Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bệnh xuất huyết do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.63 KB, 16 trang )

BỆNH XUẤT HUYẾT
DO THIẾU VITAMIN K Ở TRẺ NHỎ
Phó giáo sư, Tiến sĩ: Nguyễn Văn Thắng
1. Đại cương

Năm 1894, bệnh xuất huyết sơ sinh

Năm 1967, bệnh xuất huyết muộn sơ sinh

Tuổi mắc trung bình 5,6 tuần

Lâm sàng chủ yếu XHNMN

Tỷ lệ mắc:

7,1 trẻ / 100.000 trẻ sinh ( đối với nước phát triển)

35-72/100.000 trẻ sinh (nước đang phát triển)

110-130/100.000 trẻ sinh (Việt Nam)

Tử vong:

10-50%, hiện nay khoảng 10%

Việt Nam 15-40% tùy địa phương

Di chứng: 34-67%

Nguyên nhân do thiếu vitamin K


Dự phòng bệnh bằng tiêm vit.K cho trẻ ngay sau sinh:
Thụy Điển, Hoa Kỳ, Hà Lan…
2.Nguyên nhân và các biểu hiện lâm sàng

3 thể bệnh:

Bệnh xuất huyết sơ sinh sớm

Bệnh xuất huyết sơ sinh kinh điển

Bệnh xuất huyết muộn sơ sinh
2.1 BỆNH XUẤT HUYẾT SƠ SINH SỚM
Nguyên nhân:
Bệnh trong 24 giờ đầu sau sinh
Nguyên nhân tiên phát hoặc thứ phát

Mẹ dùng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa vit.K

Warfarin

Thuốc chống co giật

Thuốc chữa lao

Mẹ mắc một số bệnh tiến triển, đẻ khó, khung chậu hẹp,
chuyển dạ kéo dài
Biểu hiện lâm sàng:

Xuất huyết dưới da


Chảy máu rốn

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu phổi

XHNMN

Chảy máu ổ bụng

Tụ máu dưới da đầu do thiếu vit.K và chấn thương sản khoa
2.2 BỆNH XUẤT HUYẾT SƠ SINH KINH ĐIỂN
Tỷ lệ mắc : 1,7%
Nguyên nhân:

Tự phát: con của gia đình nghèo

Mẹ sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa vit.K

Sữa mẹ chứa lượng thấp vit.K

Ruột sơ sinh thường vô khuẩn khi mới sinh ra

Chức năng gan chưa trưởng thành
Biểu hiện lâm sàng

Bệnh biểu hiện ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau sinh

Mảng bầm tím trên da


Xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi miệng

Chảy máu kéo dài sau khi tiêm trích

Xuất huyết não-màng não ít gặp
2.3 BỆNH XUẤT HUYẾT MUỘN SƠ SINH VÀ
BỆNH XUẤT HUYẾT NÃO-MÀNG NÃO
Bệnh thường biểu hiện XHNMN
Nguyên nhân:

Bệnh tự phá hoặc thứ phát

Thể tự phát thường xảy ra từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi

Nguyên nhân thứ phát:

Tiêu chảy

Xơ nang tụy

Thiểu sản đường mật

Thiếu α1 antitrypsin

Bệnh viêm gan

Abetalipoproteinemia

Bệnh Celiac


Do dùng warfarin

Kháng sinh
Hầu hết do nguyên nhân tự phát, thường gặp ở trẻ nuôi
sữa mẹ

Do thiếu vitamin K:

Cung cấp vit.K lúc sinh bệnh ít xảy ra

Lượng vit.K trong sữa mẹ thấp hơn sữa nhân tạo

Trẻ dùng kháng sinh nhiều ngày

Người mẹ con mắc bệnh thường ăn kiêng chất béo, ít
thực phẩm giàu vit.K sau sinh

Vit.K từ mẹ qua rau thai rất thấp do khó vận chuyển
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh xẩy ra cấp tính, sớm với biểu hiện:

Trẻ quấy khóc, khóc thét cơn khóc rên

Nôn trớ, bỏ bú

Da xanh nhanh

Trẻ co giật hoặc hôn mê

Có thể sốt, nhiễm khuẩn ho hấp trên

Khám khi vào viện:
Biểu hiện thần kinh:

Trẻ li bì hoặc hôn mê

Thóp phồng hoặc giãn khớp sọ

Co giật toàn thân hoặc cục bộ

Có triệu chứng thần kinh khu trú thường do tụ máu
Biểu hiện thiếu máu cấp:

Trẻ thường thiếu máu nặng và cấp tinh
Rối loạn chức năng sinh tồn trong trường hợp nặng

Rối loạn hô hấp: ngừng thở, tím tái

Rối loạn tuần hoàn: da lạnh, nổi vân tím, loạn nhịp tim

Rối loạn nhiệt độ: tăng hoặc hạ nhiệt độ
Nghiên cứu ở Viện nhi: Trẻ trình diện bệnh sớm thường
từ 1-2 ngày đầu, thiếu máu sớm (97%), 90% trẻ vào viện
phải truyền máu cấp cứu, khóc thét hoặc khóc rên (65%),
co giật ở nhà (53,6%), bỏ bú (75%). Tre li bì hoặc hôn mê
(100%), co giật với các loại cơn (100%), thóp phồng
(91,3%), các dấu hiệu liệt khu trú (54,4%).


Biểu hiện cận lâm sàng


Huyết sắc tố giảm

Xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu vitamin K:
Xét nghiệm cho kết quả bất thường:

Thời gian prothrombin tăng (yếu tố II, VII, X)

Thời gian thromboplastin riêng phần tăng (II, IX, X)

Thrombotest, nomotest tăng (II, VII, X)

Hoạt động đông máu của yếu tố II, VII, IX, X giảm

Prothrombin không carboxyl hóa dương tính (PIVKA II)
Xét nghiệm cho kết quả bình thường:

Thời gian thrombin

Fibrinogen

Số lượng tiểu cầu

Yếu tố hoạt hóa đông máu V, VIII, XI, XII

Yếu tố kháng nguyên II, VII, IX, X
Các xét nghiệm cho tổn thương não:

Chọc dò tuyer sống: dịch máu không đông hoặc dịch vàng

Siêu âm thóp:


Độ 1: Xuất huyết mạch lạc quanh não thất

Độ 2: Xuất huyết trong não thất

Độ 3: Xuất huyết trong não thất và gây giãn não thất

Độ 4: như độ 3 và xuất huyết trong nhu mô não

CT não: tổn thương phân độ như siêu âm não.

Nghiên cứu trên 680 bệnh nhi ở Viện Nhi cho thấy:
Huyết sắc tố giảm 67±7,3g/lit, dịch não tủy đỏ máu
không đông hoặc vàng (98,5%); giá trị protein 1,8±1,64g/lit, số
lượng tế bào ở giới hạn bình thường 78,2%, chỉ có 10,1% tế
bào trên 30 BC/ml, xuất huyết trong nhu mô não (48,7%), phù
não (96,5%). Các ổ tụ máu khi thoái biến thành nang dịch.
Chẩn đoán:

7 tiêu chuẩn chẩn đoán thể tiên phát:
1. Tuổi từ khi sinh đến 6 tháng, thường gặp ở 1-2 tháng tuổi
2. Hầu hết được nuôi dưỡng sữa mẹ
3. Dấu hiệu xuất huyết ở nhiều nơi, thường XHNMN
4. Thiếu máu xảy ra cấp tính
5. Giảm phức hệ prothrombin, thời gian thromboplastin riêng
phần kéo dài và thời gian thrombin bình thường
6. Không tìm được nguyên nhân thiếu phức hợp
prothrombin
7. Đáp ứng với liệu pháp điều trị vitamin K
Riêng đối với bệnh XHNMN, hai hội chứng: thiếu máu

cấp kết hợp triệu chứng thần kinh như co giật, li bì hoặc
hôn mê, thóp phồng… Chọc dò tủy sống, siêu âm thóp,
chụp cắt lớp vi tính sọ não khi nghi vấn.

