Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

báo cáo đề xuất tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.83 KB, 59 trang )

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chi nhánh Thanh Xuân
Phòng QHKH DN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2014
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG
I. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG :
- Tên Khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
- Tên giao dịch: Sao Vang Rubber Joint Stock Company
- Địa chỉ: 231, Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam
- Email:
- Điện thoại: +84(4)385-83656 Fax: +84(4)385-83644
- Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất săm lốp xe máy, ô tô, máy bay.
- Mã CK: SRC
- Vốn điều lệ: 182.257.720.000 đồng.
- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước theo
quyết định số 2505/QĐ – TCCB ngày 01/08/2005 của bộ công nghiệp về việc cổ phần
hóa công ty cao su Sao Vàng.
- Mã số thuế: 01001100625.
- Tài khoản số: 102010000069759 tại ngân hàng: CP công thương VN – CN Đống Đa.
- Xếp hạng tín dụng: AAA
- Cấp phê duyệt tín dụng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Danh sách cổ đông
Sở hữu nhà nước: 51%
Sở hữu nước ngoài: 1,24%
Sở hữu khác: 47,76%
1
STT Tên cổ đông Cổ phiếu nắm giữ Tỷ lệ %
1 Tập đoàn hóa chất Việt Nam ( Vinachem) 9.294.750 51
2 Vietnam investments Fund I.L.P 1.523.306 8,36


3 Công ty TNHH Quỹ đầu tư Việt Nam II 850.500 4,67
4 Công ty CP chứng khoán Ngân hàng đầu tư
và phát triểnViệt Nam
843.750 4,63
5 Vietnam Holding Limited 843.750 4,63
6 Lê Công An 117.730 0,65
7 Đào Thị Hoa 96.471 0,53
8 Mai Chiến Thắng 33.489 0,18
9 Nguyễn Quang Hào 24.330 0,13
10 Lê Văn Cường 13.639 0,07
11 Nguyễn Văn Thịnh 10.488 0,06
12 Đào Thị Thu Thảo 3.407 0,02
13 Phạm Thị Yến 2.250 0,01
14 Phạm Thanh Tùng 832 0
15 Hoàng Đức Dũng 300 0
16 Nguyễn Việt Hùng 9 0
17 Nguyễn Thanh Tùng 5 0
II. ĐỀ XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG
- Tổng trị giá đề nghị vay: 4.875.000.000 VNĐ
- Mục đích: Bổ sung vốn lưu động thực hiện hợp đồng mua hàng số 320/SRC ký ngày
20/09/2014 với Công ty TNHH Honda Việt Nam.
- Lãi suất/phí: Theo thỏa thuận.
- Thời hạn vay: 3 tháng.
- Hình thức cho vay: Cho vay theo hạn mức.
- Nguồn trả nợ: Doanh thu từ hợp đồng mua hàng với công ty TNHH Honda Việt Nam
và nguồn doanh thu khác.
- Bảo đảm tiền vay: Giá trị quyền sử dụng lô đất diện tích từ 6,2 ha, mặt tiền 220 m2, hiện tại
đang dùng làm nhà xưởng sản xuất của công ty. Giao thông thuận tiện. Lô đất thẳng, đẹp,
đường cho xe container, xe tải vào được, cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Lô đất được UBND thành
phố Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất số AS 150999 mang tên ông Mai

Chiến Thắng, Tổng giám đốc công ty cổ phần Cao su Sao Vàng. Giá trị thẩm định của TSĐB
là 10.540 tỷ đồng.
III. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
2
1. Tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh
của khách hàng
1.1. Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng
Ngày 23/05/1960, Nhà máy Cao su Sao Vàng được thành lập. Ngày 27/08/1992, Nhà
máy Cao su Sao Vàng được đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng theo quyết định số
645/CNNG.
Ngày 24/10/2005 Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng được thành lập theo quyết định số
3500/QĐ- BCN về việc chuyển Công ty Cao su Sao Vàng thành Công ty Cổ phần Cao su
Sao Vàng.
Ngày 03/04/2006, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng được Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ là
49.048.000.000 đồng.
Ngày 07/12/2006, Công ty thay đổi lại đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ
là: 80.000.000.000 đồng.
Ngày 27/07/2007, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần 2 với số vốn điều lệ là:
108.000.000.000 đồng.
Ngày 07/10/2009: Cổ phiếu công ty đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là SRC
Ngày 20/07/2012, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần 3 với vốn điều lệ là
162.000.000.000 đồng.
Ngày 02/08/2013, công ty thay đổi ĐKKD lần thứ 6 với vốn điều lệ là:
182.257.720.000 đồng
Nhận xét: Công ty CP Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp mạnh, có bề dày phát triển
hơn 54 năm. Cao su Sao Vàng hiện nay đang ở vị thế dẫn đầu ngành chế tạo các sản phẩm từ
cao su Việt Nam với những sản phẩm quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt,
đây là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất được lốp máy bay, đạt tiêu chuẩn an toàn

và chất lượng quốc tế. Trong suốt những năm hình thành và phát triển, Cao su Sao Vàng đã
không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu, đưa ra các sản phẩm chất lượng, luôn năng động,
sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất
nhất.
1.2. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý
Hồ sơ pháp lý công ty gửi tới ngân hàng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011568 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng 04 năm 2006, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 07 tháng 12
3
năm 2006, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 27 tháng 07 năm 2007.
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty.
- Giấy chứng nhận vốn góp của các cổ đông
- Điều lệ công ty
- Giấy đề nghị vay vốn
- Bản đăng ký dấu mẫu
- Nghị quyết đại hội đồng cổ đông về việc đề nghị xin vay vốn với ngân hàng.
 Nhận xét: Công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định của ngân hàng. Công ty được thành
lập một cách hợp pháp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011568 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng 04 năm 2006. Theo đó, công ty có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Người đại diện pháp luật
là ông Mai Chiến Thắng - Tổng giám đốc của công ty được bổ nhiệm theo quyết định của Hội
đồng quản trị và phù hợp với điều lệ của công ty. Cao su Sao Vàng là một công ty có đầy đủ
năng lực pháp lý để vay vốn tại ngân hàng.
1.3. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng
 Mô hình tổ chức

4
HỘI ĐỒNG QUÀN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG

TY
PGĐ KỸ THUẬT
PGĐ PTKD
PGD NỘI CHÍNH
VÀ CSKT
PGD XDCB
VÀ SX
XN cao su số 3
XM cao su kỹ thuật
XN năng lượng
XN cơ điện
XN luyện cao su xuân hòa
XN cao su số 1
P.
marke
ting
P.kế
hoach
và kho
P. tiếp
thị
khách
hàng
P.Vật

XNK
Văn
phòng
công ty
P.Tổ

chức
nhân
sự
P.
bảo
vệ
P.Tổ
chức
hành
chính
P.
kỹ
thuật
an toàn
P.
điều
độ sản
xuất
P.xây
dựng
cơ bản
P.
nghiên
cứu phát
triển
P.
Kiểm tra
chất
lượng
P.

