Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Chuyên đề TN hoàn thiện công tác kế hoạch tại công ty cổ phần công trình đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.64 KB, 58 trang )








TIỂU LUẬN:

Hoàn thiện công tác kế hoạch tại
công ty cổ phần công trình đường sắt





Lời nói đầu


Kể từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp có nhiều thay đổi. Trong thời gian đầu các doanh nghiệp nói riêng và
cả nền kinh tế nói chung đã loại bỏ hoàn toàn công tác kế hoạch hóa ra ngoài, phủ nhận
hoàn toàn vai trò của kế hoạch hóa trong nền kinh tế và trong từng doanh nghiệp. Họ
coi kế hoạch hóa là sản phẩm của cơ chế cũ và nó không còn phù hợp với cơ chế kinh tế
thị trường, họ coi thị trường là yếu tố quyết định còn kế hoạch thì không có vai trò gì cả.
Nhưng trong thực tế của những năm qua và kinh nghiệm của các doanh nghiệp
lớn trên thế giới đã cho thấy rằng dù ở trong nền kinh tế thị trường phát triển thì các
doanh nghiệp vẫn phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp nào có
chiến lược và kế hoạch hợp lý thì doanh nghiệp đó hoạt động càng hiệu quả và ngày
càng phát triển. Kế hoạch đóng vai trò như một kim chỉ nam hướng doanh nghiệp tới


các mục tiêu nhiệm vụ cần đạt được trong tương lai. Do vậy trong nền kinh tế thị trường
thì kế hoạch hóa trong doanh nghiệp vẫn có những vai trò rất quan trọng.
Hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại,
tôi đi vào tìm hiểu công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần công trình đường sắt, thông
qua đó thực hiện đề tài của mình. Đó là “Hoàn thiện công tác kế hoạch tại công ty cổ
phần công trình đường sắt”.





Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế hoạch trong doanh nghiệp
1. Khái quát chung về kế hoạch trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về kế hoạch trong doanh nghiệp
Từ lâu trong các doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiệp luôn đặt ra cho
doanh nghiệp mình những mục tiêu, những hướng đi mà doanh nghiệp sẽ đi trong tương
lai. Những mục tiêu, cái đích đó được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển của doanh
nghiệp. Nhưng chiến lược là một tầm nhìn xa trong tương lai, nó nói lên viễn cảnh mà
doanh nghiệp muốn có được vì vậy để cụ thể hóa chiến lược phát triển của doanh
nghiệp thì cần có các kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và trung hạn để thực hiện các
quyết định trong chiến lược. Tuy nhiên do kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là một công
cụ quản lý trong doanh nghiệp nên nó có vai trò tích cực và tiêu cực nhất định nếu
không được sử dụng một cách linh hoạt. Nó đóng vai trò tích cực khi giúp cho các hoạt
động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, tránh được những sai lầm nhưng đôi khi
nếu quá cứng nhắc theo kế hoạch thì nó sẽ kìm hãm sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt
động để đối phó với những biến đổi ngoài kế hoạch. Vậy hiểu theo cách chung nhất thì
kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người
trên cở sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật
kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế kĩ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn
bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.

Vì vậy kế hoạch ở đây có thể bao trùm ở những quy mô và phạm vi khác nhau.
Nó có thể là kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung trên phạm vi cả nước, bao trùm lên tất
cả các ngành kinh tế. Hoặc nó cũng có thể là kế hoạch hóa cho từng ngành kinh tế riêng
lẻ, hay có thể là kế hoạch hóa vùng, địa phương trên phạm vi một vùng lãnh thổ nhất
định, và ở cấp độ nhỏ nhất nó là kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. Vậy kế hoạch hóa
trong doanh nghiệp hay là kế hoạch hóa hoạt động sản xuất doanh nghiệp là phương
thức quản lý của doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm các hành vi can thiệp của chủ


thể doanh nghiệp tới các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được mục tiêu
đề ra cho doanh nghiệp.
Như vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp thể hiện được kĩ năng dự báo các xu
hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt
được, tổ chức triển khai các hành động để đạt được mục tiêu đề ra, nó bao gồm các
bước:
Soạn lập kế hoạch, đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất vì chỉ
có nhờ lập kế hoạch chính xác dựa trên các thông tin đầy đủ về thực trạng của doanh
nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang nắm giữ, tiềm
lực về vốn của doanh nghiệp… để từ đó có thể tìm ra điểm mạnh điểm yếu của doanh
nghiệp từ đó mà có thể phát huy được hết các tiềm năng của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó cũng cần dựa trên các phân tích về điều kiện môi trường bên ngoài của doanh
nghiệp như xu hướng biến động của nhu cầu thị trưòng, tình hình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, tình hình chính trị xã hội trong nước… từ đó tìm ra những cơ hội,
thách thức mà thị trường đem lại. Để từ đó có những phương án tận dụng tốt nhất những
cơ hội mà thị trường đem lại hay là có các phương án để đối phó với những thách thức
từ thị trường để giúp cho doanh nghiệp vượt qua những thách thức đó với mục đích cuối
cùng là đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Để những mục tiêu đề ra không mang
tính chủ quan mà phải có căn cứ dựa trên các nguồn lực bên trong doanh nghiệp và điều
kiện bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành
thông qua việc trả lời các câu hỏi là doanh nghiệp đang đứng ở đâu? Doanh nghiệp

muốn đi đến đâu? Và làm thế nào để đi đến đó?
Bước tiếp theo là tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế
hoạch. Sau khi đã soạn lập được một kế hoạch hoàn chỉnh, phù hợp với mục tiêu và khả
năng của doanh nghiệp rồi thì việc tổ chức triển khai thực hiện nó như thế nào là rất
quan trọng, nó thể hiện sự phối hợp hành động giữa các bộ phận, đơn vị chức năng
trong doanh nghiệp nhằm thực hiện một mục tiêu chung của doanh nghiệp đã được đặt


