như thế nào để xét xử cho đúng,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2013; Lê Văn Luật, Bàn về một số nội dung
khái niệm lỗi hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành áp dụng trong công tác
xét xử, Tạp chí Nghề Luật.
Khi nghiên cứu tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự (Phần riêng –


4
Phần các tội phạm), các tác giả đều có sự nhận thức về dấu hiệu lỗi – cố ý hay
vô ý. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu một
cách toàn diện, có hệ thống và sâu sắc về lỗi cố ý và vô ý dưới góc độ lý luận
và thực tiễn áp dụng. Do đó cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu toàn diện, hệ
thống về vấn đề này để xây dựng thống nhất lý luận về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi
vô ý, góp phần thiết thực trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Luật
Hình sự Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý
hình sự.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm
sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng dấu hiệu lỗi
cố ý và vô ý trong luật hình sự Việt Nam, qua đó đề xuất phương hướng hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật
hình sự Việt Nam
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt lý luận, trên cơ sở đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ về khái niệm lỗi, các đặc điểm của lỗi
cố ý và lỗi vô ý, sự hình thành và phát triển dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong

lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đánh giá việc áp dụng
dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong việc định tội danh, và quyết định hình phạt.
Từ đó kiến nghị các phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ


5
Chí Minh và quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, kết
hợp với tri thức của các ngành khoa học khác như luật học, tâm lý học, xã hội
học, thống kê học… để nhận thức và luận chứng các vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học, như: Phương pháp
so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê… để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Trong luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách cụ thể, khoa
học và có hệ thống những vấn đề và thực tiễn về lỗi cố ý và vô ý theo quy định
của luật hình sự Việt Nam. Cụ thể:
1) Phân tích những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý
theo quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái niệm lỗi, cơ sở lý luận của
lỗi; khái niệm, đặc điểm của lỗi cố ý và lỗi vô ý; quá trình hình thành và phát
triển của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta.
2) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan
đến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý về định tội danh, quyết định hình phạt trong
giai đoạn hiện nay.
3) Đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu
hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu cụ thể, thống nhất, đề cập một cách có

hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi
vô ý theo luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, luận văn đã xác định đúng đắn
những vấn đề về lỗi cố ý và vô ý trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử.
Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết
cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn, sinh viên, học viên cao học
cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn nghiên cứu,
áp dụng pháp luật hình sự.


6
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý
trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật
hình sự Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu
hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam.





7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ
LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của lỗi trong luật hình sự Việt Nam

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa [11, Điều 8].
Như vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng được thể hiện trong
khái niệm tội phạm đó là “nguyên tắc có lỗi”. Đây là nguyên tắc cơ bản trong
luật hình sự Việt Nam. Hay nói cách khác, người phải chịu trách nhiệm hình
sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này đã có
hành vi khách quan gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi
khách quan đó. Nguyên tắc này cũng khẳng định, luật hình sự Việt Nam
không chấp nhận việc “quy tội khách quan”, nghĩa là truy cứu trách nhiệm
hình sự con người chỉ dựa trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến
lỗi của họ. Nguyên tắc có lỗi thể hiện chính sách hình sự tiến bộ, đúng đắn,
thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người, là cơ sở đảm bảo cho vấn
đề trách nhiệm hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích của


8
hình phạt quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999: “… không chỉ
nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ trở thành người có
ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [11, Điều 27].
Hiện nay, đề cập đến khái niệm lỗi, có nhiều cách diễn đạt khác nhau:

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý [15].
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu
hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện
khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi
hỏi của xã hội. Theo đó, lỗi trong luật hình sự, trước hết được hiểu là quan hệ
giữa người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan
những đòi hỏi của xã hội đã được thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình
sự. Sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sở và trong sự thống nhất với sự
phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo
vệ của luật hình sự. Cũng như quan hệ giữa khách quan và chủ quan, sự phủ
định khách quan có thể tồn tại độc lập không cần có sự phủ định chủ quan
nhưng sự phủ định chủ quan chỉ tồn tại khi có sự phủ định khách quan [15].
Điều này khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa lỗi – dấu hiệu thuộc mặt chủ
quan của tội phạm với hành vi khách quan của tội phạm – dấu hiệu thuộc mặt
khách quan của tội phạm. Chỉ có thể nói đến hành vi khách quan – hành vi
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm khi hành vi đó đi liền với lỗi, và ngược lại,
không thể nói đến lỗi khi không có hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội. Hay
nói cách khác, lỗi được đề cập với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ
quan của tội phạm là lỗi của cá nhân, lỗi của một con người cụ thể khi người
đó thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội.


