Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
Lời nói đầu
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối
với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đảm bảo vật chất, góp
phần ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro như bị ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sẩy, hết tuổi lao động, qua đời.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua ,
chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phối hợp với sự chuyển đổi
của nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động.
Trong các chế độ của hệ thống BHXH có chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Mục
đích của chế độ này là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn
định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều
kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để họ có những cơ hội mới về việc
làm.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể.Tuy nhiên những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã
bộc lộ khá rõ, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp. Nhà nước đã giải quyết vấn đề này
bằng nhiều biện pháp như chính sách dân số, kinh tế, …
Là sinh viên Khoa Bảo Hiểm trường Đại học Kinh Tế Quốc dân, qua kiến
thức được học và qua quá trình thực tập, em thấy rõ được sự cần thiết cũng như
vai trò của bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta nói chung và quận Hoàng Mai nói
riêng, cũng như cần tìm hiểu tình hình triển khai chính sách BHTN hiện nay. Nhận
thức được vấn đề này em đã lựa chọn chủ đề “Thực trạng và Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở BHXH quận Hoàng
Mai – Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
Qua bài viết này em xin nêu lên và đóng góp một số ý kiến, một số suy
nghĩ của mình trong việc hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở quận
Hoàng Mai, Hà Nội. Do còn hạn chế về trình độ kiến thức cũng như các tài liệu
tham khảo nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để chuyên đề thực tập được hoàn thiện
hơn.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tô Thị Thiên Hương đã tận
tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành bài viết này đồng thời em xin cảm ơn các
thầy cô giáo khác trong các kiến thức cho em trong khi giảng dạy để có thể hoàn
thành bài viết này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
Chương I: Tổng quan chung về BHXH và thất nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
I. Tổng quan về BHXH:
1. Lý luận chung về BHXH:
1.1. Sự ra đời của BHXH:
Nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì vấn đề thuê mướn nhân công diễn
ra càng phổ biến, mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng gia tăng. Đặc biệt khi
người lao động không may gặp rủi ro, sự cố như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao
động, mất việc làm…phải nghỉ việc. Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu
cầu cần thiết không những không mất đi mà còn tăng lên, thậm chí còn phát sinh
ra nhiều nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh, điều trị khi ốm đau; cần
người nuôi dưỡng, chăm sóc khi gặp tai nạn, thương tật… Tổng thời gian nghỉ
việc người chủ không trả lương, làm cho người lao động càng gặp nhiều khó khăn
hơn và không yên tâm làm việc. Vì vậy, lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công
lao động nhưng sau đó đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người lao động có
một số thu nhập nhất định để họ trang trải khi không may gặp những khó khăn đó.
Trong thực tế, nhiều khi các rủi ro trên không xẩy ra và người chủ không phải chi
ra đồng nào nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một khoản tiền
rất lớn mà họ không muốn. Do đó mâu thuẫn chủ thợ càng trở nên vô cùng gay
gắt. Khi những mâu thuẫn này kéo dài Nhà nước phải đứng ra can thiệp bằng
cách: buộc giới chủ phải có trách nhiệm hơn đối với người lao động mà mình sử
dụng, thể hiện ở việc phải trích ra một phần thu nhập của mình để hình thành quỹ.
Sau đó dùng nguồn quỹ này để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ, khi
người lao động không may gặp những rủi ro và sự cố bất ngờ. Đồng thời Nhà
nước đứng ra bảo trợ cho quỹ. Bằng cách đó cả chủ và thợ đều thấy mình có lợi và
tự giác thực hiện, cuộc sống của người lao động được đảm bảo.Người chủ được
bảo vệ việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn
không cần thiết.
Mối quan hệ ba bên nêu trên được thế giới quan niệm là BHXH cho người
lao động. Như vậy BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, bằng
cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ sự đóng góp của
người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài trợ của nhà nước nhằm trợ
cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc tử vong…
1.2. Sự cần thiết khách quan của BHXH:
Trong cuộc sống con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn,
mặc ở và đi lại. Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để
làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì
đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh
hơn. Như vậy, việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người
phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế không phải
lúc nào con người củng chỉ gặp những thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều
kiện sinh sống bình thường. Có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều
ngẫu nhiên phát sinh làm cho con người bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc các
điều kiện sinh sống khác như: bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất
việc làm hay khi tuổi già sức yếu… Ở vào những trường hợp này, các nhu cầu cần
thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí
còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần có nhu cầu được khám, chữa
bệnh và điều trị khi ốm đau, tai nạn, thương tật, cần có người chăm sóc nuôi
dưỡng… Vì vậy muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài
người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: San sẻ,
đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ
của nhà nước… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc
chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ
biến thì mối quan hệ kinh tế giữa người lao động làm thuê và giới chủ cũng có
nhiều mâu thuẫn . Ban đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau
đã cam kết cả việc bảo đảm cho người lao động làm thuê có một số thu nhập để họ
trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm, tai nạn, thai sản…Trong
thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải trả
một đồng nào. Mặt khác, cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải một lúc bỏ ra
một khoản tiền lớn mà họ không muốn. Mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ
liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt tới đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy,
Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn, sự can thiệp của Nhà
nước một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và
thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ
trên cơ sỡ xác xuất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả
chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này
còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống
cho người lao động khi gặp phải khó khăn biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối
quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc
sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới
chủ củng thấy có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường,
tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung
được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh
lớn của quỹ ngày càng được đảm bảo. Toàn bộ những hoạt động với những mối
quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người
lao động.
