Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 174 trang )


1

BÀI GIẢNG

THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC
(Phương pháp dạy học hoá học 4)
MỤC LỤC
YÊU CẦU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC.
CÁC CÔNG TÁC CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
HOÁ HỌC
Trang
I. Yêu cầu, nội dung, phương pháp thí nghiệm thực hành về
phương pháp dạy học hoá học.

PHẦN THỨ
NHẤT
II. Những công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hoá học
PHẦN THỨ
HAI
KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC THÍ
NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG


1. Thí nghệm về halogen

1.1. Điều chế và thu khí Clo
1.2. Điều chế Clo bằng phương pháp điện phân
1.3. Clo tác dụng với kim loại


1.4. Clo tác dụng với hiđro: H
2
cháy trong Cl
2
và C
2
H
2
+ Cl
2

1.5. Clo tác dụng với nước:
1.6. Clo tác dụng với muối của các halogen khác
1.7. Điều chế và thử tính tan của hiđro clorua.
1.8. Điều chế axit clohiđric bằng phương pháp tổng hợp
1.9. Điều chế brom (từ KBr, MnO
2
, H
2
SO
4
đặc)
1.10. Brôm tác dụng với nhôm lá
1.11. Sự thăng hoa của iôt
1.12. So sánh mức độ hoạt động của Cl
2
, Br
2
, I
2



2

1.13. Nhận biết muối clorua, bromua, iođua
1.14. HF ăn mòn thuỷ tinh

2. Thí nghiệm về oxi - lưu huỳnh

2.1. Điều chế oxi từ KClO
3
và KMnO
4
. Khí kế đơn giản
2.2. O
2
tác dụng với Fe, Na, P, C, S
2.3. Điều chế ozon và tính chất của H
2
O
2

2.4. Lưu huỳnh tác dụng với Na, Fe, Cu
2.5. Lưu huỳnh tác dụng với hiđro
2.6. Điều chế và đốt cháy khí H
2
S. Tính khử của H
2
S
2.7. Điều chế SO

2
từ Na
2
SO
3
tinh thể và H
2
SO
4
đặc
2.8. Oxi hoá SO
2
thành SO
3


2.9. Tính chất của H
2
SO
4
đặc: háo nước, tính axit, tính oxi hoá
mạnh

2.10. Nhận biết ion S
2-
, SO
4
2-

3. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học



3.1. Tốc độ phản ứng hoá học

3.2. Cân băng hoá học
4. Các thí nghiệm về nitơ, photpho

4.1. Điều chế nitơ: từ không khí, từ NaNO
2
và NH
4
Cl bão hoà
4.2. Tính chất không duy trì sự cháy và sự sống của N
2

4.3. Điều chế NH
3
từ dung dịch NH
3
, từ muối amôn
4.4. Thử tính tan của NH
3

4.5. Tổng hợp NH
3
từ N
2
và H
2


4.6. NH
3
cháy trong O
2

4.7. NH
3
tác dụng với dung dịch axit HCl

4.8. Dung dịch NH
3
tác dụng với dung dịch muối của hiđroxit


3

kim loại không tan (Al
2
(SO
4
)
3
; CuSO
4
; FeCl
3
).
4.9. Nhiệt phân muối amôn
4.10. Điều chế NO, tính dễ bị oxi hoá của NO
4.11. Điều chế NO

2

4.12. Điều chế HNO
3
từ muối nitrat
4.13. Điều chế HNO
3
từ NH
3

4.14. Tính oxi hoá mạnh của HNO
3

4.15. Tính oxi hoá mạnh của muối nitrat
4.16. Nhận biết HNO
3
và muối nitrat
4.17. Điều chế P trắng từ P đỏ; sự phát quang của P trắng
4.18. So sánh khả năng hoạt động của P trắng và P đỏ
4.19. Tính tan khác nhau của các muối photphat
5. Các thí nghiệm về cacbon – silic

5.1. Sự hấp phụ của than gỗ đối với chất khí và chất tan
5.2. Cacbon tác dụng với CuO, PbO
5.3. Điều chế CO và thử tính chất khử của CO đối với CuO
5.4. Tính chất vật lí của CO
2

5.5. Tính chất hoá học của CO
2

và tính axit của H
2
CO
3

5.6. Biến đổi CaCO
3
Ca(HCO
3
)
2

5.7. Nhiệt phân muối CaCO
3

5.8. Ứng dụng của CO
2
làm bình chữa cháy
5.9. Điều chế H
2
SiO
3

5.10. Tính tan của silicat kim loại kiềm.
6. Tính chất chung của kim loại

6.1. Độ dẫn nhiệt của kim loại
6.2. Dãy hoạt động hoá học của kim loại

4


6.3. Điều chế hợp kim và thử tính cứng của nó
6.4. Sự ăn mòn kim loại trong dung dịch chất điện li
6.5. Chống ăn mòn kim loại bằng cách phủ lớp bảo vệ
6.6. Chống ăn mòn kim loại bằng chất hãm
6.7. Điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện
6.8. Điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
6.9. Điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân
7. Các thí nghiệm về kim loại kiềm - kiềm thổ

7.1. Ánh kim của natri, kali
7.2. Tính dễ nóng chảy của kim loại kiềm
7.3. Natri tác dụng với oxi không khí
7.4. Natri tác dụng với nước
7.5. Natri tác dụng với axit HCl đặc

7.6. Điều chế NaOH bằng phương pháp điện phân dung dịch
NaCl

7.7. Xác định ion kim loại kiềm và kiềm thổ dựa vào mầu ngọn lửa
7.8. Magie tác dụng với oxi
7.9. Magie tác dụng với nước
7.10. Canxi tác dụng với nước
7.11. Điều chế CaO và thử tính chất của nó
7.12. Cách khử tính cứng của nước.
8. Các thí nghiệm về nhôm, sắt

