Tải bản đầy đủ (.pptx) (53 trang)

Điện tâm đồ các rối loạn nhịp trên thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 53 trang )

CÁC RỐI LOẠN NHỊP
TRÊN THẤT
Hệ thống dẫn truyền tim
Phân loại rối loạn nhịp
Nhịp xoang

Là nhịp bình thường của tim, chủ nhịp là nút xoang , tần số từ 60 -100 lần/phút

Các đặc điểm của nhịp xoang:

Tần số 60-100 lần/phút

Hình dạng sóng P bình thường (dương ở DII, âm ở aVR)

Mỗi sóng P đều được theo sau bởi một phức bộ QRS, Khoảng PR bình thường, QRS bình thường
Nhịp chậm xoang

Là nhịp xoang với tần số <60 lần/phút

Đặc điểm:

Tần số < 60 lần/phút

Hình dạng sóng P bình thường (dương ở DII, âm ở aVR)

Mỗi sóng P đều được theo sau bởi một phức bộ QRS, Khoảng PR bình thường, QRS bình thường

Nguyên nhân: tim vận động viên, thuốc, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, hạ thân nhiệt, suy giáp, rối loạn điện giải,
tăng áp lực nội sọ, hội chứng nút xoang bệnh…
Nhịp nhanh xoang


Là nhịp xoang với tần số > 100 lần/phút

Đặc điểm:

Tần số > 100 lần/ph

Hình dạng sóng P bình thường (dương ở DII, âm ở aVR)

Mỗi sóng P đều được theo sau bởi một phức bộ QRS. Khoảng PR bình thường, QRS bình thường

Nguyên nhân: tình trạng kích thích hệ giao cảm (sợ, đau, sốt, tập thể thao ), thuốc, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ
tim, suy tim, thuyên tắc phổi, mất dịch, mất máu, cường giáp
Loạn nhịp xoang

Là sự thay đổi của nhịp tim quan sát thấy khi hít vào và thở ra

Các đặc điểm của loạn nhịp xoang

Tần số tim thay đổi khi hô hấp

Trong suốt thì hít vào, tần số tim tăng do phản xạ đáp ứng với tình trạng thể tích máu về tim nhiều

Ở thời kì thở ra, tần số tim giảm do thể tích máu về tim giảm

Hình dạng sóng P bình thường (dương ở DII, âm ở aVR)

Mỗi sóng P đều được theo sau bởi một phức bộ QRS, khoảng PR bình thường, QRS bình thường. R-R thay đổi
Hội chứng nút xoang bệnh

Là tập hợp các bất thường về tao xung nhịp và dẫn truyền xung nhịp do rối loạn nút xoang, bao gồm các rối loạn:


Nhịp chậm xoang

Nhịp nhanh xoang

Ngưng xoang

Block xoang nhĩ

Hội chứng nút xoang bệnh còn được gọi là hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm (tachy-brady syndrome)

ECG ngưng xoang (nhịp không đều khi có ngưng xoang)
Hội chứng nút xoang bệnh

ECG block xoang nhĩ

Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng nút xoang bệnh là do thoái hóa nút xoang.

Những nguyên nhân khác:

Bệnh tim thiếu máu cục bộ, do thuốc (vd chẹn beta, digoxin ), bệnh cơ tim, amyloidosis, viêm cơ tim
Thường cần làm ECG 24h để chẩn đoán bệnh
Nguyên tắc điều trị: không triệu chứng  không can thiệp
Nếu có triệu chứng  máy tạo nhịp vĩnh viễn
ECG 1