ra trong bản kế hoạch. Nó thể hiện cách thức huy động các nguồn lực trong và ngoài
doanh nghiệp như thế nào, hơn thế nữa là việc sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu
quả nhất. Việc tổ chức thực hiện không đơn thuần chỉ là việc triển khai các hoạt động
cần thiết mà nó còn là quá trình dự báo những thay đổi của thị trưòng hay những phát
sinh bất ngờ trong quá trình thực hiện và khả năng ứng phó với những thay đổi, phát
sinh đó của doanh nghiệp. Còn quá trình kiểm tra đánh giá giúp cho doanh nghiệp thúc
đẩy quá trình thực hiện, phát hiện ra những biến đổi bất ngờ trong quá trình thực hiện và
tìm ra những nguyên nhân gây ra những biến đổi đó để từ đó tìm cách khắc phục những
phát sinh đó. Còn công tác đánh giá sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá những mặt đạt
được và những mặt hạn chế chưa đạt được để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
từ những thành công và thất bại đó. Với những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp cho
doanh nghiệp trong công tác xây dựng kế hoạch sau này được tốt hơn.
1.2.Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp với tư cách là công cụ quản lý theo mục tiêu vì
vậu nó có vai trò quan trọng trong công tác quản lý vi mô trong doanh nghiệp, nó được
thể hiện qua các chức năng sau đây.
 Chức năng ra quyết định. Kế hoạch hóa cho phép ta xây dựng quy trình ra quyết
định và phối hợp các quyết định. Vì trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận, đơn vị chức
năng khác nhau và mỗi bộ phận đơn vị chức năng này có những vai trò khác nhau
trong doanh nghiệp. Nên nhiều khi các bộ phận này có thể không thống nhất với nhau
trong quá trình quyết định các hoạt động của doanh nghiệp vì vậy kế hoạch hóa sẽ
giúp cho quá trình ra quyết định của các bộ phận sẽ theo một quy trình thống nhất để

tránh tình trạng xung đột giữa các đơn vị bộ phận. Nhưng khi đã ra được quyết định rồi
thì việc phối hợp các quyết định đó lại với nhau cũng không phải đơn giản vì vẫn có sự
khác biệt giữa các quyết đinh của các bộ phận chức năng cho nên nó cần có công tác kế
hoạch hóa để phối hợp các quyết định đó sao cho các hoạt động của doanh nghiệp được


vận hành suôn sẻ. Đây có thể là một trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạch
hóa trong doanh nghiệp.
 Chức năng quyền lực, khi một bản kế hoạch được xây dựng hoàn chỉnh phù hợp
với những điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì bản kế hoạch đó như là
một bản tuyên bố của ban lãnh đạo doanh nghiệp tới các bộ phận và các nhân viên
trong doanh nghiệp về chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, trong đó
sẽ ghi rõ những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong thời gian tới. Với những
mục tiêu nhiệm vụ được đặt ra trong bản kế hoach thì ban lãnh đạo doanh nghiệp đã
khẳng định quyền lực lãnh đạo của họ trong doanh nghiệp cũng như với các nhân viên.
Nhờ có kế hoạch mà các hoạt động trong doanh nghiệp được quản lý một cách chặt
chẽ, hợp lý và từ đó sẽ giúp cho mọi người đều có thể tham gia đóng góp ý kiến vào
bản kế hoạch.
 Chức năng giao tiếp, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp có chức năng giao tiếp vì
nó tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp có thể giao tiếp
được với nhau, nó cho phép lãnh đạo các bộ phận có thể phối hợp trao đổi xử lý các
thông tin và những vấn đề trong doanh nghiệp. Khi có một quy trình kế hoạch thống
nhất nó sẽ góp phần cung cấp trao đổi thông tin giữa các phòng ban chức năng trong
doanh nghiệp với nhau, từ đó các lãnh đạo của các bộ phận khác nhau có thể nắm bắt
được những thông tin và các hoạt động của các bộ phận khác để từ đó mà có được
những phương án hoạt động cho bộ phận mình sao cho phù hợp với các phòng ban bộ
phận khác để đảm bảo cho mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện đúng theo kế
hoạch đề ra.
Bản kế hoạch với tư cách là một tài liệu chứa đựng các chiến lược phát triển
của doanh nghiệp trong tương lai, trong đó còn chứa đựng các kế hoạch hành động của

các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp như kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch
Marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu triển khai
Cũng như kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Vì vậy kế hoạch sẽ đóng vai trò như
một kênh thông tin từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban chức năng cũng như tới từng


nhân viên trong doanh nghiệp để huy động nguồn lực giúp thực hiện các mục tiêu đề ra
đồng thời phản hồi những thông tin từ dưới lên tới ban lãnh đạo về quá trình thực hiện
kế hoạch, từ thông tin phản hồi đó mà ban lãnh đạo có thể kiểm tra đánh giá được công
tác tổ chức thực hiện nếu thấy những sai lệch sẽ có phương án điều chỉnh. Kế hoạch
không chỉ đóng vai trò là kênh thông tin dọc mà nó còn có chức năng là kênh thông tin
ngang giữa các phòng ban chức năng. Vì các kế hoạch chức năng có mối quan hệ với
nhau rất mật thiết nên việc trao đổi thông tin với nhau giữa các phòng ban là rất quan
trọng, nó sẽ giúp cho các bộ phận nắm được tiến độ của các bộ phận khác từ đó có
những điều chỉnh để kế hoạch bộ phận cũng như kế hoạch tổng thể đi đúng tiến độ.
1.3. Nguyên tắc kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
Khi chúng ta làm một việc gì thì thông thường đều có những nguyên tắc nhất định.
Vì vậy trong công tác kế hoạch hóa cũng không thể không có những nguyên tắc trong
xây dựng kế hoạch. Nhờ có những nguyên tắc này sẽ giúp cho bản kế hoạch được xây
dựng một cách hợp lý, sát với thực tế hơn và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Kế
hoạch hóa trong doanh nghiệp được tuân theo những nguyên tắc sau đây.
Nguyên tắc thống nhất, do doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều bộ phận khác
nhau, mỗi bộ phận có hoạt động chức năng riêng lẻ khác nhau. Cho nên trong công tác
quản lý doanh nghiệp cần có sự thống nhất để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp
được thống nhất. Trong doanh nghiệp có các mối quan hệ dọc và mối quan hệ ngang.
Mối quan hệ dọc thể hiện quan hệ từ trên xuống giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và các
phòng ban chức năng cũng như các nhân viên trong doanh nghiệp và mối quan hệ này
cũng thể hiện quan hệ quyền lực lãnh đạo của người chủ doanh nghiệp với các nhân
viên. Còn mối quan hệ ngang là mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với nhau,
nó thể hiện quan hệ tác nghiệp trao đổi thông tin với nhau giữa các bộ phận trong doanh

