Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty TNHH một thành viên luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.75 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHAN THỊ THU NHÀI

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHAN THỊ THU NHÀI

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN

Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính
xác, tin cậy và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thị Thu Nhài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN .............................................................................................. 8
1.1. Khái niệm người quản lý trong công ty TNHH một thành viên ..... 8
1.1.1. Định nghĩa người quản lý trong công ty TNHH một thành viên
............................................................................................................... 8
1.1.2. Cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người quản lý trong công ty TNHH
một thành viên .................................................................................... 11
1.1.3. Quy chế pháp lý về người quản lý trong công ty TNHH một
thành viên............................................................................................ 14

1.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý trong công ty TNHH
một thành viên. ....................................................................................... 26
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý
trong công ty TNHH một thành viên của một số Quốc gia trên Thế
giới. .......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................. 35
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý
trong công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay. ................ 35
2.1.1. Nhóm nghĩa vụ chung của người quản lý công ty TNHH một
thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành........................... 35
2.1.2. Một số nghĩa vụ quy định riêng của những người quản lý công
ty TNHH một thành viên theo pháp luật hiện hành. ........................ 44


2.1.3. Những bất cập trong quy định pháp luật về nghĩa vụ người
quản lý trong công ty TNHH một thành viên. .................................. 53
2.2. Thực trạng việc thực thi nghĩa vụ của người quản lý trong công ty
TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay. ....................................... 59
2.2.1. Một số vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nghĩa vụ
của người quản lý trong công ty TNHH một thành viên. ................. 59
2.2.2. Những sai phạm thường gặp trong quá trình thực hiện nghĩa
vụ của người quản lý trong công ty TNHH một thành viên. ............ 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ............................................................... 74
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật quy định về nghĩa vụ của
người quản lý trong công ty TNHH một thành viên............................. 74
3.2. Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện hiệu quả pháp luật về

nghĩa vụ của người quản lý trong công ty TNHH một thành viên. ..... 76
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ người quản lý
công ty TNHH một thành viên. .......................................................... 76
3.2.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả pháp luật về nghĩa vụ
của người quản lý công ty. ................................................................. 87
KẾT LUẬN ................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CT

: Công ty

CTCP

: Công ty cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước




: Giám đốc

TGĐ

: Tổng Giám Đốc

LDN

: Luật Doanh nghiệp

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế


DANH MỤC CÁC HỘP
TT
Hộp 2.1

Nội dung
Vi phạm của công ty TNHH một thành viên cấp

Trang
64

nước Thanh Hóa

Hộp 2.2


Sai phạm của bốn cơng ty thuộc khối cơng ích

66

Hộp 2.3

Vụ án Vietnam Airlines tại tòa án Rome (Italia)

70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ty TNHH mơt thành viên là một trong những loại hình doanh
nghiệp đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, góp phần
làm sinh động thêm mơi trường kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình doanh
nghiệp, huy động thêm nhiều nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, tăng thêm
sự lựa chọn cho các nhà đầu tư nhằm nâng cao tính cạnh tranh, năng động của
các thành phần kinh tế.
Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo ra mơi trường kinh doanh thuận
lợi cho các loại hình doanh nghiêp. Với những quy định thơng thống, Luật
doanh nghiệp đã khích lệ và hâm nóng được tinh thần đầu tư, kinh doanh của
người dân và giới doanh nhân, lần đầu tiên cho phép một cá nhân cũng có thể
lựa chọn thành lập loại hình cơng ty TNHH một thành viên thay vì quy định
chỉ cho tổ chức (pháp nhân) được thành lập loại hình doanh nghiệp này như
Luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, với gần 10 năm Luật doanh nghiệp đi
vào cuộc sống, bên cạnh những ưu điểm mà Luật này mang lại vẫn còn xuất
hiện nhiều vướng mắc trong đó có những quy định về quản trị nội bộ công ty
TNHH một thành viên, nhất là đối với những Doanh nghiệp Nhà nước khi

được chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp này. Theo quy
định của Luât doanh nghiệp vào ngày 01/7/2010 là thời hạn chuyển đổi các
doanh nghiệp nhà nước kết thúc, trong đó các Doanh nghiệp Nhà nước nếu
khơng tiến hành cổ phần hóa thì phải chuyển đổi sang loại hình cơng ty
TNHH một thành viên hoặc hai thành viên. Khi đó Nhà nước là một chủ sở
hữu vơ hình của các cơng ty TNHH một thành viên, còn tài sản của Nhà nước
lại được giao cho một số ít người quản lý trong bối cảnh pháp luật còn nhiều
lỗ hổng để cho những người quản lý đó xâm hại đến tài sản của Nhà nước.

