Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Cục dữ trữ liên bang hoa kỳ và cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.32 KB, 38 trang )

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Tài chính – Ngân hàng
Tiểu luận
Thị trường Tài chính
và các định chế Tài Chính
Đề tài:
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
và cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phan Trần Trung Dũng
Sinh viên: Kiều Việt Hùng A3
Trần Thị Nhung A3
Hoàng Thanh Vân A4
Phạm Tiến Dũng A5
Nguyễn Tiến Dương A6
Hà Nội, 11/2009

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
và cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008
Lời mở đầu:
1. Tổng quan về Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ(FED):
1.1 Lịch sử ra đời của FED
1.2 Chức năng và vai trò của FED đối với nền kinh tế Mỹ
2. FED và nền kinh tế Hoa Kỳ cận Khủng hoảng tài chính 2008:
2.1 Nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2007
2.2 Nguyên nhân Khủng hoảng tài chính 2008
2.3 Trách nhiệm của Fed đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008
3. Phản ứng của FED đối với Khủng hoảng tài chính 2008:
3.1 Chính sách của Fed trước tháng 9/2008
3.2 Chính sách của Fed từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra cho đến nay
3.3 Những vấn đề đối với mức lãi suất thấp của Fed
Tổng kết:


Lời mở đầu
Năm 2008, Nền kinh tế Mỹ đã phải hứng chịu cuộc Khủng hoảng Tài
chính lớn nhất trong vòng 7 thập niên trở lại đây. Cuộc Khủng hoảng đã gây
ra những ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế mỹ cũng như thế giới. Giờ đây,
người ta vẫn chưa thể xác định được nền kinh tế Mỹ đã thực sự thoát khỏi
đáy khủng hoảng hay chưa. Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, Cục
Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có những thay đổi đáng kể trong chính sách
tiền tệ, cụ thể là sự biến đổi phức tạp của lãi suất. Khi cuộc khủng hoảng xảy
ra, nhiều chuyên gia cho rằng chính sách tiền tệ của Fed đã góp phần không
nhỏ gây ra cuộc Khủng hoảng.
Với sự sụp đổ của nhiều định chế Tài chính lớn, Chính phủ Mỹ và Fed
đã có nhiều nỗ lực nhằm xử lý hậu quả, ổn định tâm lý và khôi phục nền
kinh tế. Và lúc này, người ta đang đặt câu hỏi về những công việc mà chính
phủ Mỹ và đặc biệt là Fed đã thực hiện từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra.
Người ta chú ý rất nhiều đến mức lãi suất cơ bản từ giữa 0 – 0.25%, là mức
lãi suất thấp nhất từ năm 1954 trở lại đây.
Với những vấn đề như trên, chúng tôi muốn trả lời cho câu hỏi: Có
phải thực sự Fed gây ra khủng hoảng hay không? Những chính sách của Fed
trong thời gian 1 năm trở lại đây có đang đi đúng hướng hay không?
Với mục đích như trên, Bài tiểu luận của chúng tôi gồm 3 phần chính:
1. Tổng quan về FED
2. FED và nền kinh tế Hoa Kỳ cận Khủng hoảng tài chính 2008
3. Phản ứng của FED đối với Khủng hoảng tài chính 2008
Qua bài Tiểu luận, chúng tôi hy vọng sẽ có được hiểu biết nhất định
về cuộc Khủng hoảng và chính sách Tiền tệ của Fed, ngân hàng Trung ương
lớn nhất thế giới và sẽ có thêm những cơ sở khi ra quyết định trong đầu tư
chứng khoán, vàng và ngoại tệ.
1. Tổng quan về Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ - FED
( Federal reserve system )
1.1 Lịch sử và hoàn cảnh ra đời.

Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của
nước Mỹ. Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng
của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây
dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn,
an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với
lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan
trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.
Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal
Reserve Act" do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới
gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản
lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District),
mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo
tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia,
Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas
City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò
nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.
Năm 1791, Alexander Hamilton ( Hamilton là người đại diện cho
quyền lợi của gia tộc Rothschild ) trình lên quốc hội phương án thành lập
First Bank of the United States để giải quyết tình trạng “ thiếu tiền ”. First
Bank of the United States, BUS được vận hành theo đúng mô hình của Ngân
hàng Bắc Mỹ. Thomas Willing, chủ tịch Ngân hàng Bắc Mỹ được mời giữ
chức chủ tịch ngân hàng mới. Đối với quyền sở hữu, chính quyền liên bang
nằm quyền sở hữu 1/5 ngân hàng trung ương này. 80% cổ phần còn lại, lẽ dĩ
nhiên, thuộc về các đại gia tộc ngân hàng. Ngân hàng mới sẽ có quyền phát
hành tiền và đầu tư vào các khoản nợ công và tài trợ tín dụng giá rẻ cho các
nhà công nghiệp. Chính quyền liên bang cũng trao cho ngân hàng quyền
được lưu ký quĩ và tài sản của chính phủ. Thời gian hoạt động được qui định
là 20 năm.
Năm 1812, cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Anh quốc nổ ra. Chính phủ
Hoa Kỳ phải phát hành rất nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động quân sự cực