nghiệp. Nhờ có mối quan hệ này mà các bộ phận trong doanh nghiệp có thể nắm bắt
hoạt động của nhau từ đó có thể giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Trong
doanh nghiệp có nhiều đơn vị chức năng với các kế hoạch của riêng mình để thực hiện


chức năng của mình. Cho nên có sự phân định rất rõ ràng giữa về chức năng giữa các bộ
phận. Nhưng khi các bộ phận tiến hành xây dựng kế hoạch cho bộ phận mình đều phải
căn cứ vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp vì vậy kế hoach tổng thể của doanh nghiệp không thể chỉ
là sự lắp ghép đơn thuần của các bộ phận mà nó còn phải là một hệ thống các kế hoạch
có liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện sự thống nhất từ trên xuống và giữa các kế
hoạch bộ phận.
Nguyên tắc tham gia, nguyên tắc này có mối quan hệ với nguyên tắc thống nhất,
theo đó thì nguyên tắc này cho phép mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có thể tham
gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng kế hoạch. Nhờ có sự tham gia này mà bản
kế hoạch sẽ thể hiện đầy đủ ý chí của mọi thành viên trong doanh nghiệp chứ không của
riêng ban lãnh đạo. Nó thể hiện sự thống nhất giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Nếu nguyên tắc này được thực hiện một cách đầy đủ thì nó sẽ đem lại những lợi ích sau.
Thứ nhất các thành viên trong doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin cho nhau nhờ đó
mà họ sẽ có được những hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp cũng như các hoạt động
của các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ đó mà bản kế hoạch sẽ nhận được đầy đủ
thông tin từ mọi phía phản ánh chính xác tình hình bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Nhờ có sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp mà bản kế hoạch sẽ
không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp nữa mà nó sẽ là sản phẩm của tất cả
mọi thành viên trong doanh nghiệp. Khi đây đã là sản phẩm của toàn thể doanh nghiệp
thì các thành viên sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với bản kế hoạch và cố gắng thực
hiện một cách tốt nhất bổn phận trách nhiệm của mình trong bản kế hoạch, từ đó sẽ giúp
bản kế hoạch được thực hiện có hiệu quả hơn. Cho phép mọi người tham gia vào công
tác kế hoạch hóa sẽ giúp cho mọi người phát huy được tính chủ động sáng tạo của họ,
tạo cho họ có động lực để lao động có hiệu quả hơn. Để có thể thu hút được mọi người

cùng tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp thì ban lãnh đạo của
doanh nghiệp cần có những chính sách mô hình khuyến khích mọi người tham gia, làm
cho họ cảm thấy khi tham gia vào công tác kế hoạch hóa họ có được lợi ích trong đó.


Nguyên tắc linh hoạt, do các doanh nghiệp hoạt đông trong nền kinh tế thị
trường, với rất nhiều biến động diễn ra từng ngày từng giờ. Cho nên công tác kế hoạch
hóa không thể cứng nhắc mà đòi hỏi phải luôn linh hoạt chủ động để có thể đối phó
được với những thay đổi bất ngờ của thị trường. Kế hoạch được xây dựng càng linh
hoạt mềm dẻo thí sẽ càng giảm thiểu được những rủi ro do thay đổi của thị trường gây
ra. Nguyên tắc linh hoạt được thể hiện thông qua các yếu tố sau. Kế hoạch được xây
dựng phải có nhiều phương án, mỗi phương án là một kịch bản mô phỏng tương ứng với
từng điều kiện thị trường và cách huy động nguồn lực cụ thể. Trong xây dựng kế hoạch
thì thì chúng ta không chỉ xây dựng kế hoạch chính mà còn phải xây dựng những kế
hoạch phụ, kế hoạch dự phòng và kế hoạch bổ sung, để trong những tình huống bất khả
kháng chúng ta có thể thay đổi kế hoạch hành động. Các kế hoạch cần phải được xem
xét một cách thường xuyên liên tục. Do trong các kế hoạch đều đặt ra các mục tiêu cho
tưong lai mà tương lại là một thứ xa vời khó nắm bắt vì vây người lãnh đạo doanh
nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện những thay đổi trong quá
trình thực hiện, tìm ra những nguyên nhân của những phát sinh đó để từ đó có những
điều chỉnh và bước đi phù hợp để giải quyết những vấn đề phát sinh đảm bảo cho kế
hoạch đi đúng hướng. Nhờ có tính linh hoạt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch mà
các nhà xây dựng và thực hiện kế hoạch không cảm thấy kế hoạch là sự cứng nhắc
mang tính rằng buộc và bị kế hoạch chi phối mà trái lại họ cảm thấy họ là người chủ
động trong công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, họ thấy mình là chủ thể
kế hoạch chi phối kế hoạch chứ không phải bị kế hoạch chi phối.
1.4. Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp.
Trên những góc độ khác nhau thì hệ thống kế hoạch hóa của doanh nghiệp được chia
thành những bộ phận khác nhau.
1.4.1.Theo góc độ thời gian.