8.1. Sự oxi hoá của nhôm trong không khí
8.2. Nhôm tác dụng với nước
8.3. Nhôm tác dụng với axit

8.4. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

5


8.5. Nhôm tác dụng với dung dịch muối của kim loại hoạt động
kém hơn

8.6. Phản ứng nhiệt nhôm
8.7. Điều chế Al(OH)
3
và tính chất lưỡng tính của nó
8.8. Điều chế sắt khử
8.9. Sắt tác dụng với axit
8.10. Điều chế sắt II hiđroxit
8.11. Khử sắt oxit bằng cacbon oxit
8.12. Nhận ra có cacbon, lưu huỳnh trong gang
8.13. Quá trình tạo xỉ trong lò cao
9. Các thí nghiệm về hiđrocacbon

9.1. Điều chế CH
4
trong phòng thí nghiệm từ NaCH
3
COO
9.2. Đốt cháy khí CH
4

9.3. Phản ứng nổ của CH
4

với O
2

9.4. Phản ứng thế của CH
4
với Cl
2

9.5. Phản ứng huỷ của CH
4
với Cl
2

9.6. Điều chế C
2
H
4

9.7. Phản ứng cháy của C
2
H
4

9.8. Phản ứng cộng brom của C
2
H
4

9.9. Oxi hoá C
2

H
4
bằng dung dịch KMnO
4

9.10. Điều chế C
2
H
2

9.11. Đốt cháy C
2
H
2

9.12. Oxi hoá C
2
H
2
bằng dung dịch KMnO
4

9.13. Phản ứng của C
2
H
2
với dung dịch nước brom
9.14. Phản ứng thế nguyên tử hiđro trong phân tử C
2
H

2

9.15. Phản ứng của C
2
H
2
với Cl
2


6

9.16. C
6
H
6
là dung môi tốt của nhiều chất
9.17. Phản ứng thế của benzen với axit HNO
3
đặc
9.18. Phản ứng cộng của C
6
H
6
với clo.
10. Các thí nghiệm về các hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức

10.1. Xác định công thức cấu tạo của rượu etylic

10.2. Phản ứng este hoá của rượu C

2
H
5
OH với axit vô cơ và axit
hữu cơ

10.3. Glixerin tác dụng với Na và Cu(OH)
2

10.4. Tính chất bazơ của anilin
10.5. Tính axit yếu của phenol
10.6. Phenol tác dụng với nước brom
10.7. Điều chế nhựa phenolfomalđehit

10.8. Nhựa phenolfomalđehit tác dụng với nhiệt, axit, kiềm,
dung môi hữu cơ

10.9. Điều chế CH
3
CHO
10.10. Phản ứng oxi hoá alđehit

10.11. Điều chế axit CH
3
COOH từ muối axetat, từ C
2
H
2
và từ
gỗ



10.12. Tính chất của axit CH
3
COOH: tính axit, tính bền với chất
oxi hoá


10.13. Glucozơ tác dụng với dung dịch Cu(OH)
2
- (phản ứng
của nhóm OH)


10.14. Phản ứng tráng gương của glucozơ (phản ứng của nhóm -
CHO)

10.15. Sự tạo thành và tính chất của canxi saccarat
10.16. Thuỷ phân saccarozơ và thử sản phẩm
10.17. Thuỷ phân tinh bột và thử sản phẩm

7

10.18. Phản ứng của tinh bột với iot

10.19. Nitro hoá xenlulozơ. Thử sản phẩm (đốt cháy và tính nổ
của nitroxenlulozơ)

10.20. Nhận ra nitơ và lưu huỳnh trong protit


10.21. Phản ứng màu của protit: Phản ứng Biurê và phản ứng
Xanto protein.


PHẦN THỨ
BA
THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC VUI
1. Không có lửa cũng có khói
2. Mưa lửa
3. Cắt chảy máu tay
4. Lột da bàn tay
5. Đốt cháy bàn tay
6. Đốt khăn không cháy
7. Châm lửa không cần diêm
8. Mực bí mật
9. Tạo ra màu hồng bằng nước
10. Đốt cháy bằng nước
11. Đốt cháy nước đá
12. Đốt cháy khí CO
2


13. Cháy trong khí CO
2


14. Thuốc pha màu vạn năng


15. Dung dịch muôn màu



16. Lắc “nước lã” thành rượu mùi


17. Thuốc “lọc máu”


18. Pháo dây nhiều màu


8


19. Pháo dây đơn giản


20. Pháo hoa trên mặt bàn


21. Pháo bọt


22. Trứng chui vào bình


23. Thu khói và tàn thuốc lá




9

Phần thứ nhất
YÊU CẦU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM THỰC
HÀNH VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC. CÁC CÔNG TÁC CƠ
BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC
Mục tiêu:
1. Nội dung: SV biết và hiểu: yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành thí
nghiệm thực hành của bộ môn phương pháp dạy học hoá học; các công tác cơ bản
trong phòng thí nghiệm hoá học.
2. Phương pháp: SV nắm vững phương pháp học tập bộ môn và được rèn
luyện một số kĩ năng cơ bản đầu tiên về thí nghiệm hoá học.
1.1. YÊU CẦU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC
(1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC HOÁ HỌC
Mục đích yêu cầu chủ yếu là phải làm cho sinh viên nắm vững mặt lí luận
dạy học (mặt phương pháp) của thí nghiệm hoá học.
Sinh viên phải được tập luyện phân tích mục đích đức dục và trí dục của
từng thí nghiệm, mối liên hệ của thí nghiệm với nội dung bài giảng, phương pháp
biểu diễn và tổ chức cho học sinh trường phổ thông tiến hành thí nghiệm, phương
pháp sử dụng các thí nghiệm ấy vào các bài giảng hoá học cụ thể…
Sinh viên được tập luyện để nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, đảm
bảo hiệu quả của thí nghiệm,… cũng là yêu cầu quan trọng. Nhưng cần chú ý rằng
các bộ môn hoá đại cương, hoá vô cơ, hoá phân tích, hoá hữu cơ, hoá công nghệ
môi trường đã hình thành cho sinh viên những kĩ năng đầu tiên. Do đó trong thực
hành phương pháp dạy học hoá học phải yêu cầu sinh viên rèn luyện kĩ xảo, khéo
léo, thành thạo nhanh chóng, sáng tạo trong khi tiến hành, chẳng hạn biết tìm

những phương án cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của trường phổ thông
và của các đối tượng học sinh.