kỳ tốn kém. Từ 1811 đến 1815, số ngân hàng đã tăng 117 lên 246. Tổng số
tiền kim loại các ngân hàng đã phát hành rơi vào khoảng từ 14,9 triệu đô-la
(1811) đến 13,5 triệu đô-la (1815). Trong khi đó, tổng lượng tiền giấy và
tiền gửi là 42,2 triệu đô-la (1811) đã tăng gần 90% sau 4 năm, đạt con số 79
triệu đô-la (1815).Việc phát hành quá nhiều tiền và tài trợ các khoản chi phí
chiến tranh không lồ đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn và mất khả
năng thanh toán. Lúc này, các cuộc tranh cãi về việc giải quyết hậu quả cho
tình trạng trên trở nên gay cấn. Cuối cùng nước Mỹ một lần nữa lại lựa chọn
việc thành lập ngân hàng trung ương. Mô hình lần này cũng giống như First
Bank of the United States, chỉ khác một chữ trong tên gọi: Second Bank of
the United States. Cuộc chiến Anh-Pháp kết thúc cùng năm 1816. Và 80%
sở hữu của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ ``mới'' thuộc về gia đình
Rothschild và những người đại diện. Ngân hàng này có thời hạn 20 năm để
thực hiện các chức năng tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất trên toàn lãnh
thổ Hoa Kỳ, mua phần lớn nợ của chính phủ, và nhận tiền gửi của Bộ Tài
chính.
Các ông chủ của Second Bank of the United States (BUS2) bắt tay
cùng đại diện các ngân hàng lớn ở ngoại ô Boston và thống nhất cung cấp
một khoản tín dụng trị giá 6 triệu đô-la bằng tiền đúc tại New York,
Philadelphia, Baltimore, và Virginia trước khi phải nhất nhất tuân theo yêu
cầu thanh toán bằng tiền đúc với những khoản nợ phải thanh toán cho ngân
hàng các bang. Lượng tiền đúc này được tính toán sẽ vượt xa nhu cầu
chuyển đổi tiền giấy sang tiền đúc có thể phát sinh khi đạo luật mới được
thực thi. Như vậy, các ngân hàng có thể thoải mái phát hành mới tiền giấy
mà không lo lắng tới việc vi phạm pháp luật. ``Thương vụ'' giữa BUS2 và
ngân hàng tại các bang đã biến qui định phải qui đổi ra tiền đúc để thanh
toán chỉ còn mang tính hình thức. Nền kinh tế tiếp tục ở trong tình trạng lạm
phát. Đến năm 1819, yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc bị dỡ bỏ cùng lúc với
khủng hoảng kinh tế trong thời gian 1819-1821.
Cho đến năm 1836, Second Bank of United States giải tán sau khi

điều lệ của ngân hàng không được gia hạn. Sau nhiều năm nội chiến của
nước Mỹ, gia tộc Rothschild đã quay trở lại và lần thứ ba xác lập mô hình
ngân hàng trung ương ở nước Mỹ- Hệ thống Dự trữ Liên bang, vào năm
1913.
Kế hoạch thành lập ngân hàng trung ương Hoa Kỳ lần thứ ba được
một nhóm các nhà ngân hàng bí mật bàn bạc và thông qua vào tháng 11 năm
1910 sau chín ngày hội họp tại đảo Jekyll, tài sản của nhà Morgan tại vùng
bờ biển bang Georgia
Với những mục tiêu và kế hoạch bàn bạc đề ra. Cho tới ngày
23/12/1913, FED chính thức được quốc hội phê chuẩn thành lập và đi vào
hoạt động chính thức từ năm 1915.
Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và ngân hàng thành viên của
Fed:
STT Tên ngân hàng
khu vực
1 Boston
2 New York
3 Philadelphia
4 Cleveland
5 Richmond
6 Atlanta
7 Chicago
8 St Louis
9 Minneapolis
10 Kansas City
11 Dallas
12 San Francisco
1.2.Chức năng và vai trò của FED
1.2.1 Các công cụ chủ yếu của Fed:
Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua

trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền
trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia
tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền
rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ
ngân hàng khó khăn hơn.
Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần
lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yêu cầu các ngân hàng này phải dự
trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó
hơn và lãi suất tăng lên.
Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của
Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn
định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh
hưởng đến lãi suất cho vay của các ngân hàng.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Fed:
Với các công cụ của mình, Fed được trao các trọng trách:
Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm,
giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.
Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những
nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ
Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh
toán điện tử, phát hành tiền.
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có
thể phát sinh trên thị trường tài chính
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng
như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn
phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.
2. FED và nền kinh tế Hoa Kỳ cận Khủng hoảng tài chính
2008:
2.1. Nền kinh tế Hoa Kỳ và chính sách tiền tệ của Fed trong thời kỳ 2000-

2007
Sự phát triển hoàng kim của nền công nghiệp dotcom (.com) tại Mỹ
bắt đầu từ năm 1995 và đạt đến đỉnh điểm giữa năm 2000, khi mà hàng
nghìn tỷ đôla được đổ vào lĩnh vực Internet với hi vọng chiếm lĩnh cơ hội.
Đầu tư quá nhiều cho dotcom và không có những khoản thu để bù đắp chi
phí đã dẫn đến khủng hoảng bong bóng dotcom từ cuối năm 2001, hàng loạt
công ty dotcom đã bị phá sản và quét đi 5000 tỷ đôla Mỹ trong toàn bộ giai
đoạn đầu tư (1995-2001). Tâm lý của người dân đã bị ảnh hưởng tiêu cực,
nền kinh tế đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái.
Đứng trước tình hình đó, Cục dự trữ liên bang hoa Kỳ đã thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng nghĩa với cắt giảm lãi suất.
Ngày 3/1/2001, Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay từ 6,5% xuống 6% và
lãi suất liên ngân hàng từ 6% xuống 5,5%.
Ngày 31/1/2001, Fed đã quyết định giảm mức lãi suất cho vay từ 6%
xuống 5,5%.
Ngày 20/3/2001, Fed lại một lần nữa cắt giảm lãi suất cho vay từ mức
5,5% xuống 5% do nền kinh tế đang xuống dốc quá nhanh.
Ngày 18/4/2001, đứng trước thông tin liên tiếp các công ty Mỹ, từ
lĩnh vực tài chính cho đến công nghệ , đều công bố sút giảm lợi nhuận, sa
thải công nhân, Fed quyết định hạ tỷ lệ lãi suất cho vay xuống thêm 0,5%.
Lãi suất cho vay lúc này là 4,5%.
Trong những tháng tiếp theo, Fed vẫn duy trì mức giảm lãi suất.
Sự kiện ngày 11/9 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Hoa
Kỳ. Chỉ số Dow Jones (Dow Jones Industrial Average – DJIA) tuột xuống
684 điểm, tức 7,1%, chỉ còn 8920 điểm, sự tuột dốc chưa từng xảy ra chỉ
trong vòng một ngày. Đến cuối tuần, chỉ số DJIA rơi tự do 1369,7 điểm
(14,3%), lần tuột giảm lớn nhất trong vòng một tuần trong lịch sử của chỉ số
này. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mất 1,4 ngàn tỉ USD trong tuần này.
Tâm lý của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, và nền kinh tế đứng trước nguy
cơ suy thoái.

