Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.59 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
LÂM ANH TRUNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI
TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành. TRỒNG TRỌT
Mã số. 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học. TS. HOÀNG THANH TIỆM
HÀ NỘI, 2007
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lâm Anh Trung

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các cấp lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiêp I- Hà Nội, Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, UBND Huyện KrôngPak, các
hộ trồng cà phê tại Huyện KrôngPak, CưMGar, KrôngBuk, Tp.Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đak Lak.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
-TS.Hoàng Thanh Tiệm, Viện Trưởng Viện KHKT NLN Tây Nguyên
-TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, Viện KHKT NLN Tây Nguyên.


-TS. Vũ Đình Chính,Trưởng bộ môn Cây Công nghiệp - Trường Đại
học Nông nghiệp I - Hà Nội.
-TS. Nguyễn Đình Vinh, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội
- Cùng toàn thể thầy, cô giáo Bộ môn Cây Công nghiệp, tập thể lãnh
đạo Khoa Sau Đại học, tập thể lãnh đạo Khoa Nông học - Trường Đại Học
Nông nghiệp I - Hà Nội.
- Tập thể cán bộ nghiên cứu Khoa học thuộc Bộ môn Hệ thống Nông
nghiệp, Viện KHKT NLN Tây Nguyên.
- Lãnh đạo UBND huyện KrôngPak.
Những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Lâm Anh Trung
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục đích của đề tài
1.3. Yêu cầu của đề tài:
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5. Phạm vi nghiên cứu
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................4
2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và ở Đak Lak
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối
2.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sinh lý ra hoa đậu quả

của cà phê
2.4. Tưới nước cho cà phê kinh doanh
2.5. Các biện pháp tưới nước
2.5.1 Hệ thống tưới béc ( kỹ thuật tưới phun mưa).........................................................14
2.5.2. Tưới gốc..................................................................................................................15
2.5.3. Tưới nhỏ giọt..........................................................................................................15
2.5.4. Kỹ thuật tưới tràn...................................................................................................17
2.6. Tác động của biện pháp tưới nước đến năng suất cà phê
2.7. Tủ gốc giữ ẩm cho cà phê
3. ĐỊA ĐIỂM - ĐỐI TƯỢNG
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................25
3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
iii
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra..............................................................................................25
3.4.2. Thí nghiệm đồng ruộng..........................................................................................25
3.4.3. Mô hình ứng dụng..................................................................................................27
3.5. Phương pháp lấy mẫu quan trắc
3.5.1. Phương pháp lấy mẫu điều tra và các chỉ tiêu điều tra..........................................29
3.5.2. Phương pháp lấy mẫu và quan trắc các chỉ tiêu của thí nghiệm đồng ruộng, mô
hình ứng dụng...................................................................................................................29
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................................33
4.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
4.1.1. Khí hậu....................................................................................................................33
4.1.2. Đất đai.....................................................................................................................34
4.2. Hiện trạng sản xuất cà phê tại các vùng điều tra
4.2.1 .Diện tích và sản lượng cà phê tại các điểm điều tra..............................................39

4.2.2. Điều kiện đất đai trồng cà phê tại các điểm điều tra.............................................40
4.2.3. Cây che bóng, che gió và kỹ thuật tủ gốc cho cà phê kiến thiết cơ bản................41
4.2.4. Cây che bóng trong vườn cà phê kinh doanh.........................................................42
4.2.5. Tình hình tưới nước cho cà phê trong mùa khô.....................................................46
4.2.6. Mối quan hệ giữa năng suất cà phê và lượng nước tưới.......................................51
4.2.7. Chi phí tưới nước cho cà phê ................................................................................52
4.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng các dòng cà phê
chín muộn trong năm trồng mới
4.3.1 Động thái độ ẩm đất ở các công thức tưới khác nhau............................................54
4.3.2. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng của 5 dòng cà phê vối ghép......57
4.4 Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình tưới nước hợp lý cho cà phê
vối (giai đoạn kinh doanh)
4.4.1 Độ ẩm đất ở các mô hình tưới tiết kiệm.................................................................59
4.4.2. Sự ra hoa, đậu quả cà phê vối................................................................................61
4.4.3. Sự tăng truởng của quả ..........................................................................................67
4.4.4. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ khô cành ở các mô hình.....................70
4.4.5. Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối ở các mô hình.....................................71
4.4.6. Năng suất cà phê.....................................................................................................72
4.4.7. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................73
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................76
5.1. Kết luận
5.2. Đề nghị
iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................78
v
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta và tỉnh Đak Lak....................
Bảng 4.1. Bảng số liệu khí tượng vùng Eakamat - Buôn Ma Thuột
(2004-2006)........................................................................................