1


Thực tế thời gian qua những tranh chấp trong quản lý nội bộ công ty
TNHH một thành viên, cũng như những sai phạm của người quản lý điều
hành công ty diễn ra cũng khơng ít như: Tổng giám đốc lạm dụng quyền lực
để tư lợi riêng, những hành vi gian lận, lừa đảo của nhóm người điều hành
cơng ty đối với chủ sở hữu công ty, những giao dịch liên kết giữa người quản
lý với công ty nhằm trộm cắp tài sản công ty, những người quản lý cao cấp
tham nhũng những khoản tiền khổng lồ… Cho đến nay, thực trạng này vẫn
còn xuất hiện khá nhiều và phổ biến. Những vấn đề nêu trên có thể ảnh hưởng
rất lớn tới sự lành mạnh hoá quản lý nội bộ của cơng ty, gây thất thốt tài sản
của ngân sách Nhà nước đối với những công ty TNHH một thành viên mà chủ
sở hữu là Nhà nước, đồng thời tác động không tốt đến môi trường kinh doanh.
Trong kinh doanh, gây dựng được niềm tin của Nhà đầu tư là điều rất
khó nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng trở nên khốc liệt. Một loạt các công ty lớn trên thế giới đã bị phá
sản hay ở Việt Nam là sự sụp đổ của một số các tập đoàn lớn như Vinashins,
Vinalines…đặt ra nhiều vấn đề về quản lý điều hành trong công ty. Thiếu
vắng một cơ chế quản lý, điều hành công ty tốt quyền lợi của chủ sở hữu và
các Nhà đầu tư khơng được bảo vệ, những người có tiền sẽ ngại ngần khi đầu

tư vào các công ty, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của
công ty. Sự thành bại của một doanh nghiệp chịu tác động rât lớn của những
người “lèo lái” công ty. Do vậy người nắm quyền quản lý điều hành trong
công ty có vị trí quan trọng trong đối với sự tồn tại và phát triển của công ty,
chỉ khi họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình thì mới đem lại lợi ích
cho chủ sở hữu và chính cơng ty. Điều này địi hỏi người quản lý phải ý thức
được cơ sở đạo đức căn bản là coi sóc tài sản của người khác như coi sóc tài
sản của chính bản thân mình. Việc xa rời nền tảng đạo đức này rất khó giúp
cho người quản lý cơng ty tránh khỏi những vi phạm nghĩa vụ bởi kinh doanh

2


là một hoạt động phức tạp trong khi các nghĩa vụ nêu trên đều là các nghĩa vụ
xuất phát từ nền tảng đạo đức, rất mơ hồ về các dấu hiệu pháp lý và phụ thuộc
nhiều vào sự giải thích trong các trường hợp cụ thể [9, tr191]. Kiểm soát
những giao dịch tư lợi cũng như vấn đề minh bạch thơng tin của người quản
lý có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay lại chưa chú
trọng đến vấn đề kiểm soát nghĩa vụ của người quản lý trong công ty TNHH
một thành viên, một số quy định còn thiếu chặt chẽ và rõ ràng, dẫn đến việc
áp dụng pháp luật chưa thống nhất, tạo ra nhiều kẽ hở để một số người quản
lý điều hành công ty lạm dụng, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Do đó,
những quy định về quản lý nội bộ cơng ty TNHH một thành viên trong đó có
quy định về nghĩa vụ và kiểm soát các giao dịch tư lợi của những người quản
lý công ty cần phải được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong
thời gian tới. Để những người quản lý điều hành công ty thực sự là những
người mẫn cán, trung thực và trung thành với lợi ích của chủ sở hữu cơng ty.
Với sự cần thiết đó tác giả đã quyết đinh chon đề tài “Nghĩa vụ của người
quản lý trong công ty TNHH một thành viên” làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn của mình góp phần giải quyết vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa
mang tính khoa học và thực tiễn nêu trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan
đến quy định nghĩa vụ người quản lý trong Công ty TNHH một thành viên,
(đặc biệt chú trọng vào các công ty TNHH một thành viên là tổ chức), về tình
hình thực hiện những nghĩa vụ của người quản lý điều hành trong công ty.