10

Do đó sinh viên cần coi trọng công việc chuẩn bị cho các bài thí nghiệm
thực hành, cần lưu ý nội dung và phương pháp viết tường trình thí nghiệm thực
hành, nắm vững nội dung và phương pháp tiến hành thí nghiệm thực hành và các
bài tập nghiệp vụ khác.
II. CHUẨN BỊ CHO CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
Nhất thiết phải chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu công tác thực hành. Cần
làm tốt các việc sau đây:
1. Nghiên cứu kĩ tài liệu thực hành này theo sự hướng dẫn của giáo viên,
chuẩn bị kế hoạch tiến hành những thí nghiệm quan trọng nhất, có chú ý tới các
điều kiện thiết bị hoá chất cho phép thực hiện.
2. Nghiên cứu kĩ chương trình hoá học và sách giáo khoa hoá học phổ thông.
Cần biết rõ mỗi thí nghiệm sắp tiến hành thuộc vào chương trình lớp nào, chương
nào và bài nào trong sách giáo khoa hoá học phổ thông. Nhờ đó hiểu được sơ bộ
mục đích yêu cầu của thí nghiệm, dự định hình thức và phương pháp tiến hành thí
nghiệm cho thích hợp (biểu diễn hay cho học sinh tự làm, theo phương pháp nghiên
cứu hay phương pháp minh hoạ…). Dựa vào sách giáo khoa hoá học phổ thông và
tài liệu hướng dẫn thực hành này, có thể chọn ra phương án thích hợp nhất tuỳ theo
điều kiện cụ thể của mỗi trường để thực hiện các thí nghiệm đã được quy định.
3. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn giảng dạy hoá học (sách giáo viên) các
lớp của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông về những phần tương ứng
với nội dung thực hành.
4. Nghiên cứu lại các giáo trình hoá học đại cương, hoá học vô cơ, hoá học
hữu cơ, hoá học phân tích về những chương mục tương ứng, nghiên cứu các tài

liệu tham khảo do giáo viên giới thiệu (như sổ tay hoá học, các tạp chí khoa
học…)
5. Trả lời các câu hỏi kiểm tra và bài tập tình huống có ghi ở cuối mỗi bài
thực hành.
III- VIẾT TƯỜNG TRÌNH CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH

11

Việc tiến hành các thí nghiệm hoá học phổ thông trong các giờ thực hành
phương pháp dạy học hoá học có những đặc điểm và yêu cầu khác với việc tiến
hành các thí nghiệm tương tự trong các giờ thực hành hóa học vô cơ và hữu cơ.
Trong các bài thực hành phương pháp dạy học hoá học, không những chỉ cần làm
cho các thí nghiệm hoá học có kết quả để cụ thể hoá và chứng minh cho các bài
giảng lí thuyết, mà người thực hiện phải được tập luyện cách khai thác các thí
nghiệm đó trong các bài giảng hoá học cụ thể. Phải đảm bảo được yêu cầu rèn
luyện tay nghề cho giáo viên hoá học tương lai, đó là rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thí
nghiệm và kĩ năng sử dụng các thí nghiệm đó trong khi dạy các bài học tương ứng.
Khi viết tường trình thí nghiệm cần phải quán triệt những yêu cầu chủ yếu
trên đây. Sau khi hoàn thành mỗi thí nghiệm cần viết tường trình theo mẫu sau
đây:
Bài thực hành về…
Tên thí nghiệm,
thuộc bài học …
Chương ………
Lớp ………….
Mục đích yêu cầu
và cách làm thí
nghiệm, phương
trình phản ứng và
điều kiện các phản

ứng
Hình vẽ có ghi chú Kinh nghiệm đảm
bảo thí nghiệm
thành công, an
toàn. Đề nghị cải
tiến.
1…
2…

Khi mô tả cách làm thí nghiệm cần viết gọn rõ, chỉ ra những điều kiện đảm
bảo cho thí nghiệm thành công ( như nồng độ các dung dịch và lượng hoá chất cần
dùng, cần làm lạnh hay đun nóng, trình tự lắp các dụng cụ …). Nhất thiết phải nêu
rõ các tai nạn có thể xảy ra do các thí nghiệm và biện pháp đảm bảo an toàn; phải
nêu rõ nguyên nhân làm cho các thí nghiệm không thành công và biện pháp khắc
phục. Qua thực tế thí nghiệm, có thể đề nghị những cải tiến mới về cách làm hoặc
cải tiến thiết bị thí nghiệm cho phù hợp hơn với điều kiện của các trường phổ

12

thông (thí dụ đề nghị dùng các dụng cụ đơn giản, dễ kiếm giá thành hạ và các hóa
chất thay thế…).
Không nên chờ đến sau khi đã tiến hành xong tất cả các thí nghiệm của bài
thực hành mới viết tường trình, vì làm như vậy sẽ dễ quên và bỏ qua nhiều điều quan
trọng, giảm tính chính xác khoa học của bản tường trình.Vì thế nên ghi chép ngay sau
khi làm xong mỗi thí nghiệm.
Để tiết kiệm thời gian, khi chuẩn bị ở nhà có thể chuẩn bị ngay vào vở
tường trình một số phần như tên thí nghiệm, phương trình và điều kiện của phản
ứng, hình vẽ… Khi làm thí nghiệm thực hành, sinh viên chỉ cần bổ sung thêm một
số phần còn thiếu là đã hoàn chỉnh bản tường trình để nộp cho giáo viên hướng
dẫn.