Bảng 4.2. Bảng số liệu khí tượng vùng Krôngpak (2004-2006).....................
Bảng 4.3. Diện tích và sản lượng cà phê tại các điểm điều tra........................
Bảng 4.4 . Năng suất cà phê tại các điểm điều tra (tấn/ha).............................
Bảng 4.5. Điều kiện đất đai trồng cà phê tại các điểm điều tra.......................
Bảng 4.6. Cây che bóng che gió và tình trạng tủ gốc cho cà phê kiến
thiết cơ bản ở các điểm điều tra..........................................................
Bảng 4.7.Tình hình cây che bóng và cây trồng xen trong vườn cà phê
............................................................................................................
Bảng 4.8. Tình hình tưới nước cho cà phê trồng mới ở các điểm điều
tra........................................................................................................
Bảng 4.9. Tình hình tưới nước cho cà phê kinh doanh ở các điểm điều
tra........................................................................................................
Bảng 4.10. Nguồn nước tưới cho cà phê nông hộ trong mùa khô..................
Bảng 4.11. Năng suất cà phê tại các vùng điều tra.........................................
Bảng 4.12. Mối quan hệ giữa năng suất cà phê và lượng nước tưới...............
Bảng 4.13. Chi phí tưới nước cho 1ha cà phê trồng mới/năm ở các
điểm điều tra ( lượng nước tưới TB 771m3/ha/năm).........................
Bảng 4.14. Chi phí tưới nước cho 1ha cà phê giai đoạn kinh
doanh/năm ở các điểm điều tra (lượng nước tưới 2797
m3/ha/năm).........................................................................................
Bảng 4.15. Ẩm độ tầng đất mặt 0-30cm của vườn cà phê trồng mới ở
các chế độ tưới nước khác nhau (%)..................................................
vi
Bảng 4.16a. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng
của 5 dòng cà phê (sau 8 tháng trồng)................................................
Bảng 4.16b. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng
của 5 dòng cà phê (sau 1năm trồng)...................................................
Bảng 4.17. Độ ẩm đất trước và sau khi tưới ở các mô hình, tầng 0-
60cm...................................................................................................
(Đơn vị tính: %) ..............................................................................................

Bảng 4.18. Tỷ lệ hoa nở sau các đợt tưới nước ở các mô hình......................
(Đơn vị tính: %)...............................................................................................
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ đậu quả......................
(Đơn vị tính: %)...............................................................................................
Bảng 4.20. Tỷ lệ quả rụng ở các mô hình.......................................................
(Đơn vị tính: %)...............................................................................................
Bảng 4.21. Sự tăng trưởng thể tích của quả ở các mô hình.............................
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến mức độ khô cành ...............
Bảng 4.23. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê ở các mô hình.......................
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến năng suất cà phê.................
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế trung bình 3 năm (2005-2006-2007)
ở các mô hình......................................................................................
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 4.1. Điều kiện khí tượng khu vực Eakmat (2004-2007).................................................35
Hình 4.2. Điều kiện khí tượng khu vực huyên Krông Pak (2004-2007).................................36
Hình 4.3. Cơ cấu loại đất ..........................................................................41
Hình 4.4 . Tỉ lệ độ dốc..............................................................................................................41
Hình 4.5. Hình thức trồng ...........................................................................44
Hình 4.6. Tỉ lệ che bóng...........................................................................................................44
Hình 4.7. Lượng nước tưới cho cà phê trồng mới năm 2006..................................................47
Hình 4.8. Lượng nước tưới cho cà phê kinh doanh năm 2006................................................48
Hình 4.9. Nguồn nước tưới cho cà phê....................................................................................50
Hình 4.10. Ẩm độ đất mặt của vườn cà phê trồng mới...........................................................57
Hình 4.11. So sánh độ ẩm của các mô hình ............................................................................61
Hình 4.12. Biểu đồ so sánh tỷ lệ hoa nở ở các mô hình..........................................................64
Hình 4.13. So sánh tỷ lệ đậu quả ở các công thức tưới............................................................65
Hình 4.14. Biểu đồ so sánh tỷ lệ rụng quả ở các công thức tưới.............................................67
Hình 4.15. So sánh tăng trưởng quả ở các công thức tưới.......................................................69