Để ổn định tâm lý và khôi phục nền kinh tế, Fed lại tiếp tục giảm lãi
suất. Đến đầu năm 2002, lãi suất cho vay chỉ là 1.75%. Mặc dù nền kinh tế
đã thực sự hồi phục vào giữ năm 2002, nhưng Alan Greenspan – Chủ tịch
của Fed và các đồng nghiệp vẫn quyết định giữ mức lãi suất thấp trong 2
năm tiếp theo 2003 và 2004.
Căn cứ vào “tín hiệu” của ngân hàng trung ương, lãi suất trên hầu
khắp các thị trường tài chính đều đã giảm mạnh. Đặc biệt, lãi suất đối với
khoản vay cố định 30 năm chỉ ở mức 4% đến 5%, thấp nhất trong vòng 40
năm qua.
Đáp lại chính sách tiền tệ nới lỏng của FED, lượng cung tiền trong
nền kinh tế Mỹ đã tăng mạnh. Khối lượng cho vay của tất cả các loại hình
tín dụng ngân hàng đã tăng liên tục, thúc đẩy quá trình mở rộng tiền tệ đang
diễn ra.
Sự gia tăng của khối lượng tín dụng còn được thúc đẩy bởi dòng vốn
nước ngoài chảy vào ổn định. FED không hề thực hiện bất kỳ một biện pháp
nào để “trung hòa hóa” tác động của dòng vốn vào đối với cung tiền vì họ
tin rằng nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi. Với sự tăng trưởng
mạnh mẽ của nền kinh tế vào cuối năm 2002, thu nhập cá nhân và lợi nhuận
của công ty đều tăng lên đáng kể.
Cuối năm 2002, hoạt động của thị trường nhà ở diễn ra sôi động nhờ thu
nhập cá nhân tăng, lãi suất cho vay thế chấp thấp và các khoản tín dụng dồi
dào. Điều này đã khiến cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều muốn
tranh thủ kiếm lời.
Người dân đổ xô đi mua nhà nhằm kiếm lời bởi họ tin tưởng rằng giá
nhà sẽ tăng cao hơn. Nhiều nhà đầu cơ đã thu được lời lớn chỉ đơn giản bằng
cách mua nhà và bán lại, thậm chí ngay cả khi những ngôi nhà đó chưa được
xây xong và đưa vào sử dụng. Các nhà môi giới cho vay thế chấp nôn nóng
đẩy nhanh và kết thúc các giao dịch nhằm thu về các khoản phí và chuyển
sang các giao dịch kế tiếp. Về sau, người ta mới nhận ra rằng nhiều người
mua nhà thế chấp đủ tiêu chuẩn lại bị hướng vào nhóm đối tượng vay nợ

dưới chuẩn bởi vì những người bán trung gian được hưởng phí cao hơn từ
loại này.
Những người cho vay cảm thấy an toàn vì rủi ro vỡ nợ đang giảm theo
thời gian do giá nhà vẫn tiếp tục tăng. Giá trị tài sản của những người sở hữu
nhà cũng tăng theo tương ứng.
Hầu hết các khoản vay dưới chuẩn đều theo hình thức vay thế chấp
với lãi suất linh hoạt (ARM). Theo truyền thống, người mua thường muốn
vay tiền mua nhà với lãi suất cố định hơn là lãi suất linh hoạt, theo đó, họ sẽ
phải thanh toán hàng tháng tiền lãi với lãi suất cố định trong suốt 30 năm.
Tuy nhiên, lãi suất ARM lại rất thấp với thời hạn từ 3 đến 5 năm. Chính vì
vậy, nó đã thu hút được những người mua có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các
khoản tiền lãi phải trả hàng tháng đã tăng dần theo thời gian do lãi suất cho
vay được điều chỉnh lên những mức cao hơn.
Nhìn chung, tất cả các thành viên thị trường đã đánh giá sai về mức
rủi ro thực và đến khi họ nhận ra thì rủi ro đã biến thành khủng hoảng.
Những người mua nhà không cảm nhận được rủi ro bởi vì sự gia tăng
liên tục của giá nhà cho phép họ trả nợ rất dễ dàng bằng cách vay thêm.
Những người cho vay cũng không duy trì các khoản nợ của họ trong sổ sách
mà bán chúng cho các ngân hàng đầu tư để những ngân hàng này biến
chúng thành những tài sản được chứng khoán hóa và bán cho các nhà
đầu tư chứng khoán. Do vậy, những người cho vay thế chấp đã liên tục có
được tiền mặt và tiếp tục tạo ra các khoản nợ tương tự, đẩy giá nhà lên cao
hơn và một chu trình mới lại bắt đầu.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2006, thị trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu
suy giảm. Những ngôi nhà mới xây đã không bán được và hậu quả là sự tăng
giá bắt đầu giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là sự đảo ngược
chính sách tiền tệ của FED. Fed đã bắt đầu nâng lãi suất từ đầu năm 2005.
Nền kinh tế Mỹ đã bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục và những dấu
hiệu lạm phát gia tăng mạnh đã xuất hiện. Một loạt các chỉ số giá khác cũng
gia tăng. FED đã phản ứng lại bằng cách liên tục tăng lãi suất.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED đã làm cho lãi suất ARM tăng
cao. Lãi suất tăng gây bất ngờ đối với những người vay nợ dưới chuẩn. Do
tình trạng tài chính eo hẹp, nhiều người đã không đủ khả năng thanh toán.
Tỷ lệ nợ quá hạn và vỡ nợ bắt đầu tăng mạnh. Điều này đối ngược với việc
các nền tảng cơ bản của nền kinh tế vẫn tốt bởi lãi suất mặc dù có khuynh
hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp trong lịch sử.
2.2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008:
2.2.1 Cơ chế cho vay thế chấp:
Cho vay thế chấp đúng chuẩn là khoản cho vay mua bất động sản có
chất lượng cao. Nó được quyết định một cách cẩn thận bởi một nhân viên tín
dụng và được đảm bảo bằng những giấy tờ của người đi vay chứng minh khả
năng thanh toán cho ngân hàng, bao gồm: thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề
nghiệp, hồ sơ vay mượn trước đây, tài sản và các khoản nợ.
Cho vay thế chấp dưới chuẩn là khoản cho vay chất lượng thấp với
mức rủi ro cao. Các khoản vay này không được xem xét kỹ lưỡng và thường
được bảo đảm bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài
chính của người đi vay.
Theo truyền thống, một người đi vay phải trình ngân hàng đơn xin vay
vốn. Đơn này được xem xét bởi một nhân viên tín dụng và việc xem xét này
phải được thể hiện rõ ràng bằng văn bản. Đồng thời, người vay phải đưa ra
các giấy tờ liên quan đến thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản và các khoản
nợ. Ngân hàng có thể đồng ý cho vay thế chấp với lãi suất cố định trong suốt
30 năm hoặc cho vay thế chấp theo lãi suất có thể tự điều chỉnh ARM. Đa số
người đi vay chọn hình thức vay theo lãi suất cố định.
Vào những năm 1980, khi số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh
chóng, các ngân hàng cho rằng thủ tục cho vay theo kiểu truyền thống quá
cồng kềnh và kém hiệu quả. Do vậy, họ bắt đầu áp dụng cơ chế tính điểm tín
dụng cho khách hàng. Mỗi công dân Mỹ đều có một mức điểm tín dụng, từ
300 đến 850, nhằm phản ánh lịch sử thanh toán cá nhân. Có ba tổ chức tín
dụng thu thập thông tin về hồ sơ thanh toán của từng khách hàng. Các ngân