Kỹ
thuật
cao su
P.Kỹ
thuật

năng
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng duy trì mô hình tổ
chức bao gồm các phòng ban đặt tại trụ sở chính, các xí nghiệp và các chi nhánh trực thuộc.
Hiện nay ngoài khối văn phòng đặt tại trụ sở chính, Công ty có 15 phòng, 06 xí nghiệp trực
thuộc và 3 chi nhánh, cụ thể như sau:
Các phòng ban trong công ty bao gồm
1. Phòng tài chính kế toán
2. Phòng tổ chức nhân sự
3. Văn phòng công ty
4. Phòng kế hoạch – kho vận hành
5. Phòng vật tư – xuất nhập khẩu
6. Phòng tiếp thị bán hàng
7. Phòng marketing
8. Phòng nghiên cứu phát triển
9. Phòng kỹ thuật cao su
10. Phòng kỹ thuật cơ năng
11. Trung tâm chất lượng
12. Phòng xây dựng cơ bản
13. Phòng môi trường an toàn
14. Phòng quản trị bảo vệ
15. Trung tâm cao su kỹ thuật
Xí nghiệp trực thuộc
1. Xí nghiệp cao su số 1
2. Xí nghiệp cao su số 3

3. Xí nghiệp cao su kỹ thuật
4. Xí nghiệp cơ điện
5. Xí nghiệp năng lượng
6. Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hòa
Các chi nhánh trực thuộc bao gồm
1. Chi nhánh Thái Bình ( đơn vị sản xuất sản phẩm)
2. Chi nhánh Đà nẵng ( tiêu thụ sản phẩm)
3. Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh( tiêu thụ sản phẩm)
Các công ty con, công ty liên kết
5
Góp vốn vào công ty CP Philips Carbon, để đầu tư vào dự án sản xuất than đen tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng tàu, công ty bắt đầu góp vốn từ năm 2008, tổng số tiền đã nộp vào công ty
liên doanh (từ năm 2008 đến năm 2011) là 586.658,8 USD, tương đương 11.411.041.033
đồng bao gồm: góp vốn theo hợp đồng liên doanh là 441.000 USD ( tương ứng:
2.833.589.362 đồng) từ năm 2008 đến nay liên doanh đang trong thời gian xây dựng, chưa
sản xuất kinh doanh
 Nhận xét: Cao su Sao vàng đang tiến đến mô hình quản trị doanh nghiệp theo các thông lệ
quốc tế tốt nhất được áp dụng rộng rãi. Với cơ cấu quản trị như trên, Cao su Sao Vàng có thể
quản trị một cách chặt chẽ, có hiệu quả và phù hợp với những phướng hướng, chiến lược
phát triển của công ty.
 Cơ cấu lao động: (31/12/2013)
 Công tác tổ chức nhân sự và lao động tiền lương
- Vấn đề tiền lương có ảnh hưởng tới tất cả các phương diện trong nội dung quản lý
nguồn nhân lực của công ty, là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Hiện nay,
công ty luôn chú trọng đến công tác xây dựng chính sách phân phối tiền lương, đơn
giá tiền lương, đảm bảo công bằng nhằm động viên người lao động nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt công ty quan tâm giải quyết tăng mức thu nhập
một cách hợp lý cho bộ phận bán hàng.
- Công ty đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách đãi ngộ (thưởng tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, lao động sáng tạo, tiết kiệm định mức vật

tư, thưởng lễ, tết… Thực hiện đúng các chế độ phụ cấp, ăn giữa ca và trích đóng bảo
hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ…)
Trong năm 2013, công ty đã giải quyết thôi việc, sa thải, hưu trí cho 141 lao động,
tuyển dụng vào công ty 99 người. Số lượng lao động toàn công ty đến 31/12/2013 là
1.038 người, giảm 41 người so với năm 2012 (tương đương với giảm 3,69%).
- Thu nhập bình quân thực tế 1 tháng của người lao động là: 6,24 triệu đồng/tháng.
Tổng quỹ lương năm 2013 của người lao động là 82,5 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 8,4%
doanh thu), của cán bộ viên chức là 1,4 tỷ đồng. Tuy thu nhập của người lao động đã
được cải thiện song vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung khu vực
1.4. Đánh giá về năng lực quản trị điều hành
 Hội đồng quản trị:
6
Ông Mai Chiến
Thắng
(SN 1959)
- Chức vụ: Thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty CP cao
su Sao Vàng.
- Trình độ chuyên môn: kỹ sư chế tạo máy, kỹ sư hóa Polime, cử nhân cao
đẳng kinh tế.
- Ông là người gắn bó và đóng góp nhiều công sức trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh cùng với kinh nghiệm quản lý ở nhiều vị trí khác nhau ông đã và
đang đóng góp tích cực cùng ban điều hành xây dựng và phát triển “Sao
Vàng” theo các địn hướng phát triển chiến lược của đại hội đồng quản trị
và đại hội đồng cổ đông.
Ông Lê Văn
Cường (Sinh
năm 1959)
- Chủ tịch HĐQT ( từ ngày 23/06/2012)
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chế tạo máy Đại học Bách khoa Hà nội, Cử