Hình 4.16. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt..........................................................................................72
viii
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Được xác định là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực,
chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Ngành cà phê đã tham gia có hiệu quả vào các chương trình
kinh tế xã hội như định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc
làm cho hàng triệu lao động ở miền núi, trong đó có một phần là đồng bào
dân tộc và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng
năm của đất nước.
ĐakLak là một tỉnh ở vùng Tây Nguyên, có truyền thống trồng cà phê
lâu đời và được xem là thủ phủ của cây cà phê vối. Theo số liệu thống kê năm
2006, diện tích cà phê của tỉnh ĐakLak hơn 170.000 ha với sản lượng hơn
300.000 tấn, trong đó cà phê vối chiếm hơn 95%.
Cà phê là cây công nghiệp mũi nhọn quan trọng nên các biện pháp kỹ
thuật đồng bộ tác động nhằm nâng cao năng suất, tuổi thọ và chất lượng vườn
cây luôn được chú trọng đầu tư nghiên cứu và phổ biến ra sản xuất.
Một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định năng suất vườn
cà phê ở ĐakLak là nước tưới. ĐakLak có một mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng,
đây là hạn chế cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi để thâm canh tăng năng
suất nếu biết chủ động tưới nước một cách hợp lý.
Do tập quán thâm canh, cùng với việc triệt hạ cây che bóng trong lô,
người trồng cà phê vùng Tây Nguyên có khuynh hướng đầu tư cao cả về phân
bón, công lao động và tưới nước cho vườn cà phê. Việc đầu tư thâm canh
trong điều kiện không cây che bóng đã đem lại cho cà phê vối trồng ở vùng
Tây Nguyên đạt năng suất thuộc vào loại cao nhất thế giới, có nhiều vườn cà
phê đạt năng suất 5-7 tấn nhân/ha. Tuy đạt được năng suất cao, nhưng việc
1
canh tác thâm canh cà phê cũng tỏ ra kém bền vững với mức chi phí đầu tư

quá cao đưa đến rủi ro cho người sản xuất khi giá cà phê hạ thấp và sự bùng
nổ của nhiều loại sâu bệnh hại quan trọng.
Việc sử dụng lượng nước rất lớn để tưới cho cà phê vào mùa khô cũng
được cảnh báo kéo theo sự xuống thấp của mực nước ngầm trong đất làm mất
cân bằng nguồn cung cấp nước tưới và nhu cầu tưới nước cho cây trồng vào
mùa khô.
Nhằm giữ gìn nguồn tài nguyên nước, nâng cao tính ổn định, bền vững
trong sản xuất cà phê, các nhà chuyên môn khuyến khích trồng cà phê với
một chế độ tưới nước hợp lý.
Do vậy, để có các khuyến cáo hợp lý về nước cho cây cà phê vối chúng
tôi tiến hành đề tài.“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh
trưởng, phát triển của cà phê vối trồng trên đất Bazan tại tỉnh DakLak”
1.2. Mục đích của đề tài
- Mục đích của đề tài:
Xác định chế độ tưới nước tiết kiệm nhất cho cây cà phê vối trong điều
kiện mùa khô tại Tây Nguyên. Các kết quả thu được sẽ được sử dụng để
+ Tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
+ Giảm chi phí tưới nước cho cây cà phê
+ Tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê
1.3. Yêu cầu của đề tài:
+ Điều tra hiện trạng tưới nước cho cà phê vối ở DakLak.
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng cà phê vối
chín muộn ở điều kiện tưới nước khác nhau trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
+ Đánh giá khả năng phát triển và năng suất của cà phê vối ở chế độ
tưới nước khác nhau trong thời kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống cà phê vối trong điều
2
kiện tưới nước khác nhau.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:

+ Xác định được cơ sở khoa học về tưới nước tiết kiệm cho cà phê, đặc
biệt đối với giống chín muộn mới được chọn lọc.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Tiết kiệm được lượng nước tưới từ đó sử dụng tốt nguồn tài nguyên
nước để phát triển sản xuất cà phê.
+ Đầu tư chi phí tưới hợp lý hơn và nâng cao hiệu quả cho người sản
xuất cà phê.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Các nội dung điều tra và nghiên cứu đều tiến hành ở tỉnh ĐakLak trên
các vườn cà phê trồng trên đất đỏ bazan.
- Cà phê vối trồng mới bằng các dòng vô tính chín muộn.
- Cà phê vối kinh doanh trồng từ cây thực sinh.
- Các thí nghiệm và mô hình được bố trí trên đất đỏ bazan.
- Kỹ thuật tưới áp dụng: tưới gốc.
3
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và ở Đak Lak
Cây cà phê có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước
ta nói chung và đối với ĐakLak nói riêng. Trong nhiều năm qua, cà phê là
mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Do đặc điểm thuận lợi về đất đai, khí hậu mà Tây Nguyên được xem là
vựa sản xuất cà phê của nước ta. Mặc dù sự khủng hoảng về giá thấp trong
giai đoạn 2000-2003 ảnh hưởng không ít đến ngành sản xuất cà phê, nhưng
cho đến nay và trong thời gian dài sắp tới, cây cà phê vẫn là loại cây công
nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên, chưa có loại cây nào thay thế được.
Diện tích cà phê năm 2006 của các tỉnh Tây Nguyên là 439.900 ha, giảm
khoảng 35.000 ha so với thời kỳ đạt đỉnh cao vào năm 2001. Với diện tích
này, cà phê Tây Nguyên vẫn chiếm hơn 90% diện tích cà phê cả nước. Trong
các tỉnh Tây Nguyên thì Đaklak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất, chiếm
hơn 170.000 ha. Vào các năm 2000-2003 khi có sự khủng hoảng giá cà phê

trên thị trường thế giới, giá ở mức thấp nhất trong mấy chục năm qua và có
thời điểm giá bán cà phê trong nước ở dưới giá thành, diện tích cà phê đã
giảm nhẹ. Tuy vậy cũng chỉ các diện tích cà phê có điều kiện canh tác bất
thuận, xa nguồn nước tưới, trồng trên đất không thích hợp hoặc các vườn cà
phê già cỗi, bệnh tật cho năng suất thấp, không hiệu quả mới bị phá bỏ để
chuyển sang loại cây trồng khác. Trong 2 năm vừa qua, khi giá cà phê bắt đầu
ổn định trở lại thì nông dân cũng bắt đầu trồng mới lại cà phê. Điều này có thể
thấy được qua số liệu diện tích, sản lượng cà phê của nước ta và của tỉnh
ĐakLak.
4
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta và tỉnh Đak Lak
Năm
Cả nước Vùng Tây Nguyên Đak Lak
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
2000 561.933 802.000 468.694 689.851 - -
2001 565.737 841.000 475.736 755.731 180.992 348.289
2002 531.000 689.000 451.100 611.900 167.214 325.408
2003 513.500 771.000 443.200 705.400 166.619 284.349
2004 503.241 834.600 437.758 775.000 165.126 330.700

