Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tổng hợp câu hỏi ôn thi luật quốc tế (công pháp quốc tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.26 KB, 30 trang )

Tổng hợp câu hỏi ôn thi luật quốc tế
1. Câu 1: Chứng minh luật quốc tế là một hệ thống pháp
luật đặc biệt
I. Mở bài:
II. Thân bài:
1. Luật quốc tế là gì?
- Theo quan điểm của Việt Nam, Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập
bao gồm các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ quốc tế (chủ yếu là
quan hệ chính trị) do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng
trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua đấu tranh thương lượng.
- Dù theo quan điểm nào đi nữa thì nó vẫn được xem là một hệ thống pháp luật
độc lập
2. Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật:
- Luật quốc tế do nhiều đơn vị cấu thành, nó bao gồm rất nhiều ngành luật. VD:
Luật biển quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật ngoại giao lãnh sự, luật hàng
không quốc tế……
- Nó mang tính tương đồng thể hiện: luật quốc tế do chủ thể của luật quốc tế xây
dưng nên, và nó điều chỉnh các quan hệ quốc tế
- Nó mang tính trình tự:
+ Theo chiều dọc: các quy phạm pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế…
không được trái với hiến chương và luôn luôn có giá trị thấp hơn hiến chương;
còn đối với các điều ước quốc tế toàn cầu thì nó có giá trị pháp lý cao hơn các
điều ước quốc tế tầm khu vực, và điều ước quốc tế lại có giá trị pháp lý thấp
hơn so với điều ước quốc tế khu vực.
+Theo chiều ngang: Luật quốc tế phân thành những ngành luật độc lập vì mỗi
ngành luật thuộc luật quốc tế có phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều
chỉnh riêng
3. Luật quốc tế là môt hệ thống pháp luật mang tính đặc biệt:
- Chủ thể của luật quốc tế (chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tê) là
những chủ thể đặc biệt, bao gồm: quốc gia, tổ chức liên chính phủ (asean, EU,
WTO…) và các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (palestin) và một vài chủ


thể đặc biệt khác như (tòa thánh vatican, công quốc mônaco, xứ wales, các
vùng tự trị) chứ không phải là những tổ chức, cá nhân thông thường như các hệ
thống pháp luật khác
- Luật quốc tế được xây dựng bởi một trình tự đặc biệt bởi không có một cơ
quan nào có thẩm quyền xây dựng luật quốc tế mà nó được hình thành thông
qua sự thỏa thuận,ký kết các điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế nêu
ở trên
- Cơ chế bảo đảm thi hành của luật quốc tế cũng mang tính đặc biệt vì không có
cơ quan chuyên trách tiến hành cưỡng chế khi có vi phạm luật quốc tế mà thay
vào đó là cơ chế tự cưỡng chế thôg qua 3 biện pháp: cưỡng chế riêng lẽ bằng
lực lượng vũ trang hay cắt quan hệ ngoại giao…, cưỡng chế tập thể và thông
qua dư luận tiến bộ thế giới
4. Đánh giá tầm quan trọng của luật quốc tế trong thời đại hiện hay: Có thể nói
thêm (không có cũng được)
III. Kết bài
2. Câu 2: Trách nhiệm pháp lý quốc tế và cưỡng chế pháp
lý quốc tế:
Luật quốc tế ra đời để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Vì thế để nhằm đảm bảo sự
tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế, bảo vệ quyền và khôi phục lợi ích chính đáng của
các chủ thể bị xâm phạm và lợi ích của cộng đồng quốc tế, nhằm đảm bảo việc thi hành
đúng đắn các nguyên tắc về công bằng và bình đẳng của luật quốc tế phải cần đến sự ra
đời của chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế và cưởng chế pháp lý quốc tế để đáp ứng
được nhu cầu trên, chế định đó như một công cụ để ràng buộc nghĩa vụ và những biện
pháp chế tài tương xứng đối với các chủ thể luật quốc tế do hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế mà họ đã gây ra. Nội hàm cũng như thực tiễn về chế định này như thế nào? Chúng
ta cùng đi tìm hiểu.
Đầu tiên, chúng ta phải đi tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trách nhiệm pháp lý
quốc tế là gì? Trách nhiệm pháp lý quốc tế được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi dự kiến áp
dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế hoặc thực hiện hành vi mà luật quốc tế
cho phép nhưng gây thiệt hại với chủ thể khác.

Xét về khía cạnh lịch sử thì Chế định này xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XX, và từ đó theo
quá trình phát triển của hệ thống luật quốc tế chế định này ngày càng càng có nhiều quy
phạm tiến bộ để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào các
quan hệ quốc tế.
Với bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế thì chủ thể của nó đó là các chủ thể của
luật quốc tế, bao gồm: quốc gia, các tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập và các chủ thể đặc biệt (vatican…). Trong đó quốc gia là chủ thể thường gặp
nhất vì quốc gia được coi là chủ thể chủ yếu và chiếm đa số của luật quốc tế. Và chủ thể
của chế định này sẽ được phân thành 2 nhóm: nhóm bị áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế
và nhóm được áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong phạm vi bài luận này chỉ đề cập
đến nhóm bị áp dụng.
Vấn đề rất quan trọng tiếp theo cần xác định đó là cơ sở pháp lý quốc tế của trách nhiệm
pháp lý quốc tế. Chế định này được đảm bảo bằng một cơ sở pháp lý vững chắc đó là việc
ghi nhận nó tại hiến chương liên hợp quốc tại điều 39,41,42. Ngoài ra, việc xác định trách
nhiệm pháp lý còn căn cứ vào các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác, như: công ước
năm 1973 về tội phân biệt chủng tộc và trừng trị tội đó, công ước 1948 về tội diệt chủng,
công ước 1972 về trách nhiệm pháp lý quốc tế do các con tàu vũ trụ gây thiệt hại…
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về chế định này, thì các chuyên gia xây dựng nên
luật quốc tế đã dựa trên cơ sở pháp lý và tính chất trách nhiệm để phân loại trách
nhiệm pháp lý quốc tế Nếu xét trên khía cạnh tính chất trách nhiệm thì trách nhiệm
pháp lý quốc tế được phân thành: trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vật chất.
trách nhiệm pháp lý quốc tế phi vật chất là trách nhiệm chủ thể vi phạm pháp luật
quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù về mặt vật chất cho chủ thể bị hại. Thể loại vật chất
có hai hình thức: Khôi phục nguyên trạng ( Restitusia ) và đền bù thiệt hại (Reparasia)
Đối với trách nhiệm phi vật chất cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo
đó chủ thể vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho
chủ thể luật quốc tế khác (chủ thể bị hại), Trách nhiệm phi vật chất có thể áp dụng
một trong ba hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế: Hình thức đáp ứng đòi
hỏi của bên bị hại; hình thức trả đũa và hình thức trừng phạt.
Nếu xét trên khía cạnh cơ sở pháp lý thì trách nhiệm pháp lý được phân thành: trách nhiệm

