Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.72 KB, 197 trang )

VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
ĐỀ ÁN 2- CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ 2008-2012
BỘ TƯ PHÁP
TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NĂM 2012
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
Nguyễn Thúy Hiền
Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN:
Nguyễn Duy Lãm
Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp
Phạm Thị Hòa
Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp
THAM GIA BIÊN SOẠN:
1. TS. Lê Thu Hằng, Học viện Tư pháp
2. ThS. Vũ Thị Thu Hiền, Học viện Tư pháp
3. ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Học viện Tư pháp
4. ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, Học viện Tư pháp
5. TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết, Học viện Tư pháp
6. ThS. Tống Thị Thanh Thanh, Học viện Tư pháp
7. ThS. Ngô Ngọc Vân, Học viện Tư pháp.
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày 27/02/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 270/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Củng cố, kiện
toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát
triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục


pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Một
trong các hoạt động của Đề án là cung cấp, hỗ trợ tài liệu
nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho các đối tượng của Đề án, góp
phần nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
thực hiện công tác này trong thời kỳ mới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về bồi dưỡng kiến thức pháp luật,
kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những
người trực tiếp thực hiện công tác này, đặc biệt là đội ngũ Báo
cáo viên pháp luật, Ban chỉ đạo Đề án tổ chức biên soạn và
phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Tìm hiểu
các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật”. Cuốn sách
cung cấp cho báo cáo viên các vụ việc liên quan tới pháp luật
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, hình sự, dân sự, hành
chính, lao động,… đã diễn ra trên thực tế, quyết định của Tòa
án và những bình luận pháp luật của các tác giả về những vụ
việc trên.
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Ban chỉ đạo Đề án trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt
tình của tập thể tác giả và sự phối hợp tích cực của Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật - thường trực Ban chỉ đạo Đề án để
hoàn thành cuốn sách này.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của bạn đọc về nội dung cuốn sách.
BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN
I. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG TRONG KINH DOANH
Vụ việc số 1
Ngày 15 tháng 9 năm 2010, bà Th ký với Công ty
CBTHSXK - Việt Ph, hai hợp đồng không số, tên gọi là “Hợp

đồng vay vốn để sản xuất kinh doanh” cùng do ông Trần Văn
K nguyên giám đốc đại diện ký, cho Công ty vay 20.000
USD/1 hợp đồng, lãi suất 4,5%/tháng, thời hạn 06 tháng và 12
tháng. Trong hợp đồng, bên cho vay có ghi là bà Nguyễn Thị
Th, địa chỉ 35 Nguyễn An N, quận 1 - Thành phố H; bên đi
vay là Công ty CBTHSXK - Việt Ph, do ông Trần Văn K -
Giám đốc, địa chỉ 57 Nguyễn T, quận 1, Thành phố H đại
diện. Hợp đồng chỉ có chữ ký của ông K, không đóng dấu
Công ty.
Thực hiện hợp đồng, bà Th đã giao cho ông K 38.000
USD, ông K đã trả được 3.353 USD nên vốn gốc chỉ còn là
34.647 USD. Khi bà Th giao USD cho ông K không có biên
lai ký nhận của Kế toán trưởng hay Thủ quỹ của Công ty
CBTHSXK - Việt Ph. Công ty CBTHSXK- Việt Ph không có
lưu hợp đồng hoặc các chứng từ liên quan trong hồ sơ tại
Phòng tài vụ - kế toán của Công ty CBTHSXK - Việt Ph. Ông
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Trần Văn K không báo việc ký kết, thực hiện hợp đồng với bà
Th trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
CBTHSXK - Việt Ph.
Hết hạn thanh toán, bà Th kiện Công ty CBTHSXK - Việt
Ph; yêu cầu Công ty CBTHSXK - Việt Ph phải trả cho bà Th
các khoản tiền sau:
- Vốn gốc là 34.647 USD tương đương 557.123.760 đồng;
- Lãi là 733.354.928 đồng.
Tổng cộng tính tròn hai khoản là: 1.290.000.000 đồng.
Bình luận
- Thứ nhất: Về hình thức, hai “Hợp đồng vay vốn để
kinh doanh” cùng ký ngày 15/9/2010 được xác lập giữa bà Th

với Công ty CBTHSXK - Việt Ph. Tuy nhiên, thực tế thực
hiện hợp đồng lại thể hiện đây là quan hệ cho vay giữa cá
nhân với cá nhân (bà Th và ông K), với những tình tiết để
chứng minh là việc giao tiền được thực hiện giữa cá nhân bà
Th với ông K, không qua tài khoản Công ty, nội bộ Công ty
không được biết về việc vay tiền này, hợp đồng không theo
biểu mẫu hợp đồng của Công ty và không được đóng con dấu
Công ty. Vì vậy, việc bà Th khởi kiện đề nghị Tòa án buộc
chính Công ty CBTHSXK - Việt Ph trả nợ sẽ không được Tòa
án chấp nhận.
Có quan điểm cho rằng, nếu hợp đồng được đóng dấu của
Công ty, thì cho dù ông K đứng ra nhận tiền, không chuyển
tiền cho Công ty, Công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ. Còn
việc ông K sử dụng danh nghĩa của Công ty vay tiền, không
trả được nợ, gây thiệt hại cho Công ty sẽ được xem xét ở quan
hệ pháp luật khác. Quan điểm này cũng đã gây nhiều tranh cãi
trong thực tiễn xét xử.
Vấn đề mấu chốt không phải là hợp đồng được đóng dấu
Công ty hay không được đóng dấu Công ty vì xét cho cùng
con dấu không làm thay đổi bản chất và hiệu lực của hợp
đồng. Việc đóng dấu chỉ là sự xác thực về mặt hành chính chữ
ký của người có thẩm quyền đại diện cho một tổ chức. Quan
trọng là để làm rõ bản chất quan hệ cho vay được xác lập giữa
bà Th với Công ty hay với cá nhân ông K, cần phải xác định:
+ Ý chí cho vay của bà Th là cho Công ty hay cá nhân
ông K vay? Tại sao bà Th chuyển tiền cho cá nhân ông K mà
không qua tài khoản, kế toán Công ty?
+ Ý chí của ông K là vay với danh nghĩa cá nhân hay
dưới danh nghĩa đại diện cho Công ty? Tại sao ông K trực tiếp
nhận tiền, trả tiền, không qua sổ sách kế toán Công ty, không