9
Hay:
Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong
những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái
độ tâm lý của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị

luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy
gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [4, tr.422].
Lỗi là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội. Chủ thể bị coi
là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ đã lựa
chọn hành vi đó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù
hợp với đòi hỏi của xã hội [7, tr.87-88].
Như vậy, dù dưới góc độ nào thì lỗi cũng là điều kiện quan trọng để có thể
truy cứu trách nhiệm hình sự của một cá nhân về hành vi gây thiệt hại cho xã hội
của họ. Tại sao lại như vậy? Trên cơ sở nào mà xã hội có thể buộc con người
phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ? Bởi vì, con người phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình xuất phát từ thực tế, hành vi của con người có tính tất
yếu đồng thời có tính tự do. Tính tất yếu của hành vi con người thể hiện ờ chỗ
hành vi được hình thành không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời những điều
kiện xã hội mà được hình thành một cách có quy luật, là kết quả của sự tác động
giữa những điều kiện xã hội và con người. Tuy vậy, xử sự của con người không
phải có tính tất yếu tuyệt đối. Chủ nghĩa Mác – Lênin tuy thừa nhận tính tất yếu,
thừa nhận tính quy định trước trong xử sự của con người nhưng dựa trên cơ sở lý
luận về mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa tự do và tất
yếu, giữa quy luật và hoạt động của con người, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng
không phủ nhận tự do ý chí của con người. Mọi xử sự của con người đều chịu sự
chi phối của quy luật khách quan nhưng con người nhờ hoạt động ý thức có khả
năng nhận thức được quy luật và lợi dụng quy luật thực hiện mục đích của mình.


10
Đó là tự do của con người. Quan điểm này không những bác bỏ thuyết định
mệnh cho rằng quy luật là tuyệt đối, con người chỉ là công cụ của hoàn cảnh mà
còn bác bỏ cả thuyết duy ý chí đã dề cao ý chí của con người giữ vai trò quyết
định, phủ nhận quy luật và tính tất yếu. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định xử
sự của con người có tính quy định trước nhưng đối với chính xử sự của mình con

người vẫn có tự do, quyết định và thực hiện xử sự phù hợp với những quy luật tự
nhiên và xã hội đã nhận thức được. Xử sự của con người tuy chịu sự tác động
của điều kiện kinh tế, xã hội nhưng không phải là kết quả trực tiếp của riêng điều
kiện kinh tế, xã hội vì “mọi sự tác động của một hiện tượng lên một hiện tượng
khác đều bị khúc xạ bởi các thuộc tính bên trong của hiện tượng bị tác động”.
Các nguyên nhân bên ngoài tác động đến con người không phải một cách máy
móc mà phải thông qua sự suy xét (lí trí) và sự quyết định (ý chí) của họ. Để
thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào trong đời sống cũng đều có nhiều biện pháp giải
quyết và việc lựa chọn biện pháp nào là kết quả của hoạt động lí trí và ý chí.
Chính vì vậy, trong những điều kiện khách quan giống nhau, mỗi người có thể
lựa chọn biện pháp xử sự khác nhau. Con người khi đã có quyền lựa chọn là có
tự do. Tự do ý chí là khả năng tâm lý của con người có thể tự mình lựa chọn và
thực hiện biện pháp xử sự trong những điều kiện xã hội nhất định. Người đã lựa
chọn biện pháp xử sự trái pháp luật khi có thể xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã
hội thì phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Tự do ý chí là cơ sở để
lên án người có hành vi trái pháp luật. Có nghĩa là, tự do là cơ sở của trách
nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho con người khi họ có tự do. Người xử sự trái
với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội trong khi có tự do thì có nghĩa họ là
người có lỗi. Do đó, trách nhiệm chỉ đặt ra cho người có lỗi [15, tr.129-131].
Có thể thấy rằng, luật hình sự với tư cách là một trong những ngành
luật cơ bản nhất xuất hiện nay ngay từ thời cổ đại - mặc dù thời kỳ này, chưa
được xác định với tính chất là ngành khoa học như hiện nay. Theo đó, triết