1.3. Bản chất của BHXH:
Con người sống lao động, làm việc nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình,
từ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại Đến các nhu cầu cao hơn
như vui chơi giải trí, có địa vị trong xã hội, được tôn trọng bảo vệ Khi cuộc sống
càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao hơn. Để thoả mãn
được nhu cầu của mình con người phải lao động, phải bỏ sức lao động nhằm nhận
thức được những gì tương ứng với sức lao động bảo ra. Vậy khả năng lao động
quyết định đến nhu cầu sống và phát triển của con người.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp thuận
lợi có được một cuộc sống ổn định. Trái lại có rất nhiều khó khăn, bất lợi ít nhiều
ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều
kiện sinh sống khác.
Chẳng hạn bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn lao động, mất việc làm, khi tuổi
già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm Khi rơi vào trường
hợp này, các nhu cầu thiết yếu t rong cuộc sống không bị giảm đi mà còn tăng lên
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
thậm chí xuất hiện một số nhu cầu mới như: ốm đau thì cần được khám chữa bệnh,
tai nạn thì cần được người chăm sóc nuôi dưỡng, về hưu thì cần được đi thăm bạn
bè Bởi vậy để đảm bảo ổn định cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội
con người đã có nhiều cách khác nhau như tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, vay mượn
đi xin, kêu gọi sự giúp đỡ của nhà nước. Tuy vậy các hình thức này đều mang tính
bị động và không chắc chắn.
Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại hai lực lượng đó là những người
lao động và giới chủ (những người thuê lao động). Những người lao động bán sức
lao động và nhận được tiền công từ giới chủ. Ban đầu những người lao động chỉ
nhận được tiền công và tự đối phó với những rủi cuộc sống cũng như trong lao
động của họ. Về sau do sự đoàn kết đấu tranh của những người lao động mà giới
chủ buộc phải chịu một phần trách nhiệm về những rủi ro trong lao động và cuộc
sống của người lao động. Mâu thuẫn giữa chủ và thợ phát sinh do khoản tiền chi
trả cho việc này ngày càng lớn và do sự không chi trả của giới chủ, điều này đã
ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy nhà nước đã phải đứng ra
can thiệp giải quyết điều hoà mâu thuẫn này. Nhà nước bắt buộc cả giới chủ và thợ
phải nộp một khoản tiền nhất định để chi trả cho các rủi ro trong cuộc sống của
người lao động. Vì vậy một nguồn quỹ đã được thành lập từ giới chủ và thợ để chi
trả cho việc này. Theo thời gian cùng với sự tiến bộ của xã hội lực lượng lao động
ngày càng đông, sản xuất càng phát triển thì nguồn quỹ ngày càng lớn mạnh đảm
bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, người lao động từ đó
yên tâm hăng hái sản xuất ra nhiều của cải cho xã hội và giới chủ cũng có lợi từ
việc này. Mặt khác cùng với sự phát triển của xã hội, cùng với sự lớn mạnh của
ngân quỹ, phạm vi bảo đảm cho người lao động ngày càng rộng hơn và chất lượng
của việc bảo đảm cho người lao động cũng ngày càng được tốt hơn.
Như vậy Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo
đảm an toàn xã hội.
Từ đây ta có thể nêu ra bản chất của Bảo hiểm xã hội đó là:
- Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là
trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
thuê mướn lao động phát triển tới một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì
Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện.
- Mối quan hệ giữa các bên trong Bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao
động diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH (người lao động và người sử dụng
lao động), bên BHXH (cơ quan nhận nhiệm vụ BHXH), bên được BHXH (người
lao động và gia đình họ).
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong Bảo
hiểm xã hội có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn của con người như: ốm
đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hoặc không hoàn toàn ngẫu nhiên như
tuổi già, thai sản Đồng thời có thể xảy ra ở trong hoặc ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập bị mất đi bị giảm của người lao động được thay thế, bù đắp từ
nguồn quỹ BHXH. Nguồn này do bên tham gia đóng góp là chủ yếu còn lại do nhà
nước bù thiếu.
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao
động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này
được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoảng thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu
sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc
biệt của người già, người tàn tật & trẻ em.
Với những mục tiêu trên BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và
được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thừa nhận ghi vào tuyên ngôn nhân quyền
ngày 10/12/48 rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có
quyền được hưởng BHXH, quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh
tế, xã hội, văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người”.