thông báo việc vay nợ trong nội bộ Công ty?
Việc làm rõ ý chí của các bên, một mặt để xác định rõ bản
chất quan hệ hợp đồng, mặt khác còn làm rõ hiệu lực của giao
dịch (hợp đồng sẽ vô hiệu do bị lừa dối nếu ý chí bà Th là cho
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Công ty vay nhưng ông K đã lừa dối bà Th để bà Th giao tiền
trực tiếp cho ông K) và làm rõ lỗi trong việc ông K lợi dụng
danh nghĩa của Công ty để vay tiền, từ đó xác định rõ trách
nhiệm của từng chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Thứ hai: Mặc dù khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh
chấp, bà Th đã quy đổi giá trị đòi nợ bằng tiền Việt, tuy nhiên
việc cho vay bằng USD là đã vi phạm pháp luật nên hợp đồng
sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu.
Theo quy định của Điều 22 Pháp lệnh Quản lý ngoại hối
năm 2005 thì các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam phải được
thực hiện bằng đồng tiền nội tệ. Vi phạm quy định này được coi
là vi phạm điều cấm của pháp luật và là một trong những căn cứ
để tuyên hợp đồng vô hiệu theo Điều 122 Bộ luật Dân sự.
Điều 22 Pháp lệnh Quản lý ngoại hối quy định:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm
yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không
được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức
tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian
gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác
được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Và Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện
được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.”
Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, các giao dịch được
xác lập bằng ngoại tệ khi giải quyết Tòa án sẽ tuyên giao
dịch vô hiệu vì cho rằng nội dung của hợp đồng đã vi
phạm điều cấm của pháp luật (không được phép giao dịch
bằng ngoại hối). Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề giao dịch được xác lập bằng ngoại
tệ. Có quan điểm cho rằng việc vi phạm quy định về quản
lý ngoại hối chỉ là sự vi phạm về quản lý hành chính và vì
vậy các chủ thể chỉ phải chịu chế tài xử phạt vi phạm hành
chính mà không làm vô hiệu hợp đồng. Tác giả cho rằng
cần thiết phải làm rõ đối tượng của hợp đồng là gì, nếu đối
tượng của hợp đồng là giao dịch cho vay thì lúc này nội
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
dung của hợp đồng được coi là vi phạm điều cấm của pháp
luật, còn nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa mua bán,
dịch vụ thuê, mượn thì việc các bên thỏa thuận đồng tiền
thanh toán bằng ngoại tệ chỉ làm vô hiệu điều khoản về
thanh toán chứ không làm cho nội dung của hợp đồng bị vi
phạm điều cấm như cách hiểu hiện nay. Vì vậy, đối với
những hợp đồng mua bán, thuê mà các bên thỏa thuận

thanh toán bằng ngoại tệ thì Tòa án chỉ tuyên vô hiệu điều
khoản này và buộc các bên phải khôi phục tình trạng đã
thực hiện cho đúng quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối.
Vụ việc số 2
Ngày 01/8/2010, Công ty điện máy, xe máy, xe đạp TTD
(bên A - không có chức năng cho thuê nhà xưởng) và Công ty
trách nhiệm hữu hạn T (bên B) có ký hợp đồng thuê nhà
xưởng với nội dung: Bên A cho bên B thuê 01 nhà 02 tầng và
03 dãy nhà xưởng trên diện tích 2000 m
2
đất tại số 42Q ngõ 67
phố Đ, quận L, thành phố H. Thời hạn thuê từ 01/9/2010 đến
30/8/2012. Giá cho thuê là 140.000.000 đồng/tháng. Bên B
thanh toán cho bên A 03 tháng một lần. Nếu chậm thanh toán
sẽ bị phạt với mức lãi suất 05%/tháng cho số tiền và thời gian
chậm thanh toán.
Sau khi thanh lý hợp đồng, bên B phải giao lại cho bên A
toàn bộ mặt bằng, tài sản của bên A và cả phần sửa chữa của
bên B (được bên A cho phép).
Ngoài ra, các bên còn thỏa thuận về trách nhiệm của các
bên và chọn cơ quan tài phán.
Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty trách nhiệm hữu
hạn T đã trả tiền thuê đến hết tháng 3/2011. Sau đó bị đơn
không trả tiền thuê nhà nữa, mặc dù phía nguyên đơn đã có
nhiều công văn nhắc nhở, bị đơn vẫn không thực hiện.
Do đó đến ngày 11/6/2011, nguyên đơn đã có công văn số
71/ĐM-XĐXM thông báo cho bị đơn về việc hủy bỏ hợp đồng
và yêu cầu bị đơn trả lại toàn bộ diện tích nhà xưởng đang thuê.
Đến ngày 24/8/2011, nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu:

- Bị đơn trả lại toàn bộ diện tích thuê.
- Hoàn trả số tiền thuê nhà còn thiếu là 308.000.000 đồng
và lãi là 50.976.875 đồng.
Bình luận
- Thứ nhất, Hợp đồng cho thuê nhà xưởng của các bên sẽ
bị Tòa án tuyên vô hiệu do bên A không có chức năng cho
thuê nhà xưởng để thực hiện hợp đồng, vi phạm Điều 9 Luật
Doanh nghiệp năm 2005, Điều 122 và Điều 127 Bộ luật Dân
sự năm 2005.
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định
về nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Hoạt động kinh doanh theo
đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp
luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.”
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng hợp đồng trên là hợp
đồng cho thuê tài sản (là hợp đồng dân sự) nên Bên A không
nhất thiết phải có chức năng kinh doanh trong việc cho thuê
tài sản thuộc sở hữu của mình. Quan điểm này cũng gây nhiều
tranh cãi trong thực tiễn xét xử.
- Thứ hai: Về việc xử lý hậu quả của hợp đồng nêu trên
khi bị tuyên vô hiệu cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo
quy định của Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hợp đồng
bị vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên,
các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn
trả được bằng tiền thì hoàn trả bằng hiện vật và bên nào có lỗi
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay

đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại
tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng
tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu
được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây
thiệt hại phải bồi thường.”
Thực tiễn xét xử cho thấy, khi hợp đồng cho thuê nhà
xưởng bị vô hiệu thì các bên chấm dứt việc thực hiện hợp
đồng và bên đi thuê phải thanh toán tiền thuê cho thời gian đã
thuê (vì việc sử dụng không thể hoàn trả nên hoàn trả bằng
tiền) vì không có quy định và giải thích cụ thể trường hợp nào
thì “lợi tức, hoa lợi” thu được phải bị tịch thu sung quỹ Nhà
nước. Tuy nhiên, việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô
hiệu như vậy vô hình trung là đã thừa nhận hợp đồng, đặc biệt
là trong trường hợp thời hạn hợp đồng thuê đã hết, các bên đã
thực hiện xong hợp đồng và chỉ còn nợ tiền thuê. Theo quan
điểm của tác giả, tiền thuê trong trường hợp mà bên cho thuê
không có chức năng mà lại cho thuê là khoản lợi tức không
hợp pháp và bên cho thuê không được hưởng mà phải sung
quỹ Nhà nước.
Mặt khác, quy định “bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi
thường” cần phải thống nhất hiểu “lỗi” ở đây là lỗi làm cho
hợp đồng bị vô hiệu chứ không phải lỗi trong thực hiện hợp
đồng vì khi hợp đồng bị vô hiệu thì không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Và tác giả cũng cho
rằng, nếu đã là lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu thì chỉ có khả
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật

năng cả hai bên cùng có lỗi (50/50) hoặc một bên có lỗi
(100%) chứ không thể cân nhắc lỗi theo mức 70/30 hay 40/60
v.v… phù hợp với mức độ thiệt hại được. Tuy nhiên, thực tế
xét xử hiện nay cho thấy việc xem xét lỗi trong việc giải quyết
hậu quả của hợp đồng vô hiệu còn rất khác nhau.
Vụ việc số 3
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại TL
và Công ty cổ phần đầu tư sản xuất động cơ phụ tùng và lắp
ráp ô tô, xe máy T cùng thỏa thuận và ký kết một số hợp đồng
kinh tế. Theo các hợp đồng kinh tế số 01/XNTL-L1/HĐKT
ngày 01/10/2009, số 02/XNTL-L1/HĐKT ngày 12/7/2009, số
03/XNTL-L1/HĐKT ngày 01/10/2009, hai bên thỏa thuận:
Công ty TL bán cho Công ty T vành xe máy gồm: vành trước
là 60.000 cái, vành sau là 60.000 cái. Tổng giá trị cả 03 hợp
đồng là 4.909.080.000 đồng, kèm theo thỏa thuận thanh toán
theo từng hóa đơn xuất hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày
Công ty TL giao hàng.
Hợp đồng số 01/MTL-L1/HĐKT ngày 12/11/2009, Công
ty TL bán cho Công ty T 15.000 mặt nạ nhựa, tổng giá trị hợp
đồng là 67.500.000 đồng và thỏa thuận thanh toán trong vòng
20 ngày kể từ ngày giao nhận hàng.
Việc giao nhận hàng và trả tiền giữa hai bên được thực
hiện như sau:
- Về loại hàng vành xe máy tính đến thời điểm cuối cùng
là ngày 24/10/2010, Công ty TL đã giao số lượng hàng trị giá
4.473.644.252 đồng, Công ty T đã trả 3.875.713.918 đồng,
còn nợ là 597.930.334 đồng.
- Về loại hàng mặt nạ nhựa tính đến ngày 10/9/2010,
Công ty TL đã giao trị giá 125.613.000 đồng, tính trừ một số
hàng phải trả lại thì giá trị còn lại là 125.263.000 đồng, Công

ty T chưa trả được đồng nào.
Tại biên bản đối chiếu công nợ này 17/11/2010, hai bên
xác nhận: Tổng số tiền Công ty T còn nợ của Công ty TL là
729.193.334 đồng, trong đó nợ tiền vành xe máy là
597.930.334 đồng; tiền mặt nạ nhựa là 125.263.000 đồng và
6.000.000 đồng tiền khuôn đúc phía Công ty TL đã ứng trả
thay cho Công ty T.
Sau khi chốt nhận nợ, Công ty TL đã nhiều lần đôn đốc,
nhắc nợ; ngày 02/4/2011 Công ty T trả tiếp 50.000.000 đồng.
Ngày 17/10/2011 Công ty TL đã có công văn số 101/2011/CV
gửi Công ty T yêu cầu trả nốt số nợ gốc 679.193.334 đồng
trước ngày 25/10/2011; mặc dù đã nhận được văn bản nhưng
Công ty T không trả lời và cũng không thanh toán nợ. Do vậy,
ngày 06/12/2011 Công ty TL đã có đơn khởi kiện yêu cầu
buộc Công ty T phải trả số nợ gốc là 679.193.334 đồng.
Ngoài ra, Công ty TL còn yêu cầu Công ty T phải hoàn trả
lãi phát sinh trong thời gian chậm thanh toán là 208.947.323
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
đồng (theo thỏa thuận trong hợp đồng là 05%/tháng trên số tiền
chậm trả, thời gian chậm trả và lãi được tính lũy tiến, cộng lãi
vào gốc để tính).
Tòa án đã thụ lý vụ việc và nhận định cách tính lãi lũy
tiến lấy lãi cộng gốc để tính và lãi suất 05%/tháng là không
phù hợp với quy định về lãi suất cho vay được quy định tại
Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Bình luận
- Thứ nhất: Sau ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu
lực, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thì không còn
tồn tại khái niệm hợp đồng kinh tế. Vì vậy, việc các bên vẫn

còn sử dụng thuật ngữ hợp đồng kinh tế trong giao kết hợp
đồng là không chính xác.
- Thứ hai: Việc Tòa án áp dụng Điều 476 Bộ luật Dân sự
năm 2005 để xem xét thỏa thuận của các bên về việc phạt lãi
do vi phạm nghĩa vụ thanh toán gây nhiều băn khoăn bởi Điều
476 Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định về lãi suất của hợp
đồng vay. Quy định này có đương nhiên được áp dụng cho
việc thỏa thuận về lãi suất phạt chậm thanh toán trong các hợp
đồng thương mại theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005
hay không cũng chưa thực sự rõ ràng.
Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không
được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả
lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về
lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán
tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí
hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả
tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn
trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.”
Có quan điểm cho rằng, trong tình huống này hai bên đã có
thỏa thuận khác nên thỏa thuận phạt này hoàn toàn phù hợp
Điều 306 Luật Thương mại năm 2005, cần phải được chấp nhận.
Tuy nhiên có quan điểm khác cho rằng dù các bên có thỏa thuận

khác thì mức lãi phạt cũng không được cao hơn mức 150% lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định. Như đã đề cập ở
trên, liệu Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 về lãi suất trong
hợp đồng vay có đương nhiên áp dụng cho các hợp đồng khác
hay không? Quan điểm của tác giả là không áp dụng, bởi bản
chất của thỏa thuận phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong các
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
hợp đồng thương mại là một chế tài để răn đe và trừng phạt các
chủ thể cố tình vi phạm nghĩa vụ, không thuộc phạm vi điều
chỉnh về lãi suất cho vay để kiểm soát hoạt động cho vay, thực
hiện chính sách về tiền tệ của Nhà nước. Do đó, không nhất thiết
phải điều chỉnh bởi mức tỷ lệ do pháp luật quy định để tạo sự ổn
định và cân bằng trong quản lý tiền tệ. Vậy nên, theo chúng tôi,
trên thực tế xét xử các thẩm phán vẫn áp dụng Điều 476 Bộ luật
Dân sự năm 2005 để xem xét về thỏa thuận phạt lãi trong các
hợp đồng thương mại là không hợp lý.
- Thứ ba: Theo hợp đồng thì việc thanh toán phải thực
hiện không quá 20 ngày đối với mặt nạ nhựa, không quá 30
ngày đối với vành xe máy kể từ ngày bên A giao hàng theo
từng hóa đơn; ngoài thời hạn trên được coi là chậm trả. Như
vậy, hết thời hạn này mà bên có nghĩa vụ vẫn không thanh
toán là đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện hợp đồng nếu phía Công ty TL không có ý
kiến gì; các văn bản đối chiếu nợ cũng chỉ ghi nhận khoản nợ
gốc mà không đề cập đến lãi quá hạn thì coi như Công ty TL
đã mặc nhiên chấp nhận việc vi phạm. Do vậy, thời điểm tính
lãi suất chậm thanh toán được lấy mốc từ ngày đối chiếu xác
nhận công nợ chứ không phải tính từ mốc vi phạm theo thỏa
thuận trong hợp đồng.