IV- TẬP BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM
Ở cuối mỗi bài hoặc sau một số bài thí nghiệm thực hành, có dành một thời
gian cho sinh viên tập biểu diễn thí nghiệm. Loại bài tập nghiệp vụ này sẽ giúp
người giáo viên tương lai thu được những kĩ năng kĩ xảo về kĩ thuật và phương
pháp tiến hành thí nghiệm hoá học, góp phần trực tiếp chuẩn bị cho sinh viên đi
thực tập sư phạm, vì đây là dịp sinh viên được rèn luyện cách trình bày, phát biểu
và biểu diễn thí nghiệm trước nhiều người.
Yêu cầu của việc tập biểu diễn thí nghiệm có thể tăng dần theo thời gian
học tập lí thuyết và thực hành bộ môn phương pháp dạy học hoá học. Thời gian
đầu có thể hạn chế ở kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm, sau đó tăng dần yêu cầu về
phương pháp khai thác và sử dụng thí nghiệm cho những bài giảng hoá học cụ thể.
Mỗi sinh viên lần lượt được giao nhiệm vụ biểu diễn một thí nghiệm đã làm
(hoặc đã được quan sát). Nếu tập biểu diễn vào cuối mỗi bài thực hành thì sinh
viên được giao nhiệm vụ từ đầu giờ và tiến hành chuẩn bị trong khi làm thí
nghiệm. Nếu có những bài dành riêng cho việc tập biểu diễn thí nghiệm vào cuối
học kì thì sinh viên được giao nhiệm vụ trước đó một số ngày để chuẩn bị kĩ về:

13

a) Mục đích yêu cầu của thí nghiệm, trong đó bao gồm cả vấn đề có thể
dùng thí nghiệm đó phục vụ cho bài giảng nào, ở lớp nào?
b) Kĩ thuật tiến hành thí nghiệm: Giải thích tác dụng và cấu tạo của hoá
chất và dụng cụ đem sử dụng, phân tích từng động tác cơ bản khi tiến hành thí
nghiệm và trình tự hợp lí nhất của động tác ấy, dự kiến các biện pháp và thủ thuật
giúp thực hiện các yêu cầu sư phạm của thí nghiệm biểu diễn (như đảm bảo an
toàn, thành công, rõ, đơn giản…) chẳng hạn dự kiến sắp xếp dụng cụ hóa chất trên
bàn giáo viên sao cho rõ, gọn đẹp v.v
c) Phương pháp khai thác thí nghiệm đó cho đoạn bài giảng tương ứng
trong sách giáo khoa hoá học phổ thông. Thí dụ cách đặt vấn đề cho học sinh suy
nghĩ, dự định kế hoạch tiến hành thí nghiệm đề giải đáp vấn đề đặt ra, cách tổ

chức hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm hay quan sát thí nghiệm biểu diễn của
giáo viên, cách hướng dẫn học sinh khai thác thí nghiệm để rút ra các kết luận cần
thiết.
d) Cách cải tiến thí nghiệm đó: Có thể nêu ra những đề nghị dùng các dụng
cụ đơn giản hơn hoặc hoá chất có thể thay thế, dễ kiếm và giá thành hạ.
Trong khi một sinh viên biểu diễn thí nghiệm trên bàn giáo viên, các sinh viên
khác theo dõi, nhận xét công việc của bạn mình (theo những điểm đã nêu ở trên). Sau
khi sinh viên biểu diễn thí nghiệm xong, các bạn nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, cuối
cùng giảng viên kết luận.
Khi tập biểu diễn thí nghiệm, có thể tập giảng một đoạn bài có thí nghiệm
đó. Lúc này sinh viên biểu diễn thí nghiệm đóng vai trò của một giáo viên, còn các
bạn đóng vai trò như các học sinh trong lớp. Cách làm này giúp sinh viên biết vận
dụng tổng hợp những điều đã học: phải nắm vững nội dung sách giáo khoa, phải
soạn trước giáo án (đoạn bài sẽ giảng), phải tập đặt các câu hỏi phát vấn kết hợp
với biểu diễn thí nghiệm. Tuy vậy tính chất "đóng kịch" cũng làm cho việc tập
giảng kém tự nhiên, do đó không nên lạm dụng.
1.2. NHỮNG CÔNG TÁC CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC

14

Các công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hoá học là cắt và uốn ống
thuỷ tinh, chọn và khoan nút, lắp và sử dụng dụng cụ thí nghiệm, hoà tan, lọc,
kết tinh, pha chế dung dịch hoá chất, rửa bình, lọ, đun nóng, bảo quản hoá
chất, bảo hiểm trong phòng thí nghiệm hoá học.
I. CẮT VÀ UỐN ỐNG THUỶ TINH
1. Chọn ống thuỷ tinh
Ở phòng thí nghiệm trường phổ thông thường hay dùng loại ống thuỷ tinh
có đường kính từ 4mm đến 6mm và có bề dày từ 1mm đến 2mm. Các loại ống
thuỷ tinh sản xuất trong nước có thể đảm bảo được yêu cầu này của phòng thí
nghiệm.

2. Cắt ống thủy tinh
a. Loại ống thuỷ tinh có đường kính dưới
10mm. Dùng giũa sắt có cạnh, giũa ngang chỗ
định cắt thành một vệt nông và bôi ngay một
ít nước lạnh vào vết giũa. Dùng hai tay n
ắm
chặt ống ở chỗ gần sát vệt cắt, hai ngón tay
cái đặt đối diện với nhau, cách nhau 2cm, dứt
ngang về hai phía, vệt cắt ở ống thuỷ tinh sẽ
thẳng (hình 1.1). Không nên bẻ gập ống thuỷ
tinh làm cho vệt cắt không được thẳng. Sau
khi cắt nên hơ nóng vệt cắt trên ngọn đèn cồn
để hai đầu ống không còn sắc cạnh.


Hình 1.1. Cắt ống thuỷ tinh

b. Loại ống thuỷ tinh có đường kính từ 10mm đến 30mm. Cũng dùng giũa
có cạnh, giũa ngang chỗ định cắt thành một vệt dài chừng 3mm - 4mm, lập tức
bôi một ít nước lạnh vào đầu vết giũa. Hơ nóng đỏ đầu một đũa thuỷ tinh đã vuốt
nhọn và đặt đầu đũa này vào gần đầu vết cắt, ống sẽ đứt hẳn ra.
3. Uốn ống thuỷ tinh