3


Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn là toàn bộ các quy định của
pháp luật hiện hành về nghĩa vụ người quản lý trong công ty TNHH một
thành viên. Phân tích những tình huống thực tiễn gắn liền với việc thực hiện
nghĩa vụ của những người giữ vai trò điều hành công ty. Thực trạng của việc
thực hiện nghĩa vụ người quản lý, việc kiểm soát các giao dịch tư lợi của
những người đứng đầu công ty, cũng như các chế tài được áp dụng đối với
những hành vi vi phạm nghĩa vụ người quản lý trong công ty TNHH một
thành viên. Những biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trị trách
nhiệm người quản lý trong cơng ty TNHH một thành viên.
3. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu giá trị đi
sâu tìm hiểu về Cơng ty TNHH một thành viên như: Luận văn thạc sỹ “ Chế
độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty TNHH theo Luật doanh nghiệp” của
tác giả Lương Thị Thu Hà; hay luận văn viết về việc chuyển đổi DNNN sang
công ty TNHH một thành viên như Luân văn thạc sỹ “ Pháp luật về chuyển
đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên” của tác giả Nguyễn Thị Huế.
Ngoài ra vấn đề quy định về người quản lý công ty cũng đã được đề cập trong
một số giáo trình và sách tham khảo của các trường đại học như: Giáo trình
Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân của PGS.TS Ngô Huy

Cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Chuyên khảo Luật kinh tế
của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu này
chỉ đi sâu tìm hiểu về quản trị nội bộ trong Cơng ty TNHH một thành viên
hay vấn đề chuyển đổi từ DNNN sang hoạt động theo loại hình này. Trong đó
cũng có đề cập đến nghĩa vụ của người quản lý, điều hành nhưng chưa có
cơng trình nghiên cứu chính thức nào đi sâu tìm hiểu một cách cặn kẽ về
nghĩa vụ của người quản lý trong công ty TNHH một thành viên để có cái

4


nhìn khái quát về tình hình thực hiện nghĩa vụ của những người này đặc biệt
là đối với trường hợp công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước sở hữu
100% vốn điều lệ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về nghĩa vụ của người quản lý trong Cơng ty TNHH một thành viên; phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong Công
ty TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay; để từ đó đề xuất các định
hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong
Công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ của người
quản lý trong Công ty TNHH một thành viên;
- Nghiên cứu so sánh về nghĩa vụ của người quản lý trong Công ty
TNHH một thành viên trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý
trong Công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của

người quản lý trong Công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam trong thời
gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật, đường lối, quan

5


điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập.
Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp lịch sử. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp luật so
sánh để làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định về nghĩa vụ của người quản
lý trong công ty TNHH một thành viên. Để từ đó đề xuất những kiến nghị góp
phần hồn thiện quy định của pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
6. Những đóng góp của Luận văn
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu các quy định pháp lý về
nghĩa vụ của người quản lý trong công ty TNHH một thành viên. Về mặt lý
luận, Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về người quản lý, địa vị pháp lý của
họ trong công ty. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp quy định pháp luật điều
chỉnh và thực tiễn áp dụng pháp luật quy định về nghĩa vụ của người quản lý
cơng ty, Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề phù hợp và chưa phù
hợp trong quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ người quản lý trong
công ty TNHH một thành viên. Qua đó có những giải pháp để góp phần hoàn
thiện pháp luật doanh nghiệp, giúp cho việc quản trị công ty minh bạch, hiệu
quả, bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu, nhà đầu tư và những người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
7. Kết cấu Luận văn

Ngồi lời nói đầu, phần kết luận, Luận văn được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về người quản lý và nghĩa vụ của người
quản lý trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

6


Chương 2: Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa
vụ của người quản lý trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