pháp lý khách quan và trách nhiệm pháp lý chủ quan. Theo đó, tính chất của 2 loại trách
nhiệm này là khác nhau.
Đối với trách nhiệm pháp lý khách quan được hiểu là hậu quả pháp lý áp dụng cho chủ thể
thực hiện hành vi luật quốc tế cho phép nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác. Hiện tại, các
quy phạm về loại trách nhiệm này được ghi nhận trong các ngành luật chuyên biệt và một
số công ước cụ thể điều chỉnh trách nhiệm này. Ví dụ: Luật vũ trụ quốc tế, luật nguyên tử
quốc tế, công ước về trách nhiệm con người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962…Và
việc xác định trách nhiệm pháp lý khách quan phải dựa trên 3 điều kiện được coi là cơ sở,
đó là: Có quy phạm pháp lý quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng trong trách nhiệm
khách quan, Có sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng của các quy phạm pháp lý nêu trên,
có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh. Sau khi có đầy
đủ căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý khách quan thì việc tiếp theo đó là thực hiện
trách nhiệm trên thực tế thông qua các hình thức, như: có thể đền bù bằng tiền hoặc hiện
vật, hay Có thể áp dụng hạn hữu hình thức thực hiện trách nhiệm khác như hình thức thay
thế thiệt hại bằng việc chuyển giao cho chủ thể bị hại những đối tượng tương ứng về ý
nghĩa và giá trị, thay thế đối tượng bị mất đi.
Đối với trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan (do vi phạm pháp luật quốc tế) thì trước tiên
phải tìm hiểu thế nào là vi phạm pháp luật quốc tế. Có thể hiểu vi phạm pháp luật quốc tế là
hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật quốc tế do chủ thể của luật quốc
tế thực hiện, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong quan hệ quốc
tế. Có thể chia vi phạm pháp luật quốc tế thành 2 dạng: tội ác quốc tế và vi phạm thông
thường. Và căn cứ để xác định vi phạm pháp luật quốc tế đó là sự thể hiện của hành vi
(hành động hoặc không hành động); có hậu quả xảy ra và phải có mối quan hệ nhận quả
giữa hành vi va hậu quả xảy ra. Quay trở lại với trách nhiệm pháp lý chủ quan nói ở trên, ta
xét đến cơ sở xác định trách nhiệm và miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế. Đối với cơ sở xác
định thì xét đến cơ sở pháp lý đó là những quy định trong các điều ước quốc tế; tập quán
quốc tế; bản án, quyết định của tòa án, trọng tài…Vd: Tuyên bố về chiều rộng của các vùng
biển, chống khủng bố… và cơ sở thực tế đó là căn cứ vào 4 dấu hiệu: có hành vi trái pháp
luật quốc tế; có thiệt hại xảy ra; có mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật quốc tế và thiệt
hại xảy ra; và có lỗi. Khi có đủ cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của một chủ thể vi

phạm pháp luật quốc tế như đã phân tích thì chủ thể đó phải thực hiện trách nhiệm pháp lý
quốc tế từ hành vi của mình thông qua các hình thức như: thực hiện trách nhiệm vật chất
như khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; hay trách nhiệm phi vật chất như công khai
xin lỗi, đính chính, cắt đứt quan hệ ngoại giao…. Và trong một số trường hợp nhất định
quy định trong hiến chương liên hợp quốc được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế thì chủ
thể vi phạm sẽ không phải thực hiện trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm mà mình gây
ra (được quy định từ điều 29 đến điều 34 hiến chương liên hợp quốc), vd: tự vệ hợp pháp,
trả đũa tương xứng; trường hợp bất khả kháng; tình thế cấp thiết…
Qua đây có thể thấy, việc đảm bảo sự thực thi, sự tôn trọng luật quốc tế và bảo vệ quyền lợi
của những chủ thể bị thiệt hại thì chế định trách nhiệm pháp lý là vô cùng cần thiết. Thế
nhưng, như thế vẫn là chưa đủ vì trách nhiệm pháp lý đặt ra để cho chủ thể vi phạm thực
hiện, trong trường hợp không có sự thiện chí của bên thực hiện thì nó sẽ không được thực
thi trên thực tế. Và để phần nào khắc phục điều đó, chế định cưỡng chế trong luật quốc tế ra
đời.
“Cưỡng chế pháp lý quốc tế thực chất là việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi
một hay một số chủ thể của luật quốc tế không thực hiện trách nhiệm pháp lý của
mình. Nghĩa là khi một chủ thể (ví dụ, một quốc gia) vi phạm luật quốc tế thì vấn đề
trách nhiệm pháp lý đặt ra với quốc gia đó (họ phải có trách nhiệm bồi thường, lên
tiếng xin lỗi công khai, khôi phục nguyên trạng, v.v… đối với quốc gia bị hại). Nhưng
nếu họ không hoàn thành trách nhiệm pháp lý đó thì biện pháp cưỡng chế được áp
dụng. Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản và chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện
pháp cưỡng chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế. Các biện pháp cưỡng chế
pháp lý được thể hiện dưới 3 hình thức: cưỡng chế riêng lẽ như cấm vận, triệu hồi đại
sứ, cắt quan hệ ngoại giao, trả đũa…; các biện pháp cưỡng chế tập thể như các biện
pháp cưỡng chế của liên hợp quốc, các biện pháp cưỡng chế tập thể do các quốc gia
liên minh thực hiện (EU đánh thuế cao, EU trừng phạt IRAN…); các biện pháp bảo
đảm thi hành khác như dùng dư luận tiến bộ thế giới.
Trên đây là những phân tích về các vấn đề cơ bản của trách nhiệm pháp lý quốc tế và
cưỡng chế pháp lý quốc tế. Có thể thấy được mối quan hệ mật thiết và biện chứng
giữa 2 chế định này. Trách nhiệm pháp lý là cái xuất hiện trước, còn cưỡng chế là chế

định xuất hiện khi trách nhiệm pháp lý không được các chủ thể thi hành trên thưc tế
để bảo đảm thi hành trách nhiệm pháp lý. Cưỡng chế cũng là một dạng trách nhiệm
pháp lý
Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với chủ thể
luật quốc tế có hành vi vi phạm vẫn còn nhiều hạn chế. Một số quốc gia dựa vào tiềm
lực kinh tế và sức mạnh quân sự đã có những vi phạm như can thiệp vào nội bộ quốc
gia khác, dung quân sự để giải quyết tranh chấp … Nhưng lại không phải chịu bất cứ
trách nhiệm gì. Điển hình là Mỹ và bây giờ là Trung Quốc. Các quốc gia này đã có
nhiều hành động trái với quyết định của liên hợp quốc của công đồng quốc tế nhưng
vẫn không chịu trách nhiệm gì. Ví dụ: vấn đề biển đông và hành động của TQ, vấn đề
IRAC và hành động của Mỹ. Hay trường hợp áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp
lý và cưỡng chế những vẫn không có tác động tích cực mà điển hình là vấn đề hạt
nhận trên bán đảo Triều Tiên. Và để khắc phục điều này, điều cần thiết ngay bây giờ
là phải cải tổ lại hoạt động của liên hợp quốc nói chung và hội đồng bảo an nói riêng
cùng với đó là các cơ chế hoạt động của tổ chức này. Có thể nói đây là một hành động
tương đối hiệu quả cho việc nâng cao tính hiêu quả của 2 chế định này cũng như thúc
đẩy trật tự an ninh thế giới trong thời đại đầy phức tạp ngày nay.
3. Câu 3: Tranh chấp pháp lý quốc tế và giải quyết tranh chấp
thông quan con đường tòa án công lý quốc tế:
Với xu thế hội nhập hiện nay, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển
trên mọi lĩnh vực. Cùng với sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế là tiềm ẩn nguy cơ nảy
sinh mâu thuẩn, bất đồng trong quá trình các chủ thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc
tế. Điều này thể hiện rõ khi các tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng. Chính vì thế khái
niệm tranh chấp quốc tế cũng được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Và vấn đề giải quyết
tranh chấp quốc tế luôn là vấn đề thời sự quốc tế nóng bỏng nhất trên trường quốc tế bởi
tầm quan trọng của nó ảnh hưởng đến an ninh và sự phát triển của thế giới. Vậy tranh chấp
quốc tế là gì? Có những biện pháp gì để giải quyết tranh chấp?
Hiện nay, tuy có nhiều văn bản hướng dẫn, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn chưa thống nhất
định nghĩa tranh chấp quốc tế là gì, cấu thành của tranh chấp quốc tế ra sao. Nhưng nhìn
chung, tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế thể hiện