15

Ở đây trình bày về kĩ thuật uốn ống thuỷ tinh trên đèn cồn, vì công việc uốn
ống thuỷ tinh ở các trường phổ thông là rất cần thiết và thường chỉ được tiến hành
với đèn cồn.
Ống thuỷ tinh cần được rửa sạch và để khô trước khi đem uốn, khi uốn
ống thuỷ tinh, tay trái đỡ ống, tay phải cầm ống và dùng ngón tay cái cùng với

ngón tay trỏ xoay đều ống trên chỗ nóng nhất của đèn cồn. Cần hơ nóng đều
một đoạn ống dài bằng chiều dài của cung sẽ được tạo thành, sau đó mới hơ
nóng tập trung vào một chỗ. Khi ống thuỷ tinh nóng đỏ và mềm ra thì dùng hai tay
uốn nhẹ từ từ. Sau đó di chuyển ống thủy tinh đi một ít để hơ nóng tập trung vào
chỗ bên cạnh và lại tiếp tục uốn nhẹ. Từ lúc ống đã bắt đầu được uốn cong thì chỉ
xoay và hơ nóng phía cong bên trong ống để khỏi có nếp gấp. Không nên chỉ hơ
nóng và uốn cong ở một điểm. Làm như thế ống sẽ bị bẹp ở chỗ uốn. Trong phòng
thí nghiệm thường dùng các ống loại thuỷ tinh theo mẫu ở hình 1.2.






Hình 1.2. Các mẫu ống thuỷ tinh thường dùng
II. CHỌN NÚT VÀ KHOAN NÚT
1. Chọn nút
Ta thường dùng các loại nút sau đây: nút cao su, nút bấc, nút thuỷ tinh. Tuỳ
theo hoá chất đựng trong bình mà tìm nút cho thích hợp. Nút cao su không dùng
để đậy những lọ đựng các dung môi hữu cơ (như benzen), khí clo hoặc những chất
ăn mòn làm hỏng cao su (như H
2
SO
4
đặc, HNO
3
). Không nên dùng nút bấc, lie để
đậy các lọ đựng axit mà phải dùng nút thuỷ tinh.
10 cm


3 cm

2 cm

5 cm

2 cm

10 cm

3 cm

22 cm

3 cm

5 cm

5 cm

12 cm

5 cm

10 cm


16

Ba cỡ nút cao su hay dùng ở phòng thí nghiệm có đường kính ở đầu nhỏ là

1,5cm; 2 cm và 2,5 cm. Nút bấc thường có nhiều lỗ nhỏ nên nút không được kín.
Vì vậy sau khi đậy nên dùng parafin tráng lên mặt và xung quanh nút.
Việc chọn nút cho thích hợp với miệng bình, miệng ống cũng rất quan
trọng, nhất là khi làm thí nghiệm có các chất khí. Nếu dùng nút bấc thì chọn nút
lớn hơn miệng bình lọ một ít sau đó dùng dụng cụ ép nút cho nhỏ hơn. Nếu dùng
nút cao su, lie hay nút thuỷ tinh thì phải chọn vừa miệng bình.
2. Khoan nút.
Khi cần cắm ống dẫn khí, nhiệt kế v.v… xuyên qua nút thì phải dùng khoan
để khoan nút. Bộ khoan nút thường có từ 10 đến 12 chiếc và một que thông (hình
1.3). Phải chú ý giữ cho khoan nút được tròn, không bị méo, sứt.


Hình 1.3. Bộ khoan nút

Hình 1.4. Khoan nút

Khi khoan nút, bao giờ cũng dùng khoan nhỏ hơn ống thuỷ tinh định lắp
vào một ít, có như thế về sau lắp mới kín. Khi bắt đầu khoan, nhúng khoan vào
nước hay xà phòng, tay phải cầm khoan và cầm sát vào nút, tay trái giữ chặt nút.
Đặt lưỡi khoan vào đầu to của nút ở đúng chỗ muốn khoan, giữ cho trục khoan
song song với trục nút. Xoay nhẹ khoan theo một chiều nhất định. Khi lưỡi khoan
bắt đầu in vào nút thì chuyển tay phải ra giữ đầu khoan (hình 1.4) và khoan mạnh.

17

Khi khoan gần xuyên qua nút thì kê nút lên một nút cũ đã hỏng hoặc một tấm gỗ
mềm rồi khoan tiếp tục, tuyệt đối không kê lên trên kim loại hoặc đá.
3. Lắp ống và đậy nút
Ống thuỷ tinh lắp vào nút cần phải hơi l
ớn

hơn lỗ khoan một ít. Nếu lỗ khoan nhỏ quá thì
dùng giũa tròn hay dùi đã được đốt nóng dùi
ra. Trước khi lắp vào nút nên nhúng ống thuỷ
tinh vào nước cho dễ lắp. Để cho ống thuỷ tinh
không bị gẫy và không làm đứt tay, tay phải
cầm ống ở gần sát phía đầu ống lắp vào nút và
xoay cho ống vào nút dần dần (hình 1.5). Tuyệt
đối không được cầm ở chỗ uốn cong của ống.



Hình 1.5. Lắp ống thuỷ tinh vào nút cao su

Khi đậy nút vào miệng lọ (hoặc ống nghiệm), tay trái cũng phải cầm hẳn
vào cổ lọ hay miệng ống nghiệm ở phía gần nút, không được tì đáy bình cầu vào
bàn hay một vật khác, dùng tay phải xoay nút vào dần dần cho đến khi nút ngập
sâu vào miệng bình độ 1/3.
Khi thiếu nút cao su có thể cắt những ống cao su (loại thành dày, lỗ nhỏ) ra
và đem sửa (mài hoặc gọt) thành nút. Chọn những loại ống thuỷ tinh thích hợp lắp
vào, ta sẽ được những nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua rất tốt.
III. LẮP DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Trước khi lắp dụng cụ thí nghiệm cần phác hoạ sơ đồ dụng cụ, thống kê các
bộ phận cần thiết, chọn đủ các dụng cụ ấy rồi mới lắp. Cần lắp các bộ phận đơn
giản trước. Nếu có dùng những hoá chất có tác dụng với cao su thì nên lắp ống
thuỷ tinh làm ống dẫn, chỉ các chỗ nối mới lắp ống cao su. Đường kính bên trong
của ống cao su phải hơi nhỏ hơn đường kính bên ngoài của ống thuỷ tinh. Không
nên để một ống thuỷ tinh dài uốn cong nhiều khúc mà nên thay bằng những đoạn
nối bằng ống cao su để tránh bị gẫy ống dẫn khi đang làm thí nghiệm. Đoạn ống