1.4. Vai trò của BHXH:
1.4.1. Đối với người lao động:
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang ngày càng hoàn thiện quá trình
công nghiệp hoá- hiện đại hoá thì những "rủi ro" như ốm đau, tai nạn lao động-
bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm…lại diễn ra một cách thường xuyên và
ngày càng phổ biến hơn, phức tạp hơn. Khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây khó
khăn cho người lao động vế cả vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng không tốt cho cả
cộng đồng.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của nhà nước,
BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặp phải rủi ro,
bất hạnh bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện lao
động thuận lợi…giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, tạo cho họ một
niềm tin vào tương lai. Từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao
động cũng như chất lượng công việc cho xí nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nó
chung.
1.4.2. Đối với người sử dụng lao động:
Để có được sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người và sự phát
triển của xã hội thì cần phải có người tạo ra sản phẩm và nhờ vào quá trình lao
động sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người, cho xã hội. Những
người biết vận dụng sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, đó chính là những
người chủ sử dụng lao động. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được đảm
bảo thì người chủ phải tạo được mối quan hệ tốt với người lao động, giải quyết
những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đối với người lao động thật tốt
để họ yên tâm lao động sản xuất và có niềm tin vào cuộc sống từ đó họ lao động
sản xuất hăng hái hơn, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn làm cho quá trình sản xuát
kinh doanh của người chủ sử dụng lao động hoạt động đạt kết quả cao. Muốn vậy
người chủ sử dụng lao động phải tham gia đóng BHXH cho những người lao động
của mình để có thể đảm bảo những khoản chi trả cần thiết, kịp thời đến người lao
động khi họ gặp những rủi ro bất chắc. Việc tham gia đóng góp BHXH cho người
lao động của người chủ sử dụng lao động là góp vào quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, nâng cao năng suất, hiệu
quả lao động sản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao thu nhập cho người
lao động và góp vào việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
1.4.3. Đối với xã hội:
Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng hoạt động BHXH là một hoạt động
dịch vụ, cơ quan BHXH là một “doanh nghiệp” sản xuất ra những dịch vụ “ bảo
hiểm” cho người lao động, một loại dịch vụ mà bất cứ ai cũng cần đến (không
phải chỉ cán bộ, công nhân viên chức mới cần). Nếu các doanh nghiệp này càng
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
sản xuất ra nhiều loại bảo hiểm (đáp ứng đa dạng các nhu cầu) thì giá trị của
những sản phẩm dịch vụ này cũng được tính trực tiếp vào tổng sản phẩm xã hội.
Thứ hai, với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà
nước, BHXH sẽ “ bảo hiểm” cho người lao động, hoạt động BHXH sẽ giải quyết
những “ trục trặc”, “ rủi ro” xảy ra đối với những người lao động, góp phần tích
cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao
động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động cá
nhân, đồng thời góp phần tích cực của mình vào việc nâng cao năng suất lao động
xã hội. Với sự trợ giúp của người lao động khi gặp phải rủi ro bằng cách tạo ra
thu nhập thay thế thì BHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc
gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội.
Thứ ba, với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung, BHXH tác động mạnh mẽ
tới hệ thống tài chính ngân sách Nhà nước, tới hệ thống tín dụng tiền tệ ngân
hàng. Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu cho quỹ BHXH phải tự bảo tồn và phát
triển quỹ bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức đầu tư phát triển
phần “ nhàn rỗi” của quỹ. Phần này có tác động không nhỏ tới sự phát triển đất
nước, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới góp
phần quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho người lao đông. Từ đó góp phần
giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nước, góp phần tăng thu nhập cá nhân
cho người lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản
phẩm quốc dân nói chung.
Thứ tư, BHXH góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công cụ
phân phối lại thu nhập giữa những nguời tham gia BHXH. Sự phân phối lại thu
nhập này được tiến hành thông qua hai cách: phân phối lại theo chiều ngang giữa
người khoẻ và người già, người đang làm việc với người đã nghỉ hưu, người trẻ
tuổi với người lớn tuổi, giữa nam với nữ, người đang hưởng trợ cấp với người
chưa hưởng trợ cấp, phân phối lại theo chiều ngang là mục tiêu quan trọng của
chính sách kinh tế xã hội, giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập
thấp. BHXH không bao hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của
người giàu chia cho người nghèo một cách võ đoán. ý tưởng của BHXH nhiễu
điều phủ lấy giá gương, là đoàn kết tương trợ, phát huy tính tự thân, sống hoà nhập
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
có tình có nghĩa giữa các nhóm, các giới bạn trong cùng cộng đồng với nhau mà
vốn là tiềm lực của dân tộc ta đã được lịch sử chứng minh.
2. Đối tượng, chức năng và tính chất của Bảo hiểm xã hội:
2.1. Đối tượng của Bảo hiểm xã hội:
Mặc dù ra đời đã rất lâu nhưng đối tượng của BHXH còn có nhiều quan
điểm chưa thống nhất dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đối tượng của BHXH với đối
tượng tham gia BHXH.