những bất đồng , xung đột về những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế cũng như các ý kiến
và quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng luật quốc tế.
Và chính vì thế nên chủ thể của các tranh chấp quốc tế phải là các chủ thể của luật quốc tế,
bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc
lập và các chủ thể đặc biệt khác (Vatican, Monaco…)
Và hiển nhiên luật được sử dụng ở đây không thể là luật quốc gia mà phải là luật quốc tế.
Và các căn cứ pháp lý được sử dụng như hiến chương liên hợp quốc, quy chế tòa án quốc
tế, công ước Lahaye 1907, và các điều ước quốc tế khác…
Theo đó, tranh chấp quốc tế sẽ được phân loại như sau: Nếu căn cứ vào số lượng các bên
tranh chấp, ta có tranh chấp đa phương (tranh chấp giữa 3 chủ thể luật quốc tế trở lên như
tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa giữa VN, trung quốc, philiphin, Malasia…) và tranh chấp
song phương (giữa 2 chủ thể luật quốc tế với nhau như tranh chấp giữa Việt Nam và Trung
Quốc về biển đông…); Nếu căn cứ vào tính chất của tranh chấp, có thể phân ra thành tranh
chấp về chính trị và tranh chấp về pháp lý; hay căn cứ vào tư cách chủ thể, có thể chia ra
thành tranh chấp giữa các quốc gia, tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế và tranh chấp giữa
các quốc gia và tổ chức liên chính phủ (như tranh chấp giữa Asean và Trung Quốc); Hay
căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế ta có tranh chấp về ngoại giao, tranh chấp
về biên giới lãnh thổ và tranh chấp về kinh tế. Song việc phân loại này chỉ mang tính chất
tương đối do có nhiều tranh chấp vừa mang tính chất này, vừa mang tính chất khác. VD:
tranh chấp về biên giới trên bộ giữa TQ và VN vừa là tranh chấp về chính trị (hiện trạng và
nguyên trạng) vừa là tranh chấp về pháp lý (hiệp định phát thanh). Ngoài ra còn có nhiều
căn cứ để phân loại khác.
Và tất nhiên khi một tranh chấp phát sinh, vấn đề đặt ra là tìm ra phương án giải quyết tranh
chấp. Đối với 1 tranh chấp quốc tế thì theo quy định tại điều 33 hiến chương LHQ quy
định: khi một tranh chấp xảy ra phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình bao gồm những
nhóm biện pháp sau: Đàm phán trực tiếp; Thông qua bên thứ 3; thông qua cơ quan tài phán;
Ngoài ra còn có các biện pháp khác là nhóm biện pháp hỗ trợ giải quyết triệt để các tranh
chấp. Đối với nhóm biện pháp đàm phán trực tiếp là các bên trực tiếp thỏa thuận cùng nhau
thống nhất nội dung giải quyết. Còn nhóm biện pháp thông qua bên thức 3 bao gồm nhiều
cách thức để lựa chọn: trung gian, hòa giải, ủy ban kiểm tra và hòa giải, thông qua tổ chức

quốc tế, ví dụ như việc tranh chấp giữa Nga và Grudia được tổng thống pháp tự đứng ra
làm trung gian hòa giải hay như tranh chấp giữa UCRAINA và Grudia do Nga đứng ra hòa
giải. Nhóm biện pháp thứ 3 là thông qua cơ quan tài phán bao gồm trọng tài quốc tế và tòa
án quốc tế.
Trên đây là những biện pháp để giải quyết các tranh các tranh chấp quốc tế, với mỗi biện
pháp đều có ưu và nhược điểm riêng riêng của nó. Tuy nhiên với giải quyết thông qua tòa
án công lý quốc tế thì có những điểm nổi trội hơn như phán quyết của tòa thường đảm bảo
tính công bằng và khách quan, thường được các bên tôn trọng và tuân thủ. Vậy thì việc giải
quyết tranh chấp quốc tế thông qua tòa án công lý quốc tế (viết tắt là ICJ) có nội hàm như
thế nào?
ICJ là một cơ quan của LHQ, có cơ cấu tổ chức riêng, nguyên tắc hoạt động của cơ quan
này phải dựa trên 7 nguyên tắc hoạt động của LHQ quy định tại điều 2 hiến chương. Cơ sở
pháp lý để tòa hoạt động là hiến chương LHQ 1945 và quy chế tòa án công lý quốc tế được
thông qua năm 1946, cùng với đó còn bao gồm cả nội quy của tòa. Về cơ cấu tổ chức, hoạt
động chức năng của Tòa được tiến hành bởi các thẩm phán được bầu theo quy chế. Cơ quan
có thẩm quyền đề cử và bầu cử thành viên của tòa án công lý quốc tế là Đại hội đồng và hội
đồng bảo an. Số lượng thẩm phán của Tòa được ấn định là 15 thành viên, với nhiệm kỳ
chung là 9 năm, trong đó phân thành tỉ lệ 1/3 số thành viên có nhiệm kỳ 3 năm và 6 năm.
Tiêu chuẩn được bầu làm thẩm phán phải căn cứ vào năng lực cá nhân , quốc tịch, tương
quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Bên cạnh các thẩm phán của tòa, trong
một số trường hợp nhất định như khi một trong các bên tranh chấp có thẩm phán mang
quốc tịch nước mình…thì khi mở phiên tòa các bên các bên có thể lựa chọn thẩm phán
adhoc. Ngoài ra còn có chế định phụ thẩm và thư ký tòa theo quy định của quy chế tòa án
ICJ. Về thẩm quyền thì ICJ có 2 thẩm quyền là thẩm quyền đưa ra kết luận tư vấn và thẩm
quyền giải quyết tranh chấp. Xin đi sâu vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Theo điều 36
quy chế tòa án công lý quốc tế quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ việc
mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề nêu riêng trong hiến chương LHQ hoặc trong các
hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành. Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ
thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên của LHQ hay không.
Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được xác định trên cơ sở ý chí

của các chủ thể đang tranh chấp và khi thẩm quyền của tòa án được xác lập thì thẩm quyền
này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không có bất cứ sức ép
chính trị hay kinh tế nào. Việc xác định thẩm quyền của tòa được biểu hiện bằng các cách
sau: các bên thỏa thuận đưa từng vụ việc cụ thể ra tòa (special agreement); hay quy định
trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (jurisdictional clause); hoặc việc tuyên bố đơn
phương chấp nhận thẩm quyền của tòa theo điều 36 quy chế tòa án quốc tế (optional
clause). Xét về trình tự, thủ tục tố tụng thì thành phần một phiên xét xử có thể có toàn bộ
thẩm phán hoặc có thể có ít hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt tòa có thể thành lập các
tòa đặc thù như tòa rút gọn trình tự tố tụng (bao gồm 5 thẩm phán), tòa đặc biệt…Trình tự
xét xử có 2 giai đoạn đó là xem xét về hình thức tức là xem xét thẩm quyền của tòa án, và
xét xử về nội dung vụ việc theo 2 thủ tục là thủ tục nói và thủ tục viết. Theo đó, đối với thủ
tục viêt thì các bên hoàn thành và trao đổi bản bị vong lục và phản bị vong lục. tiếp theo đó
là thủ tục nói: mở phiên tòa công khai, nghe phát biểu ý kiến và tranh tụng giữa các bên,
hỏi nhẩn chứng. Sau khi hoàn thành xong 2 giai đoạn tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối
cùng, hoặc không đưa ra phán quyết cuối cùng nếu trong quá trình xét xử 2 bên có thể tự
mình giải quyết. Và trên lý thuyết, thì phán quyết của tòa án công lý quốc tế có giá trị
chung thẩm – có giá trị pháp lý cao nhất và không được kháng cáo, kháng nghị.
Có thể nói, trong thời điểm hiện tại khi mà cán cân quyền lực chính trị và kinh tế đang có
sự thay đổi, các quốc gia luôn muốn tranh thủ tất cả quyền lợi về mình và luôn nuôi dưỡng
giấc mơ làm bá chủ thì vấn đề xung đột quyền lợi, quan điểm hay ý chí là vấn đề ngày càng
trở nên phổ biến. Bản thân khái niệm về tranh chấp quốc tế đã là những mâu thuẫn về
quyền và lợi ích giữa các chủ thể nên để đảm bảo dung hòa sự xung đột, một trong những
nguyên tắc giải quyết tranh chấp là dùng biện pháp hòa bình nhằm dàn xếp những mâu
thuẫn mà không dùng vũ trang. Với những ưu điểm về trình tự thủ tục rõ ràng, tỉ lệ thành
công cao, có tính khả thi thì tòa án công lý quốc tế là lựa chọn tối ưu cho vấn đề này. Tuy
nhiên thực tế cho thấy đã có rất nhiều lo ngại và bàn cãi về giá trị pháp lý cũng như tính
công bằng trong phán quyết của ICJ.
Xét từ khi thành lập năm 1946 đến nay, đã có 72 vụ tranh chấp được đưa ra tòa án ICJ, 22
trường hợp hỏi ý kiến của các tổ chức quốc tế. Hầu hết các trường hợp được tòa giải quyết
theo đề nghị của các bên liên quan, 11 trường hợp vẫn chưa được giải quyết. Có những