18


cao su để nối đó không nên dài, nhất là khi làm thí nghiệm với các chất ăn mòn
được cao su. Khi lắp dụng cụ cần chú ý hai yêu cầu sau:
- Thuận tiện cho thí nghiệm.
- Hình thức bên ngoài gọn, đẹp, kích thước các bộ phận tương xứng với
nhau.
Sau khi lắp xong, cần thử lại xem dụng cụ đã kín chưa, nhất là đối với các
dụng cụ dùng trong những thí nghiệm có chất khí tham gia. Có hai cách thử:
- Dùng miệng thổi vào và nhỏ nước lên các chỗ nối để kiểm tra.
- Nhúng đầu ống dẫn vào nước, dùng tay nắm chặt ống nghiệm hoặc bình
cầu. Nếu dụng cụ đã được lắp kín, thì do thân nhiệt của bàn tay, không khí trong
ống nghiệm hoặc bình cầu nở ra sẽ đẩy nước mà thoát ra ngoài thành những bọt
khí.
IV. HOÀ TAN, LỌC, KẾT TINH LẠI
1. Hoà tan
Khi hoà tan hai chất lỏng vào nhau cần luôn luôn lắc bình đựng để cho
dung dịch đồng nhất.
Khi hoà tan chất rắn vào chất lỏng, nếu chất rắn có tinh thể to ta phải
nghiền nhỏ thành bột trước khi hoà tan. Dùng nước cất đề hoà tan các chất, không
dùng nước máy, nước giếng… Nếu không có nước cất thì bất đắc dĩ có thể dùng
nước mưa hứng ở trên cao và ở chỗ sạch. Nếu hoà tan trong cốc thuỷ tinh và bình
hình nón thì dùng đũa thuỷ tinh để khuấy. Đầu các đũa thuỷ tinh này phải được
bọc bằng ống cao su lồng vừa khít vào đầu đũa thuỷ tinh, đầu ống cao su dài hơn
đầu đũa khoảng 2mm. Nếu hoà tan một lượng lớn chất tan trong bình cầu thì phải
lắc tròn. Hoà tan trong ống nghiệm thì lắc ngang, không lắc dọc ống nghiệm. Đa
số chất rắn khi đun nóng sẽ tan nhanh hơn. Vì vậy khi hoà tan ta có thể đun nóng.
2. Lọc

19


Lọc là phương pháp tách những chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng. Trong
phòng thí nghiệm thường dùng giấy lọc để lọc. Cũng có thể dùng giấy bản loại tốt,
bông, bông thuỷ tinh để lọc.
+ Cách gấp giấy lọc
Dưới đây là cách gấp giấy lọc đơn giản (không gấp thành nhiều nếp) dùng
khi cần lấy kết tủa ra và cần giữ kết tủa lâu. Lấy tờ giấy lọc hình vuông có cạnh
bằng hai lần đường kính phễu lọc. Gấp đôi rồi gấp tư tờ giấy (hình 1.6a, b). Dùng
kéo cắt tờ giấy theo đường chấm hình vòng cung (hình 1.6c) thành một hình quạt.
Tách 3 lớp giấy của hình quạt làm thành hình nón (hình 1.6d).



a b c d
Hình 1.6. Cách gấp và cắt giấy lọc
+ Cách lọc
Trước hết đặt giấy lọc khô đã gấp thành hình
nón vào phễu và điều chỉnh cách gấp sao cho
góc của nón phễu giấy vừa bằng góc của nón
phễu thuỷ tinh để giấy lọc sát khít với phễu.
Cần cắt giấy lọc như thế nào cho mép giấy lọc
cách miệng phễu khoảng 5 - 10 mm. Đổ một ít
nước cất vào tẩm ướt giấy lọc rồi dùng ngón
tay cái (đã rửa sạch) đẩy cho giấy ép sát vào
phễu để đuổi hết bong bóng khí ở cuống phễu
và dưới giấy ra.

Hình 1.7. Cách lọc


20


Đặt phễu lọc lên giá sắt (hình 1.7). Dùng cốc sạch hứng dưới phễu sao
cho cuống phễu chạm vào thành cốc. Khi rót chất lỏng vào phễu lọc, nên rót
xuống theo một đũa thuỷ tinh.
Không đổ đầy chất lỏng đến tận mép giấy lọc. Muốn lọc được nhanh, trước
khi lọc nên để lắng, đừng làm vẩn kết tủa và lọc phần nước trong nước.
3. Kết tinh lại
Kết tinh lại là quá trình một chất rắn kết tinh được chuyển vào dung dịch
bằng cách đun nóng với một dung môi nào đó và sau khi làm lạnh dung dịch, nó
lại xuất hiện ở trạng thái tinh thể nhưng tinh khiết hơn.
Trong phòng thí nghiệm hoá học người ta thường lợi dụng quá trình kết
tinh lại để tinh chế các chất, để phân chia hỗn hợp các chất kết tinh lại để tinh chế,
để phân chia hỗn hợp các chất kết tinh v.v… Quá trình kết tinh lại dựa vào một
tính chất vật lí của các chất kết tinh là thay đổi độ tan trong dung môi theo nhiệt
độ.
Cách tiến hành: Cho chất cần kết tinh lại vào bình hình nón, cho dần nước
hoặc dung môi hữu cơ vào để được dung dịch hơi quá bão hoà. Đun nóng dung
dịch, nhưng chỉ đun đến nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi của dung môi, để được dung
dịch bão hoà nóng. Lọc nhanh dung dịch bão hoà nóng. Phải dùng phễu lọc nóng
để lọc. Ở dưới phễu, để chậu kết tinh. Các tinh thể sẽ được tạo thành dần dần.
Muốn có tinh thể nhỏ, ta làm lạnh nhanh bằng cách đặt chậu kết tinh vào nước
lạnh hoặc nước đá, đồng thời lắc mạnh. Nếu muốn có tinh thể lớn thì để bình
nguội từ từ và không đụng chạm vào bình.
V. PHA CHẾ DUNG DỊCH
Pha chế dung dịch là một trong những công việc quan trọng ở phòng thí nghiệm
hoá học.
Khi pha chế dung dịch cần tuân theo các quy tắc sau đây:
1. Bình, lọ để pha chế dung dịch phải được rửa sạch và tráng nước cất trước
khi pha.