11
học đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của khoa học luật hình sự
nói chung và chế định lỗi nói riêng. Vì vậy, các trường phái tồn tại trong lịch
sử triết học cũng đóng vai trò nhất định đối với khoa học luật hình sự hiện đại.
Cụ thể: Về mặt thần học trong khoa học luật hình sự Đức ngay từ những năm
70 của thế kỷ XVII, thì người đã thực hiện tội phạm có dự mưu phải chịu

trách nhiệm về tội ác của mình (Pufendort). Trong thời kỳ khai sáng, khoảng
thế kỷ thứ XVIII, nhà luật học Cesare Beccaria đã nêu quan điểm pháp lý
hình sự có liên quan ở một mức độ nhất định đến cơ sở phương pháp luận của
lỗi là: 1) Vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt không thể gắn liền với sự
khái niệm lỗi về mặt đạo đức và không thể thước đo duy nhất và đích thực
của tội phạm là sự thiệt hại; 2) Hình phạt cần được áp dụng chỉ khi nào có sự
cần thiết tuyệt đối chứ không phải là sự chịu trách nhiệm vì lỗi. Theo quan
điểm triết học duy tâm – chủ quan của nhà triết học nổi tiếng người Đức Kant
I. thì: 1) Tự do ý chí là ở chỗ - trong tất cả các hành vi của chủ thể chính nó là
pháp luật; 2) Sự buộc tội và hình sự là một dạng của trách nhiệm đạo đức, mà
cơ sở của nó coi chủ thể là nguyên nhân tự do của một hành vi được thực hiện.
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen thì: 1) Sự
hiện diện của ý chí và lí trí chính là điều kiện chung của sự buộc tội; 2) Lỗi là
ở trong sự khẳng định rằng, chủ thể là người biết suy nghĩa đã nhận thức và
đã mong muốn…. [4, tr.419-421]. Ông đã từng khẳng định: “Tự do là nhận
thức được cái tất yếu, tất yếu sẽ mù quáng khi con người chưa nhận thức
được nó” [9, tr.192]. Bên cạnh đó, những đại diện xuất sắc của trường phái
triết học duy tâm đã xây dựng thành hệ thống lý luận các nguyên tắc, chế
định… trong đó đã đề cập đến nguyên tắc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm
hình sự. Trường phái này cho rằng, cần phân biệt ý định độc ác (cố ý) với sự
không thận trọng (vô ý) như là hai hình thức lỗi chủ yếu. Bên cạnh đó, những
người đại diện cho trường phái cổ điển trong khoa học luật hình sự thì lỗi và


12
trách nhiệm hoàn toàn dựa trên ý chí tự do tuyệt đối của con người, mà người
này trong những điều kiện hoàn toàn như nhau có thể lựa chọn bất kỳ quyết
định nào không trái với mình. Đặc biệt là Bernher A. – nhà hình sự học người
Đức thuộc trường phái này đã coi cơ sở của việc buộc tội về hình sự là ý chí
hoặc tự do của con người, được thể hiện trong sự hành động tùy tiện của cá

nhận và phù hợp với động cơ, quyết tâm và ý định bên trong của người đó.
Còn nhà hình sự học người Đức nổi tiếng Phơbách A. trong thời kỳ đầu đã coi
là sự buộc tội không phụ thuộc vào tự do ý chí, nhưng sau đó đã thay đổi quan
điểm và thừa nhận tự do ý chí là điều kiện của sự buộc tội do lỗi. Những nhà
nghiên cứu thuộc trường phái xã hội học trong khoa học luật hình sự cho
rằng: 1) Lỗi của chủ thể được coi là tình trạng nguy hiểm của người đó; 2) Ba
phạm trù (lỗi, tình trạng năng lực, và tình trạng không có năng lực) chính là
các tiêu chí của tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi…
Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, khẳng định tội phạm với tư cách là một
phạm trù lịch sử, một hiện tượng xã hội. Tội phạm chỉ xuất hiện khi trong xã
hội xuất hiện chế độ tư hữu, có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn gay gắt làm
nảy sinh đấu tranh giai cấp. Theo đó, con người phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình. Khi con người lựa chọn một hành vi phù hợp với những
chuẩn mực của xã hội để đạt được mục đích, thỏa mãn nhu cầu của mình thì
đó là hành vi hợp pháp. Ngược lại, nếu trong quá trình thực hiện hành vi, con
người lại lựa chọn hành vi sai lệch với các chuẩn mực xã hội, trái pháp luật
thì hành vi đó là bất hợp pháp, và tất nhiên phải chịu trách nhiệm về hành vi
của mình. Hoạt động của con người bị chi phối bởi các quy luật khách quan
nhưng nhờ hoạt động có ý thức, con người nhận thức và áp dụng các quy luật
đó để thực hiện mục đích của mình. Mặt khác, con người là thực thể sinh vật
với bộ óc thông minh và hoàn thiện nhất, do đó, tất cả những gì tác động đến
con người, thúc đẩy hành vi của con người đều phải thông qua bộ óc. Hoạt