phán quyết của tòa về các vụ tranh chấp đã được các bên thi hành triệt để trên thực tế, điển
hình như vụ tranh chấp giữa Malaysia và Singapore đối với 2 quần đảo pedra Branca, South
Legde và Middle Rock. Phán quyến của tòa được được cả 2 bên chấp nhận, phó thủ tướng
Singapore S.Jayakumar nói rằng ông hài lòng với phán quyết này, còn phái Malaysia thì coi
đây là một phán quyết mà 2 bên cùng thắng. Song còn rất nhiều trường hợp các phán quyết
không được thi hành trên thực tế mặc dù trên lý thuyết phán quyết của ICJ là có giá trị
chung thẩm nhưng trên thực tế đã chứng minh nó chỉ có tính tham khảo. Ví dụ điển hình
như năm 2004 tòa đưa ra một phán quyết đầy tranh cãi bằng việc lên án hàng rào an ninh
của Isreal, kết tội hành động của nước này là vi phạm pháp luật quốc tế và phải bỏ hàng rào
này ngay lập tức, cũng như bồi hoàn chi phí thiệt hại cho người Palestine. Israel phản đối
quyết liệt quyết định trên và lờ đi, vẫn tiếp tục xây dựng và củng cố hàng rào an ninh. Tuy
nhiên trường hợp Israel không phải là nước đầu tiên phớt lờ đi quyết định của tòa mà
Argentina vào năm 1977 và Mỹ vào năm 1984 cũng có những quyết định tương tự. Có ý
kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khiến phán quyết ấy không mang tính công
bằng, mà bị chi phối bởi các quốc gia có ảnh hưởng chính trị lớn trên thế giới. Và cũng có
thể kết luận rằng, vấn đề giải quyết tranh chấp qua ICJ cũng như tât cả con đường giải
quyết khác cũng đều phải cần đến sự tận tâm và thiện chí của các bên. Đây là yếu tố tiên
quyết hành đầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp.
4. Câu 4: Bảo lưu điều ước quốc tế và ý nghĩa của bảo lưu:
Toàn cầu hóa làm cho các mối quan hệ quốc tế phát triển và vì vậy làm cho hệ thống
pháp luật quốc tế phát triển. Cùng với xu thế đó, số lượng chủ thể tham gia ký kết điều ước
quốc tế ngày một nhiều hon, tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh các nước khác nhau nên
trong quá trình ký kết điều ước quốc tế không phải nước nào cũng có thể sẵn sàng và có đủ
điều kiện thực hiện tốt các nội dung cam kết trong điều ước quốc tế đã ký kết. Đó cũng là lý
do nảy sinh vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế. Vậy, bảo lưu điều ước quốc tế là gì? Để làm
rõ hơn, xin được đi phân tích, bình luận về chế định này.
Chế định bảo lưu trong luật quốc tế đã được phổ biến từ thế kỷ XIX và nó được đem ra
bàn bạc, thảo luận tại các hội nghị quốc tế sau đó. Chế định này lần đầu tiên được luật hóa
trong công ước viên 1969 từ điều 19 đến điều 23.
Theo điều 2 công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế thì: bảo lưu điều ước quốc tế

là hành động đơn phương bất kể cách viết và gọi tên như thế nào của một quốc gia đưa ra
khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi
hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc
gia đó. Nó có các đặc điểm sau: thứ nhất, bảo lưu là hành động đơn phương hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của chính chủ thể khi tham gia vào điều ước quốc tế. Thứ 2, thời điểm đưa
ra bảo lưu là khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Thứ 3, mục
đích của việt bảo lưu là loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định trong
điều ước quốc tế trong việc thực hiện chúng đối với quốc gia xin bảo lưu.
Theo đó, chủ thể có quyền đưa ra vấn đề bảo lưu là các chủ thể của luật quốc tế với tư cách
là thành viên ký kết hoặc thành viên gia nhập điều ước quốc tế. Thế nhưng, không phải bất
kỳ điều khoản nào cũng được bảo lưu. Điều khoản được bảo lưu phải là điều khoản không
thuộc điều khoản cấm bảo lưu (ví dụ: trong 1 điều ước quốc tế có quy định 1 số điều khoản
không được bảo lưu); phải không được trái với đối tượng, tôn chỉ và mục đích của điều ước
quốc tế ( ví dụ:điều ước về cạnh tranh lành mạnh…); Và chỉ áp dụng đối với một số đối
tượng cụ thể. Xét về đối tượng của bảo lưu thì chỉ có bảo lưu đối với điều ước đa phương,
không đặt ra vấn đề bảo lưu đối với điều ước song phương vì trên thực tế nếu muốn thay
đổi thì được xem như là một đề nghị mới và các bên tiến hành đàm phán lại điều ước đó.
Đối với điều ước song phương thì có các trườn hợp sau: có loại không cho bảo lưu khi
trong điều ước có ghi rõ đây là điều ước không được bảo lưu, có loại cho phép bảo lưu thì
rơi vào một trong 2 dạng sau: thứ nhất, trong mỗi điều ước quốc tế có một điều khoản riêng
quy định về bảo lưu, khi đó vấn đề bảo lưu tuân theo các quy định của chính điều ước đó;
thứ 2, nếu trong điều ước không có điều khoản quy định về bảo lưu thì được hiểu là điều
ước được bảo lưu và việc bảo lưu tuân theo các quy định tại công ước viên 1969.
Ứng với mỗi dạng quy định nêu trên có trình tự bảo lưu khác nhau. Đối với dạng có quy
định rõ về điều khoản bảo lưu thì phải tuân theo quy định để thực hiện. Còn đối với dạng
không có quy định thì bên tuyên bố bảo lưu phải gửi văn bản tuyên bố bảo lưu cho tất cả
các thành viên còn lại, trong vòng 12 tháng kể từ ngày các thành viên nhận được văn bản
tuyên bố bảo lưu thì các bên phải gửi văn bản trả lời. Nếu im lặng được hiểu là đồng ý. Về
tỉ lệ thông qua để một bảo lưu được chấp nhận thông thường phải là 100% các thành viên
còn lại đồng ý (đối với trường hợp không có quy định cụ thể). Điều này còn thể hiện, khi