Vụ việc số 4
Ngày 01/3/2011, Hợp tác xã ĐT và Công ty cổ phần MT
ký hợp đồng số 03/HĐ-CT liên doanh kinh tế với nội dung
chính là:
Hợp tác xã ĐT đồng ý liên doanh với Công ty cổ phần
MT. Công ty cổ phần MT đồng ý đầu tư liên doanh của Hợp
tác xã ĐT để chăn nuôi lợn siêu nạc xuất khẩu với hình thức
góp vốn, khoán gọn, thu lợi nhuận (lãi suất 0,7%/tháng). Công
ty cổ phần MT phải thanh toán lãi cho Hợp tác xã ĐT vào
ngày cuối tháng hoặc cuối quý.
Hợp tác xã ĐT chỉ đầu tư lượng tài chính để liên doanh là
500 triệu đồng trong thời gian 05 năm. Hết thời hạn, Công ty
cổ phần MT phải thanh toán hết gốc và lãi cho Hợp tác xã ĐT.
Tài sản Công ty cổ phần MT làm thế chấp cho Hợp tác
xã ĐT là hệ thống cây xăng đang hoạt động với trị giá 1,4
tỷ đồng.
Ngày 14/3/2011, Hợp tác xã ĐT đã chuyển cho Công ty
cổ phần MT 150 triệu đồng (phiếu chi số 41) căn cứ vào văn
bản đề nghị tạm ứng vốn số 01/VBĐN-CT ngày 06/3/2011
của Công ty cổ phần MT.
Ngày 28/4/2011, Hợp tác xã ĐT đã chuyển cho Công ty
cổ phần MT 100 triệu đồng (phiếu chi số 70).
Công ty cổ phần MT sau khi ký hợp đồng với Hợp tác xã
ĐT đã ký 03 hợp đồng về lợn giống, thiết bị chuồng lợn với
Xí nghiệp tập thể BH, Công ty cổ phần Hùng S, Công ty trách
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
nhiệm hữu hạn CHAROEN P - Những hợp đồng này Công ty
cổ phần MT không chuyển đúng tiền thanh toán trong hợp
đồng nên đã bị phạt 221.323.550 đồng và các thiệt hại khác.

Tổng thiệt hại hơn 300 triệu đồng.
Công ty cổ phần MT đã chuyển Hợp tác xã ĐT tiền lợi
nhuận khoán gọn hàng tháng (từ tháng 3/2011 đến tháng
11/2011, tổng số tiền lợi nhuận đã chuyển là 11.550.000
đồng). Từ tháng 11/2011, Công ty cổ phần MT ngừng chuyển
tiền lãi cho Hợp tác xã ĐT.
Phía Hợp tác xã ĐT, sau khi ký hợp đồng với Công ty cổ
phần MT đã bị Ủy ban kiểm tra huyện C kiểm tra và kết luận
việc ký và thực hiện hợp đồng liên doanh kinh tế giữa Hợp tác
xã ĐT và Công ty cổ phần MT là vi phạm điều lệ Hợp tác xã,
Nghị quyết đại hội xã viên bất thường ngày 07/6/2011, không
tìm hiểu kỹ đối tác kinh doanh mà huyện ủy C đã có thông
báo số 151/TB-HU. Đại hội đại biểu xã viên Hợp tác xã ĐT
ngày 29/5/2011 đã yêu cầu thu hồi số tiền 250 triệu đồng cho
Công ty cổ phần MT vay về quỹ Hợp tác xã.
Từ ngày 01/6/2011 đến 09/11/2011, Hợp tác xã ĐT liên
tục yêu cầu Công ty cổ phần MT thanh lý hợp đồng, yêu cầu
Công ty cổ phần MT chuyển trả lại 250 triệu đồng mà Hợp tác
xã đã chuyển, nhưng Công ty cổ phần MT không thực hiện.
Còn Công ty cổ phần MT yêu cầu Hợp tác xã ĐT hoặc
thanh lý hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng Hợp tác xã
ĐT phải bồi thường đầy đủ mọi thiệt hại của Công ty cổ phần
MT do Hợp tác xã ĐT gây ra.
Tranh chấp giữa hai bên không giải quyết được. Ngày
10/02/2012, Hợp tác xã ĐT gửi đơn và hồ sơ khởi kiện đến
Tòa án nhân dân thành phố HP đề nghị giúp Hợp tác xã ĐT
thu hồi 250 triệu đồng đã chuyển cho Công ty cổ phần MT.
Công ty cổ phần MT cũng có yêu cầu phản tố đề nghị Tòa án
buộc Hợp tác xã ĐT phải bồi thường các thiệt hại phát sinh
cho Công ty cổ phần MT.

Bình luận
- Thứ nhất: Hợp đồng liên doanh kinh tế số 03/HĐ-CT
ký kết ngày 01/3/2011 giữa Hợp tác xã ĐT và Công ty cổ
phần MT bị vô hiệu toàn bộ.
Tại Điều 2 của hợp đồng có quy định: Hợp tác xã ĐT chỉ
đầu tư lượng tài chính để liên doanh là 500.000.000 đồng vào
vốn lưu động của Công ty cổ phần MT trong thời hạn 05 năm.
Nhưng tại Điều 1, Điều 3 quy định: khoán gọn, thu lợi nhuận
lãi suất 0,7%/tháng. Công ty cổ phần MT đã phải trả lãi hàng
tháng cho Hợp tác xã ĐT cho đến tháng 11/2011. Tại văn bản
đề nghị số 01/VBĐN-CT ngày 06/3/2011 của Công ty cổ phần
MT xác định Hợp tác xã ĐT là bên đầu tư tài chính cho Công
ty cổ phần MT trên cơ sở khoán gọn, trả lãi hàng tháng theo
hợp đồng số 03/HĐ-CT ngày 01/3/2011.
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Giấy ủy quyền nhận tiền số 01/GUQ-CT ngày 11/3/2011
của Công ty cổ phần MT ghi rõ là nhận số tiền vay 150.000.000
đồng. Phiếu chi số 41 ngày 14/3/2011 của Hợp tác xã ĐT ghi rõ
chi theo văn bản đề nghị vay vốn của Công ty cổ phần MT.
Phiếu chi 100.000.000 đồng ngày 28/4/2011 của Hợp tác xã ĐT
ghi chi theo hợp đồng vay vốn. Một số phiếu thu của Hợp tác xã
ĐT ghi rõ thu tiền lãi cụ thể: phiếu thu số 02 ngày 28/6/2011,
phiếu thu số 24 ngày 15/5/2011; phiếu thu số 01 ngày
15/6/2011; phiếu thu số 06, 07 ngày 18/7/2011.
Từ căn cứ trên thể hiện, thực chất hợp đồng kinh tế số
03/HĐ-CT ngày 01/3/2011 giữa Hợp tác xã ĐT với Công ty
cổ phần MT chỉ là hợp đồng vay vốn.
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh bị vô hiệu do giả
tạo vì che dấu bản chất là một hợp đồng cho vay vốn theo

Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo
nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường
hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Giao dịch bị che giấu ở đây là hợp đồng cho vay vốn vẫn
bị vô hiệu vì vi phạm Điều 6, Điều 7 của Luật Hợp tác xã năm
2003. Cụ thể, Hợp tác xã không được cho vay đối với các tổ
chức, cá nhân không phải là xã viên Hợp tác xã và không
được kinh doanh ngoài những ngành, nghề đã đăng ký.
Khoản 8 Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định Hợp tác xã có
quyền: “Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn
vốn khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.”
Khoản 1 Điều 7 Luật Hợp tác xã quy định Hợp tác xã có
nghĩa vụ: “Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng ngành, nghề,
mặt hàng đã đăng ký.”
- Thứ hai: Công ty cổ phần MT yêu cầu Hợp tác xã ĐT
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do có lỗi dẫn đến hợp đồng
vô hiệu là không có cơ sở để chấp nhận bởi Công ty cổ phần
MT buộc phải có nghĩa vụ biết chức năng kinh doanh của
Hợp tác xã là không được phép cho vay vốn. Vì vậy, trong
trường hợp này lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu là 50/50 (trừ
khi Hợp tác xã ĐT lừa dối làm cho Công ty cổ phần MT tin
vào việc Hợp tác xã có chức năng này), Công ty cổ phần MT
phải gánh chịu 1/2 thiệt hại của mình.
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật

II. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG
Vụ việc số 1
Ngày 07/3/2009, Công ty thương mại xây dựng có thư
bảo lãnh số 142 cho Chi nhánh Sài Gòn V là đơn vị thuộc
Công ty thương mại xây dựng vay tiền của Chi nhánh Ngân
hàng Công thương thành phố H thuộc Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Thư bảo lãnh với số tiền 10 tỷ đồng có tài
khoản 710-A00477 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và
tài khoản ngoại tệ số 362-111-37-0333 tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Từ thư bảo lãnh này, Chi nhánh Sài Gòn V
đã lập khế ước vay Ngân hàng như sau:
1. Ngày 29/7/2009 mở L/C số 0104106/T95LC91 trả
chậm một năm không quy định lãi suất, nhưng có phí
chuyển tiền với số tiền là 232.416 USD. Từ ngày 23/8/2010
đến ngày 15/11/2010 đã trả được 203.670 USD, nợ gốc còn
28.746 USD.
2. Khế ước số 95000634 ngày 02/10/2009 vay số tiền là
2.500.000.000 đồng (hai tỷ năm trăm triệu đồng) và đã trả lãi
trong hạn được 75.405.947 đồng.
3. Khế ước số 9500034 ngày 29/11/2009 vay 3.000.000
đồng (ba tỷ đồng), chưa trả được gốc và lãi quá hạn.
4. Khế ước số 9501051 ngày 26/12/2009 vay 6.375.000.000
đồng (sáu tỷ ba trăm bảy lăm triệu đồng), hợp đồng ngoại tệ còn nợ
28.746 USD.
Ngày 15/4/2011, Công ty thương mại xây dựng được
khoanh nợ 05 tháng và được trừ lãi đã thu vào gốc là
975.000.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền mà phía bị đơn đã
trả được 1.600.000.000 đồng tiền gốc. Còn nợ gốc sau khoanh
nợ là 5.400.000.000 đồng và 28.746 USD.

Hết thời gian khoanh nợ, Ngân hàng Công thương đã đến
Chi nhánh Sài Gòn V lập biên bản nhận nợ và hai bên đã xác
nhận với nhau: Sài Gòn V còn nợ Ngân hàng là 5.400.000.000
đồng tiền gốc và 3.544.152.741 đồng tiền lãi quá hạn. Về
ngoại tệ: nợ gốc 28.746 USD, lãi nợ quá hạn 16.994,39 USD.
Sau nhiều lần đề nghị thanh toán không thành, Ngân hàng
đã tiến hành khởi kiện Chi nhánh Sài Gòn V với yêu cầu Tòa
án buộc Chi nhánh Sài Gòn V phải trả nợ và xác định Công ty
thương mại xây dựng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan phải đứng ra trả nợ thay cho Chi nhánh Sài Gòn V khi
Chi nhánh không thực hiện nghĩa vụ.
Công ty thương mại xây dựng từ chối thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh với lý do trong văn bản hoạt động của Công ty
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
có quy định Chi nhánh tự chịu trách nhiệm pháp lý đối với
các khoản nợ mà Chi nhánh đã vay và sử dụng không
hiệu quả.
Bình luận
- Thứ nhất, việc Ngân hàng khởi kiện Chi nhánh Sài Gòn
V với tư cách bị đơn và xác định Công ty thương mại xây
dựng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải đứng ra
trả nợ thay cho Chi nhánh Sài Gòn V khi Chi nhánh không
thực hiện nghĩa vụ là đã kiện sai đối tượng.
Theo quy định của khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp
năm 2005, Điều 92, 93 Bộ luật Dân sự năm 2005, chi nhánh là
đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện
toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả
chức năng đại diện theo ủy quyền và doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do

người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm
vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh
nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề
kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh của doanh nghiệp.”
Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh
ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp
nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của
pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có
nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của
pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp
nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực
hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và
thời hạn được ủy quyền.
5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao
dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.”
Điều 93 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện nhân danh pháp nhân.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của
mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp
nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện
không nhân danh pháp nhân.

1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
3. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân
sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân
xác lập, thực hiện.”
Như vậy, mặc dù các Khế ước vay nợ được lập giữa Chi
nhánh Ngân hàng Công thương tại Thành phố Hồ Chí Minh
với Chi nhánh Sài Gòn V và Công ty thương mại xây dựng
đứng ra bảo lãnh trả nợ nhưng về bản chất pháp lý thì quan hệ
hợp đồng tín dụng được hình thành giữa hai chủ thể đó là:
i/Bên cho vay là Ngân hàng Công thương Việt Nam; ii/ Bên đi
vay là Công ty thương mại xây dựng. Việc Ngân hàng Công
thương Việt Nam để cho Công ty thương mại xây dựng phát
hành thư bảo lãnh cho Chi nhánh của mình vay vốn là đã hiểu
không đúng các quy định của pháp luật. Bên bảo lãnh phải là
bên thứ ba độc lập trong quan hệ hợp đồng vay (Điều 361 Bộ
luật Dân sự năm 2005).
Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo
lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây
gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ
phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”
Có quan điểm cho rằng, Ngân hàng khởi kiện Chi nhánh Sài
Gòn V cho nên cần phải xác định Chi nhánh là bị đơn vì theo
quy định của khoản 3 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bị đơn
“là người bị nguyên đơn khởi kiện”. Tuy nhiên, cần hiểu rằng

“người” trong quan hệ tố tụng có thể là cá nhân hoặc tổ chức có
năng lực pháp luật tố tụng dân sự được quy định tại Điều 57 Bộ
luật Tố tụng dân sự. Đối với cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên,
đối với tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ những tổ chức
không có tư cách pháp nhân nhưng không lệ thuộc bất kỳ tổ
chức nào khác (ví dụ: tổ hợp tác, hộ gia đình…).
Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
“1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các
quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định.
Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng
dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình
thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho
người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy
đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc pháp luật có quy định khác.
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất
năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố
tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp
của họ thực hiện.
5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười
lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp
của họ thực hiện.

