Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Bài giảng điện tử mầm non lớp Chồi đề tài Vì sao có mưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.33 KB, 10 trang )

Bài giảng điện tử mầm non
ĐỀ TÀI: VÌ SAO LẠI CÓ
MƯA?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
-
Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên: gió, mưa,
sấm, chớp, vòng tuần hoàn của nước.
-
Trẻ biết được sự thay đổi của cảnh vật sau cơn mưa.
-
Trẻ biết lợi ích và tác hại của mưa đối với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
-
Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán, nhận xét.
-
Trẻ biết diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ:
-
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ của mình đúng cách
như: không ra ngoài trời khi mưa.
-
Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.
-
Giúp trẻ thêm yêu thích giờ học tìm hiểu môi trường xung
quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
-
Nước nóng, bát to, mika trong
-


Giáo án điển tử.
-
truyện giọt nước tí xíu.
-
Phim: hiện tượng tự nhiên
-
Vòng tuần hoàn của nước
-
Nhạc: giọt mưa và em bé
-
Tranh vòng tuần hoàn của nước
-
Tiếng sấm, tiếng mưa, tiếng gió
2. Đồ dùng của trẻ:
-
Tranh vòng tuần hoàn của nước.
-
Giấy, hồ dán.
III. Hướng dẫn thực hiện:
1. Bước 1: Gây hứng thú
-
Trẻ lắng nghe cô kể câu chuyện: giọt nước tí xíu.
-
Các con đã được quan sát bầu trời khi mưa chưa?.
-
Các con thấy khi trời mưa, bầu trời như thế nào?
-
Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu “ vì sao lại có mưa”
nhé!
2. Bước 2:

-
Trẻ quan sát đoạn phim hiện tượng tự nhiên
( slides 5)
III. Hướng dẫn thực
hiện:
2. Bước 2:
-
Các con vừa xem
hình ảnh gì đấy?
-
Các con biết gì
về trời mưa?
-
Khi trời mưa có
hiện tượng gì?
-
Làm thế nào để
tránh bị sét
đánh?
-
Có nên chơi
ngoài trời khi
mưa không?
-
Vì sao?
III. Hướng dẫn thực
hiện:
2. Bước 2:
-
Đây là hình ảnh

gì đây?
-
Trời mưa đem
lại ích lợi gì cho
cuộc sống của
chúng mình ?
-
Khi trời mưa
nhiều quá thì có
tác hại gì cho
cuộc sống của
con người?
* KP nguyên nhân gây ra mưa:
- Các con có biết vì sao lại có mưa không?
- Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có mưa, cô mời các
con cùng cô làm một thí nghiệm nhỏ, đó là thí nghiệm: sự
bốc hơi của nước.
- Đây là bình nước nóng, bát thuỷ tinh, tờ mika
- Các con quan sát xem tờ mika của cô ntn? Khô hay ướt?
- Cô đổ nước nóng ở bình nước vào bát thuỷ tinh, các con
thấy gì đây? Cái gì đang bay lên?
- Cô sẽ đậy tờ mika lên trên bát thuỷ tinh.
- Bây giờ cô bỏ tờ mika ra, các con thấy hiện tượng gì đây?
- Trên tờ mika có rất nhiều giọt nước đọng lại? Tại sao lúc
đầu tờ mika của cô khô còn bây giờ nó lại ướt?

KP nguyên nhân gây ra mưa:
- Các con thấy những giọt nước này giống cái gì?
- Cô mời các con nhìn lên màn hình: Đây là vòng tuần
hoàn của nước ( slidles 10,11,12,13)

- Mặt trời bắt đầu lên trên mặt biển, những con thuyền bắt
đầu ra khơi?
- mặt trời lên cao chiếu những tia nắng chói chang xuống
biển làm cho mặt nước nóng lên bốc hơi và bay lên trời.
- Hơi nước bốc lên thành những đám mây đen
- Trời bắt đầu mưa.
=> Khi trời nắng nóng, nước ở ao hồ sông biển bốc hơi lên
nhưng tụ thành các đám mây. Các đám mây nhỏ tập trung
thành những đám mây lớn. Từ những đám mây lớn này,
các giọt nước lại rơi xuống và tạo thành mưa đấy.
3. Trò chơi:
-
Trò chơi 1: Đoán tiếng âm thanh:
Cô cho trẻ nghe tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng gió trẻ đoán.
3. Trò chơi:
- Trò chơi 2: Xếp tranh theo trình tự vòng tuần hoàn của
nước:
Cô chuẩn bị 5 bộ tranh, mỗi bộ 4 bức:
+ Bức 1: Mặt trời lên trên biển
+ Bức 2: Mặt trời chiếu xuống biển làm nước bốc hơi
+ Bức 3: Mây đen kéo đến trên mặt biển
+ Bức 4: Mưa xuất hiện
4. Kết thúc:
- Cô và trẻ hát: Giọt mưa và em bé

×