nhân kinh tế chính trị, Cử nhân quản trị kinh doanh và xây dựng cơ bản
trường Đại học Kinh tế quốc dân, Kỹ sư hóa Polime Đại học Bách Khoa Hà
Nội
Bà Đào Thị Hoa
(Sinh năm 1961)
- Chức vụ: thành viên hội đồng quản trị, kế tóan trưởng công ty cổ phần
cao su sao vàng
- Trình độ chuyên môn: cử nhân tài chính kế toán, cử nhân kinh tế chính
trị
- Bà Đào Thị Hoa từng nắm giữ các chức vụ: nhân viên kế toán, phó
phòng tài vụ, trưởng phòng tài vụ, kế toán trưởng và bây giờ là kế toán
trưởng – thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần cao su sao
vàng, bà Đào thị Hoa đóng góp nhiều kinh nghiệm của mình trong hoạt
động kiểm soát của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn
Việt Hùng
(Sinh năm 1967)
K
- Chức vụ: thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc công ty Cao su Sao àng
- Trình độ chuyên môn: kỹ sư điện, kỹ sư tin học quản lý
- Ông Nguyễn Việt Hùng với hơn 15 năm kinh nghiệm kinh doanh cùng
với các chức vụ quản lý khác nhau, ông được kỳ vọng sẽ cùng dẫn dắt
“Sao Vàng” đối mặt với nhiều thách thức, đóng góp vào việc thúc đẩy
thành công các mục tiêu mà đại hội đồng cổ đông “Sao Vàng: đã đặt ra
7
 Nhận xét: Ban lãnh đạo của công ty là những người có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi,
kinh nghiệm vững vàng trong nghề, có uy tín cao, khả năng lãnh đạo công ty tốt, khá nhạy
bén và thích ứng nhanh với môi trường cạnh tranh và các biến động của thị trường.
1.5. Đánh giá định hướng phát triển của khách hàng trong thời gian tới
• Các mục tiêu chủ yếu của công ty

- Mục tiêu chính của Công ty: Luôn là thương hiệu sản xuất lốp xe và sản phẩm Cao su kỹ
thuật hàng đầu về chất lượng ở Việt Nam, phấn đấu trở thành thương hiệu mang tầm khu vực
và quốc tế.
- Không ngừng đổi mới công nghệ và thiết bị, đồng thời nghiên cứu và hợp tác với cá đối tác
nước ngoài để sản xuất các sản phẩm mới, đạt chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sử dụng
ở Việt Nam như: Lốp ô tô cỡ lớn, băng tải cường lực cao, Săm ô tô Butyl, lốp ô tô, đáp ứng
nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới.
- Tăng trưởng bình quân hàng năm của Công ty phấn đấu đạt 5% trở lên và duy trì cổ tức là
15% Vốn điều lệ trở lên.
- Quan tâm hơn nữa tới đời sống của cán bộ công nhân trong toàn bộ Công ty.
• Các mục tiêu với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty
- Công ty đã ký hợp đồng xử lý chất rắn, chất thải nguy hại với Công ty bên ngoài có đủ
chức năng, thẩm quyền về vận chuyển và xử lý chất thải tại công ty theo đúng quy định.
- Tình hình xử lý nước thải, khí thải đều đạt tiêu chuẩn an toàn, cho phép theo quy định
của nhà nước
• Chiến lược tổng thể phát triển dài hạn:
- Công ty dự kiến di dời khu vực sản xuất của công ty đến địa điểm khác để tận dụng lợi thế
diện tích 6.3 ha, chiều dài mặt tiền theo trục đường chính khoảng 250m tại 231, Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội.
- Hợp tác đầu tưu xây dựng thành khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.
 Nhận xét: Phương hướng hoạt động và chiến lược phát triển của công ty rõ ràng, cụ thể,
nhắm đến sự phát triển bền vững vì mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo phúc lợi cho
8
người lao động và quan tâm đến cả những mục tiêu xã hội khác, dựa trên năng lực hiện tại
của công ty và phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng
2.1. Thông tin chung
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam hiện nay là:

• Kinh doanh các sản phẩm từ cao su;
• Mua bán hàng điện tử;
• Mua bán hàng điện, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình;
• Mua bán,sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế;
• Cho thuê cửa hàng, căn phòng, nhà xưởng, kho, bãi;
• Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học;
• Mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành cao su;
• Chế tạo, lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ ngành cao su;
• Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
• Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ sản xuất
ngành công nghiệp cao su.
2.1.2. Sản phẩm
Các sản phẩm hiện nay của Cao su Sao vàng:
- Lốp xe đạp
- Săm xe đạp
- Lốp xe máy
- Xăm xe máy
- Lốp ô tô
- Xăm ô tô
- Yếm ô tô
- Lốp máy bay

2.1.3. Thị trường tiêu thụ
9
Có thể nói những năm gần đây các sản phẩm chủ lực của công ty là săm lốp ôtô, xe
máy ngày càng khẳng định được chất lượng, thương hiệu SRC và đang là một trong 3 công
ty chiếm lĩnh thị phần lớn nhất nội địa. Các sản phẩm sản xuất trong nước đang dần chiếm
lĩnh thị trường thay cho các sản phẩm ngoại nhập có chất lượng tương đương nhưng giá
thành cao hơn. Đối với mặt hàng chủ lực của công ty cao su sao Vàng thì sản xuất trong
nước hiện chưa đáp ứng đủ ngay cả nhu cầu tiêu dùng nội địa. Vì vậy, Nhiệm vụ của công ty

là sản xuất được sản phẩm giá thành hợp lý chất lượng cao và đẩy mạnh việc đưa sản phẩm
đến với khách hàng chứ không phải lo lắng quá về nhu cầu đầu ra của sản phẩm.
Trong ngành sản xuất và kinh doanh săm lốp, Cao su sao vàng đứng ở vị trí thứ 3 trong
danh sách các công ty có thị phần lớn nhất trên thị trường. Công ty cũng luôn đẩy nhanh các
hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình ra các thị trường trên thế giới, lượng sản phẩm tiêu
thụ tốt.
2.1.4. Vị thế của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Với quá trình hình thành và phát triển từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần cao su
Sao Vàng đã và đang khẳng định vị trí của mình là một trong những công ty có sản phẩm
cao su có qui mô và uy tín trong ngành cao su Việt Nam. Chất lượng sản phẩm của Tổng
công ty đã được khẳng định tại thị trường trong nước. đối với thị trường nước ngoài, ngoài
10
nhóm doanh nghiệp FDI chiếm 65% giá trị xuất khẩu thì SRC là một trong 3 ba doanh
nghiệp sản xuất lốp xe nội địa chủ lực của Việt Nam (là DRC, CSM và SRC) và tổng giá trị
xuất khẩu của 3 doanh nghiệp chiếm khoảng 14% giá trị xuất khẩu.
Trong suốt quá trình hoạt động, với định hướng phát triển đúng đắn luôn nỗ lực với
mục tiêu “lốp Việt vì người Việt”, các sản phẩm của cao su Sao Vàng luôn đáp ứng được sự
tin tưởng và tín nhiệm của người tiêu dùng. Bằng những sản phẩm chất lượng nổi tiếng công
ty đã đạt được những giải thưởng uy tín:
- Giải vàng – giải thưởng chất lượng Việt Nam do bộ khoa học công nghệ và môi trường trao
tặng
- Giải sáng tạo khoa học công nghệ VIFOTEC cho đề tài nghiên cứu sản xuất săm lốp máy
bay phục vụ quốc phòng.
- 5 năm liền đạt giải TOP – TEN hàng tiêu dùng Việt Nam
- Vị trí thứ nhất trong TOP – 5 sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao – ngành hàng xe và
phụ tùng.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Cả nước có 830 doanh nghiệp hoạt động trong ngành săm lốp trong đó:
- 61% thị phần lốp xe tải nội địa thuộc về 5 doanh nghiệp bao gồm Bridgestone (nhập
khẩu), Michelin (nhập khẩu), Cao su Đà Nẵng (DRC), Casumina (CSM) và Yokohama (sản