6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động
hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự
mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ
lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà
án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham
gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp
của họ thực hiện.
7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp
pháp tham gia tố tụng.”
- Thứ hai, việc Công ty thương mại xây dựng từ chối thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lý do trong văn bản hoạt động của
Công ty có quy định Chi nhánh tự chịu trách nhiệm pháp lý
đối với các khoản nợ mà Chi nhánh đã vay và sử dụng không
hiệu quả cũng là chưa hiểu đúng các quy định của pháp luật
về trách nhiệm của pháp nhân.
Mặc dù Quy chế hoạt động của Công ty thương mại xây
dựng có quy định như vậy nhưng sự ràng buộc của những quy
định này chỉ có tính chất “quản lý nội bộ”. Về mặt pháp lý,
pháp nhân vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với những
giao dịch và hoạt động do chi nhánh của mình xác lập.
Vụ việc số 2
Căn cứ Quyết định số 146/2009/QĐ-UB ngày 15/3/2009
của Uỷ ban nhan dân (UBND) tỉnh THB - Phê duyệt mức vốn
vay “Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm” đối với dự án sản xuất và
chế biến nấm xuất khẩu của Công ty nấm xuất khẩu TB, ngày
25/4/2009, trên cơ sở đơn đề nghị nhận tiền vay do ông
Nguyễn Tiến Tr, Giám đốc Công ty nấm xuất khẩu TB ký tên
và đóng dấu của Công ty, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã

hội tỉnh THB đã ký hợp đồng tín dụng số 68/HĐ-TD cho ông
Nguyễn Tiến Tr, Giám đốc Công ty nấm xuất khẩu TB vay
200.000.000 đồng, mục đích vay để “mở rộng dây chuyền sản
xuất và chế biến nấm xuất khẩu”; thời hạn vay là 24 tháng; lãi
suất vay trong hạn là 0,5%/tháng; lãi quá hạn là 1%/tháng;
hình thức đảm bảo: “Bảo lãnh bằng tài sản” của một số cá
nhân gồm:
+ Ông Vũ Xuân T ký “Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản”
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
số 4 HĐ/BLTS ngày 14/02/2009 và hợp đồng bổ sung số 05
HĐ/BS ngày 21/4/2009, thế chấp nhà ở của gia đình mình để
bảo lãnh cho số tiền vay là 85 triệu đồng cả gốc và lãi của ông
Nguyễn Tiến Tr.
+ Bà Nguyễn Thị H ký “Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản”
số 03/HĐ-BLTS ngày 24/4/2009, thế chấp nhà và đất của gia
đình mình để bảo lãnh cho số tiền vay là 50 triệu đồng cả gốc
và lãi của ông Nguyễn Tiến Tr.
+ Ông Phạm Văn K và vợ là bà Đinh Thị Ph ký “Hợp
đồng bảo lãnh bằng tài sản” số 05/HĐ-BLTS ngày
12/6/2009, thế chấp nhà và đất của gia đình mình để bảo
lãnh cho số tiền vay là 62 triệu đồng cả gốc và lãi của ông
Nguyễn Tiến Tr.
Hợp đồng vay có ghi rõ bên vay là ông Nguyễn Tiến Tr -
Giám đốc Công ty nấm xuất khẩu TB. Hợp đồng do ông Tr
ký, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách THB ký và
đóng dấu hai bên. Các văn bản bảo lãnh nói trên đều có cam
kết “nếu ông Nguyễn Tiến Tr không trả được thì lúc đó tôi sẽ
có trách nhiệm trả cho Ngân hàng chính sách xã hội cả gốc
và lãi theo pháp luật”.

Thực hiện hợp đồng tín dụng số 68/HĐ-TD ngày
25/4/2009, Chi nhánh ngân hàng chính sách tỉnh THB đã giao
cho ông Nguyễn Tiến Tr với tư cách là Giám đốc Công ty
nấm xuất khẩu TB ký nhận tiền như sau:
+ Ngày 25/4/2009, nhận 110 triệu đồng;
+ Ngày 26/4/2009, nhận 50 triệu đồng;
+ Ngày 14/6/2009, nhận 25 triệu đồng;
+ Ngày 09/8/2009, nhận 15 triệu đồng.
Đến hạn trả nợ, ông Tr không có khả năng trả nợ vì dự án
làm ăn thua lỗ. Ngân hàng khởi kiện đích danh ông Nguyễn
Tiến Tr và những người bảo lãnh nói trên ra Tòa án.
Bình luận
- Thứ nhất, Ngân hàng khởi kiện cá nhân ông Nguyễn
Tiến Tr là không đúng đối tượng.
Mặc dù hợp đồng vay ghi rõ tên bên vay là ông Nguyễn
Tiến Tr - Giám đốc Công ty. Tuy nhiên, cần phải làm rõ
quan hệ hợp đồng vay thực chất phát sinh giữa Ngân hàng
với cá nhân ông Tr hay với Công ty nấm xuất khẩu TB do
ông Tr làm đại diện. Cần phải xem xét đến các chứng cứ
khác liên quan đến việc cho vay như căn cứ để Chi nhánh
Ngân hàng chính sách tỉnh THB ký kết hợp đồng tín dụng
này là Quyết định số 146/2009/QĐ-UB ngày 15/3/2009 của
UBND tỉnh THB về việc phê duyệt cho Công ty nấm xuất
khẩu TB (chứ không phải cá nhân ông Nguyễn Tiến Tr)
được vay 200 triệu đồng tiền vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ
việc làm; các đơn đề nghị nhận tiền vay đều do ông Nguyễn
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Tiến Tr, Giám đốc Công ty nấm xuất khẩu TB ký tên và
đóng dấu của Công ty nấm xuất khẩu TB. Như vậy, chủ thể

được quyền vay tiền của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ở
đây phải là Công ty nấm xuất khẩu TB chứ không phải cá
nhân ông Nguyễn Tiến Tr.
Thứ hai, hai hợp đồng bão lãnh ký giữa ông Vũ Xuân T,
bà Nguyễn Thị H với Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh
THB đều bị vô hiệu tuyệt đối nên sẽ không làm phát sinh
nghĩa vụ bảo lãnh của ông T và bà Hưng.
Bên bảo lãnh là ông Vũ Xuân T, bà Nguyễn Thị H dùng
tài sản chung của hai vợ chồng để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo
lãnh nhưng lại thiếu chữ ký của vợ ông Vũ Xuân T và chồng
bà Nguyễn Thị H là vi phạm quy định về chế độ sở hữu chung
vợ chồng. Khi tài sản bảo lãnh là tài sản chung vợ chồng thì
cần phải được cả vợ và chồng nhất trí định đoạt mới có giá trị
pháp lý (Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản
chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho
nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa
thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.”
Mặt khác việc bảo lãnh bằng tài sản là quyền sử dụng
đất phải thực hiện thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch
bảo đảm theo quy định của pháp luật mới đảm bảo hiệu lực
về mặt hình thức của giao dịch (Điều 122 Bộ luật Dân sự
năm 2005, khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 và
Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về
đăng ký giao dịch bảo đảm).

Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 quy định :
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
“Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất
phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp
hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận
của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất;”
Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 quy định:
“1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
2. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi
cá nhân, tổ chức có yêu cầu”.
Mặt khác, về chủ thể được nhận bảo lãnh, trong các văn
bản bảo lãnh đều ghi là “nếu ông Nguyễn Tiến Tr không trả