Tần số: 35 lần/phút

Nhịp: đều


Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.15s

QRS: 0.08-0,09s

Nhịp chậm xoang
ECG 2

Tần số: 60 lần/phút

Nhịp: đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.20 giây

QRS: 0,10 giây

Nhịp xoang với sóng U
ECG 3

Tần số: 136 lần/phút

Nhịp: đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.16 giây


QRS: 0,10 giây

Nhịp nhanh xoang
ECG 4

Tần số: 75 lần/phút

Nhịp: không đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.16 giây

QRS: 0,10 giây

Nhịp xoang, ST chênh xuống và ngoại tâm thu thất (nhát thứ 6)
ECG 5

Tần số: 150 lần/phút

Nhịp: đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.12 giây

QRS: 0,10 giây

Nhịp nhanh xoang
ECG 6


Tần số: 50 lần/phút

Nhịp: không đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.16 giây

QRS: 0,10 giây

Ngưng xoang
ECG 7

Tần số: 70 lần/phút

Nhịp: không đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.16 giây

QRS: 0,10 giây

Loạn nhịp xoang
ECG 8

Tần số: 70 lần/phút

Nhịp: không đều


Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.16 giây

QRS: 0,10 giây

Block xoang nhĩ
ECG 9

Tần số: 75 lần/phút

Nhịp: đều

Sóng P: bình thường

Khoảng PR: 0.16 giây

QRS: 0,10 giây

Nhịp xoang 75 lần/phút
Rối loạn nhịp nhĩ

Nhịp nhĩ lang thang (wandering atrial pacemanker)

Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (multifocal atrial tachycardia)

Ngoại tâm thu nhĩ (atrial ectopic beats – premature atrial contraction)

Nhịp nhanh nhĩ (atrial tachycardia)


Cuồng nhĩ (atrial flutter)

Rung nhĩ (atrial fibrillation)
Nhịp nhĩ lang thang

Ổ phát nhịp luân phiên ở các vị trí khác nhau ở nhĩ

Đặc điểm:

Tần số 60-100 lần/phút

Nhịp không đều

Sóng P: có ít nhất 3 hình dạng khác nhau tùy ổ phát nhịp

Khoảng PR : thay đổi tùy thuộc ổ phát nhịp

QRS bình thường (0,06-0,10 giây)
Nhịp nhanh nhĩ đa ổ

Đặc điểm:

Tần số >100 lần/phút

Nhịp không đều

Sóng P: có ít nhất 3 hình dạng khác nhau, tùy ổ phát nhịp

Khoảng PR : thay đổi, tùy thuộc ổ phát nhịp


QRS bình thường (0,06-0,10 giây)
Phân biệt nhịp nhanh nhĩ đa ổ và rung nhĩ dựa vào sóng P thấy được ở nhịp nhanh nhĩ đa ổ
Ngoại tâm thu nhĩ

Là nhát bóp đến sớm hơn nhát bóp dự kiến của nhịp xoang

Đặc điểm:

Tần số phụ thuộc tần số của nhịp nền

Nhịp không đều khi có ngoại tâm thu

Sóng P: có, khi có ngoại tâm thu nhĩ hình dạng có thể khác

Khoảng PR : thay đổi khi có ngoại tâm thu, còn lại bình thường (0,12-0,2 giây)

QRS bình thường (0,06-0,10 giây)
Nhịp nhanh nhĩ

Khi tần số của nhịp nhĩ nhanh hơn tần số nút xoang và trở thành chủ nhịp

Đặc điểm:

Tần số 150-250 lần/phút

Nhịp đều

Sóng P: bình thường (dương ở DII và đồng dạng) nhưng khác với hình dạng của sóng P nhịp xoang


Khoảng PR: có thể ngắn <0,12 giây khi nhịp nhanh

QRS bình thường (0,06-0,10 giây)
Nhịp nhanh trên thất

Đặc điểm:

Tần số 150-250 lần/phút

Nhịp đều

Sóng P: thường lẫn vào sóng T đi trước

Khoảng PR: không đo được

QRS bình thường (0,06-0,10 giây) có thể rộng nếu có bất thường dẫn truyền xuống thất
Nhịp nhanh kịch phát trên thất

Là nhịp nhanh khởi đầu và kết thúc 1 cách đột ngột.

Còn được gọi là nhịp nhanh nhĩ kịch phát

Đặc điểm:

Tần số 150-250 lần/phút

Nhịp không đều

Sóng P: thường lẫn vào sóng T đi trước


Khoảng PR: không đo được

QRS bình thường (0,06-0,10 giây) có thể rộng nếu có bất thường dẫn truyền xuống thất

×