Theo góc độ thời gian là sự phân đoạn kế hoạch theo thời gian. Theo đó thì có các
loại kế hoạch sau. Kế hoạch dài hạn, nó là kế hoạch bao trùm lên một khoảng thời gian
dài thường là 10 năm. Trong bản kế hoạch này thường nêu lên những mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp, những định hướng của doanh nghiệp trong thời gian dài. Kế hoạch
trung hạn, nó là sự cụ thể hóa của kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn thường kéo dài
khoảng từ ba đến năm năm. Kế hoạch ngắn hạn thường là kế hoạch hàng năm và kế
hoạch tiến độ. Nó thường bao gồm các phương án sử dụng các nguồn lực một cách cụ
thể để đạt được mục tiêu trong kế hoạch dài hạn và trung hạn.
Các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau,
không được loại bỏ lẫn nhau. Cần coi trọng vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa kế
hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn, giữa lợi ích cục bộ trước mắt và lợi ích lâu dài vì
nhiều khi quyết định trong ngắn hạn với lợi ích cục bộ trước mắt nếu không được xem
xét tới các lợi ích lâu dài trong kế hoạch dài hạn sẽ dẫn tới làm thất bại mục tiêu lâu dài
của doanh nghiệp.
1.4.2. Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch.
Theo góc độ nội dung, tính chất của kế hoạch có thể chia kế hoạch trong doanh
nghiệp thành các kế hoạch sau.
Kế hoạch chiến lược, nó thường được áp dụng với những doanh nghiệp lớn với quy
mô sản xuất lớn và nhiều lao động. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì nó làm cho công
tác quản lý doanh nghiệp trở lên càng phức tạp và khó khăn, đồng thời do tính chất cạnh
tranh của thị trường ngày càng trở lên khốc liệt, với sự thay đổi của khoa học công nghệ
ngày càng nhanh khiến cho doanh nghiệp rất khó trong việc xác định những mục tiêu
trong tương lai.
Kế hoạch chiến thuật (kế hoạch tác nghiệp) là công cụ để chuyển các định hướng,
mục tiêu của chiến lược thành các chương trình cụ thể cho từng bộ phận trong doanh


nghiệp. Việc chia nhỏ ra thành các chương trình sẽ giúp cho mục tiêu của doanh nghiệp

được thực hiện dễ dàng hơn với sự phối hợp của các bộ phận chức năng.
2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp cho doanh nghiệp hoạt
động một cách tuần tự hợp lý và chặt chẽ. Nhưng trong những cơ chế kinh tế khác nhau
thì nó thể hiện những vai trò khác nhau.
2.1. Vai trò trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Các chỉ tiêu kế hoạch trong doanh nghiệp cũng chính là các chỉ tiêu pháp lệnh toàn
diện, các kế hoạch tiến độ, kế hoạch điều độ sản xuất đều do cơ quan trung ương quyết
định và chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò lớn nhất của kế hoạch hóa
trong thời kì này là tạo ra tiết kiệm và tích lũy lớn, thực hiện các cân đối trong nền kinh
tế nhờ đó tạo ra tăng trưởng nhanh. Hướng các nguồn lực vào những mục tiêu ưu tiên.
Nhưng bên cạnh vai trò đó thì nó có những hạn chế sau. Hạn chế tính năng động, sáng
tạo trong sản xuất, không gắn trách nhiệm sản xuất với người lao động vì vậy mà hiệu
quả sản xuất thấp. Do kế hoạch mang tính mệnh lệnh, triệt tiêu các qui luật kinh tế và
cạnh tranh trong thị trường nên nền kinh tế không có động lực phát triển, các doanh
nghiệp không có khả năng cạnh tranh. Do thiếu tính sáng tạo trong sản xuất nên nó hạn
chế sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ mới vào sản xuất không được tiến hành. Cũng do không áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất nên công nghệ sản xuất trở lên lạc hậu dẫn đến năng suất thấp hiệu
quả kinh tế không cao.
2.2. Vai trò trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường với những biến đổi không ngừng diễn ra một cách liên tục
mạnh mẽ, trong đó môi trường cạnh tranh rất gay gắt, với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ làm cho công nghệ sản xuất trở lên nhanh chóng bị lạc hậu. Từ đó nó làm cho
công tác quản lý doanh nghiệp trở lên khó khăn phức tạp, các doanh nghiệp luôn phải


đương đầu với những rủi ro của thị trường do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến
lược và kế hoạch để xác định những định hướng và mục tiêu cho tương lai. Do đó trong
doanh nghiệp không thể thiếu được công tác kế hoạch hóa, nó có những vai trò sau.

Hướng sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu, tổ chức triển
khai các hoạt động để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Do doanh nghiệp
hoạt động trong một thị trường rất linh hoạt, luôn biến đổi vì vậy mà doanh nghiệp cần
có kế hoạch để có thể dự báo được những cơ hội hay thách thức mà thị trường đem lại
để từ đó xác định xem doanh nghiệp nên sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất
như thế nào, sản xuất cho ai và khi nào thì sản xuất. Mặc dù thị trường luôn biến đổi
khó nắm bắt và dự báo. Những thay đổi bất ngờ của thị trường có thể làm phá sản
những kế hoạch được chuẩn bị công phu chu đáo nhưng điều đó không có nghĩa là
doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch mà trái lại doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế
hoạch cho mình vì nếu không xây dựng kế hoạch thì có nghĩa là doanh nghiệp đang để
cho mình bị thả nổi và bị thị trường chi phối điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều
rủi ro không tự chủ được trong các hoạt động mà luôn phải bị động với những biến đổi
của thị trường. Công tác kế hoạch hóa là việc ứng phó với những thay đổi của thị
trường. Vì lập kế hoạch chính là công việc dự báo thị trường trong tương lai mà thị
trường trong tương lai thường không chắc chắn, khó nắm bắt, tương lai càng xa thì kết
quả dự đoán càng kém tin cậy. Cho dù ta có thể nắm bắt được tương lai với sự tin cậy
cao thì ta vẫn không thể thiếu được công tác kế hoạch để tìm ra những cách tốt nhất để
đạt được mục tiêu, tiến hành phân công bố trí phối hợp giữa các bộ phận để cùng ứng
phó với những thách thức từ phía thị trường. Do thị trường luôn biến đổi cho nên trong
quá trình thực hiện kế hoạch không thể thiếu được khâu kiểm tra giám sát đánh giá để
phát hiện ra những phát sinh bất ngờ tìm ra nguyên nhân của những phát sinh đó và có
những phương án ứng phó. Kế hoạch hóa với khả năng tác nghiệp trong doanh nghiệp.
Kế hoạch doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và hoạt động có hiệu quả và
phù hợp nhất. Kế hoạch hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những hoạt động nhỏ
lẻ manh mún, các bộ phận trong doanh nghiệp ngoài việc thực hiện chức năng của