được…”; như vậy, việc bảo lãnh được đặt ra cho cá nhân ông
Nguyễn Tiến Tr chứ không phải là Công ty nấm xuất khẩu TB
do ông Tr làm đại diện, nên rất khó buộc những người bảo
lãnh phải thực hiện nghĩa vụ, trừ khi những người này thừa
nhận họ đứng ra bảo lãnh cho Công ty chứ không phải cho cá
nhân ông Tr.
Rõ ràng có thể thấy rằng, những sai sót về nghiệp vụ
của Ngân hàng như xác định không đúng chủ thể vay vốn,
chủ thể được bảo lãnh vay vốn và không tuân thủ các quy
định của pháp luật về các điều kiện để giao dịch bảo đảm
có hiệu lực sẽ mang lại cho Ngân hàng những hậu quả rất
bất lợi.
Vụ việc số 3
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh H và Công ty
cổ phần thương mại và phát triển gia súc TTĐN có ký kết 04
hợp đồng tín dụng, cụ thể:
Hợp đồng tín dụng số 09/HĐTD ngày 24/6/2004 với số
tiền vay là 3.500.000.000 đồng, thời hạn vay là 60 tháng, ngày
trả hết nợ lãi và gốc là 24/6/2009. Ngày 16/6/2004, hai bên ký
kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất số 01/TC là quyền sử dụng 16.970 m
2
đất và tài sản hình
thành từ vốn vay gắn liền với đất, với tổng giá trị tài sản bảo
đảm là 5.280.351.000 đồng;
Hợp đồng tín dụng số 12/HĐTD ngày 28/10/2004 với số
tiền vay là 600 triệu đồng, thời hạn cho vay là 60 tháng, ngày
trả hết nợ gốc và lãi là 28/10/2009. Cùng ngày hai bên còn ký
hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản
dự kiến sẽ hình thành từ vốn vay là 850.000.000 đồng;

Hợp đồng tín dụng số 04/HĐTD ngày 04/4/2005 với
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
số tiền vay là 525.000.000 đồng, thời hạn vay là 60 tháng,
ngày trả hết nợ gốc và lãi là ngày 04/4/2010. Cùng ngày
hai bên còn ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn
vay, giá trị tài sản dự kiến sẽ hình thành từ vốn vay là
700.000.000 đồng;
Hợp đồng tín dụng số 16/HĐTD ngày 04/4/2005 với
số tiền vay là 1.900.000.000 đồng, thời hạn vay là 12
tháng, ngày trả hết nợ gốc và lãi là 04/4/2006, tiền vay
được bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm
tiền vay kèm theo hợp đồng vay; đến hạn Công ty không
trả được nợ gốc và lãi, Ngân hàng được quyền xử lý tài sản
thế chấp để thu hồi cả nợ gốc và lãi. Thực tế thì không có
hợp đồng bảo đảm kèm theo hợp đồng tín dụng nêu trên
nhưng có giấy thỏa thuận đăng ký nghĩa vụ được bảo đảm
nợ vay Ngân hàng do hai bên lập không đề ngày chỉ ghi
tháng 4/2005 với nội dung: Tài sản thế chấp chính chủ và
tài sản hình thành từ vốn vay là 16.970 m
2
đất tại thôn
Nguyệt Viên, xã HQ, huyện H, tỉnh TH do UBND tỉnh TH
cấp ngày 03/9/2003 cho Công ty. Tài sản gắn liền với đất
là văn phòng làm việc, trang trại chăn nuôi, tài sản khác là
xe con điều hành được tiếp tục sử dụng để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng số 16/HĐTD ngày
04/4/2005 thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm của hợp
đồng tín dụng ngày 01/9/2004. Giấy thỏa thuận này chưa
được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng,

chứng thực và đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tại biên bản làm việc ngày 22/01/2007, hai bên thỏa
thuận: “1. Công ty TTĐN đồng ý bàn giao, Ngân hàng đồng ý
nhận lại các tài sản thế chấp theo danh mục sau để xử lý thu
hồi nợ:
Các tài sản theo danh mục tại hợp đồng thế chấp tài sản
số 01/TC ngày 16/6/2004; nguyên giá 5.151.256.000 đồng;
Trại nái 131 con theo hợp đồng thế chấp tài sản ngày
28/10/2004: nguyên giá 828.670.462 đồng;
Trạm nghiền thức ăn gia súc theo hợp đồng thế chấp tài
sản ngày 04/4/2005: nguyên giá 700.000.000 đồng;
Tổng giá trị theo nguyên giá là 6.733.926.462 đồng.
Các tài sản trên được đảm bảo cho khoản nợ vay tại Ngân
hàng Hoằng Hóa với số tiền gốc là 6.133.156.000 đồng.
Tại biên bản làm việc ngày 10/02/2007, hai bên thống
nhất bàn giao tài sản của Công ty TTĐN theo hợp đồng đảm
bảo, riêng đàn lợn theo đúng thực tế tại thời điểm bàn giao và
ấn định ngày bàn giao là ngày 13/02/2007.
Cũng trong ngày 10/02/2007, Công ty TTĐN ký hợp
đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất với ông Lê
Khả Thủy, bao gồm: Chuồng lợn 800m
2
, tường rào bao
quanh, đường giao thông nội khu, hồ sinh thái, bể phốt, tháp
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
nước và hệ thống cấp nước, san lấp mặt bằng trên diện tích
7.746 m
2
tại thôn 8 xã HQ, huyện H, tỉnh TH với giá

110.000.000 đồng và Công ty TTĐN bán cho Lê Khả Th
300 con lợn thành tiền là 152.290.000 đồng. Ngày 11 và
13/12/2007, Công ty TTĐN bán cho ông Lê Khả L 358 con
lợn thành tiền là 300.341.000 đồng.
Ngày 12/02/2007, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án
buộc Công ty TTĐN phải thanh toán cho Ngân hàng số tiền
nợ gốc và lãi của 04 hợp đồng tín dụng nói trên tính đến ngày
31/01/2007 gồm: nợ gốc là 6.133.516.000 đồng, và nợ lãi là
558.411.000 đồng.
Khi Tòa án chưa nhận đơn và thụ lý vụ án thì ngày
13/12/2007, Ngân hàng và Công ty đã có văn bản thỏa
thuận thống nhất bàn giao tài sản thế chấp của các hợp đồng
tín dụng trên có trị giá là 6.732.229.528 đồng và Ngân hàng
đã đơn phương bán tài sản thế chấp mà không có sự thỏa
thuận thống nhất của Công ty TTĐN. Cụ thể là Ngân hàng
đã trưng cầu Trung tâm tư vấn tài chính giá cả TH định giá
lại tài sản bàn giao ngày 13/02/2007 với kết quả định giá là
6.167.763.000 đồng. Ngày 04/7/2007, Ngân hàng tổ chức
bán đấu giá tài sản cho Công ty cổ phần CN HH với giá
4.020.000.000đ, sau khi trừ chi phí chăm sóc đàn lợn thì số
tiền còn lại Ngân hàng thực thu từ việc bán tài sản là
3.245.589.736 đồng để trừ vào các khoản vay nợ của Công
ty TTĐN theo 04 hợp đồng tín dụng trên. Công ty TTĐN
được thông báo về việc này nhưng cũng không có ý kiến
phản đối.
Theo tính toán của Ngân hàng thì số tiền còn lại mà Công
ty TTĐN còn nợ sau khi đã được khấu trừ số tiền bán tài sản
thế chấp là 2.889.926.000 đồng nợ gốc và 1.837.750.000 đồng
nợ lãi, tổng cộng là 4.725.676.000 đồng.
Ngược lại, phía Công ty TTĐN lại có yêu cầu phản tố cho