7


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ NGHĨA VỤ
CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.1. Khái niệm người quản lý trong công ty TNHH một thành viên
1.1.1. Định nghĩa người quản lý trong công ty TNHH một thành viên
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải chú
trọng đến vấn đề quản trị nội bộ công ty. Một trong những vấn đề quan trọng
liên quan đến quản trị cơng ty đó là thiết lập bộ máy tổ chức quản lý điều
hành công ty. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên cũng
không phải là một ngoại lệ. Đây là một loại hình doanh nghiệp tương đối đặc
biệt, chỉ có duy nhất một chủ sở hữu và chủ sở hữu cơng ty có thể là cá nhân
hoặc tổ chức. Do vậy mơ hình quản trị công ty tùy thuộc vào đối tượng thành
lập công ty là ai và ai sẽ là người chịu trách nhiệm “lèo lái” công ty? Bởi lẽ
công ty là một thực thể pháp lý độc lập, mọi hoạt động của công ty phải thực

hiện thông qua người đại diện. Xác định đúng ai là người quản lý công ty và
quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần cho việc
quản trị cơng ty có hiệu quả, kiểm sốt các giao dịch tư lợi nhằm bảo vệ
quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các bên có liên quan khác như người lao
động trong công ty, chủ nợ, khách hàng của công ty…
Trong Luật doanh nghiệp 2005, người quản lý doanh nghiệp được quy
định tại Khoản 13 Điều 4 như sau: “ Người quản lý là chủ sở hữu, Giám đốc
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty Hợp danh, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc

8


hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy
định”.
Theo cách tiếp cận của Luật doanh nghiệp 2005 thì người quản lý trong
cơng ty TNHH một thành viên gồm có: “ Chủ tich Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do
điều lệ công ty quy định”. Công ty TNHH một thành viên có đặc trưng là Chủ
sở hữu cơng ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nên việc xác định người quản
lý trong cơng ty này cịn tùy thuộc vào đối tượng thành lập công ty. Trường
hợp Chủ sở hữu công ty là một tổ chức (pháp nhân) thì tổ chức này sẽ ủy
quyền cho một hoặc một số người đại diện cho tổ chức để thực hiện việc quản
lý công ty. Người quản lý sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên nếu có ít nhất từ
2 người trở lên được cử làm đại diện cho chủ sở hữu, hoặc là Chủ tịch cơng ty
nếu chỉ có một người được ủy quyền đại diện cho chủ sở hữu công ty. Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sẽ bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc
(Tổng giám đốc) để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Những người giữ các chức danh quản lý trên được coi là người quản lý trong
công ty. Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân thì người quản lý

là Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, chủ sở hữu công
ty lúc này đồng thời là Chủ tịch công ty. Do vậy đối với trường hợp này thì
chủ sở hữu cũng sẽ tham gia với tư cách là người quản lý trong công ty.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ chỉ đi sâu đề cập đến những người quản
lý trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức.
Như vậy theo quy định tại Khoản 13 Điều 4, người quản lý cơng ty được
xác định theo hình thức liệt kê một loạt các chức danh luật định và theo
hướng mở đó là xác đinh người quản lý cơng ty còn bao gồm “ các chức danh
quản lý khác do điều lệ cơng ty quy định”. Trong cơng ty có thể có các chức

9


danh quản lý khác như Phó giám đốc ( Phó tổng giám đốc), trưởng văn phòng
đại diện, quản đốc… Những người này thường được coi là người quản lý
doanh nghiệp theo điều lệ cơng ty. Từ đây có thể thấy Luật doanh nghiệp
2005 xác định người quản lý công ty theo chức danh. Hiện nay, không hiếm
các đối tượng quản lý là Phó Tổng giám đốc, trưởng phịng kinh doanh, kế
tốn trưởng… lợi dụng quyền hạn của mình để tư lợi, gây thiệt hại lớn cho
công ty. Do vậy cần có cách nhìn khái qt hơn về người quản lý trong cơng
ty, để từ đó có những quy định phù hợp hơn tránh bỏ xót những đối tượng
này.
Trong bản dự thảo sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005 có quy định về
người quản lý như sau: “ Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công
ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản
lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo
quy định tại Điều lệ công ty”.