Như đã phân tích ở trên, Bảo hiểm xã hội là việc lập ra một nguồn ngân
quỹ nhằm đảm bảo bù đắp cho khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi của người lao
động do họ bị mất hoặc giảm khả năng lao động, bị mất việc làm, do ốm đau bệnh
tật, tai nạn, tuổi già vì vậy đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập bị mất đi
hay giảm đi do sự rủi ro mà họ gặp phải trong cuộc sống làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm.
Đối tượng tham gia BHXH đó là người lao động và người sử dụng lao động, tuỳ
theo điều kiện phát triển kinh tế của từng thời kỳ mà đối tượng tham gia có thể là
tất cả hoặc một bộ phận người lao động nhưng nhìn chung thì khi kinh tế càng
phát triển thì đối tượng tham gia càng được mở rộng nhiều bộ phận người lao
động khác.
2.2. Chức năng của BHXH:
- Bảo đảm ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi
người lao động gặp khó khăn do mất việc làm, mất hoặc giảm thu nhập. Đây là
chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế
tổ chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Những người tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH để bù đắp cho
những người lao động gặp rủi ro bị giảm hoặc mất thu nhập, quá trình này đã tiến
hành phân phối lại thu nhập giữa người giàu - người nghèo, người khoẻ mạnh -
người ốm đau, người trẻ - người già Thực hiện chức năng này BHXH đã góp
phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao
năng suất lao động do cuộc sống cuả họ đã được đảm bảo, họ không còn phải lo
lắng về cuộc sống của họ khi rủi ro xảy đến với họ bất kỳ lúc nào từ đó khiến họ
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
tập trung vào việc lao động sản xuất. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy
kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo
là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa
người lao động với nhà nước góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội. Do giữa người
lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại mâu thuẫn về tiền lương, thời
gian lao động, an toàn lao động BHXH ra đời góp phần điều hoà mâu thuẫn giữa
họ. Nhà nước thông qua việc chi BHXH ổn định đời sống cho mọi người lao động,
ổn định xã hội.
2.3. Tính chất của BHXH:
- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội. Như đã phân tích ở trên rủi
ro xây đến với cuộc sống của người lao động không hoàn toàn do người lao động
gánh chịu mà nó ảnh hưởng tới người sử dụng lao động, tới toàn xã hội, nó gây ra
mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động làm giảm năng suất lao
động, mất ổn định xã hội. Buộc nhà nước phải can thiệp thông qua BHXH vì vậy
BHXH ra đời mang tính tất yếu khách quan.
- BHXH có tính ngẫu nhiên phát sinh không đều theo không gian và và thời
gian. Điều này này thể hiện rõ trong nội dung cơ bản của BHXH, từ thời điểm
triển khai BHXH, người tham gia BHXH, mức đóng góp. Từ việc rủi ro phát sinh
theo không gian, thời gian đến mức trợ cấp cho từng chế độ, từng đối tượng.
- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội đồng thời có tính dịch vụ,
tính kinh tế được thể hiện qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH sao cho hợp
lý, có hiệu quả nhất. Tính xã hội được thể hiện BHXH được sử dụng nhằm bảo
đảm ổn định cho những người lao động và gia đình họ. BHXH thể hiện tính dịch
vụ của nó thông qua hoạt động dịch vụ tài chính. (Thông qua nguồn vốn nhàn rỗi).
3. Những quan điểm cơ bản về BHXH:
Hiện nay có 5 quan điểm về BHXH như sau:
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
- BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia, nó
thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và
quản lý của mỗi quốc gia.
- Mọi người lao động trong xã hội đều có quyền bình đẳng trước BHXH không
phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
- Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH đối với người
mà họ sử dụng.
+ Họ phải đóng góp vào quỹ BHXH 1 khoản tiền nhất định so với tổng quỹ lương.
+ Họ phải thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với những người lao động mà
mình sử dụng.
- Các mức hưởng BHXH phụ thuộc vào 5 yếu tố sau:
+ Tình trạng sức khoẻ, thương tật thông qua giám định y khoa.
+ Ngành nghề công tác của người lao động
+ Thời gian công tác và tiền lương của người lao động
+ Mức đóng góp BHXH và thời gian đóng góp
+ Tuổi thọ bình quân của mỗi quốc gia.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.
- Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp BHXH từ việc ban hành các chính sách
và tổ chức bộ máy thực hiện các chính sách BHXH.
II. Quỹ bảo hiểm xã hội, nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH:
1. Nguồn hình thành quỹ BHXH:
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà
nước.
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người lao động đóng góp
- Người sử dụng đóng góp
- Nhà nước bù thiếu
- Các nguồn thu khác (từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu tư vốn
nhàn rỗi).
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các
nguồn nêu trên, sở dĩ như vậy bởi các lý do:
- Người lao động đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịu trực
tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền
lợi của họ một cách chặt chẽ.
- Người sử dụng lao động đóng góp một phần quỹ BHXH cho người lao động một
mặt sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng
trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và
thợ.
- Nhà nước tham gia đóng góp một phần vào quỹ BHXH trên cương vị của người
quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Do mối
quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự giải
quyết được. Nhà nước buộc phải tham gia nhằm điều hoà mọi mâu thuẫn của hai
bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật. Không chỉ có như vậy nhà nước
còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho hoạt động BHXH được ổn định.
Phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện
nay vẫn còn tồn tại hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất: là phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ
quan, doanh nghiệp.
Quan điểm thứ hai: Phải căn cứ vào thu nhập cơ bản của người lao động
được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế để xác định mức đóng góp BHXH.
Mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu
toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động. Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp
gia đình, các chế độ còn lại do cả người lao động và người sử dụng lao động đóng
góp mỗi bên một phần như nhau.
Một số nước khác lại quy định, chính phủ bù thiếu, cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn
bộ chi phí quản lý BHXH
2. Mục đích sử dụng quỹ BHXH:
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:
- Chi trả vào trợ cấp cho các chế độ BHXH.
- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp các ngành.
Trong công ước quốc tế Giơ nevơ số 102 tháng 6 năm 1952 BHXH bao
gồm một hệ thống 9 chế độ sau:
1. Chăm sóc y tế (thực chất là BHYT)
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
5. Trợ cấp tuổi già
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
8. Trợ cấp khi tàn phế.
9. Trợ cấp cho người còn sống.
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu vào việc trợ cấp cho các chế độ trên.
Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội mà các nước tham gia công ước quốc tế
Giơnevơ có tham gia đầy đủ các chế độ nêu trên hay không. Theo số liệu thống kê
năm 1996. Trên thế giới có 34 nước thực hiện đủ 9 chế độ, 34 nước còn thiếu chế
độ 3, 62 nước chưa thực hiện chế độ 3 và 6. Tuy nhiên trong đó có một số chế độ
quan trọng mà khi xây dựng các chính sách BHXH các quốc gia đều phải đề cập
tới đó là: trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp cho người còn sống.
Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp của mỗi nước.
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia xẻ rủi ro, chia xẻ tài chính.
+ Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên
tham gia BHXH.
+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ.
+ Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyểt toán.
+ Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
+ Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu
quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định.
+ Các chế độ BHXH cần phải được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thay đổi
của điều kiện kinh tế xã hội.
Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH quỹ BHXH còn được chi
cho quản lý như: tiền lương cho cán bộ công nhân viên làm việc trong hệ thống
BHXH. Khấu hao TSCĐ, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác. Phần quỹ
nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lời nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ.
Quá trình đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, có lợi nhuận, có khả năng
thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
III. Một số vấ đề về thất nghiệp :
1. Khái niệm thất nghiệp :
Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều tổ chức,nhiều nhà khoa học bàn
luận.Song cũng còn
nhiều
ý
kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp.
Luật Bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt BHTN) cộng hòa liên bang Đức định
nghĩa: thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc
chỉ thực hiện công việc ngắn hạn.
Tại Pháp người ta cho rằng: thất nghiệp là không có việc làm, có điều
kiện làm việc, đang đi tìm
việ
c làm.
Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: thất nghiệp là không có
việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: thất nghiệp là người
trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm,
đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ quan giải
quyế
t
việ
c làm.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) : thất nghiệp là tình trạng tồn tại
một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành.
Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ
đưa ra định nghĩa: thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một
ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những
loạ
i
sau
đây:
- Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp
đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm.
- Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm
có lương
mà
trướ
c đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng
trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử
dụng lao động
chẳng hạn ) hoặc đã thôi việc.
- Người lao động không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị
cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã
được xác định.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
- Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương. Các
định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc) nhưng
đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:
+ Có khả năng lao động.
+ Đang không có việc làm.
+ Đang đi tìm việc làm.
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đồi
nền kinh tế cơ chế kế
hoạch
hóa tập trung sang cơ chế thị trường.Vì vậy, tuy
chưa có văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan đến
thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người
không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam : thất nghiệp là những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc
làm.
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008
(Đơn vị: Người, %)
(Nguồn: Thực trạng việc làm và thất nghiệp 2000 – 2008)
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
Năm
Số người thất nghiệp
(Người)
Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
2000 885.738 2,26
2001 1.107.437 2,76
2002 871.038 2,12
2003 949.008 2,25
2004 926.423 2,14
2005 929.693 2,14
2006 966.642 2,12
2007 1.024.788 2,19
2008 1.107.915 2,32
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
Năm 2000, cả nước có 885.738 người thất nghiệp nhưng đến năm 2001,
con số này đã tăng lên tới 1.107.437 người, đây là do ảnh hưởng hậu quả của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực những năm trước đó. Từ năm 2002 đến năm 2006
số người thất nghiệp tăng giảm thất thường, năm 2002 giảm còn 871.038 người và
tăng 949.008 người vào năm 2003 và lại giảm vào năm 2004. Từ năm 2006 đến
năm 2008 lại có xu hướng tăng, có tới 1.107.915 người thất nghiệp, bình quân mỗi
năm có 974.298 người thất nghiệp. Con số này xét chung trên cả nước là không
cao nhưng đối với nước ta thất nghiệp còn tồn tại dưới dạng trá hình nên con số
này rất đáng quan tâm.