mình ra còn phải quan tâm đến mục tiêu chung của doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu
chung được thực hiện theo đúng kế hoạch. Muốn vậy thì giữa các kế hoạch bộ phận
phải có sự tương tác với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện để từ đó đảm bảo cho

hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện suôn sẻ. Với sự phân công lao động trong
sản xuất ngày càng trở lên chi tiết thì nếu không có một cơ chế phối hợp giữa các bộ
phận sẽ dẫn đến tình trạng không thống nhất trong sản xuất, làm chậm tiến độ sản xuất
gây lãng phí nguồn lực trong sản xuất.
3. Quy trình và các bước lập kế hoạch trong doanh nghiệp
3.1. Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp.
Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm các bước tuần tự, nối tiếp
nhau để xác định các mục tiêu trong tương lai, dự kiến các nguồn lực, phương tiện cần
thiết và cách thức triển khai các hoạt động để đạt được mục tiêu. Một trong những quy
trình được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp tại những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển là quy trình có tên là PDCA, theo đó thì quy trình soạn lập kế hoạch
được chia thành bốn bước.
Bước một là soạn lập kế hoạch đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan
trọng. Trong bước này chúng ta phải tiến hành nghiên cứu điều tra thị trường, đánh giá
nhu cầu thị trường trong tương lai, phân tích điều kiện bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp để xác định những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức để từ đó xác định
các mục tiêu chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp, xác định các nhiệm vụ cần đạt
được và cũng từ đó xác định ngân sách cùng với những giải pháp, phương tiện cụ thể để
thực hiện các mục tiêu đề ra.
Bước hai tổ chức thực hiện kế hoạch. Đây là một bước rất quan trọng trong quy
trình kế hoạch hóa của doanh nghiệp, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu từ ý tưởng, lý
thuyết trên giấy tờ thành những hành động cụ thể của doanh nghiệp và những kết quả
đạt được trong thực tế. Trong bước này doanh nghiệp phải xác định cho mình cách thức


huy động các nguồn lực như thế nào, sử dụng các nguồn lực đó sao cho có thiệu quả cao
nhất. Nó cũng là sự triển khai các biện pháp, phương tiện và các chính sách hợp lý để
thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong khâu này còn thể hiện sự phối hợp hành động giữa
các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
Bước ba tổ chức công tác kiểm tra, theo dõi và giám sát. Trong bước này ta tiến

hành nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi quá trình triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm
phát hiện ra những thay đổi bất ngờ đến từ thị trường hay bên trong doanh nghiệp, tìm
ra nguyên nhân của những phát sinh đó, xem nguyên nhân này đến từ đâu, đến từ phía
các nhà lãnh đạo, quản lý hay là những phát sinh đột xuất trong quá trình triển khai kế
hoạch.
Bước bốn điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Từ những phân tích của bước ba về các
hiện tượng phát sinh không phù hợp với những mục tiêu của doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện kế hoạch để từ đó có các quyết định bước đi phù hợp để điều chỉnh kế
hoạch. Các điều chỉnh này có thể là: Thay đổi nội dung hình thức tổ chức, Thay đổi một
số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu ban đầu, Quyết định chuyển hướng sản
xuất kinh doanh trong những điều kiện bất khả kháng, những hướng chuyển đổi này
thường được nằm trong những phương án mà doanh nghiệp đã xác định trong khâu soạn
lập kế hoạch.
Qui trình kế hoạch là một quá trình yêu cầu có sự linh hoạt mềm dẻo cao, nó
không thể là sự tuần tự từng bước mà phải là sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bước.
3.2. Các bước soạn lập kế hoạch.
Soạn lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quy trình kế hoạch hóa, và cũng là bước
quan trọng nhất. Soạn lập kế hoạch yêu cầu phải có những hiểu biết sâu rộng về thị
trường cũng như tình hình của doanh nghiệp. Những mục tiêu được đặt ra trong bản kế
hoạch phải được dựa trên những căn cứ thực tế xác đáng, những đánh giá và phân tích
sâu sắc. Vì vậy việc soạn lập kế hoạch phải dược tuân theo các bước cụ thể sau đây.


Bước một phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để từ đó xác
định những cơ hội và thách thức. Việc phân tích môi trường này là rất quan trọng vì
việc phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về
khả năng của doanh nghiệp( chúng ta đang đứng ở đâu) và khi đã hiểu rõ được thực lực
của doanh nghiệp rồi thì từ đó có cơ sở xác định cho mình những mục tiêu mà doanh
nghiệp cần đạt tới trong tương lai (chúng ta muốn đi đến đâu). Bên cạnh đó phân tích
môi trường bên ngoài doanh nghiệp sẽ cho ta thấy được những cơ hội, thách thức mà

doanh nghiệp sẽ có hay phải đương đầu trong tương lai để từ đó có những điều chỉnh
mục tiêu cho phù hợp tránh được những rủi ro không đáng có.
Bước hai thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và cho các đơn vị cấp
dưới. Sau khi đã có những phân tích sâu sắc, toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu
của doanh nghiệp và những cơ hội thách thức mà thị trường đem lại thì chúng ta sẽ xây
dựng được cho mình những nhiệm vụ, mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp, từ đó
phân cấp các nhiệm vụ, mục tiêu xuống các đơn vị cấp dưới. Các mục tiêu này sẽ xác
định kết quả cần đạt được và những việc cần phải làm, những việc cần ưu tiên, nó được
thể hiện bằng một hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục các quỹ và các
chương trình
Bước ba lập kế hoạch chiến lược. Sau khi đã có được các mục tiêu và phân tích môi
trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các
nhiệm vụ, mục tiêu để từ đó bằng những phương pháp phân tích chiến lược và đưa ra
các phương án kế hoạch. Lập kế hoạch chiến lược ở đây chính là việc vẽ ra một hình
ảnh của doanh nghiệp trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn có được và những
khả năng khai thác nguồn lực để đạt được mục tiêu để ra. Kế hoạch chiến lược chính là
việc xác định những mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, nó tuân theo các bước sau đây.
Xác định các phương án kế hoạch chiến lược, từ việc phân tích đưa ra các phương
án kế hoạch khác nhau để có thể đánh giá và lựa chọn những phương án nào là hợp lý
nhất, khả thi nhất sau đó tìm ra phương án triển vọng nhất là phương án khả chính.