hàng lấy điểm trung bình của ba tổ chức này để quyết định mức tín nhiệm tín
dụng phù hợp. Mặc dù người đi vay vẫn phải đưa ra những giấy tờ về thu
nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản nhưng có thể đơn giản hơn. Các nhân viên
tín dụng thực hiện các quyết định cho vay chủ yếu dựa trên điểm tín dụng.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khi sự bùng nổ của giá nhà đất trở
nên đỉnh điểm, số lượng các giấy tờ đã được giảm thiểu tới mức thấp nhất.
Các khoản vay này còn được gọi là “không giấy tờ” bởi vì chúng hầu
như không được bảo đảm bằng bất kỳ giấy tờ nào. Điểm tín dụng trở thành
tiêu chuẩn duy nhất. Nếu điểm tín dụng của một cá nhân thấp thì khoản vay
mang hình thức dưới chuẩn (Đây là khoản vay với chất lượng thấp hơn so
với khoản vay đạt chuẩn, vốn được cho vay với đầy đủ các giấy tờ cần thiết).
Để bù đắp lại rủi ro cao, những khoản vay này là những khoản vay với
lãi suất cao hoặc người đi vay phải vay theo lãi suất ARM với lãi suất ban
đầu thấp sau đó được điều chỉnh dần lên những mức cao hơn.
Các nhà môi giới khi dàn xếp các khoản vay rủi ro này cũng yêu cầu
khoản phí cao. Như vậy, hoạt động của toàn hệ thống được thúc đẩy bởi
khối lượng tín dụng cao, tiêu chuẩn tín dụng thấp, lãi suất và phí cao. Hầu
hết những người cho vay không nhận ra cái bẫy họ đang bước vào. Đồng
thời, nhiều người đi vay đã lợi dụng sự dễ dãi của môi trường cho vay để
đầu cơ. Họ không mua nhà để ở mà chỉ để giữ một thời gian rồi bán lại cho
người khác nhằm kiếm lời. Hiện tượng đầu cơ khiến cho thị trường trở nên
hỗn loạn và giá cả không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản.
2.2.2 Các công cụ tài chính phức tạp:
Vào những năm 1990, một công cụ tài chính chủ yếu mới đã xuất
hiện. Đó là Cổ phiếu được đảm bảo bởi các khoản cho vay thế chấp (The
Mortgage Backed Securities, MBS). Một nhóm ngân hàng đầu tư đã tạo ra
công cụ tài chính này theo đề nghị của FNMA.
Cơ chế tạo ra công cụ tài chính này như sau: Một số lượng lớn các
khoản vay thế chấp được kết hợp lại và chuyển giao cho một công ty tài
chính quản lý. Các ngân hàng sử dụng các khoản vay thế chấp để bảo đảm