xuất và nhập khẩu).
- Thị phần săm lốp của thị trường nội địa: Casumina chiếm 33%, tiếp theo là DRC
(25%), SRC khoảng 10%, còn lại 31% thuộc về các doanh nghiệp khác.
- Đối với dòng lốp ô tô Radial, khoảng 90% thị phần thuộc về các doanh nghiệp FDI và
hàng nhập khẩu.
Trong số các doanh nghiệp trong ngành săm lốp thì kể đến 3 doanh nghiệp săm lốp
niêm yết là SRC, DRC, CSM.
DRC là doanh nghiệp có thế mạnh trong sản xuất lốp xe tải, xe đặc chủng (công suất
780.000 lốp/năm), CSM tập trung vào dòng lốp xe máy và tải nhẹ (6 triệu lốp/năm và 1,2
triệu lốp/năm), SRC dồn sức cho săm lốp xe đạp (8 triệu lốp/năm). Gần đây cả hai doanh
nghiệp DRC và CSM đã đưa vào vận hành 2 nhà máy lốp Radial toàn thép chuyên sản xuất
lốp xe tải với công suất giai đoạn 1 lần lượt là 300.000 lốp/năm và 350.000 lốp/năm. Trong
11
năm 2013, DRC đã tiêu thụ được 15.000 lốp Radial chiếm 5% công suất nhà máy. Trong 6
tháng đầu năm 2014, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh, đạt khoảng 42.500 lốp Radial. Đối với
CSM, nhà máy chỉ mới vận hành từ tháng 05/2014, vì vậy sản lượng tiêu thụ chưa cao, vào
khoảng 3.000 –5.000 lốp/tháng.Xét về hiệu quả khai thác nhà máy: theo thống kê, DRC đang
khai thác rất tốt công suất nhà máy sản xuất lốp xe ô tô, xe tải (95-100%); CSM có tỷ lệ khai
thác nhà máy lốp xe máy cao nhất trong 3 doanh nghiệp (65%); SRC mặc dù là doanh
nghiệp có thế mạnh trong lốp xe đạp tuy nhiên xét về tỷ lệ khai thác công suất nhà máy vẫn
còn thấp (45%) và xét về sản lượng tiêu thụ lốp xe đạp mỗi năm thậm chí vẫn còn thấp hơn
so với DRC và CSM. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của SRC là rất thấp so với
DRC và CSM.
Ngoài các đối thủ cạnh tranh kể trên công ty còn bị cạnh tranh bởi sự xâm nhập tràn lan
các mặt hàng săm , lốp Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan nhập lậu qua biên giới.
Những sản phẩm này rất đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng nên cũng được không
ít người tiêu dùng ưu chuộng, nhất là những người có thu nhập thấp.
Ở thị trường sản phẩm chất lượng cao công ty bị cạnh tranh bởi nhóm doanh nghiệp
FDI. Đây là đối thủ rất mạnh vì họ có ưu thế về vốn, công nghệ hiện đai nên sản phẩm của
họ có chất lượng rất tốt, đặc biệt là những hoạt động marketing của họ mạnh hơn nhiều công

ty Cao Su Sao Vàng.
Không chỉ bị cạnh tranh trong các sản phẩm đầu ra là săm lốp mà công ty còn phải đối
mặt với sự cạnh tranh để có được các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nguyên liệu cao su.
Nhu cầu đối với cao su cho các ngành sản xuất là rất lớn vì không những nó phục vụ cho
ngành sản xuất săm lốp mà còn dùng để sản xuất các sản phẩm khác như: nệm, gối, giường,
salon, giày dép… vì thế công ty phải cạnh tranh để có được nguồn nguyên liệu đầu vào đủ
cung ứng cho sản xuất.
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
2.2.1. Đánh giá năng lực sản xuất
Năm 2014, công ty đã chủ động trong công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, thay đổi
đơn pha chế, hợp lý hóa nguyên vật liệu và kết cấu của sản phẩm đã góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mang lại hiệu
quả kinh tế cho công ty.
12
Hợp tác với Viện nghiên cứu TRI (Nga) triển khai ứng dụng tư vấn kỹ thuật trong một
số quy cách lốp ô tô cỡ lớn (11.00-20, 12.00-24) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu và triển khai sử dụng cốt hơi thay thế màng hơi lưu hóa trong sản xuất lốp
xe máy nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.Sản xuất đại trà săm ô tô
từ cao su Chloroburtyl cho các quy cách vành từ 16-20 inch thay thế cho dòng sản phẩm sản
xuất từ cao su thiên nhiên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu của thị
trường. Khai thác sử dụng các nguồn nguyên vật liệu thay thế có chất lượng tương đương và
có giá cạnh tranh như: dùng vải mảnh của Công ty Dệt vải công nghiệp thay cho vải mảnh
nhập từ Trung Quốc, Đài Loan; sử dụng cao su tái sinh, ô xít kẽm nội địa thay cho nhập
ngoại … nhưng vẫn nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Thường xuyên rà soát và hiệu chỉnh bộ định mức tiêu hao vật tư cho toàn bộ sản
phẩm của công ty, làm tăng tính chính xác cho quá trình kiểm hạch toán vật tư và giảm chi
phí nguyên vật liệu. Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên và công nhân xem chất lượng
sản phẩm là một yếu tố và lợi thế cạnh tranh, luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trách
nhiệm đối với chất lượng sản phẩm của từng cán bộ, công nhân trong mỗi công đoan đã có
những chuyển biến nhất định.