Đánh giá các phương án lựa chọn. Sau khi đã tìm được những phương án khả thi
nhất thì cẩn phải tiến hành đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án
trên cơ sở định lượng các mục tiêu đề ra như lợi nhuận thu được, số vốn bỏ ra hay thời
gian thu hồi vốn…
Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược. Đây là khâu quyết định cho việc ra
đời bản kế hoạch chiến lược. Việc lựa chọn phương án nào làm phương án cho bản kế
hoạch chiến lược phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là yếu tố ưu tiên
của doanh nghiệp trong giai đoạn tới là gì. Việc lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến

lược cũng cần phải có những phương án khác dự phòng cho phương án chính nhằm
tránh những rỉu ro bất ngờ trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Bước bốn xác định các chương trình dự án. Các chương trình dự án chính là các
phân hệ của kế hoạch chiến lược. Các chương trình thường là các khâu, các mặt quan
trọng trong doanh nghiệp như chương trình hoàn thiện công nghệ… Còn các dự án lại
quan tâm đến một mặt hoạt động cụ thể như dựa án điều tra thăm dò thị trường… Các
chương trình thương có mối quan hệ với nhau, các chương trình phụ thuộc lẫn nhau
trong quá trình thực hiện. Dù là chương trình ở cấp độ lớn hay nhỏ thì nó thường bao
gồm các nội dung sau: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ các bước tiến hành các nguồn
lực cần sử dụng và cac yếu tố cần thiết để tiến hành chương trình. Còn các dự án thì
được xác định chi tiết hơn nó bao gồm có các thông số về kỹ thuật, về tài chính tiến độ
thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực.
Bước năm soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng (kế hoạch tác nghiệp) và ngân
sách. Sau khi ta đã có được kế hoạch chung cho toàn bộ doanh nghiệp với những mục
tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho toàn doanh nghiệp rồi thì để có thể thực hiện kế hoạch
chung đó chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống các kế hoạch chức năng cho từng bộ
phận. Do trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận chức năng khác nhau vi vây ta phải xây
dựng kế hoạch cho từng bộ phận, cụ thể hóa kế hoạch chiến lược thành các kế hoạch bộ
phận sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng điều hành thực hiện kế hoạch chiến lược. Hệ thống


các kế hoạch tác nghiệp bao gồm: Kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch nhân sự, kế
hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu và triển khai, kế hoạch Marketing…
Sau khi đã có được các kế hoạch tác nghiệp rồi thì phải lượng hóa chúng thành tiền
tệ như các sự toán về mua sắm các yếu tố sản xuất, phục vụ bán hàng, nhu cầu vốn… đó
được gọi là soạn lập ngân sách. Đây là một khâu rất quan trọng vì chỉ có lập được ngân
sách hợp lý và chính xác thì chúng ta mới có thể huy động nguồn lực hiệu quả tránh
lãng phí. Ngân sách chung của doanh nghiệp thể hiện toàn bộ doanh thu chi phí, lợi
nhuận. Bên cạnh việc lập ngân sách chung cho toàn doanh nghiệp thì các bộ phận chức
năng cũng cần phải lập ngân sách cho riêng bộ phận mình để đảm bảo tính chủ động

cho từng bộ phận trong việc huy động nguồn lực.
Việc lập ngân sách và các kế hoạch chức năng có mối quan hệ với nhau rất mật thiết,
và cần có sự thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả
giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc
nắm bắt được nhu cầu của thị trường sẽ là yếu tố quyết định đến việc thành lập kế
hoacnh chiến lược cho doanh nghiệp cũng như các kế hoạch chức năng khác. Do vậy kế
hoạch Marketing có một vại trò hết sức quan trọng, nó đứng ở vị trí trung tâm trong
các kế hoạch chức năng, nó chi phối các kế hoạch chức năng khác. Còn ngân sách sẽ là
cầu nối kết hợp các kế hoạch chức năng với nhau.
Bước sáu đánh giá hiệu chỉnh các pha của kế hoạch. Đây có thể coi là khâu thẩm
định cuối cùng trước khi cho ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Theo đó các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp cùng các chuyên gia tư vấn kiểm tra lại các nhiệm vụ, mục tiêu, các kế
hoạch chức năng, ngân sách và các chính sách giải pháp… việc chia kế hoạch thành các
pha theo tổ chức thực hiện sẽ giúp cho việc phê duyệt kế hoạch được hiệu quả hơn và
giao tới các bộ phận thực hiện.



















Phần II: Thực trạng công tác kế hoạch tại Công ty Cổ phần công trình đường sắt
I. Tổng quan về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty cổ phần công trình đường sắt - RAILWAY
CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY (RCC)
Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà số 09 đường Láng Hạ - Phường Thành Công –
Quận Ba Đình - Thành Phố Hà Nội.