13
động của con người không chỉ là kết quả tác động trực tiếp của các điều kiện
lịch sử mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tâm lý. Theo đó, tự do
tồn tại khi con người có quyền lựa chọn một xử sự phù hợp với các quy luật.
Ngược lại, con người sẽ bị tước bỏ sự tự do khi họ xử sự không phù hợp với
quy luật. Xử sự của con người mang tính quy luật nhưng không có nghĩa là

mang tính tuyệt đối. Khi sống trong cùng một xã hội, có người thực hiện tốt
các trách nhiệm của một thành viên trong xã hội, cũng có người phạm tội, có
người không phạm tội, có người thực hiện tội phạm lần đầu, cũng có người
thực hiện tội phạm nhiều lần… Đó cũng chính là tự do của con người. Sự tự
do của con người phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể cũng như
bản chất của chế độ xã hội. Vì vậy, con người tồn tại trong xã hội phải dựa
trên cơ sở sự tự do của mình, đáp ứng những đòi hỏi có tính quy luật của xã
hội – chính là pháp luật và đạo đức xã hội. Đây cũng chính là vấn đề trách
nhiệm của cá nhân trong xã hội, phù hợp với sự tự do của cá nhân, qua đó
nhằm bảo đảm sự tự do của cá nhân khác. Triết học Mác – Lênin nghiên cứu
con người với hai vai trò chính: một là, sản phẩm của tự nhiên; hai là, bộ phận
của những quan hệ xã hội không thể tách rời khỏi xã hội. Các Mác cũng chỉ ra
rằng: Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng sẵn có mà bản
chất của con người được thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội. Hay nói
cách khác, bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Con
người là một thực thể sinh vật có ý thức, thông qua nhận thức của mình, con
người tiếp nhận các vật xung quanh tạo nên mối quan hệ đối với xung quanh
và qua đó xác định hành vi của mình. Chính vì thế, khi xác định một hành vi
là tội phạm, cần thiết phải xem xét trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể
thực hiện hành vi, tức là trách nhiệm chỉ đặt ra khi có lỗi. Đây cũng chính là
cơ sở khoa học của nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự Việt Nam dựa trên
chủ nghĩa Mác – Lênin.


14
Dưới góc độ tâm lý học, yếu tố lỗi được đề cập khi nghiên cứu về cấu
trúc tâm lý bên trong của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội là trường hợp cá
biệt của hành vi con người, theo đó cũng là hành vi có ý thức – thể hiện sự
nhận thức và ý chí của chủ thể. Ý chí của hoạt động tâm lý con người luôn
luôn được xuất phát từ nhận thức, con người quyết định hành động trên cơ sở