2.2.2. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu, yếu tố đầu vào
 Nguồn nguyên liệu
Sản phẩm của công ty cổ phần cao su Sao Vàng có đặc thù là tỷ trọng nguyên vật liệu
đầu vào tương đối lớn, chiếm từ 70-75% giá thành sản phẩm. Các nguyên vật liệu này chủ
yếu là:
- Cao su thiên nhiên
- Cao su tổng hợp
- Vải mành
- Than đen
- Thép tanh
- Hóa chất các loại và chất độn
Trong số các nguyên vật liệu trên thì cao su thiên nhiên chủ yếu có nguồn gốc từ trong
nước còn các nguyên vật liệu khác phần nhiều có nguồn gốc nhập khẩu. Công ty mua cao su
thiên nhiên từ 4 nhà cung cấp: công ty TNHH Thương mại Trường sinh, công ty TNHH Sao
Mai Anh, Công ty TNHH chế biến cao su Đà Nẵng, công ty TNHH thương mại – dịch vụ Đỗ
13
Kim Thành, tỷ lệ mua cao su thiên nhiên từ các đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Công
nghiệp cao su Việt Nam là 0%. Số còn lại nhập khẩu từ Ấn Độ, Singapo, Trung Quốc, Đài
Loan,
 Đánh giá sự ổn định của thị trường đầu vào
Sản lượng: Yếu tố đầu vào, một trong những nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản
phẩm của công ty là cao su thiên nhiên, trong khi đó Việt Nam là một trong những quốc gia
có diện tích trồng cao su và sản lượng cao su xuất khẩu thuộc vào diện tích lớn trên thế giới
nên nguồn cao su thiên nhiên phục vụ cho sản xuất của công ty là hoàn toàn có thể đáp ứng
được từ nguồn trong nước
Giá cả: Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động
thường xuyên như hiện nay thì giá cả nguyên vật liệu đầu vào của công ty không tránh khỏi
những biến động không mong muốn, Hơn nữa do tỷ trọng nguyên vật liệu trong giá thành
sản phẩm tương đối cao nên giá đầu ra của sản phẩm cũng chịu nhiều ảnh hưởng của giá cả
nguyên vật liệu đầu vào.

Mặc dù vậy, công ty CP Cao Su Sao Vàng hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của
việc bình ổn giá cả nguyên vật liệu đầu vào đối với việc đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu. Là doanh nghiệp có thâm niên trong ngành, Công ty đã và đang thiết lập được
mối quan hệ truyền thống, lâu dài, tin cậy với những đối tác cung cấp nguyên vật liệu. Công
ty cũng chủ động đặt mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp nhằm tìm kiếm được những nguồn
nguyên liệu giá cạnh tranh.
2.2.3. Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Phương thức tiêu thụ:
Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trên cả nước,
SRC đã thiết lập hệ thống phân phối rộng khắp trên khu vực thị trường Miền Bắc và có chọn
lọc ở thị trường Miền Trung và Miền Nam. Công ty tổ chức phân phối sản phẩm đến người
tiêu dùng thông qua các kênh sau:
1. Công ty cổ phần cao su sao vàng => Người tiêu dùng cuối cùng
2. Công ty cổ phần cao su sao vàng => Chi nhánh đại lý => Người tiêu dùng
14
3. Công ty cổ phần cao su sao vàng => Đại lý bán buôn => Đại lý bán lẻ => Người tiêu dùng
Kênh 1: Kênh bán hàng trực tiếp từ công ty đến người tiêu dùng cuối cùng. Công ty bán
hàng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội, Hải Phòng và tại các chi nhánh
ở Đà Nẵng, TP HCM. Doanh thu bán hàng mà kênh này mang lại không cao, chủ yếu thông
qua nó công ty có thể thu thập thêm thông tin từ phía khách hàng, tiếp nhận khiếu nại để kịp
thời xử lý giải quyết với khách hàng về những sản phẩm có khuyết tật, sai quy cách
Kênh 2 và 3: Là loại hình kênh phân phối chủ yếu mà công ty đang xây dựng, loại hình kênh
phân phối này đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty khoảng 80% và được áp dụng chủ yếu
trên thị trường Miền Bắc. Công ty đang có chính sách khuyến mãi cho các đại lý có doanh
thu lớn để từ đó khuyến khích sàng lọc những đại lý có năng lực kinh doanh, có uy tín trên
thị trường và công ty có khả năng đầu tư các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.
Kênh phân phối
Hiện tại Công ty đang áp dụng mô hình phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp lớn
sử dụng trực tiếp sản phẩm của SRC và hệ thống phân phối gián tiếp thông qua hệ thống
phân phối theo từng địa bàn từ đó phân cấp cho các đại lý. Công ty chỉ quản lý các đại lý cấp

1, qua đó giúp công ty tận dụng được triệt để các yếu tố về hậu cần và nguồn lực quản lý của
các đại lý, cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí, quản lý, chi phí vận chuyển. Hiện nay,
Công ty đang trực tiếp giao dịch khoảng 130 đại lý cấp 1 và số lượng này trải đều khắp 64
tỉnh thành trong cả nước. Việc chia địa bàn phân phối cho các đại lý giúp cho Công ty phân
tán được rủi ro và nâng cao chất lượng phân phối. Trong thời gian sắp tới Công ty có chủ
trương xây dựng thêm hệ thống bán hàng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền Trung và
miền Nam mà hiện Công ty chưa có mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới phân phối còn
mỏng.
3. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng
Dựa trên phân tích mô hình SWOT:
 Điểm mạnh.
- Là thương hiệu mạnh, có thị phần tương đối lớn.
- Công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
15
- Đội ngũ ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt, nguồn nhân lực đồng bộ,
chuyên môn cao.
- Quan hệ bền vững với đối tác, nguồn cung nguyên vật liệu ổn định.
- Là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất lốp máy bay.
 Điểm yếu.
- Mặt hàng chủ lực của công ty là săm, lốp xe đạp. Tuy nhiên hiện tại thị trường đối với sản
phẩm này đang bão hòa nên không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty.
- Chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
 Thách thức.
- Kinh tế không ổn định, chịu ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, tỷ giá …
- Đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng
- Giá nhấp khẩu nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hướng tới giá bán sản phẩm của công ty.
- Toàn cầu hóa khiến nhiều sản phẩm cao su từ nước ngoài vào Việt Nam, gây nên áp lực cạnh
tranh lớn hơn.
 Cơ hội.
- Tình hình an ninh chính trị ổn định.