cho việc phát hành MBS. Mỗi cổ phiếu MBS có giá trị phát hành bằng tổng
số tiền mặt được tạo ra bởi các khoản vay thế chấp hay còn gọi là tổng quỹ
chia cho số cổ phiếu MBS được phát hành. Hầu hết các khoản vay thế chấp
như vậy được xếp vào loại có chất lượng tốt. Và các chứng khoán này được
bán cho các nhà đầu tư toàn cầu.
Trái phiếu được đảm bảo bằng nợ thế chấp (The Collateral
Mortgage Obligations, CMO)
Các MBS đã gây ra bùng nổ trên thị trường nhà ở khi các khoản nợ có
tính thanh khoản thấp trong bảng cân đối kế toán ngân hàng được chứng
khoán hóa để giao dịch trên thị trường vốn. Không thể đánh giá thấp
tầm quan trọng lịch sử của phát minh này. Một công cụ tài chính khác tương
tự như trái phiếu “cấp thấp” (junk bonds - Loại trái phiếu có độ rủi ro cao và
tỷ suất lợi tức cao) của Michael Milken vào những năm 1980 cũng đã xuất
hiện.
Khi số lượng các khoản vay thế chấp được kết hợp lại (packaged) tăng
theo hàm số mũ, thì nhiều trong số các khoản cho vay đó là cho vay dưới
chuẩn. Do vậy, tổng quỹ cho vay bao gồm các cấu phần có chất lượng không
đồng đều. Có những phần an toàn tuyệt đối, vài phần chất lượng trung bình,
còn lại thì đầy rủi ro.
Trong khi đó, các nhà đầu tư trên thị trường lại có xu hướng chấp
nhận mức độ rủi ro không giống nhau. Các quỹ tương hỗ (mutual funds),
quỹ lương (pension funds) chỉ được phép mua những tài sản có chất lượng
cao. Các nhà đầu tư khác, trong đó chủ yếu là các quỹ đầu cơ (hedge funds)
lại được phép linh hoạt tài chính nhiều hơn. Do vậy, một quỹ các khoản cho
vay thế chấp được cấu trúc thành các trái phiếu được đảm bảo bằng các
khoản nợ có thế chấp CMO với 03 gói khác nhau:
+ Gói siêu hạng (The super tranche): Loại này được xếp vào loại
AAA và có vị trí cao nhất trong thứ tự ưu tiên để nhận tiền mặt từ các khoản
thanh toán thế chấp.
+ Gói Cấp trung (The mezzanine tranche): Gói này có điểm tín dụng

thấp hơn, nằm ở vị trí tiếp theo để nhận các khoản thanh toán.
+ Gói Sở hữu (The equity tranche): Đây là gói có rủi ro cao nhất và
xếp vị trí cuối cùng trong chuỗi thanh toán, sau hai gói trên.
Do có mức rủi ro khác nhau nên mỗi gói có mức tỷ suất lợi tức khác
nhau. Gói Sở hữu có rủi ro cao nhất nên tỷ suất lợi tức là lớn nhất và ngược
lại, gói Siêu hạng có mức rủi ro thấp nhất, nên có tỷ suất lợi tức là thấp nhất.
Trái phiếu được đảm bảo bằng nợ có bảo đảm (The Collateralized
Debt Obligations, CDO)
CMO thỏa mãn được nhu cầu đầu tư của các nhóm nhà đầu tư với
những khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau. Trong cùng thời gian này,
“khoa học tài chính” (financial engineering) lại ngày càng trở nên phức tạp
và tinh vi hơn. Cùng với các khoản nợ thế chấp, nhóm tài sản bảo đảm còn
bao gồm thêm một số lượng lớn những khoản vay công ty, vay mua ô tô, thẻ
tín dụng, thậm chí là cả các khoản nợ LBO. “Con quái vật giống người”
(hybrid monster) này được gọi là trái phiếu được đảm bảo bằng nợ có bảo
đảm CDO. Cấu trúc của nó hết sức phức tạp. Các khoản bảo đảm không
đồng nhất. Các gói được chia nhỏ theo nhiều tiêu chuẩn thanh toán. Mỗi gói
có những đặc điểm và rủi ro khác nhau.
Cấu trúc của các công cụ tài chính mới này phức tạp đến mức mà
chúng được tạo ra không phải bởi các chuyên gia ngân hàng mà bởi những
nhóm các tiến sỹ toán học, thống kê học và khoa học tài chính.
2.2.3 Bùng nổ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn
Các ngân hàng thương mại và các nhà môi giới cho vay dưới chuẩn đã
thực hiện các khoản cho vay ban đầu, sau đó những khoản nợ này được đưa
đến các ngân hàng đầu tư để chuyển hóa thành MBS, CMO, CDO.
Các ngân hàng thương mại cảm thấy nhẹ nhõm khi đưa được các tài
sản ra ngoài bảng cân đối kế toán bằng cách bán các khoản cho vay này.
Bằng cách đó, họ tránh được gánh nặng nắm giữ dự trữ bắt buộc theo Hiệp
ước Basel I. Khoản tiền ngân hàng thu lại được có thể tiếp tục hành trình cho
vay hay đầu tư. Một số ngân hàng giữ lại quyền trả cổ tức cho các chứng

khoán cho vay thế chấp, do vậy có thể thu được những khoản phí dịch vụ
đáng kể.
Phần lớn các CMO và CDO được bán cho các quỹ đầu cơ - một loại
công cụ đầu tư tư nhân phục vụ cho các nhà đầu tư giàu có. Nhờ đội ngũ
khách hàng tinh xảo nên các quỹ đầu cơ này không bị điều tiết quá ngặt
nghèo, họ không phải đưa ra các báo cáo tài chính và ít người biết về chiến
lược đầu tư của họ. Khách hàng của hình thức tài chính kỳ lạ này trải rộng
khắp toàn cầu, từ Châu Âu, Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) đến Trung
Đông.
Vào tháng 8/2007, giá nhà đã ngừng tăng, thậm chí bắt đầu giảm.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là chính sách tiền tệ thắt chặt đã đẩy
lãi suất lên cao.
Theo quy luật của tài chính doanh nghiệp, khi lãi suất thị trường tăng,
giá trị của các chứng khoán có thu nhập cố định sẽ giảm. Do danh mục đầu
tư của các quỹ đầu cơ bao gồm một tỷ trọng lớn các CMO và CDO nên giá
trị của chúng cũng bắt đầu giảm. Điều này khiến các nhà đầu tư rút vốn. Các
quỹ đầu cơ trở nên thiếu thanh khoản và phải tạm ngưng việc trả tiền. Tâm
lý hoang mang bao trùm khắp thị trường. Giá trị của những danh mục đầu tư
này lại càng giảm mạnh hơn.
Các ngân hàng đầu tư nhận thấy việc kinh doanh chứng khoán hóa
đang ngày càng giảm sút do khối lượng các khoản vay thế chấp mới ngày
càng giảm. Chính bản thân các ngân hàng này cũng đã có những khoản đầu
tư lớn vào các chứng khoán thế chấp trong suốt thời kỳ bùng nổ của thị
trường với những mức lợi tức rất hấp dẫn. Sự giảm sút trong giá trị các danh
mục đầu tư đã dẫn đến những khoản lỗ trong bảng cân đối kế toán của ngân
hàng.
Khi thị trường trở nên ngày càng yếu đi, nhiều tổ chức đã cố gắng vực
nó dậy. Nhưng một nguyên tắc sống còn trong tài chính là không thể bán
hàng trong một thị trường thiếu thanh khoản. Thiếu thanh khoản đồng nghĩa
với việc có ít hoặc không có người mua. Theo ngôn ngữ thương mại thì đó là