đó. Một cá nhân ngay từ khi mới sinh ra, rõ ràng chưa xuất hiện tâm lý phạm
tội, tuy nhiên qua quá trình trưởng thành, hình thành nhân cách, với sự mở
rộng tầm nhìn (có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực), trong những tình
huống cụ thể, do nhận thức hạn chế, cũng có khi không hiểu hết bản chất của
vấn đề, chủ thể không tự kiềm chế trước tình huống, dẫn tới những hành động
trái với các chuẩn mực, khi mà chính chủ thể không tính đến hậu quả do mình
gây ra đối với xã hội. Theo đó, quá trình hình thành nhân cách – những phẩm
chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, được thể hiện ra bên ngoài thông
qua những hành vi cụ thể và nó được bộc lộ một cách đầy đủ nhất ở những
thời điểm và trong những hoàn cảnh cụ thể đòi hỏi chủ thể phải thể hiện khả
năng ứng xử và quyết định lựa chọn phương thức hành động của mình, có ảnh
hưởng quan trọng đến việc quyết định lựa chọn hành vi, xử sự của cá nhân.
Sự phát triển của nhân cách, của năng lực hành vi hay năng lực ứng xử của
chủ thể là một quá trình lâu dài, đi từ thấp đến cao, gắn bó chặt chẽ với quá
trình phát triển tư duy. Trong quá trình hình thành nhân cách, những cá nhân
sinh sống trong những môi trường tiêu cực có thể hình thành khuynh hướng
chống đối xã hội, tuy nhiên không phải mọi trường hợp có khuynh hướng
chống đối xã hội là sẽ thực hiện hành vi phạm tội và ngược lại. Điều đó thể
hiện sự tương tác qua lại giữa các yếu tố thuộc về cá nhân với các yếu tố
thuộc về môi trường trong từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Nghiên cứu lỗi
dưới góc độ tâm lý là một vấn đề không đơn giản. Đặc biệt với những tình
huống thực tế đa dạng bởi vì khi đánh giá thái độ chủ quan của cá nhân,


15
không chỉ dựa vào biểu hiện khách quan của hành vi mà còn phải căn cứ vào
diễn biến, trạng thái tâm lý bên trong của người đó. Trong luật hình sự Việt
Nam, lỗi được coi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và nguyên tắc
có lỗi là một nguyên tắc cơ bản, đặc trưng. Người phải chịu trách nhiệm hình
sự theo luật hình sự Việt Nam, không phải chỉ đơn thuần là có hành vi khách

quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi
khách quan đó cũng như hậu quả do hành vi đó gây nên [6].
1.2. Khái niệm, đặc điểm của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy
định của Luật hình sự Việt Nam
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Như vậy, người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội sẽ được coi là có lỗi nếu khi thực hiện hành vi họ
nhận thức được và có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi, có đủ điều kiện lựa chọn và thực hiện hành vi khác phù hợp
với đòi hỏi của xã hội. Lỗi với bản chất là thái độ tâm lý nội tại của con người,
vì vậy lỗi có thể biểu hiện ở những mức độ khác nhau, có lỗi nặng, có lỗi nhẹ,
có lỗi cố ý, có lỗi vô ý. Theo đó, căn cứ đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý
trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam xác định hai
hình thức lỗi là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội. Cố ý phạm tội bao gồm cố ý
trực tiếp và cố ý gián tiếp. Vô ý phạm tội bao gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý
do cẩu thả. Yếu tố lý trí thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội như thế nào, thấy trước khả năng gây ra hậu quả của hành vi
hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội do sơ xuất, cẩu thả mặc dù người phạm tội có thể hoặc có trách nhiệm
cần phải thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi
của mình. Yếu tố lý trí xác định năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận


16
thức – người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
hoặc cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Trong
chế định lỗi, yếu tố lý trí và ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu một
trong hai yếu tố thì không bị coi là có lỗi. Hay nói cách khác, nếu chủ thể thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất, mức độ nguy

hiểm cho xã hội hành vi của mình nhưng lại không điều khiển được hành vi
đó thì họ không có lỗi và ngược lại.
1.2.1. Lỗi cố ý phạm tội
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định cụ thể về hai hình thức
lỗi cố ý:
Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong
muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [11, Điều 9].
Nội dung cơ bản của chế định lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố là lý trí
và ý chí. Theo đó, sự kết hợp khác nhau giữa ý thức và ý chí tạo nên các hình
thức khác nhau của lỗi. Một người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý thể
hiện sự chống đối xã hội cao hơn trường hợp lỗi vô ý, do đó trách nhiệm hình
sự và hình phạt áp dụng đối với họ sẽ nghiêm khắc hơn. Cố ý phạm tội theo
quy định của luật hình sự Việt Nam gồm hai trường hợp. Một là, chủ thể
phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu
quả xảy ra. Những trường hợp này, được gọi là cố ý trực tiếp. Ví dụ: Hành vi


17
cướp tài sản, hành vi trộm cắp tài sản, hành vi hiếp dâm… Hai là, chủ thể
phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng lại có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra. Những trường hợp này, được gọi là cố ý gián tiếp. Ví
dụ: Hành vi dùng dao đâm bừa vào người khác…