21

2. Phải dùng nước cất để pha hoá chất (nếu không có thì có thể dùng nước
mưa thật sạch, tuy không được tinh khiết).
3. Trước khi pha dung dịch cần phải tính toán lượng chất tan và dung môi.
4. Nên pha dung dịch kiềm đặc vào bình sứ.
5. Nếu có thể nên kiểm tra lại nồng độ của dung dịch bằng tỉ khối kế.
6. Sau khi pha xong dung dịch, cần phải cho vào lọ có màu thích hợp, đậy
kín và dán nhãn để bảo quản tốt dung dịch.
Khi pha chế dung dịch người ta thường dùng các loại ống đo, bình định
mức, pipet có chia độ. Bình định mức dùng để pha dung dịch theo nồng độ mol/lít
và nồng độ đương lượng. Vạch ở trên cổ bình cầu hoặc ở trên pipet là để chỉ mức
chất lỏng cần lấy vào bình hoặc pipet. Khi khuấy dung dịch cần dùng loại đũa thuỷ
tinh có bịt ống cao su ở đầu để tránh vỡ ống đo hoặc bình, lọ.
Các dung dịch thường được pha theo các loại nồng độ sau đây:
- Nồng độ phần trăm
- Nồng độ mol/lít
- Nồng độ đương lượng (nguyên chuẩn)
Dưới đây là cách pha một số dung dịch:
1. Pha dung dịch của chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm
- Pha dung dịch của chất rắn không ngậm nước. Trước khi pha phải tính
lượng chất tan và lượng nước cần dùng là bao nhiêu. Thí dụ pha chế 250g dung
dịch 10% một chất đã cho (chẳng hạn natri clorua, bari clorua, đồng sunfat…). Ta
tính 10% của 250g, đó là 25g. Như thế phải lấy 25g chất tan và 225g nước, (225g
nước chiếm một thể tích là 225ml, ở đây bỏ qua sự thay đổi tỉ khối của nước theo
nhiệt độ). Dùng cân sẽ lấy được 25g chất tan, còn 225ml nước thì dùng ống chia
độ để đong.
- Pha dung dịch của chất rắn ngậm nước. Trước hết phải tính lượng muối
không ngậm nước rồi suy ra lượng muối ngậm nước.


22

Thí dụ: Pha 100g dung dịch 10% đồng sunfat từ muối CuSO
4.
5H
2
O.
Lượng đồng sunfat trong 100g dung dịch đó là 10g. Khối lượng mol của
CuSO
4
. 5H
2
O = 250g. Khối lượng mol của CuSO
4
bằng 160g.
Lượng muối đồng sunfat ngậm nước là x được tính theo tỉ lệ:
gx
x
6,15
160
10.250
10
160
250
≈=→=

Vậy phải cân lấy ≈ 15,6g CuSO
4
.5H
2

O và đong ≈ 84,4g nước đem hoà tan
vào nhau.
2. Pha dung dịch chất lỏng trong nước theo nồng độ phần trăm.
Phương pháp này thường được dùng khi pha dung dịch có nồng độ đã định
từ một dung dịch khác.
Thí dụ: Pha 250g dung dịch axit sunfuric 10% từ dung dịch H
2
SO
4
đặc hơn.
Cần phải dùng tỉ khối kế để đo tỉ khối của dung dịch H
2
SO
4
đặc đem pha
(rót axit đặc vào đến 3/4 ống đo rồi nhúng từ từ tỉ khối kế vào). Giả sử đo được d
= 1,8. Bảng tính sẵn cho ta biết nồng độ của dung dịch axit đó là ≈ 92%. Nếu lọ
axit đặc đã được giữ kín cẩn thận và vì không có tỉ khối kế thì có thể sử dụng các
con số về tỉ khối và nồng độ ở trên nhãn các lọ axit đó.
Muốn pha 250g dung dịch 10% H
2
SO
4
thì phải lấy 25g axit nguyên chất
100%. Nhưng ở đây chỉ có axit 92% nên phải lấy:
g2,27
92
100.25



Lượng axit này bằng: 27,2 : 1,824 = 14,9ml.
Dùng ống đo nhỏ lấy 14,9ml axit H
2
SO
4
đã cho rót vào ống đo khác đã
đong sẵn 222,8ml (250g - 27,2g = 222,8g) nước, ta sẽ được dung dịch cần dùng.
Có thể kiểm tra lại bằng cách dùng tỉ khối kế đo khối lượng riêng. Dung dịch 10%
axit sunfuric mới pha chế phải có khối lượng riêng gần bằng 1,1.
3. Pha dung dịch có nồng độ mol/lit (M)

23

Thí dụ: Cần pha 250ml dung dịch 0,1M natri clorua. Khối lượng mol của
natri clorua là 58,5g. Trong 1 lít dung dịch 0,1M có 0,1 mol (=5,85g) natri clorua.
Vậy trong 250 ml dung dịch phải có 5,85 : 4 ≈ 1,46 gam muối ăn. Do đó cần lấy
gần 1,5g natri clorua cho vào ống đo rồi tiếp tục thêm nước cất vào cho đủ 250ml.
Như thế ta được dung dịch cần pha chế. Muốn được chính xác hơn thì pha chế
vào bình định mức.
4. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng (N)
Thí dụ: pha 100ml dung dịch 0,1 muối bari clorua BaCl
2
.2H
2
O. Muối bari
clorua ngậm nước có khối lượng mol là 224 và đương lượng bằng 244: 2 =122.
Dung dịch BaCl
2
. 2H
2