Như vậy người quản lý trong công ty TNHH một thành viên bao gồm:
Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh
cơng ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ cơng ty. Với
quy định này có thể thấy khi xác định người quản lý vẫn theo hướng liệt kê
một loạt các chức danh theo luật định và theo hướng mở. Đối với cơng ty
TNHH một thành viên có quy định thêm thành viên HĐTV cũng được coi là
người quản lý trong cơng ty thay vì trước đây chỉ có chủ tịch HĐTV là người

10


quản lý công ty. Tuy nhiên, định nghĩa về người quản lý này vẫn chưa thực sự
đầy đủ, rõ ràng.
Luật công ty của các nước theo hệ thống Common Law như
Newzealand, Canada, Singapo, Australia… xác định rất rõ ai là người quản lý
công ty và việc xác định dựa trên nguyên tắc: (i) là thành viên Ban giám đốc;
(ii) Giữ vị trí hoặc thực hiện vai trị trong vị trí của Giám đốc; (iii) Người đưa
ra các chỉ đạo để giám đốc làm theo. Như vậy khái niệm Giám đốc, người
quản lý công ty được hiểu khá rộng và bao gồm cả những người khơng được
chỉ định chính thức làm người quản lý công ty. Trong hoạt động xét xử, các
Tịa án xác định ai là người quản lý cơng ty theo chức năng, cơng việc mà
người đó làm chứ khơng phải chỉ theo chức danh. Vì thế một người khơng
được bổ nhiệm chính thức làm Giám đốc vẫn có thể bị Tòa án coi là Giám
đốc và phải chịu trách nhiệm như Giám đốc. Đấy là điểm khác biệt với
phương pháp xác định người quản lý công ty của Luật doanh nghiệp nước
ta[15].
Luật doanh nghiệp năm 2005 chưa định nghĩa một cách đầy đủ về người
quản lý mà chỉ đưa ra như có tính chất liệt kê những người nào được gọi là
người quản lý trong doanh nghiệp nói chung cũng như trong cơng ty TNHH 1

thành viên nói riêng. Theo quan điểm của chúng tôi, người quản lý trong
Doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH một thành viên nói riêng được
hiểu là những nguời do chủ sở hữu chỉ định, bổ nhiệm hoặc đi thuê, để quản
lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà những quyết định
của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu, của cơng
ty, chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến công ty.
1.1.2. Cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người quản lý trong công ty TNHH
một thành viên

11


 Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên
Đối với những công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu duy nhất
của công ty là tổ chức (pháp nhân). Xuất phát từ bản chất pháp nhân vốn là
một thực thế pháp lý độc lập, mọi hoạt động của pháp nhân được thực hiện
thông qua người đại diện. Do vậy chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một
số người đại diện theo ủy quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có ít nhất hai người
được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của
cơng ty gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc
(Tổng giám đốc) và Kiểm soát viên. Như vậy, chủ sở hữu cơng ty có quyền
quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức theo mơ hình hội đồng thành viên. Hội
đồng thành viên bao gồm tất cả những người được chủ sở hữu công ty bổ
nhiệm đại diện theo ủy quyền. Số lượng thành viên HĐTV do chủ sở hữu
công ty quyết định. Đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu có quy định: “Hội đồng thành viên có các thành viên chuyên trách
và không chuyên trách. Số lượng thành viên không quá 5 người. Trường hợp
đặc biệt cần nhiều hơn 5 thành viên Hội đồng thành viên, chủ sở hữu cơng ty
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận” (Khoản 3, Điều 15, Nghị

định 19/2014 Ban hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu).
Trong công ty TNHH một thành viên Chủ tịch Hội đồng thành viên do
chủ sở hữu công ty chỉ định trong số thành viên Hội đồng thành viên. Quy
định này khác với công ty TNHH hai thành viên trở lên, đó là Chủ tịch Hội
đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên được lựa chọn
bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng thành viên. Nghĩa là chức danh

12


Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty TNHH một thành viên do chủ sở
hữu cơng ty tồn quyền quyết định.
 Chủ tịch cơng ty.
Như đã nói ở phần trên, chủ sở hữu cơng ty là tổ chức có toàn quyền
quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức theo mơ hình Hội đồng thành viên hay mơ
hình Chủ tịch công ty. Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là một tổ chức
(pháp nhân) chỉ bổ nhiệm một người làm đại diện theo ủy quyền thì người đó
làm Chủ tịch công ty. Nghĩa là Chủ tịch công ty do chủ sở hữu cơng ty bổ
nhiệm. Cịn trường hợp chủ sở hữu cơng ty là một cá nhân thì chủ sở hữu
công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Trong trường hợp này chủ sở hữu sẽ
đóng vai trị là người trực tiếp quản lý cơng ty, nhưng mọi hoạt động nhân
danh công ty của chủ sở hữu phải tách bạch với những chi tiêu cá nhân của
họ. Nhiệm kỳ hoạt động của chủ sở hữu không quá 05 năm, có thể được bổ
nhiệm lại hoặc thay thế. Chủ tịch cơng ty có thể kiêm Tổng giám đốc công ty.
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch công ty hoặc Tổng giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
 Giám đốc ( Tổng giám đốc) và những người quản lý khác.
Trong pháp luật của một số nước, Giám đốc (Tổng giám đốc) là một
chức danh do điều lệ công ty quy định, là cơ quan trợ giúp điều hành hoạt