thị trường thưa thớt (thin market). Trong một thị trường như vậy sẽ có rất ít
giao dịch được thực hiện và giá trị thị trường của nhiều chứng khoán sẽ
không được xác định một cách khách quan. Và đây chính là “điểm gãy”
(breakdown) trong quá trình xác định giá cả. Tính bất ổn và không chắc chắn
của quá trình xác định giá sẽ khiến cho các giao dịch bị đóng băng và
thị trường bị tê liệt.
Bức tranh đã hoàn toàn rõ ràng khi các sự kiện được kết nối lại. Toàn
bộ quá trình từ việc cho vay thế chấp ban đầu đến đóng gói, phân phối và
thu lời chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường lãi suất thấp, tính
thanh khoản cao và một lòng tin mãnh liệt vào thị trường. Lúc đó, sẽ có một
dòng người mua không ngớt đổ vào thúc đẩy thị trường tăng liên tục. Tiếp
theo, người bán có thể kết thúc giao dịch với một khoản lợi nhuận để lặp lại
một chu trình giao dịch khác tương tự.
Vào tháng 8/2007, những nghi ngờ về giá trị của tất cả các khoản bảo
đảm bắt đầu xuất hiện. Quá trình định giá tài sản sụp đổ. Thị trường mất
phương hướng và khả năng vận hành.
2.2.4 Những tác động bất lợi trên thị trường tài chính
Các quỹ đầu cơ (Hedge Funds)
Các quỹ đầu cơ bị ảnh hưởng của sự thắt chặt tín dụng sớm nhất.
Những quỹ này nắm giữ một lượng lớn các CMO, CDO, vốn là những công
cụ tài chính có tính đòn bẩy cao. Với mỗi đôla Mỹ nhận được từ các nhà đầu
tư, quỹ đầu cơ có thể vay thêm 29 USD để đầu tư, với kết quả là tỷ lệ “đòn
bẩy” đạt mức 30 lần. Những khoản vay mượn này (hầu hết là từ các ngân
hàng thương mại và ngân hàng đầu tư) được đảm bảo bằng các danh mục
đầu tư chứng khoán của họ. Khi giá trị của các khoản bảo đảm này bắt đầu
giảm, các quỹ đầu cơ phải thực hiện việc ký quỹ bổ sung (bổ sung thế chấp).
Đó là lý do tại sao vào đầu tháng 8/2007, hai quỹ bảo hiểm của Bear Stearns
đã gặp phải vấn đề thanh khoản. Những khó khăn tương tự cũng đã xảy ra
với các quỹ của BNP hay Lehman Brothers.
Đầu năm 2008, nhiều quỹ ở Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã phá

sản, “cuốn theo” vốn của các nhà đầu tư. Sự sụp đổ “ngoạn mục” nhất là của
công ty Carlyle Capital, một công ty con của tập đoàn Carlyle và cựu Tổng
thống Mỹ G.W.H. Bush được coi là một trong những đối tác của công ty cổ
phần tư nhân đặc biệt này.
Các ngân hàng
Nhiều tổ chức tài chính (như Citigroup, Goldman Sachs, Bank of
America) đã thiết lập các chi nhánh (affiliates) có tên gọi là Các
Phương tiện Cấu trúc Đầu tư (Structured Investment Vehicles, SIV). Những
tài sản rủi ro cao (hầu hết liên quan đến vay thế chấp) được chuyển giao đến
các SIV, sau đó SIV thâm nhập vào thị trường thương phiếu tìm nguồn tài
chính. Khi các chứng khoán thế chấp “rơi tự do”, thị trường thương phiếu đã
mất 300 tỷ USD vào cuối năm 2007. Nhiều SIV đã không thể đảo hạn được
các thương phiếu của họ (nợ ngắn hạn, được gia hạn hàng ngày hoặc hàng
tuần).
2.3 Trách nhiệm của Fed đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008:
Fed được trao hai trọng trách quan trọng đối với nền kinh tế hoa Kỳ.
Một là, duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có
thể phát sinh trên thị trường tài chính. Hai là, giám sát và quy định các tổ
chức ngân hàng, đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn.
Xét về chức năng thứ nhất, có thể nói Fed hoàn toàn thực hiện không
tốt. FED đã duy trì lãi suất 1% trong suốt thời kỳ 2002-2003. Đây là phản
ứng nhằm đối phó với sự nổ vỡ của bong bóng công nghệ cao năm 2000 và
suy thoái kinh tế sau đó dưới tác động của sự kiện ngày 11/9/2001. Chủ tịch
FED - ông Alan Greespan đã sốt sắng vực dậy nền kinh tế và cố gắng duy trì
mức tăng trưởng cao. Đây là lời bào chữa của ông cho chính sách tiền tệ nới
lỏng. Bị ám ảnh bởi giảm phát kéo dài hàng thập kỷ ở Nhật Bản trong những
năm 1990, Greenspan và các đồng nghiệp trong Hội đồng FED đã thề sẽ làm
bất cứ điều gì có thể, bao gồm cả việc duy trì lãi suất ở mức 1% trong vài
năm, để ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra với Mỹ.
Sai lầm của Fed trong việc duy trì mức lãi suất thấp này chính là việc