- Theo Quyết định 002/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy Hoạch phát
triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, đây là điều kiện thuận lợi
cho ngành sản xuất lốp xe phát triển.
- Về nguồn nguyên liệu, sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam sẽ giảm sản lượng để bình ổn
giá, nhưng diện tích cao sư đang mở rộng tại Lào và Campuchia sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu
ổn định và do đó, gái nguyên liệu đầu vào sẽ không biến động nhiều.
- Dân số nước ta khá đông trên 90 triệu người và hiện đang trong quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, cùng với việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ sẽ giúp
gia tăng mạnh nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông như xe ô tô cá nhân, xe du lịch,
xe tải, xe máy,… để đi lại và làm việc đặc biệt ở các trung tâm đô thị hóa, nơi có nhiều xí
nghiệp, nhà máy sản xuất.Theo đó, chắc chắn rằng nhu cầu sử dụng lốp xe không ngừng
giatăng, bao gồm cả lốp mới và lốp thay thế.
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ
nguyên liệu cao su ngày càng gia tăng đáng kể.
16
Cơ hội
O1. Quy hoạch phát triển
ngành xe máy, tạo đk thuận lợi
cho ngành sản xuất lốp xe
O2. Diện tích cao su được mở
rộng => tạo ra nguồn nguyên
liệu ổn định và do đó giá
nguyên liệu đầu vào k biến
động nhiều
O3. Nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế đang phát triển nên
nhu cầu sử dụng các sản phẩm
từ nguyên liệu cao su ngày
càng gia tăng đáng kể
O5.Dân số nước ta khá đông

Thách thức
T1. Xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế làm tăng sức ép
cạnh tranh trong hoạt động
SXKD của công ty
T2.Giá cả nguyên vật liệu vẫn
có xu hướng tăng nên công ty
phải điều chỉnh giá bán, nên
ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
của công ty
T3. Tỷ giá vẫn còn xu hướng
biến động mạnh, đặc biệt đồng
USD được dự đoán tăng giá
trị, gây ảnh hưởng đến giá trị
nhập khẩu nguyên vật liệu của
công ty
Điểm mạnh
S1. Là một trong ba công
ty chiếm lĩnh thị trường
Việt Nam về sản xuất lốp
xe
S2. Là công ty con của
TCT Hóa Chất, nên sẽ có
sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật
S3. Là công ty đi đầu
trong lĩnh vực sản xuất lốp
máy bay
S4.Có mối quan hệ thân
thiết, chiến lược với nhà
cung cấp và khách hàng

Tận dụng cơ hội để phát
triển điểm mạnh
S1 / O1, O2: phát huy thế
mạnh nội lực để xâm nhập vào
thị trường tiềm năng
S2, S4/ O3, O4, O5 sử dụng
tối đa nguồn lực để nâng cao
năng lực cạnh tranh
Tận dụng điểm mạnh để hạn
chế nguy cơ
S3/T1: tận dụng thế mạnh của
người đi đầu để tăng khả năng
cạnh tranh bằng chất lượng
sản phẩm
S4/T2: tận dụng các mối quan
hệ thân thiết và chiến lược với
nhà cung cấp để tránh được rủi
ro về nguyên vật liệu đầu vào
Điểm yếu
w1. Mặt hàng chủ lực
chiếm thị phần lớn là săm
lốp xe đạp nhưng mặt
hàng này ko mang lại tỷ
suất cao.
W2. Chưa chủ động được
nguồn nhiên liệu, Phụ
thuộc vào nguồn nguyên
liệu nhập khẩu
W3. phát triển thị trường
chủ yếu trong nước, xuất

khẩu ra nước ngoài đang
còn kém cạnh tranh
Khắc phục yếu kém, tận
dụng cơ hội
O1, O2, O5/ W1: tận dụng
điều kiện hiện có và nguồn
nguyên liệu để lấn sang mặt
hàng chủ lực khác như lốp xe
máy, ôtô để thu đựợc tỷ suất
cao
O2, O3/ W2: tạo lập các mối
quan hệ, nâng cao khả năng tự
cung cấp để có được nguồn
nguyên liệu cung ứng cho sản
xuất tốt nhất.
O3, O4: nghiên cứu thị
trường, kết hợp các chính sách
ưu đãi để nâng cao năng lực
cạnh tranh khi xuất khẩu hàng
ra nước ngoài
Giảm các điểm yếu, ngăn
chặn nguy cơ
W1/O1: nâng cao năng lực
công nhân cũng như công
nghệ để tăng cường khả năng
cạnh tranh trên thị trường
W2/O2: mở rộng trồng cao su
thiên nhiên để giảm bớt sự phụ
thuộc vào nguồn nguyên liệu
17

4. Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng
Mã TCTD Tên TCTD Dư nợ tới ngày VND USD
01314002 NH TMCP quốc tế -
chi nhánh Hà Nội
18/11/2014 3.843 423.584
01201003 NH TMCP Công
thương Việt Nam – chi
nhanh đống đa
31/10/2014 0 1.872.671
26201002 NH TMCP Công
thương Việt Nam – CN
phúc yên
31/10/2014 19.237 0
01201500 Cty cho thuê tài chính
NH TMCP công
thương Việt Nam
31/10/2014 9.544 0
01202003 NM TMCP đầu tư và
phát triển VN – Hà Nội
31/10/2014 2.747 181.440
Tổng cộng 35.371 2.477.695
 Trong lịch sử tín dụng, công ty CP Cao su Sao Vàng có quan hệ tín dụng với nhiều tổ
chức tín dụng, kể cả với ngân hàng BIDV. Công ty CP cao su Sao Vàng luôn là một
trong những khách hàng tốt, luôn trả nợ đúng hạn với ngân hàng.
5. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
5.1. Đánh giá các chỉ tiêu doanh thu
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền %
DT bán hàng và

cung cấp dịch vụ
1.094.712 982.941 -111.771 -10,21
Các khoản giảm trừ
DT
6.362 568 -5.794 -91,07
DT thuần 1.088.350 982.373 -105.977 -9,73
DT hoạt động tài
chính
848 1.080 232 27,35
Thu nhập khác 1.532 714 -818 -53,39
(Nguồn: BCTC của SRC)
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
18
Năm 2013: DT bán hàng giảm 10,21% so với năm 2012, điều này cho thấy tình
hình kinh doanh của công ty đang có chiều hướng giảm, nhưng không đáng kể.
Mặt khác, các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm so với năm 2012, giảm 5.794
triệu đồng. Vì thế nên DTT cũng giảm so với năm 2012, cho thấy tình hình kinh
doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả so với năm 2012.
- Doanh thu hoạt động tài chính
Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty Cao su Sao Vàng tăng
27,35% tương đương 232 triệu đồng so với năm 2012, sở dĩ loại doanh thu này
tăng mạnh là chủ yếu do tăng lãi chênh lêch tỷ giá đã thực hiện và một số loại
doanh thu tài chính khác.
- Thu nhập khác
Thu nhập khác năm 2013 giảm mạnh 53,39%, như vậy công ty Cao su Sao Vàng
không cần đến sự hỗ trợ từ các công ty đối tác, mà có thể tự làm chủ được hoạt động
sản xuất kinh doanh
 Nhận xét: Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty Cao su Sao Vàng tương đối ổn định, mặc dù có sự giảm nhẹ của
doanhh thu thuần nhưng không có nghĩa là công ty làm ăn không hiệu quả.