Con số thất nghiệp tương đối cũng có những biến động tăng, giảm qua các
năm tương tự như số người thất nghiệp. Cụ thể tỷ lệ thất nghiệp của cả nước năm
2000 là 2,26% đến năm 2001 tăng thêm 0,5% (2,76%), năm 2002 giảm còn 2,12%
nhưng lại tăng lên 2,25% vào năm 2003, sau đó lại giảm xuống còn 2,12% năm
2006 và năm 2008 tăng lên 2,32%. Nhìn chung, có thể nói tỷ lệ thất nghiệp của cả
nước giai đoạn 2000 – 2008 thấp nhất là 2,12% vào các năm 2002; 2006 và cao
nhất 2,76% ở năm 2001. Nếu tính chung của cả nước thì đây là con số có thể chấp
nhận được.
2. Các nguyên nhân gây thất nghiệp:
Có 3 nguyên nhân gây thất nghiệp
- Do chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi:
Theo chu kỳ phát triển kinh tế , sau hưng thịnh đến suy thoáim khủng
hoảng. Ở thời kỳ được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội được huy động vào sản
xuất, nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu hút nhiều lao động. Ngược lại
thời kỳ suy thoái sản xuất đình trệ , cầu lao động giảm
không những
không tuyển
thêm lao động mà còn một số lao động bị dôi dư gây nên tình trạng thất nghiệp.
Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế nếu năng lực sản xuất xã hội giảm 1% so
với khả năng , thất nghiệp sẽ tăng lên 2%.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật:
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
Đặc biệt quá trình tự động hóa quá trình sản xuất.Sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, tự động hóa quá trình sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí, năng
suất lao động tăng cao , chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá thành lại rẻ làm tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì thế, các nhà sản xuất luôn tìm cách
đổi mới công nghệ, sử dụng những dây truyền tự động vào sản xuất, máy móc
được sử dụng nhiều, lao động sẽ dôi dư. Số lao động này sẽ bổ sung vào đội quân
thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nhuồn lực là áp lực đối với việc giải quyết việc làm.
Điều này thường xảy ra đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc
đang phát triển. Ở đây, nguồn lực dồi dào nhưng do kinh tế hạn chế nên không có
điều kiện đào tạo và sử dụng hết nguồn lao động hiện có.
3. Phân loại thất nghiệp:
3.1. Phân loại theo đặc trưng của người thất nghiệp:
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ
phận dân cư nào,
ngành
nghề
nào…cần biết được điều đó để hiểu được đặc
điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó
có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây:
- Thất nghiệp theo giới tính.
- Thất nghiệp theo lứa tuổi.
- Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
3.2. Phân theo lý do thất nghiệp:
Trong khái niệm thất nghiệp , cần phải phân biệt rõ thất nghiệp tự
nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Nói khác đi là những người lao động tự
nguyện xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc.Trong nền
kinh tế thị trường năng động, lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được
trả tiền công
lao
động
khác nhau (mức lương không thống nhất trong các ngành
nghề , cấp bậc). Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người. Cho nên,
người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm, chỗ nào lương thấp
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
(không phù hợp) thì nghỉ. Vì thế xảy ra hiện tượng:
Thất nghiệp t
ự
nguyện : là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào
đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di
chuyển, sinh con…).Thất nghiệp loại này thường tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện là: Thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người
lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái , cung
lớn hơn cầu về lao động…
Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động): là hiện
tượng xuất hiện khi
ngườ
i
lao
động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình
thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian
lao
động.
Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có
những người ( bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm
việc . Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi
lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị
trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc ( hay còn có thể có
những nguyên nhân khác).
Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm . Nó luôn biến
động theo thời
gian.
Thấ
t nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi
lại mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì
thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa.
3.3. Phân theo nguồn gốc thất nghiệp:
Tìm hiểu nguồn gốc thất có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất
nghiệp , từ đó tìm ta hướng giải quyết. Có thể chia thành 4 loại:
Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không
ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các
giai đoạn khác nhau của cuộc sống.Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm
vẫn luôn có sự chuyển động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt
nghiệp hoặc di chuyển chỗ ở từ nơi này đến nơi khác, phụ nữ có thể quay lại lực
lượng lao động sau khi sinh con…
Thất nghiệp có tính cơ cấu : Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung –
cầu lao động ( giữa các ngành nghề, khu vực…). Loại này gắn liền với sự biến
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự
thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không
đáp ứng được sẽ bị sa thải. Chính vì vậy , thất nghiệp loại này còn gọi là thất
nghiệp công nghệ. Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường
xuyên xảy ra. Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài
,
nạn
thất nghiệp trở
nên nghiêm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Nếu tiền lương rất linh
hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương trong
những khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống, và ở trong khu vực có mức cầu
lao động cao tăng lên.
Thất nghiệp do thiếu cầu : Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu
chung về lao động giảm xuống . Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu .
Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó
gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất
hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi
nghề.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi
theo lý thuyết cổ
đ
i
ển.
Nó
xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực
lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao
động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết
quả lao động mà còn quan hệ với mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia (
Chính phủ hoặc công đoàn ) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự
không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị
trường lao
động), dẫn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm việc làm.