động trong công ty. Ở các nước này, Giám đốc (Tổng giám đốc) có địa vị
pháp lý như người giúp việc quản lý kinh doanh của một thương nhân. Họ
tham gia vào công ty với tư cách là người làm thuê, thông qua một hợp đồng
lao động. Nhìn chung đa số các nước trên thế giới đều nhận định rằng Giám
đốc (Tổng giám đốc) công ty không phải là người chủ, cũng không phải là

13


người làm th thơng thường, mà họ là người có quyền chỉ huy điều khiển, và
có vị trí cao trong cơng ty.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì Giám đốc (Tổng giám
đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty do Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ
không quá năm năm. Giám đốc (Tổng giám đốc) chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ của mình. Như vậy, đối với chức danh Giám đốc (Tổng
giám đốc) có thể do Hội đồng thành viên bổ nhiệm trong số các thành viên
của HĐTV, hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ tịch
cơng ty có thể kiêm nhiệm hoặc th người khác làm Giám đốc (Tổng giám
đốc).
Ngoài những chức danh đã nêu ở trên như Hội đồng thành viên, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc), trong
cơng ty cịn có các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định. Điều
này tạo ra hướng mở cho cách hiểu những người quản lý trong cơng ty, theo
đó, người quản lý cơng ty có thể gồm các Phó tổng giám đốc, trưởng phịng…
theo quy định của Điều lệ cơng ty. Trong phạm vi thẩm quyền của mình,
Giám đốc (Tổng giám đốc) có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các
chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (Điểm đ, khoản 2, Điều 70 LDN

2005).
1.1.3. Quy chế pháp lý về người quản lý trong công ty TNHH một
thành viên

14


 Tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý công ty TNHH một thành
viên
Người quản lý doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH một thành
viên nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty,
bởi lẽ sự thành bại của một doanh nghiệp khơng thể thiếu được vai trị lãnh
đạo của họ. Nhưng để “lèo lái” được cơng ty địi hỏi những người quản lý
phải có những phẩm chất, kỹ năng cần có của một nhà quản lý hiện đại. Việc
lựa chọn người quản lý phù hợp cho doanh nghiệp là rất quan trong, về cơ bản
phải dựa trên những tiêu chuẩn nền tảng như: Năng lực quản lý, phẩm chất
đạo đức, các vấn đề về nhân thân…
Để đánh giá năng lực quản lý của những người đứng đầu doanh nghiệp
thông thường chúng ta dựa trên các yếu tố: Một là phải căn cứ vào trình độ,
kỹ năng chun mơn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là phải có sự am hiểu về
doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan cũng như các kiến thức về pháp
lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Nhìn chung họ phải có kỹ năng về
hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, cũng như đưa ra các dự báo
về khó khăn, trở ngại, biến động của môi trường kinh doanh một cách kịp thời
để đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Một tiêu chí quan trọng nữa để lựa chọn người quản lý doanh nghiệp đó
là yếu tố đạo đức. Người quản lý phải là người có phẩm chất đạo đức tốt,
trung thực, mẫn cán với hoạt động của công ty nhằm đem lại lợi ích tốt nhất
cho cơng ty, chủ sở hữu cũng như những người có quyền lợi liên quan đến
doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ lý do những người quản lý công ty là

những người biết rõ nhất mọi hoạt động của công ty. Do vậy rất cần những
nhà quản lý thiện tâm, trung thành với lợi ích của công ty.