Để phân biệt hai hình thức lỗi cố ý phạm tội: Cố ý trực tiếp và cố ý gián
tiếp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là yếu tố chủ quan
– bên trong của tội phạm mà còn cả yếu tố khách quan – yếu tố bên ngoài.
Bởi vì tội phạm là sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Ngoài
việc nghiên cứu các thành tố của hoạt động tâm lý còn đồng thời chú ý đến
những đặc điểm khách quan thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội được phản
ánh trong cấu thành tội phạm như tính chất thực tế của hành vi, đặc điểm của
đối tượng tác động, những điều kiện khách quan khác như công cụ, phương
tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm… thực hiện tội phạm. Đó
cũng là cơ sở quan trọng để phân biệt, xác định giữa cố ý phạm tội hay vô ý
phạm tội, cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp…
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Về lý trí: Người phạm tội
nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy
trước hậu quả của hành vi đó. Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành
vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan của nó –
những tình tiết tạo nên tính gây thiệt hại của hành vi. Những tình tiết đó, có
thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động của tội
phạm, là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa
điểm phạm tội… Đối với những tội phạm có cấu thành vật chất, trong mặt


18
khách quan của tội phạm ngoài hành vi nguy hiểm cho xã hội còn có hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Vì vậy,
người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp không những nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mà ngay khi thực
hiện hành vi cũng đã thấy trước được hậu quả của nó. Thấy trước hậu quả của

hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi. Người
phạm tội có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây ra hậu quả hoặc dự kiến hành
vi có thể gây ra hậu quả. Đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình
thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy vấn đề có thấy trước
hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lý trí của người
phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Nếu hậu quả được quy định là tình tiết định
khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc được xem là tình tiết tăng
nặng khi quyết định hình phạt thì việc khẳng định người phạm tội có lỗi cố ý
trực tiếp đối với hậu quả đó cũng đòi hỏi phải xác định người phạm tội thấy
trước hậu quả này. Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
và thấy trước hậu quả của hành vi đó là hai nội dung của yếu tố lí trí có liên
quan chặt chẽ với nhau. Thấy trước hậu quả của hành vi là kết quả và sự cụ
thể hóa sự nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Ngược lại,
nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở cho việc
thấy trước hậu quả của hành vi. Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu
quả phát sinh. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm
tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong
muốn của người đó. Ở đây, sở dĩ không đặt ra vấn đề mong muốn hay không
mong muốn hành vi, bởi vì khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà
vẫn thực hiện thì chứng tỏ chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó. Đối với
tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu
hiệu bắt buộc cho nên việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả


19
đã thấy trước là điều cần thiết để có thể khẳng định được đó có là lỗi cố ý trực
tiếp hay không. Ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả nguy hiểm
cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc xác định ý chí đối
với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Muốn xác định người
phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó đã nhận thức được

tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu
hậu quả nguy hiểm cho xã hội được quy định là tình tiết định khung trong cấu
thành tội phạm tăng nặng hoặc dược xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự khi quyết định hình phạt thì việc chứng minh đó là lỗi cố ý trực tiếp
đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng đòi hỏi phải xác định được ý chí
của người phạm tội đối với hậu quả đó.
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra. Nghiên cứu hình thức lỗi cố ý trực tiếp và cố ý
gián tiếp có thể thấy trong hai trường hợp cố ý, lí trí của người có lỗi về cơ
bản không có gì khác nhau. Sự phân biệt chủ yếu dựa trên yếu tố ý chí.
Trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy
ra, còn đối với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn mà chỉ có
ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Hay nói cách khác, đối với người có lỗi cố ý
gián tiếp, hậu quả xảy ra hay không đều không có ý nghĩa, không xảy ra cũng
được và nếu xảy ra cũng chấp nhận. Bên cạnh sự phân biệt về yếu tố ý chí, yếu
tố lí trí cũng có điểm khác biệt. Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội có thể
thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, có thể
thấy trước hậu quả tất nhiên xảy ra, cũng cũng thể thấy trước hậu quả có thể
xảy ra. Đối với lỗi cố ý gián tiếp, sự thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của người phạm tội chỉ có thể là sự thấy trước hậu quả đó có thể xảy a. Không

×