Tóm lại, thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ
phận riêng biệt của thị trường lao động ( có thể diễn ra ngay cả khi thị trường lao
động đang cân bằng). Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống,
toàn bộ thi trường lao động bị mất cân bằng. Còn thất nghiệp theo lý thuyết cổ
điển do các yếu tố xã hội, chính trị tác động. Sự phân biệt đó là then chốt để nắm
bắt tình hình chung của thị trường lao động.
IV. Bảo hiểm thất nghiệp:
1. Lịch sử hình thành BHTN:
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
BHTN xuất hiện lần đầu ở Châu Âu, trong một nghề khá phổ biến và
phát triển: nghề
sản
xuấ
t các nặt hàng thủy tinh ở Thụy Sĩ. Nghề này rất cần thợ
lành nghề và được tổ chức trong một phạm vi nhỏ hẹp khoảng 20 đến 30 công
nhân. Để giữ được những công nhân có tay nghề cao gắn bó với mình, năm
1893 các chủ doanh nghiệp ở Thụy Sĩ đã lập ra quỹ doanh nghiệp để rẹơ cấp cho
những người
thợ
phả
i nghỉ việc vì lý do thời vụ sảm xuất. Sau đó, nhiều
nghiệp đoàn ở Châu Âu cũng đã lập ra
quỹ
công
đoàn để trợ cấp cho đoàn viên
trong những trường hợp phải nghỉ việc , mất việc. Tiền trợ c
ấp
cc
ượ
c tính vào
giá thành sản phẩm và người dụng hàng hóa phải gánh chịu. Khi thấy rõ vai trò
và tác dụng của trợ cấp nghỉ việc, mất việc đối với công nhân, nhiều cấp chính
quyền địa phương đã tổ chức liên kết các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn lao
động để hình thành quỹ trợ cấp, thực chất đó là quỹ BHTN. Qũy BHTN tự
nguyện đầu tiên ra đời tại Bécnơ (ThụySĩ) vào năm1893. Tham gia đóng
góp
cho
quỹ
lúc này không chỉ có giới chủ nà cả những người lao động có
công việclàm không ỏn định. Để tăng mức trợ cấp thất nghiệp đòi hỏi quy mô
của quỹ phải lớn, cho nên đã có sự tham gia đóng góp của chính quyền địa
phương và trung ương.
Năm 1900 và 1910, Nauy và Đan Mạch ban hành Đạo luật quốc gia về
BHTN tự nguyện có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước.
Năm 1911 , Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt
buộc và tiếp sau đó là
mộ
t số nước khác ở Châu Âu như:Thụy Điển, Cộng
hòa
Liên bang Đức…
Sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) một số nước
Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành các Đạo luật về BHXH và BHTN, chẳng hạn : ở
Mỹ năm 1935,Canađa vào năm 1939.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II ,đặc biệt là sau khi có Công ứơc số102, năm
1952 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì một loạt nước trên thế giới đã triển
khai BHTN và trợ cấp thất nghiệp. Tính đến năm 1981, có 30 nước thực hiện
BHTN bắt buộc và 7 nước thực hiện BHTN tự nguyện, đến năm 1992 những
con số trên là 39 và 12 nước. Ở Châu Á , các nước như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc,…đều đã thực hiện BHTN.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
2. Khái niệm:
BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – quỹ bảo
hiểm thất nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (
người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước ) nhằm
đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về
việc làm. Mặt khác, trợ cấp thất nghiệp của Nhà nước và trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm khác với việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quá
trình thường xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp của cả người lao động,
người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. BHTN không những là sự
đóng góp chung rủi ro mất việc làm cùng tham gia đóng góp vào quỹ và từ quỹ
đó hỗ trợ tài chính
cho
mộ
bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình
trạng thất nghiệp; mà còn là sự góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với
nhau.
3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:
Là một bộ phận của BHXH, BHTN là bảo hiểm bổi thường cho người
lao động bị thiệt hạivề thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và
có điều kiện tham gia vào thi trương lao động.
Như vậy, mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất
nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực
nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để có
những cơ hội mới về việc làm. Vì thế, một số nhà kinh tế học còn cho rằng
BHTN là hạt nhân của thị trường lao động và nằm trong chính sách kinh tế – xã
hội của quốc gia. Chính sách này trước hết vì lợi ích của người lao động và người
cử dụng lao động sau nữa là vì lợi ích xã hội.
BHTN cũng là một loại hình bảo hiểm con người , song nó có một số
đặc điểm khác như : Không có hợp đồng trước, người tham gia và người thụ
hưởng quyền lợi là một, không có việc chuyển rủi ro của ngững người bị thất
nghiệp sang những người khác có khả năng thất nghiệp. BHTN khộng có
dự báo
chính xác về số lượng và phạm vi và có thể bị thiệt hại về kinh tế rất lớn , đặc biệt
là trọng những thời kì nền kinh tế bị khủng hoảng.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
Mặc dù nhiều nước triển khai BHTN độc lập với BHXH, song đối tượng
của BHTN cũng giống đối tượng của BHXH ,đó là thu nhập của người lao
động.Còn đối tượng tham gia BHTN cũng là người lao động và người sử dụng
lao động, song đối tượng này rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và
quy định của từng nước. Đại đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia
BHTN là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động.