5.2. Đánh giá các khoản chi phí
Tỷ lệ: %.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Tỷ lệ giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần 84,51 80,56
Tỷ lệ chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 2,27 2,75
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu
thuần 3,69 5,63
Số liệu trích lập từ báo cáo tài chính 2012 – 2013.
- Giá vốn bán hàng.
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rằng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu
thuần của doanh nghiệp giảm nhẹ, nguyên nhân là do doanh thu thuần và giá vốn hàng
bán của năm 2013 giảm. Tỷ lệ giảm giá vốn hàng bán của kỳ 2012- 2013 ít hơn tỷ lệ
19
giảm của doanh thu thuần cùng kỳ, chứng tỏ doanh nghiệp có sự quản lý tốt hơn về
chi phí.
Có thể đánh giá rằng doanh nghiệp đã kiểm soát chi phí sản xuất khá tốt bằng
việc tự sản xuất giảm bớt nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ đó làm giảm bớt chi phí sản
xuất điều này không những giảm bớt chi phí mà còn tăng doanh thu thuần trong kỳ.
Nhận định rằng doanh nghiệp quản lý chi phí trong khâu sản xuất rất tốt.
- Chi phí bán hàng.
Có thể thấy tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần giữa 2 năm 2012 và
2013 có sự tăng từ 2,27% lên 2,75%, Tỷ trọng tăng chi phí bán hàng cao hơn doanh
thu thuần của 2 năm 2012 – 2013. Có thể thấy được rằng doanh nghiệp đang mở rộng
thị trường nên chi phí bán hàng tăng, doanh thu tuy có giảm nhưng giảm chưa đến
10%, do vậy doanh nghiệp cần phải xem xét lại chi phí bán hàng và việc thực hiện
kinh doanh để doanh thu thuần đạt đúng chỉ tiêu với mức chi phí bán hàng hợp lý.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần của doanh nghiệp 2012
– 2013 đã tăng từ 3,69% lên đến 5,63%, có thể thấy doanh nghiệp quản lý chi phí
chưa hợp lý. Cần phải có các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình chi phí quản

lý doanh nghiệp, tránh lãnh phí.
5.3. Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận
Tổng doanh thu năm 2013 là 982.941 triệu đồng, giảm 10,21% so với năm
2012. Nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận
sau thuế đều tăng cao lần lượt là 40,22%; 37,72%; 37,72% so với năm 2012. Các chỉ
tiêu lợi nhuận đều tăng trưởng tốt và nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu là kết quả của
việc thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ, tăng tính hiệu quả các chương
trình tiếp thị, bán hàng.
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng.
20
Chỉ tiêu
Năm
2013
%
DT
Năm
2012
%
DT
Tăng/
giảm
%tăng
/giảm
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 982.941 1.094.712
-
111.771 -10,21
các khoản giảm trừ doanh thu 568 6.362 -5.794 -91,07

Doanh thu thuẩn về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 982.373 100 1.088.350 100
-
105.977 -9,74
Giá vốn hàng bán 791.361 80,56 919.743 84,51
-
128.382 -13,96
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 191.012 19,44 168.607 15,49 22.405 13,29
Doanh thu hoạt động tài chính 1.080 0,11 848 0,078 232 27,36
Chi phí tài chính 22.831 2,32 42.551 3,91 -19.720 -46,34
Trong đó: Chi phí lãi vay 16.169 40.257 -24.088 -56,61
Chi phí bán hàng 27.012 2,75 24.686 2,27 2.326 9,42
Chi phí quản lý doanh nghiệp 55.343 5,63 40.241 3.69 15.102 37,53
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh 86.906 8,85 61.978 5,69 24.928 40,22
Thu nhập khác 714 1.532 -818 -53,39
Chi phí khác 335 130 205
Thu nhập khác – số thuần 379 1.401 -1.022 -98,17
Phần lãi/(lỗ) trong liên doanh, liên
kết 0 0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 87.286 63.379 23.907 37.72
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp - hiện hành 21.821 15.845 5.976 37,72
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp - hoãn lại 0 0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 65.464 47.534 17.930 37.72

- Doanh thu thuần

Doanh thu thuần của công ty Cao su Sao Vàng giảm từ năm 2012 đến 2013. Trong
năm 2013, doanh thu thuần đạt 982.373 tỷ đồng, giảm 105.977 triệu đồng tương ứng với
giảm 9,74% so với doanh thu thuần năm 2012 là 1.088.350 triệu đồng.
21
Điều này được lý giải là do trên thị trường các công ty cùng ngành có sự cạnh tranh
gay gắt, khi mà doanh nghiệp chỉ đứng thứ 3 thị phần trên thị trường cao su Việt Nam.
Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn đang kiểm soát tốt tình hình sản xuất kinh doanh của mình
 Công ty vẫn phát triển bền vững và kiểm soát tốt tình hình kinh doanh của mình.
- Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán giảm từ 919.743 triệu đồng năm 2012 xuống 781.361 triệu đồng
năm 2013, tỷ lệ giá vồn hàng bán/ doanh thu giảm từ 84,51% năm 2012 xuống 80,56%
năm 2013 và tốc độ giảm giá vốn là 13,96% lớn hơn tốc độ giảm doanh thu là 9,74%.
 Điều này cho thấy công tác quản lí chi phí giá vốn của doanh nghiệp chặt chẽ
và hợp lí, hiêu quả phù hợp với tính chất cũng như quy mô của ngành, của doanh
nghiệp. Do công ty Cao su Sao Vàng chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản
xuất, nên chi phí về giá vốn được giảm đáng kể
- Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tăng từ 24.686 triệu đồng năm 2012 lên 27.012 triệu động năm
2013, tăng 2.326 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 9,42%. Tốc độ tăng của chi phí bán
hàng tương đương với tốc độ tăng của doanh thu thuần.
 Điều này được lí giải là do chiến lược quản lí chi phí của ban lãnh đạo gắn
kết với chiến lược kinh doanh mới của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng từ 40.241 triệu đồng năm 2012 lên 55.343 triệu
đồng năm 2013 và tỷ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp/ doanh thu thuần lại có xu hướng tăng
từ 3,69% lên 5,63% từ năm 2012 đến 2013
 Như vậy, doanh nghiệp tăng các loại chi phí nhân viên, quản lý để mở rộng
việc kinh doanh của mình.
- Chi phí tài chính
Chi phí tài chính có xu hướng giảm mạnh từ năm 2012 với 42.551 triệu đồng xuống