rằng Ngân hàng đã bán tài sản gây thiệt hại cho Công ty là
416.052.856 đồng (theo tính toán của Công ty về giá trị tài sản
trừ đi nợ của Công ty).
Bình luận
Văn bản pháp luật để xem xét việc xử lý tài sản bảo đảm
tiền vay vào thời điểm này là Nghị định số 178/1999/NĐ-CP
ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các
tổ chức tín dụng và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-
NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn
việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tiền vay để thu hồi nợ của các
tổ chức tín dụng.
Việc Ngân hàng tự xử lý tài sản thế chấp để khấu trừ
công nợ là vi phạm các quy định của pháp luật nên yêu cầu
khởi kiện của Ngân hàng sẽ không được Tòa án xem xét
chấp nhận. Mặc dù việc Ngân hàng và Công ty TTĐN bàn
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
giao tài sản thế chấp và xác định giá trị tài sản bàn giao để
thu hồi nợ trước hạn là phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư
liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC.
Tuy nhiên, khi có tranh chấp thì đáng lẽ ra trong quá trình
Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án, Ngân hàng phải yêu
cầu Tòa án xử lý tài sản này để thu hồi nợ và phải chờ kết
quả giải quyết của Tòa án theo đúng quy định tại khoản 4
Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999
của Chính phủ.
Tiểu mục 5.2 Mục I Phần B Thông tư liên tịch số
03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC quy định về các
phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận như sau:
5.2. Tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế

cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
a. Tổ chức tín dụng và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài
sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được
bảo đảm. Biên bản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận, định
giá xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán nợ từ việc xử lý tài
sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
b. Sau khi nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ được bảo đảm, tổ chức tín dụng được làm thủ tục
nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
hoặc được bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho bên mua,
bên nhận chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.
Khoản 4 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP quy định
về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau: “Trong trường hợp
các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm tiền vay
được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”
Mặt khác, việc Ngân hàng xử lý bán tài sản thế chấp bàn
giao ngày 13/02/2007 cũng không phù hợp với các quy định
của Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-
BTC-TCĐC.
Đối với yêu cầu phản tố của Công ty TTĐN: Do quá
trình thực hiện hợp đồng tín dụng, Công ty TTĐN đã không
thực hiện đúng cam kết về thời gian trả nợ nên việc Ngân
hàng yêu cầu xử lý nợ trước hạn là do lỗi của Công ty.
Trong quá trình bàn giao và giải quyết việc xử lý tài sản,
Ngân hàng đã trưng cầu Trung tâm tư vấn giá cả và kết quả
định giá, mặc dù không có sự tham gia của Công ty, nhưng
Công ty đã được thông báo và không có sự phản đối sự định
giá này nên khả năng được Tòa án chấp nhận yêu cầu phản
tố này là khó khả thi.

Như vậy, tình huống trên cho thấy các Ngân hàng khi xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay phải nắm vững các quy định của
pháp luật để đảm bảo sự chủ động của Ngân hàng đồng thời
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng được pháp
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
luật bảo vệ, tránh tình trạng tự ý xử lý như tình huống của
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh H dẫn đến yêu cầu khởi
kiện không được Tòa án chấp nhận xem xét, gây thiệt hại lớn
cho Ngân hàng./.
III. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TRANH CHẤP CÔNG
TY
1
Vụ việc số 1
Đầu năm 2011, bà Lan A, ông Trần C, ông Nguyễn Tấn
L, ông Nguyễn Phú T và bà Đặng Thị Kiều Ch cùng nhau
bàn bạc và thống nhất thành lập Công ty trách nhiệm hữu
hạn sản xuất thương mại xuất nhập khẩu HB, dự kiến giao
cho ông L làm giám đốc và đại diện theo pháp luật của công
ty. Các thành viên cũng thống nhất cử bà Lan A sẽ làm Chủ
tịch Hội đồng thành viên, ông Trần Công M (do bà Lan A
giới thiệu) làm thủ quỹ. Để các cổ đông yên tâm góp vốn và
thể hiện sự công bằng, các thành viên giao cho ông T mở và
đứng tên tài khoản, việc rút tiền từ ngân hàng phải có chữ
ký của cả ông T và ông M. Các cổ đông phải nộp một phần
tiền trước ngày 10/4/2011 để trang trải cho việc thành lập
công ty. Ông L chịu trách nhiệm soạn thảo điều lệ công ty
để các thành viên thông qua và đăng ký với Sở Kế hoạch và
Đầu tư qua mạng Internet.
Ngày 07/4/2011, các thành viên gồm ông L, ông T và bà

1
Chúng tôi gọi tắt các tranh chấp phát sinh giữa thành viên công ty
với công ty, thành viên công ty với nhau liên quan đến tổ chức,
hoạt động và giải thể doanh nghiệp là “tranh chấp công ty”
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
Kiều Ch, có cả ông M, ông Trần C cùng đến Vietcombank -
chi nhánh BT mở tài khoản cho ông T đứng tên. Việc nộp tiền
được thực hiện như sau: ông Nguyễn Phú T nộp 01 tỷ đồng;
bà Đặng Thị Kiều Ch nộp 2,5 tỷ đồng; ông Nguyễn Tấn L nộp
2,5 tỷ đồng.
Sau khi nộp hồ sơ và được cấp biên nhận, Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố H phát hiện số CMND mang tên Nguyễn
Thị Lan A không trùng khớp với số CMND ghi trong sổ hộ
khẩu nên yêu cầu bà Lan A điều chỉnh hoặc có xác nhận hợp
lệ bổ sung hồ sơ thành lập công ty nhưng bà Lan A không đáp
ứng yêu cầu này.
Do bất đồng ý kiến giữa các bên nên cuối cùng Công ty
HB không được thành lập. Theo kiểm kê quĩ thì tổng số các
khoản chi lên đến 2,2 tỷ đồng nhưng ông T, ông M không giải
trình các khoản chi này một cách hợp lý (nhiều khoản chi
phục vụ mục đích mua sắm cá nhân).
Ông L và bà Kiều Ch khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu ông
T trả lại toàn bộ số tiền góp vốn.
Bình luận
- Có quan điểm cho rằng, đây là tranh chấp liên quan đến
việc thành lập doanh nghiệp theo Điều 14 Luật Doanh nghiệp
năm 2005, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự nên vụ
việc cần phải được khởi kiện tại Tòa Kinh tế. Tuy nhiên, quan
điểm này không phù hợp với các quy định của pháp luật

hiện hành.
Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
1. Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo
uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành
lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh
doanh.
2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh
nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì
người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này
chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về
việc thực hiện hợp đồng đó.
Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa
kinh tế có thẩm quyền giải quyết đối với: Tranh chấp giữa
công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,
giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức
tổ chức của công ty.
Tuy nhiên, áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành,
vụ việc nói trên không thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế, bởi
để tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế thì chủ thể
1 2
VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật
của tranh chấp phải là các thành viên công ty với công ty, các
thành viên công ty với nhau. Trong một số trường hợp đặc
biệt, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định thêm
những trường hợp tranh chấp giữa thành viên công ty với
người chưa là thành viên công ty trong việc chuyển nhượng

vốn cũng thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế.
Tiểu mục 3.5 mục I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao quy định:
3.5. Về các tranh chấp giữa công ty với các thành viên
của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên
quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách. chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS cần phân biệt
như sau:
a. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của
công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên
đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính
bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị
quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ
phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu
một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào
công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu
lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công
ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công
ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký
kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc
thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
b. Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với
nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về
việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của
công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty
giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng
phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho

người khác không phải là thành viên của công ty; về việc
chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên;
về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của
công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với
số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi
nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về
việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của
công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề
khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
c. Khi thực hiện hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục
1 2

×