15


Bên cạnh đó khi xét đến vấn đề nhân thân yêu cầu người quản lý phải có
đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý kinh
doanh, có nhân thân tốt.
Dựa trên những tiêu chí nền tảng trên Luật doanh nghiệp đã có những
quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người quản lý trong công ty
TNHH một thành viên như sau:
* Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên
Đối với những công ty TNHH một thành viên tổ chức theo mơ hình Hội
đồng thành viên, khi chủ sở hữu công ty bổ nhiệm người đại diện theo ủy
quyền phải dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện sau: Đủ năng lực hành vi dân
sự; Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; Có
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong
ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty; Đối với cơng ty con của cơng ty
có phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì
vợ hoặc chồng, cha, cha ni, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột
của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công
ty mẹ không được cử làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty con.
(Khoản 2, Điều 48 LDN 2005)
Trường hợp công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%
vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng thành viên phải thỏa mãn những tiêu
chuẩn và điều kiện: thường trú tại Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng thành viên
phải là công dân Việt Nam; tốt nghiệp đại học, có năng lực kinh doanh và
quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có kinh nghiệm ít
nhất 03 năm làm cơng tác quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề

kinh doanh chính hoặc ngành nghề có liên quan đến ngành kinh doanh chính

16


của cơng ty; có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu
biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật; không đồng thời là cán bộ
trong bộ máy quản lý Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên;
không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật; không là Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám
đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) đã từng bị miễn nhiệm trước thời
hạn tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác trong những trường hợp
quy định tại Điểm a, Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 18 Điều lệ này; các tiêu
chuẩn khác theo quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các tiêu chuẩn khác theo ngành,
lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty (nếu có)[6, điều 17].
Trong công ty TNHH một thành viên Chủ tịch Hội đồng thành viên do
chủ sở hữu công ty chỉ định trong số các thành viên Hội đồng thành viên. Nói
cách khác, chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên trong loại hình cơng ty
này do chủ sở hữu cơng ty toàn quyền quyết định. Chủ tịch HĐTV cũng phải
thỏa mãn những tiêu chuẩn của thành viên HĐTV. Đối với Chủ tịch Hội đồng
thành viên của công ty mẹ của tập đồn kinh tế nhà nước, cơng ty mẹ được
chuyển đổi từ tổng cơng ty do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập thì
khơng kiêm Tổng giám đốc; cịn đối với những cơng ty khác thì chủ sở hữu
quyết định Chủ tịch hội đồng kiêm hoặc không kiêm Tổng giám đốc. Trường
hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc thì phải đảm bảo các
điều kiện: được doanh nghiệp đề nghị kiêm nhiệm và có đơn đề nghị của
người dự kiến kiêm nhiệm. Người được đề nghị kiêm nhiệm phải có sức khỏe

và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với cả hai chức danh này. Doanh
nghiệp phải quy định cụ thể và tách bạch trong thực thi chức năng, nhiệm vụ,

17


quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên và của Tổng
giám đốc. Người được đề nghị kiêm nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với
chức năng, nhiệm vụ và vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng
Giám đốc công ty.
* Chủ tịch công ty
Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là một tổ chức (pháp nhân) chỉ
bổ nhiệm một người làm đại diện theo ủy quyền thì người đó làm Chủ tịch
cơng ty. Nghĩa là Chủ tịch công ty do chủ sở hữu cơng ty bổ nhiệm. Cịn
trường hợp chủ sở hữu cơng ty là một cá nhân thì chủ sở hữu công ty đồng
thời là Chủ tịch công ty. Trong trường hợp này chủ sở hữu sẽ đóng vai trị là
người trực tiếp quản lý công ty, nhưng mọi hoạt động nhân danh công ty của
chủ sở hữu phải tách bạch với những chi tiêu cá nhân của họ. Chủ tịch cơng ty
có thể kiêm Tổng giám đốc cơng ty.
Chủ tịch công ty phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định như Chủ tịch Hội
đồng thành viên. Trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc phải đảm
bảo các điều kiện: được doanh nghiệp đề nghị kiêm nhiệm và có đơn đề nghị
của người dự kiến kiêm nhiệm. Người được đề nghị kiêm nhiệm phải có sức
khỏe và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với cả hai chức danh này. Phải
quy định cụ thể và tách bạch trong thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Chủ tịch công ty và của Tổng giám đốc. Người được đề
nghị kiêm nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với chức năng, nhiệm vụ và vai
trị là Chủ tịch cơng ty và Tổng giám đốc công ty.
* Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 Giám đốc hoặc Tổng giám

đốc công ty TNHH một thành viên là người điều hành công việc kinh doanh

18


×