Điện thoại: 04.5145715 Fax: 045145671
Cơ quan chủ quản: Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Công ty Cổ phần công trình Đường sắt được thành lập ngày 05/11/1973 (tên gọi khi
mới thành lập là Xí nghiệp Liên hợp công trình Đường sắt) trụ sở tại ngõ 371 Phường
Ngọc Khánh - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Tháng 12 năm 1975 Công ty chuyển
trụ sở vào đóng tại 85 Thạch Hãn (nay là 131 Thạch Hãn) - Phường Thuận Hòa - Thành
phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ khôi phục Đường sắt Thống
nhất Bắc - Nam.
Tháng 4 năm 2000 do yêu cầu nhiệm vụ Công ty chuyển về đóng tại số 9 phố Láng
Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội và đến tháng 03 năm
2003 đổi tên là Công ty công trình Đường sắt. Tháng 12 năm 2004, thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà Nước về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Công ty Công trình
Đường sắt đổi tên thành Công ty Cổ phần Công trình Đường sắt.
Công ty hiện có 11 chi nhánh và 3 văn phòng đại diện trực thuộc, có trụ sở đóng ở 7
tỉnh thành trong cả nước, xuyên suốt các tuyến của Đường sắt Việt Nam với tổng số
CBCNLĐ trên 1.400 người, biên chế lực lượng CBCNLĐ mỗi chi nhánh (Xí nghiệp
thành viên) có từ 130 - 170 người.
Đảng bộ Công ty là Đảng bộ cấp trên cơ sở; Đảng bộ các chi nhánh là Đảng bộ cấp

cơ sở; Công đoàn Công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở; Công đoàn các chi nhánh là
Công đoàn cơ sở; Đoàn thanh niên Công ty là đoàn cấp trên cơ sở; Đoàn Thanh niên các
chi nhánh là đoàn cơ sở.
Ngành xây dựng cơ bản đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ, RCC với
tầm nhìn - chiến lược kinh doanh đúng đắn và tinh thần đoàn kết nội bộ cao đã đạt
những thành công nhất định: tốc độ phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Với
bề dày lịch sử 36 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã trải qua những bước ngoặt


quan trọng và được Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, địa phương tặng thưởng nhiều
phần thưởng cao quý:
 22/07/1974, Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng ba vì đã lập
được chiến công trong chiến đấu.
 16/01/1978, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, với
thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch khôi phục tuyến ĐSTN Bắc Nam, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và thống nhất nước nhà.
 04/01/1985, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, trong
việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.
 19/03/2002, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, với thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng bằng khen số 994/2002 ngày 17/02/2003 vì
có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội năm 2002.
 Đảng bộ ĐSVN tặng bằng khen quyết định số 563QĐ/ĐU (2003) và
902QĐ/ĐU (2004) vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xây dựng
Đảng năm 2003, 2004.
 Tháng 06/2003, tổ chức GLOBAL - Vương quốc Anh đã công nhận và cấp
chứng chỉ theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 về chất lượng quản lý.
 Ngày 08/09/2004, RCC được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ
đổi mới theo Quyết định số 623KT/CTN vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời

kỳ đổi mới góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ tổ quốc.
 Ngày 28/07/2005, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen theo Quyết định số
734QĐ-TTG vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua 4 nhất xây dựng
đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I).
 Ngày 16/04/2007, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
nhất theo Quyết định số 392 QĐ/CTN vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công
tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


 Năm 2002 đến 2007, RCC đã nghiên cứu nhiều đề tài mang tính cấp ngành
làm lợi 7,3 tỷ đồng, tiêu biểu: đề tài lắp dầm thép có trọng lượng và khẩu độ lớn trên
phao nổi; đề tài thiết kế chế tạo goòng tự trộn và đổ bê tông phục vụ cho thi công đường
sắt, công trình vừa thi công vừa chạy tàu; đề tài thiết kế bầu lọc động cơ dầu lắp cho
máy nén khí P375 WCU của Mỹ; đề tài nghiên cứu công nghệ đúc hẫng cân bằng dầm
BTCT dự ứng lực
Ngày 30/01/2008, Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu thi đua năm 2007 theo
Quyết định số 138 QĐ/TTg vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Sản xuất kinh doanh và
Đời sống xã hội năm 2007.
2. Chức năng và nhiệm vụ công ty
Mục tiêu: Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm
mục tiêu sinh lợi hợp pháp tối đa, tạo việc làm ổn định với thu nhập ngày
càng cao cho người lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp vào
ngân sách nhà nước, xây dựng công ty phát triển bền vững, phù hợp định
hướng phát triển chung của Công ty, ngành.
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất tấm lợp bê tông đúc sẵn, ống, cột bê tông, cọc bê tông cốt thép;
- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi;
- Xây dựng công trình, đường ống, cấp thoát nước;
- Dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng (san lấp mặt bằng);
- Mua bán các chất bôi trơn, làm sạch động cơ;

- Mua bán nhiên liệu khác dùng trong động cơ (ga hóa lỏng);
- Mua bán và đại lý hàng hóa;


- Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống;
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;
- Các dịch vụ về kiến trúc xây dựng;
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật: thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng; thí
nghiệm, kiểm tra độ bền cơ học bê tông, kết cấu;
- Thiết kế các công trình giao thông;
- Thiết kế kết cấu các công trình dân dụng, công nghiệp;
- Đầu tư kinh doanh công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh;
- Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ;
- Hoạt động hỗ trợ vận tải: bốc xếp hàng hóa, hoạt động kho bãi;
- Tư vấn đầu tư các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
(không bao gồm thiết kế công trình);
- Giám sát thi công xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp;
- Dịch vụ khảo sát, vẽ bản đồ;
- Sản xuất các cấu kiện thép: dầm cầu thép, khung nhà, rèn, dập, ép, cắt tạo thành sản
phẩm;
- Mua bán và cho thuê: vật tư, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế
ngành giao thông và công nghiệp;
- Vận tải hành khách theo hợp đồng;


- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch;
- Dịch vụ xông hơi, xoa bóp, vật lý trị liệu;
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, phụ kiện chuyên dùng của ngành