O có nồng độ 0,1N nghĩa là trong một lít dung dịch có 12,2g
BaCl
2
.H
2
O. Vậy trong 100ml dung dịch có 1,22 BaCl
2
.2H
2
O. Quá trình pha dung
dịch được tiến hành như trên.
5. Pha dung dịch có nồng độ đã định trước theo khối lượng riêng
Cách pha dung dịch đơn giản hơn cả là dùng tỉ khối kế, rồi đối chiếu với
bảng nồng độ đã được tính sẵn.
Rót dung dịch vào ống đo, nhúng tỉ khối kế vào đó. Nếu muốn có dung dịch
loãng hơn thì cho thêm nước từ từ vào. (Nếu là axit sunfuric thì phải cho axit vào
nước).
6. Pha loãng dung dịch
Trong nhiều thí nghiệm ở trường phổ thông ta cần dùng các dung dịch có
nồng độ loãng hơn dung dịch hiện có ở phòng thí nghiệm. Lúc đó ta phải pha
loãng dung dịch. Sự pha loãng thường được biểu thị bằng tỉ số 1: 1, nghĩa là cứ 1
thể tích dung dịch ban đầu ta thêm vào 1 thể tích dung môi.
7. Pha chất chỉ thị và một số thuốc thử đặc biệt
a) Dung dịch quỳ: Quỳ (tím) là một chất hữu cơ có màu được lấy từ một số
loại rêu biển (địa y). Cũng như một số chất mầu thực vật khác, mầu của nó biến

24

đổi theo môi trường phản ứng. Khoảng chuyển mầu là từ pH =5,0 đến pH =8,0 (đỏ
trong môi trường axit, xanh trong môi trường kiềm).

- Cách pha dung dịch quỳ: hoà tan 1g bột quỳ vào 1 lít dung dịch rượu
etylic loãng (1 phần rượu và 4 phần nước), sau đó lọc qua bông thấm nước. Cũng
có thể hoà tan bột quỳ vào ngay nước cất nhưng nó tan kém hơn và phải lọc kĩ hơn
cho khỏi bị cặn.
- Cách làm giấy quỳ: trước hết biến đổi dung dịch đặc quỳ trung tính
thành quỳ đỏ hay quỳ xanh bằng cách thêm vào đó một lượng nhỏ axit (H
2
SO
4
chẳng hạn) hay kiềm (NaOH). Đổ dung dịch quỳ đỏ ra chậu thuỷ tinh có thành
thấp. Nhúng các băng giấy lọc đã được cắt sẵn vào chậu và kéo lướt qua dung
dịch. Dùng cặp, kẹp các băng giấy đã nhuộm lên dây thép ở trong phòng sao
cho các băng giấy không chập vào nhau. Khi băng giấy khô, cắt thành từng
đoạn ngắn khoảng 6-8cm. Cần giữ giấy quỳ trong những bình thuỷ tinh có nút
thật kín.
b) Dung dịch phenolphtalein: Phenolphtalein là một chất màu tổng hợp, nó
biến đổi màu theo môi trường phản ứng, không có màu trong môi trường axit và
trung tính, có màu hồng (chính xác là màu đỏ tím) trong môi trường kiềm. Khoảng
chuyển mầu của nó từ pH = 8,2 đến pH = 10.
Cách pha: Lấy 1g phenolphtalein cho vào 1000ml dung dịch rượu etylic
khoảng 60% (600ml rượu vào 400ml nước).
c) Chất chỉ thị axit bazơ chế từ hoa dâm bụt: Nếu không có các chất chỉ thị
trên đây để thử môi trường axit - bazơ, ta có thể tự chế lấy chất chỉ thị rất đơn
giản, dễ dàng như sau: lấy cánh hoa dâm bụt bỏ vào trong lọ có đựng cồn, càng
nhiều cánh hoa thì chất chỉ thị càng đặc. Đậy nút kín. Dung dịch dần dần có màu
tím và sau khoảng 2 giờ thì có thể dùng làm chất chỉ thị axit - bazơ.
Chất chỉ thị này, ở trong môi trường axit sẽ có màu hồng bền, trong môi
trường trung tính thì không có mầu hoặc mầu tím; trong môi trường kiềm có màu

25


xanh, nhưng không bền vì nó nhanh chóng biến đổi sang mầu vàng. Khoảng
chuyển mầu của nó từ pH =7,5 đến pH =9.
Cũng có thể làm giấy chỉ thị từ hoa dâm bụt bằng cách thấm ướt giấy lọc
bằng dung dịch loãng của hoa dâm bụt trong cồn hoặc lấy cánh hoa dâm bụt xát
vào giấy lọc. Tính chất của chất chỉ thị không thay đổi ở cả nhiệt độ cao (100
0
c) và
được giữ khá bền trong cồn.
d) Pha dung dịch hồ tinh bột: Hồ tinh bột được dùng rộng rãi nhất để nhận
ra iot tự do. Muốn pha 150 - 200ml hồ tinh bột thì lấy 0,5g tinh bột đã nghiền nhỏ
cho vào nước lạnh làm thành bột loãng. Vừa khuấy đều vừa đổ từ từ bột loãng đó
vào 150 - 180ml nước đun sôi ta sẽ được hồ tinh bột.
Cũng có thể làm theo cách khác: hoà tan 0,5g tinh bột vào 100ml nước cất
đun sôi, tiếp tục đun sôi lại 5 phút nữa rồi để nguội. Có thể dùng nước cơm thay
hồ tinh bột.
e) Nước vôi: Nước vôi dùng để nhận ra khí cacbonic và là kiềm rẻ tiền nhất.
Cách pha: Hoà tan vôi tôi vào nước. Vì độ tan của vôi tôi rất nhỏ nên
phải pha như sau: Cho một ít vôi tôi vào bình cầu, đổ thêm nước cho đầy đến
gần cổ bình để diện tích tiếp xúc giữa chất lỏng với không khí là nhỏ nhất.
Đậy nút kín và để lắng hỗn hợp trong vài giờ trở lên. Sau đó lọc lấy nước
trong, ta sẽ được nước vôi trong. Cần đậy nút thật kín các bình đựng nước vôi,
nếu không, khi để lâu nó sẽ bị hỏng vì nước vôi tác dụng với khí cacbonic của
không khí.
VI. CÂN VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÂN
Trong phòng thí nghiệm trường phổ thông thường hay dùng cân kĩ thuật
(cân đĩa, cân quang…).

1. Cân đĩa (cân Rôbecvan) (hình 1.8)

×