Các nguyên nhân thứ phát như tắc mật bẩm sinh, viêm
gan, các bệnh chảy máu di truyền, bệnh haemophilia,
giảm tiểu cầu, xuất huyết do chấn thương.
Diễn biến

Bệnh diễn biến rất cấp tính

Các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm rõ trong vài giờ

Chảy máu ngừng nhanh và các rối loạn đông máu ổn định
trong 24 giờ sau tiêm vitamin K

Bệnh như hoàn toàn không tái phát
Tiên lượng

Thời gian đến viện sớm và vị trí xuất huyết

Tỷ lệ tử vong 10-50%, tỷ lệ tử vong hiện nay khoảng 10%

Tỷ lệ tử vong ở Viện Nhi là 14,7% trường hợp
Các yếu tố tiên lượng nặng ở 680 bệnh nhi vào Viện Nhi:
hạ nhiệt hạ, hôn mê sớm, có triệu chứng thần kinh khu
trú, xuất huyết nhiều nơi, thiếu máu nặng, protein dịch
não tủy tăng cao, hạ Natri máu, tăng Kali máu. Vị trí XH ở
cả nhu mô não và màng não.
Xuất huyết ở màng nhện, dưới màng cứng đơn thuần thì

tỷ lệ tử vong và di chứng ít hơn

Di chứng thần kinh ở trẻ XHNMN:

Động kinh

Liệt thần kinh khu trú

Hẹp hộp sọ

Não ứ nước

Chậm phát triển thể chất và tinh thần…
Điều trị
1.Phác đồ điều trị hội chứng giảm prothrombin mắc phải
2.Vitamin K1 với liều 5mg IV cho 1-3 ngày
3.Máu tươi 20ml/kg hoặc plasma tươi 10ml/kg, tiếp theo
được truyền khối huyết cầu 10ml/kg nếu Hb dưới 8-
10g/100ml
4.Đối với xuất huyết nội sọ:
a. Tư thế đầu và thân 20
0
-30
0
so với mặt giường để
giảm ALNS
b. Diazepam hoặc phenobacbital để làm ngừng co giật
c. Dexamethason để làm giảm phù não
d. Chọc dò dưới màng cứng sau tiêm vit.K và huyết
tương tươi

e. Phẫu thuật dẫn lưu máu tụ khi xuất huyết nội sọ nặng
f. Các biện pháp hỗ trợ ví dụ thở oxy…
4. Tiếp tục chế độ sữa mẹ
5. Chọc dò tủy sống thắt lưng 2-3 ngày sau điều trị chủ
yếu để lấy máu khỏi khoang dưới nhện và nhắc lại cho
đến khi không còn dịch máu
6. Theo dõi lâu dài các trường hợp xuất huyết nội sọ:
a. Đánh giá định kỳ về phát triển thể chất và tâm hồn
b. Giám sát và phòng ngừa các cơn co giật
c. Phục hồi chức năng ở các trường hợp liệt nhẹ hoặc
liệt nặng
d. Giáo dục và hướng dẫn phát triển tâm thần
Phòng bệnh
Phác đồ dự phòng chung của nhiều nước
Đối với trẻ

Đường tiêm:

Một liều tiêm bắp thịt vitamin K1 1mg cho trẻ sau sinh

Riêng đối với trẻ bị bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, sử
dụng kháng sinh dài ngày, vàng da ứ mật cũng cần
được dự phòng vitamin K nhắc lại

Đường uống:

3 liều uống vitamin K1:

Ngay sau sinh


2 tuần sau sinh

4 đến 6 tuần sau sinh
Đối với người mẹ

Có thể tiêm bắp với liều l0mg 1 tuần trước khi sinh

×