đường sắt;
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, phụ kiện ngành GTVT,
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị thông dùng: sắt, thép các loại, vật liệu xây
dựng, dầu nhờn, mỡ máy, than, hạt nhựa và các sản phẩm của nhựa;
- Sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ và xuất nhập khẩu (trừ loại gỗ nhà nước cấm);
- Mua, bán hàng hóa phế phẩm và phế liệu (trừ phế liệu Nhà nước cấm);
- Đại lý dịch vụ bán vé tàu lửa;
- Thi công các công trình thông tin, tín hiệu, điện.
Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ nhằm hướng đến những công
trình lớn của ngành và những công trình mang tầm cỡ quốc tế; đa dạng hóa khách hàng
để trở thành công ty cung cấp dịch vụ XDCB, thương mại và xuất nhập khẩu nằm trong
nhóm các Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. RCC đang tập trung đẩy mạnh hoạt
động vào 6 lĩnh vực chính:
 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ và đường sắt;
 Xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ xăng dầu;
 Kinh doanh bất động sản;
 Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và vật liệu xây dựng;
 Khai thác khoáng sản;
 Dịch vụ du lịch, khách sạn và nhà hàng.
Ta có thể đi cụ thể vào các lĩnh vực đó


 Lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường
bộ và đường sắt
Trong thời gian qua công ty đã thực hiện hàng loạt công trình lớn:
Các công trình đường sắt: Gói 02/KV2: mở rộng khẩu độ 3 cầu thuộc dự án Bền
vững Cơ sở hạ tầng đường sắt Miền Trung (GTHĐ 14,5 tỷ); Gói 01/KV1: nâng cấp
đường sắt và hàn ray Km 175 – Km 185 thuộc dự án Tuyến đường sắt Hà Nội – TP.
HCM (GTHĐ 19,6 tỷ); Gói số 6/KV1: xây lắp 6 cầu dự án đường sắt Hà Nội – Phố Lu
(GTHĐ 19,5 tỷ); Gói 01/KV1: thay dầm cầu Đa Phúc Km 20+202 thuộc dự án Tuyến

đường sắt Đông Anh – Quán Triều (GTHĐ 26,4 tỷ); Gói số 9: thi công các cầu đường
vào cảng Cái Lân và Ga Cái Lân thuộc dự án Hạ Long Cái Lân – Cầu Vượt Bàn Cơ
(GTHĐ 46,8 tỷ); Gói 8: cải tạo các cầu Km 87+236, Km 89+182 Tuyến đường sắt Hà
Nội – Lạng Sơn (GTHĐ 62 tỷ); Gói thấu số 5: thi công 9 cầu dự án Lim Phả Lại
(GTHĐ 132,4 tỷ).
Ngoài ra, RCC đang liên danh với Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao
thông 8 thi công gói số 6 với (GTHĐ 42,1 tỷ đồng).
Các công trình đường bộ: RCC thi công các cầu thuộc dự án Nam Sông Hậu
như: cầu Cái Cui, Cái Dầu (GTHĐ 61,9 tỷ); dự án đường cao tốc Sài Gòn – Trung
Lương gồm 5 cầu (Cầu Vượt số 1, 2, 3, 4, 5) với GTHĐ 145,6 tỷ; cầu Bến Ngự Thừa
Thiên Huế (GTHĐ 8,6 tỷ); cầu Cửa Việt (GTHĐ 93,2 tỷ); cầu Bắc Phước Tỉnh Quảng
Trị (GTHĐ 21,3 tỷ); cầu An Cựu, Lương Điền (GTHĐ 22,4 tỷ), cầu Ca Cút (GTHĐ
57,2 tỷ) Tỉnh Thừa Thiên Huế; 3 cầu Si, cầu Thiếu, cầu Khe Mục GTHĐ 37,5 tỷ đồng
Tỉnh Thanh Hóa; liên danh với Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh thi
công đường tránh TP. Đồng Hới theo hình thức BOT (GTHĐ 140,2 tỷ); cầu Kiến Giang
Tỉnh Quảng Bình (GTHĐ 22,6 tỷ); Gói 10 xây dựng các cầu từ Km 159 – Km 225 dự
án Nâng cấp cải tạo Quốc Lộ 7 Tỉnh Nghệ An (GTHĐ 39,6 tỷ).
Các công trình gia công kiên cố cơ sở hạ tầng: tiêu biểu là dự án kiên cố hoá đèo
Hải Vân (GTHĐ trên 83 tỷ đồng).


Với bề dày kinh nghiệm cũng như năng lực thi công các công trình lớn đã được
chứng minh qua thực tế, RCC hiện là một trong những nhà thầu có năng lực cao, sáng
giá trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt.
 Lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ xăng dầu, dịch vụ du
lịch, khách sạn, nhà hàng
Năm 2008, RCC được Tổng công ty đường sắt Việt Nam chỉ định nhập khẩu ray
để đại tu, xây dựng mới cho hệ thống ĐSVN, bước đầu RCC sẽ thực hiện nhập khẩu
5.000 tấn ray với tổng trị giá là 6,4 triệu USD trong năm 2009. RCC là một trong những
nhà thầu chính cung cấp sản phẩm hạ tầng đường sắt cho Tổng công ty đường sắt Việt

Nam.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu của RCC ngày càng ổn định với
các sản phẩm đa dạng như kinh doanh văn phòng cho thuê, kinh doanh khách sạn, nhà
nghỉ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, kinh doanh dịch vụ xăng dầu, cho thuê máy móc
và thiết bị công trình
Ngoài ra, RCC còn hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng công trình cho các đơn vị
bên ngoài có nhu cầu.
 Lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Đây là lĩnh vực mới mà RCC bắt đầu chuyển sang hoạt động mạnh từ năm 2007.
Hiện nay, RCC đang thực hiện triển khai 03 dự án lớn với tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ
đồng gồm:
- Dự án khu căn hộ cao cấp – văn phòng 31 Láng Hạ, Hà Nội (tổng vốn đầu tư
2.000 tỷ đồng).
- Dự án khu chung cư cao tầng - biệt thự - biệt thự liền kề - siêu thị - văn phòng
trên diện tích hơn 40.000 m² tại 144 Nguyễn Trường Tộ, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An (tổng
vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng).
- Dự án khu chung cư khu công nghiệp Sóng Thần trên diện tích hơn 20.000 m²
(tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng).

×