tham gia vào điều ước quốc tế bên cạnh quyền bảo lưu các chủ thể của luật quốc tế còn có
quyền phản đối bảo lưu.
Vậy hậu quả pháp lý của bảo lưu và phản đối bảo lưu là như thế nào? Theo quy định tại
khoản 1,2,3 điều 21 công ước viên 1969 thì bảo lưu dẫn đến hậu quả pháp lý là điều ước
chỉ có hiệu lực đối với quốc gia bảo lưu những phần họ không bảo lưu và quốc gia bảo lưu
chỉ quan hệ pháp lý với các quốc gia còn lại trong phạm vi điều khoản mà quốc gia đó
không bảo lưu, thậm chí có thể bị từ chối quan hệ điều ước khi điều ước đó có hiệu lực.
Trong trườn hợp một chủ thể phản đối bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước
giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng
giữa 2 quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.
Vấn đề rất quan trọng phải đề cập đến là ý nghĩa của bảo lưu: có thể nói bảo lưu điều ước
quốc tế là cơ sở để tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia vào điều ước quốc tế đa
phương, làm cho số lượng thành viên tăng lên và tầm ảnh hưởng của điều ước quốc tế ngày
càng mở rộng. Đứng về phía quốc gia bảo lưu thì bảo lưu có ý nghĩa hỗ trợ cho họ từng
bước có thể hòa nhập với các thành viên khác. Đây là động lực để các quốc gia xin bảo lưu
nỗ lực phát triển.
Xét về gốc độ thực tiễn, thì việc ký kết điều ước quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Đặc
biệt trong tình hình hiện nay khi mà các vấn đề quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp,
đòi hỏi sự hợp sức từ nhiều nước để giải quyết nó. Và chính vì thế mà việc ký kết các điều
ước song phương và đa phương ngày càng trở nên nhiều hơn. Cũng theo đó mà vấn đề bảo
lưu cũng được đặt ra ngày càng nhiều hơn. Và Việt Nam chúng ta, cũng không nằm ngoài
xu thế chung đó. Cho tới nay, nước ta đã ký được hơn 1000 điều ước quốc tế song phương
và là thành viên của gần 200 điều ước quốc tế đa phương. Ngày 10/10/2001 Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của công ước viên năm 1969 về điều ước quốc tế. Và kể từ
đó, vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế được quy định trong công ước viên đã được việt nam
áp dụng và chuyển hóa thành luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Và vấn đề
bảo lưu cũng được nội luật hóa theo hướng quy định cụ thể các vấn đề trong nước như bảo
lưu của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam…
Về thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam được thể hiện rõ nhất thông qua viêc
bảo lưu một số điều khoản trong cam kết gia nhập WTO. Cụ thể như : các cam kết đa

phương về kinh tế phu thị trường, trợ cấp nông nghiệp, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh
doanh hay về thuế tiêu thụ đặc biệt…; Các cam kết chung và cụ thể về thuế xuất nhập khẩu;
Hay các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ. Các bảo lưu này đạt được trong quá trình
đàm phán ký kết và đều xuất phát từ tình hình và hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam. Bên cạnh
đó còn có một số điều ước khác mà Việt Nam có bảo lưu như: Bảo lưu về thông báo sơm
tai nạn hạt nhân và công ước về trợ giúp trong trường hợp có tia nạn hạt nhân hay sự cố
phóng xạ khẩn cấp; hay bảo lưu một số điều khoản của công ước Bern về bảo hộ tác phẩm
văn học nghệ thuật; Và bảo lưu một số điều khoản của công ước về bảo vệ và phát huy sự
đa dạng của các biểu đạt văn hóa.
Xét từ yếu tố lý luận, tôi nhận thấy rằng, một số vấn đề về pháp lý của chế định bảo lưu vẫn
còn chưa hợp lý như vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế khi điều ước đã có hiệu lực chưa
được đặt ra. Nhưng đây lại là vấn đề vô cùng quan trọng vì đã chứng minh được sự cần
thiết của chế định này khi các quốc gia không thể thực hiện được các điều khoản cam kết
do hoàn cảnh phát sinh không thuận lợi khi điều ước đã có hiệu lực. Hay vấn đề tỉ lệ thông
qua bảo lưu thường là 100%, nhưng theo tôi con số này là quá cao và khó có thể đạt được
và rất dễ lợi dung cho những hành vi thiếu thiện chí của 1 chủ thể nào đó. Phải chăng chỉ
nên quy định con số 75% sẽ trở nên hợp lý hơn
Xét từ thực tiễn, thì quả thật chế định bảo lưu đã thật sự phát huy được yếu tố tích cực và ý
nghĩa của nó thể hiện qua thực tế vấn đề ký kết các điều ước song phương và vấn đề bảo
lưu cũng đặt ra nhiều hơn. Song, xuất phát từ thực tế tại Việt Nam thì thấy được rằng tình
trạng yếu kém về nhiều mặt của đất nước dẫn đến vấn đề bảo lưu đang đặt ra ngày càng
nhiều hơn và thường xuyên hơn, thấy rõ nhất là ở các cam kết gia nhập WTO. Do đó,
chúng ta phải thực hiện cải cách và phát triển đất nước một cách toàn diện để giảm bớt số
lượng những bảo lưu.
5. Câu 5:Phân tích nguyên tắc đất thống trị biển:
Từ rất sớm con người đã có các hoạt động trên biển. Nhưng trước thế kỷ XV, vấn đề về
biển chưa được các quốc gia trên thế giới quan tâm nhiều. Chính vì thế luật quốc tế chỉ tồn
tại ở dạng tập quán. Đến thế kỷ XV, XVI cùng với sự phát triển của kỹ thuật đóng tàu thì
việc chinh phục biển cả cũng nâng lên tầm cao mới kéo theo sự xuất hiện của hành loạt học
thuyết ra đời như biển vô chủ, tự do biển cả, đất thống trị biển. Đến sau thế chiến thứ 2, quá

trình pháp điển hóa Luật biển phát triển mạnh mẽ thông qua 3 hội nghị lớn của LHQ vào
các năm 1958, 1960, 1973-1982 thì luật biển quốc tế dần dần hoàn thiện. Công ước 1982
của LHQ về luật biển được xem như là một bản hiến pháp về Biển của cộng đồng quốc tế.
Thông qua đó đã thể hiện rất rõ các nguyên tắc quan trọng của Luật biển. Trong đó nguyên
tắc đất thống trị biển
Đất thống trị biển là sự thể hiện cụ thể của học thuyết Resnullius cho phép các quốc gia ven
biển mở rộng chủ quyền quốc gia hướng ra biển. Theo đó quốc gia ven biển được hưởng
vùng biển lân cận, được chủ quyền và quyền chủ quyền ở các vùng biển lân cận. Theo điều
2 công ước luật biển năm 1982 quy định lãnh thổ là điều kiện tiên quyết để mở rộng chủ
quyền quốc gia ra vùng nước lãnh hải và các vùng khác như vùng nước quần đảo. Và việc
có chủ quyền ở vùng biển bên trong là điều kiện tiên quyết để có quyền chủ quyền ở các
vùng ngoài.
Cụ thể, theo quy định của Luật biển quốc tế thì vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia
gồm nội thủy và lãnh hải. Và vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia bao gồm vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Đối với vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia thì bao gồm nội thủy và lãnh hải. Nội thủy là
vùng biển nằm phía ngoài bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở. Tại đây, quốc gia có chủ
quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối. Điều này có nghĩa là quốc gia có chủ quyền đối với
mọi thực thể gắn với vùng nội thủy (hoàn toàn), có đầy đủ các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp (đầy đủ), và không chia sẽ với bất kỳ ai (tuyệt đối). Còn tại vùng lãnh hải – lãnh hải
là vùng biển nằm phía ngoài nội thủy và cách đường cơ sở không qua 12 hải lý. Tại đây,
quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ nhưng hạn chế.
Việc xác lập chủ quyền ở vùng nội thủy và lãnh hải là cơ sỏ để phát sinh quyền chủ quyền
ở những vùng lân cận như tiếp giáp lãnh hải, đăc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Quyền
chủ quyền là quyền phái sinh, có được do có chủ quyền quốc gia ở bên trong trong lãnh
thổ. Cụ thể:
Đối với vùng tiếp giáp lãnh hải – vùng biển nằm phái ngoài lãnh hải cách đườg cơ sở
không qua 24 hải lý - quốc gia có quyền chủ quyền được thể hiện thông qua việc có quyền
ngăn chặn tàu thuyền từ ngoài vào lãnh thổ để kiểm tra vệ sinh dịch tể, nộp thuế, làm thủ
tục hải quan trước khi vào biên giới, kiểm tra vấn đề nhập cư; và quyền bắt giữ tàu đang ở