2005 497.400 767.700 445.800 706.800 170.403 266.300
2006 488.700 853.500 439.900 790.500 170.600 311.400
(Nguồn.Đoàn Triệu Nhạn - Diễn Đàn Các Giải Pháp Phát Triển Cà phê Bền Vững)
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới nên cần có những điều kiện sinh
thái khắt khe của từng loại cà phê để phân vùng cho thích hợp nhằm khai thác
tốt điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Nắm vững yêu cầu sinh thái không
những để quy hoạch vùng trồng thích hợp mà còn để xây dựng các biện pháp
kỹ thuật canh tác nhằm hạn chế tối đa những điều kiện bất thuận của các yếu
tố tự nhiên, khí hậu…
Trong hai yếu tố sinh thái chính là khí hậu và đất đai thì yếu tố khí hậu
mang tính quyết định, vì yếu tố khí hậu mặc dù đã áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác cũng chỉ ít nhiều hạn chế bớt tác hại của nó chứ không làm thay
đổi được. Nên khi quy hoạch vùng trồng cà phê phải đặc biệt quan tâm xem
xét đến các yếu tố khí hậu trước rồi mới đến yếu tố đất đai.
• Yêu cầu khí hậu
- Nhiệt độ
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố mang tính giới hạn đối với
sinh trưởng và phát triển của cà phê.
Đối với cà phê vối cần nhiệt độ thích hợp từ 20-30
0
C, thích hợp nhất từ
5
24-26
0
C. Cà phê vối chịu rét rất kém, ở nhiệt độ 7
0
C cây đã ngừng sinh
trưởng và từ 5
0

C trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng
Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đặc biệt là hương
vị của hạt cà phê. Ở những vùng vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và
tích luỹ chất khô, nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ giữa ngày
và đêm càng cao thì chất lượng cà phê càng cao.
- Lượng mưa
Sau nhiệt độ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định
đến khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê và ảnh
hưởng của tình trạng nước trong cây đến quá trình phân hoá mầm hoa, sự phá
vỡ tính ngũ nghỉ của chồi hoa, kích thích sự tái tăng trưởng trở lại của chồi
hoa, quá trình nở hoa và tăng trưởng về kích thước của vỏ thóc…tình trạng
nước ở trong cây lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa và sự phân bố của nó
vào các tháng trong năm.
Nhìn chung cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố
đồng đều giữa các tháng trong năm nhưng phải có thời gian khô hạn tối thiểu
từ 2-3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết định đến quá trình
phân hoá mầm hoa ở cây cà phê.
Cây cà phê vối ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng
có cao độ thấp nên cần có một lượng mưa trong năm khá cao từ 1.500 –
2000mm và phân bố đồng đều trong khoảng 9 tháng. Cà phê vối là cây thụ
phấn chéo bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất là
2-3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hoá mầm hoa, giai đoạn lúc cây nở
hoa yêu cầu phải có thời tiết khô ráo, không có mưa để quá trình thụ phấn
được thuận lợi.
- Ẩm độ không khí
6
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của
cây trồng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây.
Ẩm độ không khí thích hợp cho cây cà phê vối là trên 80%. Ẩm độ không khí

cao sẽ làm giảm sự mất nước của cây qua quá trình bốc thoát hơi nước. Tuy
nhiên nếu ẩm độ không khí quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại
sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm độ không khí quá thấp làm cho quá
trình bốc thoát nước tăng lên rất mạnh làm cho cây bị thiếu nước và héo, đặc
biệt là trong những tháng mùa khô có nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn. Ngoài
ẩm độ không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà phê còn phụ thuộc
vào tốc độ gió, nhiệt độ môi trường, ẩm độ đất…
- Ánh sáng
Lịch sử cây cà phê là sống dưới tán rừng, là cây ưa che bóng. Tuy
nhiên trong qúa trình chọn lọc và trồng trọt nhiều giống cà phê cũng thích
nghi dần với môi trường mới.
Ở những vùng có độ cao trên 800m so với mặt biển, nhiệt độ thấp hơn
nên không nhất thiết phải trồng cây che bóng. Ngược lại ở những vùng có độ
cao thấp, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều nhất thiết phải có cây che bóng, cây
che bóng ở những vùng này không chỉ có tác dụng điều hoà nhiệt độ trong
vườn, giảm quá trình bốc thoát hơi nước mà còn làm hạn chế khả năng phát
dục của cây, tránh cây bị kiệt sức dẫn đến khô cành, khô quả do năng suất quá
cao và quá sớm. Bên cạnh đó cây che bóng cũng có tác dụng làm cho thời
gian quả chín chậm lại, đủ thời gian để cho hạt tích luỹ các chất dinh dưỡng
đặc biệt là các hợp chất thơm làm cho chất lượng hạt tăng lên.
7

×