22.831 triệu đồng năm 2013, giảm 19.720 triệu đồng tương ứng với 46,34%.
22
 Doanh nghiệp ngày càng tự chủ về tài chính bẳng chứng là chi phí lãi vay của
doanh nghiệp giảm mạnh từ 40.257 triệu đồng xuống còn 16.169 triệu đồng từ 2012
đến 2013.
6. Phân tích tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữ tài sản và nguồn vốn
6.1. Khoản mục tài sản
Đơn vị: đồng
TÀI SẢN
2012 2013
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TSNH
386.312.799.14
6
72,26
397.171.302.61
0
75,6
1
10.858.503.464
2,8
1
TSDH
148.306.774.12
6
27,74 128.117.001.415
24,3
9

-20.189.772.711
-
13,
61
Tổng tài
sản
534.619.573.272 100
525.288.304.02
5
100 -9.331.269.247
-
1,7
5
 Tài sản ngắn hạn
Đơn vị: đồng
TÀI SẢN 2012 2013 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TSNH 386.312.799.146 100 397.171.302.610 100 10.858.503.464 2,81
Tiền và các
khoản
tương
đương tiền
29.876.762.037 7.73 42.218.365.778 10.63 12.341.603.741 41,31
Tiền 29.876.762.037 7.73 22.218.365.778 5.59 -7.658.396.259 -25,63
Các khoản
tương đương
20.000.000.000 5.04 20.000.000.000
23
tiền
Các khoản

phải thu
ngắn hạn
61.082.441.596 15.81 72.366.180.022 18.22 11.283.738.426 18,47
Phải thu
khách hàng
57.930.788.503 15.00 63.559.974.782 16.00 5.629.186.279 9,72
Trả trước
cho người
bán
6.261.573.030 1.62 12.111.149.090 3.05 5.849.576.060 93,42
Các khoản
phải thu
khác
1.094.611.572 0.28 1.731.225.368 0.44 636.613.796 58,16
Dự phòng
phải thu
ngắn hạn
khó đòi
-4.204.531.509 -1.09 -5.036.169.218 -1.27 -831.637.709 19,78
Hàng tồn
kho
294.771.593.805 76.30 281.925.977.385 70.98 -12.845.616.420 -4,36
Hàng tồn
kho
296.499.468.968 76.75 281.925.977.385 70.98 -14.573.491.583 -4,92
Dự phòng
giảm giá
HTK
-1.727.875.163 -0.45 0.00 1.727.875.163 -100
Tài sản

ngắn hạn
khác
582.001.708 0.15 660.779.425 0.17 78.777.717 13,54
Chi phí trả
trước ngắn
hạn
23.845.833 0.01 20.774.111 0.01 -3.071.722 -12,88
Thuế GTGT
được khấu
trừ
1.212.075 1.212.075 0
Thuế và các
khoản phải
thu Nhà
nước
286.826 286.826
TSNH khác 556.943.800 0.14 638.506.413 0.16 81.562.613 14,64
Tổng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, năm 2013 tăng 10.858.503.464 đồng so với
năm 2012 tương ứng tăng 2,81%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản cũng có xu
hướng tăng: năm 2012 tỷ trọng TSNH là 72,26%, năm 2013 tỷ trọng TSNH đã tăng lên
75,61%.
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn năm 2012 đó là hàng tồn kho
294.771.593.805 đồng. Sang năm 2013, hàng tổn kho giảm 4,36% ứng với giá trị là
24
281.925.977.385đồng. Tuy có sự sụt giảm nhẹ về số lượng nhưng tỷ trọng hàng tồn kho
vẫn ở mức cao, tỷ trọng HTK trong TSNH năm 2012 là 76,30%, năm 2013 tỷ trọng HTK là
70,98%.
Việc giảm cơ cấu Hàng tồn kho có thể do công ty đã thực hiện chặt chẽ hơn trong công
công tác quản lý hoặc có sự thay đổi trong chính sách dự trữ, tiêu thụ như giảm nguyên vật
liệu trong kho (năm 2012 công ty dự trữ nhiều nguyên vật liệu sản xuất trong kho hơn năm

2013 cụ thể năm 2012 là 133.512 triệu đồng nguyên vật liệu, năm 2013 là 125.300 triệu
đồng) hoặc lượng hàng hóa mà công ty sản xuất ra được bán khá chạy, không bị ứ đọng
trong kho.
- Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản ngắn hạn năm 2012 đó là các khoản phải thu
ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu liên tục tăng
theo các năm 2012- 2013 tăng 18,47% tương ứng với tăng 11.283.738.426đồng. Tỷ trọng
của các khoản phải thu cũng tăng dần tương ứng đó là: 15,81%; 18,22%.
Các khoản phải thu trong công ty tăng cho thấy công ty đang thực hiện chính sách nới lỏng
tín dụng với các bạn hàng, cho họ mua chịu để tăng doanh số bán, hạn chế tình trạng ứ đọng
vốn.
- Cùng với đó là sự chuyển biến của tiền và các khoản tương đương tiền đó là sự tăng vọt
của năm 2013 so với năm 2012 tăng tới 41,31% cùng với đó là sự tăng lên trong tỷ trọng
tổng tài sản ngắn hạn 2011- 2012 đó là 7,73% - 10,63 %.
- Khoản mục tài sản khác của công ty có giá trị tăng, năm 2013 tăng 13,54% so với năm
2012, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác chiếm không cao, bởi ngành chế biến cao su
không sử dụng nhiều tài sản.
 Tài sản dài hạn
Đơn vị: đồng.
TÀI SẢN
2012 2013 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TSDH
148.306.774.12
6
100.00 128.117.001.415 100.00
-
20.189.772.711
-
13,61
TSCĐ

135.790.734.02
6
91.56 114.716.994.724 89.54
-
21.073.739.302
-
15,52
TSCĐ hữu 89.628.178.600 60.43 71.473.353.780 55.79 - -
25

×