Bao gồm:
- Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một số
lượng lao động nhất định.
- Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (
thường là một năm trở lên ) trong các doanh nghiệp , các cơ quan đoàn thể, các
đơn vị hành chính sự nghiệp ( nhưng không phải là viên chức và công chức).
Những công chức, viên chức Nhà nước; những người lao động độc lập
không có chủ, những người làm thuê theo mùa vụ thường không thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bởi vì , hoặc là họ được Nhà nước tuyển
dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hoặc là những người
khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc
ngắn, công
việc không ổn định , thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ . Về
phía người sử
dụng lao động, họ cũng có trách nhiệm đóng góp BHTN cho người lao động
mà họ sử dụng .Vì rủi ro việc làm trong một chừng mực nào đó xuất phát từ
phía người sử dụng lao động. Như vậy , đối tượng tham gia BHTN hẹp hơn rất
nhiều so với BHXH.
- Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro nghề nghiệp , rủi ro việc làm. Người
lao động tham gia BHTN bị mất việc làm họ sẽ được hưởng trợ cấp BHTN.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN
kh
á
chặ
t chẽ:
+ Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định
+ Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động;
+ Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại Cơ quan lao động có
thẩm quyền do Nhà nước quy định
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
+ Phải sẵn sàng làm việc;
+ Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn quy
định.
Những người thất nghiệp nặc dù có đóng BHTN nhưng không được
hưởng trợ cấp khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật , bị
sa thải do vi phạm kỷ luật lao động hoặc từ chối không đi làm việc do cơ quan
lao động việc làm giới thiệu…Để được hưởng trợ cấp BHTN , người lao động
phải có một thời gian nhất định đã tham gia đóng góp vào quỹ BHTN – thời gian
dự bị. Việc đặt ra thời gian dự bị có nhiều tác dụng. Một mặt nó đảm bảo rằng, chỉ
có những người thường xuyên tham gia hoạt động kinh tế mới được xem như bị
mất thu nhập thực sự do bị thất nghiệp, còn đối với những người chưa từng có
việc làm, chưa có thu nhập , không được coi họ là những người bị thiệt hại về
thu nhập. Mặt khác, thông qua thời gian dự bị , quỹ BHTN có thể đảm bảo số
đóng góp của mỗi người lao động đạt tới một mức tối thiểu trước khi xảy ra thất
nghiệp. Điều này sẽ tích cực góp phần cân đối quỹ tài chính BHTN.
4. Mối quan hệ giữa BHTN với BHXH:
Xét về bản chất thì BHTN ra đời cùng với sự ra đời của BHXH. Khi đó
BHTN là một chế độ nằm trong hệ thống các chế độ của BHXH mà ILO đã
khuyến nghị từ năm 1952 bao gồm:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Tô Thiên Hương
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp tàn phế
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp người nuôi dưỡng).
BHTN và BHXH đều xuất phát từ quan hệ lao động, đều nhằm góp phần ổn
định cuộc sống cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro trong lao động. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các mối quan hệ lao động thì vấn
đề thất nghiệp ngày càng trở thành vấn đề xã hội rộng lớn nên BHTN đã dần tách
khỏi BHXH và được coi là một trong những chính sách kinh tế xã hội của các
quốc gia. Dù là một nhánh của BHXH hay được tách ra khỏi BHXH và trở thành
một chính sách độc lập thì BHTN có mục đích, đối tượng và cách thức giải quyết
riêng
• Về mục đích thì BHTN không những trợ giúp tài chính cho người lao
động bị thất nghiệp để họ có thể ổn định cuộc sống mà còn giúp đưa người lao
động trở lại thị trường lao động, tạo điều kiện giúp họ tìm được việc làm mới
thông qua tìm kiếm, giới thiệu, đào tạo và đào tạo lại.
• Nếu như trong BHXH đối tượng được hưởng trợ cấp là những người
đang làm việc và cả những người nghỉ hưu thì đối tượng được hưởng trợ cấp
BHTN là những người lao động bị thất nghiệp, chưa tìm được việc làm và luôn
sẵn sàng trở lại làm việc.
• Về cách thức giải quyết: BHTN không chỉ có nghĩa vụ thu - chi thuần
tuý mà cơ quan BHTN có nghĩa vụ tìm cách đưa NLĐ bị thất nghiệp trở lại làm
việc.
Chính bởi sự khác nhau này mà hầu hết các nước trên thế giới tổ chức thực
hiện BHTN theo một hệ thống riêng độc lập với hệ thống BHXH.
5. Quỹ BHTN và mức trợ cấp BHTN:
5.1. Quỹ BHTN:
Là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước.
Qũy được hình thành chủ yếu từ nguồn sau đây:
+ Người sử dụng đóng góp.
Sinh viên: Nguyễn Quang Thành Lớp : Bảo Hiểm Xã Hội K48
25