không lường trước được tình trạng đầu cơ của người dân trong nền kinh tế.
Khi có sự tăng lên chóng mặt của giá nhà bắt đầu từ năm 2003, Fed đã
không điều chỉnh tăng lãi suất. Trong thời gian này, những chỉ số thống kê
tốt đẹp về GDP, CPI và tỷ lệ thất nghiệp đã làm cho Fed chắc chắn về chính
sách của mình. Tuy nhiên, với những gì đã từng xảy ra, đây là một chính
sách sai lầm. Việc duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài đến 3 năm đã góp
phần tạo ra một môi trường kinh doanh dễ dãi được thúc đẩy bởi sự dồi dào
của thanh khoản, lãi suất thấp và thiếu vắng các tiêu chuẩn cho vay.
Xét về chức năng thứ hai, giám sát và quy định các tổ chức ngân
hàng, đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, Fed cũng
không hoàn thành tốt. Nếu làm tốt chức năng này, Fed đã phải giám sát được
hoạt động cho vay mua nhà và quản lý các công cụ tài chính phái sinh.
Người phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với cuộc khủng hoảng này
là Alan Greenspan – Chủ tịch của Fed trong khoảng thời gian 19 năm trước
khi nhường lại ghế cho Ben Bernanke vào năm 2006. A.Greenspan chịu ảnh
hưởng rất lớn từ học thuyết thị trường tự do của Adam Smith. Mặc dù 19
năm ở vị trí điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ tiền tệ, nhưng Greenspan
không tin nhiều vào sự can thiệp của luật lệ, của nhà nước dưới nhiều hình
thức. Ông khẳng định: "Bản chất của luật lệ là làm giảm tự do của thị
trường, loại bỏ tự do chính là đặt toàn bộ quá trình cân bằng thị trường vào
rủi ro" và "không thấy bất kỳ lý do nào biện minh cho việc tăng vai trò của
nhà nước."
Thị trường tự do đã trở thành tín điều ăn sâu vào Greenspan và tạo ra
khung tư duy của ông trong quá trình hoạch định chính sách. Trong quá khứ,
chính Greenspan đã phản đối lời kêu gọi thắt chặt các luật lệ nhằm kiểm soát
thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự đổ
vỡ hàng loạt vừa qua.
FED đã hạ lãi suất xuống gần mức thấp kỷ lục từ năm 2001 cho đến
giữa năm 2004. Giá nhà đất tăng nhanh hơn tỷ lệ lạm phát hay thu nhập của
người dân. Đến năm 2004, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo bong bóng giá

nhà đất và xây dựng đang hình thành và có thể dẫn đến hậu quả tệ hại hơn.
Ông Greenspan gạt sang bên lo ngại về khả năng bong bóng nhà đất sụp đổ,
và cho rằng giá nhà đất chưa bao giờ hạ và khả năng bong bóng nhà đất vỡ
là điều không xảy ra.
Ông cho rằng: “chúng ta không phải đối mặt với một chiếc bong bóng
khổng lồ mà chỉ là những bọt nhỏ, vô vàn những chiếc bong bóng bé xíu ở
cấp độ địa phương và không bao giờ phồng to tới mức đe dọa thể trạng
chung của nền kinh tế."
Ông cùng với một số người đứng đầu ngành ngân hàng tại
Washington cũng đã lờ đi những lời kêu gọi thắt chặt thị trường cho vay thế
chấp bất động sản dưới chuẩn và nhiều khoản thế chấp rủi ro cao (người vay
tiền có thể vay quá khả năng chi trả).
FED có quyền hạn rất lớn trong việc ngăn hành vi cho vay đầy rủi ro
này theo một luật được đưa ra năm 1994 có tên Home Owner Equity
Protection Act. Thế nhưng họ đã tiến hành rất ít hành động giám sát chặt chẽ
trong thời kỳ nhà đất bùng nổ lâu dài.
Khi đề cập đến nguy cơ từ công cụ tài chính mới CDS (trao đổi nợ tín
dụng), công cụ giúp chuyển rủi ro tín dụng cho một bên thứ ba, Greenspan
cho rằng: "Không một tổ chức cho vay lớn nào vì thế mà bị khó khăn. Họ có
dư khả năng chịu được cú đấm. Sự vỡ nợ hàng loạt của thời kỳ trước đã
không tái diễn."
Rõ ràng, Fed đã chủ quan trong nhận định tình hình và sai lầm trong
thực hiện chính sách.
3. Phản ứng của Fed đối với Khủng hoảng tài chính 2008:
3.1 Chính sách của Fed trước tháng 9/2008:
Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nổ
ra ở Mỹ mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Khủng hoảng đã lan đến
các trung tâm tài chính lớn khác như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt.
Lần đầu tiên nhiều ngân hàng lớn rơi vào khủng hoảng cho vay thế chấp
kiểu này.