trong lãnh thổ vi phạm chạy ra ngoài.
Đối với vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải, tiếp giáp với lãnh hải và được xác định rộng
không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vùng đặc quyền kinh tế) thì quốc gia ven biển có
quyền chủ quyền biểu hiện như: quốc gia có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế như thăm dò,
khai thác vì mục đích kinh tế; có quyền tài phán đối với hoạt động lắp đặt đảo nhân tạo,
hoạt động nghiên cứu khoa học và vấn đề bảo vệ biển.
Và đối với thềm lục địa thì sao? Thềm lục địa tính từ đường cơ sở đấn lãnh hải thì quốc gia
ven biển có chủ quyền, còn phần ngoài lãnh hải đến hết thềm lục địa thì quốc gia ven biển
có quyền chủ quyền như có quyền thăm dò, khai thác trên thềm lục địa và vùng đất dưới nó
và có quyền tài phán đối với các hoạt động lắp đặt các đảo nhân tạo, lắp đặt dây cáp ngầm,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trườn và một số hoạt động khác.
Nguyên tắc này còn thể hiện thông qua chế định quốc gia quần đảo. Chính chủ quyền của
quốc gia vùng đảo trên các đảo của mình là cơ sở cho cộng đồng quốc tế chấp nhận học
thuyết quốc gia quần đảo và mở rộng chủ quyền đó ra vùng nước quần đảo, bất kể chiều
sâu và khoảng cách xa bờ của chúng như thế nào.
Bên cạnh đó, nguyên tắc này còn thể hiện trong phân định biển bằng yêu cầu không được
sửa chữa lại tự nhiên, theo đó, mỗi quốc gia được hưởng phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
của mình ra biển. Ngay cả khi một vùng đáy biển gần lãnh thổ của một quốc gia hơn là lãnh
thổ của mọi quốc gia khác người ta cũng không thể coi rằng nó thuộc quốc gia này nếu nó
không phải là phần mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra biển.
Qua phân tích ở trên, thì có thể khẳng định rằng chỉ có quốc gia ven biển mới có chủ quyền
và quyền chủ quyền đối với các vùng biển nêu trên. Còn các quốc gia không có biển thì
không có.
Tuy nhiện, một thực tế không mong muốn xảy ra đó là nhiều quốc gia đã lợi dụng nguyên
tắc này để nuôi mưu đồ mở rộng mãi thẩm quyền của mình ra biển hoặc đơn phương yêu
sách những vùng biển rộng hơn không phù hợp với luật quốc tế. Cũng chính nguyên tắc
này cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các vụ tranh chấp chủ quyền ở các đảo trên các
vùng biển. Mà điển hình là tranh chấp 6 bên về biển đông trong đó mục tiêu chính của các
bên là muốn dành trọn chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay tranh
chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về một chuỗi đảo ở biển Hoa Đông, tranh chấp về một

quần đảo giưa Nga và Nhật Bản….Tất cả tranh chấp đều muốn dành chủ quyền trên đảo
thuộc về mình để mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quanh đảo.
Và hiện tại TQ là một trong những nước đi đầu trong việc tận dung và lạm dụng nguyên tắc
này vào mưu đồ bá chủ của mình trên biển và cả thể giới.
Có thể nói, nguyên tắc đất thống trị biển theo đánh giá của tôi là rất hay. Nhưng nó cũng dễ
bị các quốc gia lạm dụng để mở rộng mãi thẩm quyền của mình ra biển. Chính vì thế, ngay
từ bây giờ phải có những biện pháp đủ mạnh đòi hỏi sự đoàn kết của nhiều nước trên thế
giới để giữ vững tính đúng đắn của nguyên tắc này. Cần hơn hết các biện pháp cưỡng chế
đủ mạnh để quy trách nhiệm cho những quốc gia cố tình làm sai lệch tính đúng đắn của
nguyên tắc này nói riêng và luật biển quốc tế nói chung.

6. Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa LQG và LQT.
Mối quan hệ giữa LQT và LQG tuy là vấn đề lý luận truyền thống của LQT
nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc với mỗi QG trong quá trình xây dựng,
hoàn thiện và phát triển pháp luật. Trong khoa học pháp lý truyền thống đã có một số
học thuyết tiêu biểu xem xét về mối quan hệ này.
Liên quan đến vấn đề xác định mối tương quan giữa luật quốc tế và pháp luật
quốc gia, có hai học thuyết cơ bản thường được viện dẫn đó là thuyết Nhị nguyên
luận (Dualism) và thuyết Nhất nguyên luận (Monism). Các đại diện tiêu biểu cho
thuyết Nhị nguyên luận cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ
thống hoàn toàn riêng biệt,“ không thể viện dẫn một điều ước quốc tế trước tòa án
quốc gia, trừ khi điều ước đó đã được chuyển hóa vào bằng những quy định trong
nước cụ thể”. Trái ngược với thuyết Nhị nguyên, thuyết Nhất nguyên cho rằng pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia nằm trong cùng một hệ thống pháp luật. Những
người theo học thuyết này lại chia thành hai phái:phái ưu tiên pháp luật quốc gia đặt
chủ quyền quốc gia lên trên hết, theo đó luật quốc tế chỉ là một bộ phận đối ngoại của
các quốc gia ; phái ưu tiên pháp luật quốc tế lại khẳng định luật quốc gia phải phụ
thuộc vào luật quốc tế, trong trường hợp pháp luật quốc gia trái với luật pháp quốc tế
thì pháp luật quốc gia sẽ bị coi là vô hiệu.
Hiện nay ngày càng có nhiều luật gia cũng như các chuyên gia về luật quốc tế

không tán thành các nội dung của các thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên
luận. Theo thuyết Nhị nguyên luận, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ
thống hoàn toàn độc lập. Như vậy quan điểm này mâu thuẫn với thực tế: “đời sống
quốc tế xây dựng trên cơ sở cởi mở hòa nhập với nhau chứ không trên cơ sở tách biệt
với nhau”. Hơn nữa “ yêu sách đòi đặt trật tự pháp luật chỉ ở cấp quốc gia ngang
hàng với một trật tự pháp luật của toàn bộ nhân loại là một yêu sách thái quá ”. Theo
thuyết Nhất nguyên, nếu trật tự pháp luật quốc gia được đặt lên vị trí hàng đầu, tức là
khi đó trật tự pháp luật của cả thế giới ở dưới một trật tự pháp luật mang tính quốc gia
thì quả thật là phi logic. Còn nếu đặt trật tự pháp luật quốc tế lên trên thì sẽ đe dọa đến
chủ quyền cũng như quyền dân tộc tự quyết của các quốc gia thành viên. Có thể nói
rằng đây là 2 học thuyết thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa hai hệ
thống pháp luật còn phiến diện. Bởi vì sự tiếp cận khoa học và hiện đại về MQH giữa
luật QG và LQT phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận đồng thời chỉ ra được tính
chất của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống pháp luật với nhau. Không thể có sự tác
biệt giữa hai hệ thống luật mà trái lại, trên thực tế đã tất yếu hình thành giữa chúng
mối QH biện chứng trong đó :
+ LQG có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của
LQT: Bản chất của quá trình xây dựng các quy phạm LQT mà các QG tiến hành
thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí QG vào nội dung của
LQT. Ý chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của các QG, vì
vậy, lợi ích QG trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển LQT.
Ngoài ra trong lịch sử hình thành và phát triển LQT, nhiều quy phạm của Luật nhân
đạo QT, luật ngoại giao, lãnh sự hay nhiều nguyên tắc của LQT có nguồn gốc xuất
phát từ quan điểm, quan niệm của LQG.
+ LQT có tác động tích cực nhằm phát triển va hoàn thiện LQG: Tính chất tác
động của LQT đối với LQG được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên
ĐUQT, tổ chức QT của QG, thể hiện ở những hoạt động cụ thể như nghĩa vụ bổ sung,
hoàn thiện các quy định cũa LQG phù hợp với những cam kết QT của chính QG đó.
Bên cạnh đó, LQT còn tác động đến LQG thông qua vai trò của hệ thống này đối với
đời sống pháp lý tại mỗi QG, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh

những vấn đề thuộc lợi ích phát triển, hợp tác QT của QG.
Ở VN, vấn đề giải quyết MQH giữa LQT và LQG thông qua việc giải quyết
MQH giữa ĐUQT hiện đang có hiệu lực với VN và PLVN cũng đang là vấn đề thời
sự. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ĐƯQT là một trong nhữngcông cụ
hiệu quả nhất mà các quốc gia có thể sử dụng để thiết lập các quan hệ đối ngoại.
Chính vì thế, trong pháp luật các nước nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng,
ĐƯQT đóng một vai trò quan trọng và thường được ưu tiên áp dụng trong trường hợp
xảy ra xung đột giữa các quy định của văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và pháp
luật quốc tế về cùng một vấn đề. Ngay từ cuối những năm 80 của thế kỉ trước, nguyên
tắc ưu tiên áp dụng ĐƯQT so với nội luật đã được chính thức ghi nhận trong một số
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối ngoại của nước ta. Nhìn chung về hệ
thống pháp luật Viêt Nam, hiện nay, địa vị pháp lý của ĐƯQT mới chỉ được quy định
rải rác trong các văn bản pháp luật chứ chưa được xác định rõ trong Hiến pháp 1992
( đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) hay bất kỳ văn bản pháp luật có hiệu lực cao
nào.Về tương quan giữa ĐƯQT và luật, công thức chung của hầu hết các văn bản
pháp luật trong thời gian gần đây đó là văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng cho
mọi cá nhân, tổchức Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam,
nhưng “trong trường hợp ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy
định khác với quy định của văn bản này thì tuân theo các quy định của ĐƯQT đó”.
Mặc dù các văn bản pháp luật quy định nguyên tắc “ưu tiên” áp dụng ĐƯQT khi có
điều khoản khác quy định của nội luật nhưng đây chưa phải là điều khoản xác định vị
trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Về mối tương quan của ĐƯQT so
với Hiến pháp cũng chưa có quy định chính thức nào.
Nói chung, thật khó có thể đưa ra được một quan điểm hoàn toàn thỏa đáng về
các vấn đề liên quan đến mối quan hệ điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia trong
thời điểm hiện nay, khi mà luật pháp quốc gia còn chưa thực sự có được những quy
định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này, và giới luật gia hãy còn nhiều tranh cãi chưa thể
thống nhất trong một sớm một chiều. Bởi cả hai hệ thống pháp luật trong nước và
quốc tế đều là những thực thể động, không ngừng thay đổi để bắt nhịp với sự phát
triển của đời sống xã hội. Do vậy, cần phải xác định, nhiệm vụ xác định và giải quyết

mối quan hệ giữa hai hệ thống pháp luật này là một quá trình lâu dài và sẽ không bao
giờ hết tính thời sự.

7. Câu 7: Phân tích nguồn cơ bản của Luật Quốc Tế
- Trước tiên để tìm hiểu thế nào là nguồn cơ bản của LQT, trước hết ta phải hiểu thế
nào là nguồn của LQT. Nguồn của LQT là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên
tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế. Theo đó, LQT gồm 2 loại
nguồn : nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ.
+ Nguồn cơ bản: bao gồm Điều ước QT ( nguồn thành văn) và tập quán quốc
tế ( luật bất thành văn)
+ Nguồn bổ trợ : gồm phán quyết của TA công ty QT, các nguyên tắc PL
chung, nghị quyết của đại hội đồng LHQ, các học thuyết của các học giả.
- Trong bài này, tôi chỉ phân tích một số điểm đặc trưng của nguồn cơ bản, tức là tôi
sẽ phân tích về điều ước QT và tập quán QT.
*** Điều ước quốc tế :
Căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều 2 Công ước Viên 1969 ta có định nghĩa về
ĐUQT như sau : “ ĐUQT là một thỏa thuận QT được ký kết bằng văn bản giữa các
QG và được PLQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi
nhận trong văn kiện duy nhất hay trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau
cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó”. Qua định nghĩa
trên, ta có thể thấy rằng bản chất của một ĐUQT là “ thỏa thuận có yếu tố QT”. Thỏa
thuận là sự thống nhất về quan điểm của các bên về các vấn đề của điều ước. Có thể
nói rằng , thỏa thuận là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt từ quá trình xây dựng đến khi
thực hiện điều ước. Sự thỏa thuận trong điều ước phải trên cơ sở bình đẳng cùng có
lợi và tôn trọng các nguyên tắc khác của LQT.
Xuất phát từ bản chất của ĐUQT là sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan
hệ pháp lý QT mà ĐUQT có các giá trị pháp lý sau :
+ Thứ nhất, ĐUQT là hình thức PL cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để
xây dựng và ổn định các cơ sở PL cho các quan hệ PLQT hình thành và phát triển.

+ Thứ hai, ĐUQT là công cụ ,phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường
các quan hệ hợp tác QT giữa các chủ thể.
+ Thứ ba, là đảm bảo pháp ý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
chủ thể LQT.
+ Cuối cùng, ĐUQT dóng vai trò như 1 công cụ để xây dựng khung PLQT
hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT.
ĐUQT được xem như là nguồn cơ bản của LQT, nhưng về mặt lý luận, không
phải mọi ĐUQT đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của LQT. Một ĐUQT được coi
là nguồn của LQT nếu nó đáp ứng được các yêu cầu như sau :
+ Được ký kết đúng năng lực của các bên ký kết
+Được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện giữa các chủ thể
+ Cam kết đưa ra phải phủ hợp về mặt hình thức ( đúng thẩm quyền và trình tự
ký kết)
+ Đối tượng của ĐUQT phải hợp pháp , phù hợp với Jus Cogens.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của ĐUQT .Về tên gọi của
ĐUQT thì luật ĐUQT cũng nhu pháp luật của mỗi QG đều không có những quy định
cụ thể nhằm ấn định rõ tên gọi cho từng loại ĐƯ. Theo đó, tên gọi của mỗi ĐƯ do các
bên ký kết thỏa thuận quyết định. Hầu hết các ĐUQT thường được kết cấu làm 3
phần : lời nói đầu , phần nội dung chính và phần cuối cùng. Chủ thể ký kết điều ước
QT là chủ thể của LQT : bao gồm chủ thể cơ bản, chủ thể tiềm năng, chủ thể phái sinh
và các chủ thể đặc biệt khác. Đây là những chủ thể là năng lực pháp luật QT và năng
lực hành vi QT. Khi ký kết ĐUQT, các chủ thể thông qua đại diện của mình. Chủ thể
đại diện ký kết ĐƯQT là những người có thẩm quyền như : nguyên thủ quốc gia ( ở
VN là chủ tịch nước), người đứng đầu chính phủ ( ở VN là thủ tướng) , bộ trưởng bộ
ngoại giao, các bộ trưởng chuyên môn khác ký kết các ĐƯQT liên quan đến lĩnh vực
mà mình quản lý , người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngàoi và ở các
tổ chức QT ( đại sứ đặc mệnh toàn quyền). Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý như
trong một số trường hợp , các chủ thể không ký kết ĐUQT nhưng phải chịu sự ràng
buộc của ĐƯQT ( vd VN gia nhập ASEAN, ASEAN ký ĐƯQT, VN phải thực hiện) ;
khi các tổ chức QT ký kết ĐƯQT về các QG phải thực hiện; một số QG liên kết tự trị

kí thì các thành viên phải thực hiện; hoặc QG trao quyền cho QG khác ký, QG đó ký
xong về mình phải thực hiện ( vd như Angola trao quyền cho Pháp ký kết đƯQT,
Angola phải thực hiện ĐƯQT đó).
Việc ký kết ĐƯQT được thực hiện theo một trình tự như trình tự soạn thảo hợp
đồng. Trước hết các bên tiến hành đàm phán về các điều khoản của ĐƯ, sau khi đàm
phán xong, các bên tiền hành giai đoạng chuyển tải nội dung đàm phán vào văn bản-
bước này được gọi là soạn thảo ĐƯ. Sau khi soạn thảo, các bên sẽ thể hiện sự nhất trí
của mình đối với ĐƯQT đã được soạn thảo bằng cách thức thông qua ĐƯQT. Bước
tiếp theo là ký ( gồm ký tắt, ký tượng trưng và ký đầy đủ) , bước cuối cùng là phế
chuẩn hoặc phê duyệt tùy vào tính chất của ĐƯQT.
Nói tới ĐƯQT, ta ko thể ko nhắc đến vấn đề gia nhập ĐUQT. Gia nhập ĐUQT
là một hình thức đặc biệt so với ký kết ĐUQT, thể hiện ở việc QG gia nhập hoàn toàn
không tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo ĐUQT, nhưng gia nhập cũng là
một hình thức biểu hiện sự đồng ý chịu sữ ràng buộc của một QG đối với ĐUQT. Chỉ
có những ĐUQT mà quy định của ĐU đó cho phép gia nhập thì vấn đề gia nhập mới
được đặt ra.
Một hành vi pháp lý luôn đi kèm với hành vi ký kết hoặc gia nhập là bảo lưu
ĐUQT. Bảo lưu ĐUQT là hoạt động đơn phương của chủ thể LQT tham gia vào
ĐUQT nhằm thay đổi một phần hay toàn bộ hiệu lực của một hoặc 1 số quy định
trong ĐUQT.Vấn đề bảo lưu ĐUQT chỉ được đặt ra đối với các ĐUQT đa phương mà
ĐU đó cho phép bảo lưu. Đối với các ĐUQT song phương thì không được phép bảo
lưu.
Thực tiễn áp dụng các ĐUQT ở VN hiện nay có những mặt tích cực và tiêu cực
nhất định. Việc ký kết, gia nhập và thực hiện các ĐUQT ổ VN đã đạt được một số
thành tựu đáp ứng nhu cầu kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Từ sau 1986, Việt
Nam đã tham gia ngày càng nhiều ĐUQT song phương và đa phương, khu vực cũng
như toàn cầu. Số lượng ĐUQT được ký kết, gia nhập tăng nhanh về số lượng, mở
rộng về lĩnh vực ký kết. VN không còn bó hẹp đối tượng ký kết ĐUQT chỉ là các
nước XHCN mà mở rộng ra với tất cả các nước trên thế giới.Mốc quan trọng trong
những năn vừa qua là vào tháng 11/2006 VN chính thức trở thành thành viên của

WTO. Điều này thể hiện rõ vai trò to lớn của việc ký kết, gia nhập và thực hiện
ĐUQT trong đời sống QG nói riêng và trong hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta nói
chung. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế như khi chúng ta ký kết ĐUQT với
những nước phát triển thì chúng ta đã phải khoan nhượng rất nhiều bởi lẽ chúng ta là
một QG nhỏ, nghèo, tiếng nói của QG chưa thật sự được chú trọng trên thế giới.
Ngoài ra chúng ta vẫn còn gặp nhiều bất lợi trong việc gia nhập ĐUQT như đàm phán
gia nhập có thể ảnh hưởng bởi các toan tính chính trị hoặc phi thương mại khác khiến
ta rất khó định hướng hoặc xử lý.
*** Tập quán QT.
Bên cạnh ĐUQT, tập quán QT cũng là 1 loại nguồn khá quan trọng và phổ
biến trong LQT. Tập quán quốc tế được hiểu là quy tắc xử sự chung đã hình thành
trong thực tiễn QT mả chủ thể của LQT đã công nhận có tính chất bắt buộc về mặt
pháp lý. Khác với ĐUQT , TQQT không phải là văn kiện pháp lý mà là hành vi lặp đi
lặp lại của tất cả các nước hay 1 số nước và thể hiện kiểu mẫu nhất định của hành vi.
Sự áp dụng trong thời gian dài và tính thuyết phục ở nghĩa vụ pháp lý là những nét
đặc trưng của TQQT.
Về hình thức, quy phạm TQQT tồn tại dưới dạng các hành vi xử sự của các
chủ thể LQT. Do đó, tập quán quốc tế luôn ở dạng bất thành văn. Còn về nội dung,
TQQT có nội dung là nguyên tắc và quy phạm tập quán QT chứa đựng các quy tắc
điều chỉnh giữa các chủ thể LQT. Chủ thể của quy phạm TQQT là chủ thể của LQT.
TQQT được hình thành không thông qua hành vi ký kết mà nó được hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể LQT.
TQQT có giá trị pháp lý như ĐUQT , nó có thể được áp dung khi không có
quy phạm ĐUQT điều chỉnh hoặc do các chủ thể của LQT lữa chọn áp dụng TQQT.
TQQT được hình thành bằng con đướng khác hẳn với ĐUQT. Theo điểm b,
khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án Quốc tế quy định hai yếu tố hình thành TQQT là sự
áp dụng thường xuyên của QG và được thừa nhận là quy phạm pháp lý bắt buộc. Tuy
vậ, không phải quy tắc xử sự nào hình thành trong thực tiễn cũng trở thành quy phạm
TQQT tức là nguồn của LQT, mà TQQT phãi thỏa mãn các điều kiện sau :
+ TQQT phải được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn . Điều này

thể hiện qua 2 khía cạnh : TQQT phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 quá trình liên tục
và các QG phải tin rằng xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.
+ TQQT đó phải được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm có tính chất
pháp lý bắt buộc.
+ TQQT đó phải có nội dung phù hợp với Jus Cogens.
Mối quan hệ giữa ĐUQT và TQQT
Đây là hai loại nguồn chính và cơ bản của LQT, chúng tồn tại độc lập với nhau
trong hệ thống nguồn của LQT nhưng chúng lại có mối quan hệ tương tác, biện chứng
với nhau. TQQT xuất hi65n sớm hơn ĐUQT, nên nó có tác động đến sự hình thành và
phát triển của ĐUQT. Trong quá trình xây dựng quy phạm QT, TQQT có ý nghĩa là
cơ sở hình thàn ĐUQT trong qua quá trình pháp điển hóa. ( vd như quyền ưu đãi miễn
trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ nguyên tắc “ không giết hại sứ thần”, ban đầu quy
định này là TQQT, sau được pháp diển hóa thành ĐUQT) . Bên cạnh đó, ĐUQT là cơ
sở hình thành TQQT thông qua thực tiễn ký kết và thực hiện ĐUQT. Trong quá trình
thực hiện LQT, việc tồn tại ĐUQT không có ý nhĩa loại bỏ giá trị áp dụng của TQQT
tương đương về nội dung. Cả ĐUQT và TQQT đều được hình thành từ sự thỏa thuận
của các chủ thể LQT, do đó chúng có giá trị pháp lý ngang nhau, cùng song song tồn
tại. Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường ĐUQT và ngược
lại. Mối quan hệ trên đây khẳng định tính độc lập tồn tại của 2 loại nguồn cơ bản của
LQT, đồng thời khẳng định mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng
trong các QHQT.
8. Câu 8: Phân tích nguyên tắc tự do biển cả trong Luật
biển QT
Từ thế kỷ XV, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự
đua tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày càng
quyết liệt, lúc đó, người ta đã nhận ra rằng “biển cả không phải là nguồn tài nguyên
vô tận mà biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng
biển”.Từ đó đã hình thành hai quan điểm, hai học thuyết trái ngược nhau đó là: tự do
biển cả (resnullius) và chủ quyền quốc gia (rescommunis). Ban đầu , tự do biển cả là
TQQT sau đó được các nhà khoa học đưa lên là học thuyết, sau đó được pháp điển

hóa thành nguyên tắc.
Do đặc trưng không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào, quy chế pháp lý của
biển cả là quy chế tự do, hiểu theo hai khía cạnh pháp lý cơ bản:
+ Thừa nhận sự ngang nhau về quyền và lợi ích của mọi quốc gia trên biển cả.
+ Không có sự phân biệt đối xử dựa trên vị trí và hoàn cảnh địa lý của mọi
quốc gia khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả.
Bản chất pháp lý này của biển cả được thể hiện và đảm bảo bằng nội dung của
nguyên tắc tự do biển cả : Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là quốc gia
có biển hay không có biển. Nguyên tắc tự do biển cả không cho phép bất cứ quốc gia
nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền
của mình. Điều đó có nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc gia đều được hưởng các
quyền tự do được quy định trong luật quốc tế. Song, mỗi quốc gia khi thực hiện các
quyền tự do của mình phải tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác.
Theo quy định tại Điều 87- Công ước luật biển 1982, những quyền tự do trên
biển xuất phát từ nguyên tắc tự do biển cả bao gồm:

×