Những diễn biến đầu tiên của khủng hoảng:
1. Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ, đã thông báo hai
trong nhiều quỹ bảo hiểm của họ đã mất hơn 1/2 tài sản do sự sụt giảm mạnh
giá trị danh mục đầu tư cho vay thế chấp. Khách hàng không thể rút tiền và
điều duy nhất họ có thể làm là theo dõi một cách vô vọng sự mất giá của các
khoản đầu tư.
2. Banque Nationale Paribas (BNP), ngân hàng lớn nhất của Pháp đã
đình chỉ hoạt động các quỹ bảo hiểm của họ do thị trường chứng khoán thế
chấp mất thanh khoản.
3. Hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung
Quốc và Ngân hàng Trung Quốc, đã thông báo khoản lỗ trị giá 11 tỷ USD
vì những rủi ro liên quan đến cho vay thế chấp.
4. Ở Anh, lần đầu tiên kể từ sau cuộc Đại suy thoái, dân chúng đã xếp
hàng trước cửa ngân hàng Northern Rock để rút tiền.
5. Tin tức về các sự kiện này đã lan toả và tạo ra cú sốc tài chính toàn
cầu.
Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ lĩnh vực cho vay thế chấp dưới
chuẩn ở Mỹ. Vào tháng 8/2007, tỷ lệ thanh toán chậm đã tăng 36%, đạt kỷ
lục cao nhất trong 16 năm qua. Năm 2007, vị thế tài sản của những người sở
hữu nhà đã thay đổi từ “thanh toán chậm” đến “tịch thu tài sản” để thế nợ và
tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với năm 2006. Các khoản vay thế chấp dưới
chuẩn chỉ chiếm 16% tổng số vốn vay thế chấp, nhưng lại chiếm tới
50% các khoản vỡ nợ.
Ngày 20/08/2007, Fed đã quyết định bơm thêm 3,5 tỷ USD vào hệ
thống tiền tệ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng.
Ngày 18/09/2007, Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống
còn 4,75%. Thị trường chứng khoán phố Wall ngày 18/09/2007 cũng đã có
những phản ứng tích cực sau quyết định của FED, trong đó, 3 chỉ số quan
trọng nhất đều tăng hơn 1%.
Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính

phủ thông báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng
khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt
giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Ben
Bernake và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ đều đưa ra những cảnh báo về mối
nguy hiểm của việc vỡ bong bóng bất động sản.
Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm
xuống 4.5%
Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân
hàng vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của Cục dự trữ liên
bang kể từ 19 tháng 9 năm 2001 (50.35 tỷ đô la).
Những khoảng thời gian tiếp theo lãi suất của Fed liên tục giảm.
Bảng lãi suất của FED công bố từ tháng 08/2006 đến cuối năm
2008.
Ngày
Lãi suất
(%)
Giảm
(%)
08/08/2006 5,25
18/09/2007 4,75 -0,50
31/10/2007 4,50 -0,25
11/12/2007 4,25 -0,25
22/01/2008 3,50 -0,75
30/01/2008 3,00 -0,50
18/03/2008 2,25 -0,75
30/04/2008 2,00 -0,25
08/10/08 1,50 -0.5
Mục đích của những chính sách của Fed trong khoảng thời gian này là
nhằm hỗ trợ cho các định chế tài chính và nhằm ổn định thị trường, đồng
thời thúc đẩy kinh tế. Và đến tháng 9/2008, lãi suất cho vay của Fed chỉ là

2%. Tuy nhiên, những phản ứng của Fed và chính phủ Mỹ cũng không thể
cứu vớt được thị trường bởi lẽ cuộc khủng hoảng đã được hình thành từ quá
lâu với những nguyên nhân mà Fed và chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát
được. Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng thực sự bùng nổ với sự sụp đổ của
nhiều định chề tài chính lớn. Nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng
tồi tệ nhất trong 7 thập niên trở lai đây.
3.2 Chính sách của Fed từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra cho đến nay:
Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với kinh tế
Hoa Kỳ. GDP của quý IV năm 2008 ngay lập tức giảm 5,4%, tỷ lệ thất
nghiệp tăng 1% từ mức 6,2% lên đến 7,2%, niềm tin của người dân và doanh
nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực.
Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Chính phủ Hoa Kỳ và Fed đã có những
biện pháp rất rất mạnh mẽ để giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Về phía Chính phủ Mỹ, hai gói cứu trợ đã được đưa ra. Vào tháng
10/2008, gói cứu trợ 700 tỷ USD đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhằm
tập trung cấp vốn trực tiếp vào các hãng tài chính nhằm củng cố lại thị
trường tín dụng. Vào tháng 3/2009, Chính phủ Mỹ lại thông qua gói kích cầu
787 tỷ USD nhằm chi tiêu liên bang, cắt giảm thuế và tạo ra việc làm.
Về phía Fed, hành động đầu tiên mạnh tay nhất là mua lại các khoản
nợ xấu trị giá 1450 tỷ USD chứng khoán thế chấp và giấy tờ nợ, do ngân
hàng Fannie Mae, Freddie Mac và Ginnie Mae phát hành, mua lại mua lại
300 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Hành động này giúp cho các ngân hàng
này tăng tính thanh khoản và tiếp tục đi vào hoạt động. Nhìn vào quy mô của
khoản mua lại phần nào đó làm cho giới đầu tư tin tưởng vào quá trình khôi
phục của thị trương tài chính. Trong cuộc đại khủng hoảng lần này, ngoài 3
công cụ truyền thống là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, công cụ thị
trường mở, Fed đã đưa ra 7 công cụ mới: TAF( đấu thầu cho vay kỳ hạn),
TSLF( cho vay chứng khoán kỳ hạn), PDCF( tín dụng cho các trung gian tài
chính hàng đầu), AMLF( cho vay dựa trên thương phiếu được đảm bảo bằng
tài sản), CPFF( quỹ thương phiếu), MMIFF( công cụ quỹ dành cho các nhà

đầu tư trên thị trường tiền tệ), TALF( cho vay dựa trên chứng khán được
đảm bảo bằng tài sản). Ngoài ra, Fed cũng cùng phối hợp cùng với 14 ngân
hàng trung ương các nước khác, để trong một khoảng thời gian ngắn cơ cấu
tiền tệ các nước cùng có thể liên minh với nhau, đồng thời tăng thêm vị thế
của đồng đô-la ra thị trường các nước. Từ đó, việc nước Mỹ dựa vào đồng
đô-la để vực dậy nền kinh tế là hoàn toàn có lợi.
Bên cạnh đó là việc tăng cường tính ổn định cho môi trường tiền tệ,
đặc biệt đó là tăng cường cứu trợ đối với các cơ cấu tiền tệ